Từnhững dữliệu và thông tin mà nhóm đã thu thập được thông qua nguồn sơ cấp lẫn thứ cấp,
nhóm đã cố gắng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để có thể có được một cái nhìn
đa chiều về đề tài. Cuối cùng, nhóm chúng tôi đi đến kết luận rằng, trong thời điểm này, thị trường
Pháp chưa phải là một thị trường thích hợp để công ty có thể xuất khẩu kẹo dừa.Kết luận này chủ yếu
xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do quy mô, nguồn lực và năng lực của công ty còn nhỏvà
yếu kém so với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường, chứ không phải do tiềm năng và tính khả thi
của sản phẩm kẹo dừa tại thị trường Pháp bằng 0, hay nói một cách khác, Pháp vẫn là một thị trường
đầy hứa hẹn cho sự tiêu thụ kẹo dừa nói chung và Kẹo dừa Bến Tre nói riêng.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm nhập kẹo dừa Bến Tre vào thị trường Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan với những đặc tính của sản phẩm là Kẹo
dừa thương hiệu Bến Tre và những nguồn lực, năng lực của Công ty TNHH SXKD Đông Á.
- Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý thuyết, nghiên cứu những tài liệu và số liệu để đánh giá chung
về thị trường (số liệu được thu thập trong khoảng từ 2003 đến quý 1 năm 2011). Về mặt thực tiễn, là
phân tích những khó khăn cũng như thuận lợi của thị trường, đưa ra kết luận đây có phải là thị trường
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 2
tiềm năng hay không và đề ra chiến lược cho sản phẩm hoặc khắc phục những khó khăn mà sản phẩm
đang và sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp mô tả, phân tích và đánh giá, đồng thời sử dụng phương pháp so
sánh và biện chứng để có thể phân loại và lựa chọn đối tượng. Mặt khác, tiểu luận cũng đã kết hợp
giữa kết quả thống kê từ khảo sát thực tế và vận dụng lý thuyết để có thể đi đến kết luận và hướng giải
quyết vấn đề.
Kết cấu của tiểu luận gồm bốn chương:
Chương I: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm.
Chương II: Phân tích thị trường dự kiến thâm nhập (thị trường Pháp)
Chương III: Phân tích SWOT
Chương IV: Hướng chiến lược để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Pháp.
Nhóm chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ thông tin và đóng góp ý kiến của các cô chú, anh
chị tại Công ty cũng như các Cơ quan, Sở ban ngành có liên quan: Chị Anh Hoa – trưởng Bộ phận
chăm sóc khách hàng của Công ty SXKD Đông Á; các cô chú đang làm việc tại Phòng Tổng hợp,
Phòng Tổ chức – hành chính trực thuộc Cục Thống kê tỉnh Bến Tre; Trung tâm Xúc tiến thương mại,
Phòng xuất – nhập khẩu thuộc Sở công thương tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, nhóm cũng chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Phạm Tố Mai đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này. Tuy nhiên, do
hạn chế về khoảng cách và thời gian cũng như trình độ nghiên cứu và phân tích, tiểu luận chắc chắn
không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của Cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn!
Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 3
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
1. Giới thiệu về doanh nghiệp:
Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Tổng Hợp Đông Á.
Trụ sở Chính: 379C, Nguyễn Văn Tư, P.7, Tp. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa.
Sản phẩm: kẹo dừa, kẹo chuối, bánh phồng sữa, hàng thủ công mỹ nghệ.
Thị trường nội địa: hệ thống với hơn 200 đại lý.
Thị trường xuất khẩu hiện tại: Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Úc.
Được thành lập từ năm 1980, trải qua 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã và
đang khẳng định được vị trí quan trọng trong ngành sản xuất kinh doanh Kẹo dừa mang thương hiệu
BẾN TRE.
Hơn 30 năm hoạt động, Công ty đã đạt được không ít các thành tựu đáng tự hào:
• Top 100 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Uy Tín 2007 của Bộ Công Thương.
• Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Phù Hợp Tiêu
Chuẩn.
• Giải Thưởng Bông Lúa Vàng Việt Nam 1998 về việc “Cải tiến trang thiết bị nâng cao
chất lượng sản phẩm và giải quyết lao động địa phương”.
• Hội đồng bình xét doanh nhân toàn quốc: Chứng nhận bà Phạm Thị Tỏ giám đốc công
ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á Đạt danh hiệu Doanh nhân Việt Nam
tiêu biểu.
• UBND tỉnh tặng bằng khen: Thi đua đưa sản phẩm nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre đạt chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Giới thiệu về sản phẩm và sơ lược về thị trường dự kiến:
2.1. Giới thiệu về sản phẩm: KẸO DỪA BẾN TRE
Như chúng ta đã biết, nhắc tới xuất khẩu Việt Nam không thể nào không nhắc đến dệt may, cà
phê, cao su, hải sản,…Nhưng có lẽ ít ai biết đến một sản phẩm rất đỗi gần gũi, thân thuộc :
“Bến Tre dừa ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày1 vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.
1Kẹo Mỏ Cày là tên của kẹo dừa mà người dân vẫn thường gọi trước đây, có lẽ vì kẹo dừa có nguồn gốc từ Huyện Mỏ Cày,
tỉnh Bến Tre.Người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày.
(Tham khảo:
Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 4
Đó chính là “Kẹo dừa Bến Tre”. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao không phải là một nơi nào khác
mà lại là Bến Tre? Hay nói một cách khác, Kẹo dừa Bến Tre đặc biệt như thế nào? Trước hết, chúng ta
phải biết rằng, nguyên liệu chính làm kẹo dừa bao gồm: nước cốt dừa, mạch nha và đường. Muốn làm
kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to
chín đều. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường
mới, có màu vàng tươi. Quan trọng hơn cả là chọn loại dừa nào để lấy nước cốt, đó phải là loại dừa
khô còn nước bên trong rất ít, cơm dừa phải dầy và có màu trắng, phải lựa trái “rám vàng” mới vừa hái
xuống. Thứ hai, chúng ta phải công nhận rằng, để làm được tất cả những điều đó, phải nhờ phần lớn
vào tài khéo léo và tấm lòng yêu nghề của người chế biến - “người xứ dừa”. Bởi lẽ đó, Bến Tre - xứ sở
của Dừa - chính là nơi hội tụ tất cả những nét đặc trưng thuần túy mà tinh tế để tạo ra món kẹo vừa
thơm vừa béo này và như một điều tất yếu, Bến Tre trở thành cội nguồn của món “Kẹo dừa” và “Kẹo
dừa” từ lâu đã trở thành đặc sản của “quê hương Đồng Khởi”.
Ngày nay, người Bến Tre đã cải tiến làm thêm nhiều loại kẹo dừa có kết hợp với các phụ liệu
khác làm cho kẹo dừa Bến Tre ngày càng phong phú. Người ta đã cho thêm hương vị sầu riêng, đậu
phộng và thậm chí cả ca cao vào kẹo. Đây được coi là hiện tượng “giao lưu và tiếp biến văn hóa” trong
nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo, để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng và có thể mở
rộng thị trường. Du khách đến Bến Tre thường mua kẹo về làm quà cho gia đình, người thân, bè bạn.
Có thể nói kẹo dừa khá gắn bó với cuộc hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở Bến Tre.
2.2. Sơ lược về thị trường dự kiến:
Như đã nói ở phần trước, kẹo dừa Bến Tre, hiện nay, mới chỉ được phổ biến và có tiếng ở một
số nước Châu Á, còn tại các nước Châu Mỹ và Châu Âu thì chủ yếu được người gốc Việt tại đó tiêu
thụ, người bản địa chưa thật sự biết đến và ưa chuộng sản phẩm này. Vì sao vậy?Vì sao kẹo dừa được
phần lớn người Châu Á ưu chuộng còn người Châu Âu và Châu Mỹ thì chưa?“Vì đây là loại kẹo được
làm từ dừa - một loại trái cây nhiệt đới nên dĩ nhiên không hợp với người phương Tây” - Chúng tôi,
ngay từ đầu với kiểu suy luận đó, đã loại bỏ thị trường này như một điều hiển nhiên.Tuy vậy, một thực
tế đáng ngạc nhiên khi tình cờ chúng tôi hỏi một số bạn sinh viên và khách du lịch đến từ Mỹ và Pháp.
Mặc dù phần lớn trong số họ không quen với các món ăn, thức uống vùng nhiệt đới, nhưng khi được
mời dùng thử kẹo dừa thì họ cảm thấy rất ngon và thích thú, thậm chí họ còn quyết định mua vài hộp
kẹo dừa để về làm quà. Họ nói rằng kẹo dừa có vị béo ngậy và ngọt thanh, rất hợp với khẩu vị của họ.
Tuy rằng đây mới chỉ là ý kiến của một nhóm nhỏ và không điển hình, chưa thật sự nói lên được điều
gì về nhu cầu của thị trường phương Tây và thị trường Mỹ, nhưng điều này thật sự đã gây hứng thú
cho chúng tôi và cho chúng tôi một góc nhìn hoàn toàn mới cho câu hỏi Vì sao vậy? Vì kẹo dừa Bến
Tre không phải là sản phẩm có đủ tiềm năng để phát triển ở những thị trường nước ôn đới? Hay do các
Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 5
doanh nghiệp Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của sản phẩm? Cuối cùng, chúng tôi quyết định
chọn thị trường Tây Âu hoặc Mỹ. Theo tìm hiểu, chúng tôi khi được biết, hiện nay, công ty Đông Á
cũng đang xuất khẩu vào một số ít khu vực thuộc tiểu bang California của Mỹ, chủ yếu đáp ứng cho bà
con Việt kiều tại đây. Vì vậy, chúng tôi chọn thị trường Mỹ để làm hướng nghiên cứu. Cũng nói rõ
thêm rằng, mục tiêu của chúng tôi không dừng lại ở người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ mà chính
là người bản địa gốc Mỹ.
Theo đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành một đợt khảo sát nhỏ, đối tượng là người nước ngoài
đang du lịch hoặc làm việc trên địa bàn TP. HCM (khu vực Quận 1, Quận 3).Tuy nhiên, kết quả khảo
sát2 cho thấy thị trường Mỹ lại là một thị trường chưa tiềm năng so với một vài thị trường khác. Ngay
sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích một cách tổng quan và so sánh các thị trường ở một số tiêu chí
để có thể chọn ra một thị trường cho đề tài nghiên cứu3.Qua đó chúng tôi đã chọn thị trường Pháp.
Những đặc điểm của thị trường cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp
phải khi xuất khẩu kẹo dừa được đề cập và phân tích cụ thể trong chương tiếp theo.
2Kết quả cuộc khảo sát được trình bày chi tiết trong “Báo cáo khảo sát đợt 1” (kèm số liệu cụ thể).
3Bài so sánh được trình bày trong “Phụ lục 2 - Phân tích, so sánh thị trường qua dữ liệu thứ cấp”.
1. Y
1
Ph
xếp hàng
phát triển
biệt, ngay
rãi với rấ
năm 2004
thế giới v
hàng thứ
Pháp là m
ngành cô
sách thu h
đầu tư hà
nước khiế
ghi chú rằ
ếu tố kinh t
.1. Nhữn
áp là thành
thứ 6 thế gi
Hoạt đ
sớm nhất k
trong chín
t nhiều nướ
, Pháp là n
ề nhập khẩu
Hoạt đ
hai trong số
ột thị trườn
ng nghiệp v
út đầu tư nư
ng đầu thế g
n Pháp trở t
Hiệu n
ng Pháp dẫ
5
10
15
20
Tỷ
P
ế:
g đặc điểm
viên của G
ới năm 2005
ộng thương
hu vực EU
h sách thươn
c trên khắp
hà xuất khẩ
hàng hóa s
ộng đầu tư
các nước O
g mạnh, tà
à dịch vụ (n
ớc ngoài kh
iới. Cũng t
hành nhà đầ
ăng sản xuấ
n đầu các nư
0
0
0
0
0
Anh Quố
14.6
55.
USD
Nhóm 08 –
C
HÂN TÍCH
chính về n
8 - nhóm cá
(sau Mỹ, N
mại: phát t
với tiềm lực
g mại mở r
thế giới. Th
u hàng hóa
ản xuất (sau
: Năm 2003
ECD ở mức
i nguyên thi
hất là dịch v
á mở, nhữn
rong năm 20
u tư trực tiế
t: Trong bá
ớc G7 về hi
c Đức
12.9
3
2.6
FDI của mộ
Lớp K094
HƯƠNG
THỊ TRƯ
ền kinh tế
c nước côn
hật Bản, Đứ
riển mạnh v
kinh tế mạ
ộng của mì
eo Tổ chức
đứng hàng t
Hoa Kỳ, Đứ
Pháp là nư
47 tỷ dollar
ên nhiên dồ
ụ trong hệ t
g điều này l
03, các côn
p ra nước n
o cáo OECD
ệu năng sản
Pháp H
47 57.3
t số quốc g
Chươ
02B| KINH
2:
ỜNG PHÁ
Pháp
g nghiệp ph
c, Trung H
ì Pháp là mộ
nh ngay từ
nh, Pháp đặ
Hợp tác Ki
hứ năm thế
c, và Trung
ớc thu hút
. Điều này c
i dào và ng
hống tài chí
àm cho Phá
g ty Pháp đ
goài lớn thứ
Nguồn:
in Figures
xuất (theo G
oa Kỳ Nhật
39.9
6.3
173.8
ia - Năm 20
ng 2: Phân
DOANH
P
át triển nhất
oa và Anh Q
t trong nhữn
buổi đầu mở
t quan hệ ng
nh tế và Phá
giới. Nước
Quốc).
đầu tư trực
ó thể được
uồn nhân lự
nh ngân hàn
p trở thành
ã đầu tư 57.
hai khối OE
OECD Factb
xuất bản n
DP trên gi
Bản
28.8
03
tích thị trư
QUỐC TẾ
thế giới.Ki
uốc).
g nước có n
cửa thương
oại giao, ki
t triển (OE
này cũng đ
tiếp nước n
giải thích vì
c có kĩ thu
g) rất phát t
một địa chỉ
3 tỷ dollar r
CD.
ook 2005 (tr
ăm 2005, O
ờ làm việc).
Đầu tư trực t
nước ngoài (I
of FDI)
Đầu tư trực t
nước ngoài
(Outflows of
ờng Pháp
6
nh tế Pháp
ền kinh tế
mại. Đặc
nh tế rộng
CD), trong
ứng thứ tư
goài đứng
thị trường
ật cao, các
riển, chính
hấp dẫn để
a ngoài đất
ang 70, 71)
ECD cũng
iếp từ
nflows
iếp ra
FDI)
Chương 2: Phân tích thị trường Pháp
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 7
Quốc gia Anh Quốc Đức Pháp Hoa Kỳ Nhật Bản
Hiệu năng sản xuất theo
GDP/giờ làm việc
39.6 $ 42.1 $ 47.7 $ 46.3 $ 32.5 $
Du lịch: Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm
đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kỳ (40.4 triệu). Khả năng thu hút du
khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu
nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch
xanh.
Quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam: Pháp đã khẳng định tiếp tục đưa Việt Nam
vào danh sách các nước ưu tiên xúc tiến thương mại, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp
làm ăn tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sẵn sàng tham gia vào nhiều dự án, nhất là một số dự án lớn
có ý nghĩa kinh tế xã hội. Đặc biệt là Pháp bày tỏ quyết tâm giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện
nguyên tử và coi đây là một trong những trọng tâm trong hợp tác khoa học kỹ thuật với Việt Nam.
1.2. Những tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Đông Á:
a) Thuận lợi:
- Pháp là một trong những nước phát triển đứng đầu thế giới (thành viên G8), điều này sẽ
giúp làm tăng uy tín và phát triển thương hiệu nếu doanh nghiệp được phép đưa sản
phẩm vào thị trường này.
- Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp ngày càng được mở rộng và phát triển,
điều đó sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường mà
không gặp phải những rào cản thương mại quá khắt khe.
- Khi tiến vào thị trường Pháp, doanh nghiệp sẽ được giao lưu học hỏi và tiếp cận những
tiến bộ trong khoa học công nghệ; được thử sức trên một thị trường lớn, năng động,
phát triển.
b) Khó khăn:
- Pháp có trình độ phát triển cao, bạn hàng của Pháp chủ yếu là các nước EU, Hoa Kỳ, vì
vậy doanh nghiệp phải đối mặt với những yêu cầu và đòi hỏi rất cao của thị trường
Pháp, nhất là đối với lĩnh vực thực phẩm.
- Là thị trường khá mới nên chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sẽ gặp phải rất nhiều trở
ngại cho doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thị trường Pháp
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 8
2. Yếu tố chính trị:
2.1. Những đặc điểm chính về chính trị và chính sách đối ngoại của Pháp.
Tổng Thống là lãnh đạo cao nhất và có quyền lực lớn, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, giữ
quyền xây dựng luật trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành pháp luật. Quyền lập pháp thuộc về
Nghị viện, gồm Quốc hội và Thượng viện.
Trong ba mươi năm (từ những năm 1970 đến năm 2010), chính trị Pháp khá phức tạp bởi sự
đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả - tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp và cánh hữu - tập
trung quanh Đảng Tập hợp vì nền cộng hòa.
Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên minh
Châu Âu. Ngoài ra, Pháp còn chủ động đẩy mạnh quan hệ, đối thoại với một số nước mới nổi như
Trung Quốc, Singapore. Trong đó, quan hệ với Trung Quốc đặc biệt được coi trọng do vị trí địa - chiến
lược quốc tế ngày càng quan trọng, tiềm năng kinh tế dồi dào.
Pháp là thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương
(COI), là thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức
các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF).
2.2. Tác động thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp:
- Thuận lợi: Pháp có chính sách đối ngoại khá thân thiện, tạo thuận lợi tương đối
cho việc phát triển chiến lược qua thị trường Pháp.
- Khó khăn: Nền chính trị và hệ thống pháp lý khác hoàn toàn với Việt Nam sẽ
khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi. Cần tìm hiểu và nghiên
cứu kĩ thể chế chính trị của Pháp trước khi bước chân vào kinh doanh tại thị
trường này.
3. Yếu tố văn hóa:
3.1. Những đặc điểm chính về nền văn hóa Pháp, đặc biệt về ẩm thực:
Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và
xem trọng chuyện ăn uống. Ẩm thực Pháp nổi tiếng bởi rượu vang, pho mát và các món ăn như ốc sên
hay gan ngỗng béo. Mỗi vùng đều có những nét độc đáo rất riêng. Miền Đông có bánh crêpe, rượu
vang Saumur và rượu táo. Miền Bắc nổi tiếng với các thương hiệu champagne như Veuve Cliquot,
Heidseik,… Miền Trung với nhiều loại pho mát, rượu cognac và vang trắng Sancerre. Phía Tây Nam
với gan ngỗng béo và thương hiệu rượu Bordeaux. Riêng Paris còn rất nổi tiếng với cà phê.
Chương 2: Phân tích thị trường Pháp
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 9
Các món ăn truyền thống của Pháp thường dùng rất nhiều mỡ. Ngày nay, thói quen ăn uống
của ngừơi Pháp đã thay đổi, họ ăn rất ít vào bữa tối và bữa sáng trở thành bữa ăn quan trọng nhất trong
ngày. Ngoài ra, ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng, kết
hợp độc đáo rượu vào chế biến và thưởng thức các món ăn. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn
trọng trong việc ăn uống, trong cách chế biến. Người Pháp cũng là bậc thầy thế giới trong ngành sản
xuất bánh ngọt với sự tuyệt hảo trong chất lượng và phong phú về thương hiệu bánh: bánh trái cây,
bánh su, bánh flan, bánh chocolate, bánh mì,…Nói riêng về kẹo, đối với người Pháp, loại kẹo được ưa
chuộng nhất là Kẹo Nougat ở Montélimar. Đây là một loại kẹo được làm từ đường hoặc mật ong và
các loại quả cứng như quả hạnh nhân, quả hồ trăn hoặc quả phỉ. Kẹo nougat có thể mềm dẻo hay cứng
giòn tùy từng loại, nhưng loại nào cũng có độ dính cao. Ngoài ra còn có một số loại kẹo khác nữa.
3.2. Tác động thuận lợi và khó khăn đến doanh nghiệp:
a) Thuận lợi:
- Vì phần lớn người Pháp ưa ngọt. Tương đồng với khẩu vị của sản phẩm. Đây là một
thuận lợi rất lớn trong việc tìm kiếm người tiêu dùng ưa thích sản phẩm.
- Với một nền ẩm thực phong phú và phát triển của Pháp, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ
hội để học tập và phát triển, tiến tới hoàn thiện sản phẩm.
b) Khó khăn:
- Khá khắt khe và cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm ăn uống, đây là thách thức rất
lớn mà doanh nghiệp phải vượt qua để chinh phục khách hàng Pháp.
4. Yếu tố khí hậu và địa lý:
4.1. Những đặc điểm chính về yếu tố địa lý và khí hậu của Pháp:
Pháp là quốc gia nằm ở vùng ôn đới nên được hưởng một nền khí hậu rất ôn hoà với bốn mùa
rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông từ 0-80 C, mùa hè từ 16-240 C.
Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các
đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi phía đông nam (dãy An-pơ) và tây
nam (dãy Pi-rê-nê).Vì vậy, khí hậu cũng được phân biệt rất rõ rệt ở mỗi vùng: Khí hậu miền địa trung
hải, khí hậu miền đại dương và khí hậu lục địa.
Với diện tích 674.843 km2, Pháp là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Ngoài ra, Pháp còn bao gồm
một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực (chủ
quyền tuyên bố tại Nam Cực tuân theo Hệ thống Hiệp ước Nam Cực).
Chương 2: Phân tích thị trường Pháp
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 10
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của hành tinh,
Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 km2, chỉ
đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km²).
4.2. Tác động thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp:
a) Thuận lợi:
- Với diện tích rộng và vùng đặc quyền kinh tế lớn của Pháp, doanh nghiệp sẽ có nhiều sự
lựa chọn để tìm ra một vùng, một khu vực nhất định có điều kiện phù hợp để giới thiệu
sản phẩm chứ không nhất thiết phải xâm nhập toàn bộ nước Pháp.
b) Khó khăn:
- Đặc thù của sản phẩm là không ngon khi gặp lạnh. Nhưng khí hậu của Pháp là khí hậu
ôn đới nên sẽ làm thay đổi đặc tính của sản phẩm khi bảo quản Vì Pháp ở Tây Âu cách
xa Việt Nam về khoảng cách địa lý nên doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí vận
chuyển.
5. Mức độ cạnh tranh thị trường Pháp:
Nước Pháp thường được biết đến với nền ẩm thực cao cấp, đồng thời nghệ thuật làm kẹo của
Pháp cũng nổi tiếng thế giới với loại kẹo nougat của Montélimar và rất nhiều loại kẹo nổi tiếng khác.
Thị trường Pháp là thị trường chưa có bất kì sản phẩm kẹo dừa của Việt Nam xuất khẩu sang
Pháp. Theo tìm hiểu thì cũng chưa có doanh nghiệp kẹo dừa nào của các nước khác xuất khẩu sang
đây.
a) Thuận lợi:
- Là thị trường mới hoàn toàn nên nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội và phát huy triệt
để khả năng của mình thì có thể sẽ thành công và thu được một nguồn lợi nhuận lớn.
- Là nước có rất nhiều loại kẹo nổi tiếng thế giới, áp lực cạnh tranh cao sẽ là động lực
thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh hơn.
b) Khó khăn:
- Mặc dù tại Pháp chưa có sản phẩm kẹo dừa để cạnh tranh trực tiếp, tuy nhiên là một
nước phát triển mạnh các loại bánh kẹo có uy tín và chất lượng cao trên toàn thế giới thì
đây trở thành thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nhiệt cho các doanh nghiệp muốn
bước chân vào thị trường này.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 11
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh và điểm yếu:
ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
Sản phẩm
và
Thương
hiệu
Sản phẩm: Công Ty Đông Á đã không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, tạo nên nhiều mẫu mã ngày càng hấp dẫn nhưng vẫn luôn
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sản phẩm: Kẹo dừa Bến Tre của công ty nói riêng và của cả nước
nói chung chưa có sự khác biệt lớn so với các sản phẩm của các nước
khác (điển hình là Malaysia). Ngoài ra, do nhu cầu từ nước ngoài và
những hạn chế trong khâu kỹ thuật, đóng gói của công ty, sản lượng
xuất khẩu và độ đa dạng của sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài
không được đa dạng và phong phú như sản phẩm nội địa.
Thương hiệu: Là công ty duy nhất được sử dụng tên địa phương làm
nhãn hiệu cho sản phẩm. Do đó, Kẹo dừa thương hiệu Bến Tre cùng
với hình ảnh bà già đeo kính trên bao bì sản phẩm đã khá quen thuộc
với khách hàng trong và ngoài nước.
Hình ảnh công ty: Chiến thắng vẻ vang trong cuộc chiến giành lại
thương hiệu kẹo dừa "Bến Tre" của bà Hai Tỏ đã để lại ấn tượng đẹp
trong lòng người tiêu dùng nội địa lẫn quốc tế. Tiêu chuẩn vệ sinh: Nhiều công đoạn sản xuất kẹo được thực hiện
thủ công bằng tay gây ra sự e ngại cho khách hàng về khâu vệ sinh an
toàn thực phẩm. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với thị trường
Châu Âu nói chung và thị trường Pháp nói riêng.
Tính truyền thống văn hóa của sản phẩm: Sản xuất kẹo dừa không
chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà nó còn mang một bản sắc
văn hóa của "người xứ dừa - Bến Tre". Công ty đã góp phần không
nhỏ trong việc kết hợp yếu tố văn hóa và giá trị kinh tế trong sản
phẩm.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 12
Nguồn
lực của
Công ty
Bản quyền và bí mật thương mại: Sau khi thắng lợi trong cuộc
chiến giành lại thương hiệu Kẹo dừa Bến Tre năm 1999, công ty đã
đăng ký bảo hộ thành công cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Đồng
thời, với dây chuyền sản xuất và trang thiết bị đã được cải tiến phần
nào4 cùng những bí quyết riêng về công thức sản phẩm và tỉ lệ pha
trộn, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và chinh phục
được nhiều người tiêu dùng.
Công nghệ sản xuất: Hệ thống máy móc, kĩ thuật sản xuất của công
ty vẫn chưa thật phát triển và đáp ứng được yêu cầu. Một số máy móc
mà doanh nghiệp có chỉ dùng để trộn nguyên liệu, ép nước cốt dừa…
được điều khiển thủ công cũng như các khâu khác như làm mạch nha,
nạo dừa, cắt kẹo hay đóng gói chủ yếu làm theo phương pháp thủ
công. Điều này sẽ làm hạn chế năng suất của công ty và gây lo lắng
cho khách hàng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguồn nguyên liệu: Bến Tre là tỉnh có sản lượng dừa lớn nhất cả
nước (420,2 nghìn tấn - năm 2010 - theo Niên giám Thống kê tỉnh
Bến Tre) với chất lượng tốt, vì vậy công ty có nguồn cung dừa
(nguyên liệu chính của kẹo dừa) ổn định, đảm bảo cho nhu cầu mở
rộng sản xuất và xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu: Công ty chưa chủ động được hoàn toàn nguồn
cung của một số nguyên vật liệu (đường, mạch nha) cũng như các
nguyên liệu thiên nhiên (đậu phộng, ca cao, lá dứa, sầu riêng). Thậm
chí, vào mùa “dừa treo”, sản lượng dừa thấp, nguồn cung dừa cũng
gặp nhiều khó khăn. Vì thế công ty phải chịu ảnh hưởng lớn từ việc
giá của các nguyên vật liệu đầu vào này thường xuyên tăng giảm
không ổn định.
Ví dụ: Sự bất ổn của giá đường (2005-2010):
(Đơn vị: nghìn đồng/ kg – Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre)
2005 2007 2008 2009 2010
7.829 8.285 9.758 16.371 19.527
4 Công ty đã được Giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam 1998 về việc Cải tiến Trang thiết bị Nâng cao chất lượng sản phẩm và giải quyết lao động địa phương.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 13
Nguồn nhân lực: Đội ngũ từ 50 nhân viên (khi mới đi vào hoạt
động) phát triển đến nay đã hơn 1000 nhân viên lành nghề, cần cù,
siêng năng trong sản xuất và một đội ngũ quản lý có kiến thức
chuyên môn với sự cố vấn từ bà Phạm Thị Tỏ - Doanh nhân Việt
Nam tiêu biểu.
Nguồn tài chính: chủ yếu là do công ty “tự lực cánh sinh”, từ lợi
nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Theo số
liệu xuất khẩu của doanh nghiệp thì giá bán trung bình là 25000 đ/kg
và khối lượng xuất khẩu trung bình 9000 tấn. Như vậy một cách ước
lượng thì trong 2010 doanh thu của công ty từ việc xuất khẩu là 37,5
tỷ VNĐ, và với tỷ giá năm 2010 thì vào khoảng gần 2 triệu USD. Qua
đó, có thể có một hình dung sơ bộ về quy mô và ngân sách của công
ty là không lớn.
Cơ sở hạ tầng: Nằm trong một con đường nhỏ (khoảng 300m rẻ vào
từ đường Nguyễn Văn Tư), trên một vùng đất diện tích khoảng từ 1-2
ha, mặt bằng của công ty là khá nhỏ để có thể mở rộng quy mô sản
xuất. Cơ sở vật chất chưa được trang bị một cách đầy đủ và hiện đại
do lối kinh doanh nông thôn.
Giao thông vận tải: Công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
chủ yếu bằng đường thủy qua các cảng biển Bình Thắng, An Thủy.
Đây là các cảng biển phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu nhưng vẫn
chưa mang lại hiệu quả cao do quy mô còn nhỏ.
Thị
trường và
Thị phần sẵn có: Có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ
thống bán lẻ gồm hơn 200 đại lý. Là doanh nghiệp đi đầu tại Việt
Thị trường trong nước: thị trường trong nước của công ty chưa thực
sự phát triển đúng với quy mô và vai trò "dẫn đầu" của công ty trong
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 14
Đối tác Nam trong lĩnh vực xuất khẩu kẹo dừa (trong 5 năm 2005 - 2010,
trung bình xuất khẩu kẹo dừa khoảng 9000 tấn5). Sản phẩm kẹo dừa
Bến Tre có mặt tại nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Mỹ (California).(xem biểu
đồ Phụ lục 1)
lĩnh vực sản xuất kẹo dừa. Tính ra, 1.000 công nhân của công ty
Đông Á làm ra khoảng 9000 kẹo nhưng bán trong nước chỉ khoảng
10%. Đây được coi là điểm yếu của công ty vì thị trường trong nước
đóng vai trò là nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu tại nước
ngoài. Nếu công ty chưa làm chủ được thị trường nội địa thì sẽ khó
đứng vững được khi tiến ra bên ngoài. Đối tác tại thị trường nước ngoài: Hiện tại công ty đang giữ vai trò
chủ đạo là nhà sản xuất và ủy quyền lại cho công ty Thương Hãn Phú
Hoa làm đại lý độc quyền tại Trung Quốc.
Khác
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Luôn được công ty nói
chung và ban lãnh đạo nói riêng đặc biệt quan tâm. Ở địa phương, bà
Hai Tỏ là người tham gia công tác xã hội nhiều nhất. Tính đến thời
điểm này, số tiền mà bà bỏ ra cho công tác xã hội có đến vài tỷ đồng,
có thể kể đến một vài công trình như tôn tạo di tích lịch sử Miếu Bà ở
phường 7 là 1,7 tỷ đồng, làm đường giao thông và nâng cấp trường
tiểu học với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Công nhân trong công
ty, nhiều người được bà cấp đất rồi cho luôn tiền xây nhà, để họ yên
tâm lao động. Bà còn đặt báo chí dài hạn cho nhiều tổ an ninh tự
quản của phường đọc để cập nhật thông tin thời sự, nâng cao kiến
thức.
5Số liệu từ Công ty Đông Á.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 15
2. Cơ hội và thách thức:
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)
Sản
phẩm
và
khách
hàng
Khách hàng:
Người Pháp thích ngọt và khá yêu thích vị ngọt béo của Kẹo dừa.
Với vị mới lạ đến từ trái cây nhiệt đới: dừa và các phụ liệu khác sẽ gây
thích thú cho người tiêu dùng Pháp.
Mặt khác, hiện nay khách hàng của kẹo dừa chủ yếu là học sinh,
sinh viên. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập còn phụ thuộc. Trong
khi đó có những nhóm khách hàng ở độ tuổi lao động, có thu nhập
cũng yêu thích kẹo dừa (Có thể nhận thấy điều này thông qua kết quả
khảo sát, tuy không điển hình nhưng với sự thống nhất về vị ngon của
kẹo dừa đến 90,5% người được khảo sát cũng cho thấy phần nào sự
yêu thích của người tiêu dùng Pháp đối với kẹo dừa).
Sản phẩm: Kẹo dừa khi gặp lạnh sẽ cứng lại và mất đi độ ngon vốn có.
Do đó độ cứng của kẹo là một khuyết điểm lớn khi xuất khẩu sang thị
trường có nền khí hậu ôn đới như Pháp.
Tuy kẹo dừa mang hương vị trái cây miền nhiệt đới mang tới sự mới
lạ với du khách Pháp, nhưng về lâu dài, với hương vị đó khó có thể chiếm
được cảm tình của người dân tại nơi đây, đấy là chưa kể Pháp là một đất
nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và vô cùng phong phú, sản phẩm bánh
kẹo lại hết sức dồi dào và mới lạ.
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm: Người Pháp rất sành ăn và xem
trọng chuyện ăn uống. Thị trường Pháp nói riêng và thị trường EU nói
chung nổi tiếng là thị trường "khó tính" bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ
sinh an toàn mà nhất là trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống.
Thị
trường
Quy mô thị trường: Thị trường Pháp với hơn 65 triệu dân và GDP
bình quân đầu người là 33.300 USD. Kim ngạch xuất khẩu liên tục
tăng và theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, trong 8 tháng
đầu năm 2011, Việt Nam đã thu về từ thị trường Pháp trên 1 tỷ USD,
tăng 60,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
Sức cạnh tranh: Thị trường Pháp là một thị trường rất lớn, lĩnh vực bánh
kẹo vô cùng phong phú. Để thâm nhập thị trường này cần rất nhiều thời
gian và tiền của để nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu thị trường, văn hóa,
kênh phân phối…Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các
đối thủ lớn sẵn có trong lĩnh vực bánh kẹo nói chung tại thị trường này.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 16
các sản phẩm bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc khác là 6,9 triệu
USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ, chiếm 2,9% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này. Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Pháp của
các sản phẩm bánh kẹo nói chung và Kẹo dừa nói riêng là rất lớn.
Tương quan với các thị trường khác: Pháp trong mối tương quan so
sánh với thị trường truyền thống là các nước châu Á, nhất là Trung Quốc
và một thị trường tiềm năng khác mà công ty đang hướng tới là miền nam
Ấn Độ thì vẫn còn tỏ ra bất lợi hơn về một số mặt khá quan trọng như
khẩu vị của người tiêu dùng, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn hàng truyền
thống (so với Trung Quốc), cơ hội thâm nhập (so với Ấn Độ), thời tiết,
cạnh tranh, cầu thị trường rất lớn (chỉ tính Trung Quốc và Ấn Độ đã hơn
2 tỷ dân, gấp hàng chục lần so với thị trường Pháp), chi phí vận chuyển
cũng lớn hơn. Ngoài ra, những năm gần đây ASEAN - Ấn, Trung, cụ thể
là Việt Nam - Ấn Độ đang thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.
Đối thủ cạnh tranh: Theo kết quả khảo sát, sản phẩm kẹo dừa vẫn
chưa có mặt tại thị trường Pháp nên sẽ không có đối thủ cạnh tranh trực
tiếp đối với mặt hàng kẹo dừa trong thời gian đầu, do đó doanh nghiệp
sẽ tận dụng được lợi thế của người tiên phong để chiếm lĩnh thị trường.
Liên kết thị trường: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp, Đại
sứ quán Việt Nam tại Pháp và bà con Việt kiều tại Pháp sẽ là cầu nối
quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường Pháp
(khoảng 300.000 người - năm 2008).
Chi phí
Giá nguyên liệu: Như đã nói ở phần Điểm yếu, giá nguyên vật liệu đầu
vào như đường, dừa, mạch nha, sầu riêng, lá dứa, ca cao biến động thất
thường làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá của sản phẩm. Điều này
đòi hỏi công ty phải chủ động được nguồn nguyên liệu, có như thế công
ty mới có thể nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 17
Ngân sách – tài chính: Như đã nói, ngân sách của công ty là không lớn,
do đó việc cải tiến và quảng bá sản phẩm để có thể tiếp cận thị trường
Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đây là một thì trường mới hoàn
toàn, phải mất một thời gian để nghiên cứu, xâm nhập và xây dựng hình
ảnh. Hơn thế nữa, khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia cũng làm tăng chi
phí cho doanh nghiệp.
Thủ tục
pháp lý
Thủ tục đăng kí kinh doanh: Công ty có thể tiết kiệm thời gian, chi
phí và tiếp cận thị trường thuận lợi hơn bằng cách mở văn phòng đại
diện, chi nhánh công ty hoặc thiết lập liên doanh với một nhà phân phối
làm đại lý chính tương tự như công ty Thương Hãn Phú Hoa đã rất
thành công ở Trung Quốc. Ở Pháp, thủ tục lập công ty con rất dễ dàng.
Công ty con có hai dạng pháp nhân: hữu hạn và cổ phần dự án. Công ty
con sẽ có pháp nhân ở Pháp.
Trình độ nhân viên: Trình độ của đội ngũ nhân viên (cả về chuyên môn
nghiệp vụ hải quan lẫn trình độ ngoại ngữ) cũng chưa được đào tạo
chuyên nghiệp. Nhân viên chưa rành về thủ tục hải quan, nên chủ yếu đưa
hàng tới biên giới rồi chuyển giao hàng cho doanh nghiệp bên nước bạn
làm thủ tục rồi đem bán, hoặc ủy thác cho một doanh nghiệp thương mại.
Thủ tục hải quan: Nước Pháp không có quy định riêng về thủ tục hải
quan cũng như thuế, mà áp dụng theo quy định chung của cộng đồng
châu Âu. Hiện, cộng đồng châu Âu cũng đang cải cách thủ tục hải
quan, đơn giản hóa thông qua việc khai quan điện tử. Việc cải cách thủ
tục hải quan nhằm đảm bảo an toàn cả về chất lượng và số lượng. Việt
Nam đang đàm phán về Hiệp định thương mại tự do với cộng đồng
châu Âu, khi Hiệp định này được ký kết và có hiệu lực thì các sản
phẩm từ Việt Nam sẽ hưởng thuế suất ưu đãi, giảm thuế, và thậm chí
Chương 3: Phân tích SWOT
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 18
còn được miễn thuế hải quan khi vào thị trường châu Âu. Vì thế, sản
phẩm Kẹo dừa khi xuất sang Pháp sẽ nhận được những ưu đãi này.
Sự hỗ
trợ
khác
Sự hỗ trợ từ các sở ban ngành và cơ quan nhà nước khác (Sở Công
thương tỉnh Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI): Là nguồn
cung cấp thông tin về thị trường, về Hội chợ, triễn lãm, các yêu cầu từ
đối tác nước ngoài, các chương trình đào tạo, huấn luyện doanh nghiệp
và hỗ trợ trong việc liên hệ với các đối tác nước ngoài.
Sự hỗ trợ của tỉnh nhà: Trong định hướng phát triển các mặt hàng xuất
khẩu 2011-2015 của tỉnh thì kẹo dừa đang mất dần đi vị thế chủ đạo vốn
có. Tỷ trọng của sản phẩm kẹo dừa trong gói hàng hóa xuất khẩu chủ yếu
của tỉnh là 8,28%, chỉ bằng 1/2 so với sản phẩm cơm dừa nạo sấy6. Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc sự hỗ trợ về mặt kinh phí cho ngành sản
xuất kẹo dừa sẽ giảm sút. Hơn thế nữa, việc hỗ trợ về mặt kĩ thuật hầu
như là không nhiều, doanh nghiệp phải tự thân vận động, đó thật sự là
một thách thức lớn.
6Số liệu từ Phòng Xuất – Nhập khẩu, Sở Công thương tỉnh Bến Tre.
Chương 4: Hướng chiến lược xuất khẩu Kẹo dừa Bến Tre
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 19
CHƯƠNG 4:
HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU KẸO DỪA BẾN TRE
Với phần phân tích SWOT trong chương trước, tuy chưa thật đầy đủ và chi tiết, nhưng chúng ta
vẫn có thể nhận thấy rằng ở thời điểm hiện tại, với nguồn lực hiện tại của công ty, nếu chọn thị trường
Pháp để xuất khẩu kẹo dừa thì những thách thức và rủi ro mà công ty gặp phải sẽ lớn hơn nhiều so với
cơ hội thành công mà công ty có được. Vì vậy, trong chương này, nhóm chúng tôi không trình bày
chiến lược một cách chi tiết, cụ thể mà chỉ đề xuất hướng chiến lược để từ đó doanh nghiệp có biện
pháp khắc phục những điểm yếu, khó khăn và có thể xâm nhập vào thị trường này trong tương lai.
1. Chiến lược sản phẩm:
Định vị sản phẩm:
- Công ty nhắm đến mục tiêu là sản phẩm bình dân, phù hợp với khẩu vị và sở thích của người
dân Pháp để chinh phục nhóm khách hàng có thu nhập thấp và trung bình tại thị trường. Đặc biệt tập
trung vào đối tượng khách hàng là trẻ em.
Thích nghi hóa và đa dạng hóa sản phẩm.
- Vì thử thách lớn nhất về mặt sản phẩm là làm thế nào để giữ độ dẻo của kẹo nên doanh nghiệp
có thể thay thế hoặc thêm chất phụ liệu để khắc phục nhược điểm cứng khi gặp lạnh của kẹo dừa,
nhưng vẫn đảm bảo giữ được hương vị đặc trưng truyền thống của kẹo dừa Việt Nam. Chúng tôi được
biết, trong thành phần của kẹo dừa, phần chính đông cứng khi gặp lạnh chính là đường mạch nha và
nước cốt dừa, tuy nhiên, đây cũng chính là phần tạo nên độ dẻo của kẹo. Do đó, doanh nghiệp có thể
đầu tư nghiên cứu ra một thành phần phụ bổ sung vào kẹo giúp ngăn sự đông cứng của sản phẩm thay
vì chọn biện pháp thay thế hoàn toàn thành phần.
- Đồng thời, vì sở thích và khẩu vị của người Pháp không hoàn toàn tương đồng với các thị
trường truyền thống, do vậy, việc đa dạng hóa hương liệu tạo mùi, vị và các phụ liệu bổ sung vào kẹo
là hết sức cần thiết để đáp ứng với những nhu cầu mới. Hơn nữa, ở Pháp, đồ ăn uống thay đổi theo
từng mùa và từng chu kỳ. Vì vậy, công ty có thể tập trung xuất khẩu các sản phẩm có sẵn như kẹo dừa
tổng hợp, kẹo dừa cacao, kẹo dừa lá dứa,… theo từng giai đoạn khác nhau và nghiên cứu phát triển
thêm các sản phẩm kẹo dừa mang các hương vị yêu thích của người Pháp.
- Sự phù hợp của sản phẩm cũng cần được chú trọng cho phù hợp với thói quen và đặc điểm thể
trạng của người tiêu dùng. Ở Pháp nói riêng và các nước Châu Âu nói chung, có hiện tượng nhiều
người quá cân, béo phì sinh nhiều bệnh tật, do đó, việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của
khách hàng Pháp là cần thiết.
Chương 4: Hướng chiến lược xuất khẩu Kẹo dừa Bến Tre
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 20
Nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Vì Pháp là thị trường có những yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. Nên doanh
nghiệp cần cải tiến khâu sản xuất, trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại theo đúng các tiêu chuẩn
của Mỹ và EU, chế biến bằng máy móc thay vì thủ công bằng tay như hiện nay, để đáp ứng tốt các tiêu
chuẩn chất lượng trong từng khâu sản xuất.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Cải tiến để sản phẩm đạt tiêu chuẩn
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng được công nhận ở Pháp.
Bao bì sản phẩm
- Ngoài việc cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm sao cho bắt mắt và chuyên nghiệp hơn, thích hợp
với phong cách Pháp, doanh nghiệp còn phải in thêm các thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm,
khối lượng, màu sắc, thành phần nguyên liệu và xuất xứ của sản phẩm, kèm theo hướng dẫn sử dụng,
cách thức bảo quản sản phẩm bằng tiếng Pháp.
- Điều quan trọng là doanh nghiệp còn phải tìm hiểu và tuân thủ theo các quy định và yêu cầu về
việc đóng gói cũng như nhãn mác sản phẩm của EU nói chung và Pháp nói riêng.
2. Chiến lược giá
Tuy hiện nay không có sự chênh lệch giá bán nhiều giữa các thị trường xuất khẩu nhưng công ty sẽ
áp dụng chiến lược giá phân biệt đối với thị trường Pháp, định giá cao hơn giá bán ở các thị trường
khác 25% vì những lý do sau:
- Hầu hết những mặt hàng nông sản đã được chế biến xuất sang EU và Pháp đều phải chịu thêm
một số khoản phí nhập khẩu dựa vào tỷ lệ % đường, chất béo, chất đạm và tinh bột có trong sản phẩm
và kẹo dừa cũng không ngoại lệ. Do đó, thuế đánh vào sản phẩm kẹo dừa sẽ cao hơn.
- Người dân Pháp có thu nhập bình quân khá cao so với các nước khác và sẵn sàng chi trả cho
sản phẩm mới lạ, thu hút họ.
Một điều cần được lưu ý, “giá cao” được đề cập ở đây là giá cao hơn so với các thị trường xuất
khẩu khác (Trung Quốc, Campuchia, Lào,…), nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với người có thu nhập thấp
và trung bình tại Pháp.
3. Chiến lược xâm nhập và phát triển ở thị trường Pháp.
Chiến lược xâm nhập và phát triển ở thị trường Pháp cần một thời gian dài và đòi hỏi nhiều
bước, nhiều khâu phải thực hiện một cách kỹ lưỡng, như:
o Phân khúc thị trường: Vì sự rộng lớn và đa dạng về địa lý, khí hậu cũng như văn hóa
vùng miền của Pháp mà công ty cần đầu tư nghiên cứu, phân khúc thị trường theo những tiêu
chí cụ thể và rõ ràng.
Chương 4: Hướng chiến lược xuất khẩu Kẹo dừa Bến Tre
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 21
o Thử nghiệm thị trường: Vì đây là thị trường hoàn toàn mới, chưa nắm bắt được nhu cầu
thật sự của khách hàng, do vậy, cần phải thử nghiệm và xâm nhập từ từ, lựa chọn đúng thời cơ,
nắm bắt cơ hội và tận dụng những lợi thế có sẵn.
o Chọn khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp sau khi phân khúc khách hàng và nắm bắt
được nhu cầu của những đối tượng khách hàng khác nhau thì có thể đưa ra sự lựa chọn khách
hàng mục tiêu. Tuy nhiên cần phải cân nhắc cẩn thận vì nó quyết định đến các chiến lược và
các khâu thực hiện tiếp theo.
o Marketing sản phẩm: Đây là bước vô cùng quan trọng và phức tạp đối với doanh
nghiệp, đòi hỏi một sự chuyên nghiệp. Cần đầu tư và nghiên cứu nghiêm túc.
4. Ước tính thời gian và lộ trình thực hiện chiến lược:
STT Các bước tiến hành Ước tính lộ trình
1
Giới thiệu sản phẩm đến người Pháp đang sinh sống, làm việc tại
Việt Nam hoặc khách du lịch Pháp đến Việt Nam để có nhận định
rõ ràng hơn về khẩu vị và sự ưa chuộng của họ đối với kẹo dừa.
Đồng thời, xuất khẩu sản phẩm (không chính thức) cho bà con
Việt kiều tại Pháp (tương tự như với thị trường California).
Khoảng 1 năm
2 Kêu gọi hỗ trợ ngân sách, huy động vốn
Thực hiện xuyên
suốt quá trình
3
Đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm: Cải tiến dây chuyền sản
xuất, đổi mới công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu để khắc phục nhược điểm
đông cứng khi gặp lạnh của sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo
hướng thích nghi thị trường.
Ít nhất 2 năm
4
Tìm hiểu về thủ tục pháp lý, văn hóa và môi trường kinh doanh tại
Pháp, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm (bao gồm cả việc nhận biết
và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp), tìm kiếm
và đặt mối quan hệ với các đối tác), để xác định cơ hội kinh doanh
và phân khúc thị trường.
5 Tiến hành các thủ tục để xuất khẩu vào thị trường. Trên dưới 6 tháng
6 Thử nghiệm thị trường theo những phân khúc thị trường: 1 năm
7 Lựa chọn thị trường và khách hàng và mục tiêu
8 Chiến lược marketing
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 22
KẾT LUẬN
Từ những dữ liệu và thông tin mà nhóm đã thu thập được thông qua nguồn sơ cấp lẫn thứ cấp,
nhóm đã cố gắng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để có thể có được một cái nhìn
đa chiều về đề tài. Cuối cùng, nhóm chúng tôi đi đến kết luận rằng, trong thời điểm này, thị trường
Pháp chưa phải là một thị trường thích hợp để công ty có thể xuất khẩu kẹo dừa.Kết luận này chủ yếu
xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do quy mô, nguồn lực và năng lực của công ty còn nhỏ và
yếu kém so với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường, chứ không phải do tiềm năng và tính khả thi
của sản phẩm kẹo dừa tại thị trường Pháp bằng 0, hay nói một cách khác, Pháp vẫn là một thị trường
đầy hứa hẹn cho sự tiêu thụ kẹo dừa nói chung và Kẹo dừa Bến Tre nói riêng.
Tiểu luận đã cho thấy một nhu cầu thật sự từ một thị trường hoàn toàn mới, đi ngược lại với
những quan điểm thông thường, cũng như một nguồn lợi nhuận tiềm năng cho công ty. Tuy nhiên, do
khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu, thông tin và xác minh mức độ chính xác của các thông tin
đó, nêntiểu luận, nhất là phần phân tích SWOT, chưa đạt được sự sâu sắc và logic như mong đợi, do đó
chưa cung cấp được một cái nhìn cụ thể, rõ ràng và chính xác để có thể đánh giá, nhận định được thị
trường một cách toàn diện và hoàn hảo, cũng như đưa ra chiến lược cho việc xuất khẩu kẹo dừa vào thị
trường này.
Để có thể nắm bắt cơ hội và thật sự đưa được sản phẩm kẹo dừa vào thị trường Pháp, công ty
cần có những bước nghiên cứu sâu sát hơn, cụ thể hơn với quy mô lớn hơn. Song song với đó, công ty
còn phải mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh, đặc biệt, phải nâng cấp,
đổi mới công nghệ sản xuất, khắc phục một số nhược điểm của sản phẩm, cũng như đảm bảo cho sản
phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về cả độ ngon lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là bước đi vô cùng quan
trọng và mang ý nghĩa chiến lược, vì chỉ khi nào thực hiện được khâu này thì công ty mới có thể chiếm
lĩnh thị trường nội địa và thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường
Pháp.
B
iểu đồ: C
0.05%
ơ cấu thị
16%
Nhóm 08
P
trường x
6.75%
0.20%
Lớp K094
HỤ LỤC
uất khẩu
77%
02B| KINH
1
của doa
DOANH
nh nghiệp
Trung Q
Californ
Campuc
Thái Lan
Khác
QUỐC TẾ
năm 20
uốc
ia (Hoa Kỳ)
hia
và Lào
23
10
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 24
PHỤ LỤC 2
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HAI THỊ TRƯỜNG MALAYSIA VÀ PHÁP
(Thông qua dữ liệu thứ cấp)
1. So sánh một số yếu tố giữa hai thị trường ở thời điểm hiện nay:
(sắp xếp theo thứ tự tính quan trọng của yếu tố giảm dần)
STT YẾU TỐ MALAYSIA PHÁP
1
Văn hoá ẩm
thực
Thích ăn những món ăn dân dã, có hương
vị trái cây miền nhiệt đớinhư dừa, xoài,
chuối, nho, sầu riêng, cam, chôm chôm…
Quen với đồ ăn nhanh có thương
hiệu và đảm bảo chất lượng.
Khẩu vị Thích cay, béo và hơi ngọt Thích ngọt, không thích ăn cứng.
Thói quen ăn
vặt
Sở thích ăn uống đơn giản. Thời gian
rảnh, đặc biệt những ngày cuối tuần
người dân Malaysia thích ra ngoài ăn
uống và thích những món thức ăn lạ.
Khắt khe hơn vì cần cân nhắc các
vấn đề về vệ sinh và an toàn thực
phẩm. Ăn uống rất cẩn thận và ít
thích ăn vặt.
2
Đối thủ cạnh
tranh
Các nhà sản xuất trong nước đã và đang
chiếm ưu thế.
Chưa có nhà xuất khẩu kẹo dừa
nào bước vào Pháp.
3
Sự phổ biến
của sản phẩm
Quen thuộc và rất phổ biến tại thị trường. Mới lạ, rất hiếm thấy tại thị
trường.
4
Chính sách
thương mại.
Khuyến khích mở cửa, nhập khẩu. Đối
tác chủ yếu là các nước cùng khu vực
như: Đông Nam Á, Châu Á
Có mối quan hệ trao đổi hàng hoá
chủ yếu với các nước có trình độ
phát triển kinh tế tương đương
như Anh, Mỹ, Đức…
5 Thu nhập
GDP chưa cao so với các nước phát
triển.GDP bình quân đầu người theo giá
hiện hành bình quân của 5 năm (2002-
2006) là 4836 USD/năm, theo sức mua
tương đương là 9708 USD/nămÆ họ cân
nhắc hơn trong việc chi tiêu đối với các
hàng hoá.
Mức thu nhập cao. Ước tính năm
2006 thu nhập bình quân đầu
người của Pháp là 30100 USD Æ
nên người dân Pháp sẵn sàng chi
trả cho những những sản phẩm
mới lạ, thu hút họ.
6 Dân số
Khoảng 28 triệu người -> thị trường
tương đối nhỏ hơn, bất lợi về 1 số DN đã
xâm nhập TT.
Khoảng 62 triệu người -> Thị
trường rộng hơn, có cơ hội phát
triển tốt
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 25
2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi thị trường:
MALAYSIA PHÁP
ƯU
ĐIỂM
- Khẩu vị trong ăn uống của người Malaysia
thì khá tương đồng với Việt Nam.
- Phần lớn người dân đã biết và ưa chuộng
kẹo dừaÆ không phải tốn quá nhiều chi phí
để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Trong cùng khối ASIAN, thuận lợi cho việc
xuất khẩu vì nhận các ưu đãi về thuế quan
cũng như các nhân nhượng khác.
- Dễ nắm bắt được thông tin về thực trạng
xuất khẩu, về những yêu cầu từ phía đối tác.
- Dễ đánh giá được những khó khăn còn tồn
tại và những rủi ro trước và trong khi bước
vào thị trường.
- Thị trường mới, ít đối thủ cạnh tranh,
rất tiềm năng.
- Sản phẩm lạ, sức hút đem lại từ sự tò
mò của khách hàng.
- Đây là một nước phát triển, nếu thành
công sẽ thu được lợi nhuận cao.
- Pháp là bạn hàng Châu Âu thứ ba của
VN (sau Anh và Đức).
NHƯỢC
ĐIỂM
- Các nhà sản xuất Malaysia có thế mạnh, đã
khẳng định được thương hiệu trên thị
trường. Người dân đã quen thuộc với hương
vị, bao bì của sản phẩm.
- Các du khách đều nhận xét sản phẩm kẹo
dừa Việt Nam không có điểm gì thật sự
khác biệt đối với sản phẩm mà họ đã ăn tại
Malaysia.
- Thị trường tiêu thụ nhỏ hơn, dân số ít hơn.
- Thói quen ẩm thực khá khác biệt.
- Chưa đánh giá và lường hết được rủi
ro một cách rõ ràng và cụ thể.
- Tốn chi phí cho quảng cáo và gây
dựng thương hiệu, cũng như sự tin
tưởng của khách hàng.
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm là
rất khắc khe.
- Khoảng cách địa lý xa hơn Æ chi phí
vận chuyển lớn hơn
3. Kết luận:
Thị trường Malaysia: mức độ cạnh tranh của thị trường Malaysia rất cao (nhất là cạnh tranh
với các nhà sản xuất nội địa). Sản phẩm của Công ty lại không có gì khác biệt nên sẽ khó lấy được
lòng tin và sự ưa chuộng của người dân Malaysia.
Thị trường Pháp: tuy mới và chứa nhiều rủi ro nhưng lại là một thị trường tiềm năng, cần được
nghiên cứu.
Æ Chọn nghiên cứu thị trường Pháp.
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, báo, tạp chí:
- Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2010 – NXB Thống Kê
- Việt Nam nơi chốn bình yên - 1001 địa danh - Tỉnh Bến Tre - NXB Công nghiệp 1998.
Website và các trang báo điện tử:
- Công ty TNHH SXKD Tổng hợp Đông Á:www.keoduabentre.com.vn
- Tỉnh Bến Tre:www.bentre.gov.vn, www.bentre24h.com, www.ybabentre.com
- Báo Đồng Khởi điện tử - Tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Bến
Tre:www.baodongkhoi.com.vn.
- Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:www.vcci.con.vn
- Các nước khối OECD và thư viện OECD:www.oecd.org và www.oecd-ilibrary.org
- Du lịch Pháp:
- Đất nước và đời sống tại Pháp (phiên bản Tiếng Anh):
- Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam – Trung tâm thông tin công nghiệp và thương
mại Việt Nam (VITIC):www.vinanet.com.vn
Một số Link:
-
-
Phap/472.vnp
-
- (tiếng Pháp)French Senate (2006).“Rôle et fonctionnement du Sénat”.
-
nam.gplist.294.gpopen.194855.gpside.1.gpnewtitle.tinh-hinh-xuat-khau-sang-thi-truong-phap-
8-thang-nam-2011.asmx
-
nam.gplist.294.gpopen.194821.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau-banh-keo-va-cac-san-
pham-tu-ngu-coc-cua-viet-nam-8.asmx
-
kien-vo-tien-khoang-hau/6109991.epi
-
-
-
thanh-long.nd5-dt.59706.029039.html
Nhóm 08 – Lớp K09402B| KINH DOANH QUỐC TẾ 27
-
dua-tien-xa-hon.html
-
ong.html
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- THÂM NHẬP KẸO DỪA BẾN TRE VÀO THỊ TRƯỜNG PHÁP.pdf