Đề tài Thâm hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia và tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế mới nổi: hướng tiếp cận dựa trên dữ liệu bảng GMM

Phúc lợi của các thế hệ kế tiếp được xác định bởi sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định quan trọng đến đời sống trong xã hội với lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp và ổn định. Mục tiêu của nghiên cứu này tìm hiểu thâm hụt ngân sách cản trở tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế mới nổi. Các kết quả nghiên cứu hữu ích nhằm giúp các quốc gia ở các nền kinh tế này có thể hiểu và chuẩn bị biện pháp phòng ngừa. Qua hồi quy, bài nghiên cứu đưa ra các kết quả thú vị về thâm hụt ngân sách. Bảng 3, 4 và 5 thể hiện các hệ số ước ượng về thâm hụt ngân sách có ý nghĩa thống kê và tương quan dương với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm. Về cơ bản kết quả hồi quy này không phải là đầu tiên cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Biến lãi suất thực có tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm, hỗ trợ cơ sở lập luận cho lý thuyết chuẩn. Trong khi đó, kết quả hồi quy cho lạm phát cũng lặp lại những gì chúng ta đã quan sát thấy trong các trường hợp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, kết quả là không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ bảng 5 trong trường hợp tiết kiệm. Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan nghịch chiều, nhưng cả hai ước ượng của Fischer (1991), Sala-i -Martin (1991) đều tìm thấy mối liên hệ không đáng kể giữa tăng trưởng và lạm phát.

pdf22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia và tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế mới nổi: hướng tiếp cận dựa trên dữ liệu bảng GMM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đề tài THÂM HỤT NGÂN SÁCH, TIẾT KIỆM QUỐC GIA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI: HƯỚNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN DỮ LIỆU BẢNG GMM Antonino Buscemi Đại học Rome Tor-Vergata, khoa Kinh tế - Luật, Rome, Italy. Email: antonino.buscemi@uniroma2.it Alem Hagos Yallwe Đại học Rome Tor-Vergata, khoa Kinh tế - Luật Rome, Italy. Email: alemhagos20032002@yahoo.com 2 MỤC LỤC Tóm tắt: .............................................................................................................................. 2 1. Giới thiệu. ....................................................................................................................... 2 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: ........................................................................... 3 2.1. Chính sách tài khóa, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. .................................................... 3 2.2. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách. .............................................................................. 4 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. ...................................... .................... 6 3. Mô hình lý thuyết về thâm hụt ngân sách, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. ............... 7 4. Mô tả dữ liệu. ...................................................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. ............. 10 6. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................................... ............... 10 6.1. Mô tả và phân tích sự tương quan. .............................................................. ................... 10 6.2. Phân tích hồi quy: ........................................................................................ ................... 12 6.2.1. Các tính chất của dữ liệu. ...................................................................... ...................... 12 6.2.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng. ......................................... .......................... 12 6.2.1.2. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng. ............................................ .......................... 14 6.2.2. Kết quả hồi qui. .................................................................................... ....................... 15 6.3. Thảo luận. .................................................................................................. ..................... 16 7. Kết luận và các chính sách gợi ý: .................................................................... ............... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 TÓM TẮT: Các mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng một nền kinh tế đạt đến sự ổn định về các mặt: công nghệ, tỷ lệ ngoại sinh tiết kiệm, tăng trưởng dân số và tiến bộ kỹ thuật kích thích mức độ tăng trưởng cao hơn (Solow, 1956). Trái với lập luận tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích lũy kiến thức, nghiên cứu và phát triển, đầu tư công, phát triển nguồn nhân lực, pháp luật và trật tự có thể tạo ra sự tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, họ cho rằng tiến bộ kỹ thuật như là biến nội sinh cho sự tăng trưởng (Barro, 1995). Nghiên cứu này phân tích những tác động của thâm hụt ngân sách lên sự tăng trưởng kinh tế bền vững và cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về tác động của thâm hụt ngân sách lên tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên giả định của mô hình tăng trưởng nội sinh. Nhóm tác giả ước tính bằng cách sử dụng dạng rút gọn của phương pháp GMM cho các dữ bảng giai đoạn 1990-2009 tại ba quốc gia mới nổi bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. 1. Giới thiệu Phúc lợi của các thế hệ kế tiếp được xác định bởi sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để thay đổi chất lượng sống của người dân. Chính phủ các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển xem tăng trưởng kinh tế như mục tiêu cơ bản và nỗ lực nhằm thay đổi cuộc sống của người dân. Một số quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao được xem như mô hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác đang tìm cách theo họ, gia tăng sự thịnh vượng và sự thân thiên giữa các quốc gia. Cách chính phủ tài trợ chi phí của nó cũng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Nếu nền kinh tế tài trợ mạnh mẽ về thuế sẽ hạn chế việc khuyến khích đầu tư sản xuất và do đó có thể cản trở sự phát triển. Thâm hụt tài chính thông qua vay nợ cũng ảnh hưởng đến quy mô của các doanh nghiệp tư nhân và lãi suất trong nền kinh tế. Mặc dù các nhà kinh tế đưa ra kết luận khác nhau về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách, nhiều kết quả thực nghiệm và thế giới thực không ngừng đưa ra bằng chứng về các hậu quả tiêu cực của hiện tượng này. Nghiên cứu thực hiện bởi Fischer (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và cộng sự., (1994), Bleaney và cộng sự (2001) chỉ ra các tác dụng phụ của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế. 4 Mục tiêu của nghiên cứu này là để cung cấp kết quả thực nghiệm mới đối với các tác động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế bền vững ở ba nền kinh tế mới nổi gồm có Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để ước tính dạng rút gọn của mô hình sử dụng dữ liệu bảng biến đổi giai đoạn 1990-2009. Nghiên cứu có bảy phần bao gồm phần giới thiệu. Phần thứ hai thảo luận về các mối tương quan của các biến số tài khóa tăng trưởng kinh tế và các dạng khác nhau của mô hình tăng trưởng. Hơn nữa phần thứ hai cũng phân tích các mô hình mẫu khác nhau về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế. Phần thứ ba bao gồm các cuộc thảo luận về mô hình lý thuyết liên kết với các phương pháp nghiên cứu. Các dữ liệu được sử dụng phục vụ nghiên cứu được mô tả trong phần thứ tư. Phương pháp nghiên cứu giải thích trong phần năm. Các kết quả thực nghiệm và kết luận của nghiên cứu được trình bày lần lượt trong phần sáu và phần bảy. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1 Chính sách tài chính, tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế Nhìn chung mô hình tăng trưởng có thể được phân thành hai hình thức chính: tân cổ điển (Solow, 1956; Swan, 1956) và nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988). Nhưng hai mô hình khác nhau này lại cùng tranh luận về ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên mức độ GDP, cũng như tác động không giống nhau của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết của mô hình tăng trưởng nội sinh, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tích lũy kiến thức, nghiên cứu và phát triển, đầu tư công hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực, pháp luật và trật tự có thể tạo ra sự tăng trưởng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về cơ bản, lý thuyết của mô hình tăng trưởng nội sinh có hai hướng tiếp cận khác nhau. Hướng tiếp cận thứ nhất, mô hình tăng trưởng nội sinh trong đó chính phủ có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy hoạt động tư nhân với các hiệu ứng tích cực từ bên ngoài1. Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, cách chi tiêu chính phủ xác định tỷ lệ tăng trưởng dài hạn theo lập luận của Barro (1990). Mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) đã nghiên cứu rằng sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi chính sách thuế không bóp méo sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng trong khi hiệu quả là không rõ ràng nếu chính sách thuế bóp méo được sử dụng. Ngoài ra, sự gia tăng trong chi tiêu không hiệu quả của chính phủ được tài trợ bởi các loại thuế 1 Xem chi tiết Marshall Alfred 5 không bóp méo sẽ có tác động trung lập đối với tăng trưởng nhưng nếu sử dụng thuế bị bóp méo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng. Cách tiếp cận thứ hai giả định rằng chính phủ cung cấp vật chất phục vụ sản xuất làm tăng sản phẩm biên của vốn tư nhân và do đó ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế( ví dụ như xem xét chức năng sản xuất tổng hợp cho thấy lợi nhuận cố định trong việc kết hợp nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn công cùng nhau và làm cho chi tiêu chính phủ nội sinh, sau đó ngay lập tức mang lại một tỷ lệ tăng trưởng nội sinh)2 . Không giống như các mô hình tăng trưởng nội sinh, trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển tiêu chuẩn, tăng trưởng sản lượng trong dài hạn xác định bằng cách tăng cung ứng lao động, tích lũy vật chất và nguồn lực con người, thay đổi công nghệ. Hơn nữa, nếu tiết kiệm và đầu tư tăng lên là kết quả của các chính sách tài khóa hiệu quả, tỷ lệ cân bằng giữa vốn-sản lượng sẽ thay đổi và sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giúp nền kinh tế đạt được mức sản lượng bình quân đầu người cao hơn, nhưng trong dài hạn sẽ trở về mức ban đầu. 2.2 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và có từ lâu trong lý thuyết kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm, và hoạch định chính sách kinh tế. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách của họ bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tăng thuế suất hoặc cơ sở thuế hoặc thông qua in tiền. Một số tác nhân kinh tế có thể thấy rằng mức thâm hụt cao hơn ở hiện tại ngụ ý việc đánh thuế cao hơn trong tương lai, và họ có thể tăng tiết kiệm để có phương tiện trả những khoản thuế cao hơn. Tuy nhiên, một số tác nhân kinh tế có thể bị ảo giác tài chính hoặc đơn giản là không quan tâm đến các loại thuế cao hơn trong tương lai. Bernhein (1989) cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về những tác động của thâm hụt ngân sách được thực hiện bởi ba mô hình là tân cổ điển, Keynes và tương đương Ricardo. Theo các mô hình tân cổ điển, các cá nhân có kế hoạch chi tiêu trong toàn bộ cuộc đời của họ. Bằng cách chuyển các khoản thuế cho các thế hệ tương lai, thâm hụt ngân sách tăng do chi tiêu hiện tại. Hơn nữa bằng cách giả định nguồn lực lao động là đầy đủ, việc tiêu thụ tăng lên hàm ý một sự giảm sút trong tiết kiệm và lãi suất phải tăng lên để cân bằng trong thị trường vốn. Lãi suất cao hơn, dẫn đến một sự suy giảm trong đầu tư tư nhân. 6 Trong khi đó những người theo trường phái Keynes cung cấp một lập luận thiên về hiệu ứng đám đông bằng cách quan tâm đến các ảnh hưởng mở rộng của thâm hụt ngân sách. Keynes tin rằng thâm hụt ngân sách dẫn đến sự gia tăng sản xuất trong nước, làm cho đầu tư tư nhân lạc quan hơn trong tương lai của nền kinh tế dẫn đến họ đầu tư nhiều hơn (tức là hiệu ứng đám đông). Lập luận truyền thống của Keynes có thể khác so với quan niệm tân cổ điển tiêu chuẩn bởi hai lý do chính. Thứ nhất, lực lượng lao động có thể bị thất nghiệp. Thứ hai, nó giả định sự tồn tại của một số lượng lớn các cá nhân thanh khoản bị hạn chế. Giả định thứ hai đảm bảo rằng sự tiêu thụ tổng hợp rất nhạy cảm với những thay đổi trong thu nhập khả dụng. Vì vậy, những người theo quan điểm Keynes truyền thống cho rằng thâm hụt ngân sách không lấn át đầu tư tư nhân. Theo mô hình tân cổ điển, ngay cả khi thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng bất lợi đến tiết kiệm quốc gia, nó không làm giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng trong dài hạn, bởi vì trong các mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn không xét đến sự tiến bộ kỹ thuật, mà giả định nó là yếu tố ngoại sinh. Tuy nhiên, tiết kiệm thấp hơn sẽ dẫn tới một tỷ lệ giữa vốn trên lao động thấp hơn, phụ thuộc vào sự giảm năng suất biên của vốn sẽ dẫn đến một tỷ lệ lãi suất thực tế cao hơn. Một tỷ lệ vốn trên lao động thấp cũng sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và do đó cuối cùng đến một tỷ lệ lương thực tế thấp hơn. Trái ngược với lập luận của mô hình tân cổ điển cho những ảnh hưởng của thâm hụt tài chính, mô hình tăng trưởng nội sinh giả định tiến bộ kỹ thuật như biến nội sinh cho sự phát triển (Barro và Sala-iMartin, 1995). Những mô hình này dựa trên một định nghĩa rộng hơn về vốn, các ngoại tác tích cực kết hợp của việc tích lũy vốn( VD: tiến bộ kỹ thuật do công nghệ hàm chứa trong vốn mới). Kết quả, trong nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh, giả định giảm năng suất biên của vốn được thay thế bằng giả định năng suất biên không đổi. Điều này cho phép thay đổi trong tốc độ tăng trưởng được thúc đẩy bởi những thay đổi trong tiết kiệm quốc gia tồn tại trong dài hạn. 2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Tác động của chính sách tài chính đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề gây tranh cãi và có từ lâu trong lý thuyết kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm, và hoạch định chính sách kinh tế. Lý thuyết truyền thống cho rằng, khi các điều kiện khác không đổi, giảm tiết kiệm của chính phủ gây ra lãi suất tăng, đầu tư giảm, và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Có một số bằng chứng thực 7 nghiệm từ dữ liệu bảng và dữ liệu chuỗi thời gian đã phân tích những tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm. Tác hại của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế đã được kiểm chứng thực nghiệm trong một số nghiên cứu, chẳng hạn như Rubin và các cộng sự (2004), Gale và Orszag (2002), Fischer (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và cộng sự., (1994), Bleaney và cộng sự (2001). AndBorcherding et al., (2004). Roy và Berg (2009) không tìm thấy kết quả rõ ràng về mối liên hệ trên. Fischer (1993) đã kết luận nghiên cứu của ông bằng cách cho rằng, thâm hụt ngân sách lớn và tăng trưởng là tương quan ngược chiều. Vì lạm phát và thị trường ngoại hối bị bóp méo, điều đó xảy ra như một kết quả của thâm hụt ngân sách, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Gale và Orszag (2002) kết luận rằng, thâm hụt ngân sách vẫn còn có khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế vì "dòng vốn đại diện cho một sự sụt giảm đầu tư nước ngoài ròng và do đó việc giảm nguồn vốn thuộc sở hữu của quốc gia và giảm thu nhập quốc gia trong tương lai”. Borcherding và cộng sự (2004) đã tìm thấy một hiệu ứng tăng trưởng âm ở các chính phủ 20 nước OECD trong giai đoạn 1970-1997. Easterly và Rebelo (1992) cũng tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều phù hợp giữa tăng trưởng và thâm hụt ngân sách trong nghiên cứu của họ. Hơn nữa, Rubin và cộng sự (2004) cung cấp điều tra bổ sung về tăng trưởng âm do sự gia tăng thâm hụt ngân sách chính phủ bằng giảm giá tài sản, giảm tài sản quốc gia, mối lo ngại lạm phát, giảm tính linh hoạt tài chính để đối phó với những cú sốc kinh tế vĩ mô và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Ghosh và Hendrik (2009) đã tìm thấy kết quả ngược lại bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 1973-2004 của nền kinh tế Mỹ. Kết quả của họ chỉ ra rằng, khi các điều kiện khác không đổi, một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách làm chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai "kép", có xu hướng đi cùng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng trưởng kinh tế. Do đó, mối quan hệ tổng thể giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng. 3. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA THÂM HỤT TÀI CHÍNH, TIẾT KIỆM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Như chúng ta đã thảo luận ở trên trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh, chính sách tài khóa có tác động đáng kể cả mức độ và tốc độ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người. Để liên kết các khung lý thuyết với phương pháp luận của nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích cách ngân sách không cân bằng cụ thể là thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia và 8 tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế như thế nào. Tác giả sử dụng các hàm phổ biến và thuận tiện của chức năng sản xuất, Cobb Douglas như Barro (1990) và Barro và Sala-i-Martin (1992, 1995) thảo luận trong nghiên cứu của họ. Họ cho rằng chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ (g) như một đầu vào để hiển thị tác động tích cực của chi tiêu chính phủ và các tác dụng phụ liên quan đến thuế bóp méo (distortionary tax). Khả năng sản xuất, trong mỗi giai đoạn vốn, có thể được đưa ra như là: Với   [0,1] và y là sản lượng bình quân đầu người, A là năng suất, k là vốn tự có trên tổng vốn và g là hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ. Bây giờ chúng ta có thể có hai giả định liên quan đến chức năng sản xuất trên nghiên cứu của tác giả. Đầu tiên, ngân sách nhà nước được cân bằng là kết quả của chính sách thuế không bóp méo tại một tỷ lệ nhất định () và tổng thuế tính gộp là (L) sau đó hạn chế ngân sách sẽ trở thành: Trong đó số lượng các nhà sản xuất trong nền kinh tế là n trong khi C là chi tiêu chính phủ, được giả định không hiệu quả. Mặc dù về mặt lý thuyết, thuế đánh trên sản lượng đến khuyến khích đầu tư tư nhân, còn tổng thuế tính gộp thì không (Barro, 1990). Theo Barro (1990) và Barro và Sala-i-Martin (1992) thể hiện được một tỷ lệ tăng trưởng dài hạn () dựa trên một chức năng tiện ích rõ ràng và mô hình được thể hiện như: Với λ và μ đại diện thông số mà tác giả giả định trong các chức năng tiện ích. Phương trình (3) được chứng minh rằng tỷ lệ thuế bóp méo () làm giảm tốc độ tăng trưởng () và một công cụ tăng chi tiêu chính phủ cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ (g). Trong phương trình (3) chi tiêu chính phủ phi sản xuất (C) và các loại thuế không bóp méo (L) được giả định và không có vai trò quan trọng. Thứ hai, giả định ngân sách cân bằng ngân sách theo thứ tự bao gồm các thâm hụt ngân sách và phân tích ảnh hưởng của thâm hụt lên tăng trưởng kinh tế. Phương trình (4) tạo ra từ phương 9 trình (2) bao gồm thâm hụt ngân sách sau khi nghiên cứu thực nghiệm của Kneller và cộng sự (1999) và Bleaney và cộng sự., (2000) và trở thành: Trong đó d là viết tắt của thâm hụt ngân sách. Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew (2009) đều ước lượng tăng trưởng trong nghiên cứu của họ dựa trên nghiên cứu của Kneller và cộng sự (1999) và phương trình thể hiện như sau: Với yt là tốc độ tăng trưởng sản lượng, X là một vector của các biến tài chính, Z vector của các biến phi tài chính và jt sai số. Về lý thuyết, nếu giới hạn ngân sách được quy định đầy đủ và tất cả các yếu tố được thể hiện hết, trong trường hợp đó chúng ta có một ngân sách cân bằng và vector của biến tài chính bằng không. Nhưng, nếu một phần tử của X bỏ qua (ví dụ xm), thì đa cộng tuyến hoàn hảo (xem Kneller và cộng sự, 1999) sẽ không tồn tại và kết quả là chi phí sẽ không cân bằng với doanh thu. Sau khi bỏ qua yếu tố phương trình (5) sẽ trở thành: Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew (2009) đã kiểm định giả thuyết Ho (γj-γm)=0 thay vì giả thuyết thông thường là γj=0. Theo đó, hệ số của biến tài chính giải thích là "ảnh hưởng của sự thay đổi đơn vị trong các biến có liên quan được bù đắp bởi một đơn vị thay đổi trong thành phần bỏ đi từ hồi quy "(xem Kneller và cộng sự, 1999: 175). 4. MÔ TẢ DỮ LIỆU Các dữ liệu được sử dụng cho phần hồi quy bắt đầu từ 1990-2008, trong đó tác giả đã sử dụng dữ liệu từ năm 1988 đến năm 2008. Ngoại trừ một số biến, đa số các biến ấy từ cơ sở dữ iệu của các báo cáo tổng quan nền kinh tế thế giới (Wor d Economic Outlook). Mô tả như sau: 10 − GR: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và được sử dụng như một đại diện của tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm tính bằng cách chia GDP dân số giữa năm. Nguồn là Ngân hàng Thế giới. − FD: đại diện cho thâm hụt ( và thặng dư) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi tiêu của chính phủ. − TAX: thuế doanh thu theo % GDP được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thâm hụt tài chính lên tăng trưởng kinh tế cũng như tiết kiệm trong nước.Nguồn từ World Bank. − FDEV: Phát triển tài chính và tín dụng đối với khu vực tư nhân, đại diện là % GDP. − TO: hội nhập thương mại là [(xuất khẩu + nhập khẩu) / GDP] được sử dụng như một đại diện cho thương mại mở cửa , nguồn từ World Bank. − D: đại diện cho tổng số nợ quốc gia, lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, World Economic Outlook. − INV: Tổng hình thành vốn cố định (trong nước) và lấy từ Ngân hàng Thế giới. − EXP : chi tiêu Chính phủ . Lấy từ Quỹ tiền tệ quốc tế, World Economic Outlook. − INF: lạm phát: là chỉ số giá tiêu dùng, nguồn từ Ngân hàng Thế giới. − RIR: lãi suất thực là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lạm phát được đo bằng GDP giảm phát, nguồn Ngân hàng Thế giới. − SAV: tiết kiệm quốc gia, bao gồm tiết kiệm của chính phủ, tiết kiệm công ty và tiết kiệm hộ gia đình, là % của GDP, nguồn Ngân hàng Thế giới. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phân tích những tác động của thâm hụt ngân sách lên sự phát triển, chúng tôi sử dụng các mô hình mô tả bên dưới tương tự như Kneller và cộng sự (1999), bao gồm cả các biến tài chính và phi tài chính. Thâm hụt ngân sách, lạm phát, lãi suất và thuế là các biến chính, các biến còn lại và các biến phi tài chính được xem như là các biến kiểm soát trong đó bao gồm mở cửa thương mại, phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu chính phủ (Đầu tư) và tiết kiệm trong nước. Với GRt đại diện tốc độ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người, Xjt là một véc tơ của các biến tài chính, Zjt đại diện các biến phi tài chính và jt là sai số. 11 Với γ, 1, 2, 3,4, 5, 6, 7, 8 và 9 là các hệ số được ước tính và πi là kỳ hạn không đồng nhất của các quốc gia, có thể bao gồm tất cả các yếu tố không quan sát được liên tục trong một thời gian có ảnh hưởng đến tăng trưởng. ν là ảnh hưởng thời gian cụ thể. Những ảnh hưởng của biến tài chính trên tiết kiệm quốc gia được phân tích bằng cách sử dụng mô hình dưới đây. SAVit là tỷ lệ tiết kiệm trong nước trên GDP. Tác giả ước tính các hệ số bằng việc sử dụng các hình thức năng động của phương pháp GMM cho bảng dữ liệu từ 1990-2008 ở ba quốc gia mới nổi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. 6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 6.1 Mô tả và phân tích sự tương quan Một trong những kết quả bất ngờ thu được trong bảng dưới đây, cho thấy rằng tất cả ba quốc gia này thâm hụt trong hơn hai thập kỷ. Hơn nữa, nền kinh tế Ấn Độ đi kèm với thâm hụt tài chính cao nhất cao hơn so với Trung Quốc và Nam Phi. Các dữ liệu trung bình của tốc độ tăng trưởng trên đầu người của GDP Trung Quốc cao hơn so với hai quốc gia khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người của Trung Quốc trên GDP là 6.97% trong giai đoạn 1988-1992 và tăng lên đến 10.25% và 11.02% trong giai đoạn 1993-1997 và 2003-2007 tương ứng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong giai đoạn 1998-2002 giảm 2.87% trong giai đoạn năm năm trước. Sự sụt giảm này có thể liên quan với sự gia tăng thâm hụt ngân sách trung bình 60% so với thời gian trước đó. Mặc dù sự phát triển của Ấn Độ trong ba thời kỳ đầu tiên (tức là 1988/92, 1993/97 và 1998/02) không đáng chú ý như Trung Quốc, trong giai đoạn cuối là 2003-2007 cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng bằng 101% so với những giai đoạn trước. Nam Phi cho thấy tăng trưởng tương đối ổn định 1993-2002. Nhưng trong giai đoạn 2003/2007 đạt đến 6,89 lần so với tốc độ tăng trưởng báo cáo vào năm 1998/2002. Về mặt tiết kiệm trong nước, Trung Quốc đã cho thấy sự gia tăng ổn định, ngoại trừ một giai đoạn tăng trưởng giảm (tức là 1998/2002). Tương tự như Ấn Độ cũng cho thấy ít nhiều ổn định giá tăng trong tiết kiệm trong nước. Nam Phi suy giảm liên tục qua từng thời kỳ trong tiết kiệm nội địa 12 Bảng 2 chỉ ra tăng trưởng tương quan thuận chiều với các biến, chẳng hạn như FD, FDEV, INF, SAV và TO. Kết quả với FD và INF không như mong đợi theo lý thuyết tăng trưởng tiêu chuẩn. Bởi vì hai biến này cản trở sự tăng trưởng kinh tế và là những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế không lành mạnh khi chúng vượt quá mức chấp nhận được. Trong khi các biến RIR, TAX và D cho thấy mối tương quan nghịch với tăng trưởng như mong đợi. Biến phụ thuộc thứ hai là tiết kiệm có tương quan thuận với tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, tiết kiệm cho thấy tương quan nghịch chiều với D, RIR và TAX theo mong đợi. 6.2 Phân tích hồi quy 6.2.1 Các tính chất của dữ liệu Trước khi bắt đầu phần hồi quy của nghiên cứu, tác giả kiểm định tính dừng của các biến bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng, xem bảng 7 phần phụ 13 lục. Đối với các biến có chuỗi gốc không dừng, và không dừng ở sai phân bậc 1 hay bậc 2, tác giả đã tiến hành các kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng để đảm bảo sự tồn tại của trạng thái cân bằng dài hạn. Tác giả sử dụng Levin, Lin và Chu (LLC), Im, Pesaran và Shin (IPS); ADF- Fisher Chi-square và PP-Fisher Chi-square cho kiểm định nghiệm đơn vị. Levin, Lin và Chu (2002) là một trong những kiểm định nghiệm đơn vị đầu tiên được phát triển cho dữ liệu dạng bảng và có hạn chế trong việc chống lại giả thuyết thay thế, đặc biệt là khi mẫu nhỏ. Im, Pesaran và Shin (2003) sử dụng mô hình đề xuất cách kiểm định nghiệm đơn vị mới linh hoạt hơn và tính toán đơn giản cho dữ liệu bảng (được gọi là thống kê t-bar ), cho phép kiểm tra đồng thời các chuỗi dừng và không dừng. 6.2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu bảng Bảng 7 dưới đây cho thấy kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị sử dụng phương pháp của Levin, Lin và Chu, Im, Pesaran và Shin, ADF-Fisher Chi-square và PP-Fisher Chi-square. Kết quả cho thấy tất cả các biến đều dừng tại ít nhất một trong các phương pháp kiểm nghiệm. Tất cả các biến đều dừng trong kiềm định nghiệm đơn vị riêng biệt theo Im, Pesaran và Shin W-stat; ADF-Fisher Chi-square và PP-Fisher Chi-square và kiểm định nghiệm đơn vị chung (tức là Levin, Lin và Chu); ngoại trừ FDEV và D, các biến này không dừng trong kiểm định nghiệm đơn vị chung. Khi một số biến không dừng ở chuỗi gốc, tác giả kiểm tra tính dừng ở sai phân bậc 1 và sai phân bậc 2. Sau đó tác giả sang bước tiếp theo là ước ượng. Tuy nhiên, để đảm bảo mối quan hệ dài hạn giữa các biến tác giả đã tiến hành kiểm tra đồng liên kết trong bảng 3 14 15 6.2.1.2. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng. Các kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng được tiến hành theo Pedroni (1999, 2004) cho phép không đồng nhất hệ số chặn và hệ số xu hướng trên mặt cắt ngang, với các phương pháp khác nhau để kiểm định giả thiết H0, tức không có mối quan hệ đồng liên kết nào. Có hai giả thiết thay thế: thay thế đồng nhất được gọi là kiểm định trong khuôn khổ (within-dimension) hoặc kiểm định thống kê theo bảng, và thay thế không đồng nhất được gọi là kiểm định giữa các khuôn khổ (between-dimension) hoặc kiểm định thống kê theo nhóm. Đối với kiểm định thống kê theo bảng thì các giả như sau: H0: γi = 1 với mọi i H0: γi < 1 với mọi i Trong khi đó, kiểm định thống kê theo nhóm có các giả thiết: H0: γi = 1 với mọi i H0: γi < 1 với mọi i 16 Kiểm định đồng liên kết của Pedroni không đưa các biến ngoại sinh vào mô hình hồi quy và chỉ kết luận về việc có hay không sự tồn tại của các mối quan hệ đồng liên kết. Bảng kết quả kiểm tra đồng liên kết tiết lộ sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Bảng 3 cho thấy có hệ số chặn riêng và giả định xu hướng riêng ở tất cả các trường hợp ngoại trừ thống kê “rho-statistics” trong trường hợp của mô hình 1 và thống kê “v-statistics” trong trường hợp của mô hình 2 đã bác bỏ giả thuyết H0 ( tức bác bỏ giả thiết không có mối quan hệ đồng liên kết) ở mức ý nghĩa 5% và 10%. Điều này ngụ ý rằng tồn tại một mối quan dài hạn giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và tác giả có thể thực hiện bước tiếp theo là hồi quy ước ượng mô hình nghiên cứu. 6.2.2. Kết quả hồi quy Trong phần này tác giả thực hiện ước lượng bằng cách phân loại các biến độc lập thành các biến tài chính và biến phi tài chính. Bảng 4 cho thấy kết quả hồi qui biến phụ thuộc, dùng phương pháp hồi qui GMM động, ước ượng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên.Trong bảng này tất cả các biến giải thích được sử dụng với biến phụ thuộc có độ trễ. Ở bảng 5, tác giả dùng phương pháp hồi qui tương tự cho biến tiết kiệm trong đó xem biến tăng trưởng kinh tế là một trong những biến giải thích. Bảng 6 thể hiện kết quả hồi qui không bao gồm các biến phi tài chính nhằm đánh giá xem liệu biến tài chính có giải thích được cho tác động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm như là thuyết tăng trưởng và tiết kiệm đã nêu hay không. 17 *** Mức ý nghĩa 1%; ** Mức ý nghĩa 5%; * Mức ý nghĩa 10%. Biến phụ thuộc trong các phép hồi qui và tiết kiệm nội địa so với GDP. Giai đoạn nghiên cứu 1990-2008. Tất cả các biến giải thích tính tỉ lệ % so với GDP. Phương pháp ước ượng hiệu ứng cố định sử dụng mặt cắt ngang cố định (hiệu ứng cố định quốc gia) và hiệu chỉnh sự tự tương quan giữa các sai số. Bảng GMM được áp dụng cho mẫu để hạn chế số ượng các trường hợp biến động. 6.3. Thảo luận Sự gia tăng thâm hụt ngân sách được xem là trở ngại lớn trong tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển. Fischer (1993) cũng cho rằng thâm hụt ngân sách lớn chỉ đơn giản là một chỉ số đo sự bất ổn chung về vĩ mô, gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế. Trái ngược với ý thuyết kinh tế chuẩn và các nghiên cứu thực nghiệm, kết quả hồi qui của tác giả ở bài nghiên cứu này cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên. Như thể hiện ở bảng 4, 5 và 6 các hệ số về kết quả thâm hụt ngân sách có ý nghĩa thống kê và có tương quan dương đến tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. Về cơ bản, kết quả hồi qui này không phải là kết quả đầu tiên chỉ ra rằng có sự tương quan dương giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Kết quả hồi qui với biến lạm phát cũng cho thấy điều tương tự như các quan sát khi xảy ra thâm hụt. Tuy nhiên, các kết quả này không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ trường hợp biến tiết kiệm ở bảng 6. Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có sự tương quan âm. Nhưng cả Fischer (1991), Sala-i-Martin (1991) đều tìm thấy có mối liên hệ không đáng kể giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Thực ra, tùy thuộc mức độ lạm phát ( thấp - trung bình - cao ) mà có thể khiến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này được minh chứng thêm bởi các nghiên cứu của Clark (1993). Người đã chỉ ra rằng giữa các quốc gia có mức lạm phát từ thấp đến trung bình, không có mối 18 liên hệ chắc chắn và đáng kể nào giữa tăng trưởng và lạm phát. Hơn nữa, Levine và Zervos (1993) còn kết luận rằng những thay đổi biên trong tỷ lệ lạm phát trung bình có thể không tương quan âm với sự tăng trưởng. Hệ số ước lượng của biến thuế quan hồi quy có ý nghĩa thống kê, tương quan âm với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm theo đúng lý thuyết kinh tế. Một vài nghiên cứu thực nghiệm điển hình như Padovano và Galli (2001; 2002) cho thấy tỷ suất thuế biên cao làm giảm tăng trưởng kinh tế. Các mức ý nghĩa 1%; 5% và 10% ần ượt tương ứng với ***; **; *. Các biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người hàng năm và tiết kiệm nội địa (%GDP). Giai đoạn nghiên cứu 1990-2008. Các biến giải thích chính sách tài khóa được xác định theo %GDP. Sự mở cửa thương mại được kỳ vọng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng và tiết kiệm. Mặc dù các lý thuyết kinh tế cho rằng có mối tương quan dương mạnh mẽ giữa việc mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nhiều nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy mối liên hệ cùng chiều mạnh mẽ giữa 2 biến này. Ở nghiên cứu này, kết quả ở bảng 4 đã chỉ ra rằng khi biến TO (mở cửa thương mại) tăng 1% thì biến GR (tăng trưởng kinh tế) tăng 0.09% và biến SAV (tiết kiệm trong nước) tăng 0.08%. Hệ số của biến phát triển tài chính dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% trong mối liên hệ với biến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này tương tự kết quả ở các nghiên cứu của Goldsmith (1969) và Mckinnon (1973), La Porta cùng cộng sự (1998) và Levine cùng cộng sự (2000). Tuy nhiên trong mối liên hệ với biến tiết kiệm nội địa thì hệ số của biến phát triển tài chính là âm và có ý nghĩa thống kê. Thực sự, một vài nghiên cứu khác không cho thấy mối liên hệ rõ nét giữa phát triển tài chính và tiết kiệm. Một số lập luận cho rằng sự tồn tại của hệ thống tài chính được cải tiến vững mạnh sẽ khuyến khích việc cho vay và tăng tiêu dùng dẫn đến việc giảm tiết kiệm. Các ý kiến khác lại cho rằng phát triển tài chính thúc đẩy người dân tăng tiết kiệm phần thu nhập và lãi từ thu nhập của họ, kết quả là tiết kiệm nhiều hơn. 19 Lãi suất thực có tương quan âm với tăng trưởng và tiết kiệm, và có ý nghĩa thống kê. Khi lãi suất thực cao hơn sẽ kích thích người dân tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng giảm đi do việc tiêu dùng trong tương lai sẽ rẻ hơn tiêu dùng ở hiện tại (hiệu ứng thay thế). Tuy nhiên việc thu nhập tăng do tiền lãi từ tiết kiệm cao hơn cũng có thể khiến chi tiêu tăng (hiệu ứng thu nhập). 7. KẾT LUẬN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH GỢI Ý Phúc lợi của các thế hệ kế tiếp được xác định bởi sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định quan trọng đến đời sống trong xã hội với lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp và ổn định. Mục tiêu của nghiên cứu này tìm hiểu thâm hụt ngân sách cản trở tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nền kinh tế mới nổi. Các kết quả nghiên cứu hữu ích nhằm giúp các quốc gia ở các nền kinh tế này có thể hiểu và chuẩn bị biện pháp phòng ngừa. Qua hồi quy, bài nghiên cứu đưa ra các kết quả thú vị về thâm hụt ngân sách. Bảng 3, 4 và 5 thể hiện các hệ số ước ượng về thâm hụt ngân sách có ý nghĩa thống kê và tương quan dương với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm. Về cơ bản kết quả hồi quy này không phải là đầu tiên cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Biến lãi suất thực có tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm, hỗ trợ cơ sở lập luận cho lý thuyết chuẩn. Trong khi đó, kết quả hồi quy cho lạm phát cũng lặp lại những gì chúng ta đã quan sát thấy trong các trường hợp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, kết quả là không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ bảng 5 trong trường hợp tiết kiệm. Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan nghịch chiều, nhưng cả hai ước ượng của Fischer (1991), Sala-i-Martin (1991) đều tìm thấy mối liên hệ không đáng kể giữa tăng trưởng và lạm phát. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng, thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm thông qua các phương tiện tài trợ cho việc thâm hụt. Như chúng ta đã thấy ngoại trừ nợ và lạm phát thì cả thuế và lãi suất có quan hệ nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu Tiếng Việt: 1. Giáo trình “Tài chính công và phân tích chính sách thuế” PGS.TS Sử Đình Thành, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình “Lý thuyết tài chính - tiền tệ” PGS.TS Nguyễn Hữu Tài. ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 3. Giáo trình “Kinh tế vĩ mô”, ĐH Kinh tế quốc dân. Tài liệu Tiếng Anh: 1. Barro, R., (1990) Government spending in a simple model of endogenous growth. Journal of Political Economy 98(1), 103–117. 2. Barro, R.J., Sala-I-Martin, X. (1992), „Pub ic Finance in Mode s of Economic Growth‟, Review of Economic Studies, 59, 645-661. 3. B eaney, M., Gemme , N., Kne er, R. (2001). „Testing the endogenous growth model: public expenditure, taxation and growth over the long-run‟, Canadian Journa of Economics, 34, 36-57. 4. Easter y, W., Rebe o, S. (1992): “Fisca Po icy and Economic Growth”, Journa of Monetary Economics, 32(3), 417-58. 5. Easterly, W., Rebelo, S. (1993) Fiscal Policy and Economic Growth: an Empirical Investigation. Journal of Monetary Economics, 32, 417-57. 6. Fischer, S., (1993) "The Role of Macroeconomic Factors in Growth," Journal of Monetary Economics, 32, 485-512. 7. Padovano, F., Ga i, E. (2001), “Tax Rates and Economic Growth in the OECD Countries: 1951-1990″, Economic Inquiry, 39(1), 44-57. 8. Padovano F., Ga i, E. (2002) “A Comparative Test of A ternative Theories of the Determinants of Pub ic Deficits”, Pub ic Choice, 113, 37-58. 9. Romer, P.M., (1986) Increasing returns and long-run growth, Journal of Political Economy, 94, 1002-1037. 21 PHỤ LỤC Đồ thị 1: Xu hướng tăng trưởng kinh tế. Đồ thị 2: Xu hướng thâm hụt ngân sách. Đồ thị 3: Xu hướng tiết kiệm nội địa. 22 Bảng 7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị. 5 Giá trị p-value từ kiểm định Fisher được xác định bằng cách sử dụng phân phối Chi-Square tiệm c n. Tất cả các kiểm định dựa trên giả thuyết chuẩn của đường tiệm c n. Im, Pesaran và Shin W-stat; ADF-Fisher Chi-square và PP-Fisher Chi-square – H0: Dữ liệu có tính dừng (phương pháp xác định tính dừng chuỗi riêng biệt); Kiểm định của Levin, Lin & Chu và Breitung t-stat – H0: Dữ liệu có tính dừng (phương pháp xác định tính dừng nhóm chuỗi). Chọn lựa chiều dài độ trễ tự động dựa theo Modified Schwarz Criteria and Bartlett Kernel.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpaper_8_8_1159.pdf
Luận văn liên quan