Đề tài Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo

Lời nói đầu Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Với sự ưu đãi của tự nhiên là đường bờ biển dài 3260 km cùng nhiều kênh, rạch, sơng ngịi;thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đất nước.Để hiểu rõ hơn về những bước phát triển của ngành thủy sản trong thời gian qua, về thị trường xuất khẩu thủy sản cũng như tiềm năng lớn của thị trường này nhĩm em đã quyết định chọn đề tài ”Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo”.Thơng qua nghiên cứu này nhĩm mong muốn sẽ tìm ra được những nhân tố tác động mạnh tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đồng thời cĩ thể đưa ra được những biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Kết cấu đề tài: Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương III: Giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lôøi noùi ñaàu Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Với sự ưu đãi của tự nhiên là đường bờ biển dài 3260 km cùng nhiều kênh, rạch, sông ngòi;thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đất nước.Để hiểu rõ hơn về những bước phát triển của ngành thủy sản trong thời gian qua, về thị trường xuất khẩu thủy sản cũng như tiềm năng lớn của thị trường này nhóm em đã quyết định chọn đề tài ”Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo”.Thông qua nghiên cứu này nhóm mong muốn sẽ tìm ra được những nhân tố tác động mạnh tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đồng thời có thể đưa ra được những biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Kết cấu đề tài: Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương III: Giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam Thị trường xuất khẩu thủy sản là nơi mà các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được bán cho các khách hàng ở nước ngoài. 1.2. Các sản phẩm chính của thị trường xuất khẩu thủy sản ở nước ta Sản phẩm chính của ngành là các loại tôm đóng gói, cá tra, basa philê các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ trong các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị và nhà hàng cao cấp tại nhiều nước trên thế giới. Đa số các sản phẩm cũng chỉ qua sơ chế chứ chưa phải là các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao.SẢN 1.3. Vai trò của việc xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam 1.3.1. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 là hơn 200 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm trên 64% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ và dự kiến trong năm 2008 là khoảng hơn 50%. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.3.2. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. “Năm 2008, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam tại khu vực thành thị 18kg/người/năm; và tại khu vực nông thôn 10 – 12kg/người/năm”(Sơn Nghĩa,báo Sài Gòn tiếp thị) cao hơn mức trung bình của thịt heo: tại thành thị là 16kg/người/năm và tại nông thôn là 9-10kg/ người/năm. Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,4 triệu người (năm 2000) lên khoảng 4,5 triệu người năm 2008 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 120 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,6%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2.4%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.1. Khái quát thị trường thủy sản trên thế giới và Việt Nam Ngành nuôi thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ trong hơn 10 năm trở lại đây, đóng vai trò chính trong tăng trưởng thủy sản toàn cầu; trong đó nuôi nước ngọt (bao gồm cả nước ngọt và nước lợ) chiếm phần chính trong sản lượng nuôi toàn cầu. Theo đó, sản lượng nuôi toàn cầu trong năm 2007 đạt gần 52 triệu tấn tăng 4% so với năm 2005. Trong đó, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng ( chiếm tỷ trọng lớn nhất) ,đối trọng tương đương với phần còn lại của thế giới. Việt Nam thực sự tăng trưởng mạnh mẽ từ khoảng năm 2003 với ngành công nghiệp tôm và đặc biết là cá tra, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trong tổng sản lượng nuôi của toàn thế giới và cùng với xu hướng chung của thế giới, thủy sản nuôi là sản phẩm cơ bản trong bức tranh tăng trưởng của thủy sản Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, thủy sản Việt Nam sẽ vẫn còn khả năng tăng trưởng mạnh cùng với quá trình mở rộng thị trường do nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới vẫn tiếp tục tăng. 2.2. Tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Kết thúc năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,76 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu; cá đông lạnh chiếm hơn 33%. Cơ cấu giá trị xuất khẩu có thay đổi rõ rệt, tỷ trọng tôm xuất khẩu sẽ ngày càng giảm, tỷ trọng xuất khẩu cá tra, ba sa ngày một tăng lên. Và trong 10 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD vì thế nhiều khả năng ngành thủy sản sẽ đạt kế hoạch kim ngach xuất khẩu cho năm 2008 là 4.25 tỷ USD. Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu qua các năm Nguồn: Tổng cục thống kê. 2.2.2. Thị trường xuất khẩu chính Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng năm 2008 Nguồn:Thanh Huyền (HPtrade-2008) Hiện nay, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Nhật, Mỹ, Châu Á, EU. Trong 10 tháng đầu năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như sau: EU chiếm 25.62%, Nhật Bản chiếm 18.3%, Mỹ chiếm 16.41%, Hàn Quốc chiếm 5.64%, Nga chiếm 5.1%, còn lại là các thị trường khác. Như vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống. 2.2.3. Tiềm năng phát triển trong tương lai Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Dự kiến năm 2008 sản lượng thủy sản sẽ đạt 4.1 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 2.15triệu tấn, khai thác là 1.95 triệu tấn. Mục tiêu đề ra năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4.25 tỷ USD,tăng 13.3% so với năm 2007. 2.2.4. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Việt Nam có hệ thống sông ngòi đa dạng và bờ biển trải dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Là một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, Việt Nam có nguồn cung cấp thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản rất lớn, sẽ là nguồn cung cấp thủy sản nguyên liệu trong tương lai. Lực lượng lao động dồi dào là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp. 2.2.5. Những khó khăn chính trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu thuỷ sản là rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta ngày càng khắt khe, đáng chú ý là thị trường Nhật kiểm tra bắt buộc đối với 100% các lô tôm, mực xuất khẩu của nước ta. Thiếu nguyên liệu: hàng loạt nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… đang thiếu tôm sú nguyên liệu, phải giảm 30%- 50% công suất. Sự giảm giá mạnh của đồng Đôla Mỹ đã làm giảm lợi nhuận xuất khẩu thuỷ sản.Việc phát triển nuôi ồ ạt các đối tượng như tôm, cá tra, cá ba sa đã dẫn đến tình trạng không kiểm soát được con giống, thức ăn, môi trường và sử dụng các hoá chất Nhiều doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại hàng hóa nhiều nhưng mỗi loại lại không đáng bao nhiêu. Do nguồn nguyên liệu không ổn định nên khả năng giao hàng không thật chắc chắn. Điều này khiến cho việc tiếp thị bán hàng gặp khó khăn, ít doanh nghiệp tiếp cận được với các nhà mua hàng cỡ lớn, hàng hóa chưa được đưa trực tiếp vào chuỗi phân phối ở các nước nhập khẩu. 2.3. Xu hướng chuyển dịch thị trường xuất khẫu thủy sản 2.3.1. Xu hướng dịch chuyển cấu trúc thị trường xuất khẩu thủy sản trong những năm sắp tới Nhìn chung, các mặt hàng trên thế giới có xu hướng giảm giá vào những năm gần đây. Từ mức giá trung bình khoảng 4,89 USD/kg vào năm 2003, đơn giá trung bình đã giảm mạnh xuống còn 4,13USD/kg vào năm 2006 ( giảm 0,76USD/kg tương đương với 15% giá trị ban đầu). Nhưng xu hướng giảm giá có chững lại vào năm 2007 khi mặt hàng thủy sản của thế giới chỉ giảm nhẹ 1.5% giá trị. Ngược lại với xu hướng giảm giá của các mặt hàng thủy sản trên thế giới, từ năm 2003, thế giới đã chứng kiến một sự mở rộng thị trường mạnh mẽ, đặc biệt về phía các thị trường sản phẩm giá rẻ. Từ số lượng 83 thị trường vào năm 2003, đến năm 2004 số lượng thị trường đã tăng lên 108 thị trường ( mức tăng trưởng vào khoảng 30%) và tính đến năm 2007 là 146 thị trường (gấp 1.75 lần so với năm 2003). Trong các năm 2003-2008, thị phần xuất khẩu của thủy sản Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Đó là sự thu hẹp của các thị trường Nhật và thị trường Mỹ kèm theo sự giảm sút của thị trường tôm. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu có sự chuyển hướng sang các thị trường mới của EU và các thị trường ở khu vực Đông Âu với nhu cầu tiêu thụ các nước ngọt và các sản phẩm giá rẻ khá cao. Đi sâu vào phân tích thị trường Châu Âu, ta sẽ thấy một số tiềm năng của thị trường này. Quá trình mở rộng thị trường EU về phía đông bắt đầu từ năm 2004 và hiện vẫn đang tiếp tục. Quá trình này đang biến khu vực rộng lớn này thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhật của Việt Nam và thế giới. So với các thị trường truyền thống như Mỹ và Nhật Bản, thị trường Đông Âu “dễ tính” hơn nhiều. Mặt khác, do truyền thống và điều kiện kinh tế của mình, Đông Âu là khu vực tiêu thụ cá nước ngọt và thực phẩm giá rẻ lớn. Do đó, đây là phân khúc thị trường phù hợp với Việt Nam. Đồng thời, giá nhân công rẻ cũng một số điều kiện kinh tế xã hội đã cho phép Đông Âu phát triển ngành công nghiệp chế biến một cách mạnh mẽ, với sức tiêu thụ hàng nguyên liệu đầu ào cho chế biến ngày càng gia tăng. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro và tạo khả năng tồn tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đa dạng hóa thị trường , tìm hướng ra cho các mặt hàng thủy sản ngoài 3 thị trường lớn nhưng khó tính là EU, Mỹ và Nhật Bản. 2.3.2. Xu hướng chuyển dịch cấu trúc sản phẩm thủy sản ở Việt Nam Cho đến năm 2003, sản phẩm chủ lực của ngành xuất khẩu thủy sản vẫn là tôm. Và năm 2003 đã đánh dấu sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp cá tra. Tỷ trọng xuất khẩu cá tra từ khoảng 5% vào năm 2003 đã đạt gần 50% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản vào 6 tháng đầu năm 2008. Từ đó, sự mất cân bằng trong cấu trức sản phẩm nuôi càng được thể hiện rõ nét với tổng sản lượng xuất khẩu tôm và cá tra đã chiếm đến hơn 60%. Từ đó, ta thấy các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm tôm, cá tra – hai sản phẩm nuôi – và cá ngừ, mực, bạch tuộc – hai sản phẩm khai thác. Đồng thời, nhiều danh mục sản phẩm khác đã biến mất khỏi thị trường cũng với nhiều loại sản phẩm không có khả năng đi ra thế giới vì giá nguyên liệu tăng quá cao và không còn khả năng cạnh tranh. 2.4. Hai thị trướng sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam 2.4.1. Thị trường xuất khẩu tôm :Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong các năm gần đây, xuất khẩu tôm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, tôm hiện vẫn phải đối mặt với những thách thức nội tại khi ngành tôm vẫn chưa thể kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào lẫn các vấn đề xuất phát từ thị trường. Đồng thời, ngoài 2 thị trường truyền thống là Mỹ và Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường mới dễ tính hơn đáng chú ý nhất là sự tăng vọt của Hàn Quốc vào năm 2007 và 2008. Dự báo trong năm 2008-2009 , thị trường xuất khẩu tôm sẽ có những thách thức mới. Trước tác động của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu thị trường thủy sản sẽ bị thu hẹp. Theo đó, sản lượng xuất khẩu thị trường tôm năm 2008 sẽ đạt gần 180 ngàn tấn và mang lại trên 1,6 tỷ USD. Trong năm 2009, thị trường tôm xuất khẩu sẽ thu hẹp cả về khối lượng và giá trị. Thị trường cá tra, cá basa Năm 2005 là năm đánh dấu bước ngoặc của thị trường xuất khẩu cá tra , basa với sự chuyển hướng sang 3 thị trường mới : Nga, Ba Lan và Ucrania. Từ đó, thị trường cá tra – basa đã tăng trưởng nhanh chónh. Vào tháng 7/2008, xuất khẩu cá tra đạt mức tăng trưởng 94% đã nâng tăng trưởng của 7 tháng đầu năm lên mức 43% trong đó hai thị trường kéo tăng trưởng 7 tháng là Nga và Ucrania với mức tăng trưởng tương ứng là 92,7% và 200%. Hiện nay, xuất khẩu cá tra đã đạt trên 300 ngàn tấn và đem lại gần 800 triệu USD cho ngành thủy sản Việt Nam. Từ đó, ta thấy năm 2008 cho thấy sự hoàn tất xu hướng chuyển dịch của xuất khẩu cá tra sang các thị trường mới thuộc Đông Âu như Ucrania, Nga, Ba Lan thay cho thị trường Mỹ truyền thống. Đây là những thị trường tương đối dễ tính hơn, có thói quen tiêu thụ cá nước ngọt và có nhu cầu với sản phẩm giá rẻ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thương mại với khu vực ASEAN – thị trường tương đối dễ tính so với Mỹ và EU – rất đáng để các doanh nghiệp Việt Nam lưu ý phát triển. Chương III: Giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với những thay đổi tích cực của nền kinh tế, ngành thủy sản đã có nhiều bước tiến triển vượt bậc. Năng lực sản xuất, khai thác cũng như chất lượng hoạt động của ngành đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều mặt hàng thủy sản đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng và phát triển không ngừng cả về lượng và chất. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng với tốc độ cao đã đem lại nguồn thu tương đối lớn cho đất nước. Ngành thủy sản đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trên thị trường quốc tê.s Trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những bước tiến của ngành thủy sản đã ngày càng khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp tích cực vào công cuộc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như về chất lượng, giá cả... làm cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu thủy sản Việt nam thấp so với các nước khác. Điều đó đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải có những chính sách và bước đi đúng đắn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phát triển, đồng thời hạn chế những khó khăn, thách thức trong xuất khẩu thuỷ sản. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt nam trong thời gian tới được đưa ra như sau: Thứ nhất: nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu thủy sản. Có thể nói chất lượng nguyên liệu thủy sản cần đảm bảo ngay từ khi nuôi trồng. Trước hết đòi hỏi phải có giống tốt, có khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Kế tiếp, khâu nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo quy định, tránh dịch bệnh, tránh sử dụng những loại thuốc không được phép sử dụng, không thu hoạch thuỷ sản đã được sử dụng kháng sinh trước thời hạn cho phép. Thứ hai: tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. Bộ Thuỷ sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cụ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng và biện pháp kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản dựa trên tiêu chuẩn HACCCP. Đồng thời hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận về vệ sinh thủy sản (hiện nay là Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam). Thứ ba: Bộ Thuỷ sản cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu hàng hóa trước khi xuấ khẩu thủy sản sang thị trường EU và Mỹ. Đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Thứ tư: có chiến lược phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng và khai thác. Phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác đặc biệt là phải phát triển thủy lợi thích hợp cho nuôi trồng đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái. Thứ năm: đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại. Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị trường của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng nước để có sự am hiểu tường tận về thị trường thông qua việc nghiên cứu bằng các tư liệu và trên thực địa, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc tham gia các hội chợ triển lãm. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tích cực quảng cáo về hàng xuất khẩu thủy sản của mình trên các trang web. Thứ sáu: đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Thứ bảy: làm tốt công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản: hiện nay trình độ nghiệp vụ kinh doanh và phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn ở trình độ thấp, có khoảng cách khá xa so với trình độ thế giới. Vì vậy, cần phải đào tạo và đà tạo lại nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế. Thứ tám: nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức liên kết của các doanh nghiệp (như Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp...) để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục các hàng rào phi thuế quan cản trở các hoạt động thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm bạn hàng, tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sơn Nghĩa,2008, Thủy hải sản chế biến: trầy trật trở lại thị trường nội địa, ngày tải 26/111/2008. Thanh Huyền,2008, Thị trường EU dẫn đầu nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, www.hptrade.com.vn/news/kinhte/200812083564688170, ngày tải 25/12/2008. Nguyễn Thị Ngân Loan,2005,giải pháp thúc đẩy thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngày tải 20/11/2008. Tổng cục thống kê,2007, Niên giám thống kê, NXB Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam – triển vọng và dự báo.doc
Luận văn liên quan