A. Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài
B. Phần nội dung
Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng.
1.1. Một số vấn đề cơ bản về vàng.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.2. Vài nét khái quát về lịch sử ra đời của vàng.
1.1.3. Chế độ tiền tệ.
1.1.4. Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội.
1.1.5. Đơn vị đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về thị trường vàng.
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các hình thức đầu tư vàng.
1.2.2.1. Thị trường vàng giao ngay.
1.2.2.2. Thị trường vàng kỳ hạn.
1.2.2.3. Mở tài khoản giao dịch vàng, forex.
1.3. Kinh nghiệm quản lý vàng trên thế giới.
Kinh nghiệm quản lý vàng của Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước.
2.1. Thực trạng thị trường vàng thế giới.
2.1.1. Tình hình sản xuất, khai thác, tiêu thụ vàng trên thế giới.
2.1.2. Thực trạng các hình thức đầu tư vàng trên thế giới.
2.1.3. Biến động giá vàng thế giới năm 2010 đến nay.
2.2. Thực trạng thị trường vàng Việt Nam.
2.2.1. Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại Việt Nam.
2.2.2. Biến động giá vàng trên thị trường Việt Nam.
2.2.3. Những bất cấp và điểm yếu của thị trường vàng Việt Nam.
2.3. Mối liên hệ giữa thị trường vàng thế giới và thị trường vàng Việt Nam.
Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
3.1. Định hướng.
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam.
3.2.1. Lấy vàng làm công cụ để hoán đổi ngoại tệ
3.2.2. Quản lý xuất nhập khẩu vàng.
3.2.3. Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.4. Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
3.2.5. Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
3.2.6. Tổ chức lại thị trường giao dịch vàng, thành lập trung tâm giao dịch vàng.
3.2.7. Liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
C. Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường vàng thế giới và tác động đến giá vàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
“Thị trường vàng thế giới và tác động đến Việt Nam”
Nhóm 14:
Lưu Mạnh Hùng
Nguyễn Tiến Huy
Phạm Thanh Huyền
Trần Thị Lai
Nguyễn Ngọc Nam
Nguyễn Mạnh Toàn.
Đề cương
Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu đề tài
Phần nội dung
Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng.
Một số vấn đề cơ bản về vàng.
Khái niệm.
Vài nét khái quát về lịch sử ra đời của vàng.
Chế độ tiền tệ.
Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội.
Đơn vị đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước.
Một số vấn đề cơ bản về thị trường vàng.
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các hình thức đầu tư vàng.
1.2.2.1. Thị trường vàng giao ngay.
1.2.2.2. Thị trường vàng kỳ hạn.
1.2.2.3. Mở tài khoản giao dịch vàng, forex.
1.3. Kinh nghiệm quản lý vàng trên thế giới.
Kinh nghiệm quản lý vàng của Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước.
2.1. Thực trạng thị trường vàng thế giới.
2.1.1. Tình hình sản xuất, khai thác, tiêu thụ vàng trên thế giới.
2.1.2. Thực trạng các hình thức đầu tư vàng trên thế giới.
2.1.3. Biến động giá vàng thế giới năm 2010 đến nay.
2.2. Thực trạng thị trường vàng Việt Nam.
2.2.1. Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại Việt Nam.
2.2.2. Biến động giá vàng trên thị trường Việt Nam.
2.2.3. Những bất cấp và điểm yếu của thị trường vàng Việt Nam.
2.3. Mối liên hệ giữa thị trường vàng thế giới và thị trường vàng Việt Nam.
Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
3.1. Định hướng.
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam.
3.2.1. Lấy vàng làm công cụ để hoán đổi ngoại tệ
3.2.2. Quản lý xuất nhập khẩu vàng.
3.2.3. Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.4. Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
3.2.5. Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
3.2.6. Tổ chức lại thị trường giao dịch vàng, thành lập trung tâm giao dịch vàng.
3.2.7. Liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
C. Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần mở đầu
Tính tất yếu lựa chọn đề tài.
Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang ở bối cảnh kinh tế vô cùng phức tạp, không chỉ khó khăn và phức tạp cho nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đến tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Kể từ khi gia nhập WTO đến nay ( 1/2007), nền kinh tế Việt Nam đã phát triển với nhiều thành tích ấn tượng và vượt trội. Tuy nhiên có thể thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự chưa báo hiệu được chính xác tình hình kinh tế do những hạn chế đặc trưng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, có thể thấy những năm gần đây những biến động của thị trường vàng thế giới có tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta cũng như các nước khác. Thị trường vàng hiện nay trong nước và trên thế giới biến động mạnh với việc giá vàng tăng liên tục và đôi khi cũng giảm liên tục trong một vài năm trở lại đây nhất là từ đầu năm nay cũng khá phức tạp. Nghiên cứu thị trường vàng thế giới và tác động tới thị trường vàng Việt Nam không chỉ cung cấp nhận thức cơ bản về vàng và thị trường vàng, mà còn giúp ta nhận thấy được thực trạng và từ đó đưa ra các dự báo, định hướng, giải pháp ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: tìm ra mối liên hệ giữa thị trường vàng thế giới và thị trường vàng Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vàng và thị trường vàng.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vàng của một số nước trên thế giới.
Nghiên cứu thực trạng thị trường vàng thế giới và thực trạng thị trường vàng Việt Nam, từ đó nghiên cứu sự tác động của thị trường vàng thế giới tới thị trường vàng Việt Nam.
Nghiên cứu đề ra giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: thị trường vàng thế giới và tác động của thị trường vàng thế giới tới thị trường vàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường vàng thế giới, và thị trường vàng Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt xét từ 2010 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu.
Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp dự báo..
Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm có ba chương.
Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng.
Chương II: Thực trạng thị trường vàng thế giới và thị trường vàng thế giới.
Chương III: Định hướng phát triển và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan về vàng và thị trường vàng
Một số vấn đề cơ bản về vàng.
Khái niệm
Vàng ( Gold ) là một loại hàng hóa được giao dịch trong thị trường. Vàng còn là loại tài sản có tính thanh khoản cao, được chấp nhận như một loại tiền đặc biệt tại tất cả các nước trên thế giới.
Vài nét khái quát về lịch sử ra đời của vàng.
Từ thế kỷ 7 trước công nguyên tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến. Kim loại được chọn làm bản vị cho các chế độ tiền tệ các nước cũng được thay thế từ những kim loại kém giá (sắt, đồng, kẽm..) cho tới những kim loại có giá trị cao (bạc, vàng..). Trong giai đoạn đầu để thanh toán cho nhau người ta thường cân, đong những kim loại phù hợp. Để tạo điều kiện dễ dàng một số thương nhân đã tự in đúc tiền và sau này nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia và thống nhất kỹ thuật in đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền, đồng thời chứng thực quyền lực của nhà nước.
Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao, tồn tại như một hình thức được nhiều người chấp nhận và phải có độ bền cao để bảo tồn giá trị theo thời gian. Từ đó, vàng bạc đã loại dần các kim loại khác để trở thành kim loại phổ biến trong thế kỷ 18 và 19. Trong giai đoạn này có những nước đã thực hiện chế độ song bản vị. Tuy nhiên cùng tồn tại bên cạnh vàng, vai trò trao đổi của bạc bị giảm sút không chỉ về hình thức mà giá trị quý hiếm của vàng ngày càng cách xa bạc. cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi giá bạc trên thị trường bị giảm mạnh, hầu hết các nước phương Tây đã áp dụng chế độ bản vị vàng và mối quan hệ giao thương đã bị phụ thuộc nhiều vào Châu Âu nên sau đó các nước châu Á lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng.
Chế độ tiền tệ.
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia đã được quy định thành luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất
Chế độ song bản vị.
Chế độ song bản vị là chế độ trong đó Nhà nước định nghĩa đơn vị tiền tệ của quốc gia mình vừa theo vàng vừa theo bạc. Chế độ song bản vị có đặc điểm chủ yếu là:
Một tương quam giữa vàng và bạc được định nghĩa chính thức.
Sự tự do đúc vàng, bạc thành tiền và ngược lại.
Định luật Gressham được sử dụng để giải thích sự sụp đổ của chế độ song bản vị.
Từ những năm 1867, do bạc được sản xuất nhiều, bạc dần dần bị mất giá gây nhiều khó khăn cho các nước áp dụng chế độ song bản vị. Với việc sử dụng bạc làm căn bản định nghĩa cho đơn vị tiền tệ, nước Đức bãi bỏ bạc năm 1871, Hà Lan 1875, Áo 1892, Hoa Kỳ 1900, Đông Dương 1930..
Chế độ bản vị vàng
Chế độ bản vị vàng là chế độ trong đó Nhà nước định nghĩa đơn vị tiền tệ của quốc gia mình theo vàng. Nhà nước sẽ quy định rõ trọng lượng chuẩn độ, hình dáng và kích thước, tên gọi của đơn vị tiền tệ quốc gia.
Chế độ bản vị vàng có các đặc điểm:
Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo vàng.
Người dân được đổi tiền lấy vàng theo định nghĩa chính thức.
Người dân được tự do đối những thỏi vàng lấy tiền tại những sở đúc tiền của Nhà nước ra nước ngoài và ngược lại.
Giá trị danh nghĩa của đơn vị tiền tệ phù hợp với giá trị nội tại của đơn vị tiền tệ.
Trong đó, chế độ bản vị vàng còn có các hình thức; chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thoi, chế độ bản vị vàng giấy.
Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội
Vàng đối vơi sự ra đời của tiền tệ: Theo C.Mac tiền tệ có 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong đó vàng đóng vai trò quan trọng trong chức năng là thước đo giá trị.
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó
Đối với đời sống kinh tế xã hội:
Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình – một tài sản có giá trị thực ít biến động hơn các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính.
Vàng được xem là nơi ẩn nấp an toàn khi áp lực lạm phát xảy ra do áp lực lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền mất giá và các nhà đầu tư thường có khuynh hướng mua vàng vào để cất trữ.
Vàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn: khi thị trường tồn tại nhiều bất ổn như thiên tai, chiến tranh… các nhà đầu tư có xu hướng mua vàng để bảo vệ giá trị của đồng tiền
1.1.5. Đơn vị đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước:
1.5.1.1 . Các đơn vị đo lường của vàng:
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây(lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1ounce tương đương 31.103476 gram. Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
Thị trường vàng thế giới
Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce
1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
1 lượng = 1.20556 ounce
Thị trường vàng trong nước
Đơn vị yết giá: VND/lượng
Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng:
Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND
1.1.5.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước:
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới:
Sự biến động của giá đô la Mỹ - lãi suất tiền gởi của Mỹ.
Sự biến động của giá dầu.
Mức độ lạm phát của nền kinh tế Mỹ.
Một số chỉ số của nền kinh tế Mỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng giá vàng trong nước:
Giá vàng trên thế giới.
Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức.
Chính sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn.
Một số vấn đề cơ bản về thị trường vàng.
Khái niệm
Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng.
Các hình thức đầu tư vàng.
Hiện nay, khi thị trường tài chính phát triển, các hoạt động kinh doanh, đầu cơ vàng, ngoại tệ và chứng khoán trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Khởi đầu là sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán, kế đến là sự xuất hiện các sàn giao dịch vàng, rồi các hoạt động đầu cơ mua bán ngoại tệ cũng dần xuất hiện càng nhiều … Tất cả góp phần tạo nên không khí sôi động, phát triển đáng khích lệ, thể hiện sự nổ lực, năng động và hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế, tài chính thế giới của chúng ta. 1.2.2.1. Các sàn giao dịch trong nước (thị trường vàng giao ngay).
Là thị trường mà nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điển thỏa huận, tuy nhiên cần có thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua lớn. 1.2.2.2. Thị trường vàng kỳ hạn:
Thị trường vàng mà cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và vào một ngày cụ thể trong tương lai. Mục đích của các hợp đồng kỳ han là nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản trong tương lai.1.2.2.3. Mở tài khoản giao dịch vàng, forex.
`Là thị trường giao dịch trực tuyến 24/24, 5 ngày trong tuần theo giá thế giới cập nhật từng giây với giao dịch thực hiện được thể hiện minh bạch, chính xác, có thể theo dõi các lệnh mua bán, lãi lỗ trực tiếp dễ dàng. 1.3. Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số nước trên thế giới.
Trên thế giới, mỗi nước có một cách quản lý khác nhau. Trung Quốc là nước có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng. Từ năm 1949 đến năm 2001, nhà nước độc quyền về vàng, mọi hoạt động thu mua trong nước, kể cả xuất, nhập khẩu đều do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) đảm nhiệm. Từ năm 2001 đến nay chính sách độc quyền nhà nước về vàng mới được nới lỏng có mức độ. Tháng 8/2001, các công ty kinh doanh vàng bạc mới được mua lại vàng trang sức từ dân chúng. Từ tháng 10/2002, Sàn giao dịch vàng Thượng hải chính thức hoạt động được coi là bước đột phá trong chính sách quản lý thị trường vàng của Trung Quốc. Nhưng phải đến tháng 12/2006 ngân hàng nhân dân Trung Quốc mới cho phép nhà đầu tư cá nhân giao dịch vàng miếng trên Sàn giao dịch vàng Thượng hải. Kinh nghiệm quản lý vàng của Trung quốc là rất quý, nhờ có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước ổn định được thị trường tiền tệ, ổn định được tỷ giá và phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Chương II: Thực trạng thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước.
2.1. Thực trạng thị trường vàng thế giới
2.1. 1. Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới
Tính đến nay, năm 2011 Trung Quốc đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới.Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc độ đã giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70% sản lượng thế giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Trung Quốc hiện đã trở thành một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới với sản lượng lên tới 345 tấn trong năm nay.Không như nhiều quốc gia khác có chính sách cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá vàng đi lên để bắt kịp giá trị kinh tế, Trung Quốc lại có kế hoạch sản xuất ngày càng nhiều vàng hơn nữa.Theo sau Trung Quốc là Australia với 255 tấn, Mỹ với 230 tấn, Nam Phi với 191 tấn...Các nước trên thế giới đã không ngừng tham gia vào công cuộc sản xuất vàng và tỷ lệ sản lượng vàng đã không ngừng gia tăng.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng vàng thì nhu cầu vàng trên toàn cầu cũng tăng mạnh. Hội đồng Vàng Thế giới WGC vừa đưa ra báo cáo cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu trong quý 1 năm 2011 đạt đến 981,3 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng thanh và vàng xu cao hơn các sản phẩm vàng khác. Ngoài ra, việc Ngân hàng Trung ương của nhiều nước tăng dự trữ vàng cũng kích thích nhu cầu trên thị trường. Thị trường Trung Quốc được xem là nhân tố chính thúc đẩy sức tiêu thụ vàng trên thế giới.Trong quý 1 năm 2011, thị trường vàng trang sức trên thế giới tăng đều, riêng thị trường Trung Quốc tăng đến 21% lên 142,9 tấn so với cùng kì năm ngoái. Ấn Độ hiện vẫn là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Năm 2010, nhu cầu vàng của nước này tăng 66% lên 963 tấn.
2.1. 2. Thực trạng các hình thức đầu tư vàng trên thế giới.
2.1.2.1. Đầu tư trên thị trường giao ngay (spot market)
London là trung tâm của thị trường vàng giao ngay toàn cầu, với giá trị giao dịch vào khoảng 30 tỷ USD được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của London mỗi ngày. Để tiết giảm chi phí và những rủi ro về an ninh, vàng thỏi thường không được di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Thay vào đó, các vụ giao dịch đều được thực hiện thông qua giấy tờ. Các thị trường vàng vật chất giao ngay quan trọng khác của thế giới bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Mỹ.
2.1.2.2. Thị trường kỳ hạn (futures market)
Các nhà đầu tư cũng có thể gia nhập thị trường vàng thông qua các sàn giao dịch vàng kỳ hạn. Tại các sàn kỳ hạn, giới đầu tư giao dịch các hợp đồng để mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể, chẳng hạn như vàng ở một mức giá cố định vào một ngày nhất định trong tương lai. Bộ phận COMEX trên Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là thị trường vàng kỳ hạn lớn nhất thế giới xét về khối lượng giao dịch. Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là thị trường kỳ hạn lớn nhất ở châu Á. Tháng 1/2008, Trung Quốc đã mở sàn giao dịch vàng kỳ hạn đầu tiên. Nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mở sàn vàng kỳ hạn.
2.1.2.3. Các quỹ tín thác (ETF)
Các ETF phát hành chứng chỉ quỹ được đảm bảo bởi vàng vật chất. Các nhà đầu đầu tư sở hữu các chứng chỉ này sẽ được hưởng lợi/chịu thiệt từ sự tăng/giảm của giá vàng mà không cần phải trực tiếp nắm giữ vàng.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới hiện nay là SPDR Gold Trust ở New York. Lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã đạt mức kỷ lục hơn 1.320 tấn vào tháng 6 vừa qua. Hiện tại, khối lượng vàng trong SPDR Gold tương đương với hơn một nửa sản lượng khai khoáng vàng toàn cầu hàng năm và có giá trị vào khoảng 52,6 tỷ USD.
Ngoài SPDR Gold, còn có các ETF vàng lớn khác như iShares COMEX Gold Trust, ETF Securities' Gold Bullion Securities, ETFS Physical Gold, và Zurich Cantonal Bank's Physical Gold.
2.1.3. Biến động giá vàng thế giới từ năm 2010 cho đến nay.
Năm 2010 là năm đánh dấu đỉnh cao của một thập kỉ liền tăng giá liên tục. Hiệp hội vàng thế giới ngày 3/1 cho biết giá vàng đã tăng tới 1430,9 USD/ounce vào ngày 7/12/2010 và tính cho cả năm giá vàng tăng tới 30%. Diễn biến giá vàng trong cả năm 2010 khá phức tạp: đầu năm giá vàng thế giới chưa tới 1.100 USD/ounce, nhưng tới tháng 8/2010 lên cao vượt ngưỡng 1.200USD/ounce; tháng 9/2010 tới ngưỡng 1.300 USD/ounce; tháng 11/2010 vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce và tháng 12/2010 giá vàng tăng leo lên 1.430,9 USD/ounce vào ngày 7/12/2010. Tuy có hạ nhiệt sau đó, nhưng giá vàng thế giới vẫn dao động ở mức 1.300-1.400 USD/ounce.
Bước sang năm 2011, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh mẽ dao động trên biên độ khá rộng 1.350-1.367USD trong phiên giao dịch NewYork ngày 8/2/2011. Sang đến ngày đầu tháng 3/2011 giá vàng vượt ngưỡng cao nhất năm 2010 và lập kỉ lục mới chạm mốc 1.445,7USD/ounce, dù ở mốc này không lâu lại quay đầu giảm giá. Ngày 18/7/2011 giá vàng giao ngay tại London là 1.601USD/oz, giá vàng đã lập kỉ lục mới, vàng đắt chưa từng có trong lịch sử ở cả thị trường trong nước và trên thế giới.Một nguyên nhân quan trọng nhất đó là khủng hoảng nợ đã kéo giá vàng thế giới đi lên. Khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày một lan rộng. Lần lượt Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch, Moody’s và S&P hạ bậc tín nhiệm và phải xin giải cứu từ IMF và ECB. Hy Lạp thậm chí còn bị Fitch hạ xuống mức CCC, chỉ trên mức phá sản ba bậc.
Nước Mỹ cũng đối diện với nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật. Tính đến hết tháng 6.2011, con số nợ của Chính phủ Mỹ đã lên tới 14.460 tỉ USD, tương đương 98,6% GDP năm 2010 và vượt xa mức trần nợ 14.294 tỉ USD được quốc hội phê chuẩn từ tháng 2.2010. Quốc hội Mỹ đang bế tắc trong việc xem xét nới trần nợ, trước khi nước này bị coi là vỡ nợ kể từ 1.8 tới. Fed đang bị chia rẽ về việc có gói giải cứu thứ ba. Nếu trần nợ được nới và Fed bơm thêm USD ra thì giá vàng sẽ lại có thêm sức tăng giá do cung tiền đẩy lạm phát lên cao.
Do vậy, vàng tiếp tục được ưa chuộng và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng cao. Nhiều tổ chức đầu tư vẫn mua vàng với số lượng lớn. SPDR, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới, đã mua 20 tấn vàng trong ngày 12.7 và gần 11 tấn vàng trong ngày 15.7, dấu hiệu cho thấy nhu cầu sẽ còn gia tăng đối với hàng hoá kim loại quý này.
2.2.Thực trạng thị trường vàng Việt Nam .
Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại VN
Việt Nam cho phép nhập nhẩu vàng từng những năm 90. Năm 97 do khan hiếm ngoại tệ chính phủ cấm nhập khẩu vàng, cho tới 2001 thì mới cho phép nhập khẩu trở lại.
Năm 2008, NHNH chi cấp phép cho nhập 73.5 tấn. Tuy nhiên trong bối cánh giá dầu thế giới tăng theo từng tuần, chứng khoán mất giá, USD bất thường và bất đậu sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả trong việc bảo lưu và là kênh đầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào VN là 43 tấn chỉ trong 4 tháng đầu năm. Ngoài ra, mức nhập khẩu vàng khối, loại vàng dùng cho đầu tư tăng hơn 110% so với năm 2007 khiến VN trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất thế giới
Các nhà địa chất trữ lượng vàng nước ta còn khoảng 1000-3000 tấn. Việt Nam cũng có nhiều mỏ quặng với tình hình khai thác và quy mô khác nhau ở Ngân Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam,… Tuy nhiên 95% lượng vàng tiêu thụ tại thị trường trong nước đề được nhập khẩu. Do vậy, mọi biến động về giá vàng tỉ giá, lãi suất và các đồng tiền chủ đạo trên thế giới đều gâp ra những ảnh hưởng nhất thời đến nước ta.
Biến đông giá vàng trên thị trường VN
Cùng với sự biến đổi của giá vàng thế giới thì giá vàng VN những năm gần đây biến động khác phức tạp. Những kỉ lục mới được thiết lập và ko ít nhưng qũy đầu tư, nhà đầu cơ phải sử sốt về sự bứt phá ngoạn mục này.
Năm 2010 là năm tăng kỉ lục của vàng khi mỗi lượng vàng trong nước tăng đến 9,5 triệu đồng do giá vàng thế giới tăng hơn 300 USD/ounce, từ 1.100 USD lên trên mốc 1.400 USD/ounce. Sự tăng vọt của giá vàng đồng thời gây ra những cơn sốt chưa từng có trên thị trường. Nhiều người Việt có thói quen tích trữ vàng thay vì đầu tư hay gửi tiết kiệm. Một số giao dịch có giá trị lớn trên thị trường được định giá bằng vàng như giao dịch nhà đất. Vì vậy sự biến động của thị trường vàng thế giới gần như ngay lập tức tác động nhiều đến thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc giá vàng biến động mạnh trong năm vừa qua được nhận định không chỉ do nhu cầu thực sự của người dân mà còn chịu tác động từ những chính sách của nhà nước như việc hạn chế nhập khẩu, chậm cấp quota nhập vàng... Đỉnh điểm của đợt sốt giá vàng trong nước năm 2010 là ngày 9/11, giá vàng lên tới 38,2 triệu đồng/lượng, khối lượng bán ra ở các cửa hàng tăng vọt, lượng mua vào không đáng kể. Chênh lệch giữa giá mua - bán lên tới cả triệu đồng/lượng nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua.
Ngày 6/1/2010, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Thời hạn này sau đó đã được lùi đến ngày 30/3 và 31/7. Quyết định này khiến cho thị vàng trầm lắng trong một thời gian. Tuy nhiên, trước nhu cầu của giới đầu tư, những sàn vàng “chui” vẫn tồn tại, gây ra nhiều rủi ro với các nhà đầu tư. Trước tình hình này, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã có đề xuất với Chính phủ khôi phục lại hoạt động của sàn vàng nhưng có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Năm 2011, Trong 6 tháng đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 8,3% và vẫn còn bỏ ngỏ khả năng biến động mạnh như một vài năm trước. Mặc dù trong tháng 6, giá vàng có những biến thái chậm chạp nhưng nhiều chuyên gia đã dự đoán giá vàng sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Trong 6 tháng đầu năm, giá vàng tăng giảm trong biên độ vừa phải, tuy nhiên những biến động này chỉ mang tính nhất thời do ảnh hưởng của giá vàng thế giới hơn là nhu cầu giao dịch thực của các nhà đầu tư. Tính đến cuối tháng 6, giá vàng đã tăng hơn 8,3% so với thời điểm thấp nhất vào ngày 26/1/2011 (3.535.000đ/chỉ vàng 99,99%). Khác với năm trước, bất cứ khi nào giá vàng biến động các nhà đầu tư lớn nhỏ đều lao theo với mục đích lướt sóng kiếm lời nhưng do năm nay lạm phát tăng cao, lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng mạnh và ổn định khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm hưởng lãi thay vì phải thấp thỏm chờ đợi giá vàng vượt dốc. Đặc biệt khi Chính phủ ra Nghị định cấm kinh doanh vàng miếng tại các cửa hàng vàng bạc tư nhân có hiệu lực, nhiều nhà đầu tư đã chùn bước trước việc gom giữ vàng cũng như mua vàng làm của để dành. Bên cạnh đó, sau khi có thông tin vàng bị trộn Vonfam xuất hiện trên thị trường cũng khiến nhiều nhà đầu tư e ngại nếu mua phải vàng kém chất lượng.
Như vậy, bước sang năm 2011 với nhiều giải pháp quản lý điều hành vĩ mô, nhất là đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ở trong nước đã ổn định trở lại, với 3 biểu hiện chủ yếu. Một là, tốc độ tăng của giá vàng đã chậm lại (sau 6 tháng chỉ tăng 5,18% - thấp chưa bằng một nửa tốc độ tăng 13,29% của giá tiêu dùng). Hai là, giá vàng trong nước đã chuyển từ vị thế luôn luôn cao hơn, sang thường xuyên thấp hơn giá vàng thế giới. Ba là, hiện tượng tái xuất vàng xuất hiện, tăng cao vào tháng 5, tháng 6 (kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm, nếu 4 tháng đầu năm là 106 triệu USD, thì tháng 5 lên đến 242 triệu USD, ước tháng 6 lên đến 630 triệu USD và tính chung 6 tháng lên đến 1027 triệu USD). Tuy nhiên, trong mấy hôm nay, đặc biệt là từ sáng ngày 13/7, giá vàng trong nước đã vượt qua mốc 39 triệu đồng/lượng, vượt xa so với đỉnh điểm 38,5 triệu đồng/lượng trước đây. Giá vàng trong nước tăng đột biến, vượt đỉnh cũ, chủ yếu do sự biến động của giá vàng trên thế giới. Giá vàng trên thế giới vào trưa ngày 14/7 (giờ Việt Nam) đã lên mức 1586,4 USD/ounce, vượt xa so với đỉnh điểm 1577 USD/ounce vào đầu tháng 5.
Những bất cập và điểm yếu của thị trường vàng Việt Nam
Thứ nhất, mức tăng giá vàng trong nước lớn hơn đáng kể so với mức tăng giá vàng trên thế giới
Thứ hai, là một thị trường nhỏ, nhập khẩu vàng, tức là ở vị trí chấp nhận giá (thay vì làm giá), nhưng thời điểm giá vàng lập kỷ lục ở Việt Nam đã diễn ra sớm hơn thời điểm giá vàng lập kỷ lục trên thị trường thế giới tới gần 1 tháng (giá vàng thế giới lập kỷ lục vào ngày 7/12/2010).
Thứ ba, xu hướng tăng giá vàng trong nước mạnh mẽ hơn nhiều so với xu hướng tăng giá vàng thế giới nói chung và các nước hấp thụ vàng lớn trên thế giới nói riêng. Theo WGC, mức độ giao động giá vàng thế giới năm 2010 là 16,1%, của Trung quốc là 15,8% và Ấn độ là 16,8%. Tính toán mức độ giao động của giá vàng trong nước năm 2010 (vi) cho thấy, mức độ giao động giá vàng trong nứơc là 11,8%, thấp hơn nhiều so với các mức giao động trên. Điều này cho thấy sự ổn định hơn của xu hướng đi lên đối với giá vàng trong nước.
Thứ tư, sự phát triển của TTV trong nước đôi khi trái chiều với sự phát triển của TTV thế giới. Trong khi TTV thế giới đang phát triển nhanh chóng, với các hình thái đầu tư hiện đại, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, với chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư, kinh doanh vàng vật chất, thì TTV Việt Nam lại giới hạn ở các giao dịch vàng vật chất và một số hình thái huy động, cho vay nhất định.
Mối liên hệ giữa thị trường vàng thế giới và thị trường vàng Việt Nam
Giá vàng thế giới tăng lại diễn ra gần như cùng một dịp với 4 hiện tượng gần đây ở trong nước. Đó là: Một, thị trường bất động sản giảm mạnh cả về số lượng giao dịch, cả về giá cả. Lượng vốn ở thị trường này đang ra nhiều hơn vào; cung đang lớn hơn cầu... Hai, thị trường chứng khoán lình xình. VN-Index đã xuống dưới mốc 419 điểm, giảm tới 14% so với đầu năm; HNX xuống dưới 72% so với điểm xuất phát; UpCOM còn xuống dưới 1/3 điểm xuất phát. Ba, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính theo tháng đã tăng chậm lại trong tháng 5 và tháng 6, hình thành xu hướng tháng sau tăng thấp hơn tháng trước, nay do giá thực phẩm tăng cao, sẽ có nguy cơ quay trở lại xu hướng của 4 tháng đầu năm: tốc độ tăng trong tháng sau cao hơn tháng trước. Bốn, lãi suất tiết kiệm bắt đầu có xu hướng giảm xuống, cộng với các tín hiệu khác (lãi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất trên thị trường mở giảm) tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Nay giá vàng tăng cao, nếu tới đây giảm xuống sẽ hút một lượng tiền vào đây, làm xuất hiện trở lại xu hướng tìm đến nơi trú ẩn là vàng.
Thị trường vàng thế giới đã có tác động không nhỏ tới vấn đề quản lý tiền tệ, ổn định vĩ mô và huy động nội lực phát triển kinh tế -xã hội, đó là: • Trước hết, trong bối cảnh giá trị đồng nội tệ thấp, áp lực mất giá lớn, thì sự gia tăng mạnh giá vàng, với xu hướng chắc chắn sẽ làm tăng các động lực sử dụng vàng với tính chất là một công cụ tiền tệ, cho tất cả các mục đích cất trữ, dự phòng, định giá và thanh toán, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam, với các qui định vàng khá thông thoáng (Trung Quốc mới nơi lỏng quyền sở hữu vàng cá nhân cách đây 3 năm), gây khó khăn cho việc quản lý tiền tệ của các cơ quan chức năng. Việc tăng mạnh gía vàng và sử dụng vàng cho các mục đích tiền tệ sẽ đội giá của các mặt hàng được mua – bán, thanh toán bằng vàng, gây sức ép không nhỏ tới lạm phát trong nền kinh tế. Một khi thiếu cơ chế quản lý vàng với tính chất là một công cụ tiền tệ trong trường hợp này sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đặc biệt với xu hướng giá vàng đang và sẽ còn diễn biến phức tạp. • Định hướng TTV vào các giao dịch vàng vật chất đơn lẻ sẽ có tác động tiêu cực nhất định tới sự phát triển của TTV trong nước, tới việc khơi thông nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội. • Quản lý TTV trong nước thoát ly với TTV thế giới còn chứa đựng các động cơ, những hành vi không đúng đắn (mua bán, xuất nhập lậu, đầu cơ). Duy trì chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước cũng sẽ tạo ra các nhóm lợi ích cục bộ, gây méo mó tới các quyết định cơ chế, chính sách có liên quan.
Chương III. Định hướng phát triển và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Rõ ràng vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lượng thị trường có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tư, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý thị trường vàng, vấn đề vàng hóa và USD hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược và chính sách hợp lý, chứ không thể chỉ dựa vào quota hoặc cấm đoán như hiện nay. Phải coi vàng như một ngoại tệ, như một dòng vốn để xây dựng cơ chế quản lý giám sát hữu hiệu theo nguyên tắc thị trường và có thể khai thác thị trường này nhằm tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế có lẽ là tư duy chính sách đúng đắn, trái lại nếu hạn chế, cấm đoán bằng hành chính chẳng những không mấy tác dụng khi quy mô thị trường đã rất lớn, mà còn tạo ra các giao dịch ngầm không thể kiểm soát được, nhất là trong bối cảnh giá vàng thế giới còn diễn biến rất phức tạp.
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
3.2.1. Lấy vàng làm công cụ để hoán đổi ngoại tệ
Vẫn biết rằng việc chuyển hóa vốn huy động vàng thành tiền Việt Nam là không đúng nhưng cũng không nên hạn chế hay cấm huy động, cho vay vàng bởi sẽ làm lãng phí một nguồn lực lớn của xã hội. Mà cần tìm được phương án khả thi cho nguồn vốn vàng, chẳng hạn như chuyển vàng thành ngoại tệ. Bộ Tài chính huy động vàng của dân thông qua trái phiếu vàng, sau đó NHNN đưa số vàng này ra nước ngoài để hoán đổi lấy ngoại tệ, dạng như cầm cố để lấy vốn cho đầu tư.
Phát hành trái phiếu bằng vàng để huy động vốn vàng trong dân vừa tăng thanh khoản vàng, vừa giúp ngân sách nhà nước có thêm vốn để triển khai các dự án, tăng dự trữ ngoại hối, giảm lượng ngoại tệ để nhập vàng. Khi đó, thay vì phải cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng thì có thể mua trực tiếp từ chính phủ.
Do đó, trước mắt các ngân hàng nên chuyển hình thức huy động vàng bằng sổ tiết kiệm sang chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, tuy nhiên lãi suất thì không đổi. Người dân sẽ mạnh dạn gửi tiết kiệm vàng vì vừa an toàn vừa được hưởng lãi
3.2.2.Quản lý xuất nhập khẩu vàng
Việt Nam trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại để việc xuất nhập khẩu vàng đồng thời, nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hayvàng miếng thay vì chỉ là vàng nguyên liệu hoặc nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập giá đã cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếng lại thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy định này gây tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng.
- 3.2.3 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế:
Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường quốc tế. Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường quốc tế và giúp việc xuất nhập được dễ dàng.
3.2.4. Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
NHNN nên phối hợp cùng với Vụ quản lý ngoại hối và Hiệp hội kinh doanh vàng ngồi lại cùng soạn thảo những quy định và chế tài riêng để áp dụng cho các tổ chức đang kinh doanh vàng trên tài khoản này để tránh rủi ro và thiệt hại cho nhà đầu tư
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nước khỏi phải thông qua các tổ chức nước ngoài (Option, Future, Mua bán khống…)
- NHNN cũng nên tổ chức tập trung và cho ra đời Trung tâm giao dịch dànhcho vàng để các ngân hàng k ý gửi và giao dịch, tránh phải vận chuyển tới lui, trung tâm giao dịch này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay chính phủ khi gặp khó khăn thanh khoản. Quy định tách riêng hoạt động quản lý và kinh doanh để tránh mâu thuẫn quyền lợi với nhà đầu tư.
- NHNN cũng nên xem xét lại việc dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dựtrữ nhằm can thiệp bình ổn tỷ giá, giá vàng khi cần thiết và tránh rủi ro biến động USD khi đồng tiền này có nguy cơ mất giá trên thị trường.
3.2.5. Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
- Kinh doanh vàng trạng thái:
Nếu có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, việc kinh doanh vàng trạng thái tại các ngân hàng sẽ đem đến nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng mặc dù không tránh khỏi nhữngrủi ro.
+ Thay vì duy trì số dư ngoại tệ trên một số ngân hàng nước ngoài thì nên chuyển một phần qua vàng để tăng thu nhập khi có biến động giá. Mua vàng khi giá thấp để cho vay hoặc đầu tư và bán vàng khi giá cao hoặc bán nguồn vàng huy động được của khách hàng với giá cao và muavào trả lại vào lúc giá thấp – kinh doanh trạng thái này tuy chứa đựng rủi ro nhưng đem đến lợi nhuận vô cùng hấp dẫn.
- Kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái:
+ Ngân hàng có thể vay vàng hoặc lấy vàng huy động để bán kết hợp với việc mua một quyền chọn mua (call option) trong tương lai hoặc muavàng kết hợp với việc mua một quyền chọn bán (put option) trong nhữngthời điểm phù hợp. Việc kinh doanh này không tồn tại trạng thái, ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán trạng thái trong thời gian dài để kiếm lời.
+ Đồng thời, phát huy nghiệp vụ Option khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng vàng, tránh trường hợp nhà đầu tư không đủ khả năng trả nợ khi giá vàng biến động quá lớn.
3.2.6. Tổ chức lại thị trường giao dịch vàng, thành lập trung tâm giao dịch vàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, vàng cũng chỉ là một tài sản, một kênh đầu tư tương tự như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản. Khi kênh đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận thì dòng tiền sẽ dồn vào đấy. Sự tồn tại của thị trường giao dịch vàng là điều tất yếu. Vấn đề là sẽ quản lý thế nào để thị trường hoạt động quy củ, bài bản và không gây rủi ro cho nền kinh tế? Có chăng nên xây dựng Sở Giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia, thay thế cho thị trường vàng vật chất tự do. Và khi quản lý tập trung thì Nhà nước sẽ quản lý được. Nhà nước sẽ kiểm soát khối lượng doanh thu vàng trong năm là bao nhiêu, các nhà đầu tư phải trả thuế gì và con số là bao nhiêu. Hiện tại nhà nước đang bỏ ngỏ thuế doanh thu vì không quản lý được. Khi có sàn vàng vật chất cấp quốc gia, người dân muốn đầu tư vàng phải đem vàng vào. Để tránh tình trạng đầu cơ thì tỷ lệ ký quỹ có thể là 90% thậm chí là 100%. Như vậy, khi lượng vàng để trong két sắt của người dân được đem đến giao dịch và thông kê qua sở giao dịch vàng vật chất thì Nhà nước sẽ trả lời được chính xác lượng vàng trong dân là bao nhiêu.
Thành lập Sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia đồng nghĩa với việc phải xác định được những thành phần tham gia thị trường, mối quan hệ của các thành phần này với các cơ quan quản lý nhà nước và sở giao dịch cấp quốc gia. Các thành viên của sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia có thể là các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng, các ngân hàng thương mại... Tuy nhiên đây phải là những đơn vị kinh doanh lớn có đủ năng lực.
Khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, thì thị trường vàng trong nước và quốc tế sẽ quan hệ với nhau như thế nào cần phải được tính đến. Sự chêch lệch vô lý giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước trong thời gian qua là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý đầu cơ và sự chảy máu ngoại tệ do nhập khẩu lậu vàng qua biên giới. Cách đây 10 năm Thái Lan cũng quản lý xuất nhập khẩu vàng bằng quota xuất nhập khẩu, bằng các mệnh lệnh hành chính nhưng không ngăn nổi tình trạng buôn lậu vàng gia tăng. Đến năm 2000 Thái Lan đã bỏ cách làm này và thực hiện quản lý theo tín hiệu thị trường. Nếu có thị trường vàng thông suốt gắn với thị trường vàng thế giới, sẽ triệt tiêu được buôn lậu - chứ không phải là tăng cường các biện pháp hành chính. Khi còn để chêch lệch giữa giá vàng thị trường trong nước và thị trường thế giới thì tình trạng buôn lậu sẽ không tránh khỏi.
Năm 2009 Chính phủ đã cấm “tổ chức thực hiện kinh doanh sàn vàng trên tài khoản dưới mọi hình thức” do chưa có cơ quan quản lý sàn vàng, chưa có các quy định, chế tài cụ thể và thiếu cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế kỹ thuật, hoạt động đầu tư trên sàn thiếu chuyên nghiệp.Như vậy có thể thấy rằng, việc đóng cửa sàn vàng này chỉ có tính chất tạm thời bởi lẽ việc xuất hiện các sàn giao dịch vàng và hàng hóa là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế, thúc đẩy sự lưu thông vàng trên thị trường.
Nhưng nếu lặp lại hình thức kinh doanh vàng ký quỹ qua tài khoản thì không thể giải quyết được vấn đề hiện nay của thị trường vàng. Sàn vàng nên là một bộ phận trực thuộc Sở giao dịch hàng hóa (giống như Comex thuộc Nymex), tức xem vàng là một loại hàng hóa. Nhà nước đóng vai trò quản lý tập trung, các ngân hàng/doanh nghiệp là thành viên của sàn vàng.
Điều tiết hoạt động Sàn vàng bằng các giải pháp kỹ thuật như: Đối tượng tham gia, tỷ lệ ký quỹ, quy mô trạng thái mở qua đêm được phép duy trì, dư nợ ín dụng tại Sàn vàng và quan trọng là các chế tài xử lý.
Ngân Hàng Nhà Nước xem xét tổ chức thi và cấp chứng chỉ kinh doanh vàng cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành vàng, tương tự như chứng chỉ kinh doanh chứng khoán...
Người dân đi mua vàng và găm giữ là có tâm lý bất ổn. Nếu kinh tế phát triển, ổn định, doanh nghiệp ăn nên làm ra, quản lý của các cơ quan chức năng về thị trường tốt thì người dân sẽ chọn kênh đầu tư khác chứ không phải là vàng.
3.2.7. Liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
Xuất nhập khẩu vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì quota như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho nhà nước. do không kiểm sóat được lượng vàng xuất nhập khẩu nên sẽ không có thông tin chính xác về cung – cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ chế quota xuất nhập khẩu vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.
Liên quan tới thuế xuất nhập khẩu vàng cũng không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của vàng rất cao. thực tế, quí I/2009, việt nam đã có xuất siêu nhờ xuất siêu vàng. thuế xuất khẩu vàng cũng nên được cân nhắc ở mức phù hợp, khuyến khích việc khơi thông đầu ra, qua đó phát triển công nghịêp khai thác vàng và công nghiệp chế tác vàng trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực kinh tế lớn, cùng với vấn đề khủng hoảng nợ ở Châu Âu và khả năng vỡ nợ của Mỹ sẽ làm các quốc gia khác ảnh hưởng không nhỏ, giá dầu thô và các loại hàng hóa tăng cao chưa có dấu hiệu giảm, đồng thời giá vàng cũng diễn biến thất thường, đòi hỏi Việt Nam cũng phải chuẩn bị những phương án, giải pháp đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Hội nhập ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu. Trong đó hội nhập về tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính bên ngoài là không nhỏ. Tìm hiểu thị trường vàng thế giới và tác động đến thị trường vàng Việt Nam không chỉ là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức về vàng và kinh doanh vàng, từ đó có thể dự đoán xu hướng và đưa ra giải pháp hữu hiệu cho ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển thị trường vàng. Theo đó, vàng với hàm lượng vàng cao nên được quản lý với tích chất của một công cụ tiền tệ. Nhà nước cần phải nắm quyền và có các công cụ hữu hiệu để điều chỉnh cung – cầu vàng, chủ động quản lý có hiệu quả, hiệu lực tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quản lý vàng với tính chất của một công cụ tiền tệ, cần có lộ trình cụ thể cho việc phát triển phát triển theo thông lệ quốc tế, đa dạng hoá các kênh đầu tư, liên thông thị trường trong nước và quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Billbuck- Đơn vị đo lường và cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước.
2. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng- Giáo trình Kinh tế quốc tế- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
3. Đặng Chí Chơn, Hồ Diệu, PTS Ngô Hường, PTS Đỗ Linh Hiệp, PTS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng- NXB TpHCM.
4. Nguyễn Hồng Hải- Trung Quốc “can thiệp” thị trường vàng như thế nào?
5. TS Vũ Minh Hằng, PGS.TS Sử Đình Thành - Nhập môn tài chính tiền tệ- NXB ĐH Quốc gia Tp HCM.
6. Julian D. W. Phillips-Kim loại quí và căn cứ phân tích kỹ thuật (Gold Forecaster – Precious Metals and the Validity of Technical Analysis – Part 1, Feb 2011) .
7. Dương Hữu Mạnh- Tiền tệ và tài chính quốc tế- NXB Thống kê.
8. Phí Đăng Minh- Ba khó khăn khi Nhà nước tích trữ vàng thay dân.
9. Dương Ngọc- bài viết : Thị trường vàng hai chiều hướng bốn hiện tượng.
10.Văn Thanh- bài viết: Giá vàng hiện nay và những yếu tố hỗ trợ.
11. Chiến Thần- Chơi vàng là gì, vàng tài khoản là gì?- Diễn đàn Forex Việt Nam.
12. GS.TS Lê Văn Tư- Thị trường hối đoái- NXB Thanh niên.
13.Trang USAgold,
14. Đặng Thị Tường Vân – Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.
15. Wikipedia- Bản vị vàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường vàng thế giới và tác động đến giá vàng việt nam.docx