Đề tài Thiết kế hệ thống Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Chúng tôi đã áp dụng UML để PTTKHT bài toán “Quản lý hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ” nhưng chỉ tập trung nghiên cứu vào nhiệm vụ lập kế hoạch, xử lý, đăng ký môn học và xử lý kết quả học tập.Từ kết quả PTTKHT có thề làm nền tảng cho việc xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ và một phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thực tế. Dựa trên cơ sở PTTKHT này có thể mở rộng thêm cho các chức năng khác như chọn giáo viên giảng dạy, phụ huynh có thể đăng ký tài khoản để kiểm tra tình hình học tập của con em mình, liên hệ góp ý với nhà trường,

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Thiết kế hệ thống Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Đăng tt Thông tin nd Người dùng dl Dữ liệu ht Hệ thống dt Đào tạo yc Yêu cầu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đạo tạo theo hệ thống tín chỉ nhiều trường đã và đang gặp rất nhiều trở ngại về thời gian, tài chính cho việc quản lý theo phương pháp thủ công. Vì vậy cần phải có một hệ thống quản lý hiệu quả hơn thay thế cho phương pháp thủ công, chính vị lẽ đó chúng em chọn đề tài thiết kế hệ thống “ Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đồ án thiết kế được hệ thống quản lý đào tạo theo hệ chế tín chỉ. Từ đó là cơ sở cho lập trình xây dựng phần mềm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đồ án là phân tích và thiết kế theo hướng đối tượng về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Phạm vi nghiên cứu: Đồ án chỉ nghiên cứu trong phạm quy như cầu thực tế của trường CĐCN Tuy Hòa và trường ĐH Quy Nhơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và diễn giải thực trạng như cầu sử dụng phần mầm quản lý của trường CĐCN Tuy Hòa và trường ĐH Quy Nhơn. Tài liệu được thu thập thực tế tại hai trường. Ngoài ra Đồ án còn sử dụng phương pháp định tính để đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho hệ thống. 5. Kết cấu tiểu luận Tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Mô tả bài toán Chương 2: Phân tích hệ thống Chương 3: Thiết kế hệ thống CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ BÀI TOÁN Yêu cầu khách hàng: Hệ thống đáp ứng được các yêu cầu của hệ học tập theo hệ chế tín chỉ như: Sinh viên đăng kí môn học, Tìm kiếm kết quả học tập, xem thời khóa biểu, xem kế hoạch học tập, góp ý kiến … Giáo viên chọn đăng ký môn giảng dạy, đánh giá kết quả học tập … Phòng đào tạo quản lý điểm, lập kế hoạch giảng dạy, xử lý thông tin sinh viên, giáo viên. Hệ thống lưu trữ toàn bộ thông tin của sinh viên và giáo viên, có khả năng in kết quả toàn khóa của từng sinh viên, thống kê học bổng, xét tốt nghiệp,v.v. Yêu cầu chung: Nhiệm vụ chính mà đồ án này tập trung nghiên cứu là: nhiệm vụ lập kế hoạch, xử lý, đăng ký môn học và xử lý kết quả học tập. Sau đây là cơ trình tự các công việc phải làm trong việc quản lý đào tạo của một trường, qua đó cũng bao hàm những quy tắc quản lý của nhà trường. Nhóm kế hoạch: - Có nhiệm vụ lập toàn bộ kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Nhóm điểm: - Quản lý toàn bộ học tập và quá trình đào tạo. - Từ kế hoạch giảng dạy, tổ điểm có nhiệm vụ bố trí toàn bộ chương trình học tập như: Thời khóa biểu, phòng học, lịch thi, phòng thi. - Tiếp theo, tổ điểm biên soạn chương trình đào tạo và sổ tay sinh viên. - Tổ điểm chịu trách nhiệm việc đăng ký môn học của sinh viên. - Tổ điểm chịu trách nhiệm xử lý kết quả học tập của sinh viên: + Nhận báo cáo từ bộ môn về những trường hợp sinh viên không được thi và nhận danh sách sinh viên chưa nộp học phí từ phòng tài vụ. + In phiếu ghi kết quả thi, phiếu này được gửi đến bộ môn và bộ môn có trách nhiệm công bố những trường hợp không được thi. + Các thầy giáo chấm điểm và ghi điểm vào phiếu ghi kết quả thi do phòng đào tạo phát. + Trước khi nộp lại cho phòng đào tạo bảng điểm phải có chữ ký của 2 thầy giáo chấm và phải có chữ ký của trưởng bộ môn. + Bảng điểm được nhập vào file dữ liệu và lưu. + Bảng điểm được phô tô làm 3 bản: 1 bản do bộ môn giữ và 2 bản đưa cho khoa (1 công bố cho sinh viên, 1 khoa niêm yết). + Máy tính cộng điểm, chia trung bình và tính học bổng cho sinh viên. + Kết thúc năm học, khoa gửi kết quả học tập về cho gia đình sinh viên. + Đơn phúc tra của sinh viên được gửi lên phòng đào tạo, phòng đào tạo gửi về bộ môn và bộ môn có trách nhiệm kiểm tra lại điểm đồng thời in phiếu kết quả phúc tra. + Khi sinh viên tốt nghiệp, cấp bảng kết quả học tập cho sinh viên. Nhóm điều phối phòng học: Chuyên trách bố trí điều phối phòng học sao cho không được phép trùng phòng, hệ số sử dụng phòng cao nhất và bố trí phòng thi. Lãnh đạo: Kiểm tra hoạt động đào tạo như: chương trình khung, chương trình chi tiết thời khoa biểu,… Các chức năng của hệ thống - Quản trị hệ thống: + Cập nhật thông tin sinh viên. + Cập nhật thông tin về các môn học.(môn học thay thế, số tín chỉ các môn học) + Trả lời thắc mắc của sinh viên. + Chức năng thống kê, làm báo cáo. + Chức năng cập nhật điểm. + Chức năng lên lịch biểu và kế hoạch học tập.(Thời khóa biểu và lịch thi dự kiến) + Tổ chức mới hoặc hủy bỏ các lớp môn học do nhu cầu đăng ký học của SV. Cập nhật dữ liệu: + Cập nhật điểm của sinh viên trong khoa. + Cập nhật thông tin sinh viên. + Cập nhật thông tin giáo viên. + Tìm kiếm điểm và làm báo cáo. Phục vụ cho sinh viên (thao tác của sinh viên): + Tìm kiếm môn học của từng ngành học. + Tìm kiếm điểm của bản thân. + Xem thông tin về kế hoạch học tập. + Đăng ký tín chỉ đầu kỳ. + Xem thời khóa biểu. CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1. Giới thiệu về UML trong phân tích thiết kế hướng đối tượng: 2.1.1. Giới thiệu: Do hệ thống tin học ngày càng phức tạp, xu thế áp dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng thay thế cho phương pháp cấu trúc truyền thống ngày càng phổ biến khi xây dựng các hệ thống phần mềm lớn và càng phức tạp. Hơn nữa từ khi ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeing Language- UML) được tổ chức OMG (Object Management Group) công nhận là chuẩn công nghiệp thì nó đã trở thành công cụ thông dụng và và hựu hiệu cho phương pháp mới này. Trong phần này, em xin được giới thiệu các khái niệm cơ bản về tiếp cận hướng đối tượng và ngôn ngữ chuẩn UML. UML là ngôn ngữ mô hình hoá, trước hết nó là mô hình ký pháp thống nhất ngữ nghĩa và các định nghĩa về metamodel, nó không mô tả về phương pháp phát triển. UML được sử dụng để hiển thị đặc tả xây dựng và làm tài liệu các vật phẩm của phân tích thiết kế trong quá trình xây dựng phần mềm theo hướng đối tượng. UML được sử dụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm theo hướng đối tượng. UML được sử dụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm, xuyên suốt vòng đời phát triển và độc lập với các công nghệ cài đặt hệ thống. UML là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm. Nó phù hợp cho mô hình hoá các hệ thống thông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền Web, hệ thống nhúng thời gian thực…Các khung nhìn của ngôn ngữ được quan sát từ góc độ phát triển và triển khai hệ thống, nó không khó hiểu và dễ sử dụng. Phương pháp là cách cấu trúc rõ ràng suy nghĩ và hành động của ai đó. Phương pháp cho người sử dụng biết làm gì, làm thế nào và tại sao lại làm vậy. Phương pháp chứa mô hình và các mô hình này được sử dụng để mô tả cái gì đó. Sự khác nhau chủ yếu của phương pháp và ngôn ngữ mô hình hoá là ngôn ngữ mô hình hoá thiếu tiến trình cho biết làm cái gì, làm thế nào và khi nào làm việc đó và tại sao lại làm như vậy. Như mọi ngôn ngữ mô hình khác UML có các ký pháp và các luật sử dụng nó. Các luật bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và pragmatic (luật h.nh thành câu có nghĩa) và pragmatic (luật hình thành câu có nghĩa). a.UML là ngôn ngữ: UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết phần mềm. Như ta đã biết không có mô hình nào thoả mãn cho toàn bộ hệ thống, do vậy ngôn ngữ phải cho phép biểu diễn nhiều khung nhìn khác nhau của kiến trúc hệ thống trong suốt quá trình phát triển phần mềm. UML có các từ vựng và các quy tắc cho ta cách thức xây dựng mô hình và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô hình nào được lập và khi nào lập chúng. b.UML là ngôn ngữ để hiển thị: UML giúp xây dựng mô hình để dễ dàng giao tiếp. Một số công việc phù hợp với mô hình hoá bằng văn bản, một số công việc khác lại phù hợp hơn với mô hình hoá bằng đồ hoạ. UML là ngôn ngữ đồ hoạ. Với nhiều hệ thống, mô hình trong ngôn ngữ đồ hoạ dễ hiểu hơn hẳn so với ngôn ngữ lập trình. Sau mỗi biểu tượng đồ hoạ của ngôn ngữ UML là ngữ nghĩa. Vậy khi xây dựng mô hình trong UML thì người phát triển khác hay các công cụ hỗ trợ mô hình hoá có thể hiểu mô hình một cách rõ ràng. c.UML là ngôn ngữ đặc tả Đặc tả là mô tả rõ ràng những điểm mấu chốt của vấn đề. UML cho phép mô tả mô hình chính xác, không nhập nhằng và hoàn thiện. UML hướng tới đặc tả thiết kế, phân tích và quyết định cài đặt trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống phần mềm. d.UML là ngôn ngữ để xây dựng UML không phải là ngôn ngữ lập trình trực quan nhưng mô hình của nó có thể kết nối trực tiếp với các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có nghĩa rằng có thể ánh xạ mô hình trong UML tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C++ hay bằng các cơ sở dữ liệu quan hệ, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Ánh xạ này cho khả năng biến đổi thuận từ mô hình UML sang các ngôn ngữ lập trình đồng thời cho khả năng biến đổi ngược lại từ cài đặt về mô hình UML, có nghĩa rằng nó cho khả năng làm việc với văn bản hay đồ hoạ một cách nhất quán. e.UML là ngôn ngữ làm tài liệu UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc hệ thống và các chi tiết của nó. UML cho khả năng biểu diễn yêu cầu, thử nghiệm mô hình hoá các hoạt động lập kế hoạch và quản lý sản phẩm. - UML cho biết giới hạn của hệ thống và các chức năng chính của nó thông qua usecase và tác nhân. - Trong UML, các usecase được mô tả bằng biểu đồ logic. - Biểu diễn cấu trúc tĩnh của hệ thống nhờ biểu đồ lớp. - Mô hình hoá các hành vi đối tượng bằng biểu đồ chuyển trạng thái. - Phản ánh kiến trúc cài đặt vật lý bằng biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai. 2.1.2. Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Với các tiếp cận hướng đối tượng th. các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua cộng tác của các đối tượng. Việc thay đổi tiến hoá chức năng sẽ không ảnh hưởng tới cấu trúc tĩnh của phần mềm. Sức mạnh của tiếp cận hướng đối tượng là việc tách(chia) và nhập được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp của chúng. Khả năng thống nhất cao những cái nó được tách ra để xây dựng các thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản. Tiếp cận hướng đối tượng đã tỏ rõ lợi thế khi lập trình với các hệ thống phức tạp. Những người phát triển phần mềm nhận thấy rằng phát triển phần mềm hướng đối tượng sẽ cho lại phần mềm thương mại chất lượng cao, tin cậy, dễ mở rộng và dễ sử dụng lại, chạy trơn tru và phù hợp với yêu cầu người dùng đang mong đợi. Một số khái niệm cơ bản: a.Phương pháp (method). Phương pháp (hay phương thức) là cách thức cấu trúc các suy nghĩ và hành động của con người. Nó cho biết chúng ta phải làm cái gì, làm như thế nào, làm khi nào và tại sao phải làm như vậy để hình thành hệ thống phần mềm. b.Đối tượng (object). Theo nghĩa thông thường thì đối tượng là người vật hay một cái gì đó cụ thể. Nhưng trong phương pháp hướng đối tượng thì đối tượng là trừu tượng cái gì đó mà trong lĩnh vực vấn đề hay trong cài đặt của nó, phản ánh khả năng hệ thống lưu trữ thông tin về nó và tương tác với nó; gói các giá trị thuộc tính và các dịch vụ. c.Lớp (class). Theo nghĩa thông thường thì là nhóm nhiều người hay vật có tính tương tự nhất định hay các đặc điểm chung. Trong phương pháp hướng đối tượng thì lớp là mô tả một hay nhiều đối tượng, mô tả tập thống nhất các thuộc tính và phương thức. Nó còn có thể mô tả cách tạo mới đối tượng trong lớp như thế nào. d.Trừu tượng (abstract). Trừu tượng là nguyên lý bỏ qua những khía cạnh của chủ thể (subject) không liên quan đến mục đích hiện tại để tập trung đầy đủ hơn vào các khía cạnh còn lại. Như vậy có thể nói rằng trừu tượng là đơn giản hoá thế giới thực một cách thông minh. Trừu tượng cho khả năng tổng quát hoá và ý tưởng hoá vấn đề đang xem xét. Chúng loại đi các chi tiết dư thừa mà chỉ tập trung vào các điểm chính cơ bản. e.Mô h.nh (model). Mô hình là kế hoạch chi tiết của hệ thống, nó giúp ta lập kế hoạch trước khi xây dựng hệ thống. Mô hình giúp ta khẳng định tính đúng đắn của thiết kế, phù hợp yêu cầu, hệ thống vẫn giữ vững khi yêu cầu người dùng thay đổi. Mô hình là bức tranh hay mô tả của vấn đề đang được cố gắng giải quyết hay biểu diễn. Mô hình có thể là mô tả chính giải pháp. Trong phát triển phần mềm, thay cho đối tượng thực, ta sẽ làm việc với biểu tượng. f.Phương pháp luận (methodology). Phương pháp luận mô tả cách thức suy nghĩ về phần mềm và phát triển phần mềm. Nó bao gồm ngôn ngữ mô hình hoá, metamodel (mô hình của mô hình) và tiến trình. Phương pháp luận là nghiên cứu phương pháp. Metamodel mô tả hình thức các phần tử mô hình, cú pháp và ngữ nghĩa của các ký hiệu trong mô hình. g.Lĩnh vực vấn đề (domain problem). Mục tiêu của tiếp cận hướng đối tượng là mô hình hoá các đặc tính tĩnh và động của môi trường, nơi xác định yêu cầu của phần mềm. Môi trường này được gọi là lĩnh vực vấn đề. Vấn đề là câu hỏi đặt ra để giải quyết hoặc xem xét. Lĩnh vực là không gian của các hoạt động hoặc ảnh hưởng. Nó là vùng tác nghiệp hay kinh nghiệm của con người trong đó phần mềm được sử dụng. Vậy, lĩnh vực vấn đề là vùng mà ta đang cố gắng xem xét. h.Phân tích. Phân tích là tách, chia nhỏ tổng thể thành các phần để tìm ra đặc tính, chức năng, quan hệ… của chúng. Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện nghiên cứu lĩnh vực vấn đề, dẫn tới đặc tả hành vi quan sát từ ngoài và các thông báo nhất quán, hoàn chỉnh, khả thi của những cái cần. Phân tích hướng đối tượng tập trung vào tìm kiếm, mô tả đối tượng trong lĩnh vực vấn đề. i.Thiết kế. Là tập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ… để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, làm sản phẩm…Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện đặc tả hành vi bên ngoài, bổ sung chi tiết nếu cần thiết để cài đặt hệ thống trên máy tính, bao gồm tương tác người –máy, quản lý nhiệm vụ, quản lý dữ liệu. Thiết kế hướng đối tượng tập trung vào xác định đối tượng phần mềm logic sẽ được cài đặt bằng ngôn ngữ hướng đối tượng. k.Xây dựng (lập tr.nh) hướng đối tượng. Là thiết kế các modul sẽ được cài đặt. l.Mô h.nh hoá (modeling). Khái niệm mô hình hoá thường được sử dụng đồng nghĩa với phân tích, đó là việc tách hệ thống thành các phần tử đơn giản dễ hiểu. Mô hình hoá bắt đầu từ mô tả vấn đề, sau đó mô tả giải pháp vấn đề. Các hoạt động này còn được gọi là phân tích và thiết kế. Khi thu thập yêu cầu cho hệ thống, ta phải tìm ra nhu cầu tác nghiệp của người dùng và ánh xạ chúng thành các yêu cầu phần mềm sao cho đội ngũ phát triển phần mềm hiểu và sử dụng được chúng. Tiếp theo là khả năng phát sinh mã trình từ các yêu cầu này, đồng thời đảm bảo rằng yêu cầu phải phù hợp với mã trình phát sinh và dễ dàng chuyển đổi mã trình ngược lại thành yêu cầu. Tiến trình này được gọi là mô hình hoá. m.Mô h.nh hoá trực quan. Mô hình hoá trực quan là tiến trình lấy thông tin từ mô hình và hiển thị đồ hoạ bằng các tập phần tử đồ hoạ chuẩn. Tiêu chuẩn là cốt lõi để thực hiện một trong các lợi thế của mô hình trực quan, đó là vấn đề giao tiếp. Giao tiếp giữa người dùng, người phát triển, phân tích viên, kiểm tra viên, người quản lý và những người khác tham gia dự án là mục tiêu quan trọng nhất của mô h.nh hoá trực quan. Tương tác này có thể thực hiện bằng văn bản, nhưng con người có thể hiểu độ phức tạp trên đồ hoạ thay cho văn bản. Nhờ mô hình trực quan mà ta có thể chỉ ra các tầng mà hệ thống làm việc, bao gồm tương tác giữa người dùng và hệ thống, tương tác giữa các đối tượng trong các hệ thống hay giữa các hệ thống với nhau. Nhờ mô hình hoá mà chúng ta đạt được các mục tiêu sau: - Mô hình giúp ta hiển thị hệ thống như chính nó hay như cách mà ta muốn nó hiển thị. - Mô hình cho phép ta đặc tả cấu trúc hay hành vi hệ thống. - Mô hình cho ta mẫu để hướng dẫn trong việc xây dựng hệ thống. - Mô hình giúp ta làm tài liệu cho các quyết định khi phân tích thiết kế hệ thống. 2.2. Phân tích chức năng cụ thể của từng lớp đối tượng: Từ sơ đồ chức năng của hệ thống ta thấy hệ thống được chia thành 3 lớp, mỗi lớp ứng với một đối tượng người sử dụng khác nhau, sau đây là chức năng cụ thể của từng lớp: 2.2.1.Quản trị hệ thống: Chức năng dành cho người quản trị + Cập nhật thông tin sinh viên: Cập nhật thông tin về khoa, lớp quản lý đối với các sinh viên bị lưu ban, hay chuyển khoa do phân ngành trong năm học đầu tiên hay vì một lý do đặc biệt nào khác. + Cập nhật thông tin về các môn học(môn học thay thế, số tín chỉ các môn học): Trong các năm học có sự thay đổi về số tín chỉ của các môn học, hay một số các môn học đã bị hủy bỏ và thay thế bằng môn học khác phục vụ cho vấn đề học lại của sinh viên. + Trả lời thắc mắc của sinh viên: Chức năng này đưa ra để phục vụ nhu cầu của sinh viên, sinh viên có thể đóng góp ý kiến cá nhân về cách thức tổ chức môn học hoặc nhu cầu tổ chức lớp môn học mới, Phòng đào tạo sẽ tiếp nhận những ý kiến trên và trả lời công khai những góp ý mang tính chất xây dựng cho sinh viên. + Chức năng thống kê, làm báo cáo: Thống kê về điểm của sinh viên theo từng khóa, từng khoa, lớp quản lý hay lớp môn học tùy theo nhu cầu làm báo cáo. + Chức năng cập nhật điểm: Cập nhật điểm của sinh viên với những lý do nhầm lẫn, sai sót và đã được xác nhận hoặc do các lý do đặc biệt khác (Thi học sinh giỏi, olympic...) + Chức năng lên lịch biểu và kế hoạch học tập.(Thời khóa biểu và lịch thi dự kiến): Lên thời khóa biểu và lịch thi dự kiến vào mỗi đầu kỳ học để sinh viên có thể đăng ký môn học theo nguyện vọng của mình. (Yêu cầu giới thiệu rõ các môn học như môn học cứng, môn học tiên quyết...) + Tổ chức mới hoặc hủy bỏ các lớp môn học do nhu cầu đăng ký học của SV: Tổ chức hoặc hủy bỏ do số lượng của sinh viên đăng ký học ít hay nhiều 2.2.2 Cập nhật dữ liệu: + Cập nhật điểm của sinh viên trong khoa: Lên điểm thi lần 1, lần 2 của các sinh viên thuộc lớp học thuộc khoa mình khi giảng viên gửi điểm về. + Cập nhật thông tin sinh viên: Cập nhật các thông tin cá nhân của sinh viên hiện đang được khoa quản lý. + Tìm kiếm điểm và làm báo cáo: Tìm kiếm điểm của các sinh viên trong khoa theo lớp quản lý. 2.2.3 Phục vụ sinh viên: + Tìm kiếm môn học của từng ngành học. + Tìm kiếm điểm của bản thân. + Xem thông tin về kế hoạch học tập. + Đăng ký tín chỉ đầu kỳ. + Xem thời khóa biểu. CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1 Các tác nhân: 3.1.1 Sinh viên: - Các sinh viên đều được gán mã để phân biệt với nhau và quản lý các thông tin liên quan. - Các sinh viên có thể thuộc 1 trong các kiếu : đại học, cao đẳng. - Các thông tin liên quan của sinh viên : mã (dùng để phân biệt giữa các sinh viên với nhau và phân biệt bậc học), tên, quê quán, giới tính, địa chỉ, ngày sinh, khoa … - Sinh viên có thể truy cập hệ thống để xem thông tin về các môn học bắt buộc và tự chọn trong học kì hiện tại, từ đó để đưa ra quyết định đăng kí môn học bằng cách điền thông tin vào phiếu đăng kí học. + Sinh viên phải đăng ký học tối thiểu 10 tín chỉ trong mỗi học kỳ chính, ngoại trừ các học kỳ thực tập và không kể các tín chỉ thuộc các môn học cấp chứng chỉ như Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, các môn học thêm. + Sinh viên được phép đăng ký và theo học bất cứ môn học nào thuộc chương trình đào tạo sinh viên đã đăng ký theo học mà nhà trường mở trong học kỳ nếu thoả các điều kiện ràng buộc của môn học (môn học trước) và lớp môn học tương ứng còn khả năng tiếp nhận sinh viên. + Sinh viên bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình đăng ký môn học do nhà trường ban hành. Việc đăng ký môn học của sinh viên được xem là hoàn tất khi sinh viên hoàn tất thủ tục đăng ký và đóng học phí đúng hạn và nhận thời khoá biểu chính thức. Nếu người nào không hoàn tất đăng ký môn học đúng hạn định, nhà trường sẽ không công nhận sinh viên tiếp tục việc học tại trường. + Sinh viên không được hủy kết quả đăng ký môn học khi đã hoàn tất việc đăng ký. Nếu trong quá trình học tập của học kỳ vì hoàn cảnh bất khả kháng như tai nạn, ốm đau bất ngờ, gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn...vv, căn cứ vào thời hạn nộp đơn trường sẽ xem xét cho rút môn học và hoàn lại một phần học phí môn học đã đóng. - Sinh viên có điểm trung bình môn học không đạt (dưới 4.0) thì bắt buộc phải đăng kí học lại . + Đối với môn học bắt buộc thì sinh viên bắt buộc phải đăng ký học lại chính môn học đó. + Đối với môn lựa chọn bắt buộc, tự chọn tự do sinh viên đăng ký học lại chính môn học đó hoặc môn cùng nhóm tương ứng. + Đối với môn học bất kỳ đã có kết quả trung bình môn học từ 4.0 trở lên sinh viên được phép đăng ký học lại môn học đó, khi có mở lớp, để cải thiện điểm. Điểm của các lần học đều được ghi trong bảng điểm học kỳ. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình tích luỹ và được ghi vào thành tích học tập khi sinh viên tốt nghiệp. - Sinh viên có quyền truy cập vào hệ thống để xem thông tin về bản thân như điểm số , tín chỉ , xếp loại học lực … 3.1.2. Giáo viên - Các thông tin của Giáo viên như: mã số, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, giới tính, năm sinh, khoa … - Giáo viên có thể thực hiện các chức năng: Tìm kiếm thông tin về môn học, sinh viên, đăng kí môn học để dạy (phiếu đăng kí dạy nộp cho phòng đào tạo), cập nhật, cho điểm các sinh viên trong lớp của mình. - Giáo viên đăng kí các môn học thuộc khoa của mình, tổng số tiết dạy của giáo viên trong 1 học kì được giới hạn, giáo viên không được đăng kí số môn học vượt quá số tiết cho phép. 3.1.3.Người quản lý: - Là người có pass và được quyền sử dụng toàn bộ các chức năng của hệ thống này: nhập, xoá, cập nhật quản lý các thông tin liên quan (môn học, sinh viên, giáo viên …). - Chức năng quản lý môn học: tìm kiếm, sắp xếp, thêm, xoá, cập nhật môn học (ví dụ như: thêm 1 số môn học mới vào hệ thống giảng dạy, thay đổi số tiết của môn học hoặc kiểu môn học - tự do hay bắt buộc, sửa đổi danh sách các môn học trong học kì …) - Chức năng quản lý sinh viên, giáo viên, lớp: tìm kiếm, sắp xếp, thêm, xoá, cập nhật, gửi thông báo (ví dụ như: thông báo về danh sách các lớp học sinh viên tham gia trong học kì, thông báo kết quả học tập, quyết định cảnh cáo, buộc ngừng học hay tuyên dương … ) - Chức năng nhập/cập nhập điểm cho sinh viên. - Chức năng thống kê: thống kê tình hình học tập của sinh viên theo khoa trong từng kì học, thống kê tốt nghiệp của khoa và đánh giá tốt nghiệp của mỗi sinh viên… 3.2 Biểu đồ usecase: 3.2.1 Mô tả usecase: UC1: Đăng nhập 1. Người dùng kích hoạt hệ thống. 2. Hệ thống hiển thị form đăng nhập yêu cầu nhập thông tin. 3. Người dùng nhập các thông tin cần thiết và ấn vào đăng nhập. UC2: Tìm kiếm sinh viên 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng tìm kiếm sinh viên. 3. Người dùng nhập các thông tin tìm kiếm. 4. Hệ thống tìm thông tin trong CSDL theo các từ khoá. 5. Hệ thống hiển thị thông tin tìm được. UC3: Tìm kiếm giáo viên 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng tìm kiếm giáo viên. 3. Người dùng nhập các thông tin tìm kiếm. 4. Hệ thống tìm thông tin trong CSDL theo các từ khoá. 5. Hệ thống hiển thị thông tin tìm được. UC4: Tìm kiếm môn học 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng tìm kiếm môn học. 3. Người dùng nhập các thông tin tìm kiếm. 4. Hệ thống tìm thông tin trong CSDL theo các từ khoá. 5. Hệ thống hiển thị thông tin tìm được. UC5: Xem danh sách môn học theo (học kì – khoa) 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng xem danh sách môn học. 3. Hệ thống hiển thị thông tin. UC6: Tìm kiếm lớp 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng tìm kiếm lớp. 3. Người dùng nhập các thông tin tìm kiếm. 4. Hệ thống tìm thông tin trong CSDL theo các từ khoá. 5. Hệ thống hiển thị thông tin tìm được. UC7: Tìm kiếm điểm 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng tìm kiếm điểm. 3. Người dùng nhập các thông tin tìm kiếm. 4. Hệ thống tìm thông tin trong CSDL theo các từ khoá. 5. Hệ thống hiển thị thông tin tìm được. UC8: Nhập / sửa thông tin Người quản lý 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng nhập/sửa thông tin người quản lý. 3. Hệ thống hiển thị giao diện cho người quản lý nhập thông tin. 4. Người quản lý nhập thông tin và chọn nhập/sửa thông tin. 5. Nếu thông tin nhập không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC9: Thêm sinh viên 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng thêm sinh viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập sinh viên. 4. Người quản lý nhập thông tin về sinh viên và kích hoạt nút nhap. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC10: Xoá sinh viên 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng xoá sinh viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập mã sinh viên cần xoá. 4. Người quản lý nhập mã sinh viên và kích hoạt nút xoá. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC11: Cập nhật sinh viên 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng cập nhật sinh viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập thông tin sinh viên. 4. Người quản lý nhập thông tin sinh viên và kích hoạt nút cập nhật. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC12: Thêm giáo viên: 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng thêm giáo viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập giáo viên. 4. Người quản lý nhập thông tin về giáo viên và kích hoạt nút nhap. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC13: Xoá giáo viên 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng xoá giáo viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập mã giáo viên cần xoá. 4. Người quản lý nhập mã giáo viên và kích hoạt nút xoá. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC14: Cập nhật giáo viên 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng cập nhật giáo viên. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập thông tin giáo viên. 4. Người quản lý nhập thông tin giáo viên và kích hoạt nút cập nhật. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC15: Thêm môn học 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng thêm môn học. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập môn học. 4. Người quản lý nhập thông tin về môn học và kích hoạt nút nhap. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC16: Xoá môn học 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng xoá môn học. 3. Hệ thống hiển thị giao diện nhập mã môn học cần xoá. 4. Người quản lý nhập mã môn học và kích hoạt nút xoá. 5. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC17: Cập nhật môn học 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 1. Người quản lý chọn chức năng cập nhật môn học. 2. Hệ thống hiển thị giao diện nhập thông tin môn học. 3. Người quản lý nhập thông tin môn học và kích hoạt nút cập nhật. 4. Nếu thông tin nhập vào không hợp lệ, hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại. UC18: Thêm danh sách môn học (theo học kì – khoa) 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng thêm danh sách môn hoc cho học kỳ của khoa. 3. Hệ thống hiển thị giao diện cho nhập môn học. 4. Người quản lý nhập môn học và kích hoạt ok. UC19: Xoá danh sách môn học (theo học kì – khoa) 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng xoá danh sách môn hoc cho học kỳ của khoa. 3. Hệ thống hiển thị giao diện cho nhập môn học cần xoá. 4. Người quản lý nhập môn học và kích hoạt ok. UC20: Đăng kí môn học 1. Sinh viên đăng nhập vào hệ thống 2. Sinh viên chọn chức năng đăng ký môn học. 3 Hệ thống hiện ra giao diện cho sinh viên đăng ký. 4. Sinh viên nhập môn học đăng ký và kích hoạt dangky. UC21: Nhập lớp 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng nhập lớp. 3. Hệ thống hiện ra giao diện cho người quản lý nhập thông tin. 4. Người quản lý nhập thông tin của lớp và kích hoạt thêm lớp. UC22: Xoá lớp 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 2. Người quản lý chọn chức năng xoá lớp. 3. Hệ thống hiện ra giao diện cho người quản lý nhập thông tin của lớp cần xoá. 4.Người quản lý nhập thông tin và kích hoạt xoá lớp. U23: Nhập điểm và cập nhật điểm: 1. Người quản lý đăng nhập vào hệ thống 1. Người quản lý chọn chức năng nhập điểm. 2. Hệ thống hiện ra giao diện cho người quản lý nhập điểm. 3. Người quản lý nhập điểm. U24: Thống kê tình hình học tập của khoa theo kì, thống kê tốt nghiệp 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng thống kê. 3. Hệ thống hiển thị thông tin thống kê các sinh viên (số tín chỉ hoàn thành, sinh viên năm thứ mấy...) UC25: Xem thời khóa biểu (học kì – khoa) 1. Người dùng đăng nhập vào hệ thống 2. Người dùng chọn chức năng xem thời khóa biểu. 3. Hệ thống hiển thị thông tin. 3.2.2 Mô tả usecase: Các biểu đồ usecase ở các mức khác nhau. Usecase mức 1: Usecase mức 2 : Usecase mức 3 : Lịch học Lịch dạy HT QLĐT TÍN CHỈ Tìm kiếm học phần, giáo viên, điểm,… Đăng ký học phần Kết quả tìm kiếm Thông tin tìm kiếm Quản trị hệ thống Tìm kiếm thông tin Kết quả tìm kiếm Kết quả tìm kiếm Đăng ký HP dạy Tìm kiếm thông tin Tra cứu thông tin 3.3. Biểu đồ khung cảnh: 3.4 Biểu đồ lớp: 3.4.1. Tìm lớp: Lớp người dùng (Nguoidung) gồm các thông tin sau: + Tài khoản đăng nhập (taikhoanDN) + Mã người dùng (ma) + Mật khẩu (matkhau) + Họ và tên (ten) + Đơn vị (donvi) + Ngày sinh (ngaysinh) Lớp giáo viên (Giaovien) kế thừa các thông tin từ lớp Nguoidung; Lớp sinh viên (Sinhvien) kế thừa các thông tin từ lớp Nguoidung và thêm thuộc tính : khóa học (khoa). Lớp người quản lý (Nguoiquanly) kế thừa các thông tin từ lớp Nguoidung; Lớp lớp học phần (L.Hocphan) gồm các thông tin sau: + Mã lớp học phần (maLHP) + Tên học phần (tenHP) Lớp Thời khóa biểu (Thoi_kb) gồm các thông tin sau : + Tiết dạy (tietday) + Ngày dạy (ngayday) + Phòng học (phonghoc) Lớp Điểm (diemHP) gồm các thông tin sau : + Điểm chuyên cần (Đcc) + Điểm giữa kỳ (Đgk) + Điểm thi (Đthi) + Điểm học phần (DiemHP) Lớp học phần (Hocphan) gồm các thông tin sau : + Mã học phần (maHP) + Tên học phần (tenHP) + Số tín chỉ (stc) 3.4.2. Biểu đồ lớp giữa các lớp thực thể : 3.4.3.Biểu đồ lớp dựa vào ca sử dụng: UC1: Ca sử dụng đăng nhập hệ thống - Lớp biên: W_NSD - Lớp điều khiển: C_NSD - Lớp thực thể: Nguoidung UC2: Tìm kiếm sinh viên - Lớp biên: W_TimKiemSV - Lớp điều khiển: C_TimKiemSV - Lớp thực thể: Sinhvien UC4: Tìm kiếm học phần - Lớp biên: W_TimKiemHP - Lớp điều khiển: C_TimKiemHP - Lớp thực thể: Hocphan UC6: Tìm kiếm lớp học phần - Lớp biên: W_TimKiemLHP - Lớp điều khiển: C_TimKiemLHP - Lớp thực thể: Lophocphan UC7: Tìm kiếm điểm (Xem điểm) : - Lớp biên: W_XemDiem, W_Nguoidung - Lớp điều khiển: C_XemDiem - Lớp thực thể: Lophocphan, Sinhvien, Hocphan UC9: Thêm sinh viên - Lớp biên: W_ThemSV - Lớp điều khiển: C_ThemSV - Lớp thực thể: Sinhvien UC10: Xoá sinh viên - Lớp biên: W_XoaSV - Lớp điều khiển: C_XoaSV - Lớp thực thể: Sinhvien UC11: Cập nhật sinh viên - Lớp biên: W_CapnhatSV - Lớp điều khiển: C_CapnhatSV - Lớp thực thể: Sinhvien UC20: Đăng kí học phần - Lớp biên: W_LopHP, W_Sinhvien, W_Hocphan - Lớp điều khiển: C_Dangky - Lớp thực thể: Nguoidung, Giaovien, LopHP, Hocphan, Thoi_kb U23: Nhập điểm và cập nhật điểm: - Lớp biên: W_Nhap/CapnhatDiem - Lớp điều khiển: C_Nhap/CapnhatDiem - Lớp thực thể: Lophocphan, Hocphan U24: Thống kê tình hình học tập của khoa theo kì, thống kê tốt nghiệp - Lớp biên: W_Thongke - Lớp điều khiển: C_Thongke - Lớp thực thể: Nguoidung, Giaovien, LopHP, Hocphan, Thoi_kb, DemHP UC25: Xem thời khóa biểu (học kì – khoa) - Lớp biên: W_XemTKB - Lớp điều khiển: C_XemTKB - Lớp thực thể: LopHP, Thoi_kb 3.5 Biểu đồ tuần tự: 3.5.1 Biểu đồ tuần tự đăng nhập: 3.5.2 Biểu đồ tuần tự tim sinh viên: 3.5.3 Biểu đồ tuần tự tìm giáo viên: 3.5.4 Biểu đồ tuần tự tìm môn học: 3.5.5 Biểu đồ tuần tự xem danh sach môn học: 3.5.6 Biểu đồ tuần tự tim lớp học phần: 3.5.7 Biểu đồ tuần tự tìm điểm: 3.5.8 Biểu đồ tuần tự nhập/sữa thông tin người quản lý: 3.5.9 Biểu đồ tuần tự thêm sinh viên: 3.5.10 Biểu đồ tuần tự xoa sinh viên: 3.5.11 Biểu đồ tuần tự cập nhật sinh viên: 3.5.12 Biểu đồ tuần tự thêm môn học: 3.5.13 Biểu đồ tuần tự xóa môn học: 3.5.14 Biểu đồ tuần tự đăng ký học phần: 3.5.15 Biểu đồ tuần tự thêm lớp học phần: 3.5.16 Biểu đồ tuần tự nhập/sữa điểm: 3.5.17 Biểu đồ tuần tự thống kê: 3.6 Biểu đồ trạng thái: 3.6.1 Biểu đồ trạng thái đăng nhập: 3.6.2 Biểu đồ trạng thái thêm sinh viên: 3.6.3 Biểu đồ trạng thái tìm sinh viên: 3.6.4 Biểu đồ trạng thái xóa sinh viên: 3.6.5 Biểu đồ trạng thái cập nhật sinh viên: 3.6.6 Biểu đồ trạng thái nhập/cập nhật điểm: 3.6.7 Biểu đồ trạng thái tìm kiếm điểm: 3.6.8 Biểu đồ trạng thái tìm kiếm lớp: 3.6.9 Biểu đồ trạng thái đăng ký học phần: 3.6.10 Biểu đồ trạng thái xem danh sách môn học: 3.6.11 Biểu đồ trạng thái nhập/sữa thông tin người quản trị: 3.6.12 Biểu đồ trạng thái thống kê: 3.7 Biểu đồ giao tiếp: 3.7.1 Biểu đồ giao tiếp đăng nhập: 3.7.2 Biểu đồ giao tiếp tìm lớp môn học: 3.7.3 Biểu đồ giao tiếp nhập/ sữa điểm: 3.7.4 Biểu đồ giao tiếp cập nhật thông tin: 3.7.5 Biểu đồ giao tiếp đăng ký học phần: 3.7.6 Biểu đồ giao tiếp thống kê báo cáo: 3.8 Biểu đồ triển khai: 3.9 Kiến trúc phân tầng: HTML Layer HTTP/CGI Servlet Layer Business Layer JDBC Layer Trong đó: - Trên cùng là tầng giao diện người sử dụng, được thiết kế bằng HTML, và sử dụng HTTP/CGI. - Tầng Servlet là tầng điều khiển. Servlet làm nhiệm vụ chuyển giữa các trang JSP theo yêu cầu phía client, đối tượng trong tầng Server thành những câu lệnh hay câu hỏi đơn giản từ client. - Tầng Business là tầng chứa hành vi của những đối tượng thực thể. - Tầng JDBC là tầng sử dụng JDBC để truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ. 3.10 Thiết kế cơ sở dữ liệu: - Các lớp NguoiQuanLy, GiaoVien, SinhVien độc lập với nhau nhưng chúng cùng có quan hệ với lớp TaiKhoan, mỗi người quản lý, mỗi giáo viên, mỗi sinh viên có duy nhất một tài khoản. - GiaoVien và SinhVien đều có quan hệ với môn học, mỗi giáo viên có thể dạy nhiều môn học, và mỗi sinh viên sẽ học nhiều môn trong khóa học. - Quan hệ giữa các lớp GiaoVien, SinhVien, Khoa: Mỗi giáo viên, mỗi sinh viên và mỗi môn học đều thuộc một khoa nhất đinh. - Quan hệ giữa các lớp GiaoVien, MonHoc, PhieuDangKiDay: Mỗi giáo viên có thể đăng kí dạy nhiều môn học hoặc dạy một môn nhưng nhiều lớp. - Quan hệ giữa các lớp SinhVien, MonHoc, PhieuDangKiHoc: Mỗi sinh viên đăng kí học nhiều môn học khác nhau. - Lớp học được tạo ra khi có giáo viên đăng kí dạy môn học nào đó, và có số lượng sinh viên đăng kí học phù hợp. Giáo viên cho điểm sinh viên theo lớp mà mình dạy. KẾT LUẬN Chúng tôi đã áp dụng UML để PTTKHT bài toán “Quản lý hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ” nhưng chỉ tập trung nghiên cứu vào nhiệm vụ lập kế hoạch, xử lý, đăng ký môn học và xử lý kết quả học tập.Từ kết quả PTTKHT có thề làm nền tảng cho việc xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ và một phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thực tế. Dựa trên cơ sở PTTKHT này có thể mở rộng thêm cho các chức năng khác như chọn giáo viên giảng dạy, phụ huynh có thể đăng ký tài khoản để kiểm tra tình hình học tập của con em mình, liên hệ góp ý với nhà trường,… TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Văn Ban, Giáo trình UML, Hà Nội, 2001. Quy chế đào tạo tín chỉ của trường CĐCN Tuy Hòa, Phú Yên 2010. Thiết minh phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ của trường CĐCN Tuy Hòa, Phú Yên. 2009. Bộ GD-ĐT, Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng, Hà Nội, 2002. Bộ GD-ĐT, Bài toán tuyển sinh đại học, cao đẳng, Hà Nội, 2002. Phan Huy Khánh, Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống, Đà Nẵng, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_chinh_nop_4487.doc
Luận văn liên quan