Đề tài Thiết kế chế tạo xe ô tô năng lượng SC 4
THIẾT KẾ CHẾ TẠO XE Ô TÔ NĂNG LƯỢNG XANH SC4
TÓM TẮT
Bài báo này giới thiệu về thiết kế và chế tạo xe ô tô sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT)
và nhiên liệu LPG cho động cơ để giảm bớt áp lực về nhiên liệu cho các ô tô sử dụng nhiên liệu
truyền thống. Xe ô tô này được thiết kế chế tạo mới với kích thước: Dài 2300 mm x Rộng 1150
mm x Cao 1400 mm sử dụng 2 động cơ điện 800W, và động cơ nhiệt LPG công suất 2000W có
thể đạt tốc độ 30km/h. Việc chế tạo sử dụng xe năng lượng xanh sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường
và là cơ sở nghiên cứu tiếp cho việc chế tạo xe thân thiện với môi trường trong tương lai gần.
ABSTRACT
This report illustrates designing and building a car which is used solar energy and LPG fuel
for engine to decrease the pressure of traditional oils in automobile. The car is a new design with
dimenssions: Length 2300mm x Width 1150 mm x Height 1400 mm using 2 electronic motor 800
Watts, and an engine with LPG fuel 2000W, it can be reach to the speed 300 km/h. The purpose of
this design is to reduce wasting precious resources and destroying the environment and a base for
the next study in manufacture vehicles friendly with natrual enviroment near future.
1. Mở đầu
Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và sự cạn kiệt
nguồn nhiên liệu truyền thống. Trong đó, ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe con
người, gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, làm khí hậu biến
đổi bất thường gây nhiều ảnh hưởng
nặng nề mà nguồn gây ô nhiễm
nhiều nhất là khí thải động cơ gây
ra. Theo dự báo của các chuyên gia,
trong vòng 10 năm nữa, ít nhất 60%
số ôtô đang vận hành trên thế giới sẽ
sử dụng những loại nhiên liệu và
năng lượng sạch thay vì sử dụng
nhiên liệu truyền thống.
NLMT là một trong các
nguồn năng lượng sạch đang được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển với đặc điểm:
dễ chuyển đổi, là nguồn bổ sung cho nguồn cung cấp điện chính, không gây ra ô nhiễm
không khí nên được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống như: nhà máy điện mặt trời, thiết
bị đèn tín hiệu giao thông. Một số nghiên cứu thành công như: đề tài của TS Hoàng Dương
Hình 1 - Lượng tổng bức xạ mặt Trời trung bình ngày
của các tháng trong năm tại Đà Nẵng (MJ/m2
.ngày)
Hùng (Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới - Đại học Đà Nẵng) bếp
NLMT đã được sử dụng khá phổ biến, KS Dương Thanh Lương (ĐHBK TP. HCM) với hệ
thống cấp nước nóng, đun nước sôi NLMT.
Đặc biệt, ô tô sử dụng NLMT đã và đang
được các quốc gia trên thế giới nghiên cứu chế tạo
thành công như: Xe golf NLMT của hãng SunGo, thiết
kế của hãng Solarlab, xe xích NLMT ở Ấn
Độ chứng tỏ xe NLMT đang dần đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống con người và sẽ ngày càng
phát triển trong tương lai gần. Tuy vậy, Việt Nam là
nước có cường độ bức xạ trung bình 4,59
kWh/m2
/ngày thuộc loại cường độ bức xạ cao, rất có
tiềm năng cho việc nghiên cứu sử dụng NLMT trong
đời sống, nhưng khái niệm xe NLMT còn khá mới, chưa được đầu tư đúng mức. Hiện chỉ
có kết quả xe NLMT của sinh viên ĐH Cần Thơ với vận tốc 25km/giờ, xe chở được 2
người (kể cả người lái) và sinh viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM với tốc độ 20 km/h sử
dụng cho 1 người
Hình 2: Tháp năng lượng mặt trời
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế chế tạo xe ô tô năng lượng SC 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
17
THIẾT KẾ CHẾ TẠO XE Ô TÔ NĂNG LƯỢNG XANH SC4
THE DESIGN AND MANUFACTURE OF GREEN ENERGY CAR SC4
SVTH: Tạ Ngọc Thiên Bình1, Huỳnh Kim Trạng1
Phạm Nguyên Sơn2, Trần Thanh Út3
Lớp: 105C4A, 205C4B, 306C4B, Khoa Cơ Khí Giao Thông, Trường Đại học Bách khoa
GVHD: TS. Dương Việt Dũng
Khoa Cơ Khí Giao Thông, Trường Đại học Bách khoa
TÓM TẮT
Bài báo này giới thiệu về thiết kế và chế tạo xe ô tô sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT)
và nhiên liệu LPG cho động cơ để giảm bớt áp lực về nhiên liệu cho các ô tô sử dụng nhiên liệu
truyền thống. Xe ô tô này được thiết kế chế tạo mới với kích thước: Dài 2300 mm x Rộng 1150
mm x Cao 1400 mm sử dụng 2 động cơ điện 800W, và động cơ nhiệt LPG công suất 2000W có
thể đạt tốc độ 30km/h. Việc chế tạo sử dụng xe năng lượng xanh sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường
và là cơ sở nghiên cứu tiếp cho việc chế tạo xe thân thiện với môi trường trong tương lai gần.
ABSTRACT
This report illustrates designing and building a car which is used solar energy and LPG fuel
for engine to decrease the pressure of traditional oils in automobile. The car is a new design with
dimenssions: Length 2300mm x Width 1150 mm x Height 1400 mm using 2 electronic motor 800
Watts, and an engine with LPG fuel 2000W, it can be reach to the speed 300 km/h. The purpose of
this design is to reduce wasting precious resources and destroying the environment and a base for
the next study in manufacture vehicles friendly with natrual enviroment near future.
1. Mở đầu
Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và sự cạn kiệt
nguồn nhiên liệu truyền thống. Trong đó, ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe con
người, gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, làm khí hậu biến
đổi bất thường gây nhiều ảnh hưởng
nặng nề mà nguồn gây ô nhiễm
nhiều nhất là khí thải động cơ gây
ra. Theo dự báo của các chuyên gia,
trong vòng 10 năm nữa, ít nhất 60%
số ôtô đang vận hành trên thế giới sẽ
sử dụng những loại nhiên liệu và
năng lượng sạch thay vì sử dụng
nhiên liệu truyền thống.
NLMT là một trong các
nguồn năng lượng sạch đang được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển với đặc điểm:
dễ chuyển đổi, là nguồn bổ sung cho nguồn cung cấp điện chính, không gây ra ô nhiễm
không khí nên được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống như: nhà máy điện mặt trời, thiết
bị đèn tín hiệu giao thông. Một số nghiên cứu thành công như: đề tài của TS Hoàng Dương
Hình 1 - Lượng tổng bức xạ mặt Trời trung bình ngày
của các tháng trong năm tại Đà Nẵng (MJ/m
2
.ngày)
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
18
Hùng (Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới - Đại học Đà Nẵng) bếp
NLMT đã được sử dụng khá phổ biến, KS Dương Thanh Lương (ĐHBK TP. HCM) với hệ
thống cấp nước nóng, đun nước sôi NLMT.
Đặc biệt, ô tô sử dụng NLMT đã và đang
được các quốc gia trên thế giới nghiên cứu chế tạo
thành công như: Xe golf NLMT của hãng SunGo, thiết
kế của hãng Solarlab, xe xích NLMT ở Ấn
Độ…chứng tỏ xe NLMT đang dần đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống con người và sẽ ngày càng
phát triển trong tương lai gần. Tuy vậy, Việt Nam là
nước có cường độ bức xạ trung bình 4,59
kWh/m
2
/ngày thuộc loại cường độ bức xạ cao, rất có
tiềm năng cho việc nghiên cứu sử dụng NLMT trong
đời sống, nhưng khái niệm xe NLMT còn khá mới, chưa được đầu tư đúng mức. Hiện chỉ
có kết quả xe NLMT của sinh viên ĐH Cần Thơ với vận tốc 25km/giờ, xe chở được 2
người (kể cả người lái) và sinh viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM với tốc độ 20 km/h sử
dụng cho 1 người…
Bài báo giới thiệu mẫu xe sử dụng NLMT và nhiên liệu LPG – là mẫu xe thân thiện
với môi trường hoạt động ở các nơi như: ở các khu du lịch, các khu phố nhỏ, resort tại Việt
Nam. Qua đó, mang lại một phương tiện giao thông mới phù hợp với cơ sở hạ tầng giao
thông tại Việt Nam và góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Hình 3: “Sunmobile” Chiếc xe ô tô
năng lượng mặt trời đầu tiên được chế tạo
Hình 4: Xe golf năng lượng
mặt trời của hãng SunGo
Hình 5: „solarca/ rickshaw’
thiết kế bởi solarlab
2. Thiết kế xe năng lượng sạch SC4
Xe năng lượng xanh SC4 được thiết kế sử dụng 2 nguồn động lực độc lập: điện và
động cơ nhiệt; điện năng lấy từ pin quang điện qua hấp thụ ánh sáng mặt trời và động cơ
nhiệt sử dụng nhiên liệu LPG dùng dự trữ khi nguồn điện hết. Tuy nhiên do qui định giới
hạn khuôn khổ báo cáo, nên nhóm chỉ tập trung báo cáo phần: tính toán công suất, tính
chọn ắc qui và pin NLMT, thiết kế hệ thống điện và điều khiển.
2.1. Tính toán công suất
Khối lượng toàn bộ Gtb=4414,5N ,vận tốc tối đa v=30km/h. Lực kéo tiếp tuyến ở
các bánh xe chủ động (hai bánh xe trước) của xe sử dụng để khắc phục các lực : lực cản lăn
Pf, lực cản dốc Pi, lực cản không khí Pω, lực quán tính Pj.
Hình 2: Tháp năng lượng mặt trời
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
19
Pk = Pf ± Pi + Pω ± Pj = 998,93 (N)
Tính xe lên dốc (độ dốc 10%): sinα = 0,1 =>α≈6o
Pf=f.Gtb.cosα=65,85(N), fo=0,015; Pi =441,45(N);
Pω =k.F.v=41,63(N); Pj=Gtb.a=450 (N), a=1(m/s
2
)
Thực tế 4 lực cản này thường không xảy ra cùng lúc. Do đó, lực cần thiết của động cơ:
P
fi
=Pf+Pi =507,3(N) và P
fω
=Pf + Pω = 107,48(N)
Ở tốc độ tối đa ta tính cân bằng công suất động cơ, với công suất cản là: Neω=
895,3 (W)
Công suất cực đại yêu cầu của động cơ: Nect
= Neω
/ η =1119,125 [W] (η 80%)
Chọn động cơ ứng với công suất cực đại: Ne max= (1,1-1,25).Nect=1231,04-
1398,9[W]
Chọn 2 động cơ điện công suất 800 W; động cơ nhiệt dung tích xy lanh 50cc sử
dụng xăng
2.2. Tính chọn ắcqui và pin NLMT
Dựa trên tính toán công suất của động cơ sử dụng, ta chọn phương án bố trí pin
NLMT trước mui xe (phần 1) và trần xe (phần 2):
Diện tích phần 1: 0,31 m
2
và diện tích phần 2: 0,776 m
2
Tổng diện tích đặt pin NLMT là: 1,086 m2
Chọn hai tấm pin NLMT công suất là 480 W có kích thước 1057x457x35 mm
Kiểu dáng xe SC4 cũng đặt đến vấn đề giảm lực cản khí động học để có thể phát
triển xe với tốc độ cao trong tương lai.
2.3. Hệ thống điện và điều khiển
2.3.1. Bố trí hệ thống điện:
Dòng điện nạp cho ắc qui 14 được chuyển đổi qua 2 tấm pin NLMT thông qua bộ
điều kế. Điện năng từ ắc qui chạy động cơ điện 13 thông qua bộ điều khiển động cơ 12 khi
người sử dụng nhấn bàn đạp ga 9. Ngoài ra, điện năng từ ắc qui cung cấp cho các đèn hiệu,
còi xe, hiển thị LCD trên bảng điều khiển. Với bộ biến áp dòng 48V thành 12V, động cơ
nhiệt 7 được khởi động bởi bộ đề để chạy thông qua bảng điều khiển.
Pin mặt trời (1)
Pin mặt trời (2)
Hình 6 – Vị trí bố trí pin năng lượng mặt trời trên xe SC4
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
20
2.3.2. Ắc qui: Dung lượng pin có thể cấp cho ắc quy trong 6,285 giờ, với điện áp nạp là 48
(V):Qn=In.tn=100,56 (Ah)
2.3.3. Số giờ và quãng đường xe chạy hết bình:
Khi xe chạy, ắc qui tiếp tục được nạp điện : tp= Qn.U.0,8/PM=2,4 h
Ta chọn loại ắc quy 12(V)–100(Ah) khối lượng m1 = 15,5(kg)
2.3.4. Bộ đổi điện: gồm:
Dây nguồn vào 48V, dây nguồn âm chung và dây ra 12Vv, dây vào nối với cầu chì
bảo vệ 7A và dây ra nối cầu chì bảo vệ 15A.
2.3.5. Thiết kế bàn đạp chân ga:
Khi chân ga chuyển động kéo sắt từ bên trong chân ga chuyển động dẫn đến làm
thay đổi cường độ từ trường xung quanh linh kiện hold, và thay đổi điện áp ra của chân ga.
Chân ga sử dụng là loại chân ga điện áp thuận, tín hiệu ra thay đổi từ 1V đến 4,2V. Điện áp
nguồn 5v tay ga được cung cấp từ bộ điều khiển và tín hiệu thay đổi ra của chân ga sẽ cung
cấp ngược lại cho bộ điều khiển làm thay đổi tốc độ xe.
2.3.6. Thiết kế hệ thống truyền lực:
Theo tính toán, hệ thống truyền lực sử dụng cần có tỉ số truyền
0i
4
( N=0,9) với
tỉ số truyền hộp số theo điều kiện kéo:ih1
1,039
và theo điều kiện bám: ih1
01,02
.
Mômen được truyền từ động cơ nhiệt thông qua hộp số (có cơ cấu số lùi) đến truyền lực
chính đến các bánh xe.
1
2
3
4
5
67891011121314
Hình 8: Bộ nguồn Li-ion
Battery 12V/100Ah
1
5
0
1
0
0
10
R10
R20
Ø83
Ø30
6
0
40 7
Ø102
4
3
9
4
7
0
70
152
Hình 9 – Kết cấu bàn đạp chân ga
Hình 7 – Bố trí chung và sơ đồ điện xe SC4
1- Bộ điều kế; 2-Pin NLMT; 3-Bình xăng;
4-Bình LPG; 5-Cầu chủ động; 6-Hộp số; 7-Động cơ LPG; 8-Phanh; 9-Bàn
đạp ga; 10-Bảng điều khiển; 11-Biến áp 48V12V; 12-Bộ ĐK động cơ
điện; 13-Động cơ điện; 14-Ắcqui
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
21
Động cơ nhiệt: Bộ phụ
kiện chuyển đổi nhiên liệu
LPG/xăng cho xe gắn máy của
GS.TSKH Bùi Văn Ga được
nhóm sử dụng cho động cơ nhiệt
ở động cơ xe máy 50cc với công
suất NeMax=2800W/;
MeMax=4,7Nm và hiệu suất động
cơ 90%.
3. Kết quả và bình luận
Đây là đề tài khá mới mẻ về ô tô sử dụng năng lượng và nhiên liệu sạch nên cũng
gặp nhiều khó khăn về tài liệu (hầu hết là Anh Ngữ), tuy vậy nhóm đã tính toán và đưa ra
các kết quả sau:
Xe sử dụng có kích thước tổng thể D2300xR1150xC1400 với khối lượng bản thân
là 300kg và khối lượng toàn bộ (tối đa 2 người sử dụng) là 450kg, được thiết kế chạy với
vận tốc cực đại là 30km/h, sử dụng độc lập 2 động cơ điện DC 48V-800W và 1 động cơ
nhiệt 2800W. Xe còn sử dụng 4 ắc qui li-on loại 12V-100Ah và có thể đạt được quãng
đường là 30km khi sử dụng trong vòng 2,4 giờ liên tục. Xe gồm các bộ phận chính: động
cơ điện, bộ điều khiển động cơ, bộ lưu trữ điện, bộ chuyển đổi , pin mặt trời,vỏ xe, khung
xe, hệ thống: phanh, treo, lái, đèn còi báo hiệu. Ngoài ra còn có động cơ nhiệt, hộp số (có
cơ cấu số lùi), truyền lực chính và sử dụng dự trữ khi điện trong bình ắc qui hết hay hoạt
động ở điều kiện ban đêm hoặc trời nắng yếu. Tuy vậy, chưa sử dụng được điều khiển
bằng điện tử cho xe và cần phải có định hướng cho việc sản xuất động cơ đặc chủng cho
loại xe SC4 thời gian tới.
Pin mặt trời được sử dụng trên có công suất là 480W với số lượng 2 tấm, có thể nạp
đầy ắc qui sử dụng trong vòng 6 giờ trong điều kiện nắng bình thường. Ngoài ra, xe sử
dụng bộ chuyển đổi có sẵn với hiệu điện thế nạp là 48V sử dụng phù hợp cho ắc qui. Tuy
nhiên, giá thành của những bộ này còn khá đắt, đặc biệt là giá thành của pin năng lượng
mặt trời cùng bộ phụ kiện kèm theo và ắc qui lưu trữ điện.
4. Kết luận
Đề tài đã đưa ra được mẫu xe phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đồng thời
đảm bảo được sự ổn định khi xe đi trong thành phố. Xe đã hoàn thiện tính toán hệ thống:
điện, truyền lực, chassis, phanh, treo, lái và thiết kế thẫm mĩ để thu hút người sử dụng xe.
Đặc biệt, trên xe còn trang bị tính tiện nghi sử dụng cho các thiết bị hi-tech như: sạc di
động, radio FM, quạt điện công suất nhỏ, đèn đọc sách…
Hướng phát triển của xe SC4 là: lựa chọn vật liệu chế tạo khung và vỏ xe nhẹ, bền
nhằm giảm khối lượng của xe, đồng thời chọn loại pin NLMT và ắc qui hiệu suất cao hơn
và có giá thành thấp hơn. Ngoài ra, đầu từ cải thiện, nâng cao hiệu suất nạp, hoàn thiện
thêm các hệ thống còn lại, cải tiến bộ điều khiển trung tâm để việc điều khiển nhẹ nhàng,
R7.0
1 2 3 4 5
76
0
2200
Hình 10: Sơ đồ hệ thống truyền lực sử dụng động cơ nhiệt
1-Động cơ đề;2-Động cơ;3-Hộp số;4-Các đăng;5-Cầu chủ động
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
22
chính xác hơn. Và cuối cùng là cần có sự hỗ trợ của nhà nước thông qua chính sách phát
triển năng lượng mới và ưu tiên cho các phương tiên sử dụng năng lượng sạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Cẩn và các tác giả. Lý thuyết ô tô máy kéo. NXB KH và KT, 2003.
[2] Hoàng Dương Hùng. Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng. Khoa công nghệ
nhiệt lạnh, trường đại học Bách Khoa - Đà Nẵng, 2008.
[3] Bùi Văn Ga.Nghiên cứu công nghệ chuyển đổi xe máy sử dụng xăng sang sử dụng khí
dầu mỏ hoá lỏng LPG. Đại học Đà nẵng – 2000
[4] James Larminie. Electric and Vehicle Technology Explained. 2003
[5] SHP TRADING & INVESTMENT. Khái niệm về hệ thống năng lượng mặt trời.2008
[6] Rashad Jazairy,M. Sean Muoneke.SENIOR DESIGN PROJECT . University Of
Houston College of Technology, 2008
[7]
[8]
[9]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế chế tạo xe ô tô năng lượng SC 4.pdf