Kết quả thu được sau khi khóa luận được thực hiện:
- Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ khuyếch đại lock-in
- Nắm vững cấu trúc và lập trình tốt cho vi xử lý dsPic30F4011.
- Biết cách sử dụng Matlab để thiết kế một bộ lọc.
- Sử dùng thành thạo phần mềm vẽ mạch in protel và orcad
- Hiểu rõ về những phương pháp biến đổi ADC và DAC.
- Xây dựng được cho bản thân cách làm việc khoa học, cách tư duy có hệ thống khi
thực hiện một khóa luận.
- Chế tạo một bộ khuyếch đại lock-in và đã thử nghiệm với một sensor áp suất.
73 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế bộ khuếch đại lock - In dựa trên vi điều khiển DSPic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá tối đa dữ liệu vào hoặc ra để chúng thích hợp cho thuật
toán FFT cơ số 2.
Với tất cả các lệnh, nhân của dsPIC30F có khả năng thực hiện việc đọc bộ nhớ dữ
liệu hoặc bộ nhớ chương trình, đọc thanh ghi làm việc, ghi vào thanh ghi làm việc và đọc
bộ nhớ chương trình mỗi chu kì lệnh. Như vậy, lệnh 3 toán hạng được hỗ trợ, cho phép
thực hiện phép tính C = A + B trong một chu kì lệnh.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 15
Hình 2.1. Sơ đồ khối DsPic30F4011
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 16
Hình 2.2. Các thanh ghi của khối xử lý trung tâm
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 17
Công cụ DSP được tích hợp vào vi xử lý làm tăng ý nghĩa của một CPU mạnh về
thuật toán. Đặc điểm của nó là thực hiện ở tốc độ cao một phép nhân hai số 17-bit, một
khối số học và logic (ALU) 40-bit, hai thanh chứa có khả năng bão hoà 40-bit và một bộ
dịch hai hướng 40-bit. Dữ liệu trong thanh chứa hoặc bất kỳ một thanh ghi làm việc nào
có thể được dịch trái 15 bit hay dịch trái 16 bit chỉ trong một chu kỳ lệnh. Các lệnh DSP
hoạt động thống nhất với tất cả các lệnh khác và được thiết kế nhằm thích hợp với việc xử
lý thời gian thực.
Lớp MAC của lệnh có thể đồng thời nạp hai toán hạng dữ liệu từ bộ nhớ trong khi
đang nhân hai thanh ghi W. Để kích hoạt chế độ nạp đồng thời của toán hạng, không gian
dữ liệu được chia nhỏ cho các lệnh này và tuyến đối với các lệnh khác. Việc này được
thực hiện rõ ràng và rất linh hoạt bằng cách dành một vài thanh ghi làm việc cho mỗi
không gian địa chỉ cho lớp MAC của lệnh.
Nhân của vi xử lý không hỗ trợ đường ống đa tầng lệnh, nhưng một lệnh đơn tầng sẽ
sử dụng kĩ thuật tiền nạp, truy cập và giải mã từng phần lệnh nhằm mục tiêu một lệnh chỉ
thực hiện trong một chu kỳ.
2.3.2. Khối tạo địa chỉ AGU
Nhân của vi xử lý dsPIC chứa hai khối tạo địa chỉ độc lập là X AGU và Y AGU.
Khối Y AGU hỗ trợ đọc dữ liệu 16-bit cho lớp MAC của lệnh DSP. Các khối AGU trong
dsPIC hỗ trợ 3 kiểu địa chỉ dữ liệu:
- Địa chỉ tuyến tính.
- Địa chỉ vòng.
- Địa chỉ đảo bit.
Chế độ địa chỉ tuyến tính và địa chỉ vòng có thể áp dụng cho không gian dữ liệu
hoặc không gian chương trình. Chế độ đảo bit địa chỉ áp dụng cho các địa chỉ không gian
dữ liệu
2.3.2.1. Chế độ địa chỉ lệnh
Các chế độ địa chỉ được cung cấp trong lớp MAC của các lệnh thì có khác nhau đôi chút ở
các lệnh khác nhau.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 18
Bảng 2.1. Các chế độ định địa chỉ cơ bản đựơc hỗ trợ
Lệnh thanh ghi tệp
Tất cả các lệnh thanh ghi đều sử dụng trường địa chỉ 13-bit để trực tiếp định địa chỉ
dữ liệu ở 8192 bytes đầu của bộ nhớ dữ liệu (gần không gian dữ liệu). Tất cả các lệnh
thanh ghi tệp đều tận dụng thanh ghi làm việc W0, thanh ghi làm việc trong các lệnh này.
Lệnh MCU
Các lệnh MCU 3 toán hạng có dạng như sau:
Toán hạng 3 = Toán hạng 1 Toán hạng 2
Trong đó Toán hạng 1 luôn là thanh ghi làm việc (ví dụ: chế độ địa chỉ chỉ có thể là
thanh ghi trực tiếp). Toán hạng 2 có thể là thanh ghi W, lấy dữ liệu từ bộ nhớ dữ liệu,
hoặc 5 bit thông thường. Kết quả được đặt trong có thể là thanh ghi W hoặc một địa chỉ
cố định.
Lệnh di chuyển và tích luỹ
Lệnh di chuyển và các lớp DSP tích luỹ của lệnh làm cho sự mềm dẻo của địa chỉ
cao hơn các lệnh khác. Tất cả các lệnh MCU, lệnh di chuyển và tích luỹ đều hỗ trợ chế độ
địa chỉ, và cũng hỗ trợ chế độ thanh ghi gián tiếp và thanh ghi địa chỉ offset.
Chú ý: đối với lệnh MOV, chế độ địa chỉ được chỉ rõ trong lệnh có thể khác nhau
giữa nguồn và đích. Tuy nhiên trường của 4-bit offset của thanh ghi Wb được chia sẻ giữa
nguồn và đích.
Các lệnh MAC
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 19
Cả hai toán hạng nguồn của các lệnh DSP (CLR, ED, EDAC, MAC, MPY.N,
MOVSAC và MSC) được xem như các lệnh MAC, tận dụng các lệnh được đơn giản hoá
của chế độ địa chỉ nhằm cho phép người sử dụng có thể điều khiển con trỏ dữ liệu thông
qua các bảng thanh ghi gián tiếp.
Hai thanh ghi tiền nạp toán hạng nguồn phải là một trong các thanh ghi sau: {W8,
W9, W10, W11}. Với đọc dữ liệu, W8 và W9 luôn tương tác trực tiếp với X AGU, W10
và W11 luôn tương tác trực tiếp với Y AGU. Do đó địa chỉ hiệu dụng được tạo (trước và
sau khi hiệu chỉnh) phải hợp lệ với địa chỉ trong không gian dữ liệu X cho W8, W9 và
trong không gian dữ liệu Y cho W10, W11.
Các lệnh khác
Bên cạnh các chế độ địa chỉ biến đổi, một vài lệnh sử dụng các hằng số có định
dạng thay đổi. Ví dụ: lệnh BRA (branch – phân nhánh) sử dụng dữ liệu 16-bit có dấu để
chỉ ra đích rẽ nhánh trực tiếp, trong khi lênh DISI sử dụng trường số 14-bit không dấu.
Trong một vài lệnh như ADD hay ACC, nguồn của một toán hạng hoặc kết quả được đưa
ra bởi chính mã lệnh của nó. Tuy nhiên, một vài lệnh như NOR, lại không có toán hạng
nào.
2.3.2.2. Chế độ đảo bit địa chỉ
Địa chỉ được đảo bit nhằm làm đơn giản hoá dữ liệu cho thuật toán FFT cơ số 2. Nó
được hỗ trợ bởi khối AGU của X chỉ cho việc ghi dữ liệu.
Thực hiện đảo bit địa chỉ
Đảo bít địa chỉ được bật khi các điều kiện sau được thoả mãn:
- Các bit BWM (lựa chọn thanh ghi W) trong thanh ghi MODCON ở giá trị lớn hơn 15
(không thể truy cập ngăn xếp khi đang sử dụng chế độ đảo bit địa chỉ)
- Bit BREN được đặt trong thanh ghi XBREV
- Chế độ địa chỉ được sử dụng là chế độ thanh ghi gián tiếp
Nếu độ dài bộ đệm của các bit được đảo là M = 2N bytes, N bit cuối cùng của bộ
đệm dữ liệu bắt đầu được định địa chỉ bằng không.
Các bit XB là địa chỉ bit được đảo, hay còn
gọi là “điểm xoay” (pivot point) thường là hằng số.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 20
Hình 2.3. Một ví dụ về đảo bit địa chỉ
2.3.3. Tổ chức bộ nhớ và bộ nhớ chương trình
2.3.3.1. Không gian địa chỉ chương trình
Không gian địa chỉ chương trình có độ lớn
4M từ lệnh. Bản đồ không gian bộ nhớ chương
của dsPic30F4011 được chỉ ra trong Hình 2.4.
Bộ nhớ chương trình có thể được địa chỉ
hoá bởi một giá trị 24-bit bởi bộ đếm chương
trình (PC), hoặc bảng lệnh địa chỉ hiệu dụng
(EA), hoặc không gian dữ liệu EA khi không gian
chương trình được sắp xếp và địa chỉ hoá. Chú ý
rằng, địa chỉ không gian chương trình được tăng
lên với bước là 2 giữa các từ chương trình để tạo
ra sự tương thích với việc địa chỉ hoá không gian
dữ liệu.
Truy cập không gian chương trình người sử
dụng bị giới hạn trong dải 4M địa chỉ của từ lệnh
(từ 0x000000 tới 0x7FFFFE) với tất cả các lệnh
truy cập, trừ hai lệnh TBLRD/TBLWT - sử dụng
bit 7 của thanh ghi TBLPAG để xác định người
sử dụng hoặc thiết lập cấu hình truy cập bộ nhớ.
Hình 2.4. Bản đồ không gian bộ nhớ chương trình
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 21
2.3.3.2. Truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ chương trình sử dụng các lệnh bảng
Kiến trúc của dsPIC cho phép nạp dữ liệu rộng 24-bit tới bộ nhớ chương trình, do
đó các lệnh luôn luôn được xếp hàng tuy nhiên kiến trúc của nó có cải tiến so với kiến
trúc máy tính Hadvard nên dữ liệu cũng có thể được đưa ra ở trong không gian chương
trình.
Có hai phương pháp truy cập không gian chương trình, đó là:(xem hình 2.5)
- Thông qua các lệnh đặc biệt về bảng hoặc thông qua việc định địa chỉ và sắp xếp
lại 16K trang từ không gian chương trình trong nửa cao của không gian dữ liệu. Các lệnh
TBLRDL và TBLWTL cung cấp phương pháp đọc và ghi trực tiếp từ ít ý nghĩa nhất (LS
Word) tại một địa chỉ bất kỳ trong không gian chương trình mà không cần thông qua
không gian dữ liệu. Hai lệnh TBLRDH và TBLWTH chỉ là phương thức mà 8 bít cao của
từ không gian chương trình có thể được truy xuất như dữ liệu.
- Bộ đếm chương trình (PC) được tăng lên hai với mỗi từ chương trình 24-bit. Điều
này cho phép các địa chỉ bộ nhớ chương trình ánh xạ trực tiếp tới địa chỉ không gian dữ
liệu. Do đó bộ nhớ chương trình có thể được xem như hai không gian từ địa chỉ độ rộng
16-bit. Các lệnh TBLRDL và TBLWTL truy cập không gian chứa từ dữ liệu ít ý nghĩa
nhất (LS Data Word) và các lệnh TBLRDH, TBLWTH truy cập không gian chứa Byte dữ
liệu nhiều ý nghĩa nhất (MS Data Byte).
Sơ đồ trên chỉ ra cách EA được tạo cho hoạt động bảng và truy cập không gian dữ
liệu (PSV = 1). Tại đây P (từ bit 23 tới bit 0) chỉ thị từ không gian chương trình, còn D (từ
bit 15 tới bit 0) chỉ thị từ không gian dữ liệu.
2.3.3.3. Truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ chương trình sử dụng không gian chương trình
32 Kbytes cao của không gian dữ liệu có thể được bản đồ hoá trong bất kỳ trang
16K từ bộ nhớ chương trình nào. Nó cho phép truy cập vào hằng số dữ liệu được lưu trữ
từ không gian dữ liệu X mà không cần các lệnh đặc biệt (như TBLRDL/H, TBLWTL/H).
Truy xuất không gian chương trình thông qua không gian dữ liệu được thực hiện
nếu bít ý nghĩa thấp nhất của không gian dữ liệu EA được đặt và chế độ hiển thị không
gian chương trình được bật bằng cách đặt bit PSV trong thanh ghi điều khiển nhân của vi
xử lý CORCON.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 22
Hình 2.5 Truy cập dữ liệu từ không gian chương trình
Truy xuất dữ liệu ở vùng này sẽ thêm vào một chu kỳ lệnh để lệnh được thực hiện,
do đó nạp dữ liệu vào hai bộ nhớ chương trình là cần thiết.
Chú ý rằng chỉ phần cao của không gian dữ liệu có khả năng định địa chỉ thi luôn
là một phần của không gian dữ liệu X. Do đó, khi một thao tác DSP sử dụng việc bản đồ
hoá không gian chương trình để truy cập bộ nhớ thi không gian dữ liệu Y thông thường sẽ
lưu trữ trạng thái dữ liệu cho thao tác DSP, còn không gian dữ liệu X thường sẽ lưu giữ
hệ số của dữ liệu.
Tuy nhiên mỗi địa chỉ không gian dữ liệu , từ 0x8000 trở lên, bản đồ hoá trực tiếp
vào địa chỉ của bộ nhớ chương trình đáp ứng (Hình 2.6) chỉ có 16 bit thấp của từ chương
trình 24 bit được sử dụng để lưu dữ liệu. 8 bit cao được lập trình để loại bỏ các lệnh
không hợp lệ nhằm giữ nguyên sức mạnh của bộ vi xử lý.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 23
Hình 2.6. Ánh xạ không gian dữ liệu vào không gian chương trình
2.3.4. Các cổng vào ra I/O Port
Các cổng vào ra của dspic40f4011 đều có thiết kế có đầu vào là mạch Trigger
Schmitt nhằm cải tiến khả năng chống nhiễu.
Tất cả các cổng vào ra đều có ba thanh ghi kết hợp với nhau điều khiển trực tiếp hoạt
động của các cổng.
- Thanh ghi dữ liệu trực tiếp (TRISx) xác định cổng đó là Input hay Output. Nếu bit
dữ liệu trực tiếp là ‘1’, thì cổng đó là Input và ngược lại. Các cổng được định nghĩa là
Input sau khi Reset.
- Thanh ghi cổng (PORT registers): dữ liệu ở một cổng I/O được truy xuất thông qua
thanh ghi PORTx. Đọc giá trị của thanh ghi PORT cổng nào sẽ có được giá trị của cổng
đó. Ghi vào thanh ghi PORT của cổng tương đương việc xuất dữ liệu ra cổng đó.
- Thanh ghi LAT, kết hợp với một cổng I/O sẽ loại bỏ được các vấn đề có thể xuất
hiện khi đọc-thay đổi-ghi vào cổng đó. Đọc giá trị thanh ghi LAT sẽ trả về giá trị được
giữ ở đầu ra của bộ chốt cổng đó, thay cho giá trị ở cổng I/O. Việc ghi vào thanh ghi
LATx cũng tạo ra hiệu quả như ghi vào thanh ghi PORTx.
Cấu hình tương tự cho cổng: khi sử dụng bộ ADC thì cổng được cấu hình là lối
vào tương tự. Điều này sẽ được nói kĩ hơn ở phần miêu tả ADC.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 24
Hình 2.7. Các cổng I/O của dsPic30F4011
Hình 2.8. Sơ đồ khối của một cổng I/O dùng chung với ngoại vi khác
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 25
2.3.5. Ngắt và cơ chế ngắt
Vi điều khiển dsPic30F4011 có
tới 30 nguồn ngắt và 4 bộ xử lý loại trừ
(bẫy lỗi), bộ xử lý này sẽ cho phép các
ngắt theo mức ưu tiên được sắp đặt
trước.
CPU có thể đọc bảng vector ngắt
và truyền địa chỉ được chứa trong
vector ngắt tới bộ đếm chương trình.
Vector ngắt được truyền từ bus dữ liệu
chương trình vào trong bộ đếm chương
trình thông qua bộ hợp kênh 24-bit, lối
vào của bộ đếm chương trình.
Bảng vector ngắt (Interrupt
Vector Table - IVT) và bảng vector
ngắt thay thế (Alternate Interrupt
Vector Table - AIVT) được đặt gần
điểm bắt đầu bộ nhớ chương trình
(0x000004). IVT và AIVT được chỉ ra
trong Bảng 2.2. Các thanh ghi điều
khiển ngắt và ưu tiên ngắt:
- Các thanh ghi 16-bit IFS0,
IFS1, IFS2
Tất cả các cờ ngắt được lưu trong
3 thanh ghi này. Các cờ được đặt tương
ứng bởi của ngoại vi hoặc tín hiệu bên
ngoài và có thể xoá bằng phần mềm.
Bảng 2.2. Bảng vector ngắt của dsPIC30F3012
INT
Number
Vector
Number Interrupt Source
Highest Natural Order Priority
0 8 INT0 – External Interrupt 0
1 9 IC1 – Input Capture 1
2 10 OC1 – Output Compare 1
3 11 T1 – Timer 1
4 12 IC2 – Input Capture 2
5 13 OC2 – Output Compare 2
6 14 T2 – Timer 2
7 15 T3 – Timer 3
8 16 SPI1
9 17 U1RX – UART1 Receiver
10 18 U1TX – UART1 Transmitter
11 19 ADC – ADC Convert Done
12 20 NVM – NVM Write Complete
13 21 SI2C - I2C Slave Interrupt
14 22 MI2C – I2C Master Interrupt
15 23 Input Change Interrupt
16 24 INT1 – External Interrupt 1
17 25 IC7 – Input Capture 7
18 26 IC8 – Input Capture 8
19 27 OC3 – Output Compare 3
20 28 OC4 – Output Compare 4
21 29 T4 – Timer4
22 30 T5 – Timer5
23 31 INT2 – External Interrupt 2
24 32 U2RX – UART2 Receiver
25 33 U2TX – UART2 Transmitter
26 34 Reserved
27 35 C1 – Combined IRQ for CAN1
28 - 38 36 - 46 Reserved
39 47 PWM – PWM Period Match
40 48 QEI – QEI Interrupt
41 49 Reserved
42 50 Reserved
43 51 FLTA – PWM Fault A
44 52 Reserved
45 - 53 53 - 61 Reserved
Lowest Natural Order Priority
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 26
- Các thanh ghi 16-bit: IEC0, IEC1, IEC2: Tất cả các bit điều
khiển cho phép ngắt đều nằm trong 3 thanh ghi này. Các bit này được sử dụng để cho
phép ngắt độc lập ngoại vi và tín hiệu ngoài
- Các thanh ghi ưu tiên ngắt: IPC0 ... IPC10: Người sử dụng có thể chuyển
đổi mức ưu tiên ngắt kết hợp với mỗi ngắt được giữ trong các thanh ghi này
- Nhóm bit IPL: Mức độ ưu tiên của CPU hiện hành được lưu rõ ràng trong các
bit này. Bit IPL nằm trong thanh ghi CORCON, trong khi đó các bit IPL nằm
trong thanh ghi trạng thái (SR)
- Hai thanh ghi 16-bit INTCON1, INTCON2: Chức năng điều khiển ngắt
toàn cục được xuất phát từ hai thanh ghi này. INTCON1 chứa các cờ điều khiển và trạng
thái của bộ xử lý loại trừ. INTCON2 điều khiển tín hiệu yêu cầu ngắt và việc bảng vector
ngắt thay thế.
Các nguồn ngắt có thể được người sử dụng sắp xếp mức ưu tiên từ 1 đến 7 thông
qua thanh ghi IPCx. Mỗi nguồn ngắt được kết hợp với một vector ngắt (bảng 2.2)
Hình 2.9. Các vector bẫy lỗi
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 27
2.3.6. Các bộ định thời
Trong vi xử lý dsPIC40F4011 có tới năm bộ định thời (Timer) 16-bit. Trong đó các
Timer có thể hoạt động riêng biệt, riêng hai Timer 2, 3 và hai Timer 4, 5 có thể kết hợp
với nhau để trở thành một Timer 32 bit.
Về cấu trúc các Timer này khác nhau vì hai Timer 2 và 3 và hai Timer 4 và 5 có thể
kết hợp còn Timer 1 thì không. Timer 1 có cấu trúc kiểu A (Hình 2.10), Timer 2,4 kiểu B
và Timer 3,5 kiểu C. Về hoạt động các Timer có hoạt động gần giống nhau do đó ta sẽ tìm
hiểu về Timer 1, các Timer còn lại là tương tự.
Timer 1 có thể hoạt động với nguồn tạo dao động tần số thấp 32KHz, và chế độ
không đồng bộ với nguồn tạo dao động ngoài. Đặc điểm riêng biệt của Timer 1 đó là có
thể dùng trong các ứng dụng thời gian thực.
Phần tiếp theo sẽ mô tả chi tiết cách thiết lập và sử dụng Timer 1 với ba chế độ:
- Timer 16-bit: trong chế độ này, timer sẽ tăng sau mỗi chu kỳ lệnh đến khi giá trị của
timer bằng giá trị của thanh ghi chu kỳ PR1 (Period Register) thì sẽ reset về ‘0’ và tiếp tục
đếm.
- Counter đồng bộ 16-bit: trong chế độ này, timer sẽ tăng ở mỗi sườn lên của của xung
nhịp ngoài mà được đồng bộ với pha của các xung nhịp trong. Timer tăng đến giá trị nằm
trong thanh ghi PR1 thì dừng và reset timer về ‘0’ rồi tiếp tục đếm lên.
- Counter không đồng bộ 16-bit: khi hoạt động trong chế độ này, timer sẽ tăng dần sau
mỗi sườn lên của xung nhịp bên ngoài tác động vào. Timer sẽ tăng dần đến khi giá trị của
nó bằng thanh ghi PR1 thì bị reset về ‘0’ rồi lại tiếp tục đếm lên.
Hệ số chia tần của bộ định thời
Xung nhịp đầu vào (Fosc/4 hoặc xung nhịp ngoài) đưa vào Timer 16-bit và có thể
được chia tần số theo các tỉ lệ sau: 1:1, 1:8, 1:64, 1:256 được xác định bởi các bit
TCKPS của thanh ghi TxCON. Hệ số chia tần này (prescaler) có thể bị xoá khi xảy
ra một trong các điều kiện sau:
- Ghi vào TMR
- Ghi vào thanh ghi TxCON (trừ việc ghi vào bit TxCON)
Reset thiết bị, như POR và BOR
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 28
DsPic30F4011 có 5 thanh ghi điều khiển Timer T1CON..T5CON. Các thanh ghi này
được chia ra làm 2 kiều. T1CON thuộc kiểu A, T2CON và T4CON thuộc kiểu B, T3CON
và T5CON thuộc kiểu C.
Hình 2.10. Sơ đồ khối của Timer 1
Hình 2.11. Sơ đồ khối Timer 2
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 29
Hình 2.12. Sơ đồ khối Timer 3
Hình 2.13. Sơ đồ khối Timer 2/3 - 32bit
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 30
(Sơ đồ khối Timer 4/5 32 bit và Timer 4,5 16 bit giống như Timer 2/3 32 bit và Timer 2,3
16 bit)
2.3.7. Bộ chuyển đổi tương tự số ADC
Vi điều khiển dsPic30F4011 cung cấp bộ chuyển đổi tương tự số 10-bit cho phép
biến đổi tín hiệu tương tự đầu vào sang số độ dài 10-bit. Module này dựa trên thanh ghi
SAR (Successive Approximation Register – thanh ghi xấp xỉ) và cung cấp tốc độ lấy mẫu
tối đa lên tới 100 ksps. ADC của dsPic30F4011 có tới 10 kênh tương tự lối vào được kết
hợp cả lấy mẫu và giữ mẫu. Lối ra của bộ lấy và giữ mẫu là lối vào của bộ chuyển đổi -
tạo ra kết quả biến đổi. Điện thế tương tự chuẩn có thể là điện thế nguồn cung cấp (AV-
DD/AVSS) hoặc mức điện thế của các chân VREF+/VREF-.
Bộ biến đổi ADC của dsPIC bao gồm 6 thanh ghi:
- Ba thanh ghi điều khiển A/D: ADCON1, ADCON2, ADCON3
Chức năng điều khiển hoạt động của ADC.
- Thanh ghi lựa chọn lối vào: ADCHS
Lựa chọn kênh vào để biến đổi.
- Thanh ghi cấu hình cổng ADPCFG
Cấu hình cổng trở thành lối vào tương tự hoặc vào ra số.
- Thanh ghi lựa chọn quét
2.3.7.1. Bộ đệm kết quả biến đổi A/D
Module ADC sử dụng RAM để làm bộ đệm lưu kết quả biến đổi A/D. Có tất cả 16
vị trí trong RAM được sử dụng để làm việc này, đó là: ADCBUF0, ADCBUF1,
ADCBUF2, ..., ADCBUFE, ADCBUFF. RAM chỉ có độ rộng 12-bit nhưng dữ liệu chứa
trong nó lại là một trong bốn dạng số 16-bit đó là: nguyên, nguyên có dấu, phân số, và
phân số có dấu.
2.3.7.2. Các bước thực hiện biến đổi A/D
a) Thiết lập cấu hình cho module A/D
- Cấu hình các chân là lối vào tương tự, điện thế chuẩn và vào ra số.
- Chọn các kênh lối vào cần biến đổi.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 31
- Chọn xung nhịp cho biến đổi.
- Cho phép module ADC có thể hoạt động.
b) Cấu hình cho ngắt ADC nếu cần
- Xóa cờ ngắt ADIF
- Lựa chọn mức ưu tiên ngắt cho biến đổi A/D
c) Bắt đầu lấy mẫu
d) Đợi đủ thời gian cần thiết để hoàn thành
e) Kết thúc lấy mẫu, bắt đầu biến đổi
f) Đợi biến đổi kết thúc bởi một trong hai điều kiện sau:
- Đợi ngắt từ ADC
- Đợi bit DONE được set
Đọc kết quả từ bộ đệm biến đổi A/D và xóa bit ADIF nếu cần
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 32
Hình 2.14. Sơ đồ khối cơ bản của ADC 10-bit
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 33
Chương 3. Thực Nghiệm
3.1. Phần Cứng
Phần cứng được em thiết kế dựa trên sơ đồ khối của một bộ khuyếch đại lock in số
(Digital Lock-In Amplifiers). Phần cứng thiết kế có những khối chính sau đây:(Hình 3.0)
- Khối nguồn
- Khối các bộ lọc thông thấp (lowpass filter, LP Sallen key filter)
- Khối biến đổi DAC
- Khối khuyếch đại tín hiệu vào
- Khối LCD
- Khối xử lý số trung tâm
Hình 3.1. Sơ Đồ Khối Phần Cứng
Salenkey
Filter
Khuyếch
Đại
Lowpass
Filter
Màn Hình Hiển Thị LCD
DAC
R/2R
Khối Xử Lý
Số
Trung Tâm
dsPic30F4011
(DSP)
Sensor
Nguồn 5 V
Nguồn +12V, -12V
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 34
3.1.1. Các khối nguồn
Các khối nguồn cần thiết kế để cung cấp nguồn cho toàn bộ các khối thành phần của
bộ khuyếch đại lock in. Cụ thể ở đây ta cần có nguồn +5V để cấp cho khối xử lý số trung
tâm (Vi điều khiển dsPic30F4011) và màn hình hiển thị LCD, nguồn +12V,-12V để cung
cấp cho khối bộ lọc số và khối khuyếch đại tín hiệu vào. Sơ đồ của các khối nguồn này
được trình bày trên Hình 3.2.
Hình 3.2. Các khối nguồn
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 35
3.1.2. Khối các bộ lọc thông thấp
Trong khóa luận này, cần sử dụng 2 bộ lọc thông thấp. Một bộ lọc thông thấp cơ bản
và một bộ lọc thông thấp Sallen Key Filter để thỏa mãn yêu cầu cắt tần số tại 10kHz.
Sơ đồ bộ lọc thông thấp Sellen Key cơ bản được trình bày trên hình 3.3
Hình 3.3. Sơ đồ bộ lọc Sallen Key cơ bản
Sơ đồ bộ lọc Sallen Key dùng trong khóa luận được trình bày trên hình 3.4
Hình 3.4. Sơ dồ bộ lọc Sallen Key được sử dụng trong khóa luận
Để thỏa mãn tần số cắt là 10kHz trong khóa luận này em sử dụng tụ C2 = 1000pF
=> C1 = 2C2 = 1000pF
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 36
=> R1 = R2 = 0.707 / (2 · π · fo · C2) = 0.707 / (2 · π · 10kHz · 1000pF) = 11.2 K
Bộ lọc thông thấp còn lại được thiết kế để làm trơn tín hiệu sau khi qua bộ khuyếch
đại analog.(xem hình 3.5)
Hình 3.5. Bộ lọc thông thấp low pass
3.1.3. Khối biến đổi DAC
3.1.3.1. Hoạt động của DAC và tính chất của nó
Hình 3.6. Ví dụ về bộ biến đổi DA 4 bít
Mục đích của bộ biến đổi DA, như đã nêu, là biến đổi tín hiệu nhị phân n bít thành
dòng hay áp tương ứng. Hình 3.6 là một ví dụ về một bộ biến đổi DA 4 bít đơn giản.
Về nguyên tắc bộ chuyển đổi số-tương tự tiếp nhận một mã số n bít song song hoặc
nối tiếp ở lối vào và biến đổi ra dòng điện hoặc điện áp tương ứng ở lối ra. Dòng điện hay
điện áp ở lối ra là hàm biến thiên phù hợp theo mã số ở lối vào.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 37
Một bộ DAC hoàn chỉnh bao gồm ba phần tử cơ bản:
Ðiện áp tham chiếu ổn định bên ngoài (Vref)
DAC cơ sở
Khuếch đại thuật toán
Sơ đồ khối của bộ DAC được trình bày trên Hình 3.7
Hình 3.7. Sơ đồ khối DAC
Như vậy điện áp đầu ra của bộ biến đổi V0 sẽ phụ thuộc vào mã nhị phân đầu vào
theo công thức sau:
)2B ... 2B 2(B V V nn
1
1
0
0ref0
Trong đó B0 là bít thấp nhất và Bn là bít cao nhất của mã nhị phân đầu vào, Vref là
điện áp tham chiếu.
DAC cơ sở cấu tạo bằng những chuyển mạch tương tự được điều khiển bởi mã số
đầu vào và các điện trở chính xác. Các chuyển mạch tương tự điều chỉnh dòng điện hay
điện áp trích ra từ điện áp tham chiếu và tạo nên dòng điện hay điện áp ở đầu ra tương
ứng với mã số đầu vào.
Mạch khuếch đại thuật toán dùng ở đây để chuyển đổi dòng thành áp đồng thời có
chức năng tầng đệm.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 38
Bộ biến đổi DAC có đặc điểm là đại lượng ra tương tự không liên tục, độ rời rạc của
đầu ra phụ thuộc vào số bít của bộ biến đổi, những DAC có số bít đầu vào lớn thì tổng số
nấc điện áp ra càng lớn và khoảng cách giữa các nấc càng nhỏ.
3.1.3.2. Các tham số của bộ chuyển đổi DA
- Ðộ phân giải (Solution): Liên quan đến số bít của một DAC. Nếu số bít là n thì số
trạng thái của tín hiệu nhị phân là 2n nghĩa là sẽ có 2n mức điện thế (hoặc dòng điện) khác
nhau, do đó có độ phân giải là 1/2n. Ðộ phân giải càng bé thì điện thế (hoặc dòng điện đầu
ra) càng có dạng liên tục, càng gần với thực tế và ngược lại.
- Ðộ chính xác (Accuracy): Có thể đánh giá chất lượng của một DAC bằng sai số
của nó. Ðại lượng biểu diễn sai số là độ lệch tối đa giữa đại lượng ra và một đường thẳng
nối điểm 0 với điểm FS (Full Scale) trên đặc tuyến chuyển đổi DA.
- Ðộ tuyến tính (Linearity): Ðộ tuyến tính của DAC cho biết độ lệch điện áp so với
một đường thẳng đi qua những điểm nút của đặc tuyến chuyển đổi. Ðó là đặc tính thường
gặp nhất với DAC. Ðường cong đặc tuyến là đơn điệu nếu sự thay đổi độ lệch trên là
không đổi dấu. Ðể có một DAC đơn điệu, độ lệch này phải lớn hơn 0 cho mỗi nấc thang.
Ngoài ra mức độ tuyến tính của DAC phải nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 LSB để nó trở nên đơn
điệu. Như vậy 1/2 LSB là đặc trưng về giới hạn đơn điệu của một DAC.
- Phi tuyến vi sai: là đại lượng cho biết độ lệch giữa giá trị thực tế và lý tưởng cho
một nấc điện áp ra ứng với mỗi thay đổi của mã số vào. Ðại lượng này cho biết về độ
nhẵn của đường cong đặc tuyến đối với DAC.
- Thời gian thiết lập: đối với một DAC là thời gian cần thiết để điện áp ra đạt tới giá
trị tới hạn sai số xung quanh giá trị ổn định. Giới hạn này thường là =½ LSB hoặc biểu
diễn bằng giá trị % FS.
Thời gian thiết lập trước hết phụ thuộc vào kiểu chuyển mạch, kiểu điện trở và kiểu
khuếch đại dùng để xây dựng bộ DAC. Thông thường nó được định nghĩa bằng thời gian
từ khi điện áp bắt đầu thay đổi cho tới khi đạt tới vùng giới hạn sai số cho trước. Nó
không bao gồm thời gian trễ tính từ khi có sự thay đổi mã số ở đầu vào cho tới khi điện áp
ra bắt đầu đáp ứng.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 39
3.1.3.3. Các mạch DAC điển hình
Các DAC có thể được xây dựng theo một trong những kiểu mạch sau:
Chuyển đổi DA theo kiểu điện trở trọng lượng
Chuyển đổi DA theo kiểu mạch R-2R
3.1.3.3.1. Bộ chuyển đổi DA theo kiểu điện trở trọng lượng (Weighted resistor DAC)
Mạch gồm một nguồn điện áp chuẩn Uch, các chuyển mạch, các điện trở có giá trị
lần lượt là R, R/2, R/4, ... , R/2n-1 và các mạch khuếch đại thuật toán.(Xem hình 3.7)
Với mạch như trên, khi một khoá điện nào được nối với nguồn điện thế chuẩn thì sẽ
cung cấp cho bộ khuếch đại thuật toán (KÐTT) dòng điện.
Dòng điện này độc lập với các khoá còn lại. Như vậy có thể thấy ngay rằng biên độ
điện áp ra phụ thuộc vào các vị trí được đóng hay mở khoá nghĩa là được nối với điện áp
chuẩn Uch hay nói cách khác phụ thuộc vào giá trị các bít tương ứng trong tín hiệu số đưa
vào mạch chuyển đổi.
Hình 3.8. DAC theo phương pháp điện trở trọng lượng
Một cách tổng quát, với một DAC có n bít thì tín hiệu ra được tính theo công thức:
Ura = R
RU ch
1. (2n-1.Bn-1 + 2n-2.Bn-2 + ... + 21.B1 + 20.B0)
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 40
Trong đó B0 < Bn-1 có giá trị "0" hoặc "1".
Mạch có ưu điểm là đơn giản, nhưng nhược điểm là độ chính xác và tính ổn định
của kết quả phụ thuộc nhiều vào trị số tuyệt đối của các điện trở và sự ổn định của chúng
trong các môi trường khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tính ổn định và độ chính xác
của nguồn điện áp chuẩn.
3.1.3.3.2. Bộ chuyển đổi DA theo kiểu thang điện trở R-2R (R-2R ladder)
Hình 3.9. DAC theo phương pháp mạch R-2R
DAC với thang điện trở R-2R khắc phục được một số nhược điểm của DAC điện trở
trọng lượng.
Mạch chỉ gồm hai điện trở R và 2R mắc theo hình thang với nhiều khoá điện (mỗi
khoá điện cho một bít) và một nguồn điện áp chuẩn Uch.(Xem Hình 3.9)
Ðại lượng cần tìm là dòng Ith chảy vào mạch KÐTT khi có một số khoá điện được
nối với Uch. Theo mạch điện ta có:
Ura = -Ith.Rf
Xét tại chuyển mạch tương ứng với bít thứ i, nút tương ứng trên mạch hình thang là
2i . Sử dụng định lý Thevenin, khi đóng chuyển mạch vào Uch thì điện thế tương đương
Thevenin tại nút 2i sẽ là Uch/2 và nguồn tương có nội trở là R, như vậy tại nút 2i+1 (tiến về
phía mạch KÐTT) ta có nguồn tương đương Thevenin có trị số là Uch/4 và nội trở là R.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 41
Từ những kết quả trên suy ra rằng khi di chuyển về phía mạch KÐTT thì trị số điện
thế Thevenin tại mỗi nút bằng một nửa trị số tại nút kề cận bên trái nó, và tại nút 2n-1 do
đặc tính của bộ KÐTT điện thế được coi bằng 0V.
Một cách tổng quát, ta có công thức để tính điện áp ra của một DAC n bít với điện
trở hình thang R-2R như sau:
00112211 22...22
.2
BBBB
R
R
UU nnnnn
t
chra
Trong đó B0 < Bn-1 có giá trị "0" hoặc "1".
Các DAC theo thang điện trở phải dùng số điện trở khá lớn, ví dụ nếu một DAC n
bít thì cần dùng 2(n-1) điện trở trong khi phương pháp điện trở trọng lượng chỉ phải dùng
n thôi. Nhưng bù lại độ chính xác và tính ổn định của tín hiệu ra được đảm bảo tốt hơn.
3.1.3.4. Ghép nối ADC với vi điều khiển
Về nguyên tắc một bộ DAC có thể ghép nối tương thích với hầu hết các bộ VĐK.
Ðối với các bộ DAC 8 bít, công việc thậm chí còn rất đơn giản khi ghép nối với các
VĐK, lý do là các VĐK đều có BUS dữ liệu là bội của 8. Ðối với các bộ DAC 12 hay 16
bít ta phải sử dụng các đệm trung gian có số bít tương ứng sau đó tiến hành trao đổi số
liệu nhiều lần.
3.1.3.5. Bộ biến đổi DAC sử dụng trong khóa luận
Trong khóa luận, em sử dụng kiểu biến đổi DAC mạng R/2R 4 bít ghép nối với vi
xử lý.
Sơ đồ của bộ biến đổi được trình bày trên Hình 3.10
Hình 3.10. Bộ biến đổi DAC 4 bit
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 42
4 bít được ghép nối với 4 đầu ra RE0...RE3 của vi điều khiển dsPic30F4011. Để
điều khiển bộ biến đổi DAC 4 bit này em viết chương trình cho VĐK để tạo sóng sin,
theo bảng được thiết lập như sau:
sinTable[] = {5,6,7,8,9,9,10,10,10,10,10,9,9,8,7,6,5,4,3,2,1,1,0,0,0,0,0,1,1,2,3,4}
Sau khi đã được chương trình hóa trên VĐK tín hiệu ra có dạng (xem hình 3.11)
Hình 3.11. Tín hiệu ra bộ biến đổi DAC 4 bít
Tín hiệu ra sẽ không mịn như mong muốn, muốn được mịn hơn ta cần cho tín hiệu qua
một bộ lọc thông thấp (cụ thể ở đây là bộ lọc salenkey), Sau khi qua bộ lọc salenkey tín
hiệu ra sẽ có dạng như hình 3.12
Hình 3.12. Tín hiệu ra bộ biến đổi DAC 4 bít khi qua bộ lọc
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 43
3.1.4. Khối khuyếch đại tín hiệu vào
3.1.4.1. Tìm hiểu về một số mạch khuyếch đại thuật toán và tính chất của nó
Khuếch đại thuật toán là một trong số những linh kiện điện tử thường gặp nhất trong
kỹ thuật tương tự, vì thế trong kỹ thuật đo lường và điều khiển công nghiệp, khuếch đại
thuật toán cũng có mặt trong rất nhiều thiết bị và hệ thống. Khả năng sử dụng của các bộ
khuếch đại thuật toán là rất vạn năng, chúng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như các
bộ khuếch đại một chiều, các bộ khuếch đại xoay chiều, bộ lọc tích cực, bộ dao động, bộ
biến đổi trở kháng, bộ vi phân, bộ tích phân...
Ðể làm nổi bật tính chất của một bộ khuếch đại thuật toán, hãy xét tính năng của
một bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng:
Hệ số khuếch đại khi không có phản hồi âm lớn vô cùng.
Ðiện trở lối vào lớn vô cùng.
Ðộ rộng dải thông lớn vô cùng.
Hệ số nén đồng pha CMRR lớn vô cùng.
Ðiện trở lối ra bằng không
Thời gian đáp ứng bằng không.
Trên thực tế, không có bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng mà chỉ tồn tại những
khuếch đại thuật toán thực có tính chất gần với những tiêu chuẩn đã nêu.
Các tham số và các mạch ứng dụng của bộ khuếch đại thuật toán rất nhiều, không
thể nêu hết trong bản khóa luận này mà đây dưới đây chỉ nêu lên những tham số cơ bản,
cách tính toán và các mạch đã được áp dụng trong hệ thống điều khiển.
3.1.4.1.1. Các tham số cơ bản của mạch khuếch đại thuật toán
Sơ đồ nguyên tắc của bộ KĐTT được trình bày trên hình 3.13
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 44
Hình 3.13. Bộ khuếch đại thuật toán.
Trên hình 3.13 ta có các ký hiệu sau:
Ud điện áp vào hiệu
UP , IP điện áp vào và dòng điện vào cửa thuận.
UN , IN điện áp vào và dòng điện vào cửa đảo.
Ur , Ir điện áp ra và dòng điện ra.
Bộ khuếch đại thuật toán khuếch đại hiệu điện áp Ud = UP - UN với hệ số khuếch đại
K0 > 0. Do đó điện áp ra:
Ur = K0. Ud = K0(UP - UN) (*)
i) Hệ số khuếch đại hiệu K0
Khi không tải hệ số khuyếch đại hiệu Ko được xác định theo biểu thức sau
np
r
d
r
UU
U
U
UK
0
j) Hệ số khuếch đại đồng pha KCM
Nếu đặt vào cửa thuận và cửa đảo của bộ khuếch đại thuật toán các điện áp bằng
nhau, nghĩa là:
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 45
UP = UN = UCM = 0
thì Ud = 0. Gọi UCM là điện áp vào đồng pha. Theo biểu thức (*) ta có Ur=0. Tuy nhiên,
thực tế không phải như vậy, giữa điện áp ra và điện áp vào đồng pha có quan hệ tỷ lệ là hệ
số khuếch đại đồng pha KCM :
CM
r
CM U
UK
KCM nói chung phụ thuộc vào mức điện áp vào đồng pha.
k) Hệ số nén đồng pha CMRR
Dùng để đánh giá khả năng làm việc của bộ khuếch đại thực so với bộ khuếch đại lý
tưởng (KCM=0)
CMK
K
CMRR 0
l) Dòng vào tĩnh
Là trị trung bình của dòng vào cửa thuận và dòng vào cửa đảo:
2
NP
t
II
I
với UP = UN = 0
Dòng vào lệch không là hiệu các dòng vào tĩnh ở hai cửa của bộ khuếch đại thuật
toán
I0 = IP - IN với UP = UN = 0
Thông thường I0 = 0,1IP. Trị số của dòng vào lệch không thay đổi theo nhiệt độ.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng trôi dòng lệch không.
3.1.4.1.2. Các sơ đồ cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 46
i) Sơ đồ khuếch đại không đảo
Hình 3.14. Sơ đồ khuếch đại không đảo
Hệ số khuếch đại của mạch là
CMRRRR
R
K
K
111
1
21
2
0
j) Mạch đệm
Ðây là trường hợp đặc biệt của mạch khuếch đại không đảo
Hình 3.15. Sơ đồ mạch đệm
Mạch có hệ số khuếch đại bằng 1 và dùng để phối hợp trở kháng.
k) Mạch khuếch đại đảo
Mạch khuyếch đại đảo được trình bày trên hình 3.16.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 47
Hình 3.16. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
Hệ số khuếch đại của mạch:
1
2
R
R
K
l) Sơ đồ biến đổi dòng điện - điện áp: Được trình bày trên hình 3.17
Hình 3.17. Sơ đồ biến đổi dòng điện - điện áp
Ðiện áp ra được tính theo biểu thức:
UR = - R.IV
3.1.4.2. Bộ khuyếch đại sử dụng trong khóa luận (AD620)
Trong khóa luận này bộ khuyếch đại đã xây dựng có sử dụng vi mạch AD620, sơ đồ
cụ thể được trình bày như hình 3.18
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 48
Hình 3.18. Bộ khuyếch đại thuật toán sử dụng IC AD620
AD620 là loại IC khuyếch đại thuật toán khá tốt, nó có khả năng khuyếch đại tín
hiệu tới 1000 lần, tùy thuộc vào điện trở phối ghép. Mật độ ồn lối vào 9nV/ Hz , băng
thông của bộ khuyếch đại là 120KHz
Độ khuyếch đại được tính theo công thức:
1
4,4914,49
G
kR
R
kG G
G
Trong khóa luận RG chính là R7.
3.1.5. Khối LCD
Trong khóa luận này em sử dụng LCD hiển thị 16 ký tự 2 dòng. Giao tiếp 8 bit.
LCD có tác dụng hiển thị kết quả cuối cùng của bài toán. Các chân điều khiển của
LCD được kết nối với các chân I/O của vi điều khiển dsPic30F4011. LCD được hoạt
động thông qua sự điều khiển của vi điều khiển (VĐK) dsPic30F4011.
Hình 3.19 trình bày sơ đồ mạch LCD sử dụng trong khóa luận.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 49
Hình 3.19. LCD 16 ký tự 2 dòng
3.1.6. Khối xử lý trung tâm
Khối xử lý trung tâm trong khóa luận sử dụng vi điều khiển DsPic30F4011. Khối xử
lý trung tâm có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu vào thành tín hiệu số sau đó nó sẽ dùng bộ dsp
để xử lý tín hiệu để cho ta kết quả cuối cùng đưa ra LCD(gồm có thực hiện các phép nhân
và sử dụng bộ lọc số FIR )..
Thật thú vị trong VĐK DsPic30F4011 có tích hợp bộ chuyển đổi AD như đã trình
bày ở phần 2.3.7 trong chương 2. Công việc của người sử dụng là chương trình hóa cho
VĐK để thực hiện việc chuyển đổi AD.
Bộ xử lý số dsp được tích hợp sẵn trong VĐK DsPic30F4011 làm cho việc thiết kế
cũng đơn giản hơn, với những hàm thư viện có sẵn do Microchip cung cấp.
3.2. Phần Mềm
Trong khóa luận này em sử dụng phần mềm MPLab của công ty Microchip
Technology để thực hiện viết chương trình cho khối xử lý trung tâm (cụ thể ở đây là vi
điều khiển dsPic30F4011). Và em dùng ngôn ngữ C (C30) để viết chương trình. Trong
chương trình có sử dụng thư viện chuẩn của Microchip cung cấp (như p30fxxx.h,
p30f4011.h, dsp.h, ...). Sơ đồ khối chương trình nguồn được trình bày trên hình 3.20.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 50
Modul chương trình :
Hình 3.20. Sơ đồ khối chương trình
Khởi tạo
LCD
Khởi Tạo
Timer
Khởi Tạo
ADC
Khởi Tạo
Reference
signal
ref_signal x input_signal = I
ref_signal_90 x input_signal=Q
FIR Filter
I,Q Final
22 QIMagnitude
)/(tan 1 IQPhase
Display LCD
MAIN
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 51
3.3. Các kết quả thực nghiệm:
3.3.1. Mạch khuyếch đại lock-in đã chế tạo và tín hiệu vào ra lock in:
Mạch điện được thiết kế trên phần mềm portel (xem hình 3.21), sơ đồ mạch nguyên
lý trình bày chi tiết ở phần phụ lục
Hình 3.21. Mạch khuyếch đại lock in
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 52
Tín hiệu reference thu được sau khi sử dụng bộ chuyển đổi DA 4bit theo kiểu mạng
R/2R được biểu diễn các hình 3.22 và 3.23.
Tín hiệu reference khi chưa qua bộ lọc sallen-key
Hình 3.22. Tín hiệu reference khi chưa qua bộ lọc sallen-key
Tín hiệu reference khi qua bộ lọc sallen-key
Hình 3.23. Tín hiệu reference khi qua bộ lọc sallen-key
Tín hiệu refrence này sẽ cung cấp cho cảm biến cần khảo sát. Tần số của tín hiệu
reference này có thể thay đổi được bằng cách lập trình cho vi điều khiển.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 53
Tích của tín hiệu vào và tín hiệu reference được trình bày trên các hình 3.24 và 3.25.
Hình 3.24. Tích hai tín hiệu cùng pha và độ lệch trung bình DC của tín hiệu thu
được khi qua bộ lọc thông thấp
Sự mô phỏng trên hình 3.24(sử dụng phần mềm Micro-Cap Evaluation) cho ta thấy
một phép nhân giữa hai tín hiệu cùng pha (tín hiệu vào và tín hiệu tham chiếu(reference)).
Phép nhân này cho kết qủa là một tín hiệu có tần số bằng hai lần tần số reference và
có mức trung bình trên mức 0(dương).
Khi tín hiệu này qua bộ lọc thông thấp chúng ta sẽ thu được 1 mức DC tỷ lệ với tín
hiệu vào.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 54
Hình 3.25. Tích hai tín hiệu lệch pha 900 và độ lệch trung bình DC của tín hiệu thu
được khi qua bộ lọc thông thấp
Hình 3.25. cho thấy tích giữa hai tín hiệu (tín hiệu vào và tín hiệu tham chiếu
(reference)) khi chúng khác pha nhau 900.
Với phép nhân ta thu được một tín hiệu có tần số bằng hai lần tần số reference
nhưng mức trung bình là bằng 0.
Vậy khi tín hiệu này qua bộ lọc thông thấp chúng ta sẽ thu được 1 mức DC bằng 0.
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 55
Hình 3.26 chỉ ra kết quả phép nhân của tín hiệu reference và tín hiệu vào trong thực
tế khi tín hiệu vào có pha tạp ồn nhiễu.
Hình 3.26.
a) Tín hiệu đầu vào và tín hiệu tham chiếu b)Tích của chúng
3.3.2.Thử nghiệm bộ khuyếch đại lock-in với cảm biến áp suất MPX2300D:
Để đánh giá và khả năng đo đạc của bộ khuyếch đại lock-in đã xây dựng em thực
hiện thiết kế một hệ đo cho sensor áp suất MPX2300D.
3.3.2.1. Cảm biến áp suất MPX2300D:
- Cảm biến áp suất MPX2300D là một sản phẩm thương mại của công ty Motorola.
- MPX2300D chịu đựng được áp lực từ 0mmHg đến 300mmHg và với mỗi áp
lực1mmHg MPX2300D cho ta một điện thế ra 1uV (1uV/mmHg).
- Sơ đồ chân cảm biến MPX2300D (xem bảng 3.1) cùng với hình dáng bên ngoài
Bảng 3.1. Sơ đồ chân cảm biến MPX2300D
Sơ đồ chân của cảm biến MPX2300D
1 2 3 4
Vs S+ S- GND
a)
b)
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 56
Hình dáng bên ngoài và bên trong cảm biến được biểu diễn trên hình 3.27a và 3.27b
a) b)
Hình 3.27. a)Hình dáng bên ngoài MPX2300D b)Hình dáng bên trong MPX2300D
3.3.2.2. Kết quả thí nghiệm:
Sơ đồ hệ đo thử nghiệm lock-in số sử dụng cảm biến áp suất được trình bày như
hình 3.28.
Hình 3.28. Sơ đồ hệ đo cảm biến MPX2300
Hình 3.29. chỉ ra cách mắc cho hệ đo
Hình 3.29. Cách mắc hệ đo thử nghiệm
Bộ Khuyếch Đại Lock-In
Sensor MPX2300D
Reference signal
Signal Input
Kết qủa (hiển thị
trên LCD)
Tác dụng áp suất
Đầu vào bộ khuyếch
đại lock-in
Lock-in Amlifier
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 57
Hệ đo thực tế được trình bày trên hình 3.30
Hình 3.30. Hệ đo thực tế
Kết qủa đo thử của bộ lock-in số dùng cảm biến áp suất MPX2300D để thử nghiệm
được trình bày trên bảng 3.2
Áp suất vào Kết quả
10mmHg 9,8uV
15mmHg 14,6uV
20mmHg 21,3uV
25mmHg 24,3uV
30mmHg 32,1uV
40mmHg 40,3uV
50mmHg 53,8uV
Bảng 3.2. Kết quả đo
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 58
Kết qủa đo được biểu diễn trên các hình 3.31 và 3.32
Hình 3.31. Mối quan hệ giữa tín hiệu ra theo thời gian
Hình 3.32. Mối quan hệ giữa áp suất đưa vào và tín hiệu ra
V(uV)
t(ms)
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 59
Kết Luận
Kết quả thu được sau khi khóa luận được thực hiện:
- Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ khuyếch đại lock-in
- Nắm vững cấu trúc và lập trình tốt cho vi xử lý dsPic30F4011.
- Biết cách sử dụng Matlab để thiết kế một bộ lọc.
- Sử dùng thành thạo phần mềm vẽ mạch in protel và orcad
- Hiểu rõ về những phương pháp biến đổi ADC và DAC.
- Xây dựng được cho bản thân cách làm việc khoa học, cách tư duy có hệ thống khi
thực hiện một khóa luận.
- Chế tạo một bộ khuyếch đại lock-in và đã thử nghiệm với một sensor áp suất.
Đánh giá kết quả thu được và hướng phát triển của khóa luận:
- Có thể sử dụng bộ khuyếch đại lock-in số đã chế tạo cho nhiều thí nghiệm với nhiều
loại sensor khác nhau.
- Bộ khuyếch đại lock-in đang còn sai số và độ ổn định vẫn chưa cao.
- Mạch vẫn chưa được gọn gàng
- Vì thời gian thực hiện đề tài là khá ngắn nên hệ đo chưa được thử nghiệm nhiều, do đó
đánh giá chưa thật khách quan.
- Hướng phát triển tiếp của đề tài là rút gọn mạch điện, tăng độ chính xác cho hệ đo qua
đó có thể thương mại hóa hệ đo.(Có thể sử dụng hệ đo có nhân là bộ khuyếch đại lock-
in cho những cảm biến y sinh học – Bio Sensor).
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 60
Phụ Lục
Mã nguồn chương trình:
//---Main---
#include
#include
#include "common.h"
#include "dsp.h"
#include "lcd8bit.h"
#include "delay.h"
#include "string.h"
_FOSC(CSW_FSCM_OFF & XT_PLL16);
_FWDT(WDT_OFF);
_FBORPOR(PBOR_OFF & MCLR_EN);
_FGS(CODE_PROT_OFF);
extern FIRStruct lowpassexample_psvFilter; /*Contains filter structures for FIR-LPF*/
extern FIRStruct fir_oneFilter;
extern FIRStruct fir_baFilter;
extern FIRStruct fir_cuoiFilter;
fractional i_Ptr_sig[NUMSAMP];
fractional input_I_signal[NUMSAMP];
fractional input_Q_signal[NUMSAMP];
fractional output_I_signal[NUMSAMP];
fractional output_Q_signal[NUMSAMP];
fractional* i_Ptr;
unsigned int ref_input_s90;
unsigned int ref_input;
unsigned int doFilterFlag;
int main(void)
{
float nhan1,nhan2,kq1,kq2,adc;
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 61
float fI,fQ;
float mag,phi;
char sBuff[40];
TRISE = 0xFFF0;
FIRDelayInit(&lowpassexample_psvFilter);
FIRDelayInit(&fir_oneFilter);
FIRDelayInit(&fir_baFilter);
// Uart_Init();
Init_Timers();
Init_ADC();
TMR1 = 0;
TMR2 = 0;
TMR3 = 0;
T1CONbits.TON = 1;
T2CONbits.TON = 1;
T3CONbits.TON = 1;
while(!doFilterFlag);
while (1)
{
if (doFilterFlag)
{
i_Ptr =& i_Ptr_sig[0];
adc = Fract2Float(i_Ptr_sig[0]);
nhan1=Fract2Float(i_Ptr_sig[0])*ref_input;
nhan2=Fract2Float(i_Ptr_sig[0])*ref_input_s90;
input_I_signal[0] = Float2Fract(nhan1);
input_Q_signal[0] = Float2Fract(nhan2);
FIR(NUMSAMP,&output_I_signal[0],&input_I_signal[0],&fir_oneFilter);
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_I_signal[10],&input_I_signal[10],&fir_oneFilter,10);
FIR(NUMSAMP,&output_Q_signal[0],&input_Q_signal[0],&fir_oneFilter);
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 62
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_Q_signal[10],&input_Q_signal[10],&fir_oneFilter,1
0);
FIR(NUMSAMP,&output_I_signal[0],&input_I_signal[0],&lowpassexample_psvFilter);
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_I_signal[8],&input_I_signal[8],&lowpassexample_p
svFilter,8);
FIR(NUMSAMP,&output_Q_signal[0],&input_Q_signal[0],&lowpassexample_psvFilter
);
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_Q_signal[8],&input_Q_signal[8],&lowpassexample_
psvFilter,8);
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_I_signal[0],&input_I_signal[0],&fir_baFilter,2);
FIRDecimate(NUMSAMP,&output_Q_signal[0],&input_Q_signal[0],&fir_baFilter,2);
FIR(NUMSAMP,&output_I_signal[0],&input_I_signal[0],&fir_cuoiFilter);
FIR(NUMSAMP,&output_Q_signal[0],&input_Q_signal[0],&fir_cuoiFilter);
fI = Fract2Float(output_I_signal[0]);
fQ = Fract2Float(output_Q_signal[0]);
....................................
Init_LCD();
// lcd_cmd(lcd_homeL1);
print_lcd(0x80,"TIN HIEU DO DUOC");
// sprintf(sBuff," PHI = %8.4f ",phi);
puts_lcd(sBuff,strlen(sBuff));
lcd_cmd(lcd_homeL2);
sprintf(sBuff," MAG = %8.5f ",mag);
puts_lcd(sBuff,strlen(sBuff));
// RS232XMT(sBuff);
doFilterFlag = 0;
}
}
return 0;
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 63
}
//---Isr_Timers---
#include
#include "common.h"
#include "dsp.h"
volatile unsigned char _sinTableIndex;
extern unsigned int ref_input_s90;
extern unsigned int ref_input;
static unsigned char sinTable[] = {5,6,7,8,9,9,10,10,10,10,10,9,9,8,7,6,5,4,3,2,1,1,0,0
,0,0,0,1,1,2,3,4};
static unsigned char sinTable_s90[] = {10,10,10,9,9,8,7,6,5,4,3,2,1,1,0,0,0,0,0,1,1,2,3
,4,5,6,7,8,9,9,10,10};
void __attribute__((__interrupt__,no_auto_psv)) _T2Interrupt( void )
{
_sinTableIndex++;
_sinTableIndex &= 0b00011111;
LATE = (sinTable[_sinTableIndex]);
ref_input = (sinTable[_sinTableIndex]);
ref_input_s90 = (sinTable_s90[_sinTableIndex]);
IFS0bits.T2IF = 0; // Xoa co ngat
}
//--lcd--
#include "p30f4011.h"
#include "delay.h"
#include "lcd8bit.h"
void print_LCD(char a,char *s);
void Init_LCD( void );
void lcd_cmd( char cmd );
void lcd_data( char data ) ;
void puts_lcd( unsigned char *data, unsigned char count );
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 64
// cai dat lcd
void Init_LCD( void )
{
TRISB &= 0xFF00; // cai dat 8 bit (RB0...RB7) la out con lai la in
RW_TRIS = 0; // cai dat RW la out
RS_TRIS = 0; // cai dat RS la out
E_TRIS = 0; // cai dat E la out
LATB &= 0xFF00;
RW = 0; // RW = low
RS = 0; // RS = low
E = 0; // E = low
lcd_cmd( lcd_8bit ); // che do giao tiep 8 bit
lcd_cmd( lcd_normal ); // che do nhap du lieu binh thuong
lcd_cmd( lcd_on_crsr ); // bat mam hinh va con tro
Delay_ms(1);
}
//Chuong trinh con xuat lenh o che do 8 bit
void lcd_cmd( char cmd )
{
DATA &= 0xFF00; // chuan bi RB0 - RB7
DATA |= cmd; // gui lenh toi lcd
RW = 0; // RW = low
RS = 0;
E = 1; // E = hight
Nop();
Nop();
Nop();
E = 0;
RS = 0;
Delay_ms(10);
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 65
}
//Chuong trinh con xuat du lieu o che do 8 bit
void lcd_data( char data )
{
RW = 0; //
RS = 1; //
DATA &= 0xFF00; // chuan bi RE0 - RE7
DATA |= data; // gui du lieu toi lcd
E = 1;
Nop();
Nop();
Nop();
E = 0; //
RS = 0; //
Delay_ms(10); // 200uS delay
}
void print_lcd(char a,char *s) // ham in ky tu tren LCD, in ky tu truc tiep
{
lcd_cmd(a);
while(*s != 0)
lcd_data(*s++);
}
void puts_lcd( unsigned char *data, unsigned char count )
{
while ( count )
{
lcd_data( *data++ );
count--;
} }
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn 66
Mạch Nguyên Lý
ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội Khóa Luận Tốt Nghiệp
Sinh Viên : Lê Trần Triệu Tuấn
Tài Liệu Tham Khảo
[1] “Chip pak high volume presure sensor for disposable, backside pressure applications
MPX2300D” –
[2] Bentham – “Lockin amplifers” –
[3] “dsPIC Language Tool Libraries” –
[4] “dsPIC30F Family Reference Manual” –
[5] “dsPIC30F’s Programmer Reference Manual” –
[6] “dsPic30F4011/4012” –
[7] “FilterPro MFB and Sallen– Key Low-Pass Filter Design Program” – John Bishop,
Bruce Trump, R. Mark Stitt. –
[8] “Implementing Digital Lock-In Amplifiers Using the dsPIC DSC” –
[9] Jerry Seams – “R/2R LADDER NETWORKS” –
[10] “Low Cost, Low Power Instrumentation Amplifier” –
[11] Microchip Inc website –
[12] “Sallen-Key Low-Pass Filter” –
[13] “The Analog Lock-in Amplifier” –
[14] “The Digital Lock-in Amplifier” –
[15] “What is a Lock-in Amplifier?” –
[16] “Wide Bandwidth Dual JFET Input Operational Amplifier” – www.national.com
[17] www.docu-track.com
[18] “Tutorial 04.01, Tutorial 05.01, Tutorial 06.01” –
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_dieu_khien_dspic30f4011_494.pdf