Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu, nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi. Qua ngòi bút của mình, Chu Lai đã khắc họa được trạng thái nhân vật một cách thần kỳ, những con người thăng hoa vì tình rồi lại đau đáu vì tình. Sự khắc khoải, mong ngóng, đau đớn phải lìa xa. Kết thúc là sự ở lại của Hai Hùng và các đồng chí của mình để tìm ra kẻ giết người - tên sĩ quan thám báo Đặng thanh Địch, tức Hai Hợi. Kết thúc của cuốn tiểu thuyết có lẽ buồn nhưng chính là thực tế như chính chiến tranh, chính sự bon chen của đời người để lại.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi chỗ khác. * Ba Thành: Là một bác sĩ có dáng người thấp lùn.ậm ạch, trên khuôn mặt luôn là cặp kính cận bắt nắng cháy lên. Ba Thành nổi tiếng là bác sĩ ở bẩn nhưng mát tay. Anh đã cứu chữa cho không biết bao nhiêu người mà đa số những người qua tay anh đều được cứu sống trở lạ. Tuy nhiên, con người có dáng hình hong cổ quái này theo nhu Hai Hùng nói: “mới thật sự là thủ lĩnh tối cao, là thần hộ mạng, là chỗ dựa tinh thần thật sự của những người lính ven đô không ngày nào không có người ngã xuống này” (3, 46). * Tiểu kết Qua những nhân vật mà chúng tôi đề cập trên, chúng ta đã phần nào thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và sự anh dũng, tầm thường của những con người đó. Trước hết, họ là những người anh hùng của đất nước, là những người con trai con gái từ hậu phương lam lũ và đau thương tình nguyện từ trái tim chân thật vào với vùng sông nước Nam Bộ để thực hện ý tưởng giải phóng quê hương chứ không phải quân viễn chinh Bắc Việt mở cuộc hành trình đi tiếm quyền, tiếm đất. Họ đã hi sinh đi tuổi trẻ, hi sinh những người thân cận của mình, hi sinh những dục vọng của bản thân để cầm súng đánh đuổi kẻ thù để giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Họ chiến đấu không chỉ để giữ sự sống cho bản thân mình mà còn vì Tổ Quốc thân yêu, vì những người vợ, người mẹ nơi hậu phương. Họ là những người anh hùng, những con người khí phách, chí hướng phi thường, đức độ mẫu mực. Bên cạnh đó, đôi khi những người anh hùng của đất nước lại ộc lộ ra những mặt còn hạn chế của mình, đó là những hạn chế, những khiếm khuyết, có cả những mềm yếu, ngã lòng. Khi không phải tham gia vào những trận đánh, những người lính đã bộc lộ những tính cách của mình, có cả cái xấu và cái tốt. Là những người anh hùng của đất nước nhưng họ vẫn chỉ là những con người bình thường. Họ vẫn có nhũng lúc yếu đuối, có những ham muốn cá nhân và có tính cách riêng của bản thân. Họ là những người bình thường nhưng con người bình thường ấy lại vĩ đại ở những phẩm chất, hành động anh hùng. Họ là tinh hoa, đại diện cho một dân tộc anh hùng, một thời đại anh hùng. 2. 2. Nhân vật nữ chiến sĩ trong chiến tranh Là những hình ảnh được miêu tả chân thật, sinh động như những người anh hùng của đất nước. Chưa bao giờ hình tượng người phụ nữ lại được tác giả dành cho nhiều trang viết đến như vậy. Cảm xúc mãnh liệt dạt dào về người phụ nữ Việt Nam kiên cường, nhân hậu, thuỷ chung, táo bạo…đã được tác giả khắc đậm trong tác phẩm. 2.2.1. Nhân vật Hai Hợi Là một người phụ nữ bình thường vốn rất đa tình, đanh đá và dữ dằn, sẵn sàng trừng trị những kẻ nào phản bạc hay sở khanh, nhưng cô lại bỏ rơi thiên hạ nhiều. Tuy nhiên khi vào lính cô lại có ước mơ về một tình yêu và hạnh phúc bình thường như bao nhiêu người phụ nữ khác. Trước khi vào chiến trường, Hai Hợi vốn là dân bán thịt ở chợ, do cuộc sống cạnh tranh dao kéo đã biến cô từ một cô gái đa tình nhí nhảnh thành một cô hàng thịt đanh đá dữ dằn. Cô vốn là một người đa tình ngay từ khi mới lớn, có tình nhân từ năm mười năm tuổi nhưng gã tình nhân thay lòng và cô đã trừng trị hắn một cách thích đáng, và kể từ đó, cô yêu đương bạt mạng, kiếm được bao nhiêu tiền là cô mang cho tình nhân hết. Những gã con trai nào có ý định phản lại cô hay lộ ra một chút sở khanh là lập tức bị cô trừng phạt: kẻ thì khuynh gia bại sản, kẻ bị vợ đuổi đi, kẻ ị tuốt hết cấp chức, kẻ bị thẹo trên mặt hay bị thiến đi của quý phải ôm hận suốt đời. Nhưng đến khi cô hai mươi tuổi, sắc đẹp đang trong thời kì rực rỡ, cô lại phải lòng gã thượng sĩ quèn và đúng là tạo hóa trêu ngươi cô nếu ngày trước cô làm khổ người ta bao nhiêu thì nay gã thượng sĩ lại làm cô khổ bấy nhiêu tuy nhiên khi mà cuộc tình đang đến độ tột cùng thì cô phát hiện ra hắn có vợ và chỉ một cái tát là xong một cuộc tinh và cô vào làm bộ đội. Khi vào đến chiến trường thì cô quyết định cắt tóc ngắn, thay quần dài bằng quần cụt, lông mày lông mi không thèm tỉa, da dẻ chân tay để mặc cho nắng rọi, gai cào. Cô tự biến cải cuộc sống khắc nghiệt trong rừng và chính cuộc sống đó đã từng ngày biến cô thành một dạng nam tính hóa, chính vì vậy khi nói về Hai Hợi, chúng ta đã thấy được một cô gái có tính cách mạnh mẽ và khác thường, đó là sự khác thường từ tính cách đến hình dạng. Trước hết đó là một người phụ nữ đại diện cho lực lượng võ trang địa phương được cử về khu vực chốn rừng ven sông để chiến đấu cùng với Hai Hùng, là một người phụ nữ rất cá tính và nổi tiếng cả một vùng. Hai Hợi được miêu tả là một người đàn bà nổi tiếng như cồn với: “Tóc húi kiểu con trai và còn ngắn hơn cả con trai, khuôn mặt góc cạnh, lông mày xếch, mắ sáng lì, vai nở, ngực rất nở, được bó chặt đến nỗi tưởng chừng chỉ một cái thở mạnh là tất cả những nút áo, nút ngực sẽ đứt tung, bật văng vào mặt người đối diện. Phía dưới bụng tròn lẳn và được thít chặt căng bằng chiếc dây lưng Mỹ đeo đầy tạc đạn lớn nhỏ, tròn méo”(3,59 ). Tuy nhiên, tại chiến trường tàn ác này, cái tiềm năng dữ dằn và đôi chút độc địa của cô được phát tỏa một cách trọn vẹn. Từ một cô gái đa tình cô đã trở thành một người chỉ huy can đảm, tàn bạo và ngổ ngáo. Khi đụng với kẻ thù thì cô vác B40 xông lên trước, tiếp cận hàng rào gai, cô lột phăng quần áo chui ào ào, ai rụt rè, hèn nhát là bị cô tạt tai, đá đít. Với tính cách này, cô khiến cho kẻ địchphải ngao ngán, du kích thì sợ cô và lực lượng hỗ trợ cũng không tránh khỏi sự ngần ngại vì kiêng nể. Chỉ với một vài nét tiêu biểu như vậy nhưng tác giả đã miêu tả được Hai Hợi là một cô gái có khí phách khác thường, đó là khí phách của người lính chiến đấu và giỏi đánh giặc chảng thua kém gì con trai. Tác giả đã miêu tả Hai Hợi là một người con gái nhưng lại thêm vào đó những nét của một người con trai để chúng ta cảm nhận được ngay rằng tuy là nữ giới nhưng khi ra chiến trường thì tất cả sẽ trở thành những người chiến sĩ, những con người sẵn sàng hi sinh những cái cá nhân để bảo vệ nền độc lập chung của Tổ quốc. Cùng với đó, cô còn là một người chỉ huy can tràng, táo bạo và được mọi người kính nể. Bên cạnh cái vẻ ngoài mang tính chất ngang tàng của một người con trai, Hai Hợi còn là một cô gái với một vẻ đẹp rất riêng biệt mang đặc trưng của người phụ nữ. Đó là một vẻ đẹp mà như lời kể của Hai Hùng: “Đó là cái sự duyên dáng, ấp nữ tính ẩn sau cái vẻ nửa đàn ông nửa đàn bà ấy…Người gì nói thì khồ khồ mà lại cười thanh đến thế, như tiếng cười của một cô gái hoàn chỉnh. Nhìn tổng thể là đàn ông nhưng nhìn tách ra từng bộ phận thì lại là đàn bà…”(3, 61). Dù thế nào đi nữa thì cô vẫn là một cô gái yếu đuối, vẫn là một người con gái bình thường như bao nhiêu người con gái khác. Chỉ vì hoàn cảnh và chiến tranh đã khiến một người con gái vốn mang một vẻ đẹp mĩ miều trở thành một người mang bản chất của một người con trai thật sự. Cùng với những đặc điểm bình thường của người phụ nữ thì Hai Hợi còn là một người con gái có niềm khao khát sự đồng cảm chia sẻ, một tình yêu mãnh liệt và người mang tình thương bản năng của nhưng người phụ nữ Việt Nam. Đó là: “những đêm trăng tỏ, những đêm rảnh rỗi không phải vùi đầu vòa súng đạn, những đêm mặt trăng dềnh lên ì oạp, Hai Hợi thường lên cơn co giật khổ sở, lên cơn một mình và tự tiêu hủy cũng một mình, không cần tới sự trợ giúp của một người con trai nào cả” (3, ) . Hay đó là khi có ca mổ bụng của anh em thương binh bị trúng đạn, trúng mảnh vào ruột thì cô thường ngồi một góc, âm thầm, chìm trong khoảng tối mà ánh đèn măng- sông không thể hắt tới. Cái nhìn của cô như cái nhìn vời vợi của người mẹ, người em và cả người vợ, vừa buồn, vừa thương. Cũng như bao nhiêu dân tộc khác, trong các cuộc chiến tranh thường xuất hiện nhiều phụ nữ gan dạ không quản ngày đêm và bom đạn sẵn sàng cho chiến tranh, đó là những nữ anh hùng dân tộc, để lại danh tiếng cho các đời sau họ, như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út (Út Tịch)…Tuy đã là những người anh hùng của dân tộc nhưng họ vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đó là những con người chịu thương chịu khó, tần tảo lam lũ, thương chồng thương con. Hai Hợi cũng vậy, tuy mang hình dạng của một người con trai nhưng ẩn hiện sau đó vẫn là vẻ đẹp của người con gái, vẻ đẹp của những tình thương, tình cảm. Là một người phụ nữ bình thường, khi gặp được tình yêu đích thực của mình thì họ sẽ có những thay đổi, đó là sự thay đổi từ hình dạng đến tính nết. Hai Hợi cũng vậy, kể từ khi gặp Tám Tính, yêu Tám tính, Hai Hợi đã thay đổi hẳn con người mình mà sự thay đổi trước hết là vẻ bề ngoài của cô. Không còn là một cô xã đội trưởng đầu húi tóc kiểu con trai, tính tình ngổ ngáo nữa nữa mà giờ đây Hai Hợi đã trở về với cốt cách ban đầu: “Tóc cô mọc dài hơn, tiếng nói trong trẻo trở lại, vào trận hầu như không còn nghe thấy tiếng quát lạc, chiếc quần cụt bỗng dài dần ra và diều này mới thật hệ trọng, người ta bắt đầu thấy cô có những buổi chiều tư lự bên sông, mắt nhìn đi đâu xa lắm, có khi đến trăng mọc mới lặng lẽ trở về hầm. Mỗi buổi sáng ngủ dây, dường như thấy khuôn ngực cô nhô cao hơn một chút, dáng hình thon thả hơn một chút và cũng dịu buồn hơn một chút…” (3, 95). Chúng ta nhận thấy, khi mà con người ta tìm thấy một giá trị thật sự của mình thì con người ta thường thay đổi theo một chiều hướng tích cực. Vì tình yêu mà tính cách một cô gái hiền lành của Hai Hợi đã được tìm trở lại. Phải chăng dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tình yêu cũng là một nguồn động lực mạnh mẽ để hướng con người ta về đúng với bản chất vốn có của mình. Ở đây, Hai Hợi đã tự tìm lại mình, tự tìm lại bản năng yêu chân thành và yêu hết mình của cô. Là một cô gái bình thường, đôi khi Hai Hợi còn cho chúng ta thấy cô là một cô gái yếu đuối, yếu đuối cả trong hành động và tính cách. Đó là khi mà Ba Thành đang làm một cuộc phẫu thuật cho cấp dưới của Hai Hùng thì Hai Hợi đã bật khóc, khóc thật sự không những vậy mà cô còn ghì chặt lấy tay Ba Thành, cào cấu đủ chỗ và vừa cào vừa khóc…hay khi nghe tin Tám Tính chết, cô chui xuống hầm khóc âm thầm một lúc rồi dẫn mọi người ra mặt lộ đánh chặn bọn bảo an sắp tràn vào và sau đó cô bỏ đi để tìm sự thanh thản cho bản thân. Lá thư cô để lại cho Ba Sương đã cho thấy sự yếu đuối toát ra từ cô: “Chị đi đây! Anh ấy chết rồi, chị chả còn lí do gì để ở lại rừng nữa. Chỉ tiếc chị không kịp có một đứa con với ảnh. Ra di lúc này, chị tự biết có trọng tội với mọi người, với em, với các bác, các chú cách mạng. Nhưng dù có ở lại, chị cũng chỉ là con người vô tích sự thôi….Chán ghét cuộc đời đe bạc, chị vô rừng, Tính ở rừng mãn kiếp, ở rừng tới chừng trúng đạn ngã xuống là rồi đời ai dè lại gặp ảnh…Chị là đàn bà. Đã là đàn bà thì con lắm nỗi đa đoan vượt qua ngoài mọi chuyện đâm chém chết chóc kia em ơi! ... ”(3, 143). Nhìn chung lại, Hai Hợi vốn là một người con gái có tính cách mạnh mẽ của một người con gái Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống giặc xâm lược, nhưng xét cho đến cùng thì nàng vẫn là một cô gái yếu đuối, vẫn mang trong mình những phẩm chất, nhân cách của một người phụ nữ. Đó vừa là một người phụ nữ vừa mạnh mẽ đúng với phẩm chất: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nhưng ẩn sau đó là sự yếu đuối, sự khao khát về một tình yêu, một hạnh phúc của một mái ấm gia đình. 2.2.2. Nhân vật Ba Sương Được giới thiệu là một y tá của đội du kích, là một người mát tay và hết sức tin cậy anh em trinh sát. Là một cô gái mảnh khảnh gầy gò, chỉ có đôi mắt là to song cái nhìn bao giờ cũng e lệ, rụt rè. Sương ít nói lắm, nếu phải nói thì cũng là những tiếng nói nhỏ nhẹ như nói thầm và điệu bộ nữa, lúc nào cũng ẩn vào, co vào thật sâu trong mình. Một cô gái mảnh khảnh, nhỏ nhắn như một đứa bé nhưng lại là một người con gái can đảm và anh dũng chống lại kẻ thù, một người con gái có vẻ yếu đuối nhưng lại có sức sống mãnh liệt, có một tình yêu nồng cháy. Bên cạnh đó Ba Sương còn được giới thiệu là một cô gái một nữ anh hùng nức tiếng chốn rừng ven sông với tài đánh giặc cũng như sự kiên trinh trong cuộc sống. Trước hết, Ba Sương được giới thiệu là một người con gái đẹp, một người đẹp cả về hình dáng và tâm hồn. Vẻ đẹp của cô đã khiến cho không ít những chiến sĩ cách mạng thầm thương mến và mong một lần được đi nói chuyện với cô trước khi hi sinh. Đó là một cô y tá xinh đẹp với bờ vai chim sẻ, thật đáng yêu và đáng trân trọng. Là một cô gái vừa yếu đuối và dung dưỡng vừa cứng rắn mạnh mẽ kiên cường đã khiến không biết bao nhiêu chàng lính phải xiêu lòng. Vẻ đẹp của Ba Sương được thể hiện ngay cả khi tắm cũng đẹp. Đó là khi Hai Hùng nhìn thấy trên dòng sông buổi chiều: “Sương đang tắm, quần cô kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc để dài trong nước…và cô du kích hóa thân thành cô thôn nữ miệt vườnđang tắm táp sau giờ đi bưng về. Nét tắm của cô là nét tắm của một cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết không vẩn đục, tắm giữa sự điêu tàn, tắm bên cạnh cái chết như tắm một lần cho mãi mãi…vai mảnh, cổ mảnh, nhỏ và gầy,, trắng xanh, gợi nhắc một vóc dáng trẻ thơ đang đùa nghịch ở ao nhà. Cô ngửa mạt, lim dim mắt, hướng về phía ráng chiều rói đỏ giống một con chim non ngỡ ngành hớp nắng, lúc lúc lại khẽ rung cánh giật mình” (3, 67). Một người con gái bình thường thì ít khi thể hiện được nét đẹp của mình trong khi tắm, nhưng ở đây, trong một thời buổi loạn tác giả đã xây dựng được hình ảnh một cô gái đẹp, đó là một vẻ đẹp thuần khiết và trong sáng. Vẻ đẹp của cô con được thể hiện ở những lúc có điều gì xốn xang, cô thường cúi mặt xuống và cười. Cười xong, ngẩng lên, cả khuôn mặt như vừa được tắm qua một luồng nắng gió, ồng hào tươi tỉnh hẳn lên. Có lẽ cái đặc điểm thăm thẳm chất nữ tính này đã khiến cho cô, không phải nhan sắc, cũn không phải dáng hình, nổi trội hẳn lên so với các cô gái khác. Song có lẽ toàn bộ vẻ đẹp và sức cuốn hút con trai ở Ba Sương nằm ở ánh mắt, đó là một ánh mắt tĩnh lặng mà theo như Hai Hùng nhận xét: “đó là một sự tĩnh lặng mênh mông rất cần thiết cho những tâm hồn dị tật.” Ở cô, tâm tính không hiển hiện một lần, đà đuột, dễ thấy, dễ nhìn mà nó cứ dần dần bộc lộ, ẩn chìm tối sáng, yếu mềm đấy, rắn rỏi đấy, lúc đam mê ngơ ngác, lúc lại tỉnh queo dạn dày, thật là bé bỏng nhưng cũng thật to tát, gần xa, xa gần, hiền dịu xết bao mà đáo để xiết bao, vừa im lìm cây cỏ vừa náo hoạt ghê gớm…Tất cả điều dường như đều được dồn tụ vào đôi mắt. Chúng ta thấy, một người có tính cách rất khó phát hiện nhưng đôi mắt lại nói lên tất cả, đó là một cô gái có nội tâm sâu sắc, một tâm hồn khép kín vì một lí do nào khác. Là một cô gái mang vẻ đẹp của một thiên thần trong suốt nhưng cô lại được giới thiệu là một cô gái sát chồng chính vì vậy cô không dám tiếp xúc với người con trai nào khác sợ mang lại tai họa cho người đó. Đây là một sự đau đớn vô cùng lớn về mặt tinh thần đối với một người con gái đang ở giai đoạn cần yêu và chia sẻ. Mặc dù cô muốn né tránh nhưng số phận đã sắp đặt cho cô gặp được Hai Hùng và cô đã yêu anh một cách say đắm, chân thành. Khi ở bên người yêu cô là người con gái yếu đuối, một người con gái cần sự chia sẻ, quan tâm của người yêu. Có những khi cô đã thể hiện tình yêu của mình với Hai Hùng khi hai người bên nhau: “Gục đầu vào ngục Hùng và nói: Tại vì ở đâu, lúc nào, gần anh hay xa anh, đêm cũng như ngày, Sương đều cầu nguyện cho anh, nhớ về anh nên thần phật thương, thần phật không lỡ bắt anh Hùng phải đi như những người khác” (3, ). Ngoài ra Sương còn là một người phụ nữ bình thường, yếu đuối, khao khát tình yêu và hạnh phúc. Là người luôn mong muốn những điều tốt đẹp đối với người mà cô yêu mến. Cũng có khi không muốn người yêu phải chết vì ai cũng bảo cô là người sát chồng, cô đã cố tình dựng lên tin đồn mình có người yêu và xa lánh anh. Ngay cả khi hai người gặp lại cũng chỉ lạnh nhạt khẽ chào. Chào nhau như một đồng đội không quen biết đến làm nhiệm vụ phối thuộc. Cô làm tất cả nhũng điều này chỉ vì người yêu, chỉ vì không muốn người yêu phải chết như lời người ta hay đồn đại. Cô tung ra tin đồn là cô cặp kè với người nọ, người kia để Hai Hùng xa lánh cô như vậy anh mới không gặp nguy hiểm: “Em hiểu! Không có chuyện đó đâu. Không bao giờ có hết. Tự em tung ra để anh giận, anh điên, anh từ bỏ em (….) Em sợ...Sợ anh cứ dính đến em hoài, anh sẽ … chết mất như miệng thế gian rủa độc”(3, 209). Khi nghe Hai Hùng thú nhận sự yếu đuối của mình, Ba Sương đã thể hiện càng sâu hơn tình yêu mà cô giành cho anh: “Em thương anh…Càng thương. Trước đây thương anh nhưng …vẫn ngại. Anh xa cách, anh khó hiểu, anh…sao ấy. Bây giờ gần anh hơn, dễ hiểu hơn, như đã thấy anh, gặp anh trò chuyện với anh ở đâu đó nhiều lần. Em thương cả sự yếu đuối của anh.” Chúng ta thấy, bên cạnh một Ba Sương cứng cỏi trong chiến trận là một Ba Sương yếu đuối nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ trong tình yêu. Cô là một người con gái bình thường như bao nhiêu người con gái khác. Đó là một cô gái bình thường nhưng con người bình thường ấy lại vĩ đại ở những phẩm chất, hành động của mình. Cô có một tình yêu nồng cháy, khao khát được yêu, được gần bên người yêu nhưng cô lại không muốn những điều không may mắn đến với người yêu của mình chính vì điều đó mà không chỉ Hai Hùng mà cả người đọc càng thấy thương cô, yêu cô hơn. Cô là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến, đó là những con người mạnh mẽ trong kháng chiến, tình yêu và sẵn sàng hi sinh tất cả cho người mà mình yêu mến. Thông qua nhân vật Ba Sương chúng ta lại thấy được một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đó là một vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Một vẻ đẹp mà con người ta chỉ bộc lộ nó trong những lúc gian khổ và khó khăn. Đó là cái đẹp của tâm hồn, rồi từ đó tỏa sáng trong muôn mặt của đời sống xã hội. Đó là cái đẹp trong trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khó, ác liệt cái đẹp đó càng bừng sáng. * Tiểu kết: Khi đất nước chìm trong nô lệ đau thương, người phụ nữ cũng cùng chịu chung số phận khổ đau. Đất nước vùng lên đấu tranh, họ không kém phần quả cảm, cùng xông pha trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương. Hình ảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và dũng khí của những nữ anh hùng đó đã được nhà văn Chu Lai khắc họa thành công trong các sáng tác của mình. Đó là những người con gái chỉ huy can đảm, tàn bạo và ngổ ngáo. Khi đụng với kẻ thù thì cô vác B40 không e ngại mà xông lên trước, đó là người cn gái khiến cho kẻ địch phải ngao ngán, du kích thì sợ cô và lực lượng hỗ trợ cũng không tránh khỏi sự ngần ngại vì kiêng nể. Đó là những người phụ nữ kiên cường, cống hiến hết sức lực còn lại cho cách mạng, đó là những người con gái dũng cảm, dám hi sinh thân mình cho Tổ quốc... và rất nhiều, rất nhiều những tấm gương khác mà ta có thể tìm thấy trong thơ văn của rất nhiều nhà thơ. Bên cạnh hình ảnh những người nữ chiến sĩ quả cảm, Chu Lai còn xây đựng được hình ảnh của những người phụ nữ bình thường, đó là những con người khao khát tình yêu, cần được yêu và đều mong những điều tốt đẹp cho người mình yêu. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả những cái gì thuộc về bản thân để cho người mình yêu được sống hạnh phúc, được gặp những điều may mắn. Máu của các chị đã đổ để cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do. Cái đẹp của Người phụ nữ Việt Nam đã đi vào thơ ca nhạc họa. Cái đẹp ấy đã kết tinh trong những cái tên lung linh những sắc màu huyền thoại. 2. 3. Những nhân vật sau ngay hòa bình. Số phận người lính trở về sau chiến tranh là một vấn đề nổi bật của tiểu thuyết Chu Lai. Sau ngày thống nhất đất nước, những người chiến đấu oanh liệt một thời năm nào giờ đã hoàn toàn thay đổi, người thì có công danh sự nghiệp nhờ vào biết thời, biết thế. Người thì vì tính tình vẫn còn lạc hậu nên khó hòa nhập với cuộc sống thời hiện tại. Nhìn chung mỗi người một số phận, một con đường và mang trong mình những tính cách và đặc diểm riêng biệt của mình. Chiến tranh kết thúc nhiều người lính trở về những tưởng đã qua thời bom đạn, thời cái chết và cái sống chỉ cách nhau trong gang tấc, họ sẽ được sống quãng đời êm ả nhưng phần lớn họ đều trở lên lạc hậu, ngơ ngác với thời đại. Họ trở về trong cảnh thân tàn ma dại, chính vì vậy họ đi tìm về với quá khứ, cái thời mà họ đã anh dũng đấu tranh để chống lại kẻ thù. 2.3.1. Nhân vật Hai Hùng Chiến tranh kết thúc nhiều người lính trở về những tưởng đã qua thời bom đạn, thời cái chết và cái sống chỉ cách nhau trong gang tấc, họ sẽ được sống quãng đời êm ả nhưng phần lớn họ đều trở lên lạc hậu, ngơ ngác với thời đại. Họ trở về trong cảnh thân tàn ma dại, chính vì vậy họ đi tìm về với quá khứ, cái thời mà họ đã anh dũng đấu tranh để chống lại kẻ thù. Ngay từ đầu tác phẩm, Hai Hùng đã được tác giả khắc họa một cách tỉ mỉ và chi tiết. Đó là một người: “Bốn chín tuổi và đang thất nghiệp, đúng hơn là vừa mới thất nghiệp... Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu của thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép,bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép, nửa cười nửa khổ…” (3, 6). Tóm lại, ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu về nhân vật Hai Hùng là một con người không chỉ tiều tụy về thân xác mà tâm hồn của ông cũng đang rơi vào tình trạng mai một. Khi trở về sau chiến tranh, Hai Hùng từ một chàng trai được mọi người thán phục với vẻ bề ngoài thì nay trở thành một ông già gầy còm và lêu ngêu, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở…tất cả là hậu quả của chiến tranh. Cùng với sự già cỗi về thân thể, Hai Hùng là một người lạc hậu so với cả thời đại mà ông đang sống. Khi được người đồng đội cũ tại chiến trường dẫn đi ăn chơi và được gọi là sếp, Hai Hùng đã cảm thấy tự ti về bản thân: “Em …sếp bự…đàng hoàng…Trời ơi cái lão già hôi hám cóc cáy có mỗi bộ đồ lính kỉ niệm lấy từ hốc tủ ra mặc mà cũng được âu yếm gọi là anh từ miệng một đứa con gái đẹp như sao sa, một đứa con gái chỉ đáng bằng tuổi con mi”(3, 11). Ta thấy đây là một sự đã già cỗi, một sự mai một về tinh thần của Hai Hùng khi mà bây giờ người ta làm quan chức còn ông chỉ là một ông già tiều tụy, yếu đuối. Bên cạnh đó, tuy nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng của bản thân. Khi Tư Lan không nhận ông và gửi cho ông một cọc tiền toàn tờ năm trăm ngàn cùng với hai bộ quần áo may bằng vải đắt tiền thì ông đã đối đáp: “Chỉ vậy thôi ư? – Cười hấc lê một tiếng khẽ- Chỉ thế này là đủ tiễn một bóng ma ra khỏi kí ức ư? Vâng! Với cái ọc này bà ta có thể chạy trốn khỏi tôi, trốn chạy khỏi quá khứ nhưng còn tôi…Tôi cũng là một con người chứ đâu phải một mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu để bà ta đem ra đối lưu, trao đổi? Nhờ bác trả lại hộ cái bọc và nói rằng, tôi tuy đang là kẻ đói khát, là đứa trắng tay thật nhưng không phải là đứa đến đây xin ăn”(3, ). Cùng với đó, Hai Hùng còn là một người có trực quan chính xác và lòng dũng cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù. Khi biết được rằng người con gái mà ông yêu hơn cả cuộc sông vẫn còn sống, ông đã tìm mọi cách để chứng minh được đó là người con gái mà ông đã từng yêu tha thiết khi ở chiến trường. Cùng với đó những trực quan chính xác của ông khi ông gọi đích danh của người con gái đó: “Chỉ có một chút thoáng xao động vút qua rất nhanh trong đôi mắt mở to, một chút đổi màu trên đôi môi không son phấn, một chút rung giật ở gò má phơn phớt hồng…tất cả dấu hiệu đó đã được thu nhận chuẩn xác vào con mắt một thời là lính trinh sát nơi Hai Hùng. (3, 234)”. Ta thấy là một người tuy già nhưng ông vẫn tin vào chính kiến của bản thân, vẫn hành động theo những gì mà lí trí mách bảo. Hơ nữa, tuy đã già nhưng khi bị tên ngực phản đánh đấm thì bằng chút nghị lực cuối cùng của một thời từng làm lính, Hai Hùng đã cho kẻ thù thấy được rằng tuy ông đã già nhưng vẫn có thể khiến cho kẻ thù phải kiêng nể: “Tựa lưng vào tường, lấy đà bật trở lại, húc mạnh đầu vào cái hàm râu kẽm gai đen nhức đang chập chơn trước mắt. Khi nhận ra đó là kẻ thù năm xưa,thì ông đã dồn hết sức mình đá một cú đá dữ tợn đột nhiên thức dậy sau mười sáu năm ngủ yên, ông vận hết cơ bắp, gân đít, thịt gân…tung mu bàn chân để trần, xương xẩu vào đúng cái “ám tượng thây lẩy” giữa hai ống quần của hắn. Cú đá đó khiến hắn ngã ệch ra” (3, 240). Ta thấy ông là một con người ông chung thủy, vẫn giữ trọn tình cảm dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tình yêu của ông vẫn đẹp và lãng mạn đối với người con gái mà mình yêu. Ông sẵn sàng đáng lại kẻ to khỏe hơn mình để bảo vệ tình yêu đó. 2.3.2. Nhân vật Tư Lan Được giới thiệu là một người đàn bà: “Trên bốn mươi tuổi, đậm người nhưng gọn, mái tóc dày dặn chải ngược ra sau để lộ vầng trán đẹp và sáng, một chiếc áo sơ mi màu xanh nhẹ cắt chéo, kiểu may nền nã, không quá cầu kì nhưng cũng chưa đến nỗi úi xùi. Trên cái cổ tròn và trắng như cổ một cô nữ sinh là khuôn mặt sang trọng và thanh nhẹ, một đôi mắt thông minh, nhân hậu đấy mà cũng sắc sảo uy nghi đấy, đặc biệt là cái miệng đang nói rất có duyên, hàm răng đều và trắng, có một chiếc bịt bạc ở gần cửa miệng, chỉ phải khóe môi thỉnh thoảng nhíu lại thành một nếp hằn chạy ngược lên má trông khắc khổ và hơi ang ác một chút, một tí thôi nhưng nhìn chung đó là khuôn mặt dễ nhìn, dễ gần và cả dễ thương nếu như đôi mắt kia không lúc lúc lại tỏa ra những ánh buồn khác lạ, một cái buồn day dứt, miên man, ẩn vào trong không rõ hình thù, buồn ngay cả trước lời tung hô, tán thưởng như lúc này”(3,22). Là một người phụ nữ có quyền có thế, có quyền uy nhưng thực chất, tên thật của bà là Sương, người phụ nữ mà ông Hùng đã gặp và yêu duy nhất trong suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Không chỉ là một người phụ nữ đẹp, Tư Lan được khen là người làm việc giỏi, năng động, chịu khó nghe ý kiến quần chúng, tính tình nhã nhặn, thương người, cuộc đời riêng liêm khiết, làm tới giám đốc sở, thường vụ tỉnh ủy nhưng lại không có cơ ngơi riêng, xe riêng, không sắm loại xe máy tốt như người khác. Ban đầu chỉ là một cô nhân viên trồng rừng không ai để ý, sau đó là đội trưởng rồi quản đốc, trưởng phòng, giám đốc lâm trường liên hiệp, phó sở và cuối cùng là giám đốc như hiện nay. Bà nổi tiếng là người có nghị lực mạnh mẽ trong học tập, làm việc. Lu bù công chuyện vậy mà vẫn giật được mảnh bằng đại học, năm tới sẽ bảo vệ luận án phó tiến sĩ, Anh văn, Nga văn đều đã đạt trình độ đọc thông thạo. Nhìn chung bà là niềm tự hào của sở và vị cứu tinh của các thần dân làm nghề rừng. Đây là một diểm rất đáng chân trọng ở Tư Lan, nó thể hiện cho chúng ta thấy được rằng, Người phụ nữ trong thời đại mới hiện lên là những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, họ là những người anh hùng của thời đại mới. Là người có nhược điểm là rất ít giao tiếp. Ngoài giờ làm không đi đến đâu và gặp gỡ ai cả. Là người phụ nữ từ chiến trường đi ra đã thay đổi họ tên và tìm mọi cách để quên đi cái quá khứ của mình. Bên cạnh đó, bà cũng là một con người đáng thương, đến lúc chết vẫn nhận ra cái thiện và cái xấu để thay đổi bản thân mình phút cuối đời. Chúng ta thấy, Tư Lan là một người đàn bà có nghị lực vươn lên trong cuộc sống tuy phải thay tên đổi họ để che giấu đi con người thật của mình nhưng đó là hoàn cảnh chung của những người phụ nữ thời bấy giờ. Là một người phụ nữ yếu đuối nhưng bà đã khẳng định cho thấy mình không hề yếu đuối, biết vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên bà vẫn là một con người trọng tình nghĩa, vẫn biết quan tâm tới những người mà bà yêu quý và những người có ơn nghĩa với mình. Tuy nhiên, Tư Lan cũng là một người phụ nữ mang trong mình một nỗi buồn sâu sắc, một nỗi buồn mà phải đến cuối truyện người đọc mới có thể nhận ra. Thì ra đằng sau một người phụ nữ mạnh mẽ và nghị lực đó là một người đầy tình nghĩa, đầy ân tình, đây là một đặc điểm riêng biệt của người phụ nữ Việt Nam. 2.3.3. Những người lính già. Sau khi chiến tranh kết thúc, những người lính cùng chiến đấu năm nào hầu hết đều đã lui về vườn ăn theo vợ, người thì nhậu sỉn, tối ngày nằm tren võng nắng, người thì lụi hụi trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm là càu nhàu, người thì suốt ngày thở phìn phịt giữa một bên là bầy con nhem nhuốc, bên kia là thạp gạo chỉ còn cám mùn đang quẩn dưới đáy. Người thì sống thùi lụi một mình hỏi đến vợ con chỉ giơ cái chai đế lên cười xềnh xệch. Tóm lại đội hình đánh giặc ngang tàng năm xưa giờ đây đều bị cuộc đời dồn vào một két cục hẩm hiu, méo mó, và chỉ có số ít trong đó gặp được sự may mắn mà thôi. Con lại chỉ nhận ra nhau nhờ những nhận dạng từ ngày còn chiến đấu cùng nhau. 2.3.3.1. Nhân vật Ba Thành về già Sau khi giải phóng được ít ngày do chán cảnh gia đình, chán cảnh đoàn thể, chán cảnh đời và thói đời đen bạc, chán luôn cả nội dung công việc đã đeo đuổi tới nửa đời người, sau một đêm nhậu say chửi vung tí mẹt, nóng lên tạt tai vài cái, ra đồn công an, ra hội đồng kỉ luật, ra khỏi Đảng. Khi về nhà ở, ông chủ yếu đi làm rẫy để sống. Khi về già thì ta thấy tác giả không còn miêu tả sự uy nghi lẫm liệt của các nhân vật nữa mà thay vào đó là hình ảnh những ông lão lọm khọm, già yếu. Ở đây, Ba Thành được miêu tả là một người: “gầy trơ xương sườn,vai vác cuốc, đầu quấn khăn rằn đã vàng ố, chân bước cà nhắc, mặt đen cháy, tóc nửa đen nửa bạc lam nham trông y như một người nông dân cả đời lọm khọm cày cuốc”(3, 107). Đối với những người lính gia, họ có thể không còn cái gì cả nhưng họ vẫn còn giữ trong mình tình đồng đội, tình đồng chí. Một thứ tình cảm thiêng liêng hơn cả. Bên cạnh đó, tình yêu thời lính chiến cũng là một thứ kỉ niệm mà khó ai có thể quên được. Ba Thành cũng vậy, trong thời ì bom đạn tối tăm của đất nươc, ông đã thầm yêu một người con gái mà ông không hề thổ lộ ra với người con gái ấy. Hai mươi năm trôi qua, mặc dù đã đụng không ít đàn bà con gái, già trẻ, lớn bé, ốm mập, xấu xí có cả, đã nhìn săm soi vào hàng trăm con mắt, mắt tròn mắt dẹp, mắt ngắn mắt dài, mắt sâu mắt nông…Nhưng ông vẫn không thể quên được hình ảnh của người con gái ấy và đôi mắt của cô gái. Đó là: “Con mắt nhìn vào bụng thằng thương binh mổ ruột trong một căn lán nằm mấp mé mí nước sông Sài Gòn đầy tiếng bìm bịp kêu than…”(3,119) Tình yêu của ông là một thứ tình yêu thiêng liêng và cao cả. Ông đã nhiều lần đi tìm người con gái ấy, người con gái mà ông yêu say đăm. Nhưng đó chỉ là sự vô vọng khi mà chiến tranh đã lùi lại từ lâu thì sao mà thấy. Chúng ta nhận thấy ở Ba Thành đằng sau cái vẻ thô rám, phớt đời đến khinh bạc lại là một trái tim rách nát, một trái tim mềm yếu nhưng thủy chung. Bên cạnh một người có tấm lòng chung thủy, Ba Thành còn là một người hết lòng vì bạn bè, vì đồng chí. Ông đã cùng với Hai Hùng đi tìm hiểu về người đàn bà đã chết nay bỗng dưng sống lại, ông đã bỏ thời gian để cùng người bạn của mình làm cái việc mà ông cho là điên rồ nhất. Tuy nhiên ta thấy được rằng, người lính sau khi từ chiến trường trở về nhìn chung đều là những con người bị xã hội dồn đẩy, bị xã hội ruồng bỏ khỏi cuộc đời. Họ không còn hiên ngang như trước mà thay vào đó là những người già cỗi, nhưng họ luô mang trong mình tình yêu, tình đồng chí cao cả. 2.3.3.2. Nhân vật Tuấn Sau khi giaỉ phóng, may mắn hơn Hai Hùng và Ba Thành là Tuấn có cuộc sống khá giả và tốt đẹp hơn. Giải phóng xong, Tuấn đực tin cậy giữ lại làm bí thư xã, cái xã mà mọi người bá trụ bỏ con bỏ cái, rồi làm chủ tịch huyện. Sau đó nhảy thẳng một phát xuống làm dân.. Khi bắt đầu chuyển về vùng mới này, Tuấn chỉ có một túp lều lợp tôn nhưng nhờ có ít vốn liếng ở anh nhảy vô rừng buôn gỗ. Bắt đầu là làm thuê, sau là ông chủ xe Reo. Rồi cứ vậy phất lên. Tới nay đã có ba cơ sở sản ở ba nơi. Cái thì đồ mộc xuất khẩu, cái thì xà bông, cái thì ti vi, điện tử, giàu có. Sau khi chiến tranh khi mà đồng đội người thì nằm xuống, chỉ còn lại năm người. Ba người chống nạng ra Bắc, Một người ở lại lấy vợ vốn là cơ sở cũ. Được vài tháng thì vào tù vì ra chợ hậu xỉn, bắn chết người. Chỉ còn Tuấn, được tin cậy, họ cho chuyển ra làm huyện đội phó, huyện đội trưởng rồi chủ tịch rồi sau đó là bí thư huyện. Công việc đang trên đà tiến triển tốt với vị trí ở một huyện vững mạnh về mọi mặt của toàn tỉnh. Ấy vậy mà, Kỳ đại hội thứ hai Tuấn bị đá văng ra khỏi cấp ủy rất vô cớ chr vì tội cả tin và không chịu vào một ê- kíp nào, công tâm yêu quý tất cả mọi người, làm việc không kể ngày đêm, không chịu được sự khuất tất của người này hay kẻ khác và niên khiết đến từng điếu thuốc lá của quỹ. Sau khi đã trở thành ông chủ thì bây giờ: “Là một người đàn ông to lớn, bệ vệ, chừng bốn mươi tuổi, bụng đã bắt đầu phinh phính, ria mép tỉa gọn, đeo kiếng gọng vàng, mũ phớt, vận comple màu hạt dẻ, chân đi giày Adidas trông trẻ trung, trông hệt như một chuyên gia Nhật Bản, Hồng Kông hoặc Đài Loan.. bụng bự to lớn, đỏ như tôm luộc, nón nỉ, ria mép, giầy giôn…Tưởng thằng cha chủ hãng Ba Tàu hay cha đại diện cho công ty nước ngoài đi thăm thú chợ phố” (3, 250). Chúng ta thấy được, nhờ nghị lực của bản thân mà Tuấn đã vượt lên được số phận khắc khiệt của những người lính sau chiến tranh. Anh đã khẳng định cho chúng ta thấy, những người lính không chỉ biết mỗi việc cầm súng, mà họ cũng có thể làm ăn để xây ựng cuộc sống. Họ làm giàu nhờ sức lực của bản thân mà không cần nhờ cậy vào người khác. 2.3.3.3. Nhân vật Tám tính Một người thanh niên đã thay đổi, nay cậu ta hoàn toàn hóa thân thành một ông lão làm vườn hiền lành, cần mẫn: quần bà ba, áo bà ba, khăn rằn trên trán, râu để ba chòm cái đen, cái trắng, đặc biệt là cách nói năng, đi đứng đã ra chều an phận lắm. Duy chỉ có mấy bắp thịt ở tay, ở vai lộ ra là còn giữ dấu vết một thời dọc ngang sức vóc (3, 267). Khi gặp lạ đồng đội cũ chỉ khẽ gật đầu chào, hỏi một câu lãng xẹt làm như vẫn thường gặp nhau, mới xa nhau có tháng trước, năm trước. Tuy nhiên là một con người vẫn giữ đầy tình cảm bạn bè, tình đồng chí, đồng đội. Khi gặp bạn bè, ra chợ mua thức ăn về thiết đãi bạn bè, đó là những thức ăn tuy không sang trọng nhưng cũng thể hiện được sự nhiệt tình của Tám Tính. Đến khi vào bữa nhậu, bản chất của Tám Tính mới được bộc lộ, hắn trở lên linh hoạt hơn. Như thể suốt mười sáu năm qua anh ta phải tạm đánh mất mình trước gánh nặng cuộc đời sinh nhai, nay bỗng chốc gặp lại bạn bè một thuở, hắn thoắt sống lại những gày đau thương lãng mạn xưa kia, một cánh rừng, một cây súng, một bầu trời, một mạng sống, một đối tượng, một cánh võng thoáng đãng nhẹ tênh. Sau li thứ tư thì hắn đã hiện nguyên hình phần nào dáng bộ thằng Tám cọp đánh giặc khét tiếng năm xưa. Ta thấy, tuy đã rời xa bộ đội từ lâu nhưng khi gặp lại các đồng đội, đồng chí thì bản chất người lính trong con người Tám Tính lại trội dậy, lại được sống lại với kí ức năm nào. Cùng với đó, thời gian đã thay đổi một con người, thay đổi bản tính vốn đã ăn sâu vào máu một con người nhưng nó không thể làm mất đi bản tính đó. Người lính già có thể mất tất cả nhưng tình đồng đội, đồng chí luôn còn mãi trong họ. Đó là những con người trọng tình, trọng nghĩa. * Tóm lại: Những người lính sau chiến tranh tuy rằng họ là những con người sống lạc hậu so với thời đại, là những người còn sống sót lại sau khi chiến tranh kết thúc, họ mang trong mình những vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng họ lại là những con người sống coi trọng tình cảm, coi trọng tình đồng đội, đồng chí. Hết lòng vì bạn bè khi gặp khó khăn. Người người giàu có cũng như người khó khăn khi đã gặp được nhau thì họ vẫn là những người bạn, những người anh em như một thuở sống chết ngày nào. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhắc đến nhân vật trong văn học là lúc nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng  mà nhà văn quan tâm 3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động Chu Lai khi xây dựng, giới thiệu nhân vật trong tiểu thuyết thường dùng phương pháp miêu tả ngoại hình. Nhân vật được nhận biết trước hết qua diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi tướng đứng. Thông qua diện mạo bên ngoài, người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét đơn sơ, dăm ba hàng thật linh động, các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp cho mỗi vai. Ví dụ như khi xây dựng nhân vật Hai Hùng: “cao một mét bảy ba, nặng suýt tám mươi ký, nếu nhịn đói dài ngày hay bị thương cũng chỉ xê dịch một chút ít, vòng ngực vênh cong như rá úp, tóc dầy cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi dủ sáu múi, chân tay xoắn chừng như chão bện, da bánh mật có lúc đỏ lâu”. Cùng một nhân vật nhưng trong hai hoàn cảnh khác nhau thì ông lại xây dựng nên hai con người hoàn toàn khác nhau, hai thế hệ có hai cách hành xử do sự khác biệt văn hóa, thời đại, quan niệm sống. Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả loại hình của nhân vật không phải là mới, đây là thủ pháp được thể hiện khá phổ biến trong văn học thời kỳ trung đại và nhà văn Chu Lai khi sử dụng thủ pháp này đã có nhiều cách tân đáng kể. Nếu như trong văn học cổ việc miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết có tính ước lệ, thể  hiện tính cách phi phàm của nhân vật thì trong tiểu thuyết Chu Lai giai đoạn này đã đổi khác, các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách nhân vật được nhà văn chú trọng. Nhân vật được miêu tả từ nhiều yếu tố nhỉ như: mái tóc, hàm răng, điệu cười, ánh mắt, tướng đị, quần áo, trang sức cùng những cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường. Do vậy, nhân vật trong tiểu thuyết đã thoát khỏi tính ước lệ kiểu “Đội trời đạp đất ở đời. Vai năm tấc rộng thân mười thước cao” (Truyện Kiều) để trở về với khuôn mẫu của cuộc đời thực. Các nhân vật được nhà văn miêu tả thực như những con người đang hiện diện đâu đó trong cuộc sống. Chẳng hạn khi miêu tả về nhân vật Hai Hợi: “kiểu tóc húi kiểu con trai và còn ngắn hơn cả con trai, khuôn mặt góc cạnh, lông mày xếch, mắ sáng lì, vai nở, ngực rất nở, được bó chặt đến nỗi tưởng chừng chỉ một cái thở mạnh là tất cả những nút áo, nút ngực sẽ đứt tung, bật văng vào mặt người đối diện.” Một số nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai được nhà văn miêu tả qua sự quan sát, nhận xét và đánh giá của một nhân vật khác. Chẳng hạn nhân vật Tư Lan: “ Trên bốn mươi tuổi, đậm người nhưng gọn, mái tóc dày dặn chải ngược ra sau để lộ vầng trán đẹp và sáng, một chiếc áo sơ mi màu xanh nhẹ cắt chéo, kiểu may nền nã, không quá cầu kì nhưng cũng chưa đến nỗi úi xùi. Trên cái cổ tròn và trắng như cổ một cô nữ sinh là khuôn mặt sang trọng và thanh nhẹ, một đôi mắt thông minh, nhân hậu đấy mà cũng sắc sảo uy nghi đấy, đặc biệt là cái miệng đang nói rất có duyên, hàm răng đều và trắng, có một chiếc bịt bạc ở gần cửa miệng… Cách miêu tả chân dung nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng ngày càng theo hướng cụ thể hóa, cá thể hóa. Nhiều nhân vật điển hình trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng đã được các nhà văn xây dựng. Người  đọc sẽ không thể quên được hình ảnh của  Ba Sương, Hai Hùng… Đó là những con người dũng cảm đã từ bỏ tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của mình để lên đường đánh giặc bảo vệ nền độc lập của quê nhà. Người đọc cũng không thể nào quên được những hoàn cảnh, những hình ảnh đáng thương của Tám Tính, Tuấn, Tư Lan.. Đó là những con người chỉ vì hoàn cảnh của chiến tranh mà phải bộc lộ những điểm xấu, những cái hạn chế của bản thân mình. 3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại Phương pháp xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động và lời nói góp phần đáng kể vào việc thể hiện tính cách nhân vật, những hành động của nhân vật được các tác giả miêu tả rất sinh động, lắm lúc gây cho ngừơi đọc những cảm giác hồi hộp, thích thú Thủ pháp xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động và đối thoại được các nhà văn Chu Lai đặc biệt chú ý. Thủ pháp này thường thấy trong văn học cổ, thế nhưng nếu nhà văn khéo léo sử dụng thì vẫn phát huy hiệu quả cao. Thủ pháp miêu tả hành động và lời nói sẽ bổ sung cho những thủ pháp nghệ thuật khác để tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Nhân vật không chỉ đơn thuần là độc thoại mà phải hành động, phải đối thoại. Hành động làm nên chân dung của nhân vật. Nhân vật tồn tại qua hành động. Tác giả cũng chú ý và dụng công miêu tả nhân vật qua đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai cũng đậm đà chất hiện thực cuộc sống. Mật độ ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết rất lớn khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện vận động nhanh, nhiều kịch tính, nhiều bất ngờ. Nhà văn đã đem vào trong tác phẩm của mình gần như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, những đoạn đối thoại sinh động của nhân vật. Điều đó tạo nên những thành công của tiểu thuyết trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, khắc hoạ chân dung của những người lính trong thời kì chiến tranh bom đạn của Việt Nam. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng rất đa dạng với những kiểu đối thoại và giọng điệu khác nhau. Nhà văn Chu Lai đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn ngôn ngữ cảu nhân vật làm sao để phù hợp với trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Vì thế ngôn ngữ đối thoại đã góp phần xây dựng nhân vật cũng như cá thể hoá nhân vật. Chẳng hạn dưới đây là đoạn hội thoại của Hai Hùng với bác thường trực cơ quan: “ - Thế đồng chí hỏi có việc gì? Đồng chí là thế nào với cái người tên Sương ấy? - Dạ …thân ạ …Rất thân, vừa là chiến … cùng hoạt động, vừa là … bà con. Vâng, bà con bên ngoại ạ! - Không có! Ông thả một câu như gạch rồi quay đi. - Thế … - Tôi chỉ có thể trả lời vậy. Muốn biết thêm, mời đồng chí quá bộ lên tầng năm hỏi phòng tổ chức. - Vâng … Bác cho em hỏi nốt câu cuối: Đồng chí giám đốc quê chính ở đâu ta? - Tầng năm. Tất cả ở tầng năm. Quê cũng ở tầng năm có gì nữa không? ..” Qua đoạn hội thoại trên, ta thấy được sự cáu kỉnh của một người khi gặp phải một người nhìn như ăn mày mà luôn muốn tìm hiểu về giám đốc. Hay đó là những lời nói bông đùa của những đôi yêu nhau: - Anh Hùng cười nữa đi!...Anh cười dòm ngồ ngộ như đứa con nít nên ba ý. - Còn khi không cười dám thành ông già chắc? - Không!...Thành ông thần sông. Sợ lắm!... Chúng ta thấy, qua những lời đối thoại của nhân vật, chúng ta đã hiểu hơn phần nào được nhân vật, đó có thể là những con người khó tính hay những con người trong gian khổ vẫn cất vang tiếng cười. Đây là một sự đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật của Chu Lai. 3.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả độc thoại nội tâm Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc hoạ tính cách nhân vật. Khi nhà văn để cho nhân vật mình độc thoại, nhân vật sẽ bộc lộ suy nghĩ về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những người xung quanh. Những suy nghĩ này không phải bao giờ cũng có điều kiện để bộc bạch, tỏ bày. Chỉ khi nhân vật tự đối diện với bản thân mình thì mới bộc lộ. Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân, về các mối quan hệ với những nhân vật khác, về những sự việc của quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật có dịp bộc lộ những góc khuất thầm kín của đời sống tâm hồn, nhân vật trở nên sống động, phức tạp, vì thế trở nên thật hơn, đời hơn Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn thám hiểm chiều sâu con người bên trong của nhân vật, từ đó giúp người đọc thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lý nhân vật không biểu lộ ra ngoài. Khảo sát tiểu thuyết Chu Lai, so với đối thoại, độc thoại nội tâm xuất hiện chưa thật nhiều lắm, nhưng mỗi khi thủ pháp này xuất hiện, nó đều tỏ rõ giá trị đắc dụng trong việc phản ánh thế giới nội tâm hết sức phong phú và phức tạp của con người. Độc thoại thường xuất hiện khi nhân vật mâu thuẫn với hoàn cảnh. Những tiếng nói bên trong của nhân vật, những điều nhân vật suy tư nhiều hơn gấp mấy lần những lời được nói ra bao giờ cũng vang lên trong một tình huống cụ thể. Chẳng hạn đó là khi nhân vật Hai Hùng trong đã tự dằn vặt mình bằng những độc thoại trước cuộc sống buông thả, vô nghĩa của bản thân. Có lúc nhân vật tự biện hộ cho bản mình. Bao trùm lên những độc thoại là giọng điệu hoài nghi. Tiếng nói nhân vật dường như được chẻ ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau. Vì tình yêu, Hai Hùng đã bất chấp mọi thứ để bảo vệ nó, và cũng vì người yêu mà ah làm những công việc không đúng với một người chỉ huy. Có rất nhiều nhân vật đã tự vấn bằng những dòng độc thoại nội tâm. Lắm lúc nhân vật có những hành động khác với dự tính ban đầu, sau khi qua một quá trình suy ngẫm bằng độc thoại. Độc thoại nội tâm giúp các nhân vật biểu lộ được bản chất thầm kín trong tâm hồn. Qua độc thoại nội tâm, nhân vật hiện ra sống động và gần với con người đời thường của cuộc đời. Kết luận Khi viết về chiến tranh ngòi bút chu Lai đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Đọc từng trang viết ta thấy những con người hy sinh nhiều nhất là những con người sau hòa bình lập lại sẽ ẩn sâu vào cuộc sống bình dị đời thường hay ẩn náu nơi chốn nào đó thư thái tâm hồn mà nhớ chuyện ngày xưa, họ sống như một công dân bình thường... Họ không huênh hoang chiến công này, chiến tích nọ, họ luôn im lặng để mặc cho năm tháng chiến tranh, năm tháng mà họ phải chiến đấu gian khổ cực nhọc bào mòn đi tuổi trẻ và hạnh phúc của họ, để lại trên thân thể họ những vết thương đau âm ỉ. Mặc kệ luôn cả những thói đời đang từng ngày làm tổn thương họ thêm lần thứ hai, lần này là về mặt tinh thần, những sự thật méo mó, giả dối tràn ngập giữa dòng đời đang chảy dữ dội, sức người khó lội ngược, vượt qua, nếu cứ lội ngược thì không bèo nhèo thì cũng dễ chết lắm. Mà họ thì không lội ngược không được và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Thế giới 1. Thế giới nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai rất đa dạng và phong phú. Đó không đơn thuần chỉ là những người lính trong chiến tranh mà đó là cả một xã hội sau chiến tranh. Tất cả đã được biến đổi rất nhiều khi đi vào sang trác của Chu Lai qua cách lựa chọn sáng tạo của nhà văn. Ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Từng trang viết về cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Thế giới nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là một thế giới rất quen thuộc. Để xây dựng lên thế giới nhân vật ấy, Chu Lai đã trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc đó và có một sự quan sát hết sức tinh tế những con người trong cuộc chiến và sau cuộc chiến. Tác giả đã giải thích bằng xã hội, bằng cuộc đời của mình tạo cho thế giới nhân vật ấy không hề xa lạ mà rất cụ thể gần gũi với bạn đọc. 2. Chu Lai chủ trương làm nổi bật nhân thân của các nhân vật, tên và diện mạo của từng nhân vật được vẽ lên một cách cụ thể và rõ ràng. Nhân vật được gọi tên một cách cụ thể, đó là những Ba Sương, Hai Hùng, Tư Lan… Nhân vật xuất hiện có dáng dấp riêng với tiếng nói và tâm tính riêng biệt và có suy nghĩ và hành động thể hiện tính cách riêng của mình. 3. Trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, các nhân vật đều có những tính cách riêng của mình và đặc trưng cho lớp người, Chu Lai đã lấy một đặc điểm có thật của các nhân vật trong thực tế để đưa vào truyện của mình. Ông đã tước bỏ đi sự sinh động của nhân vật ở trong cuộc sống tự nhiên mà chỉ lấy một đặc điểm nào đó để miêu tả, vì vậy nhân vật được hiện hình bằng những nét tiêu biểu, đặc trưng và bản chất nhất, mỗi nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Chu Lai đặc trưng cho một nét tính cách nhất định của loài người tốt hay xấu, hiền lành hay độc ác. Chu Lai đã xây dựng tất cả những chi tiết phụ, rắc rối đối lập của nhân vật để làm nổi bật lên một nét tính cách cụ thể của nhân vật.Tính cách này ổn đnh, cố định suốt truyện và quyết định đến kết cục của truyện và tính cách ấy giữ nguyên bất chấp những “biến thiên dâu bể” của hoàn cảnh. 4. Các “nhân vật loài vật” trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai có hành động, suy nghĩ và tình cảm riêng biệt. Những hành động, suy nghĩ này thường đơn giản tương ứng với một nhân vật là một hành động hoặc một vài hành động cùng loại hay cùng đích theo đúng tính cách đã định và được hoạt động trong một môi trường riêng biệt. Hành động, suy nghĩ của nhân vật ấy được nhà văn dựng lên bằng các tình huống, tình huống ấy có thể do sự quan sát của tác giả hoặc có thể lấy trong cuộc sống chiến tranh hoặc do nhà văn sáng tạo ra. Hành động, suy nghĩ không được hiện lên qua lời kể của tác giả hoặc do sự đối thoại một phía của các “nhân vật mà nhà văn đã biến đổi cho các hành động đó thêm phong phú thêm những tình huống gay cấn, xung đột cao của mâu thuẫn và kết thúc thật bất ngờ. Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu, nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi. Qua ngòi bút của mình, Chu Lai đã khắc họa được trạng thái nhân vật một cách thần kỳ, những con người thăng hoa vì tình rồi lại đau đáu vì tình. Sự khắc khoải, mong ngóng, đau đớn phải lìa xa. Kết thúc là sự ở lại của Hai Hùng và các đồng chí của mình để tìm ra kẻ giết người - tên sĩ quan thám báo Đặng thanh Địch, tức Hai Hợi. Kết thúc của cuốn tiểu thuyết có lẽ buồn nhưng chính là thực tế như chính chiến tranh, chính sự bon chen của đời người để lại. Thực sự đúng như một tác giả từng nhận định Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Chu Lai đã gửi gắm một phần con người mình qua thế giới nhân vật của ông và chính những câu chuyện về các nhân vật thì giá trị to lớn về nghệ thuật và nội dung đã làm lên tên tuổi của Chu Lai mãi mãi in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Tài liệu tham khảo Lại Nguyên Ân, Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XX NXBGD, năm 1999. Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học, tập 1, NXBKHXH, năm 1993. Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng, nhà xuất bản Lao động, năm 2009. 4. Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB giáo dục, năm 2002. Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnien_luan_5726.doc
Luận văn liên quan