Đề tài Thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng đàu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới .Trong giai đoạn hiện nay ,nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó ,do vậy hoạt động của toàn ngành ngân hàng trong điều kiện hội nhập sẽ có rất nhiều thay đổi và khó khăn,đó là sự cạnh tranh trở lên gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài . Trong điều kiện kinh doanh đó ,buộc các ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để có thể đứng vững trên thị trường .Tuy nhiên ,hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố ,một trong những yếu tố chủ quan thuộc về ngân hàng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư tại mỗi ngân hàng .Có thể nói công tác thẩm định là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng nói một cách khác công tác thẩm định quyết định sự thành công của mỗi ngân hàng . Do vậy thẩm định dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngân hàng .Từ thực tế đó mà đề tài “Thẩm định dự án đầu tư của NHĐT & PT Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu của em .Chuyên đề sẽ phân tích khái quát công tác thẩm định dự án đầu tư của NHĐT & PT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Chuyên đề được chia làm 3 chương : Chương I: Khái quát chung về thẩm định dự án đầu tư. Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội. thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng đàu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như : +Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay +Sự hợp lý của cơ cấu đầu tư,quy mô sản phẩm +Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư(phân kỳ đầu tư,mức huy động công suất thiết kế). b.Đánh giá về cung sản phẩm -Xác định năng lực sản xuất,cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào,các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm,phải nhập khẩu bao nhiêu.Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. -Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án -Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua,dự kiến nhập khẩu trong thời gian tới. -Dự toán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA,WTO,APEC,hiệp định thương mại Việt -Mỹ...)đến thị trường sản phẩm của dự án. -Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung,tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ. c.Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung,cầu sản phẩm của dự án,xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu,xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác.Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trừơng,cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: Thị trường nội địa: -Hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nào,có ưu điểm gì. -Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ,xu hướng tiêu thụ hay không ? -Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có rẻ hơn không,có phù hợp với xu hướng thu nhập,khả năng tiêu thụ hay không? Thị trường nước ngoài: - Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không(tiêu chuẩn chất lượng,vệ sinh...)? - Quy cách chất lượng mẫu mã,giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu. - Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. - Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa,kết quả như thế nào. d.Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối - Xem xét đánh giá trên các mặt: - Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào,có cần hệ thống phân phối không. - Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa,mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm hay không.Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng,mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét,đánh giá kỹ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án. - Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem xét có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý,hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện e.Đánh giá,khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ,công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: - Sản lượng sản xuất,tiêu thụ hàng năm,sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. - Diễn biến giá sản phẩm,dịch vụ đầu ra hàng năm . Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán,đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau 1.2.3.Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng,trữ lượng tài nguyên ,giấy phép khai thác tài nguyên ,nguồn thu mua bên ngoài,nhập khẩu..)và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,đánh giá khả năng đáp ứng,cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: - Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm. - Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào:một hay nhiều nhà cung cấp,đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập,khả năng cung ứng,mức độ tín nhiệm - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào(nếu có) - Biến động về giá mua,nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào,tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau: + Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? + Những thuận lợi,khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào. 1.2.4.Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật a.Địa điểm xây dựng -Xem xét,đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không,có gần các nguồn cung cấp,nguyên vật liệu,điện nước về thị trường tiêu thụ hay không,có nằm trong quy hoạch hay không. - Cơ sở vật chất,hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào,đánh giá và so sánh chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành,sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ. b. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. - Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không - Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường. - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào. -Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không. c.Công nghệ,thiết bị -Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. -Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. -Xem xét,đánh giá về số lượng,công suất,quy cách,chủng loại,danh mục máy móc thiết bị này có đáp ứng được hay không. -Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý,đáng ngờ không. -Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. -Uy tín của nhà cung cấp thiết bị,các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ,thiết bị,ngoài việc dựa vào hiểu biết,kinh nghiệm đã tích luỹ của mình.Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn,trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác cụ thể. d.Quy mô,giải pháp xây dựng. -Xem xét quy mô xây dựng,giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không,có tận dụng được các cơ sở vật chất hiệcó hay không. -Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình,có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không,có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không. Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị,có phù hợp với thực tế hay không. -Vấn đề hạ tầng cơ sở:giao thông,điện,cấp thoát nước.. e.Môi trường,PCCC. Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường,PCCC của dự án có đầy đủ,phù hợp chưa,đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,PCCC hay không. 1.2.5. Đánh giá về phương tiện tổ chức,quản lý thực hiện dự án -Xem xét kinh nghiệm,trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh giá sự hiểu biết,kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận,điều hành công nghệ,thiết bị mới của dự án. -Xem xét năng lực,uy tín các nhà thầu :Tư vấn,thi công,cung cấp thiết-công nghệ. -Khă năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường bị kiến bị mất. -Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án,số lượng lao động dự án cần,đòi hỏi về tay nghề,trình độ kỹ thuật,kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 1.2.6.Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. a.Tổng vốn đầu tư dự án Việc phân định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu,dẫn đến việc không cấn đối được nguồn,ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này cán bộ thẩm định phải xem xét,đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa,tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa,cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá,phát sinh thêm khối lượng,dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ...Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý.Tuy nhiên,trên cơ sở những dự án đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư(về suất vốn đầu tư,về phương án công nghệ,về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...).Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích,tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.Từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở để xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duỵệt chủ trương,hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán.Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định,đánh giá và tính toán. Ngoài ra,cán bộ thẩm định cũng cần tính toán,xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. b.Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ thẩm định cần phải xem xét đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào,có hợp lý hay không.Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện thi công.Ngoài ra,cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không,thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện,nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân,tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. c.Nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt,cán bộ thẩn định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án,đánh giá khả năng tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu.Chi phí của từng loại nguồn vốn.Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. 1.2.7.Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính dự án. Tất cả những phân tích,đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán,đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu.Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán,cụ thể như sau: -Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn,cơ cấu vốn đầu tư:phần này sẽ đưa vào tính toán chi phí đầu tư ban đầu,chi phí vốn(lãi,phí vay vốn cố định),chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ),khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm,nợ phải trả. -Đánh giá về mặt thị trường,khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán:Mức huy động công suất so với công suất thiết kế,doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư,nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành công nghệ sản phẩm,tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án,của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động,chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành,các văn bản ưu đãi riêng đối với các dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu qủa tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Báo cáo thẩm định bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh(báo cáo lãi,lỗ) Dự kiến nguồn,hả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguổn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có: Lợi nhuận sau thuế để lại(thông thường tính bằng 50-70%) Khấu hao cơ bản Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án,có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập,tính toán cụ thể gồm có *Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án -NPV -IRR -ROE(đối với các dự án có vốn tự có tham gia) *Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ -Nguồn trả nợ hàng năm -Thời gian hoàn trả vốn vay -DSCR(chỉ số đánh giá khả năng trả nợ,dài hạn của dự án) 1.3. Các bước thực hiện. Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính như sau: Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án. Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu. Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở. Bước 4: Lập các bảng tính trung gian. Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, bóa cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Bước 6: Lập bảng cân đối kế toán. Trong quá tính toán, tùy theo đặ điểm, yêu cầu của từng dự án cụ thể Cán bộ thẩm định có thể linh hoạt lựa chọn các bảng tính để tính toán. Các bảng tính yêu cầu cá bộ thẩm định phải tính toán, hoàn chỉnh để đưa vào Báo cáo thẩm định. Bước 1:Xác định mô hình đầu vào ,đầu ra của dự án Xác định mô hình đầu vào đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực ,chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án ,đối với những dự án xây dựng mới độc lập ,các yếu tố đầu vào đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng ,dễ dàng trong việc xác định các yếu tố đầu vào đầu ra để tính hiệu quả của dự án .Tuy nhiên với các dự án đầu tư chiều sâu ,mở rộng công suất hoàn thiện quy trình sản xuất thì việc xác định mô hình đầu vào ,đầu ra tương đối khó khăn đối với các loại dự án này mô hình sau đây thường được sử dụng : - Dự án mở rộng nâng công suất :Hiệu quả của dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm ,đầu vào là các tiện ích ,bán thành phẩm được sử dụng từ dự án hiện hữu và đầu vào mới cho phần công suất tăng thêm . - Dự án đầu tư chiều sâu ,hợp lý hoá quy trình sản xuất :Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu ,nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra . - Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu ,hợp lý hoá quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất :Hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính toán trên cơ sở chênh lệch giữa đầu ra ,đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư .Để đơn giản trong tính toán ,đối với các dự án mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý . Bước 2 :Phân tích để tìm dữ liệu . Khi đã xác định được mô hình đầu vào ,đầu ra của dự án ,cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào đầu ra của dự án cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án bằmg các bước sau đây: -Đọc kỹ Báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tích tài chính được thực hiện sau khi đã thực hiện các phương diện khác như phương diện thị trường ,kỹ thuật ,tổ chức quản lý ...Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể tóm tắt như sau: STT Phương diện phân tích Giả đinh rút ra 1 Phân tích thị trường. - Sản lượng tiêu thụ. - Giá bán. - Doanh thu trong suốt thời gian dự án. - Nhu cầu vốn lưu động (Các khoản phải thu). - Chi phí bán hàng. 2 Nguyên nhiên vật liệu, nguổn cung cấp. -Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào. - Nhu cầu vốn lưu động ( các khoản phải trả). 3 Phân tích kỹ thuật công nghệ. - Công suất. - Thời gian khấu hao. - Thời gian hoạt động vủa dự án. - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu. 5 Phân tích tổ chức quản lý. - Nhu cầu nhân sự. - Chi phí nhân công, quản lý. 8 Kế hoạch thực hiện, ngân sách. - Thời điểm dự án đưa vào hoạt động. - Chi phí tài chính. Xác đinh các giả định để dính toán cho trường hợp cơ sở (Phương án cơ sở): tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất. Xác định các tình huống khác ngoài trường hợp cơ sở: Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhậy sau này. Bước 3 :Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số: Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán .Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số Chuẩn bị cho các bước phân tích độ nhạy của dự án . Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót Phương pháp lập bảng thông số: Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thướng xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tùy thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát. Nội dung bản thông số như sau: Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giả I/ Sản lượng, doanh thu Công suất thiết kế Công suất hoạt động Giá bán II/ Chi phí hoạt động Định mức NVL Giá mua Chi phí nhân công Chi phí quản lý Chi phí bán hàng… III/ Đầu tư Chi phí xây dựng nhà xưởng Chi phí thiết bị Chi phí đầu tư khác Thời gian kháu hao, phân bổ chi phí IV/ Vốn lưu động Các định mức ve nhu cầu vốn lưu động Tiền mặt Dự trữ NVL Thành phẩm tồn kho Các khoản phải thu Các khoản phải trả V/ Tài trợ Số tiền vay Thời gian vay Lãi suất VI/ Các thông số khác - Thuế suất, tỷ giá…. Bước 4 :Lập các bảng tính trung gian . Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án ,cần phải lập các bảng tính trung gian các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án ,bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này .Đối với mỗi dự án thì nội dung mỗi bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự án sản xuất thì số lượng bảng tính trung gian gồm có; + Bảng tính sản lượng và doanh thu; + Bảng tính chi phí hoạt động; + Lịch khấu hao ; + Tính toán lãi vay vốn ; + Nhu cầu vốn lưu động Cách tính đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng . * Nhu cầu tiền mặt tối thiểu :Được xác định dựa trên các yếu tố sau: - Số ngày dự trữ ;thông thường là 10-15 ngày . - Bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương ,chi phí quản lý ...)/số vòng quay. - Thông thường trong các dự án đơn giản ,nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. * Các khoản phải thu : - Số ngày dự trữ ;dựa vào đặc điểm của ngân hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp . - Bằng tổng doanh thu trong năm /số vòng quay. * Nguyên vật liệu: - Số ngày dự trữ ;dựa vào điểm của nguồn vốn cung cấp (ổn định hay không trong nước hay ngoài nước ,thời gian vận chuyển ...)thường xác định riêng cho từng loại. - Bằng tổng chi phí của từng loại NVL trong năm /số vòng quay * Bán thành phẩm - Số ngày dự trữ ;dựa vào phương thức tiêu thụ và tình hình thị trường . - Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay. * Các khoản phải trả : - Số ngày dự trữ ;dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp NVL - Bằng tổng chi phí NVL trong năm /số vòng quay. - Để chính xác nên xác định từng loại nguyên nhiên vật liệu Bước 5 :Lập báo cáo kết quả kinh doanh ,báo cáo lưu chuyển tiền tề và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Ý nghĩa của việc lập Báo cáo lưu chuyên tiền tệ. - Nguồn trả nợ cho một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì vậy, đeer tính toán khả năng trả nợ của một dự án,việc lập Báo cáo lưu chuỷen tiền tệ là rất vần thiết. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá đưọc hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IR- là các chi tiêu đánh giá chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và dòng tiền thu vào của một dự án có tính đến yếu tố thời gian. Bước 6 :lập bảng cân đối kế hoạch Mục đích: Cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án. Tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ…) Nguyên tắc lập: Bảng cân đối đế toán đế hoach được lập dựa vào nuyên tăc cơ bản sau: Tài sản = Nguồn vốn Hay: Tài sản lưu dộng + TSCĐ = Nghĩa vụ nợ + Vốn chủ sở hữu Khi lập xong bảng cân đối kế hoạch là chúng ta đã hoàn thành xong quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. 2. Phân tích quá trình thẩm định dự án đầu tư đã thực hiện tại Chi nhánh. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được xây dựng trên cơ sở bảng cân đối kế toán và bóa cáo kết quả HĐSXKD của DN: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu thuần Trđ Lợi nhuận sau thuế Trđ Tốc độ tăng trưởng doanh thu % Tỷ số doanh lợi vốn CSH (ROE) % Tỷ số về khả năng sinh lời của tài sản (ROA) % Khả năng thanh toán lần Khả năng thanh toán ngắn hạn lần - Khả năng thanh toán hiện thời lần - Khả năng thanh toán nhanh lần - Khả năng thanh toán tức thì lần Khả năng thanh toán dài hạn lần - Mức trích khấu hao hàng năm lần - TSCĐ hình thành từ vốn tự có lần - TSCĐ hình thaàn từ vốn vay lần Cơ cấu nguồn vốn/tài sản % Tỷ suất tự tài trợ % Tỷ suất đầu tư % Hệ số nợ % Vốn lưu động thuần Trđ Sử dụng vốn Các khoản phải thu Trđ Các khoản phải trả Trđ Vòng quay hàng tồn kho Vòng Vòng quay vốn lưu động Vòng Để việc phân tích được rõ ràng và cụ thể. Chúng ta sẽ khảo sát qua ví dụ về đánh giá tình hình tài chính và sxkd của một công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây lắp (Công ty A) với báo cáo kết quả sxkd và bảng cân đối kế toán dưới đây. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Khoản mục ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng tài sản Trđ 852,358 802,415 860,401 Tài sản lưu động và ĐTNH Trđ 521,934 410,596 418,561 Tiền Trđ 14,330 35,993 16,236 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Trđ 8,982 8,982 0 Các khoản phải thu Trđ 320,052 175,385 158,073 Hàng tốn kho Trđ 141,381 159,110 180,333 Tài sản lưu động khác Trđ 46,160 10,157 63,918 Chi phí chờ kết chuyển Trđ 8,846 4,587 20,356 Chi phí sự nghiệp Trđ 0 0 0 TSCĐ và đầu tư dài hạn Trđ 330,424 391,819 441,840 TSCĐ Trđ 133,786, 126,731 142,312 Bất động sản Trđ 100,000 25,731 20,312 Máy móc, thiết bị Trđ 100,000 90,000 80,000 … Trđ 10,000 11,000 42,000 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Trđ 170,311 156,227 196,231 Chi phí xây dựng dở dang Trđ 26,326 108,860 103,295 Các khoản ký quỹ ký cược Trđ 0 0 0 Tổng nguồn vốn Trđ 852,375 802,414 860,400 Nợ phải trả Trđ 785,016 707,797 747,966 Nợ ngắn hạn Trđ 592,837 375,204 397,908 Nợ dài hạn Trđ 161,370 276,879 291,614 Nợ khác Trđ 30,809 55,714 58,444 Nguồn vốn chủ sở hữu Trđ 67,341 94,617 112,434 Nguồn vỗn quỹ Trđ 67,341 99,950 117,207 Lỗ luỹ kế Trđ -27,436 -28,630 -27,553 Nguồn kinh phí Trđ 0 -5,333 -4,773 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY A STT Chỉ tiêu Mã số 2000 2001 6/2002 Tổng doanh thu 01 400,136 427,225 229,769 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ 03 = 05+06+07 03 429 152 - Chiết khấu 05 - Hàng bán bị trả lại 06 - Thuế tiêu thụ đặc biệt xuất nhập khẩu phải nộp 07 - 1 Doanh thu thuần (10=01-03) 10 400,000 426,796 229,617 2 Giá vốn bán hàng 11 390,456 405.885 215,653 3 Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 9,544 20,941 13,964 4 Chi phí bán hàng 21 3,000 4,300 3,200 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 5,500 6,600 4,500 6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD(30=20-(21+22)) 30 1,044 10,041 6,264 7 Thu nhập hoạt động tài chính 31 850 1,1000 8 Chi phí hoạt động tài chính 32 10,256 11,245 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32) 40 (9,406) (10,245) (5,632) 10 Các khoản thu nhập bất thường 41 11 Chi phí bất thường 42 12 Lợi nhuận bất thường (50=41-42) 50 (1638) (4,755) 2,657 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 (10,000) (5,959) 4,025 14 Thuế TNDN phải nộp 70 662 1,017 15 Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 (10,000) (6,621) 3,008 Thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta đưa ra bảng một số chỉ tiêu đánh giá như sau: B¶ng 2: kÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh vµ c¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu thuần Trđ 4000,000 426,796 229,617 Lợi nhuận sau thuế Trđ -10,000 -6,621 3,008 Tỷ số doanh lợi vốn CSH (ROE) % N/a N/a 2.9% Tỷ số về khả năng sinh lời của tài sản (ROA) % N/a N/a 0.5% Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán hiện thời lần 0.88 1.09 1.05 - Khả năng thanh toán nhanh lần 0.64 0.67 0.60 - Khả năng thanh toán tức thì lần 0.02 0.10 0.04 Khả năng thanh toán dài hạn - Mức trích khấu hao hàng năm 10.000 10.000 10.000 - TSCĐ hình thành từ vốn tự có 10.000 10.000 10.000 - TSCĐ hình thaàn từ vốn vay 123,786 116,731 112,312 - Hệ số thanh toán nợ dài hạn 0.6 0.5 0.45 Cơ cấu nguồn vốn/đòn cân nợ Tỷ suất tự tài trợ % 7.9% 11.8% 13.1% Tỷ suất đầu tư % 39% 49% 51% Vốn lưu dộng thuần Trđ -70,903 35,392 20,653 Sử dụng vốn Các khoản phải thu Trđ 345,181 201,568 202,242 Các khoản phải trả Trđ 623,181 430,918 456,352 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1.27 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0.2 0.92 0.55 * Tình hình sản xuất kinh doanh: - Nhìn chung TCT có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối lớn và ổn định (thể hiện ở mức doanh thu năm 2000 400.000trđ, năm 2001 là 426.796trđ và 6 tháng năm 2002 là 229.617trđ). - Mặc dù vậy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện tình trạng khó khăn của Công ty. Năm 2000 lỗ 10.000trđ, năm 2001 lỗ 6.621trđ, lỗ luỹ kế tính đến 30/6/2002 là 27.553trđ. - Sáu tháng năm 2002 bắt đầu có lãi, ROE, ROA ở mức thấp lần lượt là 2,5% và 0,2%. Qua kiểm tra báo cáo tài chính 6 tháng năm 2002, khoản mục chi phí chờ kết chuyển có sự tăng đột biến và ở mức cao (tăng gần 400% so với năm trước). Đây là dấu hiệu của sự cố tình hạch toán sai khoản mục, thay vì hạch toán vào mục chi phí quản lý và bán hàng trong báo cáo kết quả kinh doanh, Công ty đã hạch toán vào khoản chi phí chờ kết chuyển (MS 153) trong bảng cân đối kế toán. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách giả tạo. - Tuy kết quả kinh doanh chung những năm qua rất khó khăn nhưng nhìn chung chỉ tính riêng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có lãi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ chung là do Công ty vay nợ quá nhiều dẫn đến chi phí hoạt động tài chính lớn, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bù đắp nổi lãi vay vốn đầu tư. Trong tình trạng này, việc Công ty quyết định tiếp tục vay vốn đầu tư phải có sự cân nhắc, phải đảm bảo tỷ suất đầu tư dự án mới đủ lớn (hơn lãi vay NH) để đảm bảo trang trải đủ lãi vay và có lãi để hỗ trợ cho các khoản vay khác, góp phần cải thiện tình trạng này. * Tình hình tài chính: - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của Công ty đạt ở mức trung bình (thanh toán hiện thời > 1, thanh toán nhanh > 0,5). Tuy nhiên, qua xem xét bảng cân đối kế toán, tài sản lưu động và ĐTNH của Công ty lại nằm chủ yếu ở các khoản như: phải thu của khách hàng (chiếm 30% tổng TSLĐ & ĐTNH), phải thu nội bộ (tỷ trọng 20%), thành phẩm tồn kho (tỷ trọng 20%). Với đặc thù là đơn vị thi công xây lắp, trong thực tế tính thanh khoản của các khoản mục này rất thấp. Chu kỳ thanh quyết toán các công trình có thể kéo dài trên 1 năm và như vậy là không phù hợp với chu kỳ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm). Chính vì vậy, có thể thấy rằng khả năng thanh toán thực tế ở mức thấp, đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, Công ty sẽ khó khăn trong huy động nguồn để chi trả (có thể phải bán sản phẩm với giá thấp, hoặc vay vốn khác…). - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn, tài sản: Chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ tài chính của Công ty ở mức thấp (tỷ suất tự tài trợ 13.1%) gần 90% vốn hoạt động là đi vay. Tỷ suất đầu tư 51% là tương đối cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Theo bảng cân đối kế toán, tổng giá trị TSCĐ&ĐTDH của TCT tính đến 30/6/2002 là 441.840trđ. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Các khoản phải thu/phải trả ở mức quá cao do vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng lớn. Trong năm 2002 tình hình này đã được cải thiện đáng kể so với đầu năm 2001 khi các khoản phải thu giảm 142.939trđ. Vốn chiếm dụng lớn dẫn đến vòng quay vốn chậm (6 tháng năm 2002 chỉ đạt 0,55 vòng) là nguyên nhân buộc Công ty phải vay vốn ngắn hạn tương ứng để chi trả cho các hoạt động. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh do áp lực lớn từ lãi vay. * Xếp loại doanh nghiệp: Theo hướng dẫn cho điểm của NHNN, ta tiến hành cho điểm đối với Công ty A (một công ty xây dựng có quy mô lớn) tại thời điểm tháng 6/2002 dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán, bảng tiêu chuẩn đánh giá (bảng 2 - phụ lục) và bảng chỉ tiêu trọng số (bảng số 5). Ta có bảng tổng hợp cho điểm như sau: Các chỉ tiêu T số Thang điểm xếp loại A B C D Sau D Tính điểm Điểm 5 4 3 2 1 49 Các chỉ tiêu thanh khoản Kh năng thanh toán ngăn hạn 2 1.05 4x2 8 Kh năng thanh toán nhanh 1 0.6 3x1 3 Các chỉ tiêu hoạt động Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3 1.27 1x3 3 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 3 365 1x3 3 Hiệu quả dụng tài (lần) 3 1.6 1x3 3 Các chỉ tiêu NV,TS (%) Nợ phải trả / tổng tài sản 3 31.1% 1x3 3 Nợ phi trả/ nguồn vốn sở hữu 3 6,7 1x3 3 Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng 3 0 5x3 15 Các chỉ tiêu thu nhập (%) Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu 2 1.8% 2x2 4 Tổng thu nhập trứơc thuê/tài sản có 2 0.5% 1x2 2 Tổng thu nhập trứơc/ nguồn vốn CSH 2 3.3% 1x2 2 Điểm xếp hạng của doanh nghiệp là 49, được xếp loại CC: là doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, tình hình tài chính yếu, rủi ro cao. * Một số chú ý khi phân tích tài chính doanh nghiệp (Đặc biệt đôố với các dự án trung, dài hạn): - Đánh giá tìa sản và tài sản làm đảm bảo nợ vay: Trong bảng cân đối kế toán, đối với khoản mục tài sản cố định, cần buộc Doanh nghiệp giải trình cụ thể. Có thể chia tài sản cố định (MS201) theo tính chất nguồn vốn thành tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn tự có và hình thành từ nguồn vốn vay. Với vị dụ trên, tổng giá trị tài sản cố định tính đến tháng 6 năm 2002 là 143.312trđ trong đó tài sản cố định hình tành từ vốn vay dài hạn là 133.312trđ, từ vốn tự có 10.000trđ. Ngoài ra cần chia tài sản cố định theo tính chất tài sản thành bất động sản, máy móc thiết bị… để đánh giá khả năng dùng các tài sản này vào việc thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho khoản vay. Trong tổng giá trị tài sản cố định 143.312trđ nhà đất chỉ chiếm có 14% (20.312trđ) còn lại chủ yếu là máy móc thiết bị. Như vậy nếu dùng tài sản thế chấp là máy móc thiết bị thì rủi ro rất cao khi thanh lý, phát mại tài sản vì máy móc thiết bị hao mòn vô hình và hữu hình rất lớn. - Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn: Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực tài sản cố định hình thành từ vốn vay và mức trích KHCB hàng năm. Đối với dự án trên, ta tính được chỉ tiêu: mức trích KH hàng năm khoảng 10.000trđ. Giá trị KHTSCĐ trong năm = | Giá trị hao mòn luỹ kế đầu kỳ (MS 213 + MS 216 + MS 219) – Giá trị hao mòn luỹ kế cuối kỳ (MS 213 + MS216 + MS 219)| Như vậy, với mức vay dài hạn của Công ty ở mức cao (năm 2002 là 291.614trđ), thời hạn vay vốn chỉ từ 6 – 12 năm. Như vậy tính trung bình hàng năm nguồn vốn KHCB phải trích để trả nợ trung bình phải trên 20.000trđ. Có thể thấy khả năng thanh toán dài hạn của Công ty là rất hạn chế, nguồn trích KHCB TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay dài hạn không đủ để thanh toán nợ. Cũng có thể thấy điều này qua đnáh giá chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ dài hạn của Công ty tính đến tháng 6/2002, tỷ lệ này < 1: Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ nguồn vốn dài hạn Tổng số nợ dài hạn (MS 320) = 132.312 trđ 291.614 trđ = 0.45 Ngoài xem xét TSCĐ hiện có trong kỳ, cũng cần chú ý tới các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, vì đây thực chất là việc đầu tư TSCĐ bằng các nguồn vốn (trong đó có nguồn vốn vay). Để đánh giá chính xác tình trạng TSCĐ và mức trích KH hàng năm, trong công thức tính khả năng trả nợ dài hạn, mẫu số nợ dài hạn ta cần trừ đi số nợ dài hạn được đầu tư vào TSCĐ mà tính đến hiện tại, tài sản này chưa được đưa vò khai thác sử dụng. Cũng như vậy khi đánh giá mức trích KHCB so với nợ dài hạn, mức trích này cũng được so sánh với nợ dài hạn (MS 320) trừ đi phần vay dài hạn đầu tư vào TSCĐ mà chưa đưa vào sử dụng trong chi phí xây dựng cơ bản dở dang (MS 230). Trở lại với ví dụ trên, giả định phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang tính đến tháng 6/2002 toàn bộ được đầu tư từ nguồn vốn vay dài hạn (MS 320) và chưa đưa vào khai thác. Như vậy, nguồn trích KHCB hàng năm của Công ty là 10.000trđ được so với vay dài hạn là 188.319 trđ, như vậy mức trích KH này vẫn thấp hơn mức trả nợ trung bình của khoản vay trong 10 năm là 18.88319 trđ. Chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ dài hạn của Công ty được tính lại như sau: Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ nguồn vốn dài hạn Tổng số nợ dài hạn (MS 320) = 132.312 trđ 291.614 trđ – 103.295 trđ = 0.7 Tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 1 Tóm lại, trong tương lai Công ty sẽ gặp khó khăn đối với các khoản nợ dài hạn đến hạn vì nguồn trả nợ từ KHTSCĐ thấp, mức trích không đạt được như dự kiến. Ngoài nguồn trả nợ từ KH, nguồn trả nợ còn được trích từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với tính hình sản xuất kinh doanh như hiện nay, khả năng dùng nguồn lợi nhuận sau thuế để trả nợ là rất khó khăn. * Kiểm tra các khoản chi phí chờ kết chuyển: Chi phí chờ kết chuyển trong các doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Về thực chất, hai khoản chi phí này thuộc chi phí thời kỳ là những khoản làm giảm lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh. Khi kiểm tra, cần xem xét phương thức và tiêu thức kết chuyển chi phí của doanh nghiệp, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách đưa hết chi phí này trừ vào kết quả để giảm lợi nhuận chịu thuế. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp lại chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí chờ kết chuyển để tăng lợi nhuận, tạo nên uy tín giả tạo. Thông thường, chúng ta phải kiểm tra khoản mục chi phí chờ kết chuyển (MS 1442), nếu số dư cuối kỳ quá lớn so với tổng tài sản hoặc tăng đột biến, đó chính là dấu hiệu của sự che dấu chi phí, tạo nên lợi nhuận giả. * Xác định vốn tự có tham gia vào dự án: Đối với các khoản vay trung, dài hạn, thông thường được đầu tư từ một phần vốn huy động của Doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp cam kết tham gia từ nguồn vốn tự có của mình vào dự án. Ngân hàng có thể kiểm tra và xác định lại trên cơ sở số liệu trong báo cáo kế toán kỳ gần nhất. Vốn tự có tham gia vào dự án từ bảng cân đối kế toán được xác định trên cơ sở đánh giá giữa các nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn chính là số vốn tự có Dự án có thể tham gia vào dự án. Cách xác định như sau: Vốn tự có có thể huy động tham gia vào dự án = [Vs chủ sở hữu (MS 400) + Nợ dài hạn (MS 300) + Nguồn vốn KHCB hiện có (khoản 7 trong các chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán] – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (MS 200). Trở lại với ví dụ trên, theo phương án nguồn vốn của dự án, Công ty cam kết sẽ tham gia 30% vốn vào dự án (tương đương 50 tỷ đồng). Tính toán trên cơ sở bảng cân đối kế toán đến tháng 6/2002, xác định vốn tự có có thể huy động tham gia vào dự án = 117.434trđ + 291.614trđ + 19.365trđ (nguồn KHCB ngoại bảng) – 441,840trđ = -13.427trđ. Như vậy, có thể thấy khả năng huy động 50 tỷ đồng tham gia vào dự án là khó có thể thực hiện được. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đà THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ NỘI. Những kết quả đạt dược. - Trải qua quá trình hình thành và phát triển nhưng Phòng thẩm định, kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư đã nỗ lực rất nhiều và đã thu được rất nhiều thành công trong công tác thẩm định ,dưới đây chỉ là một số công việc mà Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư đã đạt được: - Đối với việc thu thập thông tin đã sử dụng các luồng thông tin khác nhau để so sánh ,tránh được tình trạng sử dụng thông tin một chiều. - Ngân hàng cũng đã thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng truyền thống để tạo nguồn thông tin ổn định. - Việc tổ chức các buổi họp định kỳ cũng giúp cho các cán bộ thẩm định có nhiều cơ hội để trao đổi những thông tin liên quan đến công việc và từ đó giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn được chất lượng thẩm định dự án đầu tư của mình. - Việc chuyên môn hoá từng ngành nghề tới từng cán bộ thẩm định cũng giúp cho tập thể Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn , - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc tính toán các chỉ tiêu như NPV,IRR... đã được NHĐT&PT Hà Nội cho áp dụng một cách rất có hiệu quả. Hạn chế và nguyên nhân. - Tuy có quy trình thẩm định một cách chặt chẽ và khoa học nhưng vẫn tồn tại một số nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nên đã phần nào gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Phòng thẩm định, kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư của NHĐT&PT Hà Nội Tại NHĐT&PT Hà Nội mà cụ thể là tại Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư, số lượng cán bộ tuy có trình độ chuyên môn về kinh tế kỹ thuật tốt nhưng số lượng nhân viên còn hạn chế ,cùng với việc làm sao để giảm càng ít thời gian thẩm định mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong công tác thẩm định, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng .Chính yếu tố trên nên nhiều khi đã gây khó khăn cho cán bộ thẩm định tại Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư - Do sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay ngày càng khốc liệt dẫn đến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn . Văn bản pháp luật đôi khi còn sơ hở dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng những khe hở đó để lách luật gây không ít khó khăn . Những văn bản pháp quy của Nhà nước tuy đã được ban hành nhưng để đến được ngân hàng nhiều khi còn chậm gây khó khăn cho cán bộ thẩm định dự án . Các nguồn thông tin của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước còn chưa được cập nhật một cách kịp thời .ư CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Chất lượng,hiệu quả,an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều kiện để tồn tại,phát triển và hội nhập.Vì vậy,hơn lúc nào hết công tác thẩm định phải được đặt đúng vị trí,có cơ chế,quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác,tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của ngân hàng.Đó là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Thực tế,công tác thẩm định dự án đầu tư của NHĐT&PT Hà Nội chỉ có thể đạt hiệu quả hơn nếu những khó khăn hạn chế được khắc phục bằng chính những nỗ lực của ngân hàng.Ngân hàng phải là người chủ động trong việc khắc phục những khó khăn và hạn chế đang gặp phải,thông qua một số đề xuất sau: Hiệu quả của việc thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin mà cán bộ thẩm định nhận được ,những thông tin đó có thể từ phía khách hàng mà cũng có thể là từ môi trường bên ngoài. Việc thu thập ,xác định thông tin và xử lý thông tin một cách sao cho có hiệu quả tốt nhất nhằm để cán bộ thẩm định có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng 1.Thu thập nguồn thông tin từ khách hàng . Hiện nay ngoài những hồ sơ tài liệu theo quy định doanh nghiệp gửi đến để vay vốn,việc gặp gỡ khách hàng và trực tiếp đến cơ sở sản xuất kinh doanh là việc mà ngân hàng nào cũng đã triển khai.Song muốn thu thập thêm thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất,chi nhánh vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và thực hiện chúng một cách kỹ lưỡng : *Tổ chức những buổi trực tiếp phỏng vấn và thảo luận với khách hàng,nhờ việc tổ chức những buổi phỏng vấn,ngân hàng có thể thu thập các thông tin khác không hề có trong hồ sơ xin vay hay báo cáo tài chính,nghiên cứu thị trường... của doanh nghiệp. Cũng qua đó,Ngân hàng yêu cầu chủ dự án giải thích về các vấn đề còn chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn. Nhờ vào tính linh hoạt của cuộc phỏng vấn,công tác chuẩn bị,tổ chức các buổi phỏng vấn có thực sự chu đáo và nghiêm túc hay không mà lượng thông tin Ngân hàng thu được từ phía doanh nghiệp mới dồi dào và có chất lượng. * Việc điều tra trực tiếp doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một cuộc phỏng vấn.Bên cạnh đó cán bộ thẩm định phải kết hợp với việc thăm quan cơ sở sản xuất,văn phòng làm việc và điều tra năng lực sản xuất.Muốn thực hiện tốt công việc này,cần thiết phải soạn thảo một phiếu điều tra chi tiết bao gồm thứ tự,nội dung công việc cần hỏi,kết hợp với kỹ năng quan sát,giao tiếp cởi mở,tạo bầu không khí thoải mái và quan trọng nhất là việc đặt ra những câu hỏi để khuyến khích được khách hàng nói chuyện,từ đó khai thác được các thông tin bổ ích như: - Người lãnh đạo có năng động,có khả năng đối phó nhanh chóng trước những biến động của môi trường kinh doanh hay không?Bộ máy quản lý doanh nghiệp có chiều sâu hay không?Nghĩa là năng lực và trình độ của các lớp cán bộ lãnh đạo kế cận ở những lĩnh vực như tài chính,sản xuất,tiêu thụ...Ban lãnh đạo của doanh nghiệp có sự cân đối về kinh nghiệm,về tính năng động giữa cán bộ nhiều tuổi và trẻ tuổi hay không. Người lãnh đạo có tầm nhìn vĩ mô,có đặt ra kế hoạch cho tương lai để vận dụng được những cơ hội mới và phòng tránh những nguy cơ đe doạ hay không? - Thông qua quan sát văn phòng,nhà xưởng kho tàng,tình hình hoạt động sản xuất mà cán bộ thẩm định đánh giá được bộ máy tổ chức được bộ máy tổ chức điều hành có hợp lý hay không?công việc kế toán có được kiểm soát chặt chẽ,công nghệ thiết bị dây chuyền sản xuất hiện tại của doanh nghiệp,trình độ của cán bộ nhân viên cũng như mức thu nhập và sự thoả mãn với mức thu nhập của họ. * Để đảm bảo những thông tin về doanh nghiệp là chính xác,cán bộ thẩm định còn có thể thu thập thông tin từ những nguồn bên ngoài,từ các cơ quan hữu quan,các chuyên gia kỹ thuật,các đối tác làm ăn(cung cấp hoặc tiêu thụ sản phẩm)của doanh nghiệp,bản thân ngân hàng bộ công nhân viên của cơ sở...và các văn bản có liên quan khác: - Các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro,về tình hình thanh toán,tình hình tài chính,các mối quan hệ làm ăn,khó khăn trong quá khứ và hiện tại...về doanh nghiệp. - Các thông tin về điều tra bạn hàng của doanh nghiệp(để có thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp),những doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại với sản phẩm của dự án. - Thông tin từ các công ty kế toán,kiểm toán,công ty tư vấn,các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. - Tham khảo các tài liệu,chủ trương chính sách của Nhà nước,thông tin trên các phương diện đại chúng..liên quan đến dự án. * Mặc dù ngân hàng có thể thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau,cả trực tiếp và gián tiếp,song nguồn thông tin đầy đủ,chính xác nhất-do đã được kiểm nghiệm thực tế qua một thời gian vay vốn,trả nợ được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ bạn hàng lâu dài và sâu rộng giữa ngân hàng và doanh nghiệp 2.Thông tin từ bên ngoài: Ngày nay một khối lượng khổng lồ thông tin thuộc đủ mọi lĩnh vực của xã hội,trong nước và quốc tế đang được cập nhật hàng ngày trên các xa lộ thông tin.Qua mạng INTERNET và ngay cả các mạng thông tin trong nước đều có những nguồn thông tin rất đa dạng và tiện dụng . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi chính vì thế; để đảm bảo việc cung cấp thông tin có chất lượng cao cho hoạt động thẩm định,trong các trường hợp đặc biệt cần thiết Ngân hàng nên tính đến việc mua các thông tin.Những thông tin quan trọng mang tính chuyên môn cao và không có sẵn như thông tin công nghệ kỹ thuật,các phân tích đánh giá thị trường,điều kiện tự nhiên xã hội...có thể được cung cấp bởi những nguồn tin cậy nhưng chỉ khi ngân hàng chịu chi phí cho nó . Hơn thế nữa việc thiết lập một mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác nhằm “trao đổi” thông tin về những vấn đề mà ngân hàng quan tâm cũng là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa . II. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. - Ngân hang Nhà nước cần thay đổi lại tổ chức và cách thức hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ để các ngân hang thương mại có thể mở rộng các sản phẩm của mình. Vì tại Việt Nam, hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ còn chưa phát triển kéo theo một số hoạt động sản phẩm của Ngân hang cũng không phát triển theo. - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp về thông tin và kinh nghiệm cho ngân hàng. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro. Trung tâm này cần đưa ra mức độ rủi ro về từng nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho Ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư . - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng. Không chỉ cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng mà còn nên thành lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin, các công ty này sẽ cung cấp thông tin về tín dụng, thị trường và doanh nghiệp một cách đảm bảo và chính xác nhất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả cao hơn và cho cán bộ thẩm định dự án đầu tư đạt chất lượng cao hơn - Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại để phát hiện kịp thời những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để giảm thiểu rủi ro. - Ngân hàng Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để các chính sách ,các văn bản ,các nghị quyết của Đảng và Chính phủ đến được với các ngân hàng thương mại một cách kịp thời và chính xác nhất ,tránh được tình trạng :Nghị quyết đã thi hành rồi thì các ngân hàng mới có được văn bản phổ biến./. III.KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. - Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư là trình độ cán bộ làm công tác thẩm định. - Ngân hàng NHĐT&PT Việt Nam nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng đào tạo chất lượng cao với những chuyên gia có chuyên môn để đội ngũ cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao hơn . - Ngân hàng NHĐT&PT Việt Nam cũng nên quan tâm hơn nữa có chính sách đãi ngộ xứng đáng đến đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng vì tín dụng là hình thức đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhất . - Ngân hàng NHĐT&PT Việt Nam nên mở những cuộc thi trong toàn bộ các chi nhánh để cán bộ thẩm định có dịp trao đổi học hỏi thêm nhiều điều mới. - Trang bị thêm những công nghệ thông tin hiện đại nhằm giúp các cán bộ thẩm định luôn có được những thông tin kịp thời và chính xác nhất đem lại nhiều lợi ích nhất cho ngân hàng . KẾT LUẬN Tình hình đầu tư và phát triển của Việt Nam ngày càng gia tăng, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Trong khi đó, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, việc tài trợ dự án đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Do đó, việc mở rộng tín dụng đối với các dự án đầu tư là một hướng đi cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Mở rộng qui mô đầu tư cho các dự án phải luôn đi đôi với tăng cường hiệu quả công tác thẩm định thì mới bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải luôn hoàn thiện qua thức tế chứ không chỉ dừng lại ở lí thuyết vì trên thực tế, đầu tư luôn biến động. Trong chuyên đề này, em đã khái quát hoá được những vấn đề có tính lý luận về thẩm định dự án, phân tích và làm rõ được thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội và đưa ra được một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội Đây là một nội dung rộng, nên bài viết của em chỉ xin đóng góp thêm một cách tiếp cận, đánh giá mới. Những đề xuất và những kiến nghị đưa ra chỉ là một đóng góp nhỏ cho việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội . Em xin chân thành cảm ơn Phan Hữu Nghị , Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị NHĐT & PT Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tài . TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thẩm định Tài Chính Dự Án Qui trình nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư của NHĐT&PT Việt Nam. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ tín dụng– thẩm định, NHĐT&PT VN (2000). NHĐT&PT Hà Nội 50 năm xây dựng và phát triển Văn bản về chức năng của phòng Thẩm định NHĐT & PT Hà Nội Một số tài liệu khác. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm định dự án đầu tư của ngân hàng NHĐT&PT (BIDV) Hà Nội.DOC
Luận văn liên quan