Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát
từnhững nguyên nhân khách quan và cảchủquan: nhận thức hạn chế của
người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong
lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH do đó BHXH Việt
Nam đã gặp phải không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào
thì trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống
BHXH ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng của mọi người lao động trong nền kinh tế quốc dân.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
song việc mở rộng các chế độ
sẽ được thực hiện từng bước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước mà trước tiên là (trong giai đoạn hiện nay) thực hiện chế độ trợ cấp
thất nghiệp, do vai trò đặc biệt quan trọng của chế độ này trong nền kinh tế
52
thị trường vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, ổn định KT- CT-
XH, vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng trong việc bảo đảm đời sống
người lao động.
Nếu thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp thì sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn bảo đảm do thời hạn trợ cấp được xác định trước và trong khoảng
thời gian ngắn.
3. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội
a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội
• Căn cứ dự báo:
- Số người dự kiến bảo hiểm xã hội giai đoạn 2000- 2010
- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân 1 người của
năm 1998 từ năm 2000 trở đi tính bù giá vào lương (tính bình quân tỷ
lệ trượt giá 5%/ năm).
- Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội: Chủ sử dụng lao động đóng 20% (hiện
hành 15%, thêm 5% cho chế độ thất nghiệp và chi quản lý), người lao
động đóng 6% (hiện hành 5%, thêm 1% cho chế độ thất nghiệp).
Bảng 14: Dự báo thu BHXH đến năm 2010.
Đơn vị tính: Triệu đồng
NĂM 2005 2010
Thu BHXH bắt buộc 11.939.739 21.099.420
Thu BHXH tự nguyện
(Cả đối tượng xã phường)
1.528.348 3.502.220
Tổng cộng 13.468.087 24.601.640
Nguồn: Vụ BHXH Bộ lao động thương binh và xã hội
b, Dự báo chi quỹ BHXH
• Căn cứ dự báo
53
- Tổng số người dự kiến nghỉ hưu giai đoạn 2000- 2010 do quỹ BHXH
chi trả.
- Dự kiến số mỗi năm số người về hưu khoảng 9 vạn người.
- Lương hưu bình quân một người có cộng thêm tỷ lệ trượt giá (bình
quân 5%/năm).
- Tỷ lệ chết bình quân 1 năm là 3,2%.
- Chi ốm đau thai sản là 4% trên tổng số lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Bảo hiểm y tế của số người nghỉ hưu tính 3% trên mức lương hưu có
cộng thêm trượt giá.
- Tiền mai táng phí, tuất một lần, tuất định suất cộng thêm tỷ lệ trượt
giá.
Bảng 15: Dự báo chi quỹ BHXH đến năm 2010.
Đơn vị 2005 2010
1- Số người hưởng lương hưu
từ quỹ BHXH.
Người 640.000 1.090.000
2- Tổng số tiền dự kiến chi từ
quỹ BHXH
Triệu
đồng
6.112.434 12.320.648
Trong đó
Chi lương hưu “ 3.391.172 7.371.279
Chi bảo hiểm tế “ 101.735 221.138
Chi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động bệnh nghề
nghiệp
“ 1.836.882 3.246.064
Chi tiền tuất “ 243.922 498.102
Chi quản lý bộ máy “ 538.723 984.065
Nguồn: Vụ BHXH
54
c, Cân đối quỹ BHXH
Bảng 16: Bảng cân đối thu-chi quỹ BHXH.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng thu BHXH Tổng chi BHXH Số dư
2001 7.257.668 2.703.150 4.554.518
2002 8.623.973 3.448.827 5.175.146
2003 10.108.765 4.262.231 5.846.534
2004 11.720.476 5.148.354 6.572.122
2005 13.468.087 6.112.434 7.355.653
2006 15.361.161 7.161.690 8.199.471
2007 17.409.874 8.300.592 9.109.282
2008 19.625.052 9.535.478 10.089.574
2009 22.018.219 10.873.101 11.145.118
2010 24.601.640 12.320.648 12.280.992
Nguồn:Vụ BHXH
Bảng số liệu trên cho thấy trong tương lai quỹ BHXH sẽ có số dư tương
đối lớn (nếu tính cả tồn tại quỹ qua các năm thì đến 2010 quỹ BHXH sẽ có số
dư là 94.293.606 triệu đồng).
Trên cơ sở dự báo trên giúp cho BHXH Việt Nam phối hợp với các cơ
quan chức năng hoàn thiện và nghiên cứu các chính sách BHXH làm cho
ngành BHXH Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đa dạng và là nhu
cầu của mọi người dân Việt Nam, từ đó đạt kết quả cao hơn trong tương lai.
55
CHƯƠNG III
THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN
Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tất yếu của
mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội.
BHXH ra đời là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế hàng hoá và
việc thiết lập quỹ BHXH cũng là một tất yếu đối với mỗi hệ thống BHXH. Để
thực hiện các chức năng của mình, BHXH cũng như quỹ BHXH luôn phải tự
hoàn thiện mình để đáp ứng được xu thế tiến bộ của xã hội.
Nếu như trước đây, quỹ BHXH của chúng ta chỉ tồn tại trên danh nghĩa
(do yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa) thì
đến nay chúng ta đã có một quỹ BHXH độc lập, tập trung, nằm ngoài Ngân
sách Nhà nước, điều đó cho thấy những bước phát triển của hệ thống BHXH
nói chung và quỹ BHXH nói riêng.
Hiện nay, đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam,
việc thành lập các quỹ BHXH nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao
động trong mọi thành phần kinh tế.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội
BHXH là chính sách xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao
động khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Về mặt tài
chính, BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung và việc tổ chức quỹ BHXH để từ
đó thực hiện chính sách BHXH là chức năng cơ bản của mỗi hệ thống BHXH.
Các hoạt động của BHXH ( công tácd thu, chi, giải quyết chính sách, quản lý
sự nghiệp…) đều xoay quanh vấn đề tổ chức và sử dụng quỹ BHXH. Quỹ
BHXH được hình thành , tồn tại và phát triển gắn liền với chính sách xã hội,
với chức năng vốn có của nhà nước, vì quyền lợi của người lao động. Do đó
quỹ BHXH là hạt nhân tài chính của mỗi hệ thống BHXH. Việc xây dựng và
hoàn thiện quỹ là yêu cầu và nhiệm vụ của BHXH, trong đó thành lập quỹ
BHXH thành phần là một nội dung của công tác này.
56
3. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện
Việc quy định mức đóng góp như hiện nay-có ý kiến cho rằng-là thấp và
không đảm bảo lâu dài cân đối nguồn chi. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng
(chủ yếu là chủ sử dụng lao động) mức đóng góp như hiện nay là cao. Trong
thực tế, các chi phí trên còn chưa rạch ròi từng khoản chi riêng rẽ, vì BHXH
không có quỹ thành phần, do đó chúng ta cần thành lập ra các quỹ BHXH
thành phần để từ đó có thể cân đối thu chi quỹ BHXH.
Các chế độ bảo hiểm xã hội của chúng ta hiện nay chưa hoàn thiện mà
cần được tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp:
- Việc không quy định thời gian nhất định đóng BHXH trước khi nghỉ
ốm hưởng BHXH sẽ dẫn đến sự lạm dụng, hoặc vừa làm việc đã nghỉ ốm dài
ngày là không công bằng giữa đóng và hưởng BHXH.
- Chế độ thai sản không quy định thời kỳ dự bị (thời gian đóng BHXH
trước khi hưởng chế độ nghỉ đẻ), dẫn đến sự lạm dụng hoặc có trường hợp
vừa tuyển dụng vào đã sinh con, ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH cũng
như người sử dụng lao động. Việc hạn chế chỉ cho hưởng chế độ thai sản ở
hai lần sinh là không phù hợp với công ước quốc tế về BHXH.
- Cách tính lương hưu như hiện nay có lợi cho những người có mức
lương cao trước khi nghỉ hưu nhưng thiệt thòi cho những người có mức
lương cao trong thời gian đầu tham gia công tác nhưng có mức lương thấp
trước khi nghỉ hưu.
- Mức đóng góp và mức hưởng bảo hiểm xã hội có sự chênh lệch quá xa
giữa các khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản suất kinh doanh và các
tổ chức kinh tế xã hội khác. Sự chênh lệch quá lớn này làm mất đi ý nghĩa và
mục đích của bảo hiểm xã hội.
- ...
Thành lập các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép việc cải cách từng chế
độ được thuận lợi hơn nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội
phù hợp nguyện vọng và ý chí của người lao động, với điều kiện kinh tế- xã
hội của đất nước.
4. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau
57
Mục đích của BHXH là nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi
gặp các rủi ro trong và cả ngoài quá trình lao động, tuy nhiên mục đích của
việc chi trả trợ cấp các chế độ BHXH có khác nhau. Trợ cấp ngắn hạn nhằm
bù đắp phần thu nhập tạm thời bị mất của người lao động và sẽ kết thúc khi
người lao động đi làm trở lại, ngay cả trong trường hợp họ chưa thể đi làm
trở lại thì việc trợ cấp vẫn có thể kết thúc theo quy định về thời gian tối đa
người lao động được hưởng trợ cấp. Còn trợ cấp dài hạn nói chung không
quy định giới hạn về thời gian người lao động được hưởng do khả năng lao
động bị suy giảm không thể phục hồi, do đó trợ cấp dài hạn có mục đích đảm
bảo ổn định đời sống người lao động trong thời gian dài.
Cũng do mục đích khác nhau của các chế độ ngắn hạn và dài hạn mà cơ
chế đóng góp BHXH cho mỗi chế độ cũng khác nhau: Xác định mức đóng
góp cho các chế độ ngắn hạn dựa vào cơ chế đánh giá hàng năm những chi
phí có thể sảy ra, còn với các chế độ dài hạn thì việc xác định mức đóng góp
phải dựa trên một khoảng thời gian tương đối dài quá trình đóng góp và
hưởng trợ cấp cùng với những thay đổi có thể xảy ra trong thời gian đó. Nói
chung, quy trình định phí BHXH đối với các chế độ dài hạn phức tạp hơn.
Việc tổ chức các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép phát huy được tính
độc lập tương đối của từng loại quỹ nhưng vẫn giữ được tính thống nhất của
các hệ thống quỹ BHXH.
5. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn
Trong quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa
được dùng đến cần được dùng để đầu tư nhằm:
- Bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ;
- Góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Đối với các chế độ dài hạn, lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ đôi khi rất lớn
(do tính chất tích luỹ của quỹ) và trong một khoảng thời gian tương đối dài
do đó đầu tư hài hạn với lợi nhuận cao là thích hợp nhằm đảm bảo khả năng
chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động trong tương lai.
Các chế độ ngắn hạn thực hiện cơ chế thu đến đâu chi đến đấy, tuy
nhiên như thế không có nghĩa là không có một lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ,
đó là phần được trích lập cho những sự cố có thể sảy ra ngoài dự tính (đó là
58
phần an toàn trong công thức xác định phí BHXH ) và phần này nên được
đưa vào đầu tư ngắn hạn với tính thanh khoản cao.
Do đó việc thành lập quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép chúng ta thực
hiện chiến lược đầu tư (đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn) có hiệu quả hơn
để từ đó nâng cao hiệu quả quỹ BHXH.
6. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội
Theo quan điểm của BHXH thì: “Bảo hiểm xã hội phải được phát triển
dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong
từng giai đoạn cụ thể ”.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đã có những bước phát triển đáng kể, GDP
bình quân tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện,
người lao động có khả năng hơn trong việc tham gia BHXH, với sự kết hợp
cả hình thức bắt buộc và tự nguyện tham gia BHXH, trong thời gian tới số
lượng người lao động tham gia BHXH ngày một lớn ở mọi ngành nghề, mọi
thành phần kinh tế do đó ngành Bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn trong công
tác quản lý đối tượng, thực hiện chi trả trợ cấp... đòi hỏi ngành Bảo hiểm xã
hội phải đổi mới nhằm đáp ứng khả năng cũng như nhu cầu tham gia BHXH
của người lao động.
Việc thành lập quỹ BHXH thành phần phù hợp với yêu cầu đổi mới và
chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được. Với hơn 6 năm hoạt động của Bảo
hiểm xã hội Việt nam và hơn 30 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội,
đội ngũ cán bộ BHXH đã qua thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm, với trình độ
tổ chức và quản lý có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới BHXH.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Chính sách bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn, luôn được Đảng và
Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Bảo hiểm xã hội Việt nam thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của
Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm, tạo điều kiện của các Bộ, Ngành liên
quan.
- Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã đạt được những
thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, chính sách bảo
59
hiểm xã hội đã tạo được niềm tin từ phía người lao động, làm cho người lao
động ngày càng quan tâm, gắn bó mật thiết hơn với chính sách BHXH của
Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan BHXH phục vụ người
lao động ngày càng tốt hơn và việc thành lập quỹ BHXH thành phần sẽ được
người lao động đồng tình ủng hộ.
- Đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội qua thực tiễn công tác đã thể hiện bản
lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chính sách, pháp luật BHXH, tiếp thu
những kiến thức mới về khoa học quản lý, tin học, ngoại ngữ... đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
2. Khó khăn
- Bảo hiểm xã hội Việt nam mới trải qua hơn 6 năm thành lập và trưởng
thành, trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế, chuyển đổi tổ chức, Bảo hiểm xã hội
Việt nam phải thực hiện nhiều công việc trong việc thực hiện chế độ chính
sách BHXH, kiện toàn bộ máy hoạt động... Do đó trong tổ chức hoạt động
vẫn còn nhiều bất cập.
- Hiện nay chúng ta chưa có luật BHXH, do đó trong quá trình tổ
chức thực hiện chính sách BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa có sự
phân định rõ giữa quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp BHXH, cán bộ
BHXH không có đủ phương tiện thực hiện các biện pháp chế tài khi người
lao động, chủ sử dụng lao động vi phạm điều lệ BHXH…
- Trong quá trình hoạt động, BHXH Việt Nam đang gặp rất nhiều
khó khăn do ngành mới thành lập, các chế độ BHXH đang trong quá trình
hoàn thiện, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ BHXH, kiện toàn cơ cấu tổ chức cũng
như thống nhất cơ chế quản lý quỹ BHXH.
III. THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn
a, Các chế độ ngắn hạn
Các chế độ ngắn hạn được xác định dựa vào thời gian chi trả trợ cấp
(nói cách khác là dựa vào thời gian hưởng trợ cấp tối đa) và thường là dưới
60
một năm. Đặc trưng của các chế độ này là chi phí hàng năm thường ổn định
khi thể hiện cả ở tỷ lệ thu hàng năm về bảo hiểm cũng như mức hưởng bình
quân cho một người tham gia, qua một khoảng thời gian dài tính thường
xuyên trong một năm.
Quỹ BHXH ngắn hạn được hình thành từ sự tham gia các chế độ ngắn
hạn và được dùng riêng biệt để chi trợ cấp cho các chế độ này và các khoản
chi phí cho hoạt động sự nghiệp.
Cơ chế tài chính của các chế độ ngắn hạn là thu đến đâu chi đến đấy
hoặc theo cơ chế đánh giá hàng năm. Trong cơ chế không có dự trữ này, các
mức đóng góp được xác định ở mức sao cho hàng năm, các mức này (cộng
với thu nhập từ đầu tư ) phải thoả đáng để đáp ứng với các chi phí cho các
chế độ và chi phí quản lý hàng năm. Để duy trì tỷ lệ đóng góp ổn định, một
khoản chênh lệch nhỏ được bổ xung cho tỷ lệ đóng góp và quỹ tăng do khoản
bổ xung này được đưa vào đự phòng các sự cố.
Bảo hiểm xã hội Việt nam hiện nay đang thực hiện các chế độ ngắn hạn
bao gồm:
• Chế độ ốm đau (đặc trưng bởi thời gian hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là
từ 30 đến 50 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường ).
• Chế độ thai sản (thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp tối đa là 4 tháng đối
với người làm việc trong điều kiện bình thường).
• Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp một lần với mức suy giảm khả năng lao
động từ 5%-30%.
• Chế độ tử tuất trợ cấp một lần.
b, Xác định mức đóng góp BHXH
Mức đóng góp BHXH được ấn định vào đầu năm, sau đó được điều
chỉnh vào cuối năm tuỳ theo tình hình thực tế trong năm. Tỷ lệ đóng góp
được ấn định trước trên cơ sở các đánh giá tài chính bảo hiểm cả dựa vào
thực tế trước đây của hệ thống cũng như thực tế rút ra từ các hệ thống khác.
Điều quan trọng là tỷ lệ đóng góp được ấn định theo cách nó giữ được ổn
định càng lâu càng tốt mà không cần đến việc ấn định quá cao.
61
Trong công thức xác định phí BHXH, phí thuần tuý được xác định như
sau:
Ptt = Chi phí có thể sảy ra cho các chế độ
Hay Ptt =N.f.m.k
Trong đó N: Số người tham gia
f: Tần suất xảy ra rủi ro
m: Số ngày bình quân của một trường hợp rủi ro
k: Chi phí bình quân cho một ngày
Những thành phần trong tính toán thực tế sẽ phụ thuộc vào công thức
trong đó số liệu có thể thu thập được thông quy các phương pháp thống kê
(cuả một số năm trước đó), điều tra chọn mẫu và các phương pháp dự báo.
Khi điều chỉnh phí bảo hiểm dựa vào sự thay đổi của các thành phần trong
công thức trên.
Điều quan trọng là sau khi xác định được tổng chi phí cho các chế độ
(hay tổng phí thuần tuý) ta phải gắn nó với tổng mức tiền lương hàng năm
làm căn cứ đóng BHXH theo một tỷ lệ nhất định.
Sau đây là một ví dụ xác định mức đóng góp đối với chế độ ốm đau.
Các giả định:
Mức hưởng trợ cấp ốm đau = 50% tiền lương ngày
Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội N = 100.000
Tần số sảy ra rủi ro f = 1
Số ngày bình quân một trường hợp rủi ro m = 16
Tiền lương bình quân năm s = 1.200
Có 300 ngày làm việc trong một năm
Từ các giả định trên chúng ta tính được:
Chi phí bình quân cho một ngày k = 50%x1200/300 = 2
Tổng chi phí cho một năm = 100.000x0,5x16x2 = 1.600.000
Tổng tiền lương một năm làm căn cứ đóng góp là:
Nxs = 100.000x1200 =120.000.000
62
Vậy tỷ lệ đóng góp
Ptt = Tổng chi phí cho một năm/Tổng tiền lương đóng bảo hiểm
= 1.600.000/120.000.000 =0,0133 =1,33% của tiền lương đóng bảo
hiểm.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn
a, Các chế độ dài hạn
Các chế độ dài hạn được phân biệt với các chế độ ngắn hạn bởi thời gian
hưởng trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp dài và thường không xác định được
một cách chính xác một người sẽ được hưởng trợ cấp trong khoảng thời gian
bao lâu mà chỉ có thể xác định được khoảng thời gian trung bình mà người
lao động được hưởng trợ cấp. Đây cũng là một trong những cơ sở để xác định
mức đóng góp BHXH.
Cơ chế tài chính đối với các chế độ dài hạn là cân đối thu- chi BHXH
trong một khoảng thời gian dài ( khoảng thời gian người lao động tham gia
và đóng BHXH ) trước ảnh hưởng của những nhân tố có thể làm tăng chi phí
hàng năm:
- Khi chế độ BHXH dài hạn dựa vào thu nhập của người tham gia
BHXH thì mức bảo hiểm bình quân năm sẽ tăng mỗi năm tại thời điểm hoặc
gần với thời điểm mà người đó đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH dài hạn.
- Người hưởng BHXH dài hạn những năm trước sẽ tiếp tục được nhận
chế độ dài hạn và, bởi vì tuổi thọ ngày càng tăng, người hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội dài hạn trong tương lai sẽ nhận bảo hiểm xã hội với một thời
gian hưởng dài hơn.
- Chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn đã được chi trả có thể được tăng tuỳ
theo mức tăng tiền lương hoặc giá cả sinh hoạt.
Các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn bao gồm:
• Chế độ hưu trí: Với mức trợ cấp hàng tháng tối đa bằng 75% tiền
lương bình quân 5 năm trước khi hưởng trợ cấp.
• Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp hàng tháng.
63
• Chế độ tử tuất trợ cấp hàng tháng.
Quỹ BHXH dài hạn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động
tham gia các chế độ dài hạn.
b, Xác định mức đóng góp BHXH
• Với cơ chế thu đến đâu chi đến đó
Trong một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, theo nguyên tắc, tổng số
hưởng chế độ sẽ tăng lên hàng năm trong một thời gian dài. Thời điểm mà hệ
thống đạt được sự chín muồi phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như dân số và
kimh tế, cũng như phụ thuộc vào những quy định pháp lý về quản lý hệ
thống.
Trong hệ thống với cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó không được
tạo nguồn, không có quỹ được tạo ra từ trước, và mức hưởng trong hệ thống
dài hạn này sẽ được trả bằng những đóng góp hiện tại. Với đặc điểm chi phí
hàng năm ngày càng tăng trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, nếu cơ chế
thu đến đâu chi đến đó được áp dụng, tỷ lệ đóng góp (theo phần trăm tiền
lương của người tham gia bảo hiểm) có thể sẽ thấp trong thời kỳ hệ thống
mới hình thành và sẽ tăng hàng năm trong rất nhiều năm sau đó.
Tuy nhiên trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn đã chín muồi, khi việc
phân bố tuổi của đân số đã đạt được mức độ ổn định và số thu hàng năm
tương ứng với số chi hàng năm thì cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó lại
tỏ ra thích hợp vì nó cho phép loại trừ được ảnh hưởng của lạm phát.
• Cơ chế với mức bảo hiểm bình quân tổng thể
Tỷ lệ đóng góp trong cơ chế này là tỷ lệ được ấn định theo tỷ lệ phần
trăm của thu nhập hàng năm làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó, trong
một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn điển hình, mức chi trả hàng năm đối
với các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn có tỷ lệ tăng dần theo thu nhập làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và từ đó, tỷ lệ đóng góp được thiết lập ở mức độ
bảo đảm cân đối tài chính trong thời gian không hạn định giữa thu và chi của
hệ thống, điều hiển nhiên là trong những năm đầu (và thường là rất nhiều
năm) tỷ lệ đóng góp sẽ vượt quá tỷ lệ được áp dụng trong cơ chế thu đến đâu
64
•
chi đến đó. Do vậy trong khoảng thời gian này, đóng góp hàng năm và thu
nhập từ đầu tư của hệ thống sẽ vượt quá chi hàng năm. Mức vượt quá này
tạo ra một dự trữ mang tính kỹ thuật (hoặc tài chính bảo hiểm) mà có thể
được đầu tư và lãi suất từ đó sẽ bổ xung cho nguồn thu nhập từ đóng góp, khi
chi hàng năm thực tế vượt quá đóng góp hàng năm dựa trên cơ chế tài chính
với mức bảo hiểm bình quân tổng thể.
Trong hệ thống được tạo nguồn, dự trữ được dành để chi trả chế độ
trong tương lai cần được tăng lên khi mức chi trả chế độ dài hạn của hệ
thống tăng. Trở ngại đối với cơ chế này đó là ảnh hưởng của lạm phát dự trữ
quỹ bảo hiểm, cũng như sự thay đổi về giá sinh hoạt làm giảm giá trị thực tế
của mức hưởng trong khi điều chỉnh mức chi trả các chế độ là khó khăn (do
tỷ lệ đóng góp đã được ấn định).
Một cơ chế tài chính thích hợp cho một hệ thống bảo hiểm xã hội dài
hạn nên đáp ứng những tiêu thức sau:
Tỷ lệ đóng góp không nên vượt quá khả năng của người tham gia bảo
hiểm, chủ sử dụng lao động và của nền kinh tế hỗ trợ cho hệ thống nói
chung.
Dự trữ được tạo ra không nên vượt quá khả năng của đất nước để có thể
hấp thụ một cách có hiệu quả vào đầu tư theo cách thức mang lại lợi
nhuận.
Tỷ lệ đóng góp nên duy trì ổn định tương đối trong một thời gian dài, và
bất cứ một sự tăng nào cũng nên thực hiện từ từ.
Cơ chế bảo hiểm cân đối
Trong cơ chế bảo hiểm cân đối, một tỷ lệ đóng góp được thiết lập sao
cho, qua một khoảng thời gian quy định được cân đối (ví dụ 10, 15 hoặc 20
năm), thu nhập do đóng góp và lãi suất từ quỹ dự trữ của hệ thống sẽ đáp
ứng được thoả đáng chi phí cho các chế độ và phí hành chính. Một trong
những cơ chế mà ILO thường sử dụng là cơ chế bảo hiểm cân đối giúp cho
phần dự trữ không bị giảm trong suốt khoảng thời gian được cân đối.
65
Theo định nghĩa này, trong khoảng thời gian cân đối, dự trữ phát sinh
trong thời kỳ trước đó, (từ thu vượt quá chi) không đòi hỏi phải đáp ứng chi
trả của hệ thống, được dùng vào đầu tư dài hạn. Tỷ lệ đóng góp trong giai
đoạn đầu của thời kỳ cân đối, sẽ nằm giữa tỷ lệ đóng góp được áp dụng trong
cơ chế thu đến đâu chi đến đó và tỷ lệ áp dụng trong cơ chế với mức bảo
hiểm bình quân tổng thể.
Cơ chế tài chính bảo hiểm cân đối có những đặc trưng sau:
Thời kỳ cân đối được chọn với một độ dài giới hạn đủ để đảm bảo mức độ
ổn định nhất định của tỷ lệ đóng góp.
Tỷ lệ đóng góp được xác định theo cách thức phần thu mong đợi (đóng góp
và thu nhập từ đầu tư) của hệ thống, trong thời kỳ cân đối, sẽ bằng chi phí
mong đợi.
Cơ chế tài chính không cho phép về nguyên tắc sử dụng quỹ tích luỹ để chi
trả những chi phí hiện hành (chỉ lãi suất của quỹ được sử dụng).
Khi mức đóng góp hiện hành cộng với thu nhập từ đầu tư, không còn đủ
để chi trả những chi phí hiện hành, mức bảo hiểm tăng lên đến mức đòi
hỏi một thời kỳ cân đối thay thế.
Bảng 17: Tổng hợp các quỹ BHXH thành phần.
Quỹ BHXH ngắn hạn Quỹ BHXH dài hạn
Nguồn hình thành
Người lao động, người sử
dụng lao động và sự hỗ
trợ của nhà nước
Người lao động, người sử
dụng lao động và sự hỗ
trợ của nhà nước
Cơ chế đóng góp
Đánh giá hàng năm
những chi phí có thể sảy
ra
- thu đến đâu chi đến đó
(thích hợp đối với hệ
thống BHXH đã chín
muồi)
- Bảo hiểm bình quân
tổng thể
- Bảo hiểm cân đối
Thời hạn trợ cấp Dưới một năm Không xác định
Các chế độ trợ cấp
Ốm đau
Thai sản
TNLĐ-BNN (trợ cấp 1
lần)
Tử tuất (trợ cấp 1 lần)
Hưu trí
TNLĐ- BNN (trợ cấp
hàng tháng)
Tử tuất (trợ cấp hàng
tháng)
Chiến lược đầu tư Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện
Bảo hiểm xã hội Việt nam được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương
đến địa phương theo sơ đồ sau:
Thủ tướng chính
hủ
Hội đồng quản lý
Tổng GĐ BHXH
P.Tổng GĐ P.Tổng GĐ
66
Các phòng ban nghiệp vụ BHXH
BHXH Tỉnh, TP trực thuộc TW
BHXH Quận, Huyện, Thị xã
Theo thông tư số 150/BHXH/TCCB của Bảo hiểm xã hội Việt nam
hướng đẫn tổ chức công tác cán bộ của hệ thống BHXH ở địa phương thì bộ
máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức như sau:
1. Phòng quản lý chế độ chính sách BHXH .
2. Phòng quản lý thu BHXH.
3. Phòng quản lý chi BHXH.
4. Phòng kế hoạch-Tài chính.
5. Phòng tổ chức- Hành chính.
6. Phòng kiểm tra.
Căn cứ vào nhiệm vụ thu chi trả BHXH của BHXH tỉnh, cơ cấu tổ chức
bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức theo mô hình trên đối
với những tỉnh có mức thu, chi BHXH lớn. Đối với những tỉnh có mức thu,
chi BHXH trung bình và thấp thì có thể ghép hai phòng 5+6 và 3+4.
Khi tách quỹ BHXH thành các quỹ thành phần, dựa vào mối quan hệ
giữa các phòng ban đó với đối tượng tham gia BHXH và đối hưởng BHXH
nên thành lập ra các bộ phận trong các phòng ban để thực hiện các chức
năng phù hợp (bộ phận thực hiện các chế độ ngắn hạn và bộ phận thực hiện
các chế độ dài hạn) .
Phòng Tổ chức-hành chính với chức năng riêng biệt là giúp giám đốc
trong việc: Kiện toàn tổ chức bộ máy giúp việc, phối hợp công tác giữa các
phòng chức năng, quản lý tổ chức công chức, viên chức... nói chung chức
67
68
năng cơ bản của phòng Tổ chức- hành chính là quản trị nguồn nhân sự
BHXH và không cần thiết phải thay đổi.
Các phòng quản lý thu và phòng kiểm tra cũng không thay đổi với lập
luận các phòng này thực hiện công tác thu BHXH và kiểm tra trên cùng một
đối tượng. Thật khó có thể thành lập ra hai bộ phận để rồi cùng đến thu
BHXH ở một đối tượng hay đơn vị tham gia BHXH.
Các phòng quản lý chi BHXH và phòng Kế hoạch-tài chính nên thành
lập hai bộ phận để thực hiện quản lý chi trả BHXH ngắn hạn và dài hạn cho
các đối tượng hưởng trợ cấp dài hạn và ngắn hạn (Trang bên):
Phòng quản lý chi BHXH
Bộ phận chi ngắn hạn Bộ phận chi dài hạn
- Xây dựng kế hoạch chi trả
BHXH ngắn hạn theo quý, năm
trên cơ sở số lượng đối tượng
hưởng BHXH ngắn hạn...
- Hàng quý, lập dự toán chi BHXH
ngắn hạn theo hướng dẫn của
BHXH Việt nam và chuyển dự
toán cho bộ phận ngắn hạn phòng
Kế hoạch-tài chính
- Lập danh sách chi BHXH ngắn
hạn cho từng đối tượng hưởng
BHXH
...
- Xây dựng kế hoạch chi trả BHXH
dài hạn theo quý, năm trên cơ sở số
lượng đối tượng hưởng BHXH dài
hạn...
- Hàng quý, lập dự toán chi BHXH
dài hạn theo hướng dẫn của BHXH
Việt nam và chuyển dự toán cho bộ
phận dài hạn phòng Kế hoạch-tài
chính
- Lập danh sách chi BHXH dài hạn
cho từng đối tượng hưởng BHXH
...
- Phối hợp với các phòng chức năng
69
- Phối hợp với các phòng chức
năng và thực hiện nhiệm vụ khác
do Giám đốc BHXH tỉnh giao
và thực hiện nhiệm vụ khác do Giám
đốc BHXH tỉnh giao
Phòng kế hoạch-tài chính BHXH
Kế hoạch-tài chính ngắn hạn Kế hoạch-tài chính dài hạn
Tổng hợp, đánh giá thực hiện kế
hoạch thu, chi BHXH ngắn hạn
theo quý, năm
Nộp kịp thời nguồn thu BHXH
ngắn hạn vào tài khoản BHXH
Việt nam
Tổ chức cấp phát và quản lý kinh
phí chi cho hoạt động ngắn hạn và
hoạt động chung được phân bổ
...
Phối hợp với các phòng chức năng
và thực hiện các công việc khác
Tổng hợp, đánh giá thực hiện kế
hoạch thu, chi BHXH dài hạn theo
quý, năm
Nộp kịp thời nguồn thu BHXH dài
hạn vào tài khoản BHXH Việt nam
Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí
chi cho hoạt động dài hạn và hoạt
động chung được phân bổ
...
Phối hợp với các phòng chức năng
và thực hiện các công việc khác
2. Nguồn quỹ BHXH ban đầu và vấn đề kinh phí hoạt động
Hiện nay BHXH Việt nam có một quỹ BHXH chung, khi thành lập ra
các quỹ BHXH thành phần thì số tiền trong quỹ hiện nay sẽ được phân bổ
cho hai quỹ theo cơ cấu thu BHXH của từng chế độ so với tổng thu. Tuy
nhiên Bảo hiểm xã hội Việt nam không quy định mức thu đối với từng chế
độ. Điều lệ BHXH quy định về mức đóng góp như sau:
Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của
những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các
chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế đ ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
70
Theo quy định trên, các mức đóng góp 5% và 15% để chi cho cả chế độ
ngắn hạn và dài hạn nên không thể tính được tỷ lệ thu của từng chế độ trong
tổng thu BHXH. Do đó, để xác định lượng ban đầu của mỗi quỹ BHXH thành
phần, ta dựa vào cơ cấu chi BHXH đối với từng chế độ theo bảng sau:
Bảng 18: Cơ cấu chi BHXH.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm Trợ cấp một lần Hàng tháng Tổng chi
1996 293.442,1 4.471.539,4 4764.981,5
1997 398.659,3 5.329.223 5.727.882,3
1998 482.759,2 5.367.992,1 5.850.751,3
1999 509.754,2 5.416.239,2 5.925.993,4
2000 672.216 6.866.829,2 7.539.045,2
Tổng
Tỷ lệ
2.356.830,8
8 (%)
27.451.822,9
92 (%)
29.808.653,7
100 (%)
Nguồn: BHXH Việt Nam.
Do đó, nguồn ban đầu của các quỹ được tính theo tỷ lệ sau:
Q = 8%*Q +92%*Q =Q1 + Q2 ;
Trong đó:
Q: quỹ BHXH hiện nay.
Q1 =8%*Q: nguồn ban đầu quỹ BHXH ngắn hạn.
Q2 =92%*Q: nguồn ban đầu quỹ BHXH dài hạn.
Vấn đề kinh phí hoạt động
Hiện nay chính phủ cho phép BHXH Việt nam được trích 4% số thu
BHXH để chi cho hoạt động sự nghiệp, do đó mỗi quỹ BHXH thành phần
cũng sẽ được trích 4% để chi cho hoạt động sự nghiệp, trong đó:
Quỹ BHXH ngắn hạn bảo đảm: - Chi trợ cấp ngắn hạn
71
- Chi quản lý
- Chi cho hoạt động chung được phân bổ
- Chi khác
Quỹ BHXH dài hạn bảo đảm: - Chi trợ cấp dài hạn
- Chi quản lý
- Chi cho hoạt động chung được phân bổ
- Chi khác
Kinh phí hoạt động chung được phân bổ theo tỷ lệ thu BHXH.
Sau đây là một ví dụ về chi hoạt động BHXH do hai quỹ bảo đảm:
Bảng 19: Lương CB-CNV BHXH Tỉnh Sơn La tháng 01 năm 2001.
Chức danh Tổng mức
lương (đ)
Chức danh Tổng mức
lương (đ)
GĐ
PGĐ
1190700
852600
P. KH-TC
Trưởng phòng
Số nhân viên: 4
703500
2559300
P. Quản lý thu
Trưởng phòng
Số nhân viên:6
810000
3217200
P.QLCĐCS
Trưởng phòng
Số nhân viên: 6
785000
2558300
P. HC-TH
Trưởng phòng
Số nhân viên: 5
785400
2688000
P. Kiểm tra
Trưởng phòng
Số nhân viên: 2
694000
1150800
72
Tổng: 17994800
Nguồn: BHXH Tỉnh Sơn La
Giả sử phòng KH-TC có hai bộ phận: 2 nhân viên thuộc bộ phận ngắn
hạn với mức lương 1239000 và 2 nhân viên thuộc bộ phận dài hạn với mức
lương 1320300.
Chi lương do quỹ BHXH ngắn hạn bảo đảm:
Lương CB ngắn hạn: 1239000đ
Lương phân bổ: 8%*(17994800-2559300)=1234840 đ
Tổng: 2473840 đ
Chi lương do quỹ BHXH dài hạn bảo đảm:
Lương BC dài hạn: 1320300đ
Lương phân bổ: 92%*(17994800-2559300)=14200660 đ
Tổng: 15520960 đ
Đối với các khoản chi khác (cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị... ) nếu
phục vụ cho hoạt động của chế độ nào thì do quỹ của chế độ đó bảo đảm, nếu
là hoạt động chung thì được phân bổ theo tỷ lệ tương tự như ví dụ trên.
3. Chiến lược đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH có thể dùng để đầu tư thông qua các phương thức sau:
Vốn vay: - Chứng khoán quốc gia
Chứng khoán được các tập đoàn hoặc các tổ chức pháp
nhânphát hành và được nhà nước bảo đảm
- Công trái
- Tín dụng thế chấp (vốn vay được bảo đảm bằng tài sản cố
định)
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng
...
Cổ phần: - Cổ phiếu (cổ phần ưu đãi và cổ phần thường)
- Bất động sản
...
Cho dù đầu tư bằng phưong thức nào thì hoạt động đầu tư cũng phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ An toàn: Là điều kiện đầu tiên để cân nhắc đầu tư. Một tổ chức BHXH
được giao phó quản lý tài sản của nhân dân, do vậy mà những nguyên tắc
nghiêm ngặt phải được tiến hành nhằm bảo đảm an toàn và kiểm soát được
đầu tư.
+ Lợi nhuận: Nói chung lãi suất phản ánh hiệu quả hoạt động BHXH và
không một tổ chức nào khi tham gia đầu tư lại không mong muốn lãi suất
cao, và đó cũng là một trong những nguyên tắc bảo tồn giá trị cho quỹ
BHXH.
+ Khả năng thanh toán: Dự trữ sự cố của hệ thống chế độ ngắn hạn phải
được ở những khoản có khả năng thanh toán cao, nghĩa là dễ dàng chuyển
sang tiền mặt. Ngược lại, dự trữ kỹ thuật của hệ thống chế độ dài hạn không
đòi hỏi khả năng thanh toán cao mà quan trọng hơn là phải có lãi.
+ Lợi ích kinh tế và xã hội: Lợi ích của BHXH còn là việc dùng quỹ
BHXH để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng góp phần cải thiện sức khoẻ,
giáo dục... góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng trưởng nền kinh tế.
Nguyên lý cơ bản đối với đầu tư quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ
sau: Quỹ BHXH
73
Quỹ BHXH di
h
Đầu tư ngắn
h
Quỹ BHXH ngắn
h
Đầu tư di
h
Lãi suất K/năng thanh toán
74
An
t
Lợi ích KT-
XH
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định
mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất
nước giàu đẹp, văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ
thống các chính sách xã hội của Nhà nước ta- Nhà nước của dân, do dân và vì
dân.
Cùng với sự đổi mới và toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội nói chung, từ năm 1995, BHXH ở nước ta cũng đã chuyển sang một cơ
chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập
75
quỹ BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa
phương…Trải qua 6 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt Nam đã
đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của
đông đảo người lao động đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế của Đảng và Nhà nước ta. Về quỹ BHXH, nếu như trước đây, quỹ BHXH
chỉ tồn tại trên danh nghĩa (do NSNN bảo đảm) thì đến nay chúng ta đã có
một quỹ tài chính độc lập, tự hoạch toán cân đối thu-chi BHXH, vai trò của
quỹ đã phát huy tác dụng.
Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát
từ những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan: nhận thức hạn chế của
người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong
lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH…do đó BHXH Việt
Nam đã gặp phải không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào
thì trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống
BHXH ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng của mọi người lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Việc thành lập quỹ BHXH thành phần ở Việt Nam không phải là một
vấn đề có thể thực hiện một sớm một chiều và cũng không hẳn là vấn đề
quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH (chúng ta vẫn có thể thực hiện
tốt chính sách BHXH mà không nhất thiết phải thành lập ra các quỹ BHXH
thành phần) mà chỉ là một phương hướng phát triển của quỹ BHXH và cần
được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bảo hiểm xã hội ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ
chuyển đổi kinh tế- Hội thảo ILO tiểu khu vực Châu Á về bảo hiểm xã
hội ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
- Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2000 và chương trình công tác
năm 2001.
76
- Các xu hướng và sự phát triển của bảo hiểm xã hội ở khu vực Châu Á
và Thái Bình Dương- Hector Inductivo- Giám đốc Văn phòng khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội an toàn xã hội quốc tế.
- Các vấn đề mang tính chính sách và thực hiện việc cải tổ các hệ thống
lương hưu- Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu âu.
- Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động- Trần
Quang Hùng- NXB Chính trị Quốc gia.
- Giáo trình Bảo hiểm. Đại học Kinh tế Quốc dân- Hà nội.
- Một số vấn đề cơ bản về dân số và phát triển - NXB Chính trị Quốc
gia.
- Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số năm 2000, 2001.
- Sơ lược quá trình phát triển và những đặc điểm bảo hiểm xã hội Việt
nam - Nguyễn huy Ban - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam.
- Xây dựng yếu tố cho kế hoạch chi trả trợ cấp ở mức xác địnhvà kế
hoạch đóng góp bảo hiểm ở mức xác định - John Turner & Sophie
Korczyk, Vụ bảo hiểm xã hội, ILO Geneva.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ
HỘI ................................................................................................................................................5
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)..............................................................................5
1. Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động..........................................................5
2. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội ...........................................7
a, Khái niệm ...............................................................................................................7
b, Đối tượng của bảo hiểm xã hội ............................................................................7
c, Chức năng của Bảo hiểm xã hội ...........................................................................7
3.Tính chất của Bảo hiểm xã hội......................................................................................9
4. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ........................................................................10
77
5. Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội............................................................11
a, Mọi người lao động đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị
giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm đều có quyền tham gia bảo hiểm
xã hội ........................................................................................................................11
b, Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội
đối với
người lao động, người lao động phải có trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho
mình ..........................................................................................................................11
c, Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình
thành quỹ
bảo hiểm xã hội độc lập, tập trung ....................................................................12
d, Phải lấy số đông bù số ít .....................................................................................12
e, Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu
cầu bảo
hiểm xã hội ...........................................................................................................12
f, Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm,
nhưng thấp
nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu .....................................................12
g, Chính sách bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng
nhất
trong chính sách xã hội đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước ........13
h, Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều
kiện
kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể .................................13
II. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...........................................13
1. Giai đoạn 1945- 1959.................................................................................................13
a, Văn bản pháp quy quy định ...............................................................................13
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội ........................................................14
2. Giai đoạn 1960-1994..................................................................................................14
a, Văn bản pháp quy quy định. ..............................................................................14
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội. .......................................................15
3. Giai đoạn 1995 đến nay .............................................................................................15
a, Văn bản pháp quy quy định ...............................................................................15
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội ........................................................16
II. TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI ........................................................................................16
1. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội.................................................................16
a, Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội .........................................................................16
b, Đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội ...........................................................................16
2. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội ...................................................................................18
a, Theo tính chất sử dụng quỹ ................................................................................18
b, Theo các trường hợp được BHXH ....................................................................18
c, Theo đối tượng quản lý, có: ................................................................................18
78
3. Tạo nguồn ..................................................................................................................19
a, Đối tượng tham gia và đóng góp. .......................................................................19
b, Phương thức đóng góp........................................................................................20
c, Xác định mức đóng góp. .....................................................................................21
4. Sử dụng nguồn ...........................................................................................................23
a, Điều kiện hưởng trợ cấp .....................................................................................23
b, Xác định mức trợ cấp .........................................................................................24
c, Phương thức chi trả trợ cấp BHXH ..................................................................26
5. Cơ quan tổ chức thực hiện. ........................................................................................26
6. Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội....................................28
a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội ............................................28
b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối .................................................29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.............................................................................................................................................31
I. TẠO NGUỒN.............................................................................................................................................31
1. Đối tượng tham gia ....................................................................................................31
2. Mức và phương thức đóng góp ..................................................................................32
II. SỬ DỤNG NGUỒN (CHI TRẢ TRỢ CẤP CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI) ...............................33
1. Chế độ ốm đau ...........................................................................................................33
a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau ..........................................33
b, Điều kiện được hưởng trợ cấp ...........................................................................33
c, Thời hạn và mức trợ cấp.....................................................................................33
2. Chế độ thai sản...........................................................................................................34
a, Các trường hợp được hưởng ..............................................................................34
b, Điều kiện ..............................................................................................................34
c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội ..........................................................34
3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ...........................................................35
a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp..........35
b, Điều kiện hưởng trợ cấp .....................................................................................35
c, Các loại trợ cấp ....................................................................................................35
4. Chế độ hưu trí ............................................................................................................36
a, Điều kiện ..............................................................................................................36
b, Mức trợ cấp .........................................................................................................37
c, Sự thay đổi chế độ hưu trí ..................................................................................37
5. Chế độ tử tuất .............................................................................................................38
a, Các trường hợp....................................................................................................38
b, Điều kiện hưởng ..................................................................................................38
c, Các loại trợ cấp ....................................................................................................38
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI .........................................................................39
1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội ....................................................................................39
2. Công tác chi trả trợ cấp ..............................................................................................43
3. Công tác đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.........................................................................48
79
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI.................................................50
1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt buộc
và tự nguyện..............................................................................................................50
2. Mở rộng hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội -Thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp
........................................................................................................................................51
3. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội ......................................................................................52
a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội................................................................................52
b, Dự báo chi quỹ BHXH........................................................................................52
c, Cân đối quỹ BHXH .............................................................................................54
CHƯƠNG III: THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ
HỘI VIỆT NAM ..........................................................................................................................55
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................................................................................55
1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tất yếu của
mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội. ...................................................................................55
2. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội..................................55
3. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện................................................56
4. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau .............................56
5. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn...............................................57
6. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội ...............................................58
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................................................................................58
1. Thuận lợi ....................................................................................................................58
2. Khó khăn ....................................................................................................................59
III. THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ........59
1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn...................................................................................59
a, Các chế độ ngắn hạn ...........................................................................................59
b, Xác định mức đóng góp BHXH .........................................................................60
2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn .....................................................................................62
a, Các chế độ dài hạn ..............................................................................................62
b, Xác định mức đóng góp BHXH .........................................................................63
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................................................66
1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện...........................................................66
2. Nguồn quỹ BHXH ban đầu và vấn đề kinh phí hoạt động ........................................69
3. Chiến lược đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội .....................................................................72
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam.pdf