Với việc đi sâu nghiên cứu về Then Tày ở xã Lục Hồn, đề tài góp phần bổ
sung tư liệu nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho cán bộ văn hóa ở địa phương.
Đề tài giúp bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người Tày ở Bình Liêu,
bước đầu đưa ra một số giải pháp đưa Then Tày đến gần du khách để từ đó có
thể đưa Bình Liêu đi lên những bước mớivề kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với riêng cá nhân người viết, đề tài sẽ giúp người viết có những cái
nhìn mới về các giá trị văn hóa của dân tộc mình nói chung và Then nói riêng,
là cơ sở để người viết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
12 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Then của người Tày ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
-------------------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ
THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN
HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
Giảng viên hướng dẫn : TH.S CHỬ THU HÀ
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ HUYỀN
Lớp : VHDT
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, đồng bào Tày
ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninhcùng các cơ quan đoàn thể
tại địa phương trên.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô Khoa
Văn hóa Dân tộc thiểu số, đặc biệt là Th.s Chử Thu Hà - người đã chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bà con Tày ở xã Lục Hồn, huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá
trình điền dã thu thập tài liệu tại địa phương.
Mặc dù đã cố gắng nhiều song do năng lực còn hạn chế, bài khoa luận
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đánh giá và
góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài làm hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Đặng Thị Huyền
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN ............................. 11
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11
1.1.2. Địa hình, đất đai ............................................................................. 11
1.1.3. Sông ngòi và khí hậu ....................................................................... 12
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật ............................................................. 13
1.2. Đời sống kinh tế, xã hội ...................................................................... 14
1.2.1. Đời sống kinh tế .............................................................................. 14
1.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 15
1.2.3. Các chính sách kinh tế, xã hội ........................................................ 15
1.3. Đời sống văn hóa của người Tày ở xã Lục Hồn ............................... 16
1.3.1. Lịch sử tộc người, dân số và sự phân bố dân cư ............................ 16
1.3.2. Khái quát về văn hóa vật chất ........................................................ 16
1.3.4. Khái quát về văn hóa tinh thần ....................................................... 24
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27
Chương 2. THEN VÀ CÁC HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG THEN CỦA NGƯỜI
TÀYỞ XÃ LỤC HỒN ........................................................................................ 28
2.2. Các cấp bậc trong Then và đặc điểm của người làm Then ............. 29
2.2.1. Các cấp bậc trong Then .................................................................. 29
4
2.2.2. Đặc điểm của người làm Then ........................................................ 29
2.2.3. Vai trò của thầy Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục Hồn
................................................................................................................... 32
2.3. Các hình thức diễn xướng Then của người Tày ở xã Lục Hồn ...... 32
2.3.1. Then cầu tự (so bjóoc) .................................................................... 32
2.3.2. Then giải hạn .................................................................................. 34
2.3.3. Then chữa bệnh (chòi khảy)............................................................ 37
2.3.4. Then chúc tụng, ca ngợi, giao duyên .............................................. 38
2.3.5. Then cấp sắc ( Lảu Then) ............................................................... 38
2.3.6. Giá trị của các nghi lễ Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục
Hồn ............................................................................................................ 51
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 55
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THEN TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở XÃ LỤC HỒN ................................................... 56
3.1. Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam trong những
năm gần đây ................................................................................................ 56
3.2. Những điều kiện và cơ sở để Then trở thành nguồn lực phát triển
du lịch văn hóa ở Lục Hồn ........................................................................ 59
3.3. Những khuyến nghị và giải pháp ....................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có 54 dân tộc – 54 bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều có “tài sản” riêng của mình,
đó chính là văn hóa. Dân tộc Tày là tộc người cứ trú lâu đời và có dân số
đứng thứ 2 trong bảng danh mục các tộc người ở Việt Nam.Họ có những giá
trị văn hóa phong phú, độc đáo, chứa đựng tính nhân văn cao cả mà tiêu biểu
phải kể đến Then Tày. Đó là một loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian đồng
thời cũng là loại hình văn nghệ dân gian được tồn tại từ lâu đời trong đời sống
lao động và sinh hoạt hàng ngày của tộc người Tày.Tuy nhiên, trong thời kì
đất nước đổi mới như hiện nay, nền kinh tế thị trường mở cửa thì sự du nhập
và giao thoa về kinh tế, văn hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa của
các tộc người, trong đó có Then của người Tày.
Ở Bình Liêu, các nghệ nhân thực hiện nghi lễ Then cổ đều là những
người tuổi đã cao và chủ yếu là những “người được Then chọn". Điều đó đã
phần nào gây nên những khó khăn cho việc truyền dạy những nghi lễ Then
cho thế hệ sau. Nhưng, có thể nói Then đã ăn sâu vào trong tâm thức của tộc
người Tày nơi đây. Then là tiếng nói tâm linh đồng thời cũng là tiếng nói
chung của cộng đồng Tày ở Bình Liêu. Đó là liều thuốc chữa bệnh bằng tinh
thần, là niềm vui sống của họ. Những giá trị tinh thần ấy đã trở thành niềm tự
hào và cần phải được giữ lại không chỉ riêng cho con cháu người Tày ở Bình
Liêu mà còn cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số đang
được nhiều người quan tâm. Các dân tộc thiểu số thường có các phong tục,
tập quán, lối sống cũng như nền văn hóa đặc sắc. Đặc biệt hơn các nét văn
hóa đó lại được hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn khách du
6
lịch. Như vậy, phát triển du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số chính là một
loại hình du lịch văn hóa độc đáo, là xu hướng phát triển chung hiện nay.
Then của người Tày ở Bình Liêu có nhiều tiềm năng trở thành một sản phẩm
du lịch văn hóa độc đáo.Nếu được bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả
nghi lễ then cổthì chắc chắn nó sẽ góp phần làm cho du lịch Quảng Ninh thêm
phong phú. Như vậy, việc tạo ra một “không gian tồn tại” cho Then là hết sức
cần thiết.
Với thực tế nói trên và bản thân là một người con của tộc người Tày ở
núi rừng Bình Liêu, người viết cũng phần nào cảm nhận được những cái đang
còn và những cái sắp mất của văn hóa dân gian dân tộc mình, trong đó có
Then. Vì vậy, người viết chọn đề tài “Then của người Tày ở xã Lục Hồn,
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong
muốn góp phần giữ gìn những bản sắc của dân tộc mình, đưa giá trị của các
nghi lễ Then cổ lên một tầm cao mới để Bình Liêu thật sự trở thành một khu
du lịch gắn với sự phát triển du lịch chung của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời,
người viết cũng mong muốn củng cố kiến thức trong thời gian học tập tại
trường, làm cơ sở ban đầu cho việc vận dụng hệ thống lí thuyết vào thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về người Tày ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học
thực hiện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mọi mặt đời sống của người Tày,
các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giá trị tín ngưỡng tôn giáo,... Mỗi công
trình nghiên cứu có thể đề cập toàn diện văn hóa của người Tày hay có khi chỉ
đề cập đến một lĩnh vực trong văn hóa như một số công trình sau đây:
- "Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam" của Hà Đình Thành, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2010.
7
- "Dân ca đám cưới Tày, Nùng" của Nông Minh Châu, NXB Việt Bắc,
xuất bản năm 1973.
-"Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng" của Nguyễn Thị Yên, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2009. Đây là một công trình nghiên cứu tổng quan về người Tày,
Nùng; tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; các hình thức và biến đổi văn
hóa tín ngưỡng, hiện trạng và vai trò của nó trong đời sống Tày, Nùng.
- "Cây đàn Then người Tày và bài hát dân gian" của tác giả Hoàng
Triều Ân - Hội Văn nghệ dân gia Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, 2013.
- "Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày" của Hoàng Quyết, Triều Ân,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996.
- "Tục ngữ, ca dao Tày vùng hồ Ba Bể" của tác giả Nguyễn Thị Yên,
NXB Văn hóa Dân tộc, 2007. Cuốn sách tập hợp những bài tục ngữ, ca dao củ
người Tày vùng hồ Ba Bể được xếp theo chủ đề và theo vần chữ cái ABC
trong mỗi chủ đề.
- "Then chúc thọ của người Tày" của Nguyễn Thị Yên, NXB Văn hóa
Dân tộc, 2009. Công trình nghiên cứu này đã giới thiệu cơ bản về Then chúc
thọ của người Tày: trình tự lễ chúc thọ, giá trị cơ bản của Then chúc thọ, nội
dung văn bản Then chúc thọ bằng tiếng Tày và dịch sang tiếng Việt.
- Cuốn Then Tày của tác giả Nguyễn Thị Yên do Viện Nghiên cứu văn
hóa biên soạn trên cơ sở Luận án tiến sĩ năm 2005 của chính tác giả, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính
toàn diện giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của người Tày Cao Bằng.
Cuốn sách giới thiệu về lễ Lẩu Then Cấp Sắc khai quang của dân tộc Tày ở
Cao Bằng đã trình bày một cách có hệ thống các thông tin đầy đủ nhất cung
cấp cho người đọc về các vấn đề liên quan đến Then.
8
- "Lẩu Then bjooc mạ của người Tày huyện Vị Xuyên tỉnh HàGiang"
của Hoàng Đức Chung, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1999.
- Bài trích Sự hình thành và biến đổi của Then Tày, Nguyễn Thị Yên,
tạp chí Văn hóa Dân gian, số 2 (2006), tr.19-30.
- "Dấu ấn cổ sơ trong hình thức cúng bái Then, Pụt của người
Tày,Nùng", Nguyễn Thị Yên, trích trong Nghiên cứu tôn giáo, số 2 (2008),
tr.53-58.
- "Quan hệ giao lưu của thầy cúng người Tày khu vực biên giới
HạLang, Cao Bằng", Nguyễn Thị Yên, tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1 (121)
năm 2009, tr.25-37.
Mặt khác, trước đây Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Ninh đã có một số công trình nghiên cứu, đề cập đến Then nghi lễ như: đề tài
“Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóadân
gian tộc người Tày ở Quảng Ninh” (2008) hay dự án “Sưu tầm, bảotồn Then
cổ người Tày huyện Bình Liêu” (2009).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến đời sống văn
hóa tinh thần, những phong tục tập quán của dân tộc Tày trong phạm vi cả
nước hoặc trong phạm vi một tỉnh. Tất cả những công trình nghiên cứu trên
tạo cơ sở nền móng để người viết khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ
hơn đời sống văn hóa tín ngưỡng của tộc người Tày ở xã Lục Hồn, huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của các hình thức Then của người
Tày ở xã Lục Hồn.
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của
Then và gắn phát triển Then với du lịch văn hóa địa phương trong tương lai.
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Then của người Tày ở xã Lục Hồn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm, nghi lễ, các hình thức
diễn xướng và giá trị của Then trong đời sống tâm linh và văn hóa của đồng bào
Tày ở xã Lục Hồn, góp phần phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn cư trú của người
Tày ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: Những biểu hiện của Then đang diễn ra hiện nay với những
giá trị truyền thống và giao thoa văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu của mình, người viết đã sử dụng
những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Then có liên quan đến văn học, phong tục tập quán, âm nhạc, nghệ
thuật múa, nghệ thuật tạo hình,
Phương pháp sưu tầm, điền dã
Đi thực tế tại địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu để tiến hành khảo
sát thực địa bằng cách phỏng vấn, ghi chép, quay video, chụp ảnh để làm cơ
sở cho việc thực hiện đề tài.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp để xử lí tư liệu thu được.
10
6. Đóng góp của đề tài
Với việc đi sâu nghiên cứu về Then Tày ở xã Lục Hồn, đề tài góp phần bổ
sung tư liệu nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho cán bộ văn hóa ở địa phương.
Đề tài giúp bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người Tày ở Bình Liêu,
bước đầu đưa ra một số giải pháp đưa Then Tày đến gần du khách để từ đó có
thể đưa Bình Liêu đi lên những bước mớivề kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với riêng cá nhân người viết, đề tài sẽ giúp người viết có những cái
nhìn mới về các giá trị văn hóa của dân tộc mình nói chung và Then nói riêng,
là cơ sở để người viết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài còn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về người Tày ở xã Lục Hồn.
Chương 2. Then và các hình thức diễn xướng Then của người Tày ở
xã Lục Hồn.
Chương 3. Một số giải pháp để Then trở thành nguồn lực phát triển
du lịch văn hóa ở xã Lục Hồn.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Hoàng Triều Ân - Hội Văn nghệ dân gia Việt Nam, (2013), Cây đàn Then
người Tày và bài hát dân gian, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2, Hoàng Quyết, Triều Ân, (1996), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
3, Nông Minh Châu, (1973), Dân ca đám cưới Tày, Nùng, NXB Việt Bắc.
4, Hoàng Đức Chung, (1999), Lẩu Then bjóoc mạ của người Tày huyện Vị
Xuyêntỉnh Hà Giang, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
5, Hoàng Quốc Hải, (2001),Văn hóa phong tục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
6, Lê Hồng Lý (chủ biên),Quản lý di sản Văn hóa với phát triển du lịch, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7, Hà Đình Thành, (2010), Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8, Trần Ngọc Thêm, (2004),Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Tổng
hợp TPHCM. TP HCM.
9, Ngô Đức Thịnh (chủ biên), (2004),Đạo Mẫu và các hình thức shaman
trong cáctộc người ở Việt Nam và Châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
10, Nguyễn Thị Yên – Nguyễn Thiên Tứ, (2006), Lễ cấp sắc pụt Nùng, NXB
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
11, Nguyễn Thị Yên, (2008), Dấu ấn cổ sơ trong hình thức cúng bái Then, Pụt
của người Tày, Nùng, trích trong Nghiên cứu tôn giáo, số 2, tr.53-58.
73
12, Nguyễn Thị Yên, (2009), Quan hệ giao lưu của thầy cúng người Tày khu
vực biên giới HạLang,Cao Bằng, tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1 (121),
tr.25-37.
13, Nguyễn Thị Yên, (2009), Then chúc thọ của người Tày, NXB Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội.
14, Nguyễn Thị Yên, (2006), Then Tày, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15, Nguyễn Thị Yên, (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_thi_huyen_tom_tat_0172_2065212.pdf