Đề tài Thiết kế mạng bằng packet tracer tại viễn thông Nam Định

MỤC LỤCGIỚI THIỆU: PHẦN A: THỰC TẬP CƠ SỞ I.THÔNG TIN QUANG 1.Hệ thống thông tin quang của VNPT Nam Định 2.Đo thử đặc tuyến phát xạ của Laser II.VÔ TUYẾN: 1.Tổ chức vào - ra các đường tín hiệu số III.MẠNG VIỄN THÔNG: 1.Sơ đồ kết nối băng rộng tại VNPT Nam Định 2.Modem khách hàng – chủng loại – tham số PHẦN B: THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ: I.THIẾT KẾ MẠNG BẰNG PACKET TRACER: KẾT LUẬN: GIỚI THIỆU Viễn thông Nam định hiện là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh Nam định cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin với các sản phẩm dịch vụ chính sau: + Điện thoại cố định có dây + Điện thoại cố định không dây G-phone + Internet Mega VNN (ADSL/SHDSL) , FTTx + Điện thoại di động Vinaphone/Mobiphone + Truyền số liệu, thuê kênh riêng + Cầu truyền hình, đào tạo từ xa, hội nghị + Nhắn tin, FAX + Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội 1080, dịch vụ 8011080 + Tư vấn, xây dựng và thiết kế mạng viễn thông và công nghệ thông tin * Về năng lực hạ tầng kinh doanh Được sự quan tâm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong những năm qua Viễn thông Nam định không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực mạng lưới, hình thành được mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, trải đều và rộng khắp trên toàn tỉnh Nam định. *.Về thiết bị chuyển mạch, Viễn thông Nam định hiện có 3 tổng đài HOST với công nghệ hiện đại tiên tiến, đa dịch vụ của Alcatel, STRECK-VK, cùng với 42 trạm vệ tinh và 58 trạm truy nhập MSAN. Trong đó : 41 vệ tinh CSND của HOST A1000E10 12 vệ tinh RSE của STAREX – VK Tổng dung lượng lắp đặt hiện nay là 284.520 số, hiện đã sử dụng 215.576 số đạt hiệu suất 76%. *.Về mạng truyền dẫn : Mạng truyền dẫn tỉnh Nam Định hiện nay gồm hệ thống truyền dẫn quang và truyền dẫn viba số. Trong đó truyền dẫn quang đóng vai trò chủ yếu, một số tuyến truyền dẫn viba số đóng vai trò dự phòng Hiện VTNĐ có trên 500 km cáp quang sử dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến SDH được cấu trúc thành 15 vòng (ring) quang, kết nối nhiều xã, thị tứ, làng nghề, tạo thành mạch vòng( ring). *.Về Mạng ngoại vi : Viễn thông Nam Định hiện đầu tư trên 5.000 km cáp đồng các loại được triển khai tới 100% các xã trên toàn tỉnh. Về cơ bản, Viễn thông Nam Định đã có một mạng viễn thông hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng về các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng; góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. -VTNĐ đã xây dựng mạng cáp quang MAN-E theo công nghệ NGN hiện đại cùng với đó là nhiều dịch vụ giá trị gia tăng ra đời như 1900, IP Tivi, . *.Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại VNT Nam Định tôi đã thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: · Tìm hiểu hệ thống thông tin quang của VNPT Nam Định. · Nghiªn cøu các đường tín hiệu số vào – ra của hệ thống ViBa RMD 1504 · Sơ đồ kết nối , các vòng ring của hệ thống băng rộng tại VNPT Nam Định · Modem khách hàng , chủng loại – tham số. *.QuyÓn báo cáo thực tập gồm hai phần : · Phần thực tập cơ sở báo cáo tổng quan về các phương thức kết nối , các vòng RING , các đường tín hiệu số của hệ thống ViBa , Sơ đồ kết nối ADSL và modem khách hàng q · Phần thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành tốt nghiệp :Thực hành tại phòng thí nghiệm của Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn thông – tìm hiểu về phần mềm mô phỏng Packet Tracer của Cisco với mục đích giả lập các kết nối trong môi trường liên mạng.Phần này gồm có 5 bài thực hành cơ bản. Nam định, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Sinh viên: Đặng Giang Nam

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế mạng bằng packet tracer tại viễn thông Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC GIỚI THIỆU: PHẦN A: THỰC TẬP CƠ SỞ I.THÔNG TIN QUANG 1.Hệ thống thông tin quang của VNPT Nam Định 2.Đo thử đặc tuyến phát xạ của Laser II.VÔ TUYẾN: 1.Tổ chức vào - ra các đường tín hiệu số III.MẠNG VIỄN THÔNG: 1.Sơ đồ kết nối băng rộng tại VNPT Nam Định 2.Modem khách hàng – chủng loại – tham số PHẦN B: THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ: I.THIẾT KẾ MẠNG BẰNG PACKET TRACER: KẾT LUẬN: GIỚI THIỆU Viễn thông Nam định hiện là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh Nam định cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin với các sản phẩm dịch vụ chính sau: + Điện thoại cố định có dây + Điện thoại cố định không dây G-phone + Internet Mega VNN (ADSL/SHDSL) , FTTx + Điện thoại di động Vinaphone/Mobiphone + Truyền số liệu, thuê kênh riêng + Cầu truyền hình, đào tạo từ xa, hội nghị + Nhắn tin, FAX + Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội 1080, dịch vụ 8011080 + Tư vấn, xây dựng và thiết kế mạng viễn thông và công nghệ thông tin * Về năng lực hạ tầng kinh doanh Được sự quan tâm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong những năm qua Viễn thông Nam định không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực mạng lưới, hình thành được mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, trải đều và rộng khắp trên toàn tỉnh Nam định. *.Về thiết bị chuyển mạch, Viễn thông Nam định hiện có 3 tổng đài HOST với công nghệ hiện đại tiên tiến, đa dịch vụ của Alcatel, STRECK-VK, cùng với 42 trạm vệ tinh và 58 trạm truy nhập MSAN. Trong đó : 41 vệ tinh CSND của HOST A1000E10 12 vệ tinh RSE của STAREX – VK Tổng dung lượng lắp đặt hiện nay là 284.520 số, hiện đã sử dụng 215.576 số đạt hiệu suất 76%. *.Về mạng truyền dẫn : Mạng truyền dẫn tỉnh Nam Định hiện nay gồm hệ thống truyền dẫn quang và truyền dẫn viba số. Trong đó truyền dẫn quang đóng vai trò chủ yếu, một số tuyến truyền dẫn viba số đóng vai trò dự phòng.. Hiện VTNĐ có trên 500 km cáp quang sử dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến SDH được cấu trúc thành 15 vòng (ring) quang, kết nối nhiều xã, thị tứ, làng nghề, tạo thành mạch vòng( ring). *.Về Mạng ngoại vi : Viễn thông Nam Định hiện đầu tư trên 5.000 km cáp đồng các loại được triển khai tới 100% các xã trên toàn tỉnh. Về cơ bản, Viễn thông Nam Định đã có một mạng viễn thông hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng về các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng; góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. -VTNĐ đã xây dựng mạng cáp quang MAN-E theo công nghệ NGN hiện đại cùng với đó là nhiều dịch vụ giá trị gia tăng ra đời như 1900, IP Tivi, ..... *.Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại VNT Nam Định tôi đã thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Tìm hiểu hệ thống thông tin quang của VNPT Nam Định. Nghiªn cøu các đường tín hiệu số vào – ra của hệ thống ViBa RMD 1504 Sơ đồ kết nối , các vòng ring của hệ thống băng rộng tại VNPT Nam Định Modem khách hàng , chủng loại – tham số. *.QuyÓn báo cáo thực tập gồm hai phần : Phần thực tập cơ sở báo cáo tổng quan về các phương thức kết nối , các vòng RING , các đường tín hiệu số của hệ thống ViBa , Sơ đồ kết nối ADSL và modem khách hàng q Phần thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành tốt nghiệp :Thực hành tại phòng thí nghiệm của Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn thông – tìm hiểu về phần mềm mô phỏng Packet Tracer của Cisco với mục đích giả lập các kết nối trong môi trường liên mạng.Phần này gồm có 5 bài thực hành cơ bản. Nam định, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Sinh viên: Đặng Giang Nam PHẦN A: THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ I.THÔNG TIN QUANG : 1.Hệ thống thông tin quang của VNPT Nam Định: -Hiện nay hệ thống truyền dẫn quang (SDH) của VNPT Nam Định sử dụng các thiết bị quang của các hãng Alcatel, Fujitsu và Cisco với các cấp độ ghép là STM-1, STM-4 và STM-16 các thiết bị này phục vụ cho việc kết nối các HOST với nhau và kết nối giữa HOST với các vệ tinh và các trạm V5.2, ngoài ra nó còn phục vụ cho việc kết nối giữa BSC tới các BTS, phần còn lại phục vụ cho việc thuê kênh của các doanh nghiệp khác. Cách bố trí đấu nối được phân chia theo sơ đồ : -Tốc độ truyền dẫn STM-16 chia thành 4 Ring lớn được đánh số từ 1 đến 4, các Ring có tốc độ truyền dẫn STM-1 được kết nối vào các Ring STM-16 và được đánh số từ 5 đến 15. - Ring 1 STM-16 có 3 trạm truyền dẫn đặt tại 3 HOST đây là 3 trạm truyền dẫn chính là Hà Huy Tập, Khu Tám và Giải Phóng đấu nối với nhau tại các khe 34 và 35 của thiết bị 1660SM. Các khe 25 và 26 đấu nối với các thiết bị 1660SM để tạo thành ba Ring STM-16 , để mở thêm dung lượng người ta đấu nối thêm thiết bị 1662SMC, cách đấu nối như sau: khe 37 và 38 của thiết bị 1660SM là 2 card O-16ES đấu vào khe 6 và 15 là hai card SYNTH 16 của thiết bị 1662SMC. - Ring 2 STM-16 có 6 trạm truyền dẫn là Giải Phóng - Mỹ Xá - Liễu Đề - Trực Cát – Vô Tình – Đò Quan. Tất cả dùng thiết bị 1660SM được đấu nối với nhau bằng các khe 25 và 26 tại trạm Trực Cát đấu nối bằng khe 34 và 37 card dùng đấu nối là O-16ES. - Ring 3 STM-16 có 4 trạm truyền dẫn là Khu Tám - Đặng Xá – Lâm – Gôi. thiết bị dùng loại 1660SM tại trạm Khu Tám đấu nối bằng khe 25 và 26, các trạm còn lại đấu nối với nhau bằng khe 34 và 37 card dùng đấu nối là O-16ES. - Ring 4 STM-16 có 6 trạm truyền dẫn là Hà Huy Tập – Giáo Lạc - Chợ Cồn – Yên Định – Ngô Đồng – Xuân Bảng thiết bị dùng loại 1660SM đấu nối với nhau bằng các khe 25 và 26, trạm Yên Định được đấu nối bằng khe 34 và 37, card dùng đấu nối là O-16ES. Các Ring sử dụng thiết bị FLX 155, F4060 và 1642 cách đấu nối như sau: Tại thiết bị 1660SM được đấu nối vào card P4SN hay A2S1 gồm các khe 31-01, 31-02, 09-01 và 09-02, thiết bị FLX 155 được đấu vào các khe 1-2 và 2-2. - Ring 5 STM-1 có các 6 trạm Nghĩa Lạc, Nông Trường Rạng Đông, Rạng Đông, Hải Thịnh, Trực Tĩnh và Chợ Yên. - Ring 6 STM-1 chỉ có trạm Chợ Đền. - Ring 7 STM-1 có ba trạm Cổ Lễ, Cổ Giả, Chợ Yên. - Ring 8 STM-1 có 3 trạm Chợ Viềng, Mỹ Thắng, Mỹ Thuận. - Ring 9 STM-1 có 2 trạm Chợ Lời và Chợ Bo. - Ring 10 STM-1 có 4 trạm Yên Bằng, Yên Thắng, Yên Cường và Hải Lạng. - Ring 11 STM-1 có 5 trạm Trình Xuyên, Liên Minh, Chợ Dần, Đại An và Lộc Hạ. - Ring 12 STM-1 có 5 trạm Thượng Trại, Hải An, Trực Thắng, Trực Thái và Trực Phú. - Ring 13 STM-11 có 5 trạm Hải Hà, Giao Lâm, Giao Yến, Giao Hải và Giao Thanh. - Ring 14 STM-1 có 2 trạm Lạc Quần và Xuân Tiến. - Ring 15 STM-1 có 3 trạm Xuân Đài, Xuân Thượng và Xuân Phương 2.Đo thử đặc tuyến phát xạ của Laser:(sử dụng đồng hồ đo OTDR AQ-7275): - Nguyên tắc hoạt động: của thiết bị đo OTDR là sử dụng nguồn ánh sáng Laser để phát vào trong sợi quang và tìm lỗi trong cáp, sau đó tính toán suy hao đường truyền bằng cách đo các chùm sáng tán xạ ngược gây ra bởi tán xạ Reyleigh, và các chùm sáng phản xạ gây ra bởi connector, mối hàn, và vị trí lỗi. Do vậy, khi không nối connector vào thiết bị đo OTDR, nên đóng nắp đậy của Adapter quang. ánh sáng Laser là không nhìn thấy đối với mắt, nhưng nếu soi vào mắt sẽ làm giảm thị lực của mắt cũng như có thể gây hỏng mắt. -Khi kết nối connecter quang (dây nhẩy)vào máy người sử dụng phải cắm theo chiều thẳng đứng và phải thật khéo léo tránh làm sước và vỡ optical adapter quang. -LCD: AQ7275 sử dụng màn hình mầu, tinh thể lỏng LCD. Bên ngoài có màng mỏng dùng để lọc và chắn. Nếu dùng lực mạnh tác động vào màng chắn thì màn hình LCD có thể bị hỏng. Cho nên cần chú ý tới LCD khi sử dụng thiết bị. -Khi mang máy, không nên mang đi bằng cách cầm vào chân đứng STAND của máy. -Việc sử dụng các thiết bị như điện thoại di động, mà phát ra từ trường mạnh gần thiết bị khi đo có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo. Do vậy, không nên để gần các thiết bị đó trong quá trình đo. Mặt trước thiết bị Màn hình LCD: Nơi hiển thị đồ hình sợi quang,các thông số đo và kết quả đo. Phím ESC: Dùng để huỷ lệnh vừa thao tác hoặc trở về trạng thái trước đó. Phím FILE: Dùng để thao tác với các FILE dữ liệu (lưu FILE, xoá FILE, mở FILE). Đèn nạp ác quy LED CHARGE: Đèn sáng khi ác quy được nạp, đèn tắt khi ác quy đựoc nạp no. Đèn nhấp nháy khi ác quy yếu. Đèn POWER LED: Đèn sáng khi bật máy. Trong trường hợp xạc ác quy, nếu ác quy không đủ điện, đèn sẽ chuyển từ xanh sang đỏ. POWER Switch: Công tắc Bật / Tắt nguồn cho máy. Phím AVERRAGE: Dùng để Bật / Tắt chế độ lấy trung bình. Phím REAL: Dùng để Bật / Tắt chế độ đo thời gian thức Real – Time. Phím SETUP: Dùng để thiết lập điều kiện cho một bài đo. Phím ARROW:Dùng để di chuyển đồ hình tăng giảm kích thước đồ hình hoặc thay đổi giá trị nhập. Phím ENTER: Dùng để xác nhận giá trị giữ liệu nhập. Phím SCALE: -Tiến hành đo: Bước 1: Bật nguồn - Đấu AC adapter vào thiết bị đo - Cắm phíc AC adapter vào nguồn điện 220VAC, 50Hz - Bật công tắc nguồn ( ON )Lúc này đèn POWER LED sẽ sáng. Bước 2: Thiết bị khởi động - Khi thiết bị khởi động thì trên màn hình xuất hiện cửa sổ hiển thị: Top menu(menu), OTDR(F1), Power monitor(F2), Light Source(F3), One Button(F4). Bước 3: Đấu cáp sợi quang vào thiết bị đo (khéo léo và cẩn thận cắm theo chiều thẳng đứngtránh là nứt vỡ optical adapter quang) - Kiểm tra loại đầu nối quang. Cần đảm bảo rằng loại đầu nối quang của cáp cần đo cùng chủng loại với Adapter của máy ( hiện đang dùng là FC/PC ) - Lau đầu connector của cáp cần đo - Mở lắp đậy connector adapter của AQ7275 - Lắp connector của cáp vào, chú ý lắp đúng rãnh của adapter - Xoay connector theo chiều kim đồng hồ Bước 4: Cài đặt thông số đo cho tuyến cáp Nhấn phím Setup trên máy lúc này trên màn hình hiển thị các ô tương ứng với các phím từ F1 … F5 tương ứng với các ô trên màn hình Wavelength: Cài đặt bước sóng Distance range: Cài đặt dải khoảng cách đo Pulse width: Cài đặt độ rộng xung Attenuation: Cài đặt suy hao Sample interval: Avg method: Hi-Speed. Avg Unit: chọn theo đo thời gian hoặc theo hàm số mũ. Avg Duration: là đơn vị theo thời gian hoặc theo hàm mũ tương ứng với Avg Unit Event Search: Auto (tự động), Normal(chọn lỗi sự kiện bằng tay) Auto Save : Tự động lưu bài đo hoặc lưu sau khi đo. Fiber-in-Use Alarm: Cảnh báo cáp Filter: Cài đặt bộ lọc Plug Check: tự kiểm tra chất lượng đầu nối connector vào máy b. Analisys Setup IOR: Chỉ số chiết suất của sợi quang. Back scatter level: Cài đặt mức công suất tán xạ ngược Approx. Method(Event): Cài đặt phương pháp đo (LSA) Splice loss : Cài đặt mức suy hao mối hàn Return loss: Cài đặt mức suy hao phản hồi End of Fiber: Cài đặt ngưỡi cuối cáp Bước 5: Tiến hành đo Có thể lựa chọn hai chế độ đo Chế độ do thời gian thực REAL TIME. Chỉ cần bấm phím Real Time trên máy là thiết bị đã tiến hành đo cáp trong thời gian thực. Khi đó trên màn hình hiển thị biểu tượng nguồn phát quang đang ở chế độ ON. Muốn tắt chế độ đo Real Time ta lại bấm phím Real Time lần nữa. Chế độ đo lấy trung bình: Chế độ đo lấy trung bình lấy kết quả từ mỗi một lầm phát xung, tính toán kết quả thu được cho tất cả các lần phát xung và sau đó lấy trung bình và đưa ra kết quả hiển thị: Chỉ cần bấm AVE là máy bắt đầu thực hiện đo trung bình và hiển thị kết quả trên màn hình. Trong trường hợp kết quả trên màn hình có nhiều nhiễu thì dùng chức năng lọc Filter để lọc nhiễu. Bước 6: Kiểm tra dữ liệu đo Sau khi tiến hành đo thì máy sẽ thực hiện đo và hiển thị kết quả trên màn hình. Kết quả bao gồm: FAULT EVENT: hiển thị số sự kiện có giá trị suy hao mối hàn hoặc suy hao phản hồi lớn hơn giá trị ngưỡng EVENT No.: hiển thị số sự hiện theo thứ tự từ đầu cáp. DISTANCE (km): hiển thị khoảng cách từ điểm đầu tới vị trí sự kiện SPLICE LOSS(dB): hiển thị suy hao của sự kiện. Nó sẽ chuyển sang mầu đỏ nếu suy hao vượt ngưỡng đặt CUMULATI LOSS: hiển thị suy hao tích luỹ từ sự kiện đầu tiên tới sự kiện đang kiểm tra. DB/km: hiển thị giá trị suy hao trung bình trên 1 km. EVENT TYPE: hiển thị loại lỗi Lỗi suy hao âm: ( khi hai cáp nối với nhau có độ suy hao khác nhau, cáp trước có độ suy hao ít hơn cáp sau ) Lỗi suy hao dương: ( khi hai cáp giống nhau nối với nhau, hoặc khi cáp trước có độ suy hao nhiều hơn cáp sau ). Suy hao phản xạ: khi tại connector hoặc cáp bị gẫy, đầu cuối cáp Bước 7: Lưu kết quả đo Sau khi tiến hành đo ta có thể lưu kết quả lại như sau: - Bấn FILE - Bấm F1 để chuyển sang chế độ lưu file - Dùng phím quay để chọn chế độ lưu SAVE - Ấn ENTER để xác nhận lệnh Bước 8: Tắt nguồn I.VÔ TUYẾN : 1.Giới thiệu thiết bị Viba RMD 1504: - Thiết bị sử dụng cho tuyến Viba số của VNPT Nam Định là RMD1504 (Radio Microware Digital 1504) . Nó là một thiết bị rất gọn, nhẹ dễ dàng bảo quản và cất giữ sử dụng rộng rãi cho các trạm Viba điểm nối điểm, cấu hình của nó có thể là không dự phòng hoặc có dự phòng, không phân tập hoặc có phân tập. Một cấu hình không dự phòng RMD 1504 có các bộ phận sau đây: - Máy phát MRD 1504 2M71421 - Module khuếch đại công suất 1B71424 - Module kích thích 2B71426 Board mạch in tập hợp các băng gốc phát 2B71430 - Máy thu RMD1504 2B71431 Bộ chuyển đổi (Module chuyển đổi 1B71434) - Module trung tần 2B71437 - Board mạch in tập hợp các băng gốc thu 2B71440 - Board mạch in tập hợp hiển thị 1B71444 - Bộ trộn 1B71445 - Các phụ kiện *.Thiết bị RMD 1504 có một số đặc điểm sau: - Độ lợi hệ thống cao:Công suất ra máy phát, ngưỡng máy phát và tổn thất bộ trộn đã được tối ưu hóa để có độ lợi hệ thống cao nhất, cho phép độ tin cậy vận hành cao, cho các đường truyền khá dài và đường truyền bị ngăn trở. *. Công suất tiêu thụ thấp :Công suất thụ của thiết bị thấp và mức RF của ngõ ra có thể điều chỉnh được cho ta sự tiêu thụ năng lượng thấp nhất có thể sử dụng cho các trạm dùng năng lượng mặt trời.Ngưỡng hoạt động của nguồn cung cấp lớn.Mỗi máy thu RMD sẽ hoạt động với nguồn cung cấp từ 20v đến 60v một chiều và không phải thay đổi các modul. *·Kế hoạch điều chế hiệu qủa :Sử dụng phương pháp điều chế OQPSK vì nó rất hiệu qủa có phổ phát hẹp, có thể giảm thiểu giao thoa cho các dịch vụ kế cận, Mức ngưỡng nhỏ và độ nhiễu trừ tạp âm đồng kênh cao. *·Đa dịch vụ và các kênh :Mỗi máy phát RMD được trang bị với các dịch vụ đã được điều chế 600 ohm một cách độc lập cùng các kênh giám sát. *·Kết cấu dạng modul:Tất cả các module có diện tích cho phép mà không phải đóng lại khung.Tần số RF được đặt lại một cách đơn giản bằng các công tắc nối tiếp có thể điều chỉnh được bằng vít vặn. *·Kiểm soát lỗi tổng hợp:Trạng thái vận hành được kiểm tra bằng cách điểm thử và các panel hiển thị ở mặt trước cho phép tách biệt và sửa lỗi nhanh. Các công tắc chuyển tiếp do đo lường từ xa *·Cấu hình lắp đặt trạm: -Trạm không dự phòng - Trạm dự hòng :Độ tin cậy RMD cho phép nó sử dụng như là một máy phát và máy thu duy nhất ở một vị trí mà không cần thiết bị dự phòng. Trong trường hợp có hư hỏng các cấu trúc dạng module với các bộ phận theo dõi bên trong cho ta một thời gian trung bình để sửa chữa rất nhanh , Để có độ tin cậy của hệ thống cao nhất mỗi trạm RMD có thể được dùng hệ thống dự phòng để cho dự phòng nóng.Một trạm dự phòng nóng có máy phát và máy thu chính là dự phòng. Tất cả chúng đều hoạt động được và được theo dõi, khi máy chính bị hư máy dự phòng được chuyển mạch để thế chỗ máy chính máy phát được tách ra bởi bộ ngăn cách ngõ ra của nó và máy ra được nối bởi một bộ tách 3dB Các máy phát và máy thu tiếp tục được theo dõi và được điều khiển bởi một bộ phận chuyển mạch bảo vệ PSD. Trong trạm dự phòng ấm(Warm standby), các bộ khuyếch đại RF trong máy phát dự phòng được tắt đi để tiết kiệm nguồn điện điều này rất hữu ích cho các ứng dụng được sử dụng năng lượng mặt trời nơi mà cần giảm tối thiểu sự tiêu tán. cấu trúc của một trạm không dự phòng ,Trạm dự phòng như sau: *.Vận hành và phân tập :-RMD có thể hoạt động với tất cả các hệ thống phân tập không gian hoặc tần số. Sự phân tập thường được sử dụng để tránh sự dao động khi lan truyền và có thể sử dụng với các thiết bị có dự phòng để cải tiến cả về độ tin cậy thiết bị lẫn đường truyền.Với phân tập không gian hình 3-3 một máy thu được nối đến anten thứ 2 tỷ lệ lỗi bit giả được tiếp tục theo dõi ở cả hai máy thu và khi nó bị hỏng xuống dưới giá trị hiện hành của máy thứ nhất, máy thu thứ hai được chọn mà không tạo ra lỗi.Phân tập hình hoạt động như phân tập không gian ngoại trừ 2 trạm hoạt động ở các tần số khác nhau. Mỗi cái có thể được nối với một anten riêng hoặc sử dụng chung một anten *.Kết nối băng gốc: -Sự kết nối băng gốc được thực hiện bởi các cáp đồng trục đi qua mặt đĩa tay trái của hộp và được kết nối bởi các bộ kết nố cáp đồng trục Siemens 1,6/5,6.Hai cổng cáp 75 ohm được cấp để nố các hoạt động 2x2 Mbit/s *.Kết nối ngoài :-Việc kết nối bên ngopài được thực hiện qua bộ nối loại P có 25 đường cho các mạch hoạt động dự phòng và bộ nối 37 đường cho bộ dự phòng. III.MẠNG VIỄN THÔNG: 1.Sơ đồ kết nối băng rộng tại VNPT Nam Định: (hình dưới) -Mạng băng rộng của VNPT Nam Định gồm có mạng xDSL và mạng MAN-E được đấu nối với nhau vào 1 RING lớn tại 3 địa điểm : TT.LÂM – HÀ HUY TẬP – YÊN ĐỊNH. Tốc độ kết nối 10GE. -19 Acess Ces đấu vào 7 Ring nhỏ hơn với tốc độ kết nối 10GE - Thiết bị I-DSLAM , MSAN 2.Modem khách hàng tại VNPT Nam Định: -Modem ADSL kết nối với đường dây điện thoại và đường dây này nối tới thiết bị trong tổng đài nội hạt. Modem ADSL sử dụng kết hợp với một loạt các kỹ thuật xử lý tín hiệu số DSP nhằm đạt đựoc tốc độ băng thông cần thiết trên đường dây điện thoại thông thường với khoảng cách tối đa là 5 km giữa thuê bao và tổng đài nội hạt. Frequency [kHz] Signal Power 4 25 138 1 104 Downstream Data Upstream Data 256 channels Channel Spacing 4.3125 kHz -Modem ADSL hoạt động bằng cách vận hành cùng lúc nhiều Modem trong đó mỗi Modem sử dụng phần băng thông riêng . Mỗi đường kẻ sọc trên hình vẽ trên thể hiện một Modem và chúng hoạt động ở các tần số hoàn toàn khác nhau . Trên thực tế có thể có tới 255 Modem hoạt động trên một đường ADSL. Điểm đặc biệt ở chỗ ADSL sử dụng dải tần số từ 26kHZ tới 1.1MHZ và tất cả 255 Modem này đều được vận hành trên một con chíp đơn. -Lượng dữ liệu mà mỗi Modem có thể truyền tải phụ thuộc vào các đặc điểm của đường dây tại tần số mà Modem đó chiếm . Một số có thể không làm việc một chút nào vì nguồn can nhiễu từ nguồn tín hiệu bên ngoài, chẳng hạn bị xuyên nhiễu bởi đôi cáp ADSL khác. Các Modem ở tần số cao hơn thông thường lại truyền tải được ít dữ liệu hơn, bởi ở tần số càng cao thì sự suy hao càng lớn , đặc biệt là trên một khoảng cách dài. - Modem ADSL: Hỗ trợ các loại cổng: 1 cổng 10/100 Base Ethernet (RJ15); 2 cổng RJ11 (thoại và thoại+ADSL) cho kết nối, 1 cổng USB ; 4 cổng Ethernet - Hợp chuẩn RFC2516: PPP qua Ethernet. Hợp chuẩn RFC1577: IP qua ATM. Hỗ trợ Plug and Play. – VCI = 0 ; VPI = 32) ,-Hiện tại VNPT Nam Định cung cấp các chủng loại modem sau : D-link , TP-link , Global , C-net , Plannet , Alcatel , Conexant ,Huawei , Zoom X4 , Zoom X5… PHẦN A: THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ (HVCNBCVT) I.THIẾT KẾ MẠNG BẰNG PACKET TRACER: - Phần mềm mô phỏng Packet Tracer được Cisco phát triển để hỗ trợ người học thực hành trong các kháo học CCNX. Nó có thể mô phỏng giao diện dòng lệnh (Comand Line Interface) các router của Cisco.Trong thời gian thực tập chuyên sâu tại phòng thực hành của Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông , tôi đã được làm quen với phần mềm Packet Tracer và đã làm 5 bài bài thực hành sau: +Bài 1: Gán địa chỉ IP cho các phần tử trong mạng và kích hoạt các giao diện . +Bài 2: Gán địa chỉ IP cho các phần tử trong mạng và kích hoạt các giao diện. Thực hiện định tuyến tĩnh +Bài 3: Gán địa chỉ IP cho các phần tử trong mạng và kích hoạt các giao diện. Thực hiện định tuyến RIPv1. +Bài 4: Gán địa chỉ IP cho các phần tử trong mạng và kích hoạt các giao diện. Thực hiện định tuyến RIPv2. +Bài 5: Gán địa chỉ IP cho các phần tử trong mạng và kích hoạt các giao diện. Thực hiện định tuyến OSPF..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại Viễn thông Nam Định.doc
Luận văn liên quan