Đề tài Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí cho Viện anh ngữ đại học Đà Nẵng

Lời Nói Đầu Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ và yêu cầu của sinh viên để kết thúc khoá học trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên tổng kết được những kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập, cũng như phần nào xác định được công việc mà mình sẽ làm trong tương lai khi tốt nghiệp ra trường. Với đề tài “Tính kiểm tra hệ thống điều hoà không khí Trung tâm Học liệu Đà Nẵng” sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo chịu trách nhiệm hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho công việc tương lai sau này. Trong suốt quá trình làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy: GS- TSKH: PHAN QUANG XƯNG cùng các thầy cô khác trong khoa đến nay đồ án của em đã đượchoàn thành. Trong cuốn thuyết minh này em đã cố gắng trình bày một cách trọn vẹn và mạch lạc từ đầu đến cuối tuy nhiên vẫn còn vài sai sót , lại một phần do kiến thức còn hạn chế và tài liệu không đầy đủ nên không tránh khỏi.Vì vậy em mong muốn có được sự chỉ bảo quí báu của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí cho Viện anh ngữ đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
max=15,07 W/m2.0C > k=1,81 W/m2.0C: Vậy hiện tượng đọng sương không xãy ra ở bề mặt bên ngoài của tường CHƯƠNG 4 THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Lập sơ đồ điều hòa không khí là ta xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I-d, nhằm mục đích xác định các khâu càn xử lý và năng suất của nó để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi cho thổi vào phòng. Sơ đồ điều hòa không khí được lập dựa trên cơ sở: a) Điều kiện khí hậu địa phương nơi lắp đặt công trình: tN, jN. b)Yêu cầu về tiện nghi hoặc công nghệ:tT, jT. c) Các kết quả tính cân bằng nhiệt: QT,WT. d) Thỏa mãn điều kiện vệ sinh. 1. Nhiệt độ không khí trước khi thổi vào phòng không được thấp quá so với nhiệt độ trong phòng nhằm tránh gây cảm lạnh cho người sử dụng, cụ thể là: tV≥ tT-a - Đối với hệ thống điều hòa không khí thổi từ dưới lên( miệng thổi đặt trong vùng làm việc ) : a=70C. - Đối với hệ thống điều hòa không khí thổi từ trên xuống: a=100C. Nếu điều kiện không thỏa mãn thì phải tiến hành sấy nóng không khí tới nhiệt độ tV=tT-a thỏa mãn điều kiện vệ sinh rồi cho thổi vào phòng. 2. Lượng khí tươi cấp vào phòng phải đảm bảo đủ cho người trong phòng: LN=n.mk=n.rk.Vk,kg/h Trong đó: N: Số người trong phòng. nk. Khối lượng gió tươi cần thiết cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian, kg/người.h. Vk: Lượng không khí tươicần cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian, tra theo bảng 2.7[TL1, tr30], m3/người.h r: Khối lượng riêng của không khí, r=1,2 kg/m3 Tuy nhiên lưa lượng gió bổ sung không được nhỏ hơn 10% tổng lượng gió cung cấp cho phòng. 4.1 Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí Trong mỗi hệ thống điều hòa không khí cơ bản gồm có 4 khâu, trong một khâu lại có nhiều thiết bị hoặc chi tiết. Số lượng các thiết bị và năng suất của chúng được lựa chọn cho phù hợp với tình hình thực tế nghĩa là khi thiết kế người ta chọn chúng theo sơ dồ điều hòa không khí. Sơ đồ điều hòa không khí được thiết lập dựa trên kết quả tính toán cân bằng nhiệt ẩm, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu cầu công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu. Nói cách khác khi lập sơ đồ điều hòa không khí các thông số tính toán của không khí ngoài trời tN, jN và trong nhà tT, jT đã được chọn trước, nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT cũng như hệ số góc tia quá trình tự thay đổi trạng thái không khí trong phòng eI=QT/WT dã biết . Nhiệm vụ là xác định quá trình xử lý không khí trên đồ thị I – d, lựa chọn các thiết bị của khâu xử lý không khí rồi tiến hành tính năng suất cần có của các loại thiết bị đó, tiến hành kiểm tra các điều kiện vệ sinh…… Việc thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí được tiến hành đối với mùa hè và mùa đông nhưng ở Việt Nam ta mùa đông không lạnh lắm nên không cần lập sơ đồ mùa đông, như vậy ta chỉ cần lập sơ đồ cho mùa hè. Tùy điều kiện cụ thể, mà ta có thể chọn một trong các loại sơ đồ sau đây: thẳng, tuần hoàn một cấp, tuần hoàn hai cấp có phun ẩm bổ sung. Do tính chất và yêu cầu tại trung tâm học liệu Đại Học Đà Nẵng ta chọn loại sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp cho mùa hè. 4.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp Hình 4.1 sơ đồ tuần hoàn một cấp a) Nguyên lý làm việc. Không khí bên ngoài trời có trạng thái N(tN, jN) với lưa lượng LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1, được đưa vào buồng hòa trộn 3 để hòa trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT, jT) với lưa lượng là LT từ các miệng hồi gió 2. Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý 4, tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn đến trạng thái O và được quạt 5 vận chuyển theo kênh gió 6 thổi vào phòng 8. Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi có trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT rồi tự thay đổi trạng thái từ V đến T(tT, jT). Sau đó một phần không khí được thải ra ngoài và một phần lớn được quạt hồi gió 11 hút về qua các miệng hút 9 theo kênh 10 Hình 4.2. Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn một cấp trên đồ thị I-d b)Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d. -Trạng thái C là trạng thái hòa trộn của dòng không khí tươi có lưa lượng LN và trạng thái N(tN, jN) với dòng không khí tái tuần hoàn với lưa lượng LT và trạng thái T(tT, jT). - Quá trình VT là quá trình không khí tự thay đổi trạng thái khi nhận nhiệt thừa và ẩm thừa nên có hệ số góc tia e=eT=QT/WT. Điểm O ≡ V có j0 ≈ 95% Từ phân tích trên ta xách định được các điểm nút như sau: -Xác định các điểm N, T theo các thông số tính toán ban đầu. - Xác định điểm hòa trộn C theo tỷ lệ hòa trộn: Ta có: Trong đó: LN: Lưa lượng gió tươi cần cung cấp được xác định theo điều kiện vệ sinh, kg/s; L: Lưa lượng gió tổng tuần hoàn qua thiết bị xử lý không khí, kg/s; - Điểm O ≡ V là giao nhau của đường e=eT=QT/WT đi qua điểm T với đường j0 ≈ 95%. Nối CO ta có quá trình xử lý không khí Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy không khí đến điểm V thỏa mãn điều kiện vệ sinh, tức là t=tT-a. Khi đó các điểm O và V xác định như sau: - Từ T kể đường e=eT=QT/WTcắt t=tT-a tại V - Từ V kẻ đường thẳng đứng cắt j0 ≈ 95% tại O - Các điểm còn lại thì vẫn giữ nguyên vị trí Hình 4.3 Sơ đồ tuần hoàn một cấp khi nhiệt độ tV thấp c) Các thiết bị chính Để thực hiện sơ đồ điều hòa không khí một cấp cần có các thiết bị chính sau: - Quạt cấp gió, quạt hồi gió, thiết bị xử lý không khí, thiết bị sấy cấp II, hệ thống kênh cấp gió, hồi gió miệng thổi và miệng hút. d)Xác định năng suất của các thiết bị -Năng suất gió: L = , kg/s (4-1) - Lưa lượng không khí bổ sung LN được xác định căn cứ vào số lượng người và lượng gió tươi cần cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian. LN=n.r.Vk, kg/s (4-2) - Lưa lượng gió hồi: LT= L – LN,kg/s (4-3) - Công suất lạnh của thiết bị xử lý không khí QO = L(IC-IO) = QT.,kW (4-4) - Năng suất làm khô của thiết bị xử lý QSII = L(IV-IO) = QT.,kW (4-5) WO = L(dC-dO) = WT.,kg/s (4-6) 4.3 Xác định các thông số tại các điểm của sơ đồ Tất cả các điểm đều tra trên đồ thị I-d của không khí ẩm [ TL1-tr12] Điểm N: tN=34,50C jN=76,5% dN=27,8g/kgkkkhô IN=24Kcal/kgkkhí=100,48KJ/kgkkkhô Điểm T: tT=260C jT=60% dT=13,2g/kgkkkhô IT=13,7Kcal/kgkkhí=57,36KJ/kgkkkhô Điểm hòa trộn C: Ic=IT(LT/L)+IN(LN/L) =57,36(LT/L)+100,48(LN/L) , KJ/kgkkhí dc=dT(LT/L)+dN(LN/L) =13,2(LT/L)+27,8(LN/L) ,g/kgkkkhô Trong đó : L = kg/s (4-7) LNyc=n.rk.Vk=n.1,2.25=30n,kg/h=0,0083n,kg/s (4-8) Nếu LN≥10%L thì lấy LN=LNyc Nếu nhỏ hơn 10%L thì lấy LN=0,1L LT=L-LN, kg/s (4-9) Năng suất làm lạnh: Q0=0,85L(IC-I0), KW (4-10) Năng suất làm khô của thiết bị xử lý: W0 = 0,85L(dC-d0), kg/s (4-11) 0,85 là hệ số sử dụng không đồng thời. Bởi vì theo sự nghiên cứu của hãng máy điều hòa Carrier thì đối với các tòa nhà cao tầng sẽ xãy ra hiện tượng không phải lúc nào toàn bộ số người tính toán cũng có mặt, sẽ có một số người rời khỏi phòng trong một thời gian nhất định của ngày và khi rời khỏi phòng, đèn thắp sáng, vi tính, tivi…..cũng không sử dụng vì vậy khi chọn máy mà không kể đến hệ số tác dụng không đồng thời thì tổng năng suất lạng khi đó quá lớn dẫn đến dư thừa. Tia quá trình: eT=860,Kcal/kg (4-12) Sau đây là bảng xác định các thông số của điểm C, lưa lượng không khí cần thiết trong phòng L, năng suất lạnh Q0, và tia quá trình eT. Bảng 4.1 Xác định các thông số của sơ đồ Tên phòng Số người QT, kW WT, kg/h L, kg/s LNYC, kg/s LN,kg/s LT=L- LN kg/s eT kcal/kg Iv, kJ/kg Ic KJ/kg dc, g/kg W0, kg/s Q0, kW LN=LNYC 0,1Lkg/s (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) Tầng 1 Khu vục học 180 107,7 18,9 14,37 1,494 1,494 1,4376 12,882 4907,7 49,867 61,69 14,71 0,021 144,56 photocopy 2 4,694 0,21 0,652 0,017 0,017 0,0652 0,5868 19224,7 50,16 61,52 14,66 0,001 6,3 Kho sách1 2 9,575 0,21 1,447 0,017 0,017 0,1447 1,3023 39212,5 50,746 61,52 14,66 0,002 13,2 Kho sách2 2 5,192 0,21 0,775 0,017 0,017 0,0775 0,6975 21264,3 50,662 61,52 14,66 0,001 7,15 Để đồ 8 5,66 0,84 0,76 0,066 0,066 0,076 0,684 5795,4 49,909 61,52 14,66 0,001 7,5 åQ01 178,71 Tầng 2 Phòng học nhóm2.1 6 2,632 0,63 0,351 0,05 0,05 0,0351 0,301 3593,3 49,657 63,36 15,28 0,0007 4,08 Phòng học nhóm2.2 6 1,93 0,63 0,144 0,05 0,05 0,0144 0,094 2635 43,963 72,22 18,27 0,00076 3,45 Phòng học nhóm2.3 8 4,885 0,84 0,65 0,07 0,07 0,065 0,58 5001,4 49,867 61,86 14,77 0,001 6,62 Phòng học nhóm2.4 6 2,542 0,63 0,328 0,05 0,05 0,0328 0,278 3470,8 49,615 63,79 15,42 0,001 3,95 Phòng học nhóm2.5 6 2,711 0,63 0,352 0,05 0,05 0,0358 0,302 3700,8 49,678 63,34 15,27 0,0007 4,08 Phòng học nhóm2.6 8 4,926 0,84 0,657 0,07 0,07 0,0657 0,587 5043,5 49,871 61,81 14,76 0,001 6,66 Phòng học nhóm2.7 8 6,514 0,84 0,876 0,07 0,07 0,0876 0,7884 6669,4 49,929 61,52 14,66 0,001 8,63 Phòng nghe nhìn 12 11,773 1,26 1,592 0,1 0,1 0,1592 1,4328 8035,5 49,967 61,2 14,66 0,0023 15,2 Khu vục học 120 59,562 12,6 7,85 1 1 0,785 6,85 4065,4 49,783 62,71 15,06 0,014 85,27 åQ02 137,94 Tầng 3 Hội thảo 15 7,75 2,1 0,99 0,125 0,125 0,099 0,865 4232,3 49,574 62,66 15,06 0,0017 11,01 Học nhóm1 25 8,626 2,62 0,68 0,208 0,208 0,068 0,472 2822,9 44,8 70,43 17,67 0,0027 14,81 Học nhóm2 25 10,678 2,62 1,37 0,208 0,208 0,137 1,162 3498,4 49,615 63,77 15,41 0,004 16,48 Tài Nguyên1 4 7,36 0,42 1 0,033 0,033 0,1 0,9 15071,1 50,034 61,52 14,66 0,0014 9,769 Tài Nguyên2 4 5,369 0,42 0,72 0,033 0,033 0,072 0,648 10994,8 49,992 61,52 14,66 0,001 7,059 Giám đốc 1 2,18 0,105 0,29 0,008 0,008 0,029 0,261 17862 50,076 61,52 14,66 0,0004 2,822 Phó g.đốc 1 2,18 0,105 0,29 0,008 0,008 0,029 0,261 17862 50,076 61,52 14,66 0,0004 2,822 Hành chính 2 1,14 0,21 0,15 0,017 0,017 0,015 0,133 4668,6 49,825 62,1 14,85 0,0002 1,56 Máy.chủ 2 3,186 0,21 0,43 0,017 0,017 0,043 0,387 13049,4 50,026 61,52 14,66 0,0006 4,2 Máy.tính 3 6,685 0,315 0,92 0,025 0,025 0,092 0,828 18251,5 50,11 61,52 14,66 0,0013 8,9 Mạng 2 11,33 0,21 1,72 0,017 0,017 0,172 1,548 46425,7 50,788 61,52 14,66 0,0024 15,7 Đọc 80 33,02 8,4 4,25 0,664 0,664 0,425 3,586 3380,7 49,599 63,96 15,48 0,009 51 åQ03 146,13 Tầng 4 căn tin& giải trí 60 51,3 6,3 6,88 0,498 0,498 0,688 6,192 7004 49,909 61,61 14,66 0,001 68 åQ04 Vậy tổng công suất lạnh toàn bộ là Q0=Q01+Q02+Q03+Q04= =178,71+137,94+146,132+68=530,782,kW CHƯƠNG 5 TÍNH CHỌN MÁY& KIỂM TRA TRẠM LẠNH ĐANG SỬ DỤNG 5.1.Tính chọn máy cho hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí lắp đặt tại Trung tâm Học liệu là hệ thống điều hòa không khí gián tiếp kín với chất tải lạnh là nước cụm máy để làm lạnh nước là máy Water Chiller 5.1.1. Tính chọn máy Water Chiller cho hệ thống: Căn cứ vào bảng năng suất lạnh trên tính được tổng công suất lạnh sẽ là: Q0=178,71+137,94+146,132+68=530,782kW Tra catalog máy điều hòa không khí của hãng Carrier ta chọn 2 máy loại 30GH085 với năng suất lạnh của mỗi máy là 280,5KW. Đây là loại máy nén pittông với môi chất lạnh là R22. Thỏa mãn với máy đã giới thiệu ở chương mở đầu 1.Xác định chu trình máy lạnh Chu trình làm việc của máy lạnh là loại một cấp có hồi nhiệt Các quá trình: 1-2:Quá trình nén đoạn nhiệt; 2-3:Quá trình ngưng tụ đẳng áp; 3-3’: Quá lạnh lỏng ngưng trong thiết bị hồi nhiệt ở pk=const; 3’-4: Tiết lưa; 4-1: Quá trình bay hơi đẳng áp; 1-1’: Quá nhiệt hồi trong hồi nhiệt ở p0=const; 2. Xác định các điểm nút. a) Nhiệt độ sôi t0:Ở đây ngoài việc xác định nhiệt độ sôi của môi chất lạnh trong dàn bốc hơi của máy điều hòa nhiệt độ t0 ta còn cần xác định nhiệt độ của không khí được làm lạnh khi thổi qua dàn bốc hơi hoặc qua dàn nước lạnh t”k. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh trong máy điều hòa nhiệt độ được chọn. t0 = 2 ÷ 100C [TL3 tr46] Ở đây ta chọn t0=40C Sở dĩ ta chọn nhiệt độ sôi trong máy điều hòa nhiệt độ phải lớn hơn 00C để nếu làm lạnh nước( trong máy sản xuất nước lạnh – Water Chiller) thì nhiệt độ nước lạnh đạt được sẽ lớn hơn 00C và tránh được hiện tượng nước lạnh đóng băng trong ống gây vỡ ống Với máy điều hòa làm lạnh nước, gọi nhiệt độ nước vào bình bốc hơi là t’n nhiệt độ nước ra khỏi bình bốc hơi t”n do độ chênh nhiệt độ giữa nước ra và nhiệt độ bốc hơi Dt”n=t”n-t0>30C như vậy mới đảm bảo tốt cho quá trình truyền nhiệt giữa nước và mặt ngoài của dàn lạnh ta chọn Dt”n= 30C. Nước lạnh ra khỏi bình bốc hơi của máy điều hòa nhờ bơm sẽ chuyển động trong ống dẫn tới thiết bị trao đổi nhiệt – TBTĐN-( thực tế hoặc là FCU hay AHU), ở đây nước lạnh chảy trong các ống thường có cánh ở bên ngoài để làm lạnh không khí thổi vào phòng cần điều hòa. Khi kể đến tổn thất lạnh trên đường ống, giả thiết nhiệt độ nước lạnh vào TBTĐN t’nT cao hơn nhiệt độ nước ra khỏi bình khoảng 0,5 ÷ 10C t’nT=t”n+(0,5 ÷ 10C) Tương tự nhiệt độ nước lạnh ra khỏi TBTĐN t”nTthấp hơn nhiệt độ nước vào trong bình bay hơi khoảng 0,5 ÷ 10C. t’n=t”nT+(0,5 ÷ 10C) Ngoài ra Dt”k=t”kT-t’nT≥50C Và hiệu nhiệt độ giữa nước lạnh vào và nước lạnh ra khỏi TBTĐN thường chọn. dtn=t”nT-t’nT=(3 ÷ 5)0C Vậy khi ta chọn to=40C, Dt”n=30C, Dt”k=60C, dtn=40C thì ta có thể xác định được các nhiệt độ của nước lạnh và không khí: Nhiệt độ của nước ra khỏi bình bay hơi: t”n=t0+Dt”n=4+3=70C Nhiệt độ của nước vào TBTĐN: t’nT=t”n+1=7+0,5=7,50C Nhiệt độ nước ra TBTĐN: t”nT=t’nT+dtn=7,5+4=11,50C Nhiệt độ ước vào bình bốc hơ: t’n=t”nT+1=11,5+0,5=120C: Hiệu nhiệt độ nước lạnh trong bình bốc hơi: dtnh=t’n-t”n=12-7=50C Nhiệt độ nứớc lạnh ra khỏi TBTĐN: t”kt=t’nT+Dt”k=9+6=150C b) Nhiệt độ ngưng tụ môi chất lạnh tN Việc chọn nhiệt độ ngưng tụ của môi chất trong máy điều hòa không khí phụ thuộc vào chất( nước hay không khí) dùng để làm mát bình ngưng.Ở đây ta chỉ tính cho dàn ngưng làm mát bằng không khí.( dàn ngưng ở TTHLĐN giải nhiệt bằng khôngkhí) Ký hiệu nhiệt độ không khí vào dàn ngưng t’k, ra khỏi dàn ngưng là t”k. Để đảm bảo truyền nhiệt tốt giữa bề mặt ngoài ống( thường có cánh) dàn ngưng với không khí thổi ngang qua, nên chọn độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ lỏng ngưng tụ tN và nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng t”k Dt”k=tN-t”k≥50C Hiệu nhiệt độ giữa khôngkhí vào và ra khỏi dàn ngưng dtk của máy điều hòa nhiệt độ có thể chọn dtk lớn vì nhiệt độ ngưng tụ có thể lớn; dtk=t”k-t’k(5÷ 10)0C Ở đây ta chọn dtk=60C t”k=t’k+6=34,5+6=40,50C tN=t”k+5=45,50C c) Chọn nhiệt độ quá lạnh tql, nhiệt độ quá nhiệt tqn Máy điều hòa nhiệt độ sử dụng môi chất lạnh frêon( R12, R22, R134a….) sử dụng chu trình lạnh một cấp có hồi nhiệt. Trong bình hồi nhiệt kiểu ngược dòng lỏng ngưng frêon từ bình ngưng BN đi vào có nhiệt độ t’1=tN, sau khi tỏa nhiệt và được làm mát đi ra có nhiệt độ t”1=tql(gọi là nhiệt độ quá lạnh) đi vào bộ phận tiết lưa (TL), mặt khác hơi frêon lạnh từ bình bốc hơi có nhiệt độ t’h=t0 đi vào bình hồi nhiệt (HN), sau khi nhận nhiệt, nhiệt độ tăng đến t”h=tqn(gọi là nhiệt độ quá nhiệt) và được hút vào máy nén (MN) Để đảm bảo truyền nhiệt tốt giữa lỏng ngưng chảy trong ống với hơi ở bên ngoài ống ở đầu ra của bình hồi nhiệt ta chọn độ chênh nhiệt độ Dt”h Dt”h=t’1-t”h=tN-tqn≥50C Chọn độ chênh nhiệt độ của hơi dth: dth=t”h-t’h=tqn-t0≤250C Khi bỏ qua tổn thất nhiệt trong bình hồi nhiệt ta có phương trình cân bằng nhiệt với dt’1=t’1-t”1=tN-tqn Cpldt1=Cphdth; tql=tk-; Ta có tqn=25+t0=25+4=290C Với nhiệt độ trung bình của hơi th=0,5(tqn+to) =0,5(29+4) =16,50C Tra bảng môi chất R22[TL4.tr160] ta tìm được Cph=1,2kJ/kg.K Với nhiệt độ của lỏng ngưng t’1=tN=45,50C và ước tính t”1=35,50C, ta tính được nhiệt độ trung bình của lỏng R22 t1=0,5(t’1+t”1) =0,5(35,5+45,5) =40,50C Tra bảng môi chất R22[TL4.tr160] ta tìm được Cpl=1,31kJ/kg.K tql=tn-=45,5-=29,80C Vậy ta có: Nhiệt độ môi chất bay hơi t0=40C; Nhiệt độ môi chất ngưng tụ tN=45,50C; Nhiệt độ quá lạnh tql=29,80C; Nhiệt độ quá nhiệt tqn=290C; Bảng 5.1. Thông số của các điểm chu trình Thông số Điểm 1’ 1 2 3 3’ 4 t0C 4 29 90 45,5 29,8 4 P,bar 5,65 5,65 17,3 17,3 17,3 5,65 I,kJ/kg 706,99 728 760 560 538,99 538,99 Xác định chu trình hồi nhiệt. - Năng suất lạnh riêng khối lượng: q0= I1’-I4=706,99-539,35=168kJ/kg - Năng suất nhiệt riêng khối lượng: qk= I2-I3=760-560=200kJ/kg - Tỷ số nén: p=qk/q0=200/168=1,19 -Công nén riêng: l= I2-I1=760-728=32kJ/kg -Hệ số lạnh e=q0/l=168/32=5,25 - Lưa lượng khối lượng tác nhân tuần hoàn: G=Q0/q0=561/168=3,33kg/s -Năng suất ngưng tụ: Qk=G(I2-I3)=3,33(760-560)=666kW 5.2 Tính toán kiểm tra FCU cho từng phòng Dựa vào năng suất gió và năng suất lạnh của từng phòng ta chọn các FCU cho từng phòng, nghĩa là dựa vào L,Q0. Tên phòng Q0, kW Chọn loại FCU Số lượng (cái) Q0FCU, kW LFCU, l/s (1) (2) (2) (4) (5) (6) photocopy 6,3 42BHC08 1 6,45 0,38 Kho sách1 13,2 42BHC16 1 13,76 0,82 Kho sách2 7,15 42BHC10 1 7,56 0,45 Để đồ 7,5 42BHC10 1 7,56 0,45 Tầng 2 Phòng học nhóm2.1 4,08 42BHC06 1 4,68 0,28 Phòng học nhóm2.2 3,45 42BHC06 1 4,2 0,25 Phòng học nhóm2.3 6,62 42BHC08 1 6,85 0,4 Phòng học nhóm2.4 3,95 42BHC06 1 4,2 0,25 Phòng học nhóm2.5 4,08 42BHC06 1 4,68 0,28 Phòng học nhóm2.6 6,66 42BHC08 1 6,85 0,4 Phòng học nhóm2.7 8,63 42BHC012 1 8,88 0,53 Phòng nghe nhìn 15,2 42BHC030 1 16,02 0,95 Tầng 3 Hội thảo 11,01 42BHC16 1 11,89 0,7 Học nhóm 1 14,81 42BHC20 1 15,26 0,91 Học nhóm 2 16,48 42BHC20 1 17,2 1,02 Tài Nguyên 1 9,769 42BHC16 1 10,18 0,6 TN2+GĐ+PGĐ+HC 14,263 42BHC20 1 15,26 0,91 Máy chủ+ Máy tính 13,1 42BHC16 1 13,76 0,82 Mạng 15,7 42BHC30 1 16,02 0,95 5.3. Tính toán kiểm tra AHU cho từng tầng Tầng 1& tầng 2 ta chọn mỗi tầng là 2 AHU, còn tầng 3& 4 mỗi tầng là 1AHU Tên phòng Q0,kW Loại AHU Số lượng, (cái) Q0FCU, kW LnFCU, l/s (1) (2) (2) (4) (5) (6) Tầng 1 Khu vực học 144,56 40RM28&034 2 72,13/76,7 4,31/4,58 Tầng 2 Khu vực học 85,27 40RM14&16 2 43,85/43,67 2,62/2,6 Tầng 3: Khu vực đọc 51 40RM16 1 52,89 3,16 Tầng 4: Giải trí 68 40RM24 1 70,92 4,24 Tất cả các FCU&AHU ở các tầng sau khi tính toán lại đều thỏa mãn với FCU&AHU đã giới thiệu ở chương đầu CHƯƠNG 6 TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ỐNG NƯỚC LẠNH 6.1 .Tính toán thiết kế ống dẫn nước lạnh Mục đích của việc thiết kế đường ống dẫn nước là trên cơ sở biết lưa lượng nước chảy trong ống ta tính đường kính ống, tốc độ nước và tổng trở kháng thủy lực của đường ống. khi biết lưa lượng nước và tổng trở kháng có thể tính được công suất của bơm và tính chọn bơm cho hệ thống. 6.1.1. Ống dẫn nước Nước lạnh từ bình bốc hơi của máy lạnh có nhiệt độ từ 4 đến 100C sau khi đi qua FCU, AHU, nước quay về bình bốc hơi có nhiệt độ từ 6 đến 160C. Nhiệt độ nước lạnh không được thấp hơn 40C vì có thể xãy ra hiện tượng nước đóng băng làm vỡ ống. Khi cần nhiệt độ nước lạnh thấp hơn 40C ngườ ta cho thêm vào nước lạnh các chất phụ gia như etylen, glycol…..để giảm nhiệt độ đóng băng của nước. Trong hệ thống điều hòa không khí ta thường hay sử dụng các loại ống sau: -Ống thép đen cho nước lạnh -Ống đồng cứng cho nước nóng -Ống thép đen, ống tráng kẽm,ống nhựa PVC cho nước làm mát Tốc độ nước trong ống lớn nhất cho phép là 4,5m/s để tránh gây ồn và tổn thất áp suất lớn. Khi tính toán tổn thất áp suất không nên vượt quá giá trị 0,1mH20/1m chiều dài ống tức là Dp1£1000pa/m 6.1.2. Phương pháp xác định tổn thất áp suất trực tiếp từ đồ thị Để đơn giảm và nhanh chóng cho việc tính toán tổn thất áp suất( trở kháng thủy lực) do ma sát hay do cục bộ, ngườ ta đã tính toán và lập ra các bảng( tra theo đường kính và tốc độ) hoặc đồ thị để xác định trực tiếp tổn thất áp suất trên 1m chiều dài ống. Phương pháp xác định tổn thất áp suất bằng đồ thị 4-90[TL3 tr417]. Ở đây trục tung là lưa lượng nước V(l/s) trục hoành là tổn thất áp suất ứng với 1m chiều dài ống Dp1(pa/m), ngoài ra còn có các đường thẳng biểu diễn đường kính trong của ống d(mm), tốc độ nước w(m/s). Từ đồ thị này nếu biết lưa lượng nước và tốc độ nước thì ta tìm được tổn thất áp suất trên 1m ống Dp1. Vậy tổn thất áp suất do ma sát ứng với chiều dài ống l(m) là: Dpm=l*Dp1, Pa (6-1) Để tính trở kháng cục bộ bằng bằng phương pháp trực tiếp thì người ta quy đổi mức độ tổn thất áp suất của các chi tiết nơi xãy ra tổn thất cục bộ như van cút khớp nối…….thàn đoạn chiều dài tương đương ltđ để tính như đối với trở kháng ma sát. Nghĩa là tổn thất ma sát cục bộ Dpc: Dpc=ltđ*Dp1,Pa (6-2) Với ltđ: Chiều dài tương đương, m Dp1: Tổn thất áp suất cho 1m chiều dài ống, pa/m Vậy tổn thất áp suất trên đoạn ống là: Dp=Dpm+Dpc, Pa (6-3) Sơ đồ tuyến ống nước lạnh Trên sơ đồ nước lạnh ta thấy tổn thất áp suất lớn nhất là tổn thất của đường đi dài nhất, đó là đường O-A-B-C-D-E-F-G-H-I-K-L qua FCU,AHU và quay về máy lạnh. Để tính tổn thất áp suất( cho việc chọn bơm)ta cần xác định đường kính cũng như tốc độ trên đoạn ống đó. Biết lưa lượng nước qua FCU cuối cùng là L=0,89l/s từ đó ta tính được lưa lượng nước qua các đoạn tiếp theo như sau( dựa vào bảng chọn FCU, AHU, mà ta biết được lưa lượng nước qua từng FCU, AHU) - Đoạn LK: L = 0,95l/s - Đoạn KI: L = 1,77l/s - Đoạn IH: L = 2,79l/s - Đoạn HG: L = 3,7l/s - Đoạn GF: L = 4,61l/s - Đoạn FE: L = 5,21l/s - Đoạn ED: L = 9,45l/s - Đoạn DC: L = 12,61l/s - Đoạn CB: L = 13,31l/s - Đoạn BA: L = 21,87l/s - Đoạn AO: L = 32,86l/s a) Tính tổn thất áp suất ma sát Theo catalog máy ta có đường kính của ống nước lạnh vào và ra tại bình bay hơi là d=125mm để có lợi ta chọn đường kính này để lắp đoạn OA.Khi đó tốc độ nước lạnh là w = 4L/Pd2 = 4.32,86.10-3/3,14.0,1252.106 =2,68m/s Tra đồ thị hình 4-90[TL3- tr417] ta tìm được tổn thất áp suất Dp1=520pa/m -Đoạn AB: Biết lưa lượng L =21,87l/s chọn Dp1 =900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống 97,5mm, w = 3,07m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 102,3mm, để đảm bảo lưa lượng 21,87l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 2,48m/s, Dp1 = 513pa/m -Đoạn BC: Biết lưa lượng L = 13,31/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d=75,7mm, w = 2,48m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d=77,93mm, để đảm bảo lưa lượng 13,87l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 2,43m/s, Dp1 = 850pa/m -Đoạn CD: Biết lưa lượng L =12,61l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 74mm, w = 2,43m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 77,93mm, để đảm bảo lưa lượng 12,61l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 2,29m/s, Dp1 = 600pa/m -Đoạn DE: Biết lưa lượng L = 9,45l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 69,2mm, w = 2,32m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 77,93mm, để đảm bảo lưa lượng 9,45l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,88m/s, Dp1 = 500pa/m -Đoạn EF: Biết lưa lượng L = 5,21/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 50mm, w = 2,25m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 52,5mm, để đảm bảo lưa lượng 5,21l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,85m/s, Dp1 = 700pa/m -Đoạn FG: Biết lưa lượng L = 4,61l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 48,125mm, w = 1,945m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 52,5mm, để đảm bảo lưa lượng 4,61l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,57m/s, Dp1 = 500pa/m -Đoạn GH: Biết lưa lượng L = 3,7l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 45,7mm, w = 1,876m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 52,5mm, để đảm bảo lưa lượng 3,7l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,36m/s, Dp1 = 450pa/m -Đoạn HI: Biết lưa lượng L = 2,79l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 42mm, w = 1,73m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 52,5mm, để đảm bảo lưa lượng 2,79l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,2m/s, Dp1 = 300pa/m -Đoạn IK: Biết lưa lượng L = 1,77l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 33mm, w = 1,54m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 40,98mm, để đảm bảo lưa lượng 1,77l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 1,17m/s, Dp1 = 420pa/m -Đoạn KL: Biết lưa lượng L = 0,95l/s chọn Dp1 = 900pa/m từ đồ thị hình 4-90[TL1- tr417] ta tìm được đường kính trong của ống d = 27,3mm, w = 1,39m/s tra bảng 4-49[TL3- tr412] chọn ống thép đen loại 40ST có d = 35,05mm, để đảm bảo lưa lượng 0,95l/s từ đó tìm được tốc độ nước thực là w = 0,91m/s, Dp1 = 320pa/m Bảng 6.1. Tính tổn thất áp suất cho các đoạn A-B-C-D-E-F-G-H-I-K-L Đoạn ống Chiều dài Lưa lượng d1(dk trong) Tốc độ w, m/s Dp1, pa/m Dpm, pa/m O-A 70 32,86 125 2,68 520 36400 A-B 6 21,87 102,3 2,48 513 3078 B-C 6 13,31 77,93 2,43 850 5100 C-D 11,95 12,61 77,93 2,29 600 7170 D-E 1,024 9,45 77,93 1,88 500 512 E-F 5,875 5,21 52,5 1,85 700 4112,5 F-G 9,75 4,61 52,5 1,57 500 4875 G-H 18,867 3,7 52,5 1,36 450 8490,15 H-I 1,093 2,79 52,5 1,2 300 327,9 I-K 12,95 1,77 40,98 1,17 420 5439 K-L 8,65 0,95 35,05 0,91 320 2768 Tổng cộng= 78272,55 b) Tính tổn thất cục bộ: Tổn thất áp suất cục bộ được xác định Dpc = ltđ*Dp1 - Trên đoạn O-A: Gồm có 5 cút 900C, 1 chữ T, 2 van chặn Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 5 cút 900, ltđ = 3,692*5=18,46m 2 van cửa, ltđ = 1,829*2=3,658m 1 chữ T, ltđ = 2,5m Tổng chiều dài tương đương của 5 cút, 2 van cửa, 1 chữ T là: ltđ = 18,46+3,658+2,5 = 24,618m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống O-A: DpcbOA = 520*24,618 = 12801,36 Pa - Trên đoạn ống A-B: Gồm có 2 cút 900, 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 2 cút 900, ltđ = 2*3,048 = 6,096m 1 chữ T, ltđ = 2,743m Tổng chiều dài tương đương của 2 cút, 1 chữ T là: ltđ = 6,096+2,743 = 8,839m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống A-B: DpcbAB = 8,839*513=4534,4 Pa - Trên đoạn ống B-C: Gồm có 1 cút 900, 1 chữ rẽ nhánh T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 cút 900, ltđ = 2,286m 1 chữ T, ltđ = 4,575m Tổng chiều dài tương đương của 1 cút, 1 chữ rẽ nhánh T ltđ = 2,286+4,575 = 6,858m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống B-C: DpcbBC = 6,858*850 = 5829,3 Pa - Trên đoạn ống C-D: Gồm có 1 cút 900, 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 chữ T, ltđ = 1,524m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống C-D: DpcbCD = 1,524*600 = 914,4 Pa - Trên đoạn ống D-E: Gồm 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 chữ T, ltđ = 2,133m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống D-E: DpcbDE = 2,133*500 = 1066,5 Pa - Trên đoạn ống E-F: Gồm 1cút,1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1cút ltđ=1,524m 1 chữ T, ltđ = 1,006m Tổng chiều dài tương đương của 1 cút, 1 T ltđ = 1,524+1,006=2,53m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống E-F: DpcbEF = 2,53*700 = 1771 Pa - Trên đoạn ống F-G: Gồm 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 chữ T, ltđ = 1,006m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống F-G: DpcbFG = 1,006*500= 503 Pa - Trên đoạn ống G-H: Gồm 2cút,1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 2cút ltđ = 2*1,524 = 2,438m 1 chữ T, ltđ = 1,006m Tổng chiều dài tương đương của 2 cút,1 T ltđ = 2,438+1,006 = 3,444m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống G-H: DpcbGH = 3,444*450 = 1548,8 Pa - Trên đoạn ống H-I: Gồm 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 chữ T, ltđ = 1,432m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống H-I: DpcbHI = 1,432*300= 429,6 Pa - Trên đoạn ống I-K: Gồm 1 chữ T Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 1 chữ T, ltđ = 1,128m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống I-K: DpcbIK = 1,128*420= 473,76 Pa - Trên đoạn ống K-L: Gồm 2 cút, 1 van cửa, 1 phin lọc Tra bảng 4-51[TL3- tr423], ta tìm được chiều dài tương đươngltđ 2 cút ltđ = 2*1,006=2,012m 1 van cửa ltđ = 0,457m 1 phin lọc ltđ = 2,743m Tổng chiều dài tương đương của 2 cút, 1 van cửa, 1 phin lọc ltđ = 2,012+0,457+2,743=5,212m Tổn thất áp suất cục bộ trên đoạn ống K-L: DpcbKL = 5,212*320= 1667,84 Pa Vậy tổng tổn thất áp suất cục bộ của đoạn ống O-A-B-C-D-E-F-G-H-I-K-L: Dpcb = DpcbOA+Dpcb.AB+DpcbBC+DpcbCD+DpcbDE+DpcbEF+DpcbFG+DpcbGH+DpcbHI+DpcbIK+DpcbKL = 12801,36+4534,4+5829,3+914,4+1066,5+1771+503+1548,8+429,6+473,76+1667,84 = 31540,02 pa Tổn thất áp suất cục bộ qua 1 FCU là DpFCU=35870 Pa Tổng tổn thất áp suất trên đoạn ống là: Dp = Dpm+Dpcb+DpFCU =2*78272,25+2*31504,02+35870 =255423,14 Pa Vậy công suất của bơm nước với lưa lượng qua bơm V = 35,23l/s =35,23.10-3m3/s( chọn hiệu suất của bơm là h = 0,85 N==9874,3W = 9,8743KW Ta chọn 2 bơm loại MD50-160/5,5 của hãng EBARA(nhật), Công suất mỗi bơm là 5,5KW. Hai bơm đang sử dụng ở trung tâm học liệu có công suất mỗi bơm là 7,5 KW. Sau khi tiến hành tính toán kiểm tra lại và chọn bơm. So sánh với hai bơm đang sử dụng tại công trình, thỏa mãn với điều kiện làm việc 6.2. Tính toán kiểm tra đường ống cấp gió tươi cho các FCU&AHU 6.2. 1.Tính toán đường ống Để cấp gió tươi cho các FCU (AHU) ta lấy gió từ phía trên tầng 3 được quạt cấp thổi vào thông qua hệ thống đường ống dẫn. Gió tươi được đưa vào các hộp hòa trộn ở mỗi FCU để hòa trộn với không khí hồi từ phòng về trước khi thổi vào phòng. Các AHU được đặt ở một phòng riêng, để cấp gió tươi cho các AHU này ta phải chọn phương án thiết kế đường ống cấp gió tươi sao cho hợp lý và kinh tế nhất. Đối với các FCU lắp ở các phòng của tầng 1 do không cấp khí tươi nên không có đường ống gió tươi. Sơ đồ tuyến đường ống cấp khí tươi cho các FCU&AHU ở các tầng: Quạt Từ sơ đồ trên ta thấy đoạn ống từ quạt đến FCU 2.2 là đoạn ống dài nhất và có tổn thất lớn nhất, do đó ta chỉ tiến hành tính tổn thất của đoạn ống chính (O-B) và đoạn ống phụ (B–7) Ta sử dụng phương pháp ma sát đồng đều để tính: Phương pháp ma sát đồng đều dựa trên cơ sở: giữ giá trị tổn thất áp suất ma sát trên 1m ống không đổi Dp1=const trong toàn bộ hệ thống đường ống dẫn không khí. 1) Xác định kích thước đường ống: Tính toán đường ống chính O-B: Trên đường ống chính này ta chọn đoạn A-B làm tiết diện điển hình: -Lưa lượng gió qua đoạn ống O-A: L1 = 4502,06 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 800 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=799mm, w=9m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 900´600 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống A-B: L1 = 2487,26 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 640 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=643mm, w=7,9m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 900´400 mm. Tính toán đường nhánh B-7: Trên đường ống chính này ta chọn đoạn B-1 làm tiết diện điển hình: -Lưa lượng gió qua đoạn ống B-1: L1 = 1322,26 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 500 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=506mm, w=6,2m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 750´300 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 1-2: L1 = 488,96 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 360 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=360mm, w=5,4m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 500´225 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 2-3: L1 = 415,96 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 320 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=321mm, w=5,1m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 450´200 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 3-4: L1 = 274,31 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 280 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=286mm, w=4,6m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 350´200 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 4-5: L1 = 141,65 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 240 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=244mm, w=4,2m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 250´200 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 5-6: L1 = 99,99 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 165 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=177mm, w=4/s và kênh chữ nhật có kích thước là 175´150 mm. -Lưa lượng gió qua đoạn ống 6-7: L1 = 41,66 l/s -Chọn Dp1=1Pa/m Tra trên đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta được: Ở đây dA = 132 mm là đường kính tròn, để tìm ống dẫn chữ nhật có đường kính tương đương như vậy ta tra bảng 4-31[TL3-tr342] ta có:dtđ=137mm, w=6,2m/s và kênh chữ nhật có kích thước là 125´125 mm. Bảng 6.2. kết quả tính toán: Đoạn ống V,l/s w,m/s dA,mm dtđ,mm Kích thước kênh chữ nhật O-A 4502,06 9 800 799 900´600 A-B 2487,26 7,9 640 643 900´400 B-1 1322,26 6,7 500 506 750´300 1-2 488,96 5,4 360 378 500´225 2-3 415,96 5 320 321 450´200 3-4 274,31 4,6 280 286 350´200 4-5 141,65 4,2 240 244 250´200 5-6 99,99 4 165 177 175´150 6-7 41,66 2,7 132 137 125´125 2) Xác định tổn thất áp suất Dp Dp= Dpm + DpC,pa (6-4) a) Tổn thất áp suất ma sát: Tổn thất áp suất ma sát Dpm được tính cho từng đoạn ống: Tính đoạn ống O-A: Ở đây V=4502,06l/s, dtđ=799mm( khác so với giá trịd=800mm nên ta phải tính lại tốc độ w và Dpi). Từ đồ thị hình 4-50[TL3-tr346] ta xác định được Tương tự như vậy cho các đoạn ống tiếp theo. Ta có được bảng kết quả tính toán như dưới đây: Bảng 6.3.kết quả tính toán Đoạn ống V,l/s l,m dtđ,mm w,m/s Dpi,Pa/m Dp=l*Dpi O-A 4502,06 4 799 9 1 4 A-B 2487,26 5 643 7,87 0,94 4,7 B-1 1322,26 3 506 6,64 0,94 2,82 1-2 488,96 17 378 5 0,8 13,6 2-3 415,96 16 321 4,8 1 16 3-4 274,31 15 286 4,2 0,92 13,8 4-5 141,65 3 244 4,17 0,94 2,82 5-6 99,99 2,5 177 3 0,78 1,95 6-7 41,66 2,3 137 2,4 0,68 1,564 SDpm, Pa 61,25 b)Tổn thất áp suất cục bộ Tổn thất áp suất cục bộ được tính cho từng đoạn: -Đoạn O-A: Gồm 1 cút 900 tiết diện chữ nhật, kích thước d= 600mm, W=900. Ta có Tra bảng 4-33[TL3- tr350] ta có a=7 Vậy chiều dài tương đương của cút 900 là: dtđ = a.d = 7.600 = 4200mm = 4,2m Vậy tổn thất áp suất cục bộ của 1 cút là: DpC.OA= ltđ.Dp1 = 4,2.1 = 4,2 Pa - Đoạn A-B: Tại B có trở lực của dòng rẽ nhánh cút T w1= wAB=7,87 m/s w2= wBC=6,6 m/s Lập tỷ số : Từ bảng 4-34[TL3- tr351] ta có n =1,91 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 26,2 Pa Vậy tổn thất áp suất của cút T tại B là: DpC.B=n.pđ.(w2) = 1,91.26,2 = 50,04 Pa - Tại 1 có trở lực cục bộ của dòng đi thẳng ( do có rẽ nhánh ) w1=wB-1=6,64m/s w2=w1-2=5m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-35[TL1- tr353] ta có n=0,17 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 15,1 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 1 là: DpC.1=n.pđ.(w2) = 0,17.15,1 = 2,567 Pa - Tại 2 có trở lực cục bộ của dòng đi thẳng ( do có rẽ nhánh ) w1=w1-2=5m/s w2=w2-3=4,8m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-35[TL1- tr353] ta có n=0,05 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 13,9 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 1 là: DpC.2=n.pđ.(w2) = 0,05.13,9 = 0,69 Pa - Tại 3 có trở lực cục bộ của dòng rẽ nhánh: Khi rẽ nhánh DpC=n.pđ(wi) Với n: Giá trị của dòng rẽ nhánh wi=4,2m/s: Tốc độ của đoạn 3-4 V1=274,31l/s: Lưa lượng của đoạn 2-3 V2=415,96l/s: Lưa lượng của đoạn 3-4 V1=V2-3=415,96 l/s V2=V3-4=274,31 l/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-36[TL1- tr353] ta có n=0,26 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 10,6 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 3 là: DpC.3=n.pđ.(w2) = 0,26.10,6 = 2,756 Pa - Tại 4 có trở lực cục bộ của dòng đi thẳng ( do có rẽ nhánh ) w1=w3-4=4,2m/s w2=w4-5=4,17m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-35[TL1- tr353] ta có n=0,05 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 10,45 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 4 là: DpC.4=n.pđ.(w2) = 0,05.10,45 = 0,52 Pa - Tại 5 có trở lực cục bộ của dòng đi thẳng ( do có rẽ nhánh ) w1=w4-5=4,17m/s w2=w5-6=3m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-35[TL1- tr353] ta có n=0,2 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 5,4 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 5 là: DpC.5=n.pđ.(w2) = 0,2.5,4 = 1,08 Pa - Tại 6 có trở lực cục bộ của dòng đi thẳng ( do có rẽ nhánh ) w1=w5-6=3m/s w2=w6-7=2,4m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-34[TL1- tr353] ta có n=0,16 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 3,5 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 6 là: DpC.6=n.pđ.(w2) = 0,16.3,5 = 0,.56 Pa - Tại 7 có trở lực cục bộ của dòng rẽ nhánh cút T,900 w1=2,4m/s w2=w6-7=2,4m/s Lập tỷ số : Tra bảng 4-34[TL1- tr353] ta có n=1,75 Áp suất động pđ được xác định theo w2. Từ bảng 4-38[TL1- tr355]. Ta có pđ = 3,5 Pa Vậy tổn thất áp suất cục bộ tại 7 là: DpC.7=n.pđ.(w2) = 1,75.3,5 = 6,125 Pa Vậy tổng áp suất cục bộ của đoạn ống O-7 là: DpC.O-7=DpC.O-A+DpC.B+DpC.1+DpC.2+DpC.3+DpC.4+DpC.5+DpC.6+DpC.7 = 4,2+50,04+2,567+0,69+2,576+0,52+1,08+0,56+6,125 = 68,358 Pa Tổng tổn thất áp suất do ma sát và cục bộ của đoạn ống O-7 là: Dp=Dpm+DpC =61,25+68,358 =129,6 Pa Công suất của Quạt: N= Trong đó: V: lưa lượng quạt m3/s Dp:tổng trở kháng thủy lực trên đường ống,N/m2 h:hiệu suất quạt N= Tổng tổn thất ở đầu đẩy của quạt: Dp = 91,89 + 43,05 =129,6 Pa Dựa vào tổng lưu lượng L = 14580,9 m3/h và tổng tổn thất áp suất Dp = 129,6 Pa, theo[3] ta chọn quạt li tâm kí hiệu 4 – 70 (của Nga) số hiệu No8 có các thông số như sau: + Lưu lượng: L = 18000 m3/h + Cột áp: 294 Pa + Hiệu suất h = 60% Chương 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ KHẮC PHỤC Sau khi tiến hành khảo sát thực tế công trình tại và tính toán kiểm tra lại hệ thống điều hòa không khí ở TTHLĐHĐN. Hệ thông có một vài nhược điểm sau đây cần phải được khắc phục để tiết kiếm được công suất lạnh, tiết kiệm được điện năng -Nhược điểm: - Toàn bộ công trình không có rèm che - Có một số phòng thiết kế chưa hợp lý Biện pháp khắc phục: - Cần phải có rèm che cửa kính cho tất cả các phòng để tránh ảnh hưởng của bức xạ nhiệt mặt trời vào không gian điều hòa, nhằm hạn chế tổn thất nhiệt. Bảng7.1.kết quả so sánh tổn thất nhiệt Q61 khi chưa có rèm che và sau khi có rèm: Phòng số khi chưa có rèm che khi có rèm che Q61,W Q61,W Tầng 1 Khu vục học 13443,6 4075 Photocopy 0 0 Kho sách1 4056,6 1229,9 Kho sách2 1695,6 514,1 Để đồ 1171,06 355 Tầng 2 Phòng học nhóm2.1 343,1 104 Phòng học nhóm2.2 0 0 Phòng học nhóm2.3 1624 492,4 Phòng học nhóm2.4 0 0 Phòng học nhóm2.5 422,8 128,2 Phòng học nhóm2.6 1659,6 503,2 Phòng học nhóm2.7 1377,7 417,7 Phòng nghe nhìn 2755,4 835,4 Khu vục học 7985,4 244 Tầng 3 Hội thảo 1377,7 417,7 Học nhóm 1 845,8 256,4 Học nhóm 2 2771,3 840,2 Tài Nguyên 1 2082,5 631,4 Tài Nguyên 2 845,8 256,4 Giám đốc 504,2 152,9 Phó giám đốc 504,2 152,9 Hành chính 0 0 Máy .chủ 688,8 208 Máy .tính 1377,7 417,7 Mạng 3327,2 1008,7 Đọc 2190,5 664,1 Tầng 4 căn tin& giải trí 3188,7 966,4 SQ61, W 56239,26 17050,2 Loại màn che được tính chọn ở trên là loại màn che cửa chớp màu trung bình. Với các hệ số được chọn theo bảng 3.6[TL1- tr44] Vậy sau khi tính toán lại tổn thất nhiệt Q61( trong điều kiện là có rèm che) ta tiết kiệm được một lượng nhiệt là 39189,16 W=39,18916KW - Đối với tầng ba người ta đã gộp cả 4 phòng: Tài nguyên 2, Giám đốc, P.giám đốc, Hành chính lại. Chỉ lắp1 FCU dùng chung cho cả 4 phòng đó là không hợp lý. thực tế cả 4 phòng đó không bao giờ làm việc cùng một lúc, có khi phòng này có người nhưng phòng khác lại không có, đặc biệt là hai phòng Giám đốc và P.giám đốc thường xuyên vắng mặt. Vậy để năng cao hiêụ quả sử dụng ta tách riêng 4 phòng này ra. Khắc phục bằng cách ta có thể chọn máy điều hòa hai mảnh kiểu ghép gồm 1 dàn nóng và 4 dàn lạnh. Nó có ưa điểm là tiết kiệm được không gian lắp đặt dàn nóng, chung nguồn điện, giảm chi phí lắp đặt. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ thuộc vào các dàn lạnh khác. Phòng máy chủ và phòng máy tính cũng vậy. Do phòng máy chủ làm việc thường xuyên hơn phòng máy tính. Vì vậy để đề phòng trường hợp chỉ có một phòng máy chủ làm việc ta trang bị thêm cho phòng máy chủ 1 máy điều hòa hai mảnh của hãng trane. Các đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa hai mảnh cho ở bảng dưới đây Đặc tính Đơn vị Model Công suất lạnh Btu/h 18000 Lưa lượng gió CFM 450 Mã hiệu dàn lạnh MCD518DB Mã hiệu dàn nóng TTK518LB Điện nguồn V/Hz 220/50 Dòng điện - Dàn lạnh - Dàn nóng A A 0,5 7,9 Môi chất lạnh R22 Dạng máy nén Kiểu kín Vị trí lắp đặt Dấu trần Các đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa hai mảnh cho phòng tài nguyên 2: Đặc tính Đơn vị Model Công suất lạnh Btu/h 24000 Lưa lượng gió CFM 600 Mã hiệu dàn lạnh MCD524DB Mã hiệu dàn nóng TTK524LB Điện nguồn V/Hz 220/50 Dòng điện - Dàn lạnh - Dàn nóng A A 0,9 11,5 Môi chất lạnh R22 Dạng máy nén Kiểu kín Vị trí lắp đặt Dấu trần Các đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa kiểu ghép cho phòng tài nguyên phòng: Giám đốc, P.giám Đốc, Hành chính: Đặc tính Đơn vị Model Công suất lạnh Btu/h 24000 Mã hiệu dàn lạnh MCW518DB Mã hiệu dàn nóng MTK536DB Điện nguồn V/Hz 220/50 Môi chất lạnh R22 Dòng điện IU 0,2/0,2 Dòng điện OU 8,05/8,05 Các ký hiệu dùng trong thuyết minh t- nhiệt độ j- độ ẩm tương đối; hệ số kể đến vị trí của kết cấu bao che w- tốc độ Dt- hiệu nhiệt độ wk- tốc độ không khí tkk- nhiệt độ không khí tw- nhiệt độ bề mặt tường qa- nhiệt ẩn bay hơi qh- nhiệt hiện Q- lưu lượng không khí tươi; nhiệt lượng k- lượng khí CO2 do con người thải ra thông qua hoạt động hít thở b- nồng độ CO2 cho phép trong không gian cần điều hòa nồng độ CO2 trong không khí ở ngoài trời tT, jT- nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng tN, jN- nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí ở ngoài trời tÑÑÑ|max, j( t|max)- Là nhiệt độ và độ ẩm trung bình của tháng nóng nhất trong năm ki- hệ số truyền nhiệt của lớp thứ i Fi- diện tích lớp thứ i RN- nhiệt trở tỏa nhiệt từ bề mặt vách đến không khí ngoài trời aN- hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên ngoài của kết cấu bao che RT- nhiệt trở tỏa nhiệt giữa vách trong với không khí trong nhà aT- hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt trong của kết cấu bao che Ri- nhiệt trở của lớp vật liệu thứ i di- bề dày của lớp vật liệu thứ i li- hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i Ri- nhiệt trở tỏa nhiệt Vn- lưu lượng nước làm mát qua tháp giải nhiệt Qtỏa- nhiệt do các nguồn nhiệt có trong không gian điều hòa tỏa ra QDt- nhiệt truyền qua kết cấu bao che do chênh nhiệt độ Qbx- nhiệt truyền qua kết cấu bao che do bức xạ QT- nhiệt thừa trong không gian điều hòa; nhiệt lượng tháp giải nhiệt t1, t2, t3, t4- hệ số kể đến độ trong suốt của kính, độ bẩn của kính, độ che khuất của cửa và của hệ thống che nắng qbx- cường độ bức xạ mặt trời e- hệ số hấp thụ của kết cấu bao che Q1, Q2, Q3- nhiệt do đèn, người, máy tỏa ra Qbs- nhiệt bổ sung S- diện tích sàn N, P- công suất Lrò- lượng gió rò Vphòng- thể tích phòng gN- khối lượng riêng của không khí bên ngoài trời WT- lượng ẩm thừa n- số người g- lượng ẩm do một người tỏa ra q- lượng nhiệt do một người tỏa ra tNS- nhiệt độ đọng sương xác định theo tN, jN tTS- nhiệt độ đọng sương xác định theo tT, jT L, V- lưu lượng tV- nhiệt độ không khí thổi vào phòng I- entanpi d- độ chứa hơi QO- năng suất làm lạnh W- năng suất làm khô tk, tO- nhiệt độ ngưng tụ và bay hơi của môi chất lạnh pk, po- áp suất ngưng tụ và bay hơi của môi chất lạnh t’n, t”n- nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình bốc hơi Dt”n- độ chênh nhiệt độ của nước vào và ra khỏi bình bốc hơi t’nT, t’nT- nhiệt độ nước vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt dtn- hiệu nhiệt độ nước lạnh vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt t’kT, t”kT- nhiệt độ không khí lạnh vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt Dt”k- độ chênh nhiệt độ của không khí lạnh vào và ra khỏi thiết bị trao nhiệt t’nB, t”nB- nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng dtnB- hiệu nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng tư- nhiệt độ nhiệt kế ướt tql, tqn- nhiệt độ quá lạnh, quá nhiệt Cph, Cpl- nhiệt dung riêng đẳng áp của hơi và lỏng môi chất lạnh p- áp suất qO- năng suất lạnh riêng G- lưu lượng khối lượng tác nhân tuần hoàn Qk- năng suất ngưng tụ Dp1- tổn thất áp suất trên một mét chiều dài l- chiều dài Dpms- tổn thất áp suất do ma sát ltđ- chiều dài tương đương Dpc- tổn thất áp suất do cục bộ Dp- tổn thất áp suất d- đường kính Re- tiêu chuẩn Reynolds n- độ nhớt của nước x- hệ số ma sát z- hệ số cục bộ h- hiệu suất r- khối lượng riêng h- trở kháng H- cột áp ĐHKK- Điều hòa không khí TTHL- Trung tâm học liệu Tài liệu tham khảo: 1.Võ Chí Chính:Thiết kế hệ thống điều hòa không khí hiện đại nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 2003 2.Lê Chí Hiệp: kỹ thuật điều hòa không khí nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1998 3.Bùi Hải, Hà Mạnh Thư, Vũ Xuân Hùng: Hệ thống điều hòa không khí và thông gió nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 2001 4.Nguyễn Bốn,Hoàng Ngọc Đồng: Nhiệt Kỹ thuật nhà xuất bản giáo dục-1999 5. nguyễn Đức lợi, Phạm Văn Tùy: Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy điều hòa nhiệt độ, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1996 6. nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy: Kỹ thuật lạnh cơ sở, nhà xuất bản giáo dục- 1999 7. Phạm Lê Dần, Bùi Hải: Nhiệt động kỹ thuật, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-1997 8. Hà Đăng Trung, Nguyễn Quân: Cở sở kỹ thuật điều tiết không khí, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1997 9. Catalog hãng Sinko- Singapor 10.Catalog hãng Monoflo- Australia 11.Catalog hãng Carrier- Mỹ MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Chương 1. Vai trò của điều hòa không khí 2 Ảnh hưởng của môi trường đến con người 2 1.1.1.Nhiệt độ 2 1.1.2. Độ ẩm tương đối 2 1.1.3.Tốc độ không khí 3 1.1.4. Nồng độ của các chất độc hại 3 1.1.5. Độ ồn 3 Phân loại 3 1.2.1. Theo mức độ quan trọng 3 1.2.2. Theo chức năng 4 1.2.3. Theo đặc điểm của chất tải lạnh 4 1.2.4. Một số cách khác 4 1.3.Đặc điểm và phạm vi sử dụng các loại ĐHKK 4 1.3.1. Hệ thống kiểu cục bộ 4 1.3.2. Hệ thống kiểu phân tán 5 1.3.3. Hệ thống kiểu tập 6 Chương 2.Giới thiệu công trình, chọn thông số tính toán 7 2.1. Giới thiệu công trình 7 *Vị trí địa điểm *Chức năng *Các thông tin khác 2.2. Ý nghĩa của việc lắp đặt điều hòa không khí tại Trung tâm Học liệu Đà Nẵng 8 2.3. Chọn thông số tính toán 8 2.3.1.Thông số tính toán bên ngoài nhà 8 2.3.2.Thông số tính toán bên trong nhà 8 2.3.3.Nồng độ các chất độc hại 9 2.3.4.Chọn tốc độ không khí tính toán trong không gian điều hòa 9 2.4. Các thông số khảo sát tại công trình 10 2.5. Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí WATERCHILLER ở Trung tâm 13 Học liệu Đà Nẵng 2.5.1. Sơ đồ nguyên lý 14 2.5.2. Nguyên lý hoạt động 14 2.5.3. Các thông số máy lắp đặt ở Trung tâm học liệu ĐHBKĐN 15 Chương 3. Tính cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm 17 3.1. Tính cân bằng nhiệt 17 3.1.1. Nhiệt độ máy móc của thiết bị điện tỏa ra Q1 17 3.1.1.1. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị dẫn động Q11 17 3.1.1.2. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị điện Q12 17 3.1.2. Nhiệt tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2 19 3.1.3. Nhiệt do người tỏa ra Q3 21 3.1.4. Nhiệt do sản phẩm mang vào Q4 23 3.1.5. Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị nhiệt Q5 23 3.1.6. Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q6 23 3.1.6.1. Nhiệt bức xạ mặt trời 23 3.1.6.2. Xác định nhiệt bức xạ mặt trời 24 3.1.7. Nhiệt do lọt không khí vào phòng Q7 29 3.1.8. Nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q8 31 3.1.8.1. Nhiệt truyền qua tường, trần và sàn tầng trênQ81 32 3.1.8.2. Nhiệt truyền qua nền đất Q82 34 3.1.9. Tổng lượng nhiệt thừa 36 3.2. Tính cân bằng ẩm 36 3.2.1. Lượng ẩm do người tỏa ra W1 36 3.2.2. Lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm W2 38 3.2.3. Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm W3 38 3.2.4. Lượng ẩm do hơi nước nóng mang vào W4 38 3.2.5. Tổng lượng ẩm thừa 38 3.3. Tính kiểm tra đọng sương 38 Chương 4. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí 40 4.1. Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí 40 4.2. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí 41 4.3. Xác định các thông số tại các điểm của sơ đồ 44 4.4. kết quả tính toán 46 Chương 5. Tính kiểm tra trạm lạnh 48 5.1.Tính chọn máy cho hệ thống điều hòa không khí. 48 5.1.1. Tính chọn máy Water Chiller & so sánh Water Chiller đang sử dụng 48 5.2. Tính toán kiểm tra FCU cho từng phòng 52 5.3. Tính kiểm tra& so sánh AHU đang sử dụng 53 Chương 6. Tính kiểm tra thủy động và khí động 54 6.1. Tính toán thủy động& Tính kiểm tra bơm nước 54 6.1.1. Tính toán thủy động 54 6.1.2. Tính kiểm tra bơm nước 54 6.2. Tính kiểm tra khí động 62 6.2. 1.Tính toán đường ống 62 Chương 7. Một số vấn đề cần giải quyết và khắc phục 72 Các ký hiệu dùng trong thuyết minh 75 Tài liệu tham khảo 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTOT NGIEP SON.doc
  • dwgdo thi I - d.dwg
  • dwgphong may.dwg
  • dwgso do gio.dwg
  • dwgso do nuoc.dwg
  • dwgtang 1.dwg
  • dwgtang 3.dwg
  • dwgtang 4.dwg
  • dwgtang2.dwg
Luận văn liên quan