Kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của một tổ chức. là người nắm giữ và phân tích các hoạt động tài chính của doanh nghiệp vậy để làm việc một cách chính xác, hiệu quả thì kế toán cần phải sử dụng CNTT bằng cách áp dụng một hệ thống thông tin kế toán trong một quy trình nào của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mình.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3165 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài thảo luận các lý thuyết về chu trình chuyển đổi của hệ thống thông tin kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không ngừng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, điều đó dẫn đến việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt, gay gắt. Việc làm thế nào quản lý hiệu quả nhất nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, thông qua việc tối ưu hệ thống kế toán, tài chính, nhân sự, sản xuất, kinh doanh,...tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả... luôn là nổi trăn trở của lãnh đạo các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin trong mỗi doanh nghiệp ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nhiều hơn.
Hệ thống thông tin kế toán giúp lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng có được số liệu cập nhật tức thời của các khâu hoạt động, giúp họ có những nhận định thực tế trước khi ra quyết định. Các dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu thống nhất, có khả năng khai báo, phân tích, thống kê phục vụ cho công tác lập kế hoạch, hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư. .
Mỗi doanh nghiệp luôn cần cho mình một phần mềm quản lý phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Việc xây dựng hệ thông thông tin kế toán luôn là vấn đề cấp thiết vì nó thể hiện trình độ quản lý, sắp xếp công việc của mỗi nhà quản trị.
Nắm bắt được nhu cầu đó từ thực tiễn, tìm hiểu và nghiên cứu lý thuyết về “chu trình chuyển đổi của hệ thống thông tin kế toán “sau thời gian nghiên cứu và qua thử nghiệm, các Công ty cung cấp phần mềm Việt Nam đã phát triển thành công giải pháp Hệ thống phần mềm Kế Toán, Tài Chính và Quản Trị Doanh Nghiệp… là một giải pháp tối ưu giúp các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam giải quyết nổi trăn trở của mình, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp như ngày nay.
Tổng Quan hệ Thống Thông Tin Kế Toán
. Thông tin (Information):
Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có thông tin như sau:
Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là: 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18
Thông tin = Dữ liệu + Xử lý
Thông tin giá trị có các đặc điểm :
- Đúng lúc - Cập nhật
- Thường xuyên - Có liên quan
- Đầy đủ - Chính xác
- Rõ ràng - Chi tiết
- Thứ tự …
1.2. Hệ thống
Khái niệm
Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều phần tử tương tác, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung
Một hệ thống bất kỳ có ba đặc điểm sau:
Cácyếutốđầuvào(Inputs)
Xửlý, chếbiến(Processing)
Cácyếutốđầura(Outputs)
Có các thành phần bộ phận (hoặc những điểm hữu hình).
Tiến trình xử lý (hay phương pháp) để phối hợp các thành phần theo cách đã quy định.
Mục tiêu hoặc đối tượng của hệ thống.
Lý thuyết hệ thống có đưa ra những khái niệm liên quan như sau:
Ví dụ 1
Khái niệm hệ thống được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
Hệ thống giao thông, hệ thống truyền thông, hệ thống các trường đại học v..v
Ví dụ: 2
Hệ thống xí nghiệp: Các phần tử là tập hợp nhân viên, những nguyên vật liệu, quy tắc quản lý, kinh nghiệm, cách tổ chức thống nhất nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp: ( Uỷ ban Nhân dân Phường ...), nhân viên, văn bản pháp quy, quy định các tập luật, … là các thành phần của hệ thống, mục tiêu là phục vụ nhân dân
Hệ thống chấp thuận các đầu vào, biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra
Một tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là liên hệ với môi trường. Một số phần tử của hệ thống có sự tương tác với bên ngoài
Các tổ chức đều là những hệ thống sống và phát triển
Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau. Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác (cha)
Một xí nghiệp/ hệ thống kinh doanh có thể phân làm ba hệ thống con
Hệ thống quyết định là hệ thống bao gồm con người, phương tiện, và các phương pháp tham gia đề xuất quyết định
Hệ thống thông tin
Hệ thống là một khái niệm thường được sử dụng trong đời sống và chúng ta có thể xem “hệ thống là một tập hợp các thành phần phối hợp với nhau để hoàn thành một loạt các mục tiêu”.
Hệ thống con và hệ thống cha
Từ định nghĩa trên cho ta thấy hệ thống sẽ tồn tại ở nhiều cấp bậc khác nhau. Các thành phần của nó cũng có thể là hệ thống với các đặc điểm khác nhau. Các thành phần của nó cũng có thể là hệ thống với các đặc điểm của một hệ thống phải có. Các hệ thống cấp thấp hơn trong một hệ thống là những hệ thống con, nó cũng có tiền trình phối hợp các thành phần bộ phận để đạt được mục tiêu của nó. Khái niệm hệ thống con, hệ thống cha phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân khi tiếp cận hệ thống đó.
- Ví dụ: - Hệ thống giao thông có các hệ thống con là hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường thủy…
+Đương biên và nơi giao tiếp
*Đường biên: nhằm phân cách hệ thống này với hệ thống khác. Trong hệ thống con, đường biên giúp nhận dạng các thành phần của hệ thống. Xác định đường biên của hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm và vị trí của hệ thống trong tổ chức.
*Nơi giao tiếp: là nơi gặp nhau giữa các đường biên của hệ thống con. Nơi giao tiếp nối kết các hệ thống con hoặc các thành phần bộ phận.
+Phân loại hệ thống: hệ thống có nhiều dạng khác nhau nhưng có thể được phân loại thành bốn dạng cơ bản sau:
* Hệ thống đóng: là hệ thống cô lập với môi trường. Nó không có nơi giao tiếp với bên ngoài, không tác động khỏi đường biên và các tiến trình xử lý sẽ không bị môi trường tác động. Khái niệm hệ thống đóng chỉ mang tính chất lý luận bởi thực tế các hệ thống đều tác động qua lại với môi trường theo nhiều cách khác nhau.
*Hệ thống đóng có quan hệ: là hệ thống có sự tác với môi trường, có nơi giao tiếp với bên ngoài và có sự kiểm soát ảnh hưởng của môi trường lên tiến trình. Quan hệ ở đây được thể hiện qua các nhập liệu và kết xuất.
* Hệ thống mở: là hệ thống không kiểm soát sự tác động qua lại của nó với môi trường. Ngoài việc thể hiện quan hệ qua quá trình nhập liệu và kết xuất, hệ thống thường bị nhiều loạn hoặc không kiểm soát được, ảnh hưởng đến quá trình xử lý của nó. Hệ thống được thiết kế tốt sẽ hạn chế các tác động của sự nhiễu loạn.
- Hệ thống kiểm soát phản hồi: là hệ thống các nhập liệu có thể là các kết xuất của nó.
Trên cơ sở bốn kiểu hệ thống cơ bản, người ta có thể liên hệ nhiều hệ thống với nhau. Ví dụ hệ thống đóng có quan hệ có thể có các thành phần là hệ thống đóng có quan hệ, hệ thống mở và hệ thống kiểm soát phản hồi.
Hệ thống thông tin, là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền, và phát thông tin trong một tổ chức.
Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút.
Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác
Hệ thống thông tin hiện đại (tự động) hóa có các đặc điểm:
Tổ chức lưu trữ, xử lý, và truyền bá thông tin
Cung cấp thông tin cho tổ chức theo yêu cầu một cách chính xác và nhanh chóng.
Bao gồm : phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và quy trình xử lý
Máy tính và các chương trình là những yếu tố không thể thiếu của hệ thống thông tin vi tính, nhưng chỉ bản thân chúng thôi không thể tạo ra được thông tin mà doanh nghiệp cần. Để tìm hiểu về hệ thống thông tin, ta phải nắm được các vấn đề cần giải quyết, cácquy trình thiết kế và triển khai, và cả các quy trình đưa ra giải pháp. Các nhà quản lý hiện đại phải biết phối hợp những hiểu biết về máy tính với kiến thức về hệ thống thôn tin.
Phân loại hệ thống thông tin
Theo mụcđích phục vụ của thông tin đầu ra:
+ Hệ thống xử lý giao dịch
+ Hệ thống thông tin quản lý
+ Hệ thống trợ giúp ra quyết định
+ Hệ thống chuyên gia
+ Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh.
-Theo nghiệp vụ mà HTTTQL phục vụ: tài chính, nhân lực, marketing, sản xuất kinh doanh, văn phòng
Cấu trúc của hệ thống thông tin
Hệ thống thống tin kế toán
Thông tin kế toán: Là các TT có được từ các nghiệp vụ hạch toán kế toán
Là các TT có được do sự theo dõi, ghi chép, tính toán trong một nghiệp vụ kế toán phát sinh
TT kế toán cho biết chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận thu được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.1 Bản chất của hệ thống thông tin kế toán
Từ hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hàng ngày có các nghiệp kinh tếp hát sinh. Các nghiệp vụ này được hệ thống thông tin toán phân tích,ghi chép và lưu trữ các ghi chép này (chứngtừ,sổ,thẻ,bảng…). Khi người sử dụng có yêu cầu, hệ thống thông tin các kế toán sẽ từ các ghi chép đã lưu trữ mà phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo thích hợp cung cấp cho người sử dụng thông tin.
Mục tiêu của kế toán là lập ra báo cáo tài chính-phương tiện truyền đạt thông tin kế toán tài chính ,trình bày kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm đến nó,được lập theo định kỳ và theo quy định bắt buộc,gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán
Kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báocáo tài chính
Hệ thông thông tin quản lý có máy tính tham gia, một máy tính cụ thể xử lý thông tin. Khi hoạt động, có thành phần của máy tính trao đổi thông tin với nhau. Như vậy, máy tính cũng là một hệ thống thông tin. Các hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức kinh tế xã hộ như hệ thống thông tin quản lý nhân sự, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý lịch công tác là các ví dụ điển hình về hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin quản lý: phần lớn hệ thống xử lý giao dịch thường được xây dựng nhằm phục vụ cho một hoặc vài chức năng nào đó, hoặc chỉ đơn giản là giúp con người giải thoát khoải một công việc tính toán, thống kê nặng nhọc. Khi xuất hiện nhu cầu cung cấp các thông tin tốt hơn và đầy đủ hơn, cũng là lúc cần đến những phương thức xử lý thông tin một cách tổng thể – thông tin thông tin quản lý.
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức. Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu hợp nhất chứa các thông tin phản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin các hoạt động diễn ra trong hệ thống.
Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, hệ thống thông tin quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ và khả năng dễ dàng truy cập thông tin, hệ thống thông tin quản lý có các chức năng chính:
+ Thu thập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống nhữgn thông tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học.
+ Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông tin mới.
+ Phân phối và cung cấp thông tin.
Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ thống và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống.
1.4.2 Phân loại hệ thống thông tin kế toán
Theo mục tiêu và phương pháp :có 2 loại hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán tài chính :cung cấp các thông tin tài chính chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài,nhũng thông tin này phải tuân thủ theo các chế độ và quy tắc,chuẩn mực múc kế toán hiện hành.
Hệ thống thông tin kê toán quản trị :Cung cấp các thông tin nhằm mục đích quản trị nội bộ doanh nghiệp để dự báo các sự kện sẽ xảy ra và dự đoán các ảnh hưởng tài chính của chúng đối với các doanh nghiệp.
Theo sự lưu trữ và sao lưu dữ liệu
Hệ thống thông tin kế toán thủ công :trong những hệ thống này nguông nhân lực này chủ yếu là con người cùng với các công cụ tính toán.con người thực hiện toàn bộ các công việc kế toán. Dữ liệu trong các hệ thống này được ghi chép một các thủ công và lưu trữ dưới hình thức chứng từ sổ ,thẻ bảng,đây là những hệ thống phổ biến vào nhũng năm 1980 trở về trước.
Hệ thống thông tin máy tính :nguồn lực chủ yếu là máy tính toàn bộ các công việc kế toán trừ phân tích nghiệp vụ,ghi chéo,lưu dữ liệu,lưu trũ tổng hợp ,lập báo cáo đều do máy tính thực hiện.Dữ liệu này được lưu trữ dưới dạng các tệp tin,hệ thống giao dịch tự động,hệ thống được tính giá cước điện thoại,hệ thống chấm công.hệ thống thu phí giao thông..
Hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính :nguồn lực bao gồm con người và máy tính trong đó máy tính thực hiện toàn bộ nội dung công việc kế toán dưới sự kiểm soát của con người,Như vậy nếu không có con người thị hệ thống này không thể hoạt động được và ngược lại.nếu không có máy tính thì hệ thống này cũng không thể hoạt động hoàn hảo được .ngoài vai trò chủ đạo là điều khiển con người còn có nhiệm vụ nhập các dữ liệu mà hệ thống máy tính không tự thu thập được,cũng như thực hiện các công việc bảo mật bảo trì hệ thống .Hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính là đối tượng nghiên cứu chính của chúng ta.
1..4.3 Vai trò, ý nghĩa của HTTT kế toán:
Lập các mục tiêu, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu và đưa ra các quyết định điều chỉnh trong hoạt động của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế
Quyết định vốn đầu tư, phân chia lợi nhuận
Tính thuế
Hoạch định các chính sách kinh tế
Quy trình sử lý thông tin trong hệ thống thông tin kế toán
Chu kỳ sống của hê thống thông tin
Giai đoạn sinh thành
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn khai thác
Giai đoạn thoái hóa
Các hoạt động tác nghiệp thông tin
Phân tích hệ thống (systems analyst)
Tích hợp hệ thống (system integrator)
Quản trị cơ sở dữ liệu
Phân tích hệ thống thông tin
Quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức
Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu
Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý
Mối quan hệ của hệ thống thông tin kế toán và mối quan hệ với kế toán và hệ thống thông tin
II. Chu trình chuyển đổi
Chu trình chuyển đổi là chu trình ghi chép,xử lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến sử dụng lao động ,vật liệu ,máy móc công cụ và chi phí chung để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.việc sử lý này sẽ khác nhau tùy thuộc vào đơn vị là doanh nghiệp sản xuất hay là doanh nghiệp thương mai,dịch vụ .
Chu trình chuyển đổi thường bao gồm 3 hệ thống con như sau
Hệ thống lương : Tính toán toán tiền lương phải trả cho nhân viên ,thanh toán lương,các nghiệp vụ liên quan tới thu nhập cá nhân.
Hệ thống quản trị tồn kho:tổ chức quản lý dự trữ hàng tồn kho và việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất..
Hệ thống chi phí: Quản lý và tập hợp chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ.đây là hệ thống chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ
Hệ thống hàng tồn kho
Hệ thống này có hai chức năng chủ yếu là
-Thực hiện các ghi chép chủ yếu về hàng tồn kho
-Quản trị hàng tồn kho
Mục đích của việc quản trị hàng tồn kho là duy trì mức dự trữ tối ưu nhằn thiểu hóa chi phí đàu tư hang tồn kho mà vẫn đảm bảo sản xuất vẫn diễn ra bình thường đều đặn cho dù có thể sử dụng nguyên vật liệu nhiều hơn mức bình thường hoặc thậm chí khi người cung cấp chậm trễ trong việc giao hàng.
Doanh nghiệp sản xuất sử dụng hệ thống hàng tồn kho để kiểm soát mức nguyên vật liệu,thành phẩm tồn kho và đưa vào sản xuất .Doanh nghiệp thương mại sử dụng hệ thống này để đảm bảo sẵn sang hàng hóa để bán.các doanh nghiệp dịch vụ tuy cũng có hang tồn kho là công cụ nhưng doanh nghiệp này hầu như không sử dụng hệ thống hàng tồn kho để kiểm soát chúng vì khi cần mua ngoài khi cần hạch toán vào chi phí
Chi phí hang tồn kho được phân làm 3 loại nhu sau :
-Chi phí mua hàng gồm chi phí đặt hàng ,phí vận chuyển,giá mua hàng hóa,chi phí nhận hàng …
-Chi phí dự trữ gồm tất cả các chi phí bảo quản,dự trữ như tiền lương nhân viên kho hàng,chi phí khác liên quan đến bảo quản như thuế hoặc khấu hao kho hàng,chi phí bảo hiểm kho hàng trong kho,chi phí dịch vụ mua ngoài.điện …
-chi phí cơ hội gồm tất cả các chi phí phát sinh do hàng tồn kho bị thiếu hụt như :lỗ do thiếu hàng bán,kịnh phí phải gánh chịu cao:lỗ chi phí cơ hội và chi phí cơ hội của việc đầu tư hàng tồn kho
Phương pháp kiểm soát hàng tồn kho
Phương pháp kiểm soát hàng thông thường-phương pháp EOQ ,số lượng đặt hàng tối ưu
Trong đó :
EOQ: lượng tối ưu mỗi lấn đặt hàng
A:số lượng yêu cầu nguyên vật liệu mỗi năm
P:chi phí đặt hàng mỗi lần mua hàng.
S:chi phí bảo quản của một đơn vị nguyên vật liệu
Công thức thời điểm đặt hàng
Trong đó
T:khoảng thời gian mỗi lần hoàn thành đặt và nhận hàng (tính từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng ) ví dụ theo tuần.
R:số lượng yêu cầu do 1 khoảng thời gian (ví dụ tính theo tuần )
Phương pháp MRP
Phương pháp lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
Phương pháp JIT phương pháp này dựa trên ý tưởng là giảm tối đa thậm chí không còn chi phối dư trữ và bảo quản nguyên vật liệu bằng cách nhận giao hàng tại phân xưởng sản xuất một cách thường xuyên, mỗi lần với số lượng vừa đúng theo yêu cầu chứ không phải dự trữ tại kho.
Chứng từ
Các nghiệp vụ mua và bán hàng tồn kho được sử lý trong chu trình chi phí và doanh thu nên các chứng từ lien quan cũng như các chứng từ trình bày trong chu trình mua hàng và bán hàng ,bao gồm yêu cầu mua hàng,đơn đặt hàng,phiếu thu nhập kho,báo cáo nhận hàng ,lệnh bán hàng… trường hợp yêu cầu nguyên vật liệu thay cho yêu cầu mua hàng.
Kế toán hàng tồn kho
Kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm sử lý hàng tồn kho,sử dụng hệ thống mã vạch hoặc phương pháp ghi dữ liệu ngay thời điểm bán hàng nên đã giảm thời gian nhập liệu và do đó phương pháp thống kê khai thường xuyên sử dụng rất phổ biến và hiệu quả.
Báo cáo của hệ thống hàng tồn kho
Giống như các hệ thống khác hệ thống hàng tồn kho có các báo cáo kiểm soát báo cáo ghi chép và báo cáo đặc biệt.
Hệ thống hàng tồn kho có thể cung cấp bảng kê tình hình nhập xuất tong kho; Báo cáo tham vấn về hàng bổ xung..tình hình sau đây trình báo cáo tình hình xuất nhập khẩu về hàng tồn kho cần bổ xung được nhận biết dấu kiểm trong cột order
Sổ sách trong hệ thống hàng tồn kho
Ghi chép thủ công
Trong phương pháp kê khai thường xuyên doanh nghiệp sử dụng số chi tiết hàng tồn kho,sổ này có thể đóng thành cuốn hoặc có thể rời tờ,mỗi trang sổ ghi chép một mặt hàng tồn kho chi tiết theo từng lần nhập theo từng giá trị.
Ghi chép bằng máy
Tập tin chính hàng tong kho trong hệ thống sử lý máy tương đương với sổ chi tiết hàng tồn kho
2.2 Hệ thống kế toán chi phí
Hệ thống kế toán chi phí ghi hai nghiệp vụ
Tập hợp chi phí nhân công,chi phi sản xuất chung,
kết chuyển chi phí trong sản xuất vào giá trị thành phẩm.
Hệ thống kế toán chi phí tập hợp chi phí sản xuất dùng tài khoản 154,621,622 được xác định trực tiếp căn cứ các yêu cầu như nguyên vật liệu ,phiếu xuất kho nguyên liệu ,bảng phân bổ nguyên liệu,thẻ công việc.chi phí sản xuất chung TK627,gồm những chi phí phát sinh ở bộ phận sản xuất nhưng không lien quan trục tiếp tới quá trình sản xuất,ví dụ như chi phí điện chiếu sang phân xưởng chi phí quản đốc ,chi phí hệ thống thông gió …chi phí sản xuất chung này có thể được tính toán theo một tỷ lệ nhất định phân bổ trước.Tỷ lệ này có thể căn cứ theo giờ lao động ,giờ chạy máy hoặc số lượng sản phẩm.
Chứng từ:
Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu ,phiếu xuất kho,thẻ thời gian công việc ,thẻ thời gian,phiếu nhập kho thành phẩm,bảng phân bổ kết chuyển,phiếu/bảng tính giá thành
Báo cáo :gồm 2 loại chính
-Báo cáo kiểm soát
- Báo cáo chi phí sản xuất
Xử lý các nghiệp vụ kế toán chi phí :
Căn cứ báo cáo các mặt hàng cần bổ xung hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,nhân viên quản trị bộ phận kiểm soát sản xuất lập kế hoach sản xuất.căn cứ vào kế hoạch sản xuất này,người quản trị lập lệnh sản xuất căn cứ theo kế hoạch sản xuất người quản trị lập lệnh sản xuất gồm hai liên . liên 1 của lệnh sản xuất được chuyển cho bộ phận kế toán chi phí để mở số chi tiết chi phí. Liên 2 của sản xuất chuyển đến phân xưởng sản xuất.quản đốc của phân xưởng căn cứ vào lệnh sản xuất để lập phiếu yêu cầu nguyên vật liệu gồm 2 liên dùng chứng từ này để đến kho nhận nguyên vật liệu về để sản xuất lệnh sản xuất liên 2 được lưu tại phân xưởng.
Tại kho ,sau khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất,thủ kho ký tên 2 liên nên phiếu yêu cầu nguyên vật liệu rồi lưu liên 1 tại kho còn liên 2 chuyển cho bộ phận kế toán chi phí.tại bộ phận kế toán chi phí,căn cứ vào liên 2 phiếu yêu cầu nguyên vật liệu vào sổ chi tiết tương ứng.
Trong quá trình sản xuất công nhân lập thẻ thời gian theo công việc và thẻ thời gian .sau khi quản đốc ký duyệt.các thẻ thời gian theo công việc sẽ được chuyển đến từng bộ phận của kế toán chi phí để ghi vào sổ chi tiết chi phí tương ứng.khi sản phẩm hoàn thành quản đốc phân xưởng lập phiếu công nhập kho thành phẩm gồm 3 liên. Nhận thành phẩm nhập kho,thủ kho ký phiếu nhập kho thành phẩm ,trả liên 1 cho quản đốc phân xưởng để lưu vào lệnh sản xuất cho liên 2 ở phân xưởng,liên 1 lưu tại kho và chuyển liên 2 tới bộ phận kế toán chi phí.tùy vào phương pháp tính giá thành gồm 2 liên ,liên 1 tại bộ phận kế toán chi phí và chuyển liên 2 cho bộ phận kế toán tổng hợp
2.3 Hệ thống lương
Hệ thống này xử lý cá hoạt động về tuyển dụng nhân sự ,ghi chép tính toán và thực hiện thanh toán lương cho công nhân viên .chứng từ ,sổ và báo cáo trong hệ thống này khác biệt nhau nhiều giữa các đơn vị
Lưu đồ phần bài tập chương 1 trình bày thủ tục xử lý của 1 hệ thống lương
KẾT LUẬN
Kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của một tổ chức. là người nắm giữ và phân tích các hoạt động tài chính của doanh nghiệp vậy để làm việc một cách chính xác, hiệu quả thì kế toán cần phải sử dụng CNTT bằng cách áp dụng một hệ thống thông tin kế toán trong một quy trình nào của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài thảo luận Các lý thuyết về chu trình chuyển đổi của hệ thống thông tin kế toán.docx