MỤC LỤC
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG 7
I) Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng 7
1 Quá trình hình thành và phát triển . 7
2 Cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ . 9
3 Tình hình hoạt động của Ngân Hàng . 12
II) Khái quát công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân Hàng . 20
1 Theo thành phần kinh tế . 21
2 Theo ngành kinh tế . 21
3 Theo kỳ hạn . 21
4 Theo loại tiền . 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT CẦU GIẤY . 24
I) Khái quát các dự án vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NH 24
1 Tình hình cho vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh theo dự án của DN tại NH . 24
2 Đặc điểm các dự án sản xuất kinh doanh của DN 26
3 Yêu cầu công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN . 27
II)Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NH 27
1 Căn cứ thẩm định . 27
2 Quy trình thẩm định . 30
3 Phương pháp thẩm định . .31
4 Nội dung thẩm định 34
III) Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN tại NH 60
IV) Đánh giá công tác thẩm định dựa án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN . 75
1 Kết quả đạt được 75
1.1 Trong công tác thẩm định . 75
1.2 Trong hoat động kinh doanh của NH . 76
2 Những hạn chế còn tồn tại . 78
2.1 Về phương pháp thẩm định . 78
2.2 Về thông tin . 79
2.3 Về đội ngũ cán bộ thẩm định . 79
2.4 Về trang thiết bị 80
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN tại NHNo&PTNT Cầu Giấy . 81
I) Định hướng phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cầu Giấy 81
1 Về công tác huy động vốn 81
2 Về hiệu quả sử dụng vốn 81
3 Về các công tác khác 82
II) Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động thẩm định của NH giai đoạn tới năm 2010 83
III) Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của DN tại NH 84
1 Giải pháp nâng cao nhận thưc của cán bộ thẩm định . 84
2 Giải pháp hoàn thiện Nội dung thẩm định 85
3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 86
4 Giải pháp về thông tin 87
5 Giải pháp về việc hỗ trợ trong công tác thẩm định 90
IV) Một số kiến nghị 90
1 Kiến nghị đối với Nhà Nước . 89
2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước 90
3 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 92
KẾT LUẬN . 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
LỜI NÓI ĐẦU NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
Nước ta đang phát triển theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư , với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng . Thẩm định dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng .
Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy, em đã chọn đề tài: " Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy".
Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân Hàng và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp nói riêng tại Ngân Hàng.
Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
- Chương I: Giới thiệu về Ngân Hàng và công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Cầu Giấy
- Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.
- Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của cô giáo và các cô, chú cán bộ tại Chi nhánh để bài viết thêm hoàn thiện.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện x 8T; 2 máy phát điện 320KVA và 1 máy phát điện dự phòng 100KVA; 2 nồi hơi công suất 1,6T hơi/giờ; bơm cứu hoả; bơm Ballast; máy khí nén; máy hàn…
Kết quả thẩm đinh trạng thái kỹ thuật ụ nổi No.31:
- Qua kết quả giám định của Cơ quan Đăng kiểm tàu biển Na Uy (DNV) và Giám định viên độc lập P.V Menshikov của Công ty Norfes (Vladivostok - Nga), tất cả đều cho thấy ụ nổi này hoàn toàn phù hợp với khả năng khai thác của Công ty và tình trạng kỹ thuật đều đảm bảo, phù hợp với các tiêu chuẩn của phân cấp quốc gia và các phân cấp quốc tế khác.
- Ngày 15/02/2006, sau khi thẩm định lại trạng thái kỹ thuật của ụ nổi No.31, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có kết luận: “Dock No.31 có kết cấu, hệ thống máy và các trang thiết bị phù hợp các yêu cầu về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm của Việt Nam để có thể tiếp tục sử dụng lâu dài” (Xin tham khảo Công văn số 129/ĐK, ngày 15/02/2006 của Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi kèm).
Thống kê một số ụ nổi đang được sử dụng tại Việt Nam và trên cơ sở phương án so sánh giữa đóng mới ụ tàu bằng thép và đầu tư ụ tầu đã qua sử dụng, nhận thấy việc đầu tư ụ tàu No.31 mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm đáng kể chi phí đầu tư so với đóng mới. Ụ nổi 4.200 tấn đóng mới năm 2003 tại Việt Nam (theo mẫu của ụ nổi Bạch Đằng) do nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng đang khai thác có tổng mức đầu tư khoảng 4 triệu USD nhưng trọng tải chỉ bằng ½ ụ nổi No.31.
- Ụ bê tông cốt thép không phải thường xuyên bảo dưỡng làm sạch, sơn và sửa chữa phần ngâm nước.
- Ụ bê tông có tuổi thọ khai thác lâu dài hơn so với ụ nổi đóng mới bằng thép. Bằng chứng là 1 ụ nổi có tải trọng tương đương đóng từ năm 1952 tại Kherson đang được Nhà máy Ship Mariner khai thác bình thường.
- Hoàn toàn đồng dạng với ụ nổi 8.500 DWT của Nhà máy sửa chữa tàu biển Ba Son đang khai thác (đóng năm 1985). Do vậy, Công ty Hàng hải Đông Đô hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệp quản lý, liên kết đào tạo…
- Là ụ nổi có trọng tải lớn nhất khu vực phía Bắc, đáp ứng được nhu cầu lên đà, sửa chữa của tàu có tải trọng đến 18.000 DWT, phù hợp với cơ cấu đội tàu vận tải biển của Việt Nam hiện tại và định hướng phát triển trong những năm tới.
Về dự án Đầu tư – Xây dựng – Khai thác dịch vụ sửa chữa tàu biển:
Dự án Đầu tư – Xây dựng – Khai thác dịch vụ sửa chữa tàu biển của Công ty Hàng hải Đông Đô thuộc tổng thể dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Bắc của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Dự án này được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Hàng hải Đông Đô và các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng cng ty Hàng hải Việt Nam liên kết với nhau, chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các tàu vận tải biển của mình. Đồng thời chia sẻ một phần thị trường sửa chữa các tàu vận tải biển vẫn đang thiếu hụt cũng sẽ mở ra một hướng đi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Tổng công ty HHVN thành tập đoàn kinh tế đa ngành.
Để triển khai dự án, Công ty đang xin thuê 30ha đất tại khu vực huyện Thuỷ Nguyên (hải Phòng) và đã nhận được sự nhất trí về nguyên tắc của các cơ quan có thẩm quyền tại Hải Phòng. Vị trí này cách cầu Bính khoảng 5km về phía bắc, cách Quốc lộ 10 (địa phận xã Ngũ Lão) khoảng 4km và có vị trí tiếp giáp với vị trí của Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Sau khi hoàn thành thủ tục thuê đất, Công ty sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà xưởng sửa chữa tàu biển để khai thác ụ tàu No.31.
Việc đầu tư ụ nổi No.31 trọng tải 8.850 DWT không những góp phần vào hiệu quả chung của cả dự án mà còn là cơ hội thị trường. Ụ nổi No.31 khi được đưa vào khai thác sẽ phục vụ sửa chữa đột xuất, sửa chữa chung gian và sửa chữa định kỳ cho các tàu vận tải biển của Công ty, đội tàu vận tải biển của các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty HHVN, đội tàu vận tải biển của địa phương, trong nước và các bạn hàng nước ngoài.
4/ Tổng mức đầu tư và phương án tài chính:
a. Tổng mức đầu tư (theo dự kiến của chủ đầu tư):
TT
DANH MỤC ĐẦU TƯ
Dự kiến giá trị đầu tư
USD
Triệu VNĐ
1
Ụ nổi No.31 – 8.850 DWT
3.200.000
50.797
2
Chi phí cố định ụ, xây dựng
1.060.980
16.842
3
Chi phí đóng gói, lai dắt
500.00
7.937
4
Trang thiết bị kèm theo
112.056
1.779
5
5% thuế VAT
190.603
3.026
*
Tổng mức đầu tư
5.063.639
80.380
b. Phương án tài chính:
- Vốn tự có: 759.545,85 USD tương đương ~ 15%
- Vốn vay: 4.304.093,15 USD tương đương ~85%
Trong đó:
+ Phần vốn vay bằng ngoại tệ (mua ụ tàu và chi phí lai dắt + trang thiết bị kèm theo):
0,85*(3.200.000 + 500.000 + 112.056) = 3.240.247,60 USD
+ Phần vốn vay nội tệ phục vụ thi công xây lắp trong nước:
0,85*(16.842 + 3.026) = 16.888 triệu đồng
- Kế hoạch vay và trả nợ: Thời gian vay vốn 96 tháng, định kỳ trả nợ gốc và lãi là 3 tháng, riêng kỳ đầu tiên là 6 tháng.
- Lãi suất cho vay USD: Lãi suất huy động tiết kiệm USD kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau bình quân của các ngân hàng ĐTT + 2,7%/năm.
- Lãi suất cho vay VNĐ: Lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau bình quân của các ngân hàng ĐTT + 3%/năm.
5/ Thẩm định phương án:
5.1. Thẩm định kỹ thuật:
- Ụ tàu nổi No.31 đã được đăng kiểm quốc tế DNV giám định phân cấp và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, các thông số kỹ thuật của ụ nổi đều đảm bảo, phù hợp với các tiêu chuẩn của phân cấp quốc gia và các phân cấp quốc tế khác.
- Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty HHVN ủng hộ về mọi mặt để Công ty Hàng hải Đông Đô đầu tư ụ nổi No.31 trọng tải 8.850 DWT.
- Công ty Hàng hải Đông Đô có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và nhân lực để có thể khai thác có hiệu quả ụ nổi No.31.
5.2. Thẩm định hiệu quả kinh tế tài chính:
Để khai thác ụ nổi No.31 có hiệu quả, Công ty Hàng hải Đông Đô dự kiến 2 phương án:
Phương án 1: Phương án cho thuê
Trước khi quyết định đầu tư ụ nổi No.31, Công ty Hàng hải Đông Đô đã tham khảo thị trường và nhận được nhiều đề nghị xin được tham gia liên doanh tổ chức khai thác hoặc xin thuê ụ nổi này (Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Việt Nhật, Xí nghiệp tập thể Bạch Đằng, Công ty Đóng tàu Bạch Đằng, Công ty Vận tải dầu khí Việt Nam, Công ty Vân tải biển Bắc, Công ty Vân tải biển Việt Nam…).
Trong các đơn vị trên, Xí nghiệp tập thể Bạch Đằng đã xác nhận sẽ thuê ụ nổi trên trong thời gian từ 1-3 năm với mức giá 2.800 USD/ngày. Tuy nhiên, để cho Dự án có hệ số an toàn cao nên tạm tính giá thuê trong dự án là 2.600 USD/ngày.
Phương án 2: Tự khai thác
Cơ sở để tính toán: Theo số liệu thống kê, dự kiến mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 400 lượt tàu trong nước phải vào sửa chữa định kỳ hoặc trung gian (chưa tính đến số tàu nước ngoài phải sửa chữa tại Việt Nam) mà 6 cơ sở sửa chữa tàu biển trong nước hiện tại chỉ đảm nhận được khoảng 100 lượt.
Giả thiết với 300 lượt tàu còn lại, Công ty đảm nhiệm 10% là 30 lượt tàu với trọng tải lên đà tối đa là 16.000 DWT và buộc bến sửa chữa tối đa là 30.000 DWT (tuổi trung bình là 17 tuổi phù hợp với độ tuổi tàu trung bình của đội tàu Việt Nam).
Tổng số tàu sửa chữa và đơn giá mỗi kỳ sửa chữa như sau:
TT
Trọng tải (DWT)
Sửa chữa giữa kỳ
Lượt tàu
Đơn giá
(1.000 đ)
Thành tiền
(1.000 đ)
1
1.000 - < 5.000
2
1.200.000
2.400.000
2
5.000 - < 10.000
5
2.300.000
11.500.000
3
10.000 - < 16.000
2
4.000.000
8.000.000
Sửau chữa định kỳ
4
1.000 - < 5.000
2
2.000.000
4.000.000
5
5.000 - < 10.000
4
3.500.000
14.000.000
6
10.000 - < 16.000
2
7.000.000
14.000.000
Sửa chữa tại bến
7
Số tàu
13
500.000
6.500.000
Tổng cộng
30
60.400.000
Hiệu quả kinh tế của các phương án:
Một số giả thiết để tính toán:
- Khấu hao cơ bản: Theo phương pháp đường thẳng, lấy theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của BTC. Thực hiện khấu hao trong 10 năm.
- Thuế suất thuế TNDN bằng 28%
- Lãi vay ngoại tệ: 7,25%/năm; lãi vay nội tệ: 11,5%/năm
- Vòng đời của dự án: 20 năm
- Lãi suất chiết khấu: 10%/năm (tính trung bình cho cả nội tệ và ngoại tệ)
- Đơn vị tiền tệ dùng để tính toán: USD
* Phương án 1: Cho thuê định hạn
- NPV1 = 610.652 USD
- IRR1 = 11,89%
- Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 7 năm
* Phương án 2: Tự khai thác
- NPV2 = 1.233.122 USD
- IRR2 = 13,76%
- Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 6 năm 4 tháng
* Phân tích độ nhạy của các phương án:
Khi doanh thu giảm 5% so với giả thiết:
NPV1 = 330.059 USD
IRR1 = 11,03%
Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 7 năm 4 tháng
NPV2 = 960.721 USD
IRR2 = 12,95%
Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 6 năm 7 tháng
Khi doanh thu giảm 10% so với giả thiết:
NPV1 = 49.466 USD
IRR1 = 10.16%
Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 7 năm 9 tháng
NPV2 = 688.320 USD
IRR2 = 12,14%
Thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: 6 năm 11 tháng
* Đánh giá khả năng trả nợ của dự án:
Cân đối nguồn trả nợ của dự án cho thấy: Về cơ bản, dự án có khả năng thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng. Thời gian cho vay: 8 năm; Riêng 2 năm đầu dòng tiền của dự án bị âm do lãi vay phát sinh lớn nên Công ty sẽ cân đối nguồn khác để trả nợ ngân hàng.
5.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:
Việc đàu tư ụ nổi No.31 cũng như xây dựng xưởng sửa chữa tàu biển của Công ty Hàng hải Đông Đô tại Thuỷ Nguyên, nơi đã có 2 đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực sửa chữa và đóng mới tàu biển sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp đóng tàu Hải Phòng phát triển. Ngoài ra, khi thực hiện dự án, hàng năm Công ty sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước tại địa phương qua các loại thuế GTGT, thuế TNDN hàng năm, tạo công ăn việc làm, tăng cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Ngoài ra, bản thân dự án còn có thể tăng thu ngoại tệ thông qua sửa chữa tàu nước ngoài.
6/ Kết luậtn:
- Qua các phân tích tính toán nêu trên, thấy rằng việc đầu tư mua ụ nổi No.31 trọng tải 8.850 DWT đảm bảo có tính hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn dự kiến trong vòng 8 năm hoạt động.
- Dự án được thực hiện sẽ làm cho Công ty chủ động trong công tác sửa chữa các tàu của mình cũng như tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cùng Tổng công ty HHVN trong việc chủ động kế hoạch sửa chữa tàu biển (kể cả sửa chữa nhỏ cũng như sửa chữa định kỳ, trung gian) trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
- Việc đầu tư ụ nổi No.31 nhằm mục đích mở rộng phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với điều kiện về tài chính và khả năng quản lý, điều hành của Công ty Hàng hải Đông Đô và định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
7/ Đánh giá và kiến nghị của tổ thẩm định:
- Công ty Hàng hải Đông Đô có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện tham gia các quan hệ kinh tế.
- Tình hình tài chính của Công ty tốt. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, liên tục có lãi trong các năm gần đây.
- Hồ sơ dự án đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
- Dự án xin vay có hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ vay.
Đề xuất:
Cho vay đầu tư dự án mua ụ tầu nổi No.31 trọng tải 8.850 DWT của Công ty Hàng hải Đông Đô với các nội dung sau:
- Phương thức cho vay: Cho vay đồng tài trợ theo dự án đầu tư.
- Mức cho vay tối đa: 3.240.247,60 USD và 16.888.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay: 96 tháng.
- Lãi suất cho vay USD: Lãi suất huy động tiết kiệm bằng USD kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau tính theo năm bình quân của các NHĐTT + 2,7%/năm.
- Lãi suất cho vay VNĐ: Lãi suất huy động tiết kiệm bằng VNĐ kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau tính theo năm bình quân của các NHĐTT + 3%/năm.
- Phí ngân hàng đầu mối: 0,1%/năm
- Kỳ hạn trả nợ: Định kỳ trả nợ gốc và lãi 3 tháng/lần, riêng kỳ trả gốc đầu tiên sau 6 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
- Bảo đảm tiền vay: Dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay. Thế chấp tàu Đông Hà làm tài sản bảo đảm tiền vay bổ sung.
- Điều kiện khác: Công ty Hàng hải Đông Đô cam kết bằng văn bản v/v thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đât thuộc dự án Đầu tư – Xây dựng - Khai thác dịch vụ sửa chữa tàu biển tại Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
IV) Đánh giá công tác thẩm định dựa án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN
1. Kết quả đạt được.
1.1. Trong công tác thẩm định.
Về quy trình thẩm định: Công tác thẩm định tại chi nhánh luôn được thực hiện một cách khoa học theo quy trình hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư do NHNo&PTNTVN đưa ra. Với mỗi dự án xin vay vốn đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành thẩm định trên các khía cạnh như: tư cách pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự án… Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một khía cạnh cụ thể của dự án. Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thực hiện thẩm định được tất cả các nội dung, mà phải thực hiện theo các bước, kết luận của bước này làm cơ sở phân tích ở bước tiếp theo. Số khách hàng xin vay vốn nhiều, với mục đích vay vốn khác nhau. Do vậy chi nhánh đã không thể áp dụng dập khuân một quy trình thẩm định cho mọi dự án mà cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã tìm tòi, nghiên cứu những quy trình riêng phù hợp với từng dự án, tránh lãng phí thời gian thẩm định vào những nội dung không cần thiết.
Về phương pháp thẩm định: Phương pháp tính toán trong thẩm định dự án ngày nay càng mang tính khoa học trong phân tích tài chính của dự án đã chú ý đến việc tính toán các chỉ tiêu: IRR,NPV, quan tâm đến giá trị thời gian của tiền nên hiệu quả tài chính của dự án đã được xác định chính xác hơn.
Vấn đề thông tin trong quá trình thẩm định: Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn ngày càng phong phú. Là căn cứ để tính toán và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư chính xác hơn.
Trước đây nguồn thông tin thu thập được chủ yếu từ khách vay vốn. Ngân hàng dựa vào số liệu đó để tính toán các chỉ tiêu nên mứcđộ chính xác của các đánh giá rút ra từ những chỉ tiêu này là không đảm bảo, nhiều khi Ngân hàng dường như nhắc lại những luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Ngày nay nguồn thông tin thu thập được phong phú hơn, ngoài nguồn do khách hàng cung cấp, Ngân hàng còn có thể thu thập thông tin về dự án từ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, từ các đối tác làm ăn với khách hàng, từ trung tâm tín dụng, trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro…
Về trình độ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy tạo điều kiện thuận lợi giúp cho cán bộ làm công tác thẩm định trau dồi kiến thức nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định vừa trẻ vừa năng động, họ đều cố gắng trong việc nắm vững các chủ trương, mục tiêu, chính sách, định hướng phát triển của nhà nước, cũng như các nghị quyết thông tư trong các lĩnh vực có liên quan. Từ đó tạo ra một đội ngũ cán bộ hoàn toàn có khả năng thẩm định dự án đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh.
Công tác thẩm định đã đạt được yêu cầu về tính kịp thời: các dự án mà ngân hàng tiếp nhận đã được các cán bộ thẩm định hoàn thành phân tích đúng thời hạn đảm baỏ nhanh chóng trả lời cho doanh nghiệp để không bị lỡ cơ hội đầu tư của họ.
Nhờ những kết quả đạt được trên mà công tác thẩm định đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn chi nhánh.
1.2 Trong hoạt động kinh doanh của NH:
- Tổng dư nợ:
Tổng dư nợ của NH không ngừng tăng lên qua các năm hoạt động. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khá cao. Khi xem xét tình hình dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy cũng sẽ cho ta thấy được cơ cấu dư nợ và phần nào chính sách tín dụng của ngân hàng. Tình hình dư nợ của ngân hàng trong 3 năm vừa qua thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12 – Tình hính Dư nợ của NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
TH 2009
Tăng, giảm so với đầu
năm 2008
Tăng, giảm so với đầu
năm 2007
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Số tuyệt đối
Tỷ lệ%
I
Tổng dư nợ
2.257,4
750,8
49,8
1.246,4
123,2
1
Nội tệ
1.991,5
657,1
49,2
1.161,3
139,8
2
Ngoại tệ
265,9
93,7
54,4
85,1
47
II
Nợ xấu (Triệu đồng)
49.723
9.073
22,3
43,453
694,1
Nguồn: (Báo cáo kinh doanh năm 2007,2008,2009 NHNo$PTNT Cầu Giấy)
Đến ngày 31/12/2009 đạt: 2.257,4 tỷ đồng ; trong đó dư nợ được hỗ trợ lãi suất là 215.288 triệu đồng ( Ngắn hạn : 8.403 triệu đồng, trung dài hạn 206.885 triệu đồng)
Bảng 13: Bảng dư nợ phân theo từng loại
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/2009
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
2.257,4
I
Theo thành phần kinh tế
1
DNNN
1.953,2
86,5%
2
Hộ gia đình cá thể
304,2
13,5%
II
Theo thời gian
1
Ngắn hạn
1.268,7
56,2%
2
Trung hạn
624,4
27,6%
3
Dài hạn
364,3
16,2%
III
Theo loại tiền
1
Nội tệ
1.991,5
88,22 %
2
Ngoại tệ
265,9
11,78%
- Dư nợ quá hạn:
Bảng 14: Dư nợ quá hạn của Chi Nhánh
Chỉ tiêu
TH 2009
Tăng, giảm so với đầu
năm 2008
Tăng, giảm so với đầu
năm 2007
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Số tuyệt đối
Tỷ lệ%
Nợ xấu (Triệu đồng)
49.723
9.073
22,3
43,453
694,1
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009 NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy.
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận đạt được là chỉ tiêu đầu tiên khi phân tích hiệu quả của một ngân hàng. Nước ta là một nước đang phát triển, do đó thu từ hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng chiếm ty trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo của chi nhánh nên lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh là từ cho vay do ngân hàng không có tài sản đầu tư tài chính, đây là biểu hiện tốt thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đã tăng hơn, đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng ngày càng tốt hơn. Theo Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2009 cho thấy: Thu nhập ngoài tín dụng: 9.507 triệu đồng. Chiếm 3%/Tổng thu nhập và chiếm 20,6%/Quỹ thu nhập. Qua đó ta thấy Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 97% Tổng thu nhập và chiếm khoảng 79,4% Quỹ thu nhập. Đây là biểu hiện tốt của chất lượng tín dụng và thể hiện vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 15– Lợi nhuận của NHNN&PTNT Cầu Giấy.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2009
Tổng thu nhập
322.720
Tổng chi phí
287.788
Quỹ thu nhập
46.151
( Báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm2009)
2. Những hạn chế còn tồn tại:
2.1. Về phương pháp thẩm định:
Tất cả các dự án gửi đến Ngân hàng xin vay vốn đều được tiến hành thẩm định, tuy nhiên chất lượng thẩm định không đồng đều. Bên cạnh những dự án được xem xét nghiêm túc và toàn diện vẫn còn không ít những dự án mà việc thẩm định chỉ mang tính xem xét hời hợt, trong nhiều dự án Ngân hàng chỉ dựa vào phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đơn giản như tính lãi ròng mà dự án đem lại trong một năm nhất định, thời hạn thu hồi vốn vay và số tiền thu một năm bỏ qua phương pháp phân tích giá trị hiện tại NPV,IRR hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Đây là phương pháp xác định hiệu quả đầu tư tương đối chính xác vì nó có tính đến yếu tố thời gian của tiền, đến thời gian hoạt động của dự án. Nhiều dự án Ngân hàng chỉ thẩm định trong mấy năm đầu khi dự án đi vào hoạt động khi mà doanh nghiệp vẫn còn nợ Ngân hàng, còn thời gian sau đó dự án có lãi hay lỗ thì Ngân hàng lại không xem xét đến. Hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng không chỉ được xem xét ở việc nó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn xem xét cả ở việc nó đem lại lợi nhuận gì cho doanh nghiệp vay vốn nữa. Đôi khi kết luận về hiệu quả của dự án được cán bộ thẩm định đưa ra chỉ dựa trên khả năng trả nợ, trên việc phân tích thị trường, trên mối quan hệ của Ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn mà chưa thực sự chú ý đến bản thân dự án.
Việc phân tích thị trường sản phẩm của nhiều dự án vẫn còn sơ sài đánh giá còn mang tính hình thức. Trong phân tích kỹ thuật của dự án, Ngân hàng hầu như không có kinh nghiệm, chủ yếu vẫn dựa vào phần phân tích trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án do doanh nghiệp gửi đến. Nên nhiều khi ngân hàng đã không xác định được chính xác tiên tiến phù hợp của máy móc thiết bị của từng dự án.
Trong phân tích tài chính của dự án, một nội dung có ý nghĩa lớn là phân tích độ nhạy của dự án. Việc phân tích độ nhạy chính là phương pháp đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án.
2.2. Về thông tin:
Việc thu thập thông tin là yếu tố cơ bản để tiến hành thẩm định tuy nhiên ở chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy cán bộ thẩm định chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn do ngân hàng điều tra chỉ dừng ở việc xem xét trong sổ sách giao dịch ở trung tâm CIC ( trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT VN ). Tình hình chung hiện nay là một số doanh nghiệp nhà nước quyết toán và duyệt quyếttoán chậm. Số tiền quyết toán chưa được kiểm toán nên việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo của các doanh nghiệp cung cấp thường chỉ có tính tương đối. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân thường lên đồng thời 2 cân đối lỗ riêng và lãi riêng. Để đối phó với cơ quan thuế tài chính thì doanh nghiệp sẽ sử dụng cân đối lỗ để chịu thuế thấp đối với ngân hàng xin vay vốn thì doanh nghiệp lại sử dụng cân đối lãi. Do đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp.
2.3 Về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Tuy đã có nhiều cố gắng song đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đủ mạnh. Chi nhánh chưa thực hiện được việc đào tạo và đào tạo lại, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo một cách có hệ thống về nghiệp vụ thẩm định cũng như các kiến thức có liên quan. Mặt khác các cán bộ thẩm định tại chi nhánh mới chỉ được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, chưa được đào tạo cơ bản về kỹ thuật. Thiếu kiến thức về lĩnh vực này nên khía cạnh thẩm định kỹ thuật đối với những dự án lớn thường phải đi thuê các chuyên gia tư vấn điều này đã gây ra nhiều hạn chế đối với công tác thẩm định tại chi nhánh.
2.4 Về trang thiết bị:
Hệ thống máy tính được trang bị đầy đủ tuy nhiên các tính năng vẫn chưa được khai thác triệt để mới chủ yếu dùng để soạn thảo và tính toán mà chưa sử dụng các phần mềm hiện đại vào phân tích dự báo, chưa sử dụng một hệ thống quản trị dữ liệu đa dạng và đủ mạnh để quản lý việc lưu trữ thông tin.
Thẩm định dự án là công việc phức tạp ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn theo sự phức tạp của các hoạt động kinh tế. Những thành tựu đã đạt được tại chi nhánh Cầu Giấy trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định. Đánh giá những yếu điểm một cách khách quan và tìm ra các biện pháp khắc phục là rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng tại chi nhánh, nó sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững đi lên của toàn chi nhánh.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN TẠI NHNo&PTNT CẦU GIẤY.
I. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Cầu Giấy:
1- Về công tác huy động vốn:
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, một mặt chú trọng công tác huy động nguồn vốn từ khu vực dân cư, mặt khác tăng cường công tác tiếp thị nhằm thu hút những nguồn vốn rẻ từ các tổ chức. Nâng cao chất lượng những sản phẩm, dịch vụ đã có và mở rộng cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới. Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cán bộ có thành tích trong công tác huy động vốn.
- Lấy công cụ lãi suất làm đòn bẩy, tiếp tục điều chỉnh và linh hoạt trong điều hành lãi suất, thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên địa bàn để có chính sách lãi suất phù hợp đủ sức cạnh tranh và đảm bảo kinh doanh có lãi.
2- Về hiệu quả sử dụng vốn:
* Mục tiêu tổng quát 2010:
Thực hiện phương châm phát triển kinh doanh “ Cân đối, hài hoà, chất lượng, hiệu quả” nhằm khai thác tối đa những lợi thế trên địa bàn và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, đảm cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích giữa Chi nhánh với khách hàng, giữa Chi nhánh với NHNoVN, giữa Chi nhánh với người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bám sát định hướng của NHNo Việt Nam chi nhánh đề ra những chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 cụ thể như sau:
* Các chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng Nguồn vốn: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tăng 20% so với năm 2009, đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn đạt 3.000 tỷ đồng.
Trong đó: tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng từ 50-55%/Tổng nguồn vốn.
- Tổng Dư nợ: tốc độ tăng trưởng 15% so với năm 2009, đến 31/12/2009 tổng dư nợ đạt 2.600 tỷ đồng.
Trong đó: Dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng từ 45-50%Tổng dư nợ.
- Nợ xấu (Từ nhóm 3-5): <= 3%/Tổng dư nợ.
- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: tăng trưởng từ 25-30% so với năm 2009.
- Tài chính: Đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương, thưởng cho cán bộ theo quy định của NHNoVN.
3- Về các công tácc khác:
3.1 Phát triển Thanh toán quốc tế:
Thực hiện tốt công tác marketing và tiếp thị để quảng cáo các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền phi thương mại, thanh toán biên mậu, chuyển tiền nhanh Western Union… mở rộng quy mô tăng thu dịch vụ. Tiếp cận với những dự án và khách hàng có hàng xuất khẩu để tăng cường khai thác nguồn vốn ngoại tệ.
3.2- Về công tác phát triển dịch vụ và Marketing:
- Xây dựng chiến lược tiếp thị năm 2010 có trọng điểm và có kế hoạch triển khai cụ thể nhằm quảng bá thương hiệu của chi nhánh NHNo Cầu Giấy nói riêng và NHNo Việt Nam nói chung.
- Củng cố và nâng cao chất lượng những sản phẩm đã có, tiếp tục mở rộng các sản phẩm, dịch vụ theo định hướng của NHNo Việt Nam. Tăng cường công tác phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ thấu chi và các sản phẩm khác.
3.3- Nâng cao năng lực tài chính:
- Từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng giảm lãi suất đầu vào. Gắn việc đầu tư cho vay với huy động vốn và mở rộng dịch vụ thanh toán. Chất lượng tín dụng phải luôn được coi trọng, đảm bảo thu nợ, thu lãi tiền vay, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
- Phát triển các dịch vụ mới, lấy hiệu quả làm thước đo cuối cùng đối với từng loại sản phẩm dịch vụ, nâng cao thu từ dịch vụ theo mục tiêu đã đề ra.
- Thực hiện thu đúng, thu đủ, tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí. Công tác hạch toán kế toán đúng chế độ chính xác kịp thời nghiệp vụ phát sinh không làm tắt thiếu quy trình, đảm bảo công tác an toàn kho quỹ và con người.
3.4- Công tác kiểm tra, kiểm soát:
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và có kế hoạch cụ thể, nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót trên tất cả các mặt nghiệp vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn và hiệu quả.
3.5- Công tác cán bộ, đào tạo và màng lưới :
- Tiếp tục củng cố và nâng cấp các Phòng giao dịch đã có.
- Kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, tiếp tục thực hiện luân chuyển và sắp xếp lại cán bộ theo đúng khả năng và yêu cầu công việc.
- Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ dưới các hình thức như: đào tạo tại chỗ, tham gia các lớp tập huấn do TW tổ chức, cử cán bộ học hỏi các đơn vị khác...
3.6- Triển khai thực hiện công tác khoán chỉ tiêu kế hoạch gắn với tài chính đến từng bộ phận nhận khoán :
3.7- Công tác phong trào, đoàn thể:
Đẩy mạnh phát động các phong trào thi đua trong toàn chi nhánh. Chú trọng công tác khen thưởng. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các nhân tố điển hình, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm nhằm giữ vững kỷ cương và sự đồng thuận trong toàn Chi nhánh. Duy trì và mở rộng các phong trào văn hoá, thể thao; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ.
3.8- Tranh thủ sự ủng hộ của Quận uỷ, UBND cũng như sự chỉ đạo và giúp đỡ của NHNo Việt Nam, các Cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Tập thể Lãnh đạo, cán bộ chi nhánh NHNo Cầu Giấy phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 đề ra.
II. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động thẩm định của NH trong năm 2010:
- Kiểm soát, quản lý chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ kèm theo, đảm bảo cho vay đúng quy trình, quy định của ngành và của NHNo Việt Nam. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính, phân loại khách hàng để có định hướng đầu tư đối với từng khách hàng cụ thể.
- Chuyển mạnh hướng đầu tư, ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, các khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng để đầu tư cho vay vốn.
- Thường xuyên kiểm tra kiểm soát, bám sát tình hình tài chính của khách hàng hiện đang có nợ quá hạn, nợ xấu. Kiên quyết trong công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng để thu hồi vốn và đặc biệt là công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
- Nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng.
III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của DN tại NH.
1. Giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ thẩm định:
Con người là nhân tố rất quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và ngân hàng nói riêng. Mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội đều phải thông qua tác động của con người. Con người luôn là trung tâm điều hành và quyết định đến hiệu quả của hoạt động, nếu hoạt động của con người có hiệu quả phát huy đầy đủ năng lực sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển với mức độ cao. Đối với Ngân hàng yếu tố con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động tín dụng, nếu yếu tố của con người được xem trọng và sử dụng đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, ngược lại nếu ngân hàng sử dụng các cán bộ tín dụng không có đạo đức và năng lực sẽ dẫn đến những thiệt hại vô cùng to lớn. Như vậy cán bộ ngân hàng cần có sự đảm bảo cả về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, hai mặt này phải gắn bó khăng khít với nhau không thể coi nhẹ việc này coi nặng việc kia, Bác đã từng nói “ có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó cán bộ tín dụng đòi hỏi phải giỏi nghiệp vụ, hiểu biết kiến thức thị trường, luật pháp… phải có đạo đức nghề nghiệp, tác phong giao dịch tốt trên cơ sở đó có thể hiểu biết về khách hàng, quyết định đối tượng đầu tư cho vay đúng hướng khách quan có khả năng thu hồi vốn cao.
Trong công tác thẩm định dự án hết sức quan trọng đa dạng liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân Hàng có thể làm khiến cho Ngân Hàng phá sản vì các dự án lớn luôn đòi hỏi vốn rất lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Vì thế trình độ của cán bộ thẩm định phải đáp ứng được chuyên môn và các điều kiện đặt ra năng lực chuyên môn,kinh nghiệm thực tiễn và có đạo đức nghề nghiệp.
Về chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên, phải có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến vấn đề thẩm định.Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan một các thuần thục và sáng tạo,tìm ra phương pháp mới.
Về kinh nghiệm cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giam sát theo dõi và quản lý dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực phục vụ cho chuyên môn của mình.
Về đạo đức nghề nghiệp cán bộ thẩm định cần phải trung thực, có tính kỷ luật cao,có lòng say mê và tâm huyết với công việc.
2. Giải pháp về phương pháp thẩm định:
2.1. Giải pháp hoàn thiện Nội dung thẩm định:
Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn vay, quá trình kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Chi nhánh cần tiến hành xây dựng riêng cho mình một quy trình thẩm định cụ thể, có thể định kỳ phân tích tình hình tài chính của dự án để có những yêu cầu giúp đỡ đề ra những phương án thu hồi vốn nếu dự án không đem lại hiệu qủa như mong muốn. Khi phân tích về mặt tài chính của dự án cần phải hoàn thiện hơn nữa các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Không chỉ tính toán đến các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và nguồn trả nợ của dự án mà còn cần phải quan tâm đến mức độ an toàn của dự án
Khi thẩm định tài chính của bất kỳ dự án vay vốn đầu tư trung và dài hạn nào cần phải tính toán đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu
Ngân Hàng cần cập nhập các phương pháp tính toán các chỉ tiêu mới. Không chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ tiêu phân tích giản đơn mà phải sử dụng phân tích tài chính bằng giá trị hiện tại, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản cần được sử dụng để thẩm định tất cả các dự án là: NPV,IRR, phân tích độ nhạy của dự án. Chỉ tiêu NPV thì mới chỉ phản ánh quy mô lãi của dự án, NPV còn phụ thuộc lãi suất vay, chưa phản ánh tỷ suất sinh lời của bản thân dự án phải sử dụng chỉ tiêu IRR thì mới cho biết được điều đó.
Với những dự án sản xuất thì chi nhánh cần phải tiến hành tính toán điểm hoà vốn nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần có để dự án không bị lỗ không mất khả năng thanh toán.
Về cách tính dòng tiền: cần phải tính cho cả đời dự án chứ không chỉ tính trong thời gian dự án còn vay của ngân hàng. Bởi khi tính dòng tiền trả nợ trong dự án là tính cho tương lai, nếu như trong phân tích dự án chỉ có hiệu quả trong thời gian trả nợ còn trong suốt thời gian còn lại của dự án hoạt động không có hiệu quả thì khả năng trả nợ tính ở trên sẽ là không chắc chắn. Mặt khác đối với những dự án vay trung và dài hạn cần phải tính đến yếu tố lạm phát trong tỷ suất chiết khấu nhằm xác định tỷ suất phù hợp cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đảm bảo những thông tin mà chúng phản ánh là chính xác, ví dụ như với chỉ tiêu NPV nếu tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại.
Về đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp cần đưa thêm một số chỉ tiêu như:
Tổng lợi nhuận KD
- -------------------------------------------- = Tổng tài sản có
Khả năng sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tài sản có, tỷ lệ này càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.
LN ròng
- -------------------------------------------------------- = Doanh số BH
Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Nó dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị trí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh.
Số tiền dùng trong thanh toán
- -------------------------------------------- = Số tiền DN phải thanh toán
Khả năng thanh toán chung
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.
TS có LĐ + TS thiếu chờ xử lý + chênh lệch tỷ giá
- --------------------------------------------------------------------- = Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán cuối cùng
Chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 1
2.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định:
Nếu như không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy sẽ không cho ta kết luận chính xác về dự án có còn hiệu quả hay không khi những nhân tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Trong phân tích độ nhạy, khi cho một biến số thay đổi tăng hay giảm các biến số khác giữ nguyên ta sẽ tính được NPV,IRR ứng với các biến số này. Nếu trong điều kiện mới mà NPV,IRR đều đảm bảo so với định mức thì dự án này khả thi và có độ an toàn cao, ngược lại Ngân hàng sẽ phải tiến hành xem xét lại đối với những dự án nhạy cảm với những biến số có xu hướng biến động xấu để đưa ra quyết định có nên cho vay vốn hay không.
3. Giải pháp về thông tin.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng của các ngân hàng rất đa dạng và phức tạp từ các doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ gia đình, yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp dựa vào để có quyết định đầu tư vốn hay không đó chính là sự hiểu biết nhất định về khách hàng và dự án vay vốn. Mức độ hiểu biết về khách hàng cũng như về dự án vay vốn phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập được. Có thể nói thông tin là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hàng các bước phân tích và đánh giá thẩm định dự án vay vốn. Thông tin đầy đủ nhiều chiều với độ tin cậy cao có ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định. Để thẩm định một dự án cho vay vốn đòi hỏi ngân hàng cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, thị trường tiêu thụ…Ngoài ra còn có thông tin liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và quá trình sản xuất kih doanh.
Việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế được thực hiện trên cơ sở những thông tin mà ngân hàng thu thập được, nếu những thông tin đó là chính xác thì kết quả mà các chỉ tiêu này phản ánh là đáng tin cậy, ngược lại cho dù việc tính toán các chỉ tiêu này có đưa ra kết quả rất cao nhưng bản thân nó lại dựa vào những nguồn thông tin không trung thực thì kết quả đó sẽ không có ý nghĩa gì, có thể nó sẽ đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm khi cho vay vốn. Do vậy việc thu thập thông tin là điều rất cần thiết đối với chi nhánh. Trước đây, nguồn thông tin của ngân hàng chủ yếu chỉ lấy từ doanh nghiệp, thông thường cán bộ tín dụng căn cứ vào các báo cáo tài chính, báo cáo khả thi của dự án do doanh nghiệp cung cấp để tiến hành đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Song rất khó xác định được độ chính xác của các báo cáo đó vì theo chế độ hạch toán hiện nay các doanh nghiệp đều là những đơn vị hạch toán độc lập, kết quả thu nhập của họ có liên quan đến phần thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, cho nên thu nhập thực tế của họ thường không được phản ánh đúng nó thường lớn hơn so với các số liệu mà doanh nghiệp đưa ra cho các cơ quan thuế. Khi lập dự án đầu tư xin vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp đều muốn vay vốn mà tính toán hiệu quả của đầu tư không phản ánh đúng thực chất của dự án, khai giảm chi phí và tăng thu nhập, giảm những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy khi khách hàng cung cấp thông tin không chính xác sẽ dẫn đến kết quả tín dụng của ngân hàng thiếu chính xác. Để có được thông tin chính xác cho việc thẩm định dự án ngân hàng cần tiến hành các biện pháp như:
- Thu thập thông tin bằng cách điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn. Ngân hàng không chỉ thụ động trong việc tiếp nhận bằng thông tin doanh nghiệp đưa ra thông qua các báo cáo tài chính mà ngân hàng cần phải kết hợp với hình thức điều tra tình hình thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng cần thực hiện những cuộc phỏng vấn ngắn đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như những người công nhân làm việc tại doanh nghiệp đó về các kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua, nhằm xác định tính chính xác về tình hình hoạt động sản xuất đã nêu trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp cho ngân hàng. Đây là một hình thức thu thập thông tin rất cần thiết nếu biết cách khai thác và tận dụng nó thì cán bộ tín dụng sẽ có được những thông tin cơ bản, chính xác về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin qua các đối tác của khách hàng, ngân hàng sẽ biết thêm về uy tín, về tình hình công nợ của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà được các bạn hàng tin cậy và đánh giá cao thì ngân hàng cũng có thể yên tâm khi cho vay vốn.
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn bên ngoài khác như: việc tìm hiểu các ngân hàng khác mà trước đây doanh nghiệp đã từng giao dịch về việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ của doanh nghiệp, đây cũng là cách tốt để biết thêm được uy tín và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Ngân hàng có thể thuê các công ty kiểm toán để đánh giá tính trung thực của các báo cáo tài chính của những doang nghiệp có dự án xin vay vốn trung và dài hạn với số lượng vốn vay lớn.
- Khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT VN, trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. Đây là những nơi lưu trữ các thông tin cần thiết cơ bản về doanh nghiệp. Nó cho phép đánh giá sơ bộ về khách hàng trên các mặt như lịch sử hình thành phát triển, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm tín dụng, uy tín thanh toán trên thị trường.
- Ngoài ra trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng cần phải tham khảo các tài liệu như: Chủ trương chính sách, phương hướng phát triển của nhà nước, địa phương, ngành; Các văn bản luật, dưới luật có liên quan đến dự án; Các báo cáo thống kê của tổng cục và chi cục thống kê về các lĩnh vực mà dự án đề cập đến; Các kết luận của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về tính phù hợp của máy móc thiết bị trong dự án; Những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm.
Ngân hàng cũng cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ đảm bảo thông tin trong suốt, nhanh chóng đầy đủ:
- Lưu trữ thông tin: Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy nói riêng, do vậy mà việc lưu trữ thông tin về mục tiêu, vị trí của công cuộc đầu tư phát triển trong các ngành các lĩnh vực là điều cần thiết. Đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài ngân hàng cần lưu giữ các tài liệu thu thập từ các lần cho vay trước, để khi cần cán bộ thẩm định có thể lấy ra một cách thuận tiện, tăng cường ứng dụng các phần mềm quản lý, có các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo lưu trữ thông tin khoa học, chính xác cập nhật và khả năng truy cập nhanh.
- Xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin cần có quá trình xử lý để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng để quyết định có cho vay vốn hay không, có nên tiếp tục hợp đồng hay tiến hành thu hồi khoản vốn vay trước khi quá muộn. Cách xử lý thông tin đơn giản nhất là tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng
Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá khách hàng theo các tiêu thức, sau khi đánh giá chung các tiêu thức thì sẽ đưa ra quyết định có đầu tư vốn hay không.
Như vậy thông tin là vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng tới hiệu quả của công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định không thể tách rời việc nâng cao chất lượng của thông tin. Để độ chính xác của thông tin tăng lên thì cán bộ tín dụng cần phải triệt để khai thác các nguồn cung cấp thông tin.
4. Giải pháp về việc hỗ trợ trong công tác thẩm định:
Cần trang bị những thiết bị hiện đại cho cán bộ và công tác thẩm định, trước mắt cần trang bị hệ thống máy tính hiện đại được nối mạng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT VN để có thể chủ động trong việc chia sẻ và tìm kiếm thông tin. Cần có chiến lược đầu tư mua sắm các phần mềm quản lý lưu trữ thông tin phần mềm hỗ trợ thẩm định để cán bộ thẩm định tiến hành việc xử lý đánh giá thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức tín dụng thẩm định sao cho phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, giữa chi nhánh và trung tâm đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ về tổ chức quản lý và hoạt động thẩm định.
IV. Một số kiến nghị:
1. Kiến nghị đối với Nhà Nước:
- Nhà nước cần xác lập một hành lang pháp lý đầy đủ và an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Môi trường pháp lý không đầy đủ là một cản trở lớn đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Chúng ta đều biết rằng hoạt động Ngân hàng liên quan đến hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra hành lang pháp lý giúp cho hoạt động Ngân hàng hiêu quả vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.
- Xác định rõ vị trí của các Ngân hàng thương mại như một loại hình doanh nghiệp kinh doanh có lỗ có lãi. Những rủi ro trong hoạt động tín dụng (ở mức cho phép) cần phải coi như các khoản chi phí.
- Thực hiện nghiêm túc quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp theo định kỳ để đảm bảo cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng có cơ sở phân tích tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn chính xác, để các khoản tiền vay do Ngân hàng phát ra được an toàn.
- Các cơ quan có thẩm quyền cho phép Ngân hàng phối hợp cùng khách hàng bán tài sản thế chấp, tài sản gán nợ của khách hàng cho Ngân hàng không phải nộp lệ phí, sang tên chuyển nhượng tài sản, tạo điều kiện cho Ngân hàng làm thủ tục bán tài sản thế chấp của khách hàng được thuận lợi.
- Tiếp tục cải tiến công tác toà án, thi hành án sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho ngân hàng thương mại thuận lợi trong việc thu hồi vốn, không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.
- Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính tiền tệ theo chiều sâu. Đồng thời nâng cao vai trò của NHNN trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.
- Ngoài ra, đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng Ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ Ngân hàng.
2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước:
Ngân hàng là đầu mối các thông tin về kinh tế, thông tin về rủi ro trong kinh doanh do vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải:
- Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để gắn kết các ngân hàng thương mại với nhau tạo ra môi trường trao đổi thông tin giữa các ngân hàng vì hiện nay việc trao đổi thông tin rất hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
- Xem xét lại cơ chế các doanh nghiệp được vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng, đây là khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay của Ngân hàng
- Nên có quy định bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng phải khai báo tất cả các doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ với tổ chức tín dụng mình nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cho các tổ chức tín dụng khác.
- Thu thập các thông tin về quan hệ tín dụng từ các Ngân hàng trên toàn quốc để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cho các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao, hoàn thiện các văn bản quy chế, quy định tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả và chất lượng cao hơn.
Ngân hàng là đầu mối các thông tin về kinh tế, thông tin về rủi ro trong kinh doanh do vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải:
- Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để gắn kết các ngân hàng thương mại với nhau tạo ra môi trường trao đổi thông tin giữa các ngân hàng vì hiện nay việc trao đổi thông tin rất hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
- Xem xét lại cơ chế các doanh nghiệp được vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng, đây là khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay của Ngân hàng
- Nên có quy định bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng phải khai báo tất cả các doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ với tổ chức tín dụng mình nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cho các tổ chức tín dụng khác.
- Thu thập các thông tin về quan hệ tín dụng từ các Ngân hàng trên toàn quốc để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cho các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao, hoàn thiện các văn bản quy chế, quy định tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả và chất lượng cao hơn.
3. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam:
- Để hoạt động Ngân hàng có hiệu quả cao cần đảm bảo sự liên kết, hỗ trợ giữa NHNo & PTNTVN với các Chi nhánh về các chính sách, chế độ của Nhà nước, của ngành và được hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả hệ thống.
- NHNo & PTNT Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất và công nghệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng của chi nhánh.
- NH cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp chi nhánh Cầu Giấy giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng mà nguyên nhân bắt nguồn của nó là sự không cân xứng thông tin.
- NHNo & PTNT VN cần hỗ trợ nguồn vốn cho các chi nhánh thuộc hệ thống. Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự đảm bảo thực hiện mục tiêu hoạt động kinh doanh toàn hệ thống NHNo&PTNT.
- Hỗ trợ thông tin về các chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ để chi nhánh xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.
KẾT LUẬN
Thẩm định dựa án vay vốn là một yêu cầu hết sức cần thiết không chỉ đối với Ngân Hàng mà còn đối với cả các chủ đầu tư. Về phía Ngân Hàng đảm bảo an toàn và sinh lời, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Về phía khách hàng vay vốn là đảm bảo cho dự án được vay vốn, dự án hoạt động có hiệu quả đem lại lời nhuận cao,và đảm bảo được trả nợ đúng hạn cho Ngân Hàng. Vì sự cần thiết của công tác thẩm định vì thế công tác thẩm định cần được thực hiện cẩn thận kỹ càng và hết sức chính xác, khoa học để tránh và giảm bớt được các rủi ro có thể xảy ra với dự án đầu tư.
Thông qua những kiến thức được học ở trường cung cấp cùng với nghiên cứu thực tiễn tại Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cầu Giấy, em đã hoàn thiện đề tài này. Trong bài biết em đã đề cập đến một số các vấn đề sau đây:
- Khái quát chung nhất về các vấn đề liên quan đến thẩm định dự án đầu tư: những khái niệm cơ bản, các phương pháp, nội dung thẩm định, sự cần thiết phải thẩm định, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng……..
- Thực tiễn công tác thẩm định tại NHNo&PTNT Cầu Giấy, những kết quả đạt được định hướng cho năm tiếp theo từ đó em có những đề xuất và những mục tiêu và giải pháp đề ra….…..
Tuy nhiên trong quá trình làm bài đòi hỏi kiến thức kinh tế - xã hội rộng và chuyên sâu, liên hệ cả lý thuyết thực tiễn và nghiên cứu, do đó bài viết không tránh được những sai xót.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – THS Trần Thị Mai Hoa và các cô chú anh chị tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cầu Giấy - Hà Nội đã giúp em hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Giáo trình Quản lý dự án - Chủ biên: PGS.TS.Từ Quang Phương.
Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư - chủ biên:PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt.
Giáo trình Ngân Hàng thương mại- chủ biên : Phan Thị Thu Hà.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp tại NHNN & PTNT Cầu Giấy.doc