Để làm được điều đó ,một mặt ta phải dung nạp những yếu tố văn hóa ngoại lai, những giá trị văn hóa mới nhưng mặt khác phải loại bỏ những yếu tố lạc hậu, chống lại những luồng văn hóa độc hại, những yếu tố phản văn hóa, phi văn hóa, vô văn hóa.
Có như vậy ta mới có thể làm giàu và phát triển văn hóa dân tộc. Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra đường lối đổi mới, mở cửa đã đem lại nhiều thành tựu to lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4856 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thánh địa Mỹ Sơn – Nét đặc sắc của nền văn hóa Chămpa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 10/26/2013 ‹#› BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – NÉT ĐẶC SẮC CỦA NỀN VĂN HÓA CHĂMPA Thành viên nhóm: Phạm Đình Duy Đinh Thị Thú Hoàng Thị Thương Trương Lê Phương Trình Trần Thị Đài Trang TỔNG QUAN VỀ TỈNH QuẢNG NAM VÀ DI SẢN MỸ SƠN 1. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam -Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số xấp xỉ 1.5 triệu người. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù Với diện tích 1.040,683 nghìn ha, tình hình thổ nhưỡng Quảng Nam gồm 09 loại đất khác nhau : cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất hung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... - Khí hậu Quảng Nam có 2 loại khí hậu khá rõ rệt: khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Khí hậu nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 4, nhiều mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm là 25ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt Năm 1570 - 1606 Nguyễn Hoàng khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài... Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam Đến Quảng Nam, du khách sẽ được đắm mình vào thế giới cổ xưa với các đền, tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ; những công trình rêu phong ở phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á. Mảnh đất Quảng Nam còn ghi lại nhiều dấu tích của những năm kháng chiến trường kỳ. Đó là các di tích Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu...Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999. 2. Khái quát về thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Lịch sử Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương. Di sản thế giới Tiêu chí công nhận di sản văn hóa thế giới (I) - là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người. (II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan. (III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất. (IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại. (V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được. (VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác) Các tiêu chí công nhận thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. II. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA NỀN VĂN HÓA CHĂM PA Ở DI SẢN MỸ SƠN Đặc sắc về kiến trúc Theo các công trình nghiên cứu của Henri Parmentier thì ở Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc và ông đã chia ra thành ba khu vực chính: khu tháp Chùa (khu A và khu A1) có 19 di tích; khu tháp Chợ (khu B, C, D) có 27 di tích; khu tháp Bàn Cờ và khu tháp Hố Khế (khu H) có 16 di tích; khu G có 5 di tích và các khu khác có từ một đến vài di tích. Trong đó, khu tháp Chùa (A1) được xem là đỉnh cao nghệ thuật của đền tháp Champa. Theo Philippe Stern, một học giả lỗi lạc về nghệ thuật Ðông Dương, quản thủ Bảo tàng Guimet tại Paris, thì nghệ thuật Champa phát triển liên tục theo các phong cách kế tiếp nhau như sau: 1. Phong cách cổ; 2. Phong cách Hòa Lai; 3. Phong cách Đồng Dương; 4. Phong cách Mỹ Sơn; 5. Phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định; 6. Phong cách Bình Định; 7. Phong cách muộn. Nhìn chung, các đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng theo một tổng thể sau: Một đền thờ chính ở giữa (người Chăm gọi là kalan) tượng trưng cho ngọn núi Mêru, trung tâm của vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh, thờ Linga hoặc linh tượng của thần Siva, đối diện là một tháp cổng (gopura), rồi đến một tiền đình (mandapa), là nơi chuẩn bị lễ vật hoặc múa hát cúng dâng thần linh. Và một công trình kiến trúc khác có một hoặc hai phòng luôn luôn xoay về hướng bắc, là hướng của thần Tài Lộc Kuvera, gọi là kosagrha, để chứa đồ tế nhuyễn hoặc nấu thức ăn dâng cúng chư thần. Phía trước đền thờ chính thường có một ngôi tháp nhỏ có bốn cửa để dựng bia ký. Tháp A1 được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Champa nhưng bị bom đạn chiến tranh làm cho sập đổ vào năm 1969. Tháp B1, đối diện với tháp A1, là trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn, thờ Linga của thần Bhadresvara. Bao quanh B1 là những đền tháp khác như B5: tháp lễ vật/tháp lửa; B6: tháp chứa nước thánh tẩy; B3 và B4: đền thờ thần Chiến tranh và thần Hạnh phúc, hai vị con trai của thần Siva và nữ thần Parvati. Trên hai cửa sổ của tháp B5 có trang trí hai cặp voi tượng trưng cho nữ thần Sắc đẹp và Thịnh vượng, còn trên mái tháp B6 có hình thần Visnu ngồi dưới rắn Naga nhiều đầu. Ngoài ra, nhóm B còn có bảy ngôi đền nhỏ từ B7 đến B13, thờ bảy vị thần Tinh tú trên trời Bên cạnh nhóm B, về hướng Bắc, là nhóm C với ngôi đền chính C1. Trong tháp C1 thờ linh tượng của thần Siva ở tư thế đứng. Kết hợp với tháp B1, tháp C1 đã phản ánh một tục thờ đặc biệt của Thánh địa Mỹ Sơn là: thờ một cặp gồm linh tượng của đấng thần vua trong hình tượng của thần Siva và một bộ Linga của thần. Cách bài trí bàn thờ ở Mỹ Sơn biểu hiện tín ngưỡng và vũ trụ quan độc đáo của cư dân Champa xưa nên đã khiến cho Mỹ Sơn trở thành di tích duy nhất trong hệ thống đền thờ Champa thể hiện tục thờ tự này. 2 Vật liệu và kĩ thuật xây dựng 2. Đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc Nghệ thuật Champa là một trong những nền nghệ thuật đặc sắc trong lịch sử phát triển nghệ thuật của khu vực nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung, là nghệ thuật có tính hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu và công chúng yêu nghệ thuật Nghệ thuật Champa tiếp nhận những ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ - cũng giống như một số nền văn hóa trong khu vực Nam Á, Đông Nam Á, nhưng quá trình bản địa hóa đã diễn ra nhanh chóng và sớm tạo nên những nét độc đáo, hấp dẫn của một phong cách nghệ thuật. Điêu khắc cổ Champa có niên đại chung từ thế kỷ VII - XVI, với các phong cách Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VII - VIII), Hòa Lai (đầu thế kỷ IX), Đồng Dương (cuối thế kỷ IX), Trà Kiệu (thế kỷ X), Tháp Mẫm (thế kỷ XII - XIII), Po Klaung Garai (thế kỷ XIV - XVI). 3.Đặc sắc về nghệ thuật ca múa nhạc Trong suốt quá trình lịch sử, người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa phát triển cao, một nền nghệ thuật dân gian đặc sắc. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm, cùng với Giava và Khơme được đánh giá là một trong ba nền nghệ thuật đặc sắc ở Đông Nam Á, mang tầm cỡ thế giới. Ca múa nhạc dân tộc Chăm phản ánh khá rõ nét cách nhận thức, quan niệm, thẩm mĩ, thể hiện tình cảm, sự tưởng nhớ của mình đối với các bậc tiền nhân đã có công xây dựng quê hương đất nước đem sự bình yên cho dân làng, hay sự sùng bái một hoặc một vài vị vua được thần hoá. Nghệ thuật Ca múa nhạc dân gian - Loại hình nghệ thuật gắn với lễ hội Chăm Người Chăm đang lưu giữ một kho tàng dân ca với những làn điệu, cung bậc có quan hệ mật thiết với dân ca người Việt và các làn điệu dân ca của các dân tộc sống cộng cư, cận cư khác. Kho tàng nhạc lễ, hát lễ được các tu sĩ Balamôn lưu truyền và hát ở các nghi lễ, đây là nhạc lễ có nguồn gốc tôn gíáo Balamôn từ ấn Độ xa xưa Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bị lớp lớp bụi thời gian phủ lấp, cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài, ác liệt đã hủy diệt bao đền đài, tháp cổ và cả những giá trị văn hóa phi vật thể khác, nhưng Nghệ thuật ca múa nhạc dân gian Chăm như những viên ngọc quí vẫn âm thầm tồn tại trong cộng đồng dân tộc Chăm nhờ vào môi trường lễ hội. Nghệ thuật ca múa nhạc không tách rời giá trị đặc trưng trong từng lễ hội với những bài ca nghi lễ (Dcannưy), hát dân gian (Douh Mưduôn), dân ca, dân vũ (Paran douh), hát giao duyên (Douh Dam dara)… Âm nhạc dân gian Chăm: Nền âm nhạc mang nặng tính thiêng Người Chăm có một nền âm nhạc dân gian truyền thống rất phong phú, được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, đến xã hội Chăm, chúng ta sẽ chứng kiến những lễ hội đan xen, dày đặc trong năm mang đậm tính tôn giáo. Bởi thế, nên bất kỳ lễ hội nào của họ cũng có âm nhạc và múa. Âm nhạc trở thành một yếu tố của lễ, là nghi thức của buổi lễ và còn là linh hồn của buổi lễ . Đồng bào Chăm ví âm nhạc như phần hồn của cả dân tộc và dường như bất biến với thời gian. Múa dân gian Chăm: Một đặc trưng của văn hoá Chăm Không chỉ có một nền âm nhạc dân tộc độc đáo và đa dạng, người Chăm có nền nghệ thuật múa dân gian đặc sắc, và là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Tiếng trống paranưng nổi lên hoà quyện với tiếng kèn saranai như cuốn hút những bước chân của những chàng trai, cô gái Chăm bước vào những điệu múa uyển chuyển nhịp nhàng, những điệu múa say cuốn, mê hoặc lòng người mang đậm phong cách văn hoá Chăm. Đa phần các điệu múa của người Chăm đều gắn liền với lễ hội, mà hệ thống lễ hội của người Chăm thì vô cùng phong phú. Mỗi điệu múa chứa đựng những nội dung khác nhau, nhưng đều phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng. Vũ điệu múa Chăm thường bắt nguồn từ những động tác lao động, sinh hoạt thường ngày và đều phản ánh những ước vọng của con người trước thần linh, thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng. Trong nghệ thuật múa dân gian Chăm, múa “thiêng” chiếm giữ một vị trí quan trọng. Những phong cách múa truyền thống Chăm còn thể hiện trên các mảng điêu khắc như Vũ nữ Trà Kiệu, Apsara và các tượng thần Ấn Độ giáo như Siva, Uma, Brahma, Visnu… Múa Chăm thường sử dụng với các loại đạo cụ như khăn, roi, trống, quạt... và dựa vào từng loại đạo cụ mà đặt tên cho điệu múa. 4. Đặc sắc về tôn giáo tín ngưỡng Văn hóa Chămpa thuộc một nhánh của đạo Bàlamon. Nếu như đạo Bàlamon ở Ấn Độ tôn thờ thần Brama (thần sáng tạo), thần Visnu (thần bảo vệ), thần Siva (thần hủy diệt) trong đó đặc biệt coi trọng thần Brama. Đạo Hindu cũng thờ ba vị thần như đạo Bàlamon, nhưng lại thiên về thờ thần Visnu và thần Siva. Còn ở Mỹ Sơn, thần Siva được tôn sùng như một vị thần có đủ sức mạnh, sản sinh ra muôn loài và sáng tạo thế giới. Đạo Bàlamon đã thay đổi theo đặc tính “chất dương tính trong tính cách bản địa”, thần Siva đại diện cho uy lực, sức mạnh, thuộc đặc tính dương. 6. Đặc sắc về chữ viết, bi ký Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ. Bia ký chữ Phạn. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ BẢO TỒN NỀN VĂN HÓA CHAMPA Ở DI SẢN MỸ SƠN 3.1. Các giải pháp 3.1.1. Vấn đề bảo tồn khu di tích thánh địa Mỹ Sơn Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng tạm thời đã được thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. 3.1.2. Vấn đề bảo tồn nền văn hóa Champa Trong suốt hàng chục thế kỷ hình thành và phát triển, với hàng vạn dấu tích, hiện vật hiện hữu trên mặt đất và cả chìm sâu dưới lòng đất Thừa Thiên Huế, văn hoá ChamPa có vị trí đặc biệt trong lịch sử vùng đất “địa linh nhân kiệt” này. Việc nghiên cứu sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Champa phải được tiến hành bằng một kế hoạch dài hạn và cụ thể, cần dành thời gian kinh phí và lực lượng thích đáng để đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về những đặc điểm, tính chất của các loại hình văn hóa truyền thống. Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, đề từ đó họ có ý thức trong vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa cuả dân tộc mình. Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ nên tổ chức theo hướng chuyên sâu trong các mảng nghiên cứu. 3.2. Các định hướng cơ bản để bảo tồn nền văn hóa Champa. Trong thời đại khoa học-công nghệ như hiện nay, kinh tế phát triển nhanh cùng với việc toàn cầu hóa hội nhập với thế giới đã tạo ra rất nhiều thời cơ và thách thức. Để phát triển bền vững phát triển kinh tế phải đi đôi với việc phát triển văn hóa, phải lấy văn hóa làm nền tảng, kinh tế. Khi bước vào giai đoạn hội nhập với quốc tế việc giao lưu hợp tác với nhau trong đó có văn hóa sẽ giúp ta tiếp thu những giá trị văn hóa từ bên ngoài vào đồng thời phải bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Thực tiễn cho thấy phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới. Vì văn hóa là một hệ thống mở nên vấn đề giữ gìn bản sắc là vấn đề vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó ,một mặt ta phải dung nạp những yếu tố văn hóa ngoại lai, những giá trị văn hóa mới nhưng mặt khác phải loại bỏ những yếu tố lạc hậu, chống lại những luồng văn hóa độc hại, những yếu tố phản văn hóa, phi văn hóa, vô văn hóa. Có như vậy ta mới có thể làm giàu và phát triển văn hóa dân tộc. Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra đường lối đổi mới, mở cửa đã đem lại nhiều thành tựu to lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_cac_dtls_van_hoa_va_bao_tang_8042.pptx