Đề tài Thi công cọc khoan nhồi và tường vây

Nhiệm vụ thiết kế: - Thi công cọc khoan nhồi và tường vây. - Thi công phần ngầm. (Semi Topdown) - Thi công phần thân. (sàn ứng lực trước) - Lập tiến độ thi công công trình. - Thiết kế tổng mặt bằng. Các bản vẽ kèm theo : TC 01: Thi công cọc nhồi và đào đất TC 02: Thi công phần ngầm TC 03: Thi công phần ứng lực trước và vách TC 04: Thi công phần thân TC 05: Tổng tiến độ TC 06: Tổng mặt bằng Giới thiệu đặc điểm thi công công trình: 1. Vị trí : Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng 6713 m2 tọa lạc tại số 191 Bà Triệu. Trong đó diện tích xây dựng khoảng 4200 m2. Hình dạng khu dất là hình chữ nhật khá vuông vắn. Công trình được thiết kế với 02 tầng hầm, 21 tầng nổi và 01 tầng kĩ thuật mái, với tổng chiều cao +88,70m. - Mặt chính (hướng tây)của toà nhà quay mặt ra phố Bà Triệu. - Hướng bắc tiếp giáp với phố Mai Hắc Đế. - Hướng Nam tiếp giáp với phố Thái Phiên. - Hướng Đông tiếp giáp với một đường dự kiến xây dựng thông từ phố Bùi Thi Xuân sang phố Thái Phiên. Công trình nằm ở giữa các ngã tư là tuyến giao thông chính trong nội thành Hà Nội nên tương đối thuận lợi cho việc thi công. Địa hình trong thành phố, bằng phẳng. 2. Kết cấu: Sơ đồ kết cấu là sơ đồ khung giằng kết hợp lõi chịu lực, hệ sàn dự ứng lực trước bắt đầu từ sàn tầng 2-22, bước cột là có nhiều kích thước 9m, 10m. Sàn tầng hầm 1, tầng1 là hệ sàn ô cờ. Móng sử dụng kết hợp cọc khoan nhồi (1,0m; 1,2m), cọc barrette(1,2x2,8m), tường vây được sử dụng với mục đích chính là chắn đất cho quá trình thi công và kết hợp làm tường tầng hầm. Cọc dài 49,75 m, tường sâu 15,75 m so với cốt 00. 3. Điều kiện địa chất thuỷ văn: Mực nước ngầm ở độ sâu –10m so với cốt 0,00, do đó khi thi công phần móng không cần có các biện pháp hạ mực nước ngầm trong quá trình thi công. Chỉ chịu ảnh hưởng của nước mặt. 4. Hệ thống giao thông điện nước: Giao thông: Cơ bản là thuận lợi do công trình nằm ngay tại mặt đường của các tuyến phố chính thành phố, rất thuận lợi cho việc di chuyển máy móc, tập kết vật liệu trong quá trình thi công. Tuy nhiên do công trình nằm trong khu vực nội thành nên sự vận chuyển xe, máy phải tuân theo các yêu cầu của thành phố, như các khoảng thời gian cho sự vận chuyển bê tông, cần trục, máy móc, thiết bị. Các nguồn cung cấp vật liệu như bê tông, cốt thép, ván khuôn, các phương tiện vận chuyển gần và dễ huy động. Điện nước: Sử dụng mạng lưới cung cấp của thành phố do cơ sở hạ tầng có sẵn. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thi công liên tục và độc lập có thể bổ sung thêm 1 giếng khoan, một trạm phát điện di động nếu như tính toán thấy cần thiết. 5. Máy móc, thiết bị, vật tư Giả thiết ở đây là có thể trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật tốt nhất theo yêu cầu của người thi như các máy đào cọc Barrrette, tường vây, máy khoan cọc nhồi, máy đào đất, chuyển đất, cần trục, máy đổ bê tông Các loại máy móc ở đây lựa chọn chủ yếu dựa trên những yêu cầu về kỹ thuật mà không hoặc ít chú ý đến vấn đề kinh tế và điều kiện khả năng cung cấp máy móc thiết bị của một công trường hay doanh nghiệp trong điều kiện thực tế. Các vật tư, vật liệu chuyên dụng như bentonite, sản phẩm chống thấm, bê tông trường nở . được sử dụng với giả thiết có thể được cung cấp một cách đầy đủ. 6. Các điều kiện khác Do công trình nằm ở khu vực trung tâm thành phố, sát với khu dân cư và các trục đường giao thông nên chú ý trong quá trình sử dụng các phương tiện thi công giảm thiểu các ô nhiễm về môi trường. Mặt khác cần có biện pháp che chắn, cách ly các máy móc gây ô nhiễm và kết hợp với an ninh, trật tự, vệ sinh của khu vực và thành phố. Việc thi công phần ngầm thường có khả năng gây ra các tai nạn cho người thi công vì vậy cần đặc biệt chú ý tới các biện pháp an toàn lao động. A. thi công phần ngầm: Nhiệm vụ thi công phần ngầm: - Thi công cọc khoan nhồi. + Các phương án thi công cọc. + Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy. + Công nghệ thi công cọc. + Các sự cố thường xảy ra. + Biện pháp quản lý chất lượng cọc. + Chọn máy. + Sơ đồ di chuyển máy - Thi công tường vây, cọc barrette. + Các phương án thi công cọc. + Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy. + Công nghệ thi công cọc. + Các sự cố thường xảy ra. + Biện pháp quản lý chất lượng cọc. + Chọn máy. + Sơ đồ di chuyển máy - Thi công đất: + Các phương án đào, lụa chọn. + Tính toán khối lượng: Đất + Sơ đồ di chuyển máy. + Biện pháp đào, sự cố. - Thi công các kết cấu hầm móng: + Thi công hầm 1 + Thi công hầm 2 I. Sơ lược phương pháp thi công phần ngầm: Các phương án thi công phần ngầm: 1. Theo phương pháp truyền thống: Phương pháp này là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ dưới lên. Đào đất đến cốt đáy móng thi công từ móng trở lên đến cốt 0.00. 2. Phương pháp Top- Down: Phương pháp Top-down là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ trên xuống. Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down. Nội dung phương pháp như sau: + Làm sàn tầng trệt trước khi làm các tầng hầm dưới. Dùng ngay đất đang có làm coppha cho sàn này nên không phải cây chống. Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2mx4m để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên và trên xuống. + Khi sàn đủ cứng, qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt. Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo. Rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy. + Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép sau. Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép. 3. Phương pháp Semi Top- Down: ( Phương án Chan): Là thi công kết hợp 2 phương pháp trên. Do thực tế thi công nhà cao tầng, các gói thầu thường tách riêng thi công phần ngầm, và phần thân, chính vì vậy áp dụng vào điều kiện công trường có 2 tầng hầm ta sử dụng phương pháp đào truyền thống cho tầng hầm 1 kể cả tường vây và làm TOP DOWN tầng hầm 2 để đẩy nhanh tiến độ, làm song song từ tầng hầm 1 đến cốt 0,00 và móng đến sàn tầng hầm 1. Vật liệu: Bê tông cho cọc là bê tông thương phẩm. Nhà thầu dự kiến sử dụng các nhà máy bêtông : Việt - úc, Vĩnh tuy, Sunway làm nhà thầu phụ cung cấp bê tông cho công trình. - Trước khi thi công phải trình cấp phối cho tư vấn, Bê tông được dùng là bê tông mác 300, thời gian từ lúc trộn tới lúc đổ không được vượt quá 3 giờ. - Bê tông phải có độ dính kết và linh động cao để khi đổ bằng ống đổ sẽ cho sản phẩm bê tông cọc tốt. - Độ sụt của bê tông 1,8 2 ( cm ) - Tỷ lệ xi măng dùng cho một khối bê tông theo cấp phối đã trình. - Tỷ lệ nước- xi măng không vượt quá 0,6 - Phụ gia dùng cho bê tông phải được bên tư vấn chấp nhận,

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thi công cọc khoan nhồi và tường vây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2, cột cao 2,5m , chọn tấm khuôn 300x1500 và tấm 150x900. Để hở một tấm ván khuôn bằng gỗ để đổ bê tông sau này cho cột. Các tấm ván khuôn được liên kết với nhau bằng các khoá ba chiều và được giữ ổn định bởi các gông thép của hãng NITTETSU. Lựa chọn thanh chống xiên và tăng đơ điều chỉnh độ chính xác của ván khuôn cột. Thanh chống xiên làm bằng thép ống, ở giữa có ren điều chỉnh chiều dài thanh. Dùng dây neo bằng cáp có tăng đơ để điều chỉnh độ căng của cáp. 2. Tính toán ván khuôn cho cột C1 tầng hầm 1 - Tính khoảng cách các gông cột: + Sơ đồ tính: coi ván khuôn cột là dầm liên tục mà các gối tựa là vị trí các gông cột + Tải trọng tác dụng * Tải trọng ngang do bê tông mới đổ: q1tc = g 0,75 h = 2,5 0,75 3 = 5,625 kg/m q1tt = 1,2 q1tc = 1,25,625 = 6,75 kg/m * Tải trọng ngang do đầm rung: q2tc= 200h = 2000,75 = 150 kg/m q2tt = 1,3 q2tc = 1,3 150 = 195 kg/m (h: chiều cao mỗi lớp bê tông tươi mỗi lượt đầm, 0,75m) * Tải trọng ngang do trút vữa q3tc = 200 h = 200 1 = 200 kg/m q3tt = 1,3 q3tc = 1,3 200 = 260 kg/m (h: chiều cao mỗi lớp bê tông tươi mỗi lượt trút vữa, 1m) è Tổng tải trọng ngang tác dụng lên ván thành đài móng : q = åqi qtc = 5,625 + 150 + 200 » 356 kg/m qtt = 6,75 + 195 + 260 » 462 kg/m Tải trọng tác dụng lên 1 tấm ván khuôn định hình C1 là: qc1tc = 0,3 356 = 106,8 kg/m qc1tt = 0,3 462 = 138.6 kg/m hay + Điều kiện bền của ván khuôn là : Khoảng cách yêu cầu giữa các gông là : + Điều kiện biến dạng của ván khuôn là : l £ Trong đó J = 28,46 (cm4) Þ l £ 217 (cm) è Chọn khoảng cách giữa các gông theo cấu tạo là 50cm. Gông cột dùng gông kim loại (gồm 2 thanh thép hình tiết diện L100 liên kết khớp với nhau bằng 1 bu lông và các chốt). 4.3. Tính toán công tác bê tông Khối lượng bê tông lấy từ các bảng tính toán khối lượng. Tính toán thời gian và nhân công được trình bày theo bảng. 4.4. Tính toán, lựa chọn máy thi công 4.4.1. Lựa chọn biện pháp thi công Các hệ sàn tầng trệt và hai tầng hầm do mặt bằng thoáng đãng, không bị che chắn, hoặc nếu có (sàn tầng hầm 2) thì cũng đã có những lỗ chờ thi công, cao độ nằm gần mặt đất, khối lượng thi công lớn nên biện pháp tôt nhất là dùng bê tông thương phẩm và dùng máy bơm đổ bê tông cho hệ sàn. Với hệ cột, vách, thang do khối lượng bê tông nhỏ và nên ta có thể dùng giải pháp đổ bằng cần trục tháp. Với hệ đài giằng khối lượng bê tông lớn và có thể đưa được ống đổ xuống nên ta cũng sử dụng bê tông thương phẩm với máy bơm bê tông. Với hệ đài như đài D4 thì đây là dạng đổ bê tông khối lớn h>2m…, vì vậy ngoài vấn đề cung cấp đủ betông theo qui chuẩn, cần quan tâm đến giảm ưs nhiệt (bằng biện dùng nước lạnh khi trộn cấp phối…). 4.4.2. Tính toán máy thi công 1. Cần trục tháp: - Cẩu LIEBHERR 154-HC : 02 Chiếc Hmax=104,3m, Qmax = 10t, L = 50m 2. Chọn máy bơm bê tông: Ta chọn máy bơm bê tông có công suất đảm bảo sao cho tất cả các phân khu chỉ đổ bê tông trong 1 ca. Khối lượng bê tông đổ của 1 phân khu lớn nhất là . + Chọn máy bơm bê tông số hiệu DC-750SM Các thông số kỹ thuật của máy: + Năng suất lớn nhất : 75. + áp suất bê tông: 70 bar. + Đường kính ống đổ bê tông: 150mm. + Chiều cao lớn nhất: 97m. + Tầm với : 210m. + Kích thước bao: Dài: 6000 ; Rộng: 2250 ; Cao 1950. + Trọng lượng : 6 T. Máy bơm bơm bê tông xuống nên đảm bảo nằng suất thiết kế. Hệ số kể đến thời gian chết là . Năng suất tối đa của máy có thể là:540m3 + Khối lượng bê tông máy bơm được trong 1 ca phải tính theo số chuyến xe có thể cung cấp để đổ bê tông liên tục. Giả thiết bê tông có thể đổ liên tục và không gặp sự cố gì , trung bình cứ 10 phút đổ hết một xe 6m3, à Vậy trong một ca 8h có thể đổ nhiều nhất được: 668 = 288m3 + Trong trường hợp đổ đài phân khu 1:V=2265 m3 , ta có thể huy động 3-4 máy bơm bê tông như trên để cùng đổ, với nhiều nhà cung cấp bêtông thương phẩm để đảm bảo cho mỗi bơm cứ 5’-10’ 1 xe. 3. Chọn ô tô chở bê tông thương phẩm cho đổ bê tông đài giằng: + Ôtô chở bêtông loại KAMAZ mã hiệu SB-92B dung tích 6m3. Các thông số kỹ thuật sau: * Dung tích thùng trộn: . * Dung tích thùng nước: . * Ô tô cơ sở: Kamaz-5511. * Công suất động cơ: 40kW. * Tốc độ quay thùng trộn: 9-14.5 vòng/phút. * Độ cao đổ vật liệu: 3.5m. * Thời gian đổ bê tông: 6 phút. * Trọng lượng xe: 21.85T. * Vận tốc trung bình: V=45km/h + Thời gian giữa 2 thời điểm bắt đầu đổ bê tông liên tiếp giữa 2 xe là: 20 phút + Thời gian cho 1 xe chở bê tông đi về (không tính thời gian đổ) là: 40ph + Thời gian đổ bê tông trong 1 ca đêm 8h, vậy số lượt 1 xe đổ được: 8/1= 8 lần + Thể tích bê tông cần đổ: 1 đài D2: 140 m3 Tổng số chuyến xe (= số lần đổ) cần đổ trong một ca : N=140/6 = 24 chuyến Số lượng xe cần thiết để đổ cung cấp bê tông liên tục cho cả ca là: 24/8 = 3 xe àVậy chọn 3 xe chở bêtông, mỗi xe chạy 8 chuyến /1ca, Các phân khu khác được tính toán tương tự. 4. Chọn máy đầm dùi: Máy đầm dùi được sử dụng đầm bê tông trong khi đổ bê tông các phần kết cấu sau: đài, giằng móng, cột, vách …. Với khối lượng bê tông móng D2 là: 140m3, ta chọn máy đầm dùi loại: V50, có các thông số kỹ thuật sau : + Thời gian đầm bê tông tại một vị trí t1 = 30 s + Bán kính tác dụng R = 30 cm. + Chiều sâu lớp đầm h = 25 cm. + Năng suất theo diện tích đầm: (25 ¸ 30) m3/h. Năng suất máy đầm : N = 2.k.R2.h.3600/(t1 + t2). Trong đó : t2 : Thời gian di chuyển đầm. T2 = 10 s. k : Hệ số sử dụng thời gian, k = 0,85 . Þ N = 2 x 0,85 x 0,32 x 0,25 x 3600/(30 + 10) = 26,32 (m3/h). Số lượng đầm cần thiết : n = V/NxT = 140/(26,32 x 8 x 0,85) = 0,78 chiếc à lấy n=2 chiếc. 5. Chọn máy đầm bàn Đầm bàn, kết hợp đầm dùi dùng để đầm bê tông cho hệ sàn các tầng Dùng đầm bàn D7 có năng suất 5-7 m3/h. Chọn 2 đầm 6. Phân khu công tác thi công Trong quá trình thi công bê tông toàn khối có các công việc sau (bảng) là nên thi công cùng một lúc. Như vì lý do kỹ thuật hay tổ chức mà ta không thể đổ cùng lúc được, vì vậy ta phải hệ kết cấu thành các khu đổ bê tông vào những thời điểm khác nhau (thời gian phân cách (20-24h) giữa các lần đổ lớn hơn thời gian ninh kết của bê tông. Trên cơ sở tính toán khối lượng và năng suất máy bơm ta có thể chia phân khu như sau (dùng 2 máy bơm) mỗi máy bơm cho một tháp riêng rẽ. Bảng tổng hợp các công việc thi công phần ngầm: B. THI CÔNG PHẦN THÂN 1. Phương án thi công: - Công tác ván khuôn: + Ván khuôn cột dùng tổ hợp các thép bản tạo thành chữ U bao quanh cột, khi thi công thì dùng cần trục tháp đưa lên, đặt vào vị trí yêu cầu trên công trình rồi ghép nốt tấm còn lại vào. các tấm được neo giữ với nhau bằng bu lông 20. + Ván khuôn dầm sàn, cầu thang dùng ván khuôn thép định hình với hệ chống đỡ xà gồ và giáo pal + Ván khuôn vách: dùng ván khuôn gỗ dán, với hệ gia cường bằng tổ hợp thép hình chế tạo sẵn.cùng với hệ thanh chống bằng ống ren. - Công tác cốt thép: Dùng thép AII nếu 18mm - Công tác bê tông: 57 + Bê tông cột, vách, thang: đổ bằng cần trục tháp. + Bê tông dầm sàn: Tầng 1-6 đổ bằng bơm bê tông di động Tầng 7-21 đổ bằng bơm tĩnh 3. Biện pháp kĩ thuật thi công: 3.1. Thi công cột: 3.1.1 Công tác gia công lắp dựng cốt thép: - Các yêu cầu khi gia công, lắp dựng cốt thép: + Cốt thép dùng phải đúng số hiệu, chủng loại, đường kính, kích thước và số lượng. + Cốt thép phải được đặt đúng vị trí theo thiết kế đã quy định. + Cốt thép phải sạch, không han gỉ. + Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn cốt thép phải tiến hành đúng theo các quy định với từng chủng loại, đường kính để tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. Dùng tời, máy tuốt để nắn thẳng thép nhỏ. Thép có đường kính lớn thì dùng vam thủ công hoặc máy uốn. + Các bộ phận lắp dựng trước không gây cản trở các bộ phận lắp dựng sau. - Biện pháp lắp dựng: - Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng cần trục tháp đưa cốt thép lên sàn tầng 10. - Kiểm tra tim, trục của cột, vận chuyển cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng dàn giáo, sàn công tác (dàn giáo Minh Khai). - Nối cốt thép dọc với thép chờ. Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế, sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai ở trên cao. Mối nối buộc cốt đair phảI đảm bảo chắc chắn để trench làm sai lệch, xộc xệch khung thép. - Cần buộc sẵn các viên kê bằng bê tông có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60cm. - Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng ván khuôn. 3.1.2 Lắp dựng ván khuôn cột: +.Yêu cầu chung: -Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế. -Đảm bảo độ bền vững, ổn định trong quá trình thi công. -Đảm bảo độ kín khít để khi đổ bê tông nước ximăng không bị chảy ra gây ảnh hưởng đến cường độ của bê tông. -Lắp dựng và tháo dỡ một cách dễ dàng. + Biện pháp lắp dựng: - Vận chuyển ván khuôn, cây chống lên sàn tầng 10 bằng cần trục tháp sau đó vận chuyển ngang đến vị trí các cột. - Lắp, ghép các tấm ván thành với nhau thông qua tấm góc ngoài, sau đó tra chốt nêm dùng búa gõ nhẹ vào chốt nêm đảm bảo chắc chắn. Ván khuôn cột được gia công ghép thành hộp 3 mặt, rồi lắp dựng vào khung cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí và độ thẳng đứng rồi dùng cây chống để chống đỡ ván khuôn sau đó bắt đầu lắp ván khuôn mặt còn lại. Dùng gông thép để cố định hộp ván khuôn, khoảng cách giữa các gông đặt theo thiết kế. - Căn cứ vào vị trí tim cột, trục chuẩn đã đánh dấu, ta chỉnh vị trí tim cột trên mặt bằng. Sau khi ghép ván khuôn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cột theo hai phương bằng quả dọi. Dùng cây chống xiên và dây neo có tăng đơ điều chỉnh để giữ ổn định cho ván khuôn cột. Với cột giữa thì dùng 4 cây chống ở 4 phía, các cột biên thì chỉ chống được 3 hoặc 2 cây chống nên phải sử dụng thêm dây neo có tăng-đơ để tăng độ ổn định. - Khi lắp dựng ván khuôn chú ý phải để chừa cửa đổ bê tông và cửa vệ sinh theo đúng thiết kế. 3.1.3 Công tác đổ bê tông cột: - Sau khi nghiệm thu xong ván khuôn tiến hành đổ bê tông cột Công tác chuẩn bị: chuẩn bị thùng đổ bê tông, máy đầm dùi, lắp dựng dàn giáo sàn thao tác (giáo Minh Khai) .. Sử dụng phương pháp đổ bê tông bằng cần trục tháp, Bêtông được vận chuyển lên bằng ben. Do sức nâng của cần trục tháp là: Qmax = 5 (T) tương ứng với 5/2,5 = 2 m3 bêtông, do vậy chọn loại ben đổ dung tích Vben =2m3. Tính năng suất cần trục tháp đổ bê tông: Nh =Vkdnck (m3/h) Nca = Nh8 (m3/ca) Trong đó: Vben = 2 m3: thể tích ben đổ bê tông. Kd: hệ số đầy thùng (k = 0,8) nck: số lần cẩu trong 1 giờ n = với Tck = E(t1+ t2+ t3+ t4+ t5+ t6+t7) , E=0,8 đối với cần trục tháp t1: thời gian treo buộc, t1 = 30 (s) t2: thời gian đi lên và đi xuống t2 = 2 = 2 (s) (H là cao trình sàn đổ Bêtông, tính từ cốt thiên nhiên - 0,75m nơi đứng máy) t3: thời gian di chuyển xe con cả đi lẫn về (lấy trung bình đến giữa nhà): t3 = 2 = 2 = 73,8 (s) t4: thời gian quay cần, t4 = 18 (s) t5: thời gian đổ bê tông , t5 = 80 (s) t6: thời gian lấy bê tông, t6 =30 (s) t7: thời gian sang số, phanh, t7 =30 (s) Tck= 0,8 (30+952+73,8+18+80+30+30)= 361 (s) n= 3600/361= 10 Nh= 2100,8 = 16 m3/h Nca= 168= 128 m3/ca Yêu cầu đối với vữa bê tông: + Vữa bê tông phải đảm bảo đúng các thành phần cấp phối. + Vữa bêtông phải được trộn đều, đảm bảo độ sụt theo yêu cầu quy định. + Đảm bảo việc trộn, vận chuyển, đổ trong thời gian ngắn nhất < 2 giờ . - Thi công: cột có chiều cao 3,35 m < 5 m có thể tiến hành đổ liên tục. - Bê tông được đổ từ xe vào ben, đặc điểm của ben đổ bê tông là phía dưới phải nhỏ hơn phía trên và có nắp trút bê tông (Việc thiết kế ben xem phần trên). - Dùng cần trục nhấc ben, đưa đến vị trí cột đang thi công. Công nhân đứng trên sàn công tác điều chỉnh ben kéo lắp trút bê tông xuống sàn công tác. Sau đó công nhân sẽ xúc đổ vào cột theo cửa đổ bê tông. - Chiều cao mỗi lớp đổ từ 30¸40cm thì cho đầm ngay - Khi đổ bê tông cần chú ý đến việc đặt thép chờ cho dầm. - Đầm bê tông: + Bê tông cột được đổ thành từng lớp dày 30 ¸40 (cm) sau đó được đầm kỹ bằng đầm dùi. Đầm xong lớp này mới được đổ và đầm lớp tiếp theo. Khi đầm, lớp bê tông phía trên phải ăn sâu xuống lớp bê tông dưới từ 5 ¸10 (cm) để làm cho hai lớp bê tông liên kết với nhau. + Khi nút đầm ra khỏi bê tông phải rút từ từ và không được tắt động cơ trước và trong khi rút đầm, làm như vậy sẽ tạo ra một lỗ rỗng trong bê tông. + Không được đầm quá lâu tại một vị trí, tránh hiện tượng phân tầng. Thời gian đầm tại một vị trí £ 30 (s). Đầm cho đến khi tại vị trí đầm nổi nước xi măng bề mặt và thấy bê tông không còn xu hướng tụt xuống nữa là đạt yêu cầu. + Khi đầm không được bỏ sót và không để quả đầm chạm vào cốt thép làm rung cốt thép phía sâu nơi bê tông đang bắt đầu quá trình ninh kết dẫn đến làm giảm lực dính giữa thép và bê tông. 3.1.4 Công tác bảo dưỡng bê tông cột: - Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. - Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa. - Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là bảy ngày đêm. Hai ngày đầu để giữ độ ẩm cho bê tông thì cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông 4 ¸7 giờ, những ngày sau 3 ¸10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 3.1.5. Tháo dỡ ván khuôn cột: Do ván khuôn cột là ván khuôn không chịu lực nên sau hai ngày có thể tháo dỡ ván khuôn cột để làm các công tác tiếp theo: Thi công bê tông dầm sàn. - Trình tự tháo dỡ ván khuôn cột như sau: + Tháo cây chống, dây chằng ra trước. + Tháo gông cột và cuối cùng là tháo dỡ ván khuôn. 3.2. Thi công dầm sàn: 3.2.1. Lắp dựng ván khuôn dầm sàn: - Sau khi đổ bê tông cột xong 2 ngày ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành lắp dựngván khuôn dầm sàn. Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng ván khuôn sàn. - Đặt các thanh đà ngang lên đầu trên của cây chống đơn, cố định các thanh đà ngang bằng đinh thép, lắp ván đáy dầm trên những xà gồ đó (khoảng cách bố trí xà gồ phải đúng với thiết kế). - Điều chỉnh tim và cao trình đáy dầm đúng với thiết kế . - Tiến hành lắp ghép ván khuôn thành dầm, liên kết với tấm ván đáy bằng tấm góc ngoài và chốt nêm . - ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống xiên không bị trượt. Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn theo trình tự sau: + Đặt các thanh xà gồ lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp, cố định các thanh xà gồ bằng đinh thép. + Tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh xà gồ với khoảng cách 60cm. + Lắp đặt các tấm ván sàn, liên kết bằng các chốt nêm, liên kết với ván khuôn thành dầm bằng các tấm góc trong dùng cho sàn. + Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của xà gồ, khoảng cách các xà gồ phải đúng theo thiết kế. + Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn. + Kiểm tra lại cao trình, tim cốt của ván khuôn dầm sàn một lần nữa. + Các cây chống dầm phải được giằng ngang để đảm bảo độ ổn định. *Một số yêu cầu khi lắp dựng ván khuôn: - Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng. - Ván khuôn được ghép phải kín khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông. - Đảm bảo kích thước, vị trí, số lượng theo đúng thiết kế. - Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và trước khi lắp dựng phải quét một lớp dầu chống dính để công tác tháo dỡ sau này được thực hiện dễ dàng. - Cột chống được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí theo đúng thiết kế. - Các phương pháp lắp ghép ván khuôn, xà gồ, cột chống phải đảm bảo theo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo. Bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau. - Cột chống phải được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững chắc của ván khuôn, xà gồ, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn. - Sàn thao tác bên ngoài phục vụ kéo cáp rộng 650 mm. 3.2.2. Lắp dựng cốt thép dầm, sàn: *Yêu cầu kỹ thuật: - Khi đã kiểm tra việc lắp dựng ván khuôn dầm sàn xong, tiến hành lắp dựng cốt thép. Cần phải chỉnh cho chính xác vị trí cốt thép trước khi đặt vào vị trí thiết kế. - Đối với cốt thép dầm sàn thì được gia công ở dưới trước khi đưa vào vị trí cần lắp dựng. - Cốt thép phải sử dụng đúng miền chịu lực mà thiết kế đã quy định, đảm bảo có chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo đúng thiết kế. - Tránh dẫm bẹp cốt thép trong quá trình lắp dựng cốt thép và thi công bê tông. - Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt cốt thép sàn. - Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang. Đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó. Luồn cốt đai được san thành từng túm, sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai vào cốt chịu lực theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm. - Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn. - Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh thép chịu mô men dương trước buộc thành lưới theo đúng thiết kế , sau đó là thép chịu mô men âm và cốt thép cấu tạo của nó. Cần có sàn công tác và hạn chế đi lại trên sàn để tránh dẫm bẹp thép trong quá trình thi công. - Sau khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có gắn râu thép có chiều dày bằng lớp BT bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn. *Nghiệm thu và bảo quản cốt thép đã gia công: - Việc nghiệm thu cốt thép phải làm tại chỗ gia công - Nếu sản xuất hàng loạt thì phải lấy kiểu xác suất 5% tổng sản phẩm nhưng không ít hơn năm sản phẩm để kiểm tra mặt ngoài, ba mẫu để kiểm tra mối hàn. - Cốt thép đã được nghiệm thu phải bảo quản không để biến hình, han gỉ. - Sai số kích thước không quá 10 mm theo chiều dài và 5 mm theo chiều rộng kết cấu. Sai lệch về tiết diện không quá +5 và -2% tổng diện tích thép. - Nghiện thu ván khuôn và cốt thép cho đúng hình dạng thiết kế, kiểm tra lại hệ thống cây chống đảm bảo thật ổn định mới tiến hành đổ bê tông. 3.2.3. Lắp dựng thép và neo ULT - Công trình sử dụng hệ sàn bêtông ứng lực trước căng sau, do đó việc lắp đặt cốt thép sàn có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sàn nói riêng và chất lượng công trình nói chung. Cốt thép sàn dùng chủ yếu là cáp ứng lực trước đều là thép cường độ cao vì vậy việc thẩm định chất lượng thép trước khi đưa vào sử dụng là rất quan trọng. Cáp ứng lực trước được vận chuyển, bảo quản đến công trường phải được các chuyên gia kiểm tra chất lượng. Các sợi cáp, ống lồng phải được cắt uốn theo đúng thiết kế. Các neo và đế neo là các sản phẩm chế tạo sẵn theo thiết kế. - Trước hết tiến hành lắp dựng cốt thép thường lớp dưới sàn theo cách đã trình bày ở trên. Các lưới thép này sau khi lắp đặt phải đảm bảo ổn định, không võng hay xê dịch. Các thanh thép thường có đường kính và khoảng cách theo đúng thiết kế - Vật liệu cáp ứng lực trước được sử dụng là cáp cường độ cao, thi công căng sau không bám dính, bên ngoài là vỏ nhựa, bên trong là tao cáp T15 – Grade 270Kpsi theo ASTM 416-99. Mỗi tao cáp gồm 7 sợi, đường kính danh định 14 mm. Giữa vỏ nhựa và tao cáp được bơm mỡ chuyên dụng nhằm bảo vệ cáp và giảm ma sát. Neo cáp sử dụng là loại OVM 15-1 của Trung Quốc hoặc dùng neo đế liền PBL của Thái Lan. Bộ neo còn gồm các bộ phận như: bản neo, khuôn neo, cốc nhựa, mỡ trung tính. - Cáp ứng lực trước được luồn vào ống nhựa dưới mặt đất rồi dùng cần trục tháp đưa lên sàn cần đổ bêtông. - Lắp đặt các bản đế neo theo đúng vị trí thiết kế bằng cách hàn vào lưới thép dưới sàn hoặc dùng các giá đỡ gián tiếp hàn giữ. Các bản đế neo này đảm bảo không xê dịch ra khỏi vị trí thiết kế, bất cứ sai sót nào cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thi công sàn. - ống cáp đã luồn cáp được luồn một đầu vào bản đế neo rồi cố định tâm, kéo đầu ống kia theo đường thiết kế. Bắt đầu uốn ống lồng theo đúng đường cong đặt cáp tính toán. Dùng các con kê bằng thép f10 đỡ ống lồng đã được chế tạo sẵn đảm bảo khoảng cách giữa trọng tâm cáp và mép dưới sàn theo thiết kế. Các con kê này được hàn cố định vào lưới thép dưới sàn. ống luồn cáp được uốn và tỳ lên các con kê thép, định vị cố định ống lồng vào con kê bằng cách buộc. Khoảng cách các con kê khoảng 1 m và ống lồng bằng nhựa mềm nên quá trình uốn tương đối thuận lợi. Đầu cáp được kéo đến đầu kia và lại luồn qua bản đế neo ở đầu đó, cố định tạm. ống lồng cáp phải đảm bảo các bán kính cong theo thiết kế. Sai số cho phép £ 5-10 mm . Đầu cáp thừa ra ngoài ván khuôn thành sao cho đủ để lắp kích kéo (lấy khoảng 400-600). - Lớp thép trên, dưới và thép ứng lực trước phải được liên kết với nhau khi lắp đặt. Nếu vị trí cốt thép sàn hoặc thép đai dầm cắt qua thép ứng lực trước thì được phép xê dịch cốt thép thường khỏi vị trí đó sao cho vừa đủ để không làm thay đổi vị trí của thép ứng lực trước. - Trước khi đổ bêtông cần đánh dấu vị trí cáp bằng cách dùng sơn đánh dấu tại mặt trên của ván khuôn sàn tại vị trí có cáp để sau này khi thi công hoàn thiện không khoan phải các sợi cáp trong sàn. - Toàn bộ quá trình trên được thực hiện nhờ một tổ chuyên môn và chịu sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật có năng lực. Việc thực hiện các công tác trên phải tiến hành trên các sàn công tác bằng gỗ để tránh va chạm vào cột thép đã lắp dựng. - Sau khi lắp dựng, cột thép phải được nghiệm thu cẩn thận trước khi quyết định đổ bêtông sàn. 3.2.4. Công tác đổ bê tông dầm sàn: *Phương pháp thi công Bêtông: -Từ sàn tầng hầm (cốt –6.55 đến sàn tầng 6 (cốt +29m) thi công Bêtông dầm, sàn, cầu thang bằng máy bơm. -Từ sàn tầng 7 (cốt +35m) đến sàn mái (cốt +90,2m) thi công Bêtông dầm, sàn, cầu thang bằng cần trục tháp, bơm tĩnh kết hợp ben vận chuyển BT -Để khống chế chiều dày sàn, ta chế tạo những cột mốc bằng bê tông có chiều cao bằng chiều dày sàn (h = 25 cm). *Yêu cầu về vữa bê tông: - vữa bê tông phải được trộn đều và đảm bảo đồng nhất thành phần. - Phải đạt được mác thiết kế: vật liệu phải đúng chủng loại, phải sạch, phải được cân đong đúng thành phần theo yêu cầu thiết kế. - Thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm phải được rút ngắn, không được kéo dài thời gian ninh kết của xi măng. - Bê tông phải có độ linh động (độ sụt) để thi công, đáp ứng được yêu cầu kết cấu. - Phải kiểm tra ép thí nghiệm những mẫu bê tông 15´15´15(cm) được đúc ngay tại hiện trường, sau 28 ngày và được bảo dưỡng trong điều kiện gần giống như bảo dưỡng bê tông trong công trường có sự chứng kiến của tất cả các bên. Quy định cứ 60 m3 bê tông thì phải đúc một tổ ba mẫu. - Công việc kiểm tra tại hiện trường, nghĩa là kiểm tra hàm lượng nước trong bê tông bằng cách kiểm tra độ sụt theo phương pháp hình chóp cụt . Gồm một phễu hình nón cụt đặt trên một bản phẳng được cố định bởi vít. Khi xe bê tông đến người ta lấy một ít bê tông đổ vào phễu, dùng que sắt chọc khoảng 20 ¸ 25 lần. Sau đó tháo vít nhấc phễu ra, đo độ sụt xuống của bê tông. Khi độ sụt của bê tông khoảng 12 cm là hợp lý. - Giai đoạn kiểm tra độ sụt nếu không đạt chất lượng yêu cầu thì không cho đổ. Nếu giai đoạn kiểm tra ép thí nghiệm không đạt yêu cầu thì bên bán bê tông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. *Yêu cầu về vận chuyển vữa bê tông: - Phương tiện vận chuyển phải kín, không được làm rò rỉ nước xi măng. Trong quá trình vận chuyển thùng trộn phải quay với tốc độ theo quy định. - Tuỳ theo nhiệt độ thời điểm vận chuyển mà quy định thoì gian vận chuyển nhiều nhất. Ví dụ: ở nhiệt độ: 200 ¸300 thì t < 45 phút. 100 ¸ 200 thì t < 60 phút. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra những trục trặc, nên để an toàn có thể cho thêm những phụ gia dẻo để làm tăng thời gian ninh kết của bê tông có nghĩa là tăng thời gian vận chuyển. - Khi xe trộn bê tông tới công trường, trước khi đổ, thùng trộn phải được quay nhanh trong vòng một phút rồi mới được đổ vào thùng. - Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong một ca. * Thi công bê tông: Để sàn có thể làm việc được nhanh trong thời gian ngắn, bê tông sàn phải có phụ gia đông cứng nhanh đảm bảo sau 2 tuần bê tông đạt 75 ¸ 80% cường độ tính toán. Sở dĩ phải đẩy nhanh thời gian bảo dưỡng bê tông sàn để có thể tháo được ván khuôn sàn và cáp ứng suất trước tham gia làm việc được ngay đảm bảo các công tác khác trên sàn, tránh gián đoạn khi chờ bê tông đạt cường độ. 3.3. Thi công kéo cáp: *Tháo ván thành và khuôn neo: -Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, tiến hành tháo ván thành và khuôn neo. -Tháo ván thành và khuôn neo phải cẩn thận để không làm vỡ bêtông tại khu vực đầu neo. -Trong khi tháo ván thành và khuôn neo cần kiểm tra lại cấu tạo neo. Nếu phát hiện nứt vỡ bê tông hoặc xe dịch vị trí các bộ phận neo, cáp ứng lực trước thì phải thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật để xử lý kịp thời. * Quá trình căng cáp phải do một tổ đội chuyên môn lành nghề cùng các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, có kinh nghiệp đảm nhận và quá trình này được kiểm tra giám sát liên tục. Quá trình căng cáp được kiểm tra chủ yếu ngoài nhà khi mà các công tác chính của tầng thi công cáp kết thúc (Bêtông cột, ván khuôn sàn...). Một tổ căng cáp có khoảng trên dưới 10 người đảm bảo các công tác vận chuyển gá lắp kích, lắp neo, kéo cáp neo vào kích, hoa tiêu, điều khiển nguồn điện,... * Công tác kéo căng thép -Chiều dài các dải sàn thường >30m ta kéo cáp bằng hai kích. Với các dải sàn qua lỗ thang máy, thang bộ ta bố trí neo chết tại vị trí bên trong lõi thang và tiến hành kéo cáp bằng 1 kích. -Công tác kéo cáp ứng lực trước được tiến hành khi cường độ bê tông sàn đạt gồm 2 bước (1 đầu): +Bước 1: áp lực bơm đạt giá trị 50% lực kéo yêu cầu: +Bước 2: áp lực bơm đạt giá trị 100% lực kéo yêu cầu: . -Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn mới tiến hành căng bước 2. - Với sợi kéo 2 đầu: + B1: 1 kích kéo 50%N đầu A, + B2: kéo 100%N đầu B + B3: kéo 100%N đầu A -Trình tự căng cáp: Trước hết kéo căng cho các cáp tại các dải cột cho toàn sàn sau đó mới tiến hành căng các bó cáp tại dải giữa sàn cho từng ô sàn. -Trước khi lắp neo công tác và kích thuỷ lực cần đảm bảo bản neo đặt vuông góc với trục cáp ƯLT. -Độ dãn dài của cáp được đo kiểm tra cho 2% số sợi cáp đầu tiên của mỗi sàn. Sai số độ dãn dài thực tế và thiết kế cho phép là +10% và -5% cho tổng giá trị độ dãn dài. -Độ tụt neo . -Khi kéo cáp đạt giá trị tương ứng với lực kéo N tiến hành kiểm tra độ giãn dài của cáp rồi mới tiến hành đóng neo. Tổng độ dãn dài: Dl = Dl1+Dl2 10. Cắt đầu cáp thừa : -Sau khi hoàn thành công việc kéo cáp cho mỗi sàn ta tiến hành cắt cáp thừa. -Việc cắt cáp thừa được thực hiện bằng máy cắt cáp bánh xe cầm tay. -Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng . 11. Bảo vệ đầu neo: -Cắt cáp thừa xong cần tiến hành bảo vệ đầu neo ngay tránh cáp bị ăn mòn dưới tác động của môi trường. -Các bước bảo vệ đầu neo như sau: +Vệ sinh lỗ neo. +Bôi mỡ chống gỉ cho neo và đầu cáp ƯLT. +Bảo vệ neo và đầu cáp ƯLT bằng hộp nhựa chế tạo sẵn. +Sử dụng vữa xi măng mác 250 có phụ gia trương nở để bịt lỗ neo. 12. Tháo dỡ côppha, dàn giáo: Tiến hành tháo dỡ côppha, dàn giáo như thông thường nhưng cần có giám sát kỹ thuật của bộ phận thi công ƯLT để đảm bảo xử lý sự cố (nếu có) một cách kịp thời C. LẬP TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG Hiện nay, trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để lập tiến độ thi công cho một công trình. Mỗi một phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau và thích ứng với một số loại công trình. Để chọn lựa một phương pháp tổ chức hợp lý, ta nhận xét một số các phương pháp sau. 1-Phương pháp tuần tự, phương pháp song song: Đây là các phương pháp đơn giản nhất để tổ chức các công việc có tính chất đơn giản hoặc tổng quát, thể hiện bằng sơ đồ ngang. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, thích hợp với các loại công trình nhỏ với các quan hệ công việc rõ ràng, đơn giản. Nhược điểm lớn là không thể hiện được quan hệ về mặt không gian. Khó tổ chức với các loại công trình lớn và phức tạp. 2-Phương pháp dây chuyền: Theo phương pháp này, các công việc được tổ chức theo các dây chuyền cụ thể với các tổ đội công nhân chuyên nghiệp. Thông thường, tổ chức tiến độ theo phương pháp này được thể hiện bằng sơ đồ xiên. Ưu điểm của phương pháp dây chuyền là phân công lao động và vật tư hợp lý, liên tục và điều hoà; nâng cao năng suất lao động và rút ngắn thời gian xây dựng công trình;tạo điều kiện để chuyên môn hoá lao động. Và điều quan trọng nữa là cho ta thấy rõ cả quan hệ ba chiều: nhân công - thời gian - không gian. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ phù hợp với các công trình có mặt bằng đủ rộng và có khả năng chia được thành các phân đoạn thi công tương đương nhau tạ thành các dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối đồng nhất. Với những công trình có mặt bằng nhỏ, mặt bằng vuông, hệ kết cấu bố trí khác biệt lớn thì tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là không hợp lý. 3-Phương pháp sơ đồ mạng: Đây là một phương pháp khá mới so với các phương pháp trên, trong đó các công việc được tổ chức trên cơ sở tính toán sơ đồ mạng. Từ quan hệ về mặt thời gian và không gian của các công việc, tính toán tìm ra được các thời điểm bắt đầu và kết thúc một công việc. Tìm ra được đường găng các công việc tiến hành liên tục. Tuy nhiên, nếu tổ chức theo phương pháp này, với công trình lớn và triển khai chi tiết các công việc thì khối lượng tính toán và thể hiện theo phương pháp này là rất lớn. -Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ tin học, các phần mềm lập tiến độ thi công khá phong phú và chi tiết, khối lưọng tính toán lớn được máy tính giải quyết nhanh chóng, dễ dàng sửa đổi, so sánh các phương án tổ chức để đạt tiến độ thi công hợp lý nhất. Phổ biến và nổi bật nhất trong các phần mềm lập tiến độ thi công là Microsoft Project. Phương pháp sơ đồ mạng có thể áp dụng với các dạng công trình khác nhau, các dạng mặt bằng công trình khác nhau và cho ra kết quả hợp lý. Với sự trợ giúp của máy tính điện tử, công việc thiết kế trở nên nhẹ nhàng hơn. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là rất linh động, có thể thay đổi dễ dàng các dữ liệu để nhanh chóng cho ra kết quả mới, linh động trong quản lý, tổ chức tiến độ thi công công trình. Từ một số phân tích trên đây, với công trình Toà tháp đôi VinCom, khối lượng tính toán lớn, ta chọn phương pháp lập tiến độ dựa trên ứng dụng phần mềm Microsoft Project với sự trợ giúp của máy tính điện tử. Sau khi lập tiến độ thi công các công tác với các mối quan hệ công việc, ta tiến hành điều chỉnh tiến độ thi công các công việc cân nhắc số tổ đội và thời gian thi công từng công tác để các công việc càng liên tục càng tốt. D. Lập tổng mặt bằng thi công I. Mục đích lập tổng mặt bằng thi công: Tổng mặt bằng thi công là mặt bằng tổng quát của khu vực công trình được xây dựng, ở đó ngoài mặt bằng công trình cần giải quyết vị trí các công trình tạm, kích thước kho bãi vật liệu, kho tàng, các máy móc phục vụ thi công. 1. Cơ sở lập tổng mặt bằng thi công: - Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công tiến độ thực hiện công trình ta xác định nhu cầu về vật tư, nhân lực, nhu cầu phục vụ. - Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế. - Căn cứ tình hình thực tế và mặt bằng công trình ta bố trí các công trình phục vụ, kho bãi theo yêu cầu cần thiết để phục vụ công tác thi công. 2. Mục đích: - Mặt bằng thi công nêu lên quá trình thực hiện các thao tác từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. - Mặt bằng thi công gồm 3 khu vực chính: Khu sản xuất, khu hành chính và khu sinh hoạt. - Yêu cầu của mặt bằng thi công: + Tất cả các công trình tạm phải bố trí ngoài khu vực xây dựng công trình chính. + Giảm đến mức có thể chi phí xây dựng tạm nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện an toàn làm việc và sinh hoạt cho công nhân. + Giảm khoảng cách vận chuyển và trung chuyển trên mặt bằng xây dựng. - Căn cứ vào các nguyên tắc chung trên đồng thời dựa vào thực tế mặt bằng công trình ta tiến hành tổng mặt bằng thi công cho công trình như sau: + Bố trí máy thi công + Bố trí kho bãi chính, kho thép, kho cốppha. + Các vật liệu như gạch, cát, đá thì bắt buộc phải dự trù tương đối chính xác về khối lượng và thời điểm chuyên chở tới công trình ta bố trí các chỗ để với với diện tích nhỏ các vật liệu. + Khu hành chính: Chỉ bố trí cho ban chỉ huy công trình. + Bố trí phòng thường trực ngay cổng. + Bố trí điện nước phục vụ thi công. II. Tổng mặt bằng thi công công trình: 1. Phân tích đặc điểm mặt bằng xây dựng : - Công trình xây dựng trên mặt bằng rộng rãi , không có công trình lân cận , thuận tiện cho việc bố trí các công trình phụ trợ , tạm thời . - Gần trục đường giao thông thành phố , lối vào công trình rộng , đường tạm đã có sẵn - Điện nước có thể lấy trực tiếp từ mạng lưới điện nước của thành phố . 2. Bố trí cần trục, máy và các thiết bị xây dựng trên công trường: 2.1. Chọn cần trục tháp: LIEBHERR 154HC : 02 chiếc. Q= 10 T H= 104,3m R= 50m 2.2. Chọn vận thăng: Thăng tải được dùng để vận chuyển gạch, vữa, xi măng... phục vụ cho công tác hoàn thiện. Xác định nhu cầu vận chuyển : Từ tiến độ thi công ta có công tác xây tường và trát tường cùng tiến hành song song. Khối lượng cần vận chuyển bằng vận thăng là : Tấn/ca. Chiều cao nâng cần thiết: H=90,2m. Chọn vận thăng MGP-1000-110, có các thông số kỹ thuật sau : + Chiều cao nâng tối đa : H = 110 m. + Vận tốc nâng : v = 2,2 m/s. + Sức nâng : 1 Tấn. + Công suất động cơ: 3,4kW. + Chiều dài cabin: l=1,9m. + Trọng lượng máy: 36T Năng suất của thăng tải : N = Q.n.8.kt. Trong đó : Q : Sức nâng của thăng tải. Q = 1 (T). kt : Hệ số sử dụng thời gian. kt = 0,85. n : Chu kỳ làm việc trong một giờ. n = 60/T. T : Chu kỳ làm việc. T = T1 + T2. T1 : Thời gian nâng hạ. T1 = 2x94,8/2,2 = 86,2 (s). T2 : Thời gian chờ bốc xếp, vận chuyển cấu kiện vào vị trí. T2 = 4 (phút) = 240 (s) Ta có : T = T1 + T2 = 86,2 + 240 = 326,2 (s). 2.3. Chọn máy bơm bê tông: Chọn máy bơm bê tông mã hiệu DC-750SM do Nhật sản xuất với các thông số kỹ thuật sau: + Năng suất lớn nhất : 75. + áp suất bê tông: 70 bar. + Đường kính ống đổ bê tông: 150mm. + Chiều cao lớn nhất: 97m. + Tầm với : 210m. + Công suất động cơ: 110 kW. + áp suất thuỷ lực: 265 bar. + Lưu lượng thuỷ lực: 388 l/phút. + Kích thước bao: Dài: 6000mm; Rộng: 2250mm; Cao 1950mm. +Trọng lượng : 6 T. Tính khối lượng bê tông được bơm trong một ca: Trong đó là hệ số kể đến năng suất làm việc thực tế của máy bơm, lấy =0,75. 2.4. Trạm trộn bê tông: Lý do xây dựng trạm trộn tại công trường: - Yêu cầu tiến độ thi công. - Tổng khối lượng thi công cho 1ca làm việc - Công trình nằm trong trung tâm thành phố ==> Ta xây dựng 01 trạm trộn bê tông 60m3/h do nhà máy bêtông Vĩnh Tuy xây dựng và lắp đặt để đáp ứng nhu cầu của công trường. 2.5. Chọn máy đầm bê tông: a. Chọn máy đầm dùi: Chọn máy đầm dùi phục vụ công tác bê tông cột, lõi, dầm. Khối lượng công tác bê tông gồm khối lượng bê tông dầm sàn và khối lượng bê tông cột, lõi, vách. Việc chia phân khu thi công tách dầm và cột vách nên chọn máy đầm theo khối lượng thi công lớn hơn là khối lượng bê tông dầm đổ trong một ca. Khối lượng bê tông dầm đổ trong một ca là: 66,318m3/ca. Ta chọn máy đầm dùi loại: U50, có các thông số kỹ thuật sau : + Thời gian đầm bê tông : 30 s + Bán kính tác dụng : 30 cm. + Chiều sâu lớp đầm : 25 cm. + Bán kính ảnh hưởng : 60 cm. Năng suất máy đầm : N = 2kr0d3600/(t1 + t2). Trong đó : r0 : Bán kính ảnh hưởng của đầm. r0 = 60 cm=0,6m. d : Chiều dày lớp bê tông cần đầm,d=0,2¸0,3m t1 : Thời gian đầm bê tông. t1 = 30 s. t2 : Thời gian di chuyển đầm. t2 = 6 s. k : Hệ số sử dụng k = 0,85 Þ N = 20,850,60,253600/(30 + 6) = 15,3 (m3/h). Số lượng đầm cần thiết : n = V/NT = 66,318/15,380,85 = 0,64, lấy n=1 chiếc. Tuy nhiên, trên thực tế cần phải có 2 máy đầm phục vụ cho việc đổ bê tông dầm bằng máy bơm. Máy đầm dùi thi công cột, lõi, vách chọn theo khối lượng thi công bê tông dầm là 1 máy. Như vậy tổng số máy đầm dùi là 3 máy. b. Chọn máy đầm bàn: Chọn máy đầm bàn phục vụ cho công tác thi công bê tông sàn. Chọn máy đầm U7, có các thông số kỹ thuật sau : + Thời gian đầm một chỗ : 50 (s). + Bán kính tác dụng của đầm : 20 ¸ 30 cm. + Chiều dày lớp đầm : 10 ¸ 30 cm. + Năng suất 5 ¸ 7 m3/h, hay 28 ¸ 39,2 m3/ca. Vậy, với khối lượng bê tông sàn là 367,44m2, ta cần chọn 12 máy đầm bàn U7. 2.6. Chọn máy trộn bê tông: Máy trộn bê tông để trộn bê tông cho cột, thang bộ và được cần trục tháp vận chuyển lên cao để đổ bê tông. Năng suất và số lượng máy trộn bê tông phải đảm bảo đủ cung cấp cho việc thi công cột. Khối lượng bê tông cột trong 1 ca là . Chọn máy trộn bê tông là máy trộn cưỡng bức theo chu kỳ do Liên Xô sản xuất mã hiệu CB-30 (mác cũ là C-739A) có các thông số kỹ thuật sau: + Dung tích mẻ trộn: 165 lít. + Dung tích nạp liệu: 250 lít. + Năng suất lớn nhất: . + Tốc độ quay thùng: 20 vòng/phút. + Động cơ điện loại AO221-4 công suất : 1,1kW. + Kích thước bao: Cao: 2,25m ; Dài 1,915m ; Rộng 1,59m. + Trọng lượng máy: 0,8T. Năng suất trộn thực tế của máy trong 1 ca làm việc là: Vậy máy trộn bê tông đã chọn đảm bảo yêu cầu. 2.7. Chọn máy trộn vữa: Chọn máy trộn vữa phục vụ cho công tác xây và trát tường. - Khối lượng vữa xây cần trộn : Khối lượng tường xây một tầng lớn nhất là : 147,3 (m3) ứng với giai đoạn thi công tầng điển hình (có nhiều tường ngăn 110). Khối lượng vữa xây là : 147,3x0,3 = 44,2 (m3). Khối lượng vữa xây trong một ngày là : 44,2/5 = 8,84 (m3). - Khối lượng vữa trát cần trộn : Khối lượng vữa trát lớn nhất ứng với tầng 1 là : (2050,2+180) x0,015 = 34,45 (m3). Khối lượng vữa trát trong một ngày là : 34,45/6 = 5,58 (m3). - Tổng khối lượng vữa cần trộn là : 8,84 + 5,58 = 14,42 (m3). Vậy ta chọn máy trộn vữa SB-133, có các thông số kỹ thuật sau : + Thể tích thùng trộn : V = 100 (l). + Thể tích suất liệu : Vsl = 80 (l). + Năng suất 3,2 m3/h, hay 25,6 m3/ca lớn hơn năng suất yêu cầu. + Vận tốc quay thùng : v = 550 (vòng/phút). + Công suất động cơ : 4 KW. 3. Hệ thống giao thông trên công trường: Do mặt bằng chật hẹp, và dựa vào mặt bằng thực của công trình nên ta bố trí 05 cửa vào và chỉ có 01 đường giao thông 2 chiều (7m ). Ta tận dụng tuyến đường sẽ làm sau khi xây dựng xong toà nhà để đi vào thi công, do đó chỉ dải đá và đầm chặt. Sau này thi công xong sẽ hoàn thiện tuyến đường. 4. Thiết kế kho bãi trên công trường: 4.1. Diện tích kho bãi : - Diện tích kho bãi tính theo công thức sau : (m2) Trong đó : - F : diện tích cần thiết để xếp vật liệu (m2). - a : hệ số sử dụng mặt bằng , phụ thuộc loại vật liệu chứa . - qdt : lượng vật liệu cần dự trữ . - q : lượng vật liệu cho phép chứa trên 1m2. - qsdngày(max): lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong một ngày. - tdt : thời gian dự trữ vật liệu . - Ta có : tdt = t1+ t2+ t3+ t4+ t5. Với : - t1=0,5 ngày : thời gian giữa các lần nhận vật liệu theo kế hoạch. - t2=0,5 ngày : thời gian vận chuyển vật liệu từ nơi nhận đến chân công trình. - t3=0,5 ngày : thời gian tiếp nhận, bốc dỡ vật liệu trên công trường. - t4=1 ngày: thời gian phân loại, thí nghiệm VL, chuẩn bị cấp phối. - t5=1,5 ngày : thời gian dự trữ tối thiểu , đề phòng bất trắc . Vậy tdt = 0,5+0,5+0,5+1+1,5= 4 ngày . Các kho bãi cần tính toán bố trí là: + Kho chứa xi măng . + Bãi chứa cát . + Bãi đá, sỏi . + Vữa xây, trát . + Kho chứa cốp pha , xà gồ , cột chống . + Kho chứa thép . + Bãi gia công thép . + Gạch xây, lát . a. Công tác bêtông : Dầm, sàn sử dụng bêtông thương phẩm nên chỉ cần tính toán diện tích kho bãi các vật liệu cấp phối bê tông cột, lõi, vách và thang bộ. Khối lượng bê tông sử dụng lớn nhất trong 1 ngày là bê tông cột, lõi, vách thi công tầng 1 và tầng 5: 285m3/phân đoạn . Theo định mức cấp phối bê tông mác 300, có: Xi măng : 384 bê tông. Cát vàng: 0,452 bê tông. Đá dăm : 0,864bê tông. b. Công tác cốt thép: Lượng cốt thép lớn nhất trong 1 ngày cần thiết là cốt thép dầm, sàn tầng1, đó là: 65T. c. Công tác ván khuôn: Ván khuôn cột, lõi, vách lớn nhất trong 1 ngày là: 724,18 . d. Công tác xây tường: Khối lượng tường xây lớn nhất : 30. Theo định mức, thành phần cấp phối tường xây vữa xi măng cát vàng mác 50# là: Gạch xây : 550 viên tường. Vữa : 0,29 tường. Xi măng : 213,02 vữa. Cát vàng: 1,15vữa. e. Công tác trát: Tổng khối lượng xi măng = 384x71,35+147,32x0,29x213,02+0,79x230+6,5x230=72,176 T. Tổng khối lượng xi măng = 0,452x71,35+147,32x0,29x1,15+0,79x1,12+6,5x1,12=163,5 . Tổng khối lượng gạch : 550x32=15524 viên. Tổng khối lượng đá dăm: 0,864x160,35=121,43. Theo công thức tính toán diện tích kho bãi ở trên, ta lập bảng tính diện tích như sau: Tuy nhiên do mặt bằng chật hẹp nên ta bố trí tương đối theo tỉ lệ. 5. Thiết kế nhà tạm : tính toán cho 50- 60% N max trên công trường: N= 50*420=210 người. - Diện tích nhà ở tạm thời : S1 =210 x 1.4 = 294 (m2). - Diện tích nhà làm việc cán bộ chỉ huy công trường : S2 =25 x 2,5 = 62,5(m2). Các loại nhà tạm còn lại lấy theo tiêu chuẩn diện tích nhà tạm yêu cầu: - Diện tích nhà ăn : S3 = 72 m2. - Diện tích khu vệ sinh , nhà tắm : S4 = 40 m2. - Diện tích trạm y tế : S5 = 30 m2. - Diện tích nhà để xe : S6 = 120 m2. (giai đoạn thi công xong phần ngầm và các tầng dưới tận dụng để xe). - Diện tích phòng bảo vệ : S7 = 16 m2. 6. Hệ thống cấp nước cho công trình: - Lưu lượng nước tổng cộng dùng cho công trình : Q = Q1+ Q2+ Q3+ Q4 Trong đó : + Q1 : lưu lượng nước sản xuất : Q1= å Si Ai kg / 3600 n (lít /s) - Si : khối lượng công việc ở các trạm sản xuất . - Ai : định mức sử dụng nước tính theo đơn vị sử dụng nước . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . Lấy kg = 1,5. - n : số giờ sử dụng nước ngoài công trình,tính cho một ca làm việc, n= 8h . Bảng tính toán lượng nước phục vụ cho sản xuất Dạng công tác Khối lượng Tiêu chuẩn dùng nước QSX(i) ( lít / s) Q1 ( lít / s) Trộn vữa xây 42,72 m3 300 l/m3 vữa 0,6675 2,724 Trộn vữa trát 7,29 m3 300 l/m3 vữa 0,114 Trộn và bảo dưỡng BT 92,895 m2 350 l/m3 BT 1,6925 Công tác khác 0,25 + Q2 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trên công trường : Q2 = NBkg / 3600n Trong đó : - N : số công nhân vào thời điểm cao nhất có mặt tại công trường . Theo biểu đồ tiến độ N= 336 người . - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 công nhân ở công trường. B = 15 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. Vậy : Q2 = 336 x15 x 2,5/ 3600x8 = 0,438 ( l/s) + Q3 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt ở lán trại : Q3 = NBkg kng / 3600n Trong đó : - N : số người nội trú tại công trường = 20% tổng dân số trên công trường Như đã tính toán ở phần trước : tổng dân số trên công trường 525 (người). Þ N = 20% x 525 = 105 (người). - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở lán trại : B =25 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. - kng : hệ số xét đến sự không điều hòa người trong ngày. kng = 1,5. Vậy : Q3 = 105 x 25 x 2,5 x1,5 / 3600x8 = 0,342 ( l/s) + Q4 : lưu lượng nước dùng cho cứu hỏa : Q4 = 3 ( l/s). -Như vậy : tổng lưu lượng nước : Q = Q1+ Q2+ Q3+ Q4 = 2,724 + 0,438+ 0,342 + 3 = 6,504( l/s) . * Thiết kế mạng lưới đường ống dẫn : -Đường kính ống dẫn tính theo công thức : Vậy chọn đường ống chính có đường kính D= 80 mm. - Mạng lưới đường ống phụ : dùng loại ống có đường kính D = 30 mm. - Nước lấy từ mạng lưới thành phố, đủ điều kiện cung cấp cho công trình. 7. Thiết kế hệ thống điện cho công trình: + Chọn vị trí góc ít người qua lại trên công trường đặt trạm biến thế . + Mạng lưới điện sử dụng bằng dây cáp bọc, nằm phía ngoài đường giao thông xung quanh công trình. Điện sử dụng 3 pha, 3 dây. Tại các vị trí dây dẫn cắt đường giao thông bố trí dây dẫn trong ống nhựa chôn sâu 1,5 m. Chọn 2 máy biến áp 3 pha của Việt Nam 320-6.6/0.4 có công suất danh nghĩa 320KVA/1 máy. + Tính toán tiết diện dây dẫn : - Đảm bảo độ sụt điện áp cho phép . - Đảm bảo cường độ dòng điện . - Đảm bảo độ bền của dây. Tiến hành tính toán tiết diện dây dẫn theo độ sụt cho phép sau đó kiểm tra theo 2 điều kiện còn lại . +Tiết diện dây : Trong đó : k = 83 : điện trở dây đồng . Ud = 380 V : Điện áp dây ( Upha= 220 V ) [ DU] : Độ sụt điện áp cho phép [ DU] = 6 (%). å P.l : tổng mô men tải cho các đoạn dây . + Tổng chiều dài dây dẫn chạy xung quanh công trình L=350 m, 2 máy biến áp bố trí cách đều nhau trên mặt bằng, lấy chiều dài dây dẫn 1 máy chịu là L=200. + Điện áp trên 1m dài dây : q= P/ L = 443,03x2 / 350x2 = 1,266 ( KW/ m ) Vậy: å Pl = qL2/ 2 = 77530,25( KW.m) Þ chọn dây đồng tiết diện 120 mm2 , cường độ cho phép của dây tra bảng 7.12 sách "Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng" là [ I ] = 600 A. Kiểm tra : < [ I ] Vậy dây dẫn đủ khả năng chịu tải dòng điện . E. AN TOÀN LAO ĐỘNG: I. Biện pháp an toàn thi công phần ngầm theo phương pháp Top-down: Việc đào đất sau khi thi công sàn tầng hầm thứ nhất là đào bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy trong điều kiện ngầm dưới đất cần lưu ý các biện pháp an toàn lao động sau: + Phải bố trí hệ thống quạt thông gió, đèn chiếu sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn. Đường dây điện phục vụ cho quạt gió và cho chiếu sáng phải dùng dây cáp bọc, các mối nối dây phải được bọc kín, tránh rò rỉ điện ra nền đất, dây điện phải được treo lên các giá 3 chân. + Chiếu sáng phải đảm bảo người công nhân nhìn rõ mục tiêu mình làm việc, đường giao thông trong hố đào tầng hầm phải được thắp đèn điện sáng, công nhân có thể di chuyển dễ dàng trong lòng tầng hầm, ánh sáng phải đủ, tránh cho công nhân bị ngã, bị trượt trong quá trình lao động. + Phải làm rào chắn xung quanh khu vực thi công, ban đêm phải có đèn báo hiệu, tránh việc ban đêm người bị ngã, thụt xuống hố đào. + Không được đào đất theo kiểu hàm ếch để tránh sập vách đất. Công nhân thi công không được ngồi nghỉ dưới chân mái dốc đất, tránh hiện tượng sụt lở bất ngờ. + Công nhân thi công phải tuyệt đối chấp hành nội quy, kỉ luật lao động, phải có mũ bảo hiểm, dày, ủng, quần áo, găng tay bảo hộ lao động, kể cả kính bảo hộ tránh bụi. + Lối lên xuống hố đào cho công nhân phải có thang lên xuống, thang phải chắc chắn, chịu được tải trọng yêu cầu. + Công tác đào đất kết hợp tháo ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ nhất nên cần hết sức chú ý, đào dần lấy ván khuôn, tránh để ván khuôn rơi lên đầu. + Khi đang đào gặp túi khí độc thì phải nghỉ ngay, kiểm tra độ độc hại, dùng quạt gió để thông khí độc, công nhân cần được trang bị mặt nạ phòng độc và thở bằng bình ôxy cá nhân. + Hết sức lưu tâm đến hệ đường ống, đường cáp còn ở hố đào, tránh va chạm khi chưa có biện pháp di chuyển. + Các máy thi công trên mặt đất phải được bố trí hợp lý không gây tải trọng phụ lên tường tầng hầm tránh làm sập tường. + Việc thi công các công tác dưới tầng hầm có sử dụng máy (đặc biệt công tác phá đầu cọc) gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Công nhân thi công cần có mũ bảo hộ cách âm để giảm thiểu tiếng ồn. II. Biện pháp an toàn khi thi công phần thân và mái: Thi công công trình có độ cao lớn cần phải có hàng rào xung quanh dàn giáo bao quanh công trình, có lưới chắn đảm bảo chịu được sức nặng của hai người rơi. Ngoài ra trong từng công tác lại có các yêu cầu an toàn lao động riêng: 1. Công tác đổ bê tông: - Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra, nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép, độ vững chắc của sàn công tác, lưới an toàn. - Khi đổ bê tông ở độ cao lớn, công nhân đầm bê tông phải được đeo dây an toàn và buộc vào điểm cố định - Khi đổ bê tông bằng cần trục tháp, công nhân đổ bê tông đứng trên sàn công tác điều chỉnh thùng đổ tránh đứng dưới thùng phòng đứt cáp rơi thùng. 2. Công tác cốt thép: - Phải đeo găng tay khi cạo gỉ, gia công cốt thép. Khi hàn, cắt cốt thép phải có kính bảo vệ. - Cốt thép đặt trên cao phải được cố định chắc, tránh rơi. - Không đi lại trực tiếp trên cốt thép đã hoàn thiện. 3. Công tác ván khuôn, dàn giáo: - Dàn giáo phải có thang lên xuống và lan can an toàn cao hơn 0.9m được liên kết chặt với nhau và liên kết với công trình. - Khi lắp ván khuôn cho từng cấu kiện phải tuân thủ trình tự lắp đặt ván khuôn, cột chống. Ván khuôn phần trên chỉ được lắp khi ván khuôn phần dưới đã được cố định. Trình tự tháo lắp là cái gì lắp trước thì tháo sau và lắp sau tháo trước. - Khi tháo ván khuôn phải dỡ từng cấu kiện và ở một chỗ, không để ván khuôn rơi tự do và ném từ trên cao xuống. 4. Biện pháp an toàn khi hoàn thiện: - Khi xây, trát tường ngoài phải trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn lao động cho công nhân làm việc trên cao, đồng thời phải khoanh vùng nguy hiểm phía dưới trong vùng đang thi công. - Dàn giáo thi công phải neo chắc chắn vào công trình, lan can cao ít nhất là 1,2 m; nếu cần phải buộc dây an toàn chạy theo chu vi công trình. - Không nên chất quá nhiều vật liệu lên sàn công tác, giáo thi công tránh sụp đổ do quá tải. 5. Biện pháp an toàn khi sử dụng máy: - Các thiết bị điện phải có ghi chú cẩn thận, có vỏ bọc cách điện. - Trước khi sử dụng máy móc cần chạy không tải để kiểm tra khả năng làm việc. - Cần trục tháp, thăng tải phải được kiểm tra ổn định chống lật. - Công nhân khi sử dụng máy móc phải có ý thức bảo vệ máy. +6. Công tác vệ sinh môi trường : - Cần kiểm tra, neo chắc cần trục, thăng tải để đảm bảo độ ổn định, an toàn trong trường hợp bất lợi nhất : khi có gió lớn, bão ... Thường xuyên kiểm tra máy móc, hệ thống neo, phanh hãm dây cáp, dây cẩu. Không được cẩu quá tải trọng cho phép. - Trước khi sử dụng cần trục, thăng tải, máy móc thi công cần phải kiểm tra, chạy thử để tránh sự cố xảy ra. - Trong quá trình máy hoạt động cần phải có cán bộ kỹ thuật, các bộ phận bảo vệ giám sát, theo dõi. - Bê tông, ván khuôn, cốt thép , giáo thi công, giáo hoàn thiện, cột chống, .. trước khi cẩu lên cao phải được buộc chắc chắn, gọn gàng. Trong khi cẩu không cho công nhân làm việc trong vùng nguy hiểm. - Khi công trình đã được thi công lên cao, cần phải có lưới an toàn chống vật rơi, có vải bạt bao che công trình để không làm mất vệ sinh các khu vực lân cận. - Luôn cố gắng để công trường thi công gọn gàng, sạch sẽ, không gây tiếng ồn, bụi bặm quá mức cho phép. - Khi đổ bê tông, trước khi xe chở bê tông, máy bơm bê tông ra khỏi công trường cần được vệ sinh sạch sẽ tại vòi nước gần khu vực ra vào. - Nếu mặt bằng công trình lầy lội, có thể lát thép tấm để xe cộ, máy móc đi lại dễ dàng, không làm bẩn đường sá, bẩn công trường...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án tốt nghiệp Thi công cọc khoan nhồi và tường vây.doc