Đề tài Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cao

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN NỘI DUNG I.Sự cần thiết phải thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. 2.Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là yêu cầu thường xuyên và cấp bách hiện nay. II.Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm , thẩm quyền của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. 2.Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. III.Nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 2.Hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 3.Những căn cứ pháp luật tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. IV. Trình tự thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra. 2.Tiến hành thanh tra, kiểm tra. 3.Kết thúc thanh tra, kiểm tra. V. Một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5107 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Quyền dân chủ của Nhân dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo ngày càng được tôn trọng. Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh của đời sống kinh tế xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có nhiều diễn biến mới. Nguyên nhân có tình hình trên thì nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân trực tiếp từ các cơ quan có thẩm quyền còn thiếu quan tâm, thường khoán trắng cho các cơ quan chức năng tham mưu, còn nhiều thủ tục hành chính làm phiền hà cho dân, tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được kịp thời. Để khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đó là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm và yêu cầu cấp bách của các cấp các ngành hiện nay. Với những kiến thức học được qua lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản, em xin được trình lại những hiểu biết của mình về nghiệp vụ Thanh tra, qua nội dung bài tiểu luận: Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cao. Do thời gian cũng như việc nghiên cứu có hạn, khả năng nhận thức có nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế ít nên bài viết chắc chắn có nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý nhận xét của các Thầy giáo, Cô giáo để cho nội dung bài tiểu luận được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn! PHẦN NỘI DUNG I. Sự cần thiết phải thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1 . Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. * Khái niệm thanh tra, kiểm tra. - Thanh tra là hoạt động kiểm tra xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một tình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. - Kiểm tra là việc xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. - Thanh tra, kiểm tra đều giống nhau ở tính mục đích. Thông qua thanh tra, kiểm tra để nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước, từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Thanh tra, kiểm tra giống nhau ở việc phát hiện, phân tích đánh giá một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, tìm nguyên nhân dẫn đến sai phạm, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm. Trong quá trình quản lý Nhà nước, việc phát sinh các khiếu nại của công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước là điều khó tránh khỏi. Pháp luật đã quy định việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trước hết thuộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo là để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó góp phần làm cho luật pháp được thực hiện một cách nghiêm minh. Đồng thời, qua kiểm tra, thanh tra cũng giúp cho Thủ trưởng các cơ quan Hành chính Nhà nước nắm bắt được tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Qua đó thấy được những thiếu sót cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất sưả đổi, bổ xung, hoàn thiện chính sách pháp luật. 2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là yêu cầu thường xuyên và cấp bách hiện nay. Một trong những nội dung mà Nghị quyết TW 8 nhấn mạnh: các cấp , các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện Nghị quyết TW 8 và sự chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và đã đạt được những kết quả đáng kể. Qua đó góp phần duy trì trật tự, kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hình chính trị- xã hội của đất nước. Tuy nhiên tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều, tính chất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng và vượt cấp lên trên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ, việc còn chậm, chưa đáp ứng được yếu cầu thực tiễn. - Xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. - Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thường chậm trễ, không theo đúng thời hạn của pháp luật. - Nhiều quyết định giải quyết Khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo không được chấp hành nghiêm túc, còn có tình trạng dây dưa kéo dài, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. - Tình trạng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất ổn định đã có ở nhiều nơi. Còn không ít người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, với động cơ thiếu xây dựng, gây rối nội bộ. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là do công tác kiểm tra, thanh tra về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được thường xuyên và nghiêm túc. Để khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đó là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm và yêu cầu cấp bách của các ngành các cấp hiện nay. II. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm , thẩm quyền của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm cuả thủ trưởng cơ quan nhà nước, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo là một trong các nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo. “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính Nhà nước”. “Thanh tra Chính phủ chiụ trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ”. “Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vị quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Chính phủ. Thanh tra Nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác khiếu nại, tố cáo”. “1- Tòa án nhân dân tối cáo; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định pháp luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình. 2- Tòa án nhân dân địa phương, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với UBND cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định pháp luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình”. 2. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm được xác định căn cứ vào đối tượng quản lý. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền được phân cấp như sau: - Tổng Thanh tra có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyển quản lý của thủ trưởng cùng cấp trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở bộ ngành mình. - Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Giám đốc sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Chánh thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các phòng, ban trong UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Chánh thanh tra sở, ngành có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cùng cấp trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Như vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định rất cụ thể, trong đó vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường hơn với yêu cầu cao hơn. III. Nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1. Nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm.( 4 nội dung ) Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà pháp luật đã quy định, đó cũng là những nội dung mà cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hướng đến. * Công tác tổ chức tiếp công dân đến trực tiếp khiếu nại, tố cáo, trong đó có việc tiếp dân thường xuyên, việc tiếp dân định kỳ của thủ trưởng theo từng cấp. * Việc tổ chức tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, bao hàm các công việc như tiếp nhận, tổ chức nghiên cứu, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, tổ chức việc quản lý, theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo đó theo quy định của pháp luật. * Xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. * Công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo, bao gồm: - Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp mình trong đó có việc xây dựng các dự án, kế hoạch về công tác tiếp dân,xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Tổng hợp tình hình, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. * Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Trong thực tiễn, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành theo 3 hình thức: - Thanh tra, kiểm tra toàn diện: Thường được tiến hành phục vụ cho việc đánh giá toàn diện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. - Thanh tra, kiểm tra chuyên đề: Từ yêu cầu của công tác quản lý và thực tiễn đặt ra, đòi hỏi phải chấn chỉnh kịp thời một khâu công tác nào đó trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra mang tính chuyên đề là rất cần thiết, chẳng hạn như đi sâu vào kiểm tra khâu tiếp dân trong phạm vị toàn quốc hoặc một ngành, địa phương; hoặc kiểm tra chuyên đề về việc quản lý đơn thư, tổ chức nghiên cứu, phân loại và xử lý các đơn thư kiếu nại, tố cáo gửi vượt cấp theo quy định của Chỉ thị 64/TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Thanh tra, kiểm tra đột xuất: Hình thức thanh tra, kiểm tra đột xuất về một vấn đề, một sự việc phát sinh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Chẳng hạn, có một vụ việc khiếu nại, tố cáo tập thể, đông người kéo đến trụ sở UBND của một địa phương nào đó nhưng do công tác tổ chức tiếp dân không chu dáo mà vụ, việc diễn biến phức tạp, qua một nguồn thông tin mà cấp trên nắm được cần phải được tiến hành thanh tra, kiểm tra để làm rõ trách nhiệm, giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, phức tạp đó, không làm cho tình hình phức tạp thêm. Căn cứ vào tình hình thực tế và mục đích, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước để lựa chọn hình thức thanh tra cho phù hợp. 3. Những căn cứ pháp luật tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân được căn cứ vào các văn bản pháp luật sau: - Luật Khiếu nại, tố cáo ( đã được sửa đổi, bổ xung năm 2004, năm 2005); - Nghị định 89/CP ngày 07 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân; - Nghi định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 22 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; - Chỉ thị 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết những vụ, việc mà công dân khiếu tố kéo dài tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng lãnh đạo Đảng và Nhà nước; - Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nội dung vụ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được Nhà nước ban hành (Luật Đất đai, Phát lệnh nhà ở, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Quy chế dân chủ ở cơ sở….). IV. Trình tự thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1. Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra. - Nắm tình hình nơi dự kiến định thanh tra, kiểm tra để có căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác định rõ đối tượng, phạm vi và những nội dung cần thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, để từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp, xác định được quy mô, thời gian và những vấn đề trọng tâm cần đi sâu thanh tra, kiểm tra nhằm làm rõ đúng, sai và xác định trách nhiệm của đối tượng được thanh tra, kiểm tra - Ra quyết định và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm: Việc nắm tình hình để ra quyết định thanh tra, kiểm tra trách nhiệm là rất cần thiết để xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, thời kỳ thanh tra. Trên cơ sở xác định rõ các vấn đề nêu trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc Thủ trưởng cơ quan Thanh tra có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để đảm bảo tính pháp lý của cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành quyết định thanh tra theo đúng thể thức văn bản, ghi rõ nội dung, người thực hiện, đối tượng, thời gian, thời kỳ kiểm tra, thanh tra. Trên cơ sở quyết định đó, Trưởng Đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra với đầy đủ các yêu cầu, nội dung của văn bản; phải nêu được mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, phương pháp tiến hành và thời gian thực hiện cũng như những điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đó. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm phải được Người ra quyết định thanh tra phê duyệt làm cơ sở để Đoàn thanh tra triển khai việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đó. 2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra Đây là quá trình thu thập các thông tin, tài liệu từ đối tượng được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, làm cơ sở để xem xét, đánh giá trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm là việc xem xét, xử lý các thông tin, tài liệu thu thập được, đối chiếu với các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để đánh giá một cách khách quan, trung thực những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó để có những kiến nghị xác đáng nhằm chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý nghiêm những vi phạm; giai đoạn này là giai đoạn mang tính quyết định về kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của một địa phương, ngành hoặc một cơ quan, đơn vị. Quá trình thanh tra, kiểm tra trách nhiệm được tiến hành theo các bước sau: - Bước thứ nhất: Phải công bố quyết định thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, thông báo với đối tượng thanh tra về kế hoạch công tác, nghe báo cáo cụ thể về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. - Bước thứ hai: Thanh tra, kiểm tra cụ thể các mặt công tác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thông qua các hoạt động như: kiểm tra sổ sách, hồ sơ và thực tế quá trình thực hiện của đối tượng được thanh tra, kiểm tra. * Cần lưu ý, khi kiểm tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân này đều phải lập biên bản để xác nhận về số liệu, thực trạng tình hình và kết quả các mặt hoạt động cụ thể. Phải chú ý làm rõ được các ưu điểm, khuyết điểm, chỉ ra được các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước, rút ra những bài học kinh nghiệm về các mặt công tác trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Bước thứ ba: Phân tích, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Căn cứ vào các tài liệu, thông tin đã thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra cụ thể, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp hoặc giao cho Thanh tra viên dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, lấy ý kiến của các thành viên khác trong Đoàn thanh tra, hoàn chỉnh và ký báo cáo kết quả thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra. Nội dung dự thảo kết luật thanh tra bao gồm nội dung sau: - Phải nêu được tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm có liên quan trực tiếp đến tình hình thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị đó. Nêu bật lên những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Phân tích, đánh giá kết quả đã đạt được trên từng mặt công tác quản lý, chỉ đạo công tác tiếp dân,tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Phân tích rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Đề xuất kiến nghị chấn chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức trên từng mặt công tác: tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Kết thúc thanh tra, kiểm tra. - Trước khi ký kết luận thanh tra, nếu thấy cần thiết, Người ra quyết định thanh tra thông báo hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đó biết. Việc công bố dự thảo kết luận được tiến hành công khai, dân chủ. Nếu các bên thống nhất với nội dung kết luận thanh tra thì đối tượng được thanh tra ký xác nhận vào biên bản. Ngược lại nếu cơ quan, đơn vị được thanh tra chưa thống nhất với nội dung nào thì có quyền giải trình bằng văn bản, kèm theo kết luận của Đoàn thanh tra, gửi cho Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý. - Cơ quan quyết định việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. - Việc lưu giữ, bảo quản hồ sơ sau khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm là rất cần thiết, là căn cứ cho việc đánh giá kết quả việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của địa phương, ngành, đơn vị đó, đồng thời cũng làm cơ sở để xem xét các khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Mặt khác, cũng làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đối tượng được thanh tra, kiểm tra thực hiện kết luât, kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. V. Một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài việc đôn đốc, nhắc nhở các các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác này là hết sức quan trọng. Nó giúp cho các cơ quan hành chính Nhà nước nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm cũng như phương thức thực hiện trách nhiệm của mình một cách có hiệu quả. - Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có những nét riêng do mục đích, nội dung và đối tượng của hoạt động này. Chính vì vậy mà các cơ quan Thanh tra Nhà nước với vai trò là cơ quan tham mưu cần nghiên cứu đề xuất chương trình, kế hoạch chung cho công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó nhấn mạnh vấn đề thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trường cùng cấp. Cần chuyển mạnh phương hướng hoạt động từ việc tiến hành thanh tra những vụ việc cụ thể sang việc coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm nhằm đề cao trách nhiệm của các ngành,các cấp, các địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chúng ta phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, cụ thể, thiết thực: + Trước hết, các cấp các ngành cần phải nhận thức đầy đủ và được quán triệt về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng và coi đó là một trách nhiệm quan trọng của cơ quan hành chính Nhà nước, là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. + Các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm, từng bước chuyển hoạt động giải quyết kiếu nại, tố cáo, thanh tra theo vụ việc sang hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng. + Các cơ quan Thanh tra Nhà nước có vai trò quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới về nhận thức cũng như trong chỉ đạo, điều hành. Cần giảm bớt đáng kể việc tiến hành giải quyết những vụ việc cụ thể mà tập trung nhiều hơn vào việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cần đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đồng thời hướng dẫn các cơ quan thực hiện. + Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, tiến hành nhiều biện pháp, lựa chọn cách thức tiến hành cho linh hoạt, phù hợp. Thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, trách hình thức, qua loa, chiếu lệ. Tập trung vào những nơi có nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, có những ý kiến của quần chúng và dư luận xã hội.Tránh làm tràn lan, chung chung, không có kết quả. Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tình hình chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng. Đưa ra những kết luận rõ ràng, chính xác, nêu được những sai phạm, kiếm khuyết, nguyên nhân của những sai phạm đó, trách nhiệm của những cá nhân, tập thể; kiến nghị các biện pháp thiết thực để khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. KẾT LUẬN Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Như vậy, mục đích của thanh tra trước hết là phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và đây cũng là mục đích quan trọng nhất của công tác thanh tra. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cơ sở qui định của pháp luật, từ đó tìm ra những việc làm sai phạm và người vi phạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Hiện nay, sự vi phạm còn diễn ra phổ biến thì phát hiện các vi phạm pháp luật để xử lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là mục đích của hoạt động thanh tra. Hoạt động Thanh tra, kiểm tra còn giúp cơ quan lý nhà nước đánh giá lại cơ chế, chính sách, các qui định của pháp luật, các quy định quản lý, để kịp thời sửa đổi, bổ sung khăc phục sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để tránh xảy ra các vi phạm tương tự. Trong quá trình phát triển của xã hội luôn xuất hiện những việc làm hay, mạnh dạn thể hiện tư duy, cách suy nghĩ, hành động mới phù hợp với chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó các thước đo, chuẩn mực cho các hoạt động là cơ chế, chính sách lại luôn lạc hậu so với thực tiễn, hạn chế sự phát triển năng động của xã hội. Mặt khác, thanh tra không chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai, kiến nghị đề xuất cách giải quyết mà còn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng gây tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của Nhà nước mà còn là yêu cầu của nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra cơ bản - Luật Khiếu nại, tố cáo ( đã được sửa đổi, bổ xung năm 2004, năm 2005); - Nghị định 89/CP ngày 07 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân; - Nghi định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 22 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; - Chỉ thị 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết những vụ, việc mà công dân khiếu tố kéo dài tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng lãnh đạo Đảng và Nhà nước; - Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nội dung vụ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được Nhà nước ban hành (Luật Đất đai, Phát lệnh nhà ở, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Quy chế dân chủ ở cơ sở….). MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN NỘI DUNG I. Sự cần thiết phải thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. 2.Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là yêu cầu thường xuyên và cấp bách hiện nay. II. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm , thẩm quyền của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. 2.Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. III. Nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 2.Hình thức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 3.Những căn cứ pháp luật tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. IV. Trình tự thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. 1.Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra. 2.Tiến hành thanh tra, kiểm tra. 3.Kết thúc thanh tra, kiểm tra. V. Một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cao.doc