Đề tài Theo anh/chị sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao?

Mặc dù lựa chọn đề tài “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” nhưng nhóm 2 vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ các nội dung chính xoay quanh tên đề này. Tuy đã có sự phân tích cơ sở lý luận của xúc cảm, tình cảm những chưa đủ để có thể hiểu một cách tổng quát đề tài. Nhóm 2 chỉ mới đưa khái niệm chung về “tiếp xúc”, “xúc cảm”, “tình cảm” mà chưa đi sâu phân tích hai vấn đề: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học” và “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”, do đó, chưa làm rõ được mối liên hệ, quan hệ giữa hai vấn đề này. Như đã phân tích ở trên, có sự khác biệt trong tên đề tài của nhóm 2 và tên đề tài do giảng viên cung cấp, chính điều này đã dẫn tới toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm 2 đi chệnh hướng với mục đích nghiên cứu ban đầu mà giảng viên đề xuất. Nhóm 2 đã không lý giải được các vấn đề: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học”, “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”; không trả lời và giải thích được câu hỏi “có hay không sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc ?”.

pdf12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Theo anh/chị sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH LỚP BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM KHOÁ 19 MÔN HỌC: TÂM LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI: THEO ANH/ CHỊ SỰ TIẾP XÖC THẦY TRÕ Ở GIẢNG ĐƢỜNG ĐẠI HỌC CÓ HÌNH THÀNH TÌNH CẢM DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA SỰ TỔNG HỢP VÀ KHÁI QUÁT CẢM XÖC KHÔNG, TẠI SAO? Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Tuyết Ánh Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Dương Trần Văn Đức Trương Thị Nương Trần Thị Nhinh Trần Hoài Phong Võ Tấn Phong Nguyễn Bá Phước Phạm Hoàng Phước Nguyễn Hoài Phương Nguyễn Ngọc Phương Đậu Thị Hương Quyên Hồ Nguyễn Thị Đỗ Quyên Dương Thuý Quỳnh Trịnh Nguyễn Viết Tâm TP. HCM – 10/2013 2 MỤC LỤC I. Nhận xét chung .................................................................................................................. II. Quan điểm: Sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao? ........................................ 1. Quan điểm chung............................................................................................................... 2. Đánh giá nội dung đề tài ................................................................................................... III. Câu hỏi phản biện ............................................................................................................ Tài liệu tham khảo 3 I. Nhận xét chung Sau khi phân tích đánh giá nội dung đề tài và qua phần thuyết trình của nhóm 2, nhóm 7 có một số nhận xét chung như sau:  Ưu điểm Tuy với một thời gian ngắn nhưng nhóm 2 đã có sự đầu tư về thời gian và tài liệu nghiên cứu để hoàn thành tốt đề tài. Đề tài này đã được phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về từng vấn đề để có thể đạt được mục đích nghiên cứu chung. Đề tài có cấu trúc hoàn chỉnh, rõ ràng, bao gồm 3 phần: 1. Phần mở đầu  Dẫn nhập đề rất tốt, giới thiệu được chủ đề của bài luận  Xác định được mục đích nghiên cứu làm cơ sở để tiến hành xác định bố cục và nội dung cần nghiên cứu.  Giới thiệu được bố cục và khái quát nội dung chính của bài luận. 2. Phần nội dung  Nội dung chính của đề tài được chia thành 3 mục rõ ràng, có sự liên kết giữa các mục với nhau để giải quyết vấn đề.  Các thuật ngữ được giải nghĩa rõ ràng và có sự so sánh, minh họa cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 3. Phần kết bài  Tổng kết cô đọng, súc tích những vấn đề đã nghiên cứu.  Đưa ra được phương pháp để tăng hình thành tình cảm tích cực giữa thầy – trò ở giảng đường đại học.  Khuyết điểm Đề tài nhóm 2 thực hiện gặp phải một số hạn chế xuất phát từ sự khác biệt về tên đề tài. Chủ đề của của bài luận là câu hỏi về sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên tổng hợp và khái quát cảm xúc hay không và giải thích, tuy nhiên nhóm 2 lại đặt nhan đề cho bài luận là: sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc, điều này có thể sẽ dẫn đến việc xác định mục đích, bố cục, nội dung nghiên cứu bị chệnh hướng. Vấn đề sẽ được trình bày rõ hơn tại phần III của bài phản biện. Đối với đề tài trình bày bằng power point, cách trình bày còn khá sơ sài, chưa có sự mô tả bằng hình ảnh minh họa. 4 Thiếu tài liệu tham khảo II. Quan điểm: Sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đƣờng đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao? 1. Tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học – giao tiếp sư phạm Giao tiếp là sự tác động trực tiếp người - người diễn ra trong mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể tiếp xúc. Tiếp xúc thầy – trò ở giảng đường đại học là một hoạt động giao tiếp – giao tiếp sư phạm. Quá trình này diễn ra nhờ vào việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những biện pháp và kỹ xảo tác động lẫn nhau giữa nhà giáo dục với tập thể sinh viên mà nội dung của nó là trao đổi thông tin, chỉ ra các tác động giáo dục – học tập, tổ chức mối quan hệ lẫn nhau và cũng “truyền lại” nhân cách nhà giáo dục cho người học. Giao tiếp sư phạm có những đặc điểm sau đây:  Mục đích của giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm thực chất là sự tiếp xúc giữa “Thầy” và “Trò” nhằm truyền đạt, lĩnh hội vốn sống kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh.  Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm bao gồm các thành phần cơ bản sau[1]:  Nhận thức: ở bất kỳ cuộc tiếp xúc nào giữa con người với con người, giữa giáo viên với học sinh đều để lại trong chủ thể giao tiếp và đối tượng một sản phẩm nhất định về nhận thức. Nội dung nhận thức trong giao tiếp sư phạm không chỉ là tri thức khoa học mà còn là sự nhận thức về nhân cách của thầy và trò.  Cảm xúc: từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến, rồi lúc kết thúc một quá trình giao tiếp sư phạm đều biểu hiện một xúc cảm nhất định của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Những xúc cảm này ảnh hưởng quan trọng mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp, có thể từ thiện chí qua không thiện chí, từ thờ ơ lãnh đám sang vồn vã quan tâm, từ không thích thú sang thích thú, hấp dẫn. Xúc cảm không chỉ định hướng, nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà thời điểm kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm cũng nảy sinh 5 những xúc cảm mới. Một xúc cảm dễ chịu, ấm áp rất tình người sau khi tiếp xúc với thầy cô, tăng thêm nghị lực cho học sinh vượt qua khó khăn tạm thời vươn lên trong học tập.  Hành vi: hành vi giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống hợp thành từ những vận động của các bộ phận của cơ thể xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm. 2. Cảm xúc, tình cảm – những hiện tượng tâm lý Tâm lý là hiện tượng, thói quen, sự suy nghĩ, tài năng…; là sự phản ánh hiện tượng khách quan và trong hoạt động cá nhân và có tính chất xã hội – lịch sử. Những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong đầu óc của con người dưới dạng những hình ảnh, những ý nghĩ và có chức năng định hướng, thúc đẩy hành động và hoạt động của con người. Đời sống tâm lý của con người rất đa dạng, phong phú và phức tạp; được chia thành một hệ thống khái niệm cơ bản như sau:  Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn từ vài giây đến vài giờ, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Có ba loại quá trình tâm lý:  Quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng)  Quá trình cảm xúc (là thái độ của con người khi rơi vào một hoàn cảnh cụ thể: yêu thương, cảm động, chán, ghét, căm thù…)  Quá trình hành động (đặt mục đích, đấu tranh tư tưởng…)  Các trạng thái tâm lý là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài (từ hàng chục phút đến hàng tuần, hàng tháng) thường đi kèm theo các quá trình tâm lý và còn ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của quá trình đó. Trạng thái tâm lý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập. Nó xuất hiện và tồn tại theo quá trình tâm lý, cụ thể:  Quá trình nhận thức  Trạng thái chú ý  Quá trình cảm xúc  Trạng thái cảm xúc (tâm trạng cẳng thẳng, tâm trạng vui vẻ…)  Quá trình hành động  Trạng thái ý chí  Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững, được hình thành lâu dài và có khi kéo dài suốt cuộc đời tạo nét đặc trưng riêng cho mỗi người và chi phối các quá trình tâm lý của người ấy. Các thuộc 6 tính tâm lý được hình thành do sự lặp di lặp lại của các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý hoặc do sự kết hợp của nhiều thuộc tính tâm lý khác nhau tạo nên. Ví dụ: Các thuộc tính tâm lý được hình thành do sự lặp di lặp lại của các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý tương ứng:  Quá trình nhận thức  Trạng thái chú ý Phẩm chất trí tuệ  Quá trình cảm xúc  Trạng thái cảm xúc Thuộc tính tình cảm (là một thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình)  Quá trình ý chí  Trạng thái ý chí Phẩm chất ý chí Như vậy, cảm xúc, tình cảm ở đây được hiểu là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian nhất định hoặc tương đối ổn định. Quá trình cảm xúc là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn từ vài giây đến vài giờ, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Trạng thái cảm xúc là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, xuất hiện và tồn tại cùng với quá trình trình cảm xúc. Thuộc tính tình cảm là hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững, được hình thành do sự lặp di lặp lại của các quá trình cảm xúc và trạng thái cảm xúc hoặc do sự kết hợp của nhiều thuộc tính tâm lý khác nhau tạo nên. 3. Sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa “Thầy” và “Trò” nhằm truyền đạt, lĩnh hội vốn sống kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở sinh viên. Sự tiếp xúc tâm lý ở đây bắt đầu từ việc tri giác lẫn nhau: mỗi chủ thể lắng nghe tiếng nói của nhau, quan sát hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trang phục của người đối diện. Cùng với quan niệm của bản thân về đối tượng giao tiếp, mỗi chủ thể nhanh chóng xử lý thông tin mà mình đã tiếp nhận, đưa ra phản ứng để đáp lại những hành vi, cử chỉ, thái độ của chủ thể giao tiếp khác một cách nhanh chóng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình đó mỗi chủ thể giao tiếp thể hiện thái độ của mình đối với người kia, hoặc hài lòng, vui vẻ, dễ chịu tin tưởng, hoặc không hài lòng, khó chịu. Như vậy, có thể thấy những thông tin mà chủ thể tiếp nhận trong quá trình giao tiếp không chỉ là những thông báo về các vấn đề trong công việc, cuộc sống mà bao hàm cả thái độ, cảm xúc. 7 Thái độ, cảm xúc thể hiện trong quá trình tiếp xúc Thầy – Trò là một hiện tượng tâm lý – quá trình cảm xúc – diễn ra trong thời gian tương đối ngắn từ vài giây đến vài giờ, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Xuất hiện và tồn tại cùng với quá trình cảm xúc là trạng thái cảm xúc – là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài (từ hàng chục phút đến hàng tuần, hàng tháng). Mô hình hóa bằng sơ đồ 1: Sự tiếp xúc Thầy – Trò là một quá trình giao tiếp có thời gian tương đối dài, nhiều lần, trong nhiều hoạt động khác nhau, như là: hoạt động giảng dạy – học tập (là loại hoạt động truyền đạt – lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo); hoạt động nghiên cứu khoa học (là một hình thức giáo dục, một khâu trong quá trình học tập được tiến hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong trường đại học); hoạt động chính trị – xã hội (tiến hành thông qua việc tổ chức phong trào thi đua của sinh viên, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh …). Trong mỗi lần giao tiếp, các quá trình cảm xúc, trạng thái cảm xúc hình thành, lặp đi lặp lại nhiều lần. Sự tổng hợp, khái quát các quá trình cảm xúc và trạng thái cảm xúc hình thành một hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững là thuộc tính tình cảm. Mô hình hóa bằng sơ đồ 2: Nhƣ vậy, sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đƣờng đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc. Tiếp xúc Thầy – Trò Thuộc tính tình cảm Trạng thái cảm xúc Quá trình cảm xúc lặp đi lặp lại Tiếp xúc Thầy – Trò Trạng thái cảm xúc Quá trình cảm xúc 8 III. Đánh giá chi tiết về đề tài nhóm 2 thực hiện Trên cơ sở phần nhận xét chung và quan điểm của nhóm 7 về đề tài “Theo anh/chị sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao?”, nhóm 7 đưa ra một số đánh giá chi tiết về nội dung đề tài nhóm 2 đã thực hiện như sau: Thứ nhất, về tên đề tài nghiên cứu Tên đề tài nhóm 2 thực hiện “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” Tên đề tài nghiên cứu giảng viên yêu cầu “Theo anh/chị sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao?” Như vậy có sự khác biệt trong cách đặt tên đề tài nghiên cứu, điều này có thể sẽ dẫn đến việc xác định mục đích, bố cục, nội dung nghiên cứu bị chệnh hướng. Thứ hai, về mục đích nghiên cứu Trong phần mở đầu, nhóm 2 đã mục đích nghiên cứu chính của đề tài là “tìm hiểu vấn đề tiếp xúc, cảm xúc và tình cảm thầy trò”; “tìm hiểu sâu hơn, xem xét trên nhiều khía cạnh với những phân tích thực tiễn để có cách nhìn nhận đa chiều, thấu đáo hơn về vấn đề”. Theo quan điểm của nhóm 7:  Với đề tài “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” thì mục đích nghiên cứu của đề tài chính là mối quan hệ, liên hệ giữa sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc.  Với đề tài “Theo anh/chị sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không, tại sao?” thì mục đích nghiên cứu là khẳng định và lý giải vấn đề: sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc không. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu này, thì phải tìm hiểu vấn đề có liên quan đến sự tiếp xúc thầy trò, cảm xúc, tình cảm. Như vậy, mục đích mà nhóm 2 đề ra thực chất là 1 trong những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được mục đích nghiên cứu. 9 Thứ ba, về bố cục của đề tài Với việc lựa chọn tên đề tài và mục đích nghiên cứu nêu trên, nhóm 2 đã chia chuyên đề thành ba phần chính:  Cơ sở lý luận về xúc cảm, tình cảm  Quan hệ tình cảm thầy và trò  Diễn biến tình cảm thầy trò được hình thành thông qua tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học Theo quan điểm của nhóm 7:  Xác định bố cục như trên đã làm rõ được các nội dung vấn đề tiếp xúc, cảm xúc và tình cảm thầy trò. Tuy nhiên, với tên đề tài: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” thì phải bố cục của đề tài phải thể hiện các nội dung:  sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học  sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc  mối quan hệ, liên hệ giữa “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học” và “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”.  Thực hiện theo đúng tên đề tài mà giảng viên yêu cầu, bố cục của đề tài sẽ gồm ba phần chính:  Tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học – giao tiếp sư phạm  Cảm xúc, tình cảm – những hiện tượng tâm lý  Sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc Thứ tư, về nội dung của đề tài Để có thể đánh giá nội dung của đề tài nhóm 2 thực hiện, nhóm 7 tiến hành đánh giá theo từng phần, sau đó đưa ra kết luận cuối cùng.  Phần 1: Cơ sở lý luận về xúc cảm, tình cảm Trong phần này, nhóm 2 đã nghiên cứu về các vấn đề:  Tiếp xúc 10  Định nghĩa về xúc cảm, tình cảm  So sánh xúc cảm với tình cảm Nội dung được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đem lại sự hiểu biết về các vấn đề “tiếp xúc”, “xúc cảm” “tình cảm”. Tuy nhiên, nhóm 2 mới chỉ nghiên cứu các vấn đề dưới dạng khái niệm mà chưa đi sâu phân tích vấn đề “xúc cảm”, “tình cảm” với tư cách là những hiện tượng tâm lý, do đó, chưa làm rõ được vấn đề: “tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học”, “hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”.  Phần 2: Quan hệ tình cảm thầy và trò Nội dung phần 2 đã nêu lên được một số vấn đề về quan hệ tình cảm thầy và trò:  Quan hệ thầy – trò  Văn hóa thầy – trò  Hạt nhân chủ đạo của văn hóa thầy – trò Theo quan điểm của nhóm 7, đây là việc nghiên cứu vấn đề này dưới hình thức là một phần nội dung thực hiện là không cần thiết. Bởi lẽ với tên đề tài: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” thì nên tập trung nghiên cứu về: sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học; sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc và mối liên hệ, quan hệ giữa chúng.  Phần 3: Diễn biến tình cảm thầy trò được hình thành thông qua tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học Nội dung chưa được trình bày đầy đủ, rõ ràng. Toàn bộ phần 3 chủ yếu nói về cảm xúc, tình cảm tích cực và các yếu tố quy định việc hình thành cảm xúc, tình cảm cảm (đó là: tác phong của thầy và trò, sự tương tác giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học, ứng xử thầy trò). Do đó, nội dung của phần này phải khắc họa được quá trình hình thành, phát triển, thay đổi tình cảm thầy trò (hay “diễn biến” tình cảm thầy trò) dưới sự tác động của quá trình tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học. Với tên đề tài: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” thì ở phần này, tác giả phải làm rõ được mối quan hệ, liên hệ giữa “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học” và “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” Từ những phân tích trên cho thấy: 11 Mặc dù lựa chọn đề tài “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” nhưng nhóm 2 vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ các nội dung chính xoay quanh tên đề này. Tuy đã có sự phân tích cơ sở lý luận của xúc cảm, tình cảm những chưa đủ để có thể hiểu một cách tổng quát đề tài. Nhóm 2 chỉ mới đưa khái niệm chung về “tiếp xúc”, “xúc cảm”, “tình cảm” mà chưa đi sâu phân tích hai vấn đề: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học” và “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”, do đó, chưa làm rõ được mối liên hệ, quan hệ giữa hai vấn đề này. Như đã phân tích ở trên, có sự khác biệt trong tên đề tài của nhóm 2 và tên đề tài do giảng viên cung cấp, chính điều này đã dẫn tới toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm 2 đi chệnh hướng với mục đích nghiên cứu ban đầu mà giảng viên đề xuất. Nhóm 2 đã không lý giải được các vấn đề: “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học”, “sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc”; không trả lời và giải thích được câu hỏi “có hay không sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học có hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc ?”. IV. Câu hỏi phản biện 1. Tên đề tài “sự tiếp xúc thầy trò ở giảng đường đại học với sự hình thành tình cảm dựa trên cơ sở của sự tổng hợp và khái quát cảm xúc” được hiểu như thế nào? Có khác biệt gì với tên đề tài giảng viên đã đưa ra hay không? 2. Phân biệt các khái niệm “tiếp xúc thầy trò”, “giao tiếp sư phạm” ? 3. Theo anh chị “nhân cách của Thầy và Trò” có phải là một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành tình cảm Thầy Trò hay không ? Tại sao ? 4. Bạn có chắc rằng việc giải quyết mối quan hệ Thầy – Trò nghĩa là cơ bản đã giải quyết được mục tiêu đào tạo, góp phần to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách sinh viên, học sinh không? 12 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2009), Tâm lý học giáo dục đại học, NXB Đại học Sư phạm. 2. cac-nganh-su-pham-truong-dai-hoc-su-pham-dai-hoc-da-nang-27267/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom07_final_9137.pdf
Luận văn liên quan