Đề tài Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM 1.2 MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ 1.3 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ CHƯƠNG 2. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 2.1 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 2.2 NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 2.3 THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN HUY THIỆP PHẦN KẾT LUẬN

doc76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thuyền”, nhưng độc giả vẫn hiểu được hành động nói rất nhiều đến cầu xin van nài của nhân vật “tôi” trong tác phẩm để được ngồi lên thuyền. Với một số TNTN được sử dụng với tần số cao trong tác phẩm thì việc vận TrudnụgngtâTNmTNHtọhceolihệìnuh ĐthứHc rCútầgnọnTshẽ ơhạn@chếTđàưiợlciệhuiệnhtọưcợntgậlpặp vtừà, nnggữh, diêễ ngâcy ứhiuên tượng nhàm chán ở độc giả khi phải tiếp xúc nhiều lần chỉ một TNTN. + Dạng chen thêm hoặc vừa chen thêm và vừa bớt đi một số yếu tố trong thành ngữ, tục ngữ gốc * Dạng chen thêm từ ngữ: Thành ngữ tục ngữ gốc Từ ngữ được chen thêm Thành ngữ tục ngữ cải biên Coi mạng người như nghóe mạng Coi mạng người như mạng nghóe Coi tiền như rác đồng Coi đồng tiền như rác Nhanh như chớp những, tia Nhanh như những tia chớp Nhanh như sóc con Nhanh như con sóc Nhảy như choi choi con Nhảy như con choi choi Chết mất xác toi Chết toi mất xác đông như hội trẩy đông như trẩy hội đen như mực tàu xỉn đen xỉn như mực tàu Dễ như bỡn dàng Dễ dàng như bỡn ………………. ………. ……………. để ý ở dạng này, chúng ta thấy, có nhiều từ ngữ được chen thuộc danh từ chỉ loại: “mạng”, “đồng”, “những”, “tia”, “con”, … và được đặt trước từ ngữ mang hình ảnh biểu trưng. Chen thêm từ ngữ theo kiểu này, tác giả cũng có dụng ý nghệ thuật của mình cả: một phần muốn nhấn mạnh hình ảnh biểu trưng giúp cho độc giả tiếp cận TNTN một cách dễ dàng hơn, bên cạnh đó làm cho nó phù hợp hơn với nội dung biểu đạt của ngữ cảnh. (a) Với thành ngữ “coi đồng tiền như rác” được chen thêm danh từ chỉ loại “đồng” vào trước từ mang theo hình ảnh biểu trưng “tiền”. Nó vừa phù hợp với thói quen khẩu ngữ của người Việt Nam. “Trong tay sẵn có đồng tiền”. Sự đời đổi trắng thay đen khó gì” (Truyện Kiều) đồng thời, vừa có ý nghĩa nhấn mạnh giá trị của “tiền”, một sự coi trọng của người nói dành cho nó. Trong tác phẩm “Huyền thoại phố phường” tác giả viết: “Mẹ kiếp … - Hạnh nghĩ - Bọn người này họ coi đồng tiền như rác”. Trước mức sinh hoạt của gia Truđnìngh tbâàmThiHềuọđcã lkihệiếun ĐHạHnhCbứầcnxúTchpơhải@thốtTlêàni llờiệi cuhửhi ọthcề vtậề pcácvhàtiênugxhàiiêhonancgứpuhí, coi tiền không ra gì của gia đình bà ta. đối lập với Hạnh - một chàng sinh viên nghèo “khố rách áo ôm” phải chắt chiu từng đồng bạc sống qua ngày, “tiền” đối với anh ta là một thứ vật chất vô cùng quý giá, đáng coi trọng nâng niu. Và qua đó, là lời dự báo của tác giả về sự suy thoái đạo đức của con người hám tiền, danh vọng như Hạnh trước sau cũng đưa đến hậu quả xấu, kết cục là anh ta bị tâm thần phải nằm trong nhà thương điên. Như một lời phê phán ngầm của tác giả về thói hư tật xấu của con người, lời cảnh báo cho những kẻ thấy tiền loá mắt. (b) Với thành ngữ “nhảy như con choi choi” khi đưa vào sử dụng trong ngữ cảnh được tác giả chen thêm danh từ chỉ loại “con” vào trước từ mang hình ảnh biểu trưng “choi choi” đã tạo điều kiện cho độc giả khi tiếp cận thành ngữ này một cách dễ dàng cụ thể hơn: “đô Nhiêu bé nhỏ, nhanh nhẹn. Hắn nhảy như con choi choi, luồn lách rất khéo léo” (Con gái thuỷ thần). Thành ngữ “nhảy như con choi choi” có lẽ khá quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về thành ngữ này. đặc biệt khi tồn tại trên văn bản, vế sau của thành ngữ so sánh này sẽ gây ra một sự khó hiểu cho nhiều người: “choi choi” là gì? Trước tình hình như vậy, khi đưa vào trong sáng tác của mình, tác giả đã thêm danh từ chỉ loại “con” vào trước hai âm tiết “choi choi” giúp khu biệt nó thành tên một động vật theo đúng dụng ý so sánh của dân gian, chỉ hành động nhảy giống con choi choi, dù rằng không phải ai cũng hiểu được “con choi choi” là loài “chim nhỏ, cao cẳng, mò dài, hay nhảy” [NC, 544]. Nhưng dù ít hay nhiều cũng giúp họ định hình được hình ảnh biểu trưng “choi choi” là gì. Từ đó giúp độc giả nắm bắt nội dung ngữ nghĩa của câu thành ngữ đỡ mơ hồ hơn, khó hiểu hơn. đối với một số TNTN được chen thêm từ như: “nhanh như con sóc”, “nhanh như những tia chớp” … cũng vậy. Bên cạnh việc chen thêm một số danh từ chỉ loại vào trước từ ngữ mang hình ảnh biểu trưng, tác giả còn chen thêm một số từ chỉ tính chất hoặc hư từ vào câu thành ngữ gốc để nhấn mạnh hơn vấn đề vần bàn tới. Như “dễ như bỡn” chen thêm thành “dễ dàng nhữ bỡn”; “đen như mực tàu” chen thêm “đen xỉn như mực tàu”. “đông như hội” chen thêm thành “đông như trẩy hội”,… đặc biệt, với thành ngữ “Chết mất xác” được chen thêm từ rất hay “Chết toi mất xác”.“Em là liều lắm! đi chích cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác” (Chảy đi sông ơi). “Toi” có nghĩa là mất, uổng. Nếu dùng thành ngữ “Chết mất xác” là chỉ tới cái chết khổ sở không được chôn cất tử tế. Nhưng nếu chen thêm động từ “toi” vào thành ngữ “Chết mất xác” € “Chết toi mất xác” thì giá trị biểu đạt của câu thành ngữ đã cao hơn: Trunnógkhtâônmg cHhỉọdcùnlgiệđuể cĐhỉHtớCi cầáinchTếht ơkhổ@sở Tmààinlóiệcuònhcọhỉcratậđpâyvlààcnáigchhếiêt nuổncgứpuhí không nên có, điều này rất phù hợp với ngữ cảnh của tác tác phẩm khi tác giả miêu tả lời cảnh báo của cô Thắm đối với nhân vật tôi: “…. đi đánh cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác”. Nếu không biết dừng lại mà cứ theo lão Trùm đi đánh cá đêm thì có ngày em phải nhận cái chết oan uổng đấy. đồng thời, động từ “toi” cũng được dùng khá rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. VD: Khi làm một việc gì đó không đạt kết quả mà uổng phí cả thời gian người ta sẽ nói: “ Thế là công toi”, “tiền toi” ….đây là thói quen ngôn ngữ rất thường thấy của những người lao động chân tay. Nhân vật trong truyện là một cô gái thuần phác nông thôn cho nên tất nhiên cô cũng có cách phát ngôn rất dân dã. Qua đây, cho thấy tác giả có sự quan sát thực tế cuộc sống hết sức tinh tế để từ đó lựa chọn ngôn ngữ nhân vật của mình một cách phù hợp nhất. * Dạng vừa chen thêm từ vừa bớt từ Thành ngữ gốc Từ bị lược Từ được chen Thành ngữ tục ngữ cải biến Ăn trông nồi ngồi trông ngồi cũng Ăn cũng trông ngồi hướng trông hướng Nói một đằng làm một nẻo nói bảo, nó Bảo một đằng nó làm một nẻo Lừ đừ như ông từ vào đền vào hệt, giữ Lừ đừ hệt như ông từ giữ đền Cứu được một người phúc đẳng hà sa được một, mạng Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa Với việc vừa chen thêm, vừa bớt đi một số từ ngữ trong TNTN gốc, dạng cải biên này vừa có tác dụng nhấn mạnh nội dung cần thông báo hoặc làm tăng, giảm sắc thái ý nghĩa của TNTN đồng thời nó còn làm xuất hiện, hiện tượng chuyển nghĩa của TNTN, để phù hợp với từng ngữ cảnh phục vụ tốt nhất cho dụng ý nghệ thuật của tác giả. (a) “Bản tính người Việt là hay trông ngóng, nhiều khi quên góc ngay cả chính tìm óc mình. Ăn cũng trông nồi trông hướng, nhưng cứ trông mãi mà quên mất ăn thì chết”. (Chút thoáng Xuân Hương). Tục ngữ “ăn trông nồi ngồi trông hướng” vốn có sắc thái dương tính như một lời dăn dạy của người xưa về cách cư xử ý tứ, lịch sự trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nhưng khi đưa vào trong sáng tác của mình, NHT đã “ngược hóa” ý nghĩa của Trutnhàgnhtânmgữ Hnàọy,clàlmiệcuhoĐnHó mCaầngnsTắchtơhái@âmTtíànhi lnihệưumhộọt lcờitậphpê vphàánn, gchhêiêbani…cứ“Ăun cũng trông nồi trông hướng, nhưng cứ trông mãi mà quên ăn thì chết”. Khi bắt gặp ngữ cảnh này, chúng ta không thể hiểu tác giả Nguyễn Huy Thiệp đã phủ nhận giá trị của tục ngữ “ăn trông nồi ngồi trông hướng” mà cần hiểu đây là dụng ý của tác giả trong việc miêu tả nhân vật, mà cụ thể là nhân vật Tổng Cóc trong tác phẩm “Chút thoáng Xuân Hương”, thông qua cách suy nghĩ ngược đời của ông: “ăn cũng trông nồi trông hướng, nhưng cứ trông mãi mà quên ăn thì chết” cho độc giả thấy một Tổng Cóc ngạo nghễ, khinh đời, một kẻ bất đắc chí trước thời cuộc. (b) Câu tục ngữ “nói một đằng làm một nẻo” cũng được sử dụng cải biến rất hay và phù hợp trong ngữ cảnh của tác phẩm “Chút thoáng Xuân Hương”: “ đệ chịu khí chí của quan bác vậy - Thặng cười – nhưng dân nó ghê gớm lắm, cứ bảo một đằng nó làm một nẻo”. Nếu tác giả dùng nguyên dạng câu tục ngữ “Nói một đằng làm một nẻo” vào trong lời thoại của quan phủ Thặng, thì lúc này trong cách nhìn của Thặng, người dân ít nhiều có một vị trí nào đó, nó không bị bọn quan lại chèn ép hoàn toàn, họ có thể “nói một đằng làm một nẻo”, tự đặt ra kế hoạch và tự hành động, (mặc dù hành động này không tốt cho lắm). Nhưng khi thay thế bằng thành ngữ cải biên “Bảo một đằng nó làm một nẻo” thì lúc này vai trò của dân trong công việc đã rơi vào thế bị động chịu sự sai bảo, chèn ép của thế lực hơn mình mà cụ thể là lời sai bảo ra lệnh của lão quan phủ Thặng. Bởi động từ “noí” khi sử dụng trong câu có thể dùng giao tiếp với mọi đối tượng, nhưng động từ “bảo” chỉ dùng để giao tiếp với người ngang hàng hay người dưới” [TđTV; 33]. Do đó , tục ngữ này rất phù hợp trong lời thoại của Tổng Cóc, một “bậc phụ mẫu của dân” . đồng thời, với việc chen thêm đại từ “nó” vào giữa hai vế của câu tục ngữ còn làm cho lời thoại của lão quan phủ Thặng hàm chứa thái độ khinh thường rẻ mạt người dân, rất phù hợp với logic tính cách của lão ta là quan lại chuyên “đục khoét dân lành” và coi thường dân. (c )Câu thành ngữ “cứu được một người phúc đẳng hà sa” cũng được sử dụng rất hay trong ngữ cảnh của tác phẩm “Cánh buồm nâu thuở ấy”. Khi nói về hành động cầu xin khẩn khoản được cứu giúp của ông Cả Giao đối với gia đình ông Hân, tác giả đã xen vào lời thoại của ông Cả Giao thành ngữ cải biên “cứu một mạng người phúc đẳng hà sa”. Khi thêm danh từ chỉ loại “mạng” vào trước danh từ “người” € “mạng người” nhằm nhấn mạnh tới giá trị sự sống của con người. điều này rất phù hợp với ngữ cảnh trong tác phẩm: con ông Giao là anh Bằng đang trong tình trạng nguy kịch về tính mạng, do đó sự sống đối với con ông lúc này rất là quý giá. đồng thời lược bớt đi động từ “được” trong thành ngữ gốc sẽ làm giảm đi trách nhiệm của TrunnggườtiâthmựcHhiọệnchlàinệhuđộĐnHg “cCứầu”n. đTihềuơnà@y phTùàhiợlpiệvuới hhàọnch đtộậnpg nvhàờ vnảgkhhiôênng đcòứi huỏi nhiều của ông Cả Giao. Mặt khác, khi sử dụng tục ngữ này mang đậm âm hưởng Phật giáo theo quan hệ nhân quả phù hợp với tín ngưỡng của đa số người Việt Nam sẽ làm cho lời nói của ông có sức thuyết phục cao đưa vợ chồng bà Hân vào thế đã rồi không thể không giúp được. đó chính là tài năng miêu tả nhân vật của tác giả không phải nhà văn nào cũng làm được. Tục ngữ “lừ đừ như ông từ vào đền” cũng được tác giả cải biên thành “lừ đừ hệt như ông từ giữ đền” trong ngữ cảnh của tác phẩm “Tội ác và trừng phạt”: “…một người tên là Phúc đã cầm dao nhọn đâm chết hai mẹ con người hàng xóm. Tôi đã nói chuyện với tên Phúc này. Trong hắn hiền lành lừ đừ hệt như ông từ giữ đền”. Khi nói đến tục ngữ “lừ đừ như ông từ vào đền” sẽ gợi lên trong liên tưởng người đọc trạng thái động của “ông từ”: ông đang đi, thông qua động từ chỉ hoạt động di chuyển “vào” tồn tại trong câu. Nhưng khi nói tới câu thành ngữ cải biên bằng cách thay thế động từ “vào” bằng động từ “giữ” :“lừ từ hệt như ông từ giữ đền” người ta liên tưởng đến trạng thái tĩnh của “ông từ”, đó là hình dáng bề ngoài của ông: hiền lành, chất phác. điều này rất phù hợp với việc tác giả dùng thành ngữ cải biên để miêu tả về sự đối lập giữa bề ngoài hiền lành như “ông từ giữ đền” của tên Phúc với bản chất bên trong vô cùng độc ác của hắn giết người không gớm tay. * Dạng thay thế từ ngữ Thành ngữ gốc Từ ngữ lược bớt Từ ngữ được chen Thành ngữ tục ngữ Chết mất xác mất mục Chết mục xác Già quá hoá lẫn lẫn giặc Già quá hoá giặc Có thực mới vực được đạo đạo tình Có thực mới vực được tình Hết lòng hết dạ dạ sức Hết lòng hết sức Cười hở mười răng ra hở để Cười để mười răng ra ……….. ………… …………. ………… (a) đối với tục ngữ gốc “già quá hoá lẫn” cũng vậy, khi sử dụng trong ngữ cảnh của tác phẩm “Những bài học nông thôn” đã được cải biến thành “già quá hoá giặc” làm cho sắc thái âm tính của câu tục ngữ tăng lên. Bởi tuổi già không chỉ có tính khí lẩm cẩm, tật bệnh “hoá lẫn” mà còn “có tác hại, vô tác dụng” đến “hoá giặc”. Cách sử dụng tục ngữ cải biến trong lời thoại của bà Lâm trong “Những bài học nông thôn” rất phù hợp với logic tính cách của bà, một bà già nông thôn bộc trực, thẳng thắn và rất ghét tuổi già bởi Truvnìgvớtiâbmà “tHuổọi cgiàlitệhậut đĐánHg sCợ”ầ. n Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu (b) “ đoài ăn xong đứng lên vươn vai: “Cái này phải tranh luận đấy. Tôi đang ngờ cái ông ngày xưa nói ra câu ấy chẳng hiểu cái gì về đạo. đáng ra phải nói: “Có thực mới vực được tình”, tức tình người ấy đồng bào ạ”.(Không có vua) Với việc sử dụng tục ngữ cải biến “Có thực mới vực được tình” trong lời thoại của đoài, tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả tính cách của nhân vật này. Bởi đối với anh ta ai có nhiều tiên thì anh ta mới trọng, tình cảm có được giữa con người với nhau chỉ có thể bắt đầu từ tiền . Lời thoại của đoài hay chính là phương châm sống trong gia đình lão Kiền, đây chính là sự cảnh báo của tá giả về tác hại cảu xã hội kim tiền đã làm băng hoại đi đạo đức truyền thống của gia đình. Ngoài một số thành ngữ, tục ngữ đã phân tích như trên thì có hàng loạt những TNTN khác cũng được tác giả sử dụng theo hình thức cải biến rất linh hoạt trong từng ngữ cảnh cụ thể. * Dạng thay đổi vị trí từ ngữ Bên cạnh việc chen thêm hoặc lược bớt rút ngọn từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, trong quá trình vận dụng thành ngữ, tục ngữ tác giả cũng đã khéo léo thay đổi vị trí từ ngữ của nó để làm mới thành những tục ngữ đồng thời tạo ấn tượng đối với độc giả. Có thể nói việc đảo trật tự từ ngữ như vậy không làm mất đi nội dung, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ và hơn thế nữa giúp cho công việc sáng tác của tác giả có hiệu quả hơn. Qua quá trình khảo sát chúng tôi chỉ thu nhận được hai thành ngữ tác giả cải biên theo dạng này. Dạn dày sương gió € Dày dạn sương gió Kẻ tám lạng, người nửa cân € Người tám lạng, kẻ nửa cân (a) “Ngày nào Móng cũng lân la đến chỗ cô Hợp bán hàng. Dưới mắt cô Hợp, Móng đúng là một con chim bổi man rợ, lì lợm. Mũi tên của thần ái tình không phải một sớm một chiều khoan thủng được lớp da dày dạn sương gió” (Chuyện Bà Móng). (b) “Bà Lâm lắc đầu: “cậu còn trẻ lắm, cậu cứ sống đến tám mươi tuổi đi đã xem nào. đức Phật tổ cho mỗi người một ít của cải, ai cũng như nhau người tám lạng, kẻ nửa cân. Sức khỏe, đức hạnh cũng là của cải”(Những bài học nông thôn) Với việc thay đổi vị trí từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ như vậy vừa có tác dụng làm mới thành ngữ, tục ngữ gốc vừa tạo ấn tượng đối với độc giả khi tiếp cận tác phẩm bởi nó làm chệch đi thói quen ngôn ngữ của người bản ngữ tạo nên điểm nhấn trong ngữ cảnh thu hút sự quan tâm của độc giả. Từ đó làm cho hiệu quả giao tiếp giữa độc giả và tác phẩm trở nên cao hơn. d. Việt hóa thành ngữ, tục ngữ Hán Việt bằng cách thế một yếu tô Hán Việt Trubnằgngtâymếu HtốọthculầiệnuViĐệtH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đối với dạng này chúng tôi chỉ khảo sát được hai thành ngữ được Việt hóa. Bởi với những thành ngữ, tục ngữ Hán Việt khi được vay mượn vào kho tàng văn học dân gian của ta vừa làm phong phú thêm kho thành ngữ, tục ngữ của ta nếu như có những thành ngữ, tục ngữ thuần Việt có nghĩa tương đồng nhưng số lượng này rất ít. đa số chúng được vay mượn là do trong quá trình giao tiếp có những tình huống, sự vật, hiện tượng muốn diễn đạt một cách cô đọng, hàm xúc, tế nhị nhất thì không thể có thành ngữ thuần Việt nào thay thế được. Do đó, để cải biên thành ngữ, tục ngữ Hán Việt là một điều rất khó khăn, không khéo sẽ làm giảm đi giá trị biểu đạt của thành ngữ gốc. (a) “Bọn kia không nói năng gì xông vào đánh ngay. Tôi đánh trả lại cũng ác, nhưng thân cô thế núng, lát sau tôi ngất lịm đi” (Con gái Thủy thần) Thân cô thế cô € Thân cô thế núng Yếu tố Hán Việt “cô”: chỉ sự lẻ loi được thế bằng yếu tố thuần Việt “núng”: chỉ “trạng thái không còn vững chắc, mà dễ đổ, dễ sụt xuống”[678].Khi ta dùng thành ngữ gốc “thân cô thế cô” thường nhấn mạnh đến hoàn cảnh sống lẻ loi, không có chỗ dựa. Nhưng khi dùng thành ngữ cải biên “thân cô thế núng” lại nhấn mạnh đến tư thế lẻ loi đơn độc không còn khả năng chống đỡ. Và như vậy, rõ ràng dùng thành ngữ cải biên rất phù hợp với ngữ cảnh trên khi tác giả miêu tả hoàn cảnh của nhân vật Chương lúc này, bị đô Thi, đô Nhiêu, đô Tiến tấn công trong tư thế “thân cô thế núng”:không còn khả năng chống đỡ và cuối cùng nhân vật Chương đã phải “ngất lịm đi”. (b) “Thiều Hoa giật mình, mặt tái đi vội hỏi: liệu có cách nào giải hạn được không?”. Bà Phương bảo: “Thiên cơ bí mật. Biết nói ra sao. Số đã thế nào. Phải ai nấy chịu” (Giọt máu) Thiên cơ bất khả lậu € Thiên cơ bí mật Với việc thế cụm từ Hán Việt “bất khả lậu” (không thể lộ) bằng cụm từ thuần Việt có nghĩa tương đương “bí mật” rất phù hợp với lời thoại của nhân vật bà Phương. Về hình thức: lời thoại của bà được diễn đạt theo kiểu văn vần, mỗi câu bốn âm tiết: “Thiên cơ bí mật. Biết nói ra sao. Số đã thế nào. Phải ai nấy chịu”, cho nên không thể dùng “Thiên cơ bất khả lậu” trong lời thoại trên, nó sẽ làm mất đi tính vần điệu trôi chảy trong câu nói của bà thầy bói tên Phương. Về nội dung: khi Việt hóa đi một yếu tố trong thành ngữ Hán Việt này sẽ rất phù hợp với cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật – một người có trình độ học vấn không cao. Nếu dùng nguyên thành ngữ gốc vào trong lời nói của bà Phương sẽ làm cho ngôn ngữ của bà gọt giũa quá, bác học quá, không đúng với ngôn ngữ một người thầy bói như bà TruPnhgươtnâgm. đHồnọg cthlờiiệ, uvớĐi cHáchCdầùnngTthhàơnh @ngữTcàảii bliiêệnunàhyọccòntậgpiúpvcàhonđgộhciêginả dcễứtiuếp cận vấn đề hơn. e. Mô phỏng khuôn hình tục ngữ theo cách thay thế hình ảnh biểu trưng có cùng một số tính chất tương đồng Thành ngữ, tục ngữ gốc Hình ảnh biểu trưng thay thế Hình ảnh biểu trưng được thay thế Thành ngữ, tục ngữ mô phỏng đi như nước chảy đi như bay đỏ như gấc Nhanh như sóc Nóng như lửa (đốt) nước chảy bay gấc sóc lửa (đốt) nước lụt chạy mận rắn thiêu, rang đi như nước lụt đi như chạy đỏ như mận Nhanh như rắn Nóng như thiêu; Nóng Nhẹ như lông hồng Nhảy như choi choi Rụng như sung Rượu vào lời ra Sướng như tiên …  lông hồng choi choi sung lời ra tiên …  sợi khói cào cào mưa thơ ra trời … như rang Nhẹ như sợi khói Nhảy như con cào cào Rụng xuống như mưa Rượu vào thơ ra Sướng như trời … Dạng mô phỏng này được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác truyện ngắn của Nguyên Huy Thiệp. Phần lớn các thành ngữ, tục ngữ này có cách diễn đạt mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân hằng ngày, phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống xã hội. Giúp cho độc giả có thêm khả năng nhìn nhận quan sát những sự vật hiện TrutnưgợngtâxmungHqọuacnhliệmuìnhĐ. đHồnCg ầthnờiTlàhmơch@o táTc àphiẩlmiệcuủahôọncg ctóậhpiệvuàqunả gnghhiệêtnhucậtứcuao và tạo nên nét riêng trong các sáng tác. Tuy nhiên, sự cách tân này đòi hỏi người viết phải có vốn sống phong phú, luôn khát khao sáng tạo. để minh chứng điều này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu đánh giá một số trường hợp cụ thể. + Nhảy như choi choi € Nhảy như con cào cào “Choi choi” là một loài chim nhỏ, cao cẳng, mỏ dài hay nhảy [24;544] “Cào cào” là “một loài bọ cánh thẳng đầu nhọn, mình dài, nhảy giỏi, …”[41;103] Nắm bắt được đặc điểm chung của hai loài sinh vật này: cùng biết nhảy Nguyễn Huy Thiệp đã mô phỏng lại thành ngữ gốc “nhảy như choi choi” thành “nhảy như con cào cào” vừa giúp cho việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của tác giả thêm sinh động, tránh nhàm chán, tránh hiện tượng lặp cùng một thành ngữ trong nhiều ngữ cảnh. đồng thời, giúp độc giả tiếp cận thành ngữ mới một cách dễ dàng hơn mà nội dung ngữ nghĩa của tác phẩm vẫn không thay đổi. Bởi dù gì trong nhận thức của nhân dân “con cào cào” vẫn là sinh vật quen thuộc hơn “con choi choi”. + Sướng như tiên € Sướng như trời Như chúng ta đã biết, “tiên” và “trời” có đặc điểm chung đều là những lực lượng siêu nhiên. “Tiên”: theo quan niệm của người xưa là một nhân vật đẹp khác thường, có phép mầu và cuộc sống rất yên vui thoải mái. “Trời” được coi như lực lượng ở trên cao sáng tạo và quyết định số phận muôn loài trên mặt đất. Khi nói tới cuộc sống “sướng như tiên” có nghĩa là ta nói tới cuộc sống sung sướng, thoải mái, không vướng bận bất cứ điều gì.Nhưng khi nói tới cuộc sống “sướng như trời” cũng dùng để chỉ cuộc sống sung sướng nhưng cuộc sống đó được hình thành dựa trên sự chi phối của quyền lực, thích sai bảo ai, ra lệnh ai làm gì cũng được. Sử dụng thành ngữ cải biên này sẽ rất phù hợp khi tác giả dùng để chỉ về cuộc sống của quan lại huyện Tiên Du trong tác phẩm “Giọt máu”: “Tiên Du là huyện lớn, thóc gạo, con gái ở Bịu, Liêm hát quan họ rất hay, làm quan ở đấy thật sướng như trời”. Lúc này, thành ngữ cải biên “sướng như trời” không chỉ dùng để chỉ cuộc sống sung sướng của quan lại nơi đây nữa mà nó còn hàm ý chỉ sự phách lối, hống hách của quan lại huyện Tiên Du đối với dân chúng - những vị quan chuyên “đục khoét” dân lành. + đi như nước chảy € đi như nước lụt Cả hai hiện tượng “nước chảy” và “nước lụt” đều chỉ trạng thái động của nước. Nếu dùng trục hoành và trục tung để miêu tả dòng chảy của hai hiện tượng này ta có mô hình như sau:  Nước lụt Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Dâng lên Trôi đi Nước chảy Khi dùng thành ngữ “đi như nước chảy” có nghĩa là chỉ tới cách di chuyển nhanh nhưng khi dùng thành ngữ “đi như nước lụt” thì nó còn có sắc thái ý nghĩa mới, chúng ta cùng xem xét ngữ cảnh “Khi Lân đến được Thăng Long thì Nguyễn Phúc Ánh đã vào thành rồi. Quân Ánh đi như nước lụt” lúc này thành ngữ cải biên “đi như nước lụt” không chỉ nói tới cách di chuyển nhanh của quân Ánh mà còn hàm ý chỉ khí thế hừng hực của quân Ánh lúc này ngày càng tăng lên như nước lụt ngày một dâng cao. Qua đó càng khắc họa rõ nét hơn sức mạnh của quân Ánh để rồi sau đó đến Thăng Long đánh thắng nghĩa quân Tây Sơn giành thắng lợi về mình. Thành ngữ cải biên này được dùng để miêu tả quân Ánh rất phù hợp với lôgic kể chuyện, thể hiện tài năng khéo léo của Nguyễn Huy Thiệp trong lúc dùng thành ngữ mô phỏng. 2.3.2 Hiệu quả sử dụng thành ngữ tục ngữ trong những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: đối với Nguyễn Huy Thiệp, việc sử dụng TNTN trong sáng tác của ông được xem là một phần quan trọng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. đặc biệt trong việc miêu tả hệ thống nhân vật trong các sáng tác của ông có sự đóng góp không nhỏ của việc vận dụng TNTN. Ngoài ra, việc vận dụng TNTN vào trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn đem tới hiệu quả khách quan vô cùng quan trọng đối với độc giả. Nó đem đến cho độc giả một cách tiếp cận mới đối với văn học dân gian thông qua tác phẩm văn học, đồng thời giúp cho không chỉ độc giả trong nước mà cả độc giả ngoài nước hiểu hơn phong tục tập quán của người Việt Nam thông qua việc tiếp cận với thành ngữ tục ngữ Việt Nam. 2.3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật Miêu tả ngoại hình là vẽ nên hình dáng, diện mạo bên ngoài của nhân vật, đời sống, dáng dấp và diện mạo bên ngoài của mỗi con người có những đặc điểm riêng rất ổn Truđnịngh tgâiúmp tHa pọhcânlibệiuệt nĐgHườiCnầàynvTớihnơgườ@i khTáàc,i nliêệnumihêuọctả tnậgpoạivhàìnnh glàhmiêộnt đcòứi huỏi cần thiết để cá tính hoá nhân vật trong văn học. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Huy Thiệp, ông lại thông qua việc dùng TNTN miêu tả ngoại hình của nhân vật để khắc họa nên hoàn cảnh sống của nhân vật đó. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy TNTN dùng để miêu tả ngoại hình nhân vật trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có tần số xuất hiện không nhiều. (a) “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ” (Những ngọn gió Hua Tát). Theo ngữ cảnh trên, thành ngữ “trắng như trứng gà bóc” được dùng để chỉ vẻ đẹp làn da của nàng Pùa: trắng đến nõn nà, cùng với “tóc mượt và dài, môi như son đỏ”, tác giả muốn nhấn mạnh hơn cái nhan sắc tuyệt đẹp “không ai bì kịp” của nàng để đối lập với số phận hẩm hiu của nàng “bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ”. Từ đó, gợi lên ở độc giả sự liên tưởng về hoàn cảnh sống nhạt nhẽo, vô vị, cô đơn của nàng Pùa bởi “không ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ”. Ẩn chứa ở đó là thái độ cảm thông chia sẻ của tác giả tới những số phận không may. (b) “Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng hết, gây tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết” (Kiếm sắc). Thành ngữ “vàng như nghệ” được dùng để chỉ màu da của nhân vật Bình trong tác phẩm “Kiếm sắc”. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh tới tình trạng sức khoẻ ốm yếu, bệnh tật của nhân vật do hoàn cảnh sống tác động tới: “Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu ..”. (c) “Phụng quyết chí làm giàu, bán đồ đạc ở nhà lấy hai đồng cân vàng giắt lưng vào miền trang đào vàng. Bặt đi hơn năm chẳng có tin tức gì, một hôm lù lù trở về, người ngợm gầy như xác ve …” (Thương nhớ đồng quê). Thành ngữ “gầy như xác ve” dùng để chỉ tới hình dạng gây còm ốm yếu của nhân vật Phụng khi anh ta từ nơi đào vàng trở về sau hơn một năm bặt tin tức. Thông qua việc miêu tả ngoại hình của Phụng, giúp độc giả hình dung rõ hơn về hoàn cảnh sống khắc nghiệt nơi đào vàng của nhân vật, đã vắt kiệt sức lực của con người, lời cảnh báo cho những ai ôm mộng giàu sang từ bãi đào vàng. Có thể nói, thành công của Nguyễn Huy Thiệp ở đây, chính là việc ông đã khai Trutnhágc ttíânmh hàHmọxcúclicệủua TĐNH, TNCđầểntạTo hnêơn g@iá tTrị àbiiểuliệđạut chaọo cchotậnpgôvnàngnữgtáhcipêhnẩmc.ứNuếu như trường hợp NHT không dùng TNTN để biểu đạt mà lại lựa chọn một cách biểu đạt khác thì câu văn dài dòng mà vẫn không khắc hoạ ngoại hình của nhân vật một cách rõ nét. 2.3.2.2. Miêu tả tính cách nhân vật: Sêđrin cho rằng “Từ cửa miệng một người nói ra không thể có lấy một câu nào lại không thể tuy nguyên lên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện …” [9;133] Trong tác phẩm văn học cũng vậy, ngôn ngữ của nhân vật có khả năng tái hiện một cách sinh động trực tiếp tâm lý, trình độ văn hoá, kinh nghịêm cụôc sống và tính cách nhân vật, trong đó TNTN cũng là một trong những phương tiện ngôn ngữ giúp chúng ta nhận diện rõ nét hơn đối với từng nhân vật. (a) “đoài ăn xong đứng lên vươn vai: “Cái này phải tranh luận đấy. Tôi đang ngờ cái ông ngày xưa nói ra câu ấy chẳng hiểu cái gì về đạo. đáng ra phải nói: “Có thực mứi vực được tình”, tức tình người ấy đồng bào ạ”.(Không có vua) Tục ngữ “có thực mới vực được tình” được cải biến từ tục ngữ gốc “có thực mới vực được đạo”. Căn cứ ngữ cảnh, ta thấy nhân vật đoài dùng tục ngữ cải biến này với dụng ý: ở đời con người ta phải qua lại với nhau bằng vật chất thì mới mong có tình cảm được. Tthành ngữ này đưa vào trong lời thoại của đoài làm cho lời lẽ của anh ta trở nên trắng trợn, sỗ sàng, rất hỗn hào, nhất là khi lại được dùng để nói chuyện với cha của anh ta. Qua đó, tác giả muốn khắc họa một tính cách không chín chắn, đàng hoàng, mẫu mực có phần cẩu thả, bất cần rất không đúng với chức danh “công chức ngành giáo dục” như đoài, ẩn sau đó là sự phê phán, mỉa mai của tác giả đối với những kẻ đạo đức giả, mượn lốt trí thức để lòe thiên hạ như nhân vật đoài chẳng hạn, lời cảnh báo của tác giả về sự tha hóa đạo đức của con người trong xã hội. (b) “Chị Thục bảo: “Thôi thôi, ông Bường ơi, tôi xin ông lấy chữ “dĩ hoà vi quý” làm trọng” (Những người thợ xẻ). Thành ngữ “dĩ hoà vi quý” dùng để chỉ tới thái độ, nể nang xuê xoa cố cho qua chuyện. Nó được dùng trong lời thoại của chị Thục, khi chị thấy, giữa ông Kháng – em ông Thuyết - chủ nông trường chị đang ở với anh Bường - người quen của gia đình chị đang đấu khẩu rất gay gắt. để tránh tình trạng xấu có thể xảy ra chị Thục đã nói với anh Bường lời can gián “lấy chữ “dĩ hoà vi quý” làm trọng”. Từ lời thoại cho ta thấy tính cách của chị rất ôn hoà, nhẹ nhàng, tế nhị và ẩn sau lời nói đó là một tính cách rất nữ tính, không muốn mọi việc trở thành “đao to búa lớn”, tất cả cần yên bình. (c) “ - Chỉ qua bến cốc thôi nhá! Ông chủ hào hiệp của tôi mặc cả. – Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ” (Chảy đi sông ơi). Trung tâTmhànHhọncgữli“ệnuguĐnHhư Cchầón” đTượhcơdù@ng tTroànig lliờệiuchhửiọccủatậngpườviàchnủ gthhuiyêềnn đcốứi vuới nhân vật “tôi” trong tác phẩm “Chảy đi sông ơi” khi nhân vật “tôi” cứ nhất quyết xin được xuống thuyền đi đánh cá cùng ông ta. Thành ngữ “ngu như chó” có sắc thái âm tính dùng để chê bai tính cách không đươc khôn của một ai đó. Tuy nhiên, khi đưa vào trong lời thoại của ông chủ thuyền ở ngữ cảnh trên thì ngữ nghĩa của nó không quan trọng nữa, mà quan trọng là nó được thể hiện được thói quen ngôn ngữ khẩu ngữ của những người lao động chân tay, thường dùng thành ngữ này để chửi bới một ai đó. Từ đó, tác giả đã khắc họa lên được tính cách bộc trực, thẳng thắn, không giữ kẽ của lão chủ thuyền , một con người mang đậm tính cách thuần phác nông thôn. (d) “Chị Hiên bỏ khăn ra khóc: “Lạy thầy giáo, thầy giáo sống không chết thiêng, phù hộ phúc đức cho gia đình em” (Thương nhớ đồng quê). đưa hai thành ngữ, một nguyên dạng “sống khôn chết thiêng” và một cải biến “phù hộ phúc đức” vào trong lời khấn vái của chị Hiên đối với cái chết của thầy giáo Triệu, đã thể hiện được tính cách chân chất, mộc mạc của người phụ nữ nông thôn khi họ tin rằng: ai khi sống khôn ngoan thì lúc chết sẽ linh thiêng có thể giúp đỡ, che chở cho người còn sống. Giống như thầy giáo Triệu khi còn sống rất đàng hoàng tử tế thì khi chết rồi, hồn phách sẽ linh thiêng về phù hộ cho gia đình chị. Và như vậy, TNTN không chỉ có tác dụng miêu tả ngoại hình nhân vật, mà bên cạnh vịêc vận dụng TNTN vào trong ngôn ngữ nhân vật còn giúp tác giả miêu tả một cách rõ nét về tính cách của nhân vật. 2.3.2.3.Miêu tả nội tâm nhân vật Là việc đưa TNTN vào trong suy nghĩ của nhân vật trước những cảnh ngộ và sự việc khác nhau. Nếu như thông qua việc phác hoạ vài nét tiêu biểu của ngoại hình hoặc ghi lại vài đặc điểm đột xuất trong ngôn ngữ mà nhân vật có thể nổi hẳn lên thì nhiều khi chỉ bằng một số suy nghĩ nội tâm sâu sắc được phát hiện đúng lúc, tính cách tâm lý nhân vật được bộc lộ khá đầy đủ. (a) “Hạnh nằm trằn trọc, ý cố gắng ngủ mà ngủ không được. Chuyến đi lễ rằm cùng với mẹ con bà Thiều để lại một ấn tượng mạnh. “Mẹ kiếp … - Hạnh nghĩ. - Bọn người này họ coi đồng tiền như rác. Mỗi kỳ sóc vọng tiêu pha đến chục nghìn …”. Hạnh nghĩ đến số tiền ít ỏi mà mình phải gắng chi tiêu dè xẻn hàng ngày mà rối cả lòng”. đưa thành ngữ cải biên“coi đồng tiền như rác” vào trong suy nghĩ của nhân vật Hạnh, ta thấy ở đó như có thái độ bức xúc của Hạnh về lối sống vương giả của gia đình bà Thiều đối lập với cụôc cống nghèo khổ của anh. Nhen lên trong anh lòng đố kỵ, sự ghen Trutnứgc, mtâộmt trạHngọtcháliiệtâum ĐlýHbấtCổnầ:ngiTằnhgơco,@dayTdàứit,lđiệếnu“htrọằnctrtọậcp, ývcàố gnắgnghniêgủnmcàứnugủ không được”, qua đó thể hiện một tính cách không kiên định dễ bị hoàn cảnh làm lung lay ý chí và dễ bị cám dỗ bởi nhu cầu vật chất tầm thường. (b) “… còn con, con khoẻ lắm, được mọi người yêu mến. Con luôn nhớ về u, nỗi nhớ như gia đâm ruột” (Con gái thuỷ thần). Thành ngữ cải biến “nhớ như gai đâm ruột” được dùng trong lời văn viết thư của người con trai sống xa quê hương gởi về cho người mẹ già nơi quê nhàt trong tác phẩm “Con gái thuỷ thần”. “Nhớ như gai đâm ruột” thể hiện một nỗi nhớ không chỉ dai dẳng mà còn chứa đựng sự đau đớn xót xa của anh con trai khi chưa làm tròn trách nhiệm với mẹ của mình. Bởi theo hoàn cảnh trong truyện thì anh đi bộ đội bên Cămpuchia, ở nhà chỉ có một mình mẹ già 80 tuổi sống thui thủi cô đơn, chị anh lại lấy chồng xa, không ai chăm sóc cho mẹ. Qua nỗi nhớ của anh cho chúng ta cảm thấy được đời sống nội tâm dằn vặt, day dứt trong tâm khảm “người con”, ẩn giấu một tính cách tốt của một người con có hiếu, có trách nhiệm với gia đình. (c) Thành ngữ “Tiến thoái lưỡng nan” thể hiện sự tiến lùi đều khó khăn được dùng trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Thổ cẩm” khi anh rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Anh vừa không thể nhận một đứa dị tật, trộm cắp làm con mình vì hiện giờ anh là cán bộ Y tế cao cấp, vừa không thể bỏ rơi nó vì đó là “giọt máu” của anh, bộc lộ một nội tâm giằng xé, một sự tính toán chi li cả với tình phụ tử thể hiện một tính cách thực dụng, ích kỷ vì danh dự bản thân của nhân vật “tôi” trong tác phẩm, một tính cách đáng phê phán. Nói tóm lại, thông qua việc sử dụng TNTN vào trong đời sống nội tâm của nhân vật cho ta thấy được một phần nào tính cách của nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm. 2.3.2.4.Miêu tả hành động nhân vật Có thể nói hành động là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tính cách hoặc hoàn cảnh sống, tâm trạng, tâm lý,… của nhân vật Sở dĩ chúng ta khẳng định rằng hành động là phương tiện quan trọng nhất là vì hành vi con người là hình thức bộc lộ đầy đủ phẩm chất, tư cách, tâm lý, lý tưởng, cũng như những đặc điểm bên trong thuộc thế giới tinh thần của con người. Và để cho quá trình miêu tả nhân vật thông qua hành động đạt được hiệu quả nghệ thuật, tác giả Nguyễn Huy Thiệp đã tìm đến thành ngữ (TNTN). Với tính chất khái quát cao và mang đậm hình ảnh, TNTN sẽ giúp tác giả khu biệt từng hành động của từng nhân vật, từ đó sẽ mang dấu ấn riêng đối với từng nhân vật. . Hành động nhân vật có thể được thể hiện trực tiếp ngay trong lời thoại của nhân vật hoặc thể hiện gián tiếp qua lời kể của đối tựơng khác. (a) “ … - Lão lắc cái đầu múp múp và hổn hển cười. – đệ chỉ ăn no ngủ kỹ, làm Trutnrògn tbâổmn pHhậọn cvớliiệtruiềuĐđHìnhC, ầlínnh Tđệhbơắt@đủ.TTàhui ếliệđệunhộpọcđủt. ậTphằvngà nnàgo hchiêốnng clạứi uđệ cùm” (Chút thoáng Xuân Hương). đưa thành ngữ “ăn no ngủ kĩ” vào trong lời thoại của lão quan phủ Thặng cho ta thấy được hành động vô trách nhịêm của lão quan phủ Thặng, làm quan phụ mẫu thiên hạ mà chỉ “ăn no ngủ kỹ” không lo lắng gì hết, nếu có chuyện xảy ra thì xử theo luật rừng “cùm” người ta. Ẩn sau hành động đó là một tính cách sống hời hợt, tắc trách, hống hách, đáng phê phán của lão quan, do bị chi phối bởi hoàn cảnh sống vương giả, hưởng thụ “ngồi mát ăn bát vàng” của quan lại thời phong kiến. (b) “Cô gái đi về phái bến sông, bước thấp bước cao, vừa đi vừa ngoái đầu lại mà mắt ướt nhoè” (đưa sáo sang sông). Thành ngữ “bước thấp bước cao” được dùng để chỉ hành động đi thất thểu, hấp tấp của nhân vật “cô gái” trong tác phẩm “đưa sáo sang sông” thể hiện một tâm trạng buốn chán não nề, phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật vừa chia tay với người tình cũ để trở về với cụôc sống “đầu tắt mặt tối” hàng ngày của mình. Tác giả đã rất khéo léo thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật để miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. (c) “Gần sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như con sóc. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú lớn, con thú lớn nhất đời mình” (Những ngọn gió Hua Tát). Chính từ cái mộng “săn được con thú lớn nhất đời mình” lão thợ săn trong tác phẩm “Những ngọn gió Hua Tát” đã vô tình bắn chết vợ mình. Trong hoàn cảnh đau đớn đó, một ý nghĩ táo bạo chợt xuất hiện trong đầu lão: “lấy xác vợ để làm mồi săn thú” và tác giả đã miêu tả cái hành động đó bằng thành ngữ cải biên “nhanh như con sóc”. Căn cứ theo ngữ cảnh, ta thấy hành động của lão thợ săn diễn ra rất nhanh và dường như có một cái gì đó gấp gáp sợ rằng nếu không làm mau có thể lão quên mất. Thông qua hành động ấy cho ta thấy trạng thái tâm lý hết sức căng thẳng đến liều lĩnh, bất cần của một con người không còn gì để mất, bởi ngay cả vợ lão cũng bị lão bắn chết rồi. (d) “ – tâm hồn mà kêu a – a thì hay thật – Thu cười như nắc nẻ. Nó nhắm tít mắt lại và nhại: a – a – a – a …” (Tâm hồn mẹ). “Cười như nắc nẻ” (nắc nẻ: là một loài bướm) dùng để chỉ hành động cười giòn từng chặp như tiếng những con “nắc nẻ” đập cánh. Theo ngữ cảnh “Thu cười như nắc nẻ”, gợi lên ở người đọc hình dung về nụ cười rất thơ ngây hồn nhiên của bé Thu ,rất phù hợp với tâm hồn tuổi thơ như bé. Nếu ta không dùng thành ngữ trên để miêu tả nụ cười của bé Thu mà diễn đạt nụ cười đó bằng cụm từ chỉ nghĩa: “Thu cười giòn từng chặp” sẽ làm mất đi tính hình tượng của lời văn dẫn đến khả năng biểu cảm thấp, và tất nhiên sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Trung tâ(me) QHuọyêcn lbiệảou: “ĐNHhànCthầậnt”.TMhẹ ơtôi@bảoT: “àCiôliơệi,uđấhyọlcà ctôậpmớvi àchnỉ cgưhỡiiênngựcaứxuen hoa đấy thôi. Cô thử tính xem từ khi hạt lạc gieo xuống luống này, đến khi kết hạt mẹ con tôi vất vả lấm láp thế nào!” (Thương nhớ đồng quê). Thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” được dùng trong lời thoại của nhân vật “mẹ tôi” để chỉ tới “cách làm việc qua loa, đại khái, không chịu tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu sắc” [24;210] của nhân vật Quyên khi cô này cho rằng việc trồng lạc dễ thật. Qua đó cho ta thấy cách suy nghĩ nông cạn, hời hợt của Quyên, cuộc sống sung sướng đã làm cho cô vô tâm trước thành quả lao động cực khổ, gian truân của người lao động. Cô nhìn cụôc sống lao động sản xuất của người nông dân như một trò chơi “dễ thật” mà đâu biết họ phải một nắng hai sương đến mức nào mới đạt được thnàh quả đó. Nếu như chúng ta thay câu thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” bằng cụm từ chỉ nghĩa vào lời thoại của nhân vật “mẹ tôi”: “Cô ơi, đấy là cô mới chỉ làm việc qua loa, đại khái, không chịu tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu sắc mà thôi” thì lúc này lời thoại trở nên quá dài dòng, đồng thời nó sỗ sàng quá rất dễ làm mất lòng người khác, dẫn đến hiệu quả giao tiếp không cao. Tóm lại, việc sử dụng TNTN vào trong sáng tác đã tạo hiệu quả cao, tạo được sự gần gũi đối với người đọc. Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được tác giả lựa chọn làm lời nói của nhân vật hay dùng thành ngữ, tục ngữ để miêu tả ngoại hình, tính cách … của nhân vật tạo được sự gần gũi giữa nhân vật trong tác phẩm với con người đời thường. Từ đó làm cho nhân vật có thể bước từ trong tác phẩm ra hoà lẫn với cuộc sống bên ngoài đồng thời những con người bình thường đang hiện diện ngoài cuộc sống cũng có thể đi vào trong sách. Làm được điều đó cũng chính nhờ khả năng sử dụng TNTN như thế, NHT đã tạo được những ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từ đó, khẳng định được tài năng sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu PHẦN KẾT LUẬN Tục ngữ , thành ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng phong phú và phức tạp bởi tính chất đa dạng của nó. Thành ngữ và tục ngữ là vốn ngôn ngữ vô cùng quý báu của dân tộc do đó việc tìm hiểu, tiếp thu, giữ gìn và phát triển vốn ngôn ngữ này là một yêu cầu cần thiết. Có thể nói thành ngữ, tục ngữ là một kho tàng tri thức quý báu, là tấm gương phản chiếu mọi khía cạnh của đời sống xã hội, những quan niệm, cách đối nhân xử thế. Nội dung của thành ngữ, tục ngữ rất phong phú đồng thời giá trị biểu đạt sâu sắc bởi nó xuất phát từ những hình ảnh cụ thể, gần gũi với đời sống con người. Việc tìm hiểu “Thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” giúp người viết khám phá ra những điều mới mẻ về cuộc sống, phong tục, tập quán, những bài học quí báu được rút ra từ những câu thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền từ đó giúp chúng ta thấy được sự tinh tế và khả năng sáng tạo tuyệt vời của con người. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đề tài “ Thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” là một đề tài còn mới lạ, chưa được nghiên cứu. đòi hỏi người viết cần có sự tìm tòi nghiên cứu. Càng đi sâu vào tìm hiểu khám phá chúng ta càng thêm hiểu biết về giá trị to lớn của thành ngữ và tục ngữ đối với văn chương. Nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy ông là một nhà văn tâm huyết, có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam. Trong đó, việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân tộc một cách hiệu quả vào trong tác phẩm cũng được xem là một trong những đóng góp to lớn. Thành ngữ, tục ngữ khi đi vào tác phẩm của ông thật tự nhiên tạo được sự gần gũi đối với người đọc. Trong quá trình sáng tác và vận dụng, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng nguyên mẫu mà ông còn tiến xa hơn một bước là cải biến, sáng tạo, mô phỏng những thành ngữ và tục ngữ gốc thành những loại mới như: cải biên về ngữ âm, chen từ, bớt từ, đảo vị trí, rút gọn, mô phỏng,… Từ đó, cho thấy được khả năng vận dụng linh hoạt và mềm dẻo vốn ngôn ngữ của dân tộc của tác giả tạo được những thành công cho tác phẩm. Thành công của Nguyễn Huy Thiệp là kết quả của sự kiên trì suy ngẫm, trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Bảo, Thành ngữ - Cách ngôn gốc Hán, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1998. 2. Nguyễn đức Can, Phan Bội Châu vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác thơ ca, Ngữ học trẻ 2001, Hội ngôn ngữ học việt Nam, Hà Nội, 2001. 3. Nguyễn đức Dân, Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - Sự vận dụng, Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1986. 4. Chu Xuân Diên, Lương Văn đang, Phương Tri (biên soạn), Tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975. 5. Phạm Minh Diệu, Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2006. 6. Phan thị đào, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế, 1999. 7. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB đại học và trung học chuyên Trung tânmghiHệpọ,1c98l5iệ. u ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Khoa học xã hội, 1943. 9. Lê Bá Hán, Hà Minh đức, Cơ sở lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh, 1978. 10. Lê Bá Hán, Trần đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục,2004. 11. Hoàng Văn Hành, Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học, Tạp chí ngôn ngữ số 4/1986 12. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội, 2002. 13. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. 14. đỗ Hồng Hạnh, Giăng lưới bắt chim, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2006. 15. đỗ Hồng Hạnh, Nguyễn Huy Thiệp – Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006. 16. Phạm Thanh Hằng, Bàn thêm về một số đặc điểm của tục ngữ Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 7/2006. 17. Thái Hòa, Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch, Tạp chí Ngôn ngữ số1/1986. 18. Nguyễn Thái Hòa, Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nôi, 1997. 19. đặng Thanh Hòa, Tục ngữ và thành ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 4/2001. 20. đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Văn Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976. 21. Nguyễn Thị Xuân Khánh, Tìm hiều thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2006. 22. Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1976. 23. Nguyễn Lực, Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005 24. Nguyễn Lực, Thành ngữ tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005. 25. Bùi Thanh Lương, Cách sử dụng thành ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí, Trung tâTmạpHchọí cNglôiệnungĐữ H& đCờiầsnốngT,hsốơ9/@200T6.ài liệu học tập và nghiên cứu 26. Nguyễn Võ Trang Thiên lý, Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khải, đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2006. 27. Nguyễn Văn Mệnh, Vài suy nghĩ góp phần xác định thành ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,1986. 28. Bùi Văn Nguyên, Âm vang tục ngữ, ca dao trong “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/1986. 29. Bùi Văn Nguyên, Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi, Tạp Chí Ngôn ngữ, số 3/1980. 30. Phạm Xuân Nguyên, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2001. 31. Triều Nguyên, Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5/2006. 32. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc điệp, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, 2003. 33. đái Xuân Ninh, Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1978. 34. Nguyễn văn Nở, Phong cách học tiếng Việt, đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2004. 35. Nguyễn Văn Nở, Hình ảnh biều trưng trong tục ngữ Việt Nam, Ngữ học trẻ, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, 2001. 36. Nguyễn Văn Nở, Ý nghĩa của việc tìm hiểu nghĩa biểu trưng tục ngữ trong ngữ cảnh, Tạp chí văn hóa dân gian Việt Nam, số 5/2006. 37. Nguyễn Văn Nở, Tục ngữ - ngữ cảnh và hình thức thể hiện, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2007. 38. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hồ Chí Minh, 1998. 39. Lê chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, Văn học dân gian Việt Nam, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998. 40. Bùi Thị Thi Thơ, Mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 12/2006. 41. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Chí Khanh, Trung tâPmhạmHHọcùnlgiệVuiệtĐ, THừ đCiểần ntiếTnghVơiệt@phổTtàhôinlgiệ, NuXhBọHcồtCậhpí Mvàinhn, g20h0i5ê. n cứu 42. đinh Quang Tốn, Tản mạn và chính kiến văn chương, NXB Văn học Hà Nội, 1997. 43. Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1978. MỤC LỤC PHẦN MỞ đẦU ...................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................1 3. Mục đích yêu cầu ...............................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM ............6 1.1. Một số vấn đề về khái niệm ............................................................................6 1.1.1. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học ........6 1.1.2. Thành ngữ, tục ngữ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ......8 Tru1n.2g. Mtâộmt sốHnọétctưlơiệnguđĐồnHg vCà dầị nbiệTt hgiơữa @thànTh àngi ữliệvàutụhcọngcữt.ậ...p....v...à....n...g...h..i1ê1n cứu 1.2.1. Một số nét tương đồng ...............................................................................11 1.2.1.1. Nguồn gốc ...............................................................................................11 1.2.1.2. Tính biểu trưng........................................................................................14 1.2.1.3. Cấu trúc hình thức ...................................................................................15 1.2.2. Một số nét dị biệt........................................................................................18 1.2.2.1. Kết cấu ngữ pháp ....................................................................................18 1.2.2.2. Chức năng ...............................................................................................19 1.2.2.3. Về nội dung ý nghĩa ................................................................................20 1.3. Hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ ........................................20 1.3.1. Tính hàm súc ..............................................................................................21 1.3.2. Tính hình tượng..........................................................................................22 1.3.3. Tính dân tộc................................................................................................23 1.3.4. Tính thuyết phục ........................................................................................24 1.3.5. Tính đại chúng............................................................................................24 CHƯƠNG II: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP .......................................................................................26 2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC đỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP...................................................................................................................26 2.1.1. Cuộc đời .....................................................................................................26 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác .....................................................................................27 2.1.2.1. Số lượng tác phẩm...................................................................................27 2.1.2.2. Nội dung tác phẩm ..................................................................................28 2.2. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ...30 2.3. THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP...................................................................................................................32 2.3.1. Cách vận dụng ............................................................................................32 2.3.1.1. Kết quả thống kê .....................................................................................32 2.3.1.2. Sử dụng nguyên dạng ..............................................................................33 2.3.1.3. Sử dụng cải biến, sáng tạo.......................................................................44 Tru2n.3g.2t.âHmiệuHquọảcsửlidệụungĐthHànhCnầgnữ, Ttụhc ơngữ@troTngàtiruliyệệnunhgắọnccủtaậNpgvuàyễnnHguhyiên cứu Thiệp.....................................................................................................................62 2.3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật....................................................................62 2.3.2.2. Miêu tả tính cách nhân vật ......................................................................63 2.3.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vật.........................................................................65 2.3.3.4. Miêu tả hành động nhân vật ....................................................................66 PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................70 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70077 KILOBOOKS.COM.doc
  • pdf70077 KILOBOOKS.COM.pdf
Luận văn liên quan