Đề tài Thiết kế môn học kinh tế ngoại thương

PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập,Kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc Dân,phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển,có nền kinh tế mở cửa.Đối với Việt Nam hoạt động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm,là động lực phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập mới.Bởi hoạt động này làm rút ngắn khoảng cách hội nhập của Việt Nam với những nội dung phát triển toàn diện của nó. Lịch sử đã chứng minh nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã phát triển nền kinh tế thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa ,khoan dung hơn là đóng cửa cô lập và đố kị-nghi ngờ.Điển hình ở Đông Bắc Á-Nhật Bản,Hàn Quốc,Trung Quốc,một số nước Đông Nam Á như Singarpo,Thái Lan thông qua hoạt động hướng ngoại của mình đã phát triển nhanh chóng trở thành” con rồng kinh tế “ Từ kinh nghiệm của các nước đi trước ,Việt Nam đã nắm bắt cơ hội đễ gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo nên một bước ngoạt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Đây là cơ hội lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương,đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ.Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,góp phần tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế,là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu nghành vv. Xuất phát từ những lý do trên chúng em xin trình bày phân tích đề tài: “ Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO “ đễ thấy rõ những cơ hội thách thức đối với hoạt dộng ngoại thương Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói riêng,từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WTO 1.1) WTO LÀ GÌ ?  Lịch sử hình thành và phát triển WTO là chữ viết tắt của tổ chức thương mại thế giới (World trade organization)-tổ chức duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.Đây là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu,chiếm hơn 90% thương mại thế giới.Trọng tâm của WTO là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán ký kết WTO được thành lập ngày1/1/1995 kết thúc và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân,GATT-Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, GATT ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi mà cơ chế hình thành hàng loạt cơ chế đa biên, điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế, đang diễn ra sôi nổi, điển hình được biết đến như Ngân hàng thế giới (WORLD BANK) và Qũy tiền tệ quốc tế IMF ngày nay. Ngay từ khi thành lập (năm 1995), WTO đã có 130 thành viên (nước và vùng lãnh thổ). Những nước nhỏ như Cu-ba, Mi-an-ma và các nước đang phát triển như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a cũng đón cơ hội và tham gia ngay từ đầu. Từ đó đến nay, WTO đã kết nạp thêm 23 thành viên mới, đưa tổng số thành viên lên 153, trong đó 2/3 là các nước đang và chậm phát triển.  Tổng giám đốc và ban thư ký WTO Khác với GATT 1974, WTO có một ban thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Đứng đầu ban thư ký WTO là Tổng giám đốc WTO(Ngày 13/5/2005 ông PASCAL LAMY được bầu làm tổng giám đốc thay cho ông SUPACHAI PANITCHPAKDI NGƯỜI Thái Lan kể từ ngày 1/9/2005). Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc của WTO còn có một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc Tổng thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO có ông Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô). Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trưởng quyết định. Biên chế Ban thư ký WTO do Tổng giám đốc quyết định. Tổng giám đốc và thành viên Ban thư ký WTO có quy chế tương tự như của viên chức các tổ chức quốc tế, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các quyết định và tôn chỉ của WTO. Họ được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ tương tự như viên chức của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Cũng như những người tiền nhiệm trước kia trong GATT, Tổng giám đốc WTO có vai trò hết sức quan trọng, dẫn dắt các vòng đàm phán thương mại đa biên và giải quyết tranh chấp . Vị trí đặc biệt của Tổng giám đốc WTO thể hiện một trong những nét đặc trưng trong ngoại giao đa phương ngày nay khi trên thực tế các quan chức lãnh đạo cao cấp của các tổ chức quốc tế ngày càng đóng vai trò "điều hành" (managing) nhiều hơn là "chấp hành" (executive).  Tư cách thành viên Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà có cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Kông, Macao. Có hai loại thành viên theo quy định của hiệp định về WTO : thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 ( tất cả các bên ký kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO). Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu thuận. Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nước. Điều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút. Thượng viện Mỹ khi bỏ phiếu cho phép Tổng thống phê chuẩn Hiệp định WTO đã thông qua quyết định về việc nước này sẽ rút khỏi WTO nếu một Uỷ ban đặc biệt bao gồm năm cựu thẩm phán liên bang của Mỹ kết luận rằng Mỹ đã bị cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xử cho thua một cách "phi lý" hoặc các quyền lợi cơ bản (substantial) của Mỹ đã bị "vi phạm" trong ba quyết định liên tiếp của cơ quan này. Việc EU rút khỏi WTO phức tạp hơn vì Uỷ ban châu Âu ( Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu) không có thẩm quyền thay mặt cho tất cả các nước thành viên EU để ra một quyết định như vậy. Đây là một vấn đề còn đang tranh cãi giữa các chuyên gia pháp lý của EU. Một số cho rằng EU chỉ có thể rút khỏi WTO khi tất cả các nước thành viên EU đều rút khỏi tổ chức này. Một số khác cho rằng chỉ cần một hoặc một số thành viên chủ chốt của EU như Đức, Pháp, Anh .rút khỏi WTO cũng đủ để cho EU không còn tư cách đại diện cho 15 nước thành viên tại tổ chức này. Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ sở tương ứng với phần của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu là 0,03% ngân sách của WTO  Cơ cấu tổ chức của WTO WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp : 1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS; 3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO. 1. Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại ã Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO họp ít nhất 2 năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên. Điều IV. 1 Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện những chức năng đó. Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO. ã Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng (General-Council) đảm nhiệm. Đại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thuỵ sỹ. Thành viên của Đại hội đồng WTO là đại diện ở cấp đại sứ của chính phủ tất cả các thành viên. Đa số các nước đang phát triển thường cử luôn Đại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm Đại sứ tại WTO; các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại hàng đầu như Mỹ, EU đều cử Đại sứ riêng về WTO tại Geneva. Các Uỷ ban báo cáo lên Đại hội đồng WTO. Đại hội đồng có quyền thành lập các Uỷ ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng là : Uỷ ban về thương mại và phát triển; Uỷ ban về các hạn chế cán cân thanh toán; Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị; Uỷ ban về các hiệp định thương mại khu vực. Ba Uỷ ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO, Uỷ ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của Đại hội đồng WTO. -Ngoài ra còn có hai Uỷ ban là "Uỷ ban về hàng không dân dụng" và "Uỷ ban về mua sắm chính phủ" được thành lập theo quyết định của Vòng Tôkyô và có số thành viên hạn chế (chỉ những nước ký kết các "bộ luật" có liên quan của Vòng Tôkyô mới được tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của WTO. Nhưng những Uỷ ban này không phải báo cáo (report) mà chỉ có nghĩa vụ thông báo (notify) thường xuyên về hoạt động của họ lên Đại hội đồng WTO. ã Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại: Điều IV. Hai hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp. Đại hộiđồng WTO còn thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các hiệp định thương mại đa phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm chính sách thương mại. Chính vì vậy mà Đại hội đồng WTO cũng đồng thời là "cơ quan giải quyết tranh chấp" (DSB-Dispute Settlement Body) khi thực hiện các chức năng giải quyết tranh chấp và là "cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại” khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.  Mục tiêu hoạt động và chức năng WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: ã Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; ã Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; ã Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. WTO thực hiện 5 chức năng sau: ã Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ ã Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. ã Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thức Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên. ã Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên. ã Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.  Cơ chế ra quyết định của WTO Về phương diện ra quyết định, WTO là một tổ chức kinh tế quốc tế liên chính phủ khác với một số tổ chức khác. Về nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do chính phủ tất cả các nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp Bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp Đại sứ tại Đại hội đồng WTO. Tất cả các quyết định này thông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Khác với IMF hoặc WB, Ban thư ký hoặc Tổng giám đốc WTO không được các nước thành viên chuyển giao thực hiện những quyền lực quan trọng và quan điểm của WTO không ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thương mại của các nước thành viên (đây là sự khác nhau cơ bản giữa WTO và IMF hoặc WB). Những nghĩa vụ trong WTO là kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương trên cơ sở nhân nhượng và thoả hiệp giữa tất cả các nước. Việc không thực hiện một nghĩa vụ trong WTO, trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể dẫn đến việc nước bị thiệt hại có quyền yêu cầu của WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa nhưng phải tương ứng với mức độ thiệt hại mà nước này đã phải chịu. Nếu so sánh với các biện pháp chế tài của IMF hoặc WB thì có thể nói là "kỷ luật tập thể" ở WTO nói chung vẫn còn "mềm" và "nhẹ" hơn. Theo điều XVI, khoản một của Hiệp định về WTO, cơ chế ra quyết định của WTO sẽ tiếp tục cách làm hơn 40 năm qua của GATT 1947, có nghĩa là WTO sẽ tiếp tục áp dụng nguyên tắc đồng thuận (consensus) trong việc ra quyết định, mặc dù Hiệp định về WTO có một số điều khoản về việc bỏ phiếu. Để tránh trường hợp việc thông qua quyết định có thể bị phong toả hoặc trì hoãn, Hiệp định về WTO quy định một số trường hợp bỏ phiếu như sau: ã Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như "tối huệ quốc" , nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" (phải được sự nhất trí của tất cả các nước thành viên). ã Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của Hiệp định WTO và các hiệp định đa biên và cho phép một số nước miễn thực hiện một nghĩa vụ nào đó cần được ba phần tư số phiếu thuận.  Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương nhiều bên WTO là một tập hợp rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một quy định nhất định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất định. Cụ thể, hệ thống các quy định trong WTO được chia làm 3 nhóm bao gồm: 1 Nhóm Hiệp định đa biên. 2 Nhóm các Biểu cam kết riêng. 3 Nhóm các Hiệp định nhiều biên.  Danh mục các hiệp định chung của WTO Thương mại hàng hóa Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994). Các hiệp định kèm theo: Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (thực hiện điều GATT 1994). Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PIS). Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT). Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS). Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định về Quy tắc xuất xứ. Thương mại dịch vụ Hiệp định định về thương mại dịch vụ (GATT) Quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).  Các vòng đàm phán trước khi gia nhập WTO WTO là tổ chức thương mại thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các thành viên với nhau theo các nguyên tắc thương mại.Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các hàng rào thương mại để tiến tới tự do thương mại NĂM NƠI ĐÀM PHÁN CHỦ ĐỀ ĐÀM PHÁN NƯỚC THAM GIA 1947 Geneva Thuế quan 23 1949 Annecy Thuế quan 13 1951 Torquay Thuế quan 38 1956 -1961 Geneva Vòng Dilon Thuế quan 26 1964 -1967 Gevena Vòng Kennedy Thuế quan và các biện pháp chống phá giá 62 1973 -1979 Gevena Vòng Tokyo Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các thõa thuận chung 102 1986 -1994 Geneva Vòng Urguay Thuế quan các biện pháp phí thuế quan, các nguyên tắc chung, dịch vụ, sở hửu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp dệt may, nông nghiệp, thành lập WTO 123 1.2) Các thành viên WTO  WTO Founded members –Thành viên sáng lập Ngay từ khi thành lập tổ chức thương mại thế giới đã có 130 thành viên ( vùng ,lãnh thổ) ,những nước này được thành lập ngay sau khi ký kết những điều khoản chung về thương mại,thuế quan ngày (1/1/1995) Argentina 01/01/95 Ghana 01/01/95 Australia 01/01/ Guyana 01/01/95 Austria 01/01/95 Greece 01/01/95 Bahrain, Kingdom of 01/01/95 Hong Kong, China 01/01/95 Bangladesh 01/01/95 India 01/01/95 Barbados 01/01/95 Iceland 01/01/95 Brazil 01/01/95 Hungary 01/01/95 Brunei Darussalam 01/01/95 Italy 01/01/95 Canada 01/01/95 Kuwait 01/01/95 Côte d\'Ivoire 01/01/95 Republic of 01/01/95 Czech 01/01/95 Japan 01/01/95 Denmark 01/01/95 Singapore 01/01/95 Dominica 01/01/95 Spain 01/01/95 European Communities 01/01/95 South Africa 01/01/95 Finland 01/01/95 France 01/01/95 Gabon Zambia 01/01/95  WTO subsequent members –Thành viên tiếp theo VietNam 11/01/2007 Georgia 06/14/00 Albania 09/08/00 Ecuador 01/21/96 China 12/11/01 Haiti 01/30/96 Moldova 07/26/01 Saint Kitts and Nevis 02/21/96 Lithuania 05/31/01 Benin 02/22/96 Croatia 11/30/00 Grenada 02/22/96 Oman 11/09/00 United Arab Emirates 04/10/96 Albania 09/08/00 Rwanda 05/22/96 Former Yugoslav Republic of Macedonia (FYROM) 04/04/03 Papua New Guinea 06/09/96 Ukraine 05/16/08 Solomon Islands 07/26/96 Tonga 07/27/07 Chad 10/19/96 Saudi Arabia 12/11/05 The Gambia 10/23/96 Cambodia 10/13/04 Angola 11/23/96 Nepal 04/23/04 Democratic Republic of the Congo 01/01/97 Mongolia 01/29/97 Congo 03/27/97 1.3) Việt Nam là thành viên của WTO 1.3.1) Tiến trình trở thành ,thành viên của WTO Hiện nay, WTO có 153 thành viên và 23 thành viên đang đàm phán . WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Liên hợp quốc có 192 thành viên. WTO là 176 thành viên. Số thành viên của WTO hầu như đã là thành viên của Liên hợp quốc. Ðây là sân chơi mà cả thế giới chơi. Nếu chúng ta đứng ngoài thì chúng ta sẽ không tham gia được vào sân chơi điều tiết toàn bộ ngành thương mại thế giới, chiếm 85% thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu,Việt Nam cũng như bất cứ nước nào khác muốn gia nhập WTO phải trải qua trình tự nhất định.Những thủ tục để Việt Nam gia nhập WTO ã Nộp đơn xin gia nhập Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO. Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngày 1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. ã Đàm phán gia nhập Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành các cuộc đàm phán. Nói cách khác, để gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết đưa ra những nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO .) mà WTO đem lại. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải thực hiện các cuộc đàm phán xin gia nhập. Giai đoạn đàm phán bao gồm các bước sau:  Minh bạch hóa chính sách Minh bạch hoá chính sách là việc chính phủ nước Việt Nam phải thông báo, mô tả (phác hoạ) bức tranh chung về các cơ chế, chính sách thương mại, kinh tế của nước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO. Việc minh bạch hoá chính sách được thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thương của Việt Nam (8-1996) tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO để Nhóm công tác xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia . Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ vv  Đàm phán mở cửa thị trường Ðàm phán đa phương: về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương. Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam. Ðồng thời, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại. Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản chào là danh mục những cam kết về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ .đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết, các nghĩa vụ trong Bản chào này sẽ được sửa đổi. Cuối cùng, các cam kết, nghĩa vụ đưa ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán. Ðến nay, sau các phiên họp với Nhóm công tác từ 1998 đến 2001, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn minh bạch hoá chính sách. Bản chào đầu tiên đã được Việt Nam gửi tới Ban thư ký của WTO vào tháng 12-2001. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư.  Kết nạp Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chính phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hoặc quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO. 1.3.2) Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam  Cam kết về thuế nhập khẩu ã Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 d.ng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức b.nh quân giảm đi 23% so với mức thuế b.nh quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. ã Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 d.ng thuế (chiếm 35,5% số d.ng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 d.ng (chiếm 34,5% số d.ng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 d.ng thuế (chiếm 30% số d.ng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. ã Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. ã Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. ã Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết b.nh quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN b.nh quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% th. mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.  Đối với thuế xuất khẩu ã WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế Xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên (chủ yếu là các nước đã phát triển như: Mỹ, Úc, Canađa và EU) yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập với lý do đây là một hình thức nhằm hạn chế thương mại, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, làm đẩy giá trên thị trường thế giới và trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước sử dụng các mặt hàng này.  Cam kết chung cho các ngành dịch vụ ã Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. ã Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.  Dịch vụ ngân hàng ã Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng  Dịch vụ viễn thông ã Ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép. ã Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng  Dịch vụ phân phối ã Về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA vào 1/1/2009. Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón . ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm.  Dịch vụ ngân hàng ã Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.  Các cam kết khác ã Với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải ., mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản. 1.3.3) Việt Nam là thành viên chính thức của WTO ( 11/1/2007 ) Ngày 7/11/2006 Đại hội đồng Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) đã họp phiên họp đặc biệt để thông qua các văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Chủ trì phiên họp là Đại sứ Na Uy Eirik Glenne, Chủ tịch Đại hội đồng và cũng là Chủ tịch của Uỷ ban công tác về sự gia nhập của Việt Nam, bộ phận đã tiến hành 14 phiên đàm phán giữa Việt Nam và các đối tác trong những năm qua. Việt Nam đã được các nước bạn biểu dương với những cố gắng và thiện chí của Việt Nam đã cho phép vượt qua những trở ngại của một quá trình thương thuyết kéo dài hơn 11 năm. Theo thủ tục của WTO, Việt Nam sẽ chính thức là thành viên của tổ chức 30 ngày sau khi các văn kiện đuợc Quốc hội phê chuẩn ngày 27-28 tháng 11. Như thế, cùng với những ngày đầu của năm 2007, Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội và nhiều thách thức, trên mọi phương diện. Gia nhập WTO đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự hội nhập vào thế giới, và trong mối quan hệ mới này, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu. 1.4 ) Thực trạng của Việt Nam trước khi gia nhập WTO  Tổng quan nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986-Đổi mới:” Luồng gió mát cho nền kinh tế Việt Nam” Thời kỳ 1986-1990,Việt Nam tập trung triển khai 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm,hàng tiêu dùng ,hàng xuất khẩu.Đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động,nền kinh tế dần được thị trường hóa.Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô,đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn,lạm phát được kiềm chế dần dần.Tháng 6-1991 đánh dấu mốc quan trọng của nước ta khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát,đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng.Sau đó,kinh tế tăng trưởng chậm lại throng 2 năm 1998-1999.Tuy bắt đầu tăng dốc từ năm 2000,nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát Xuất khẩu trong giai đoạn 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm.Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47.6% trong năm 1986 xuống như cân bằng 1989 và thậm chí đã có xuất siêu năm 1990 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1992 đến 1996 đặt 9% năm,nhưng từ 1997 thì giảm dần.Sau khủng hoảng kinh tế chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: sự ổn định kinh tế vĩ mô là sự tăng trưởng áp dụng nguyên tắc “ chậm mà chắc” Nhờ chính sách đổi mới Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới,bên cạnh gạo các mặt hàng xuất khảu chính gồm: hồ tiêu,cao su,hạt điều đều được xếp vào thứ hạng cao trên thế giới Song song với những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp,Việt Nam đã tìm cách tăng sản lượng công nghiệp.Sản phẩm công nghiệp không những tăng gấp bội về số loại mà còn cả về chất lượng.Công nghiệp chiếm đến 32,5% GDP năm 1999.Tính đến đầu năm 2005,cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động với tổng số 3,2 triệu lao động,tổng số vốn gần 677,2 nghìn tỉ đồng ,tài sản cố định 400 ngìn tỷ đồng Năm 1986 1988 1989 1990 1991 Nhập siêu -47,6% -30% -0,8% 2,5% -3.2 Về thương mại việc mua bán ở trong nước được tự do hoa, nhiều sản phẩm cung đa vượt cầu .Hiện Việt Nam có quan hệ với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu tăng 20% năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tương đương tren 60% GDP cả nước Kể từ 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nên thế va lực mới, và mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho đất nước . Liên tục trong vòng 20 năm, tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP tăng binh quân 7% / năm, riêng năm 2005 va 2006 tăng trưởng trên 8%/năm. Dự báo kinhtế Việt Nam tăng trưởng 8,5% trong năm 2007. Đất nước đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Cung với Trung Quốc, Nam Phi, va Ve-ne-zu-e-la, đầu tháng 5/2007, tổ chức ASEAN đã chinh thức ra tuyên bố công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo số liệu của IMF, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên hơn 60 tỷ USD năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoai vượt trên 10 tỷ USD.riêng năm 2006 đa thu hút được 10,2 tỷ USD. Những thành tựu kinh tế chung của đất nước đã góp phần cải thiện đời sống các tầng lớp nhân dân. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi trội, Việt Nam đa hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo trước thờihạn 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2006 Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Việt Nam đang phấn đấu thực hiện mục tiêu để sớm ra khỏi nước kém phát triển năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 CHUƠNG II: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Tổng quan : Tình hình ngoại thương Việt Nam sau khi hội nhập Gia nhập WTO là một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có sự tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam.Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương,đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ.Tuy mới là những năm đầu tiên,nhưng đã có cơ sở để chứng minh rằng việc gai nhập WTO là một chủ trương đúng đắn.Các doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt thời cơ ,mở rộng thị trường xuất khẩu,được hưởng mức thuế thấp ,được đối xử bình đẳng và có nhiều lựa chọn khi nhập khẩu; vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn,phát huy các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên,nhân công ,tài nguyên,vị trí địa lý,nâng cao năng lực kinh tế,đặc biệt là đối với hàng xuất khẩu,từ đó tác động tích cực đến xuất khẩu,vị thế,hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế. 2.1) NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ( 2007-2008) A) Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2007 -- Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD và bình quân 1 tháng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, thì tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD, cao hơn mức bình quân tháng trong 11 tháng trước đó, cao nhất từ đầu năm đến nay. Kết quả trong tháng 12 đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 lên 48,38 tỷ USD. -- Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%. Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước. Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. B) QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU 2008 Trong tháng 12/2008, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,67 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước,kim nghạch xuất khẩu 79,91 tỷ USD tăng 27,5% so với năm 2007. Tính đến hết tháng 12, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ. Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này xuất khẩu 2,17 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 24,26 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao (38,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 2) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu - Dầu thô: trong tháng 12 xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn, tăng 35,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2008 lên 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,5 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007. Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007; - Hàng dệt may: trong tháng cả nước xuất khẩu là 848 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD, . - Giày dép: trong tháng xuất khẩu 519 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng 11, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm. Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007 - Gạo: trong tháng xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007, - Hải sản: trong tháng xuất khẩu 325 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên 4,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 6,1% kế hoạch năm. Hết tháng 12/2008, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản: 830 triệu USD, Hoa Kỳ: 739 triệu USD, Hàn Quốc: 302 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 1,5 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng kim ngạch hải sản xuất khẩu của cả nước - Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 173,7 nghìn tấn, tăng 133,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 lên 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007. Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn, - Cao su: trong tháng xuất khẩu hơn 72 nghìn tấn, tăng 20% so với tháng 11, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 lên 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007. Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29 nghìn tấn, Đức: 24 nghìn tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia gần: 21 nghìn tấn, - Gỗ và sản phẩm gỗ: trong tháng xuất khẩu 274 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2008 lên 2,83 tỷ USD, tăng 17,7 % nhưng chỉ hoàn thành 94,3% kế hoạch năm. Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%; . - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu gần 158 triệu USD, giảm 39,1% so với tháng trước, nâng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 lên 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%. Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD, Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản C) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2007 Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (13,1 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý. Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được. Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà. Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU . nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan . D) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2008 Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD.  Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 1,42 tỷ USD, tăng 45% so với tháng 11. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng tăng cao là do nhập khẩu 1 máy bay trị giá 73 triệu USD, và 5 chiếc tàu chở dầu, tàu chở container với trị giá hơn 145 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm. Nhập khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,64 tỷ USD, tăng 39,4% so với năm 2007 và chiếm 33,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%, - Phân bón các loại: trong tháng nhập khẩu 134 nghìn tấn, tăng 62,7% so với tháng 11. Hết tháng 12/2008, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn, - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu gần 1,17 triệu tấn, tăng 44,8% so với tháng 11 và trị giá là 443,7 triệu USD. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007. Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn, - Sắt thép: trong tháng nhập khẩu 703 nghìn tấn, tăng tới 215,4% so với tháng trước nâng tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Tính đến hết tháng 12 năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm 2007. Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 274 nghìn tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 11, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là 684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007. Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%, - Ôtô nguyên chiếc: trong tháng nhập khẩu hơn 2,66 nghìn chiếc, tăng 73,3% so với tháng trước. Hết năm 2008, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 51 nghìn chiếc, tăng 68,3% với trị giá là 1,04 tỷ USD, tăng 79,6% so với năm 2007. Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, Trị giá nhập khẩu linh kiện ôtô các loại trong tháng là 60,3 nghìn USD, giảm 18,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm lên gần 1,4 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 2007. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng nhập khẩu gần 309 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD, - Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: trong tháng nhập 615 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 lên 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn). Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD, Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Vàng các loại: trị giá nhập khẩu năm 2008 là 2,73 tỷ USD, tăng 108% so với năm 2007, tập trung vào 5 tháng đầu năm (chiếm tới 98%). Các thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là: Thụy Sỹ là 1,64 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông: 469 triệu USD, Úc: 341 triệu USD, Anh: 121 triệu USD Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 127 triệu USD, tăng 82,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước. Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%. Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến nước ta, những thành tựu đạt được trong 2 năm vào WTO là to lớn và cơ bản. Những hạn chế và bất cập tuy còn nhiều nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, khó tránh khỏi trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bước đầu hội nhập vào WTO. 2.2) TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG GIA ĐOẠN 2009-2010 Hoạt động thương mại nói chung về xuất khẩu (XK) nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản . bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. A) QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ XUẤT ,NHẬP KHẨU 2009  Về quy mô xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 56,7 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch . Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007. Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất. Nếu loại trừ 2 tỷ USD xuất khẩu vàng của khối doanh nghiệp trong nước thì tỷ trọng khối FDI còn cao hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2010 và các năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào khối này.  Về nhóm hàng xuất khẩu - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng 40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18% . nhưng do giá XK bình quân của các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%, gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2% . khiến KNXK nhóm hàng này giảm khoảng 7%. - Nhóm khoáng sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK. Lượng XK dầu thô giảm 7,9%, giá XK giảm 60% đã làm cho KNXK mặt hàng này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc dù lượng tăng 16,5% nhưng do giá XK giảm nên KNXK giảm khoảng 62 triệu USD so với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 34,1%.  ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,1% tổng KNNK cả nước, giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008. Nhập khẩu hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa nhập khẩu cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhập khẩu đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh đó có tâm lý tranh thủ nhập khẩu để dự trữ khi giá nhập khẩu thấp. Tính chung cả năm 2009 giá trị nhập khẩu của hầu hết các nhóm mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và một số mặt hàng tiêu dùng giảm so với năm 2008, như: nguyên phụ liệu dệt may da giầy giảm 17,8%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 19,1%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 20,8%, thuỷ sản giảm 10,1%, dầu mỡ động thực vật giảm 27,4%, clanhke giảm 23%, phôi thép giảm 37,4% . Tuy nhiên, một số mặt hàng có KNNK tăng cao, chủ yếu trong những tháng cuối năm như ô tô nguyên chiếc, rau quả . và việc nhập khẩu vàng đã làm cho tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng như: phân bón tăng 41,9%; thép các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng 14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 15,8% . đã làm tăng nhập siêu. - Nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị ) đạt 56,76 tỷ USD, giảm 13,2% và chiếm tỷ trọng 82,5% kim ngạch nhập khẩu, giảm 1,4 điểm % so với năm 2008. Lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, nhưng do giá giảm nên kim ngạch giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, cụ thể: lúa mỳ lượng tăng 79,8% nhưng giá giảm 39,8% nên kim ngạch tăng 8,3%; phân bón lượng tăng 41,9% nhưng giá giảm 35,5% nên kim ngạch giảm 8,2%; chất dẻo nguyên liệu lượng tăng 25,8% nhưng giá giảm 23,8% nên kim ngạch giảm 4,1%; cao su các loại lượng tăng 64,7% nhưng giá giảm 51,3% nên kim ngạch giảm 19,9%; . Theo thống kê, lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh kể từ quý II (quý II tăng 38,3% so với quý I; quý III tăng 6,7% so với quý II và quý IV tăng 3% so với quý III). - Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đạt 6 tỷ USD, giảm 36,7% và chiếm tỷ trọng 8,7% kim ngạch nhập khẩu, giảm 3,1 điểm % so với năm 2008 - Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt 6,06 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm tỷ trọng 8,8% kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,6 điểm % so với năm 2008. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng và ô tô tăng. Về thị trường nhập khẩu, Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%. B) TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2010 Tính đến hết hết năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chính - Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt gần 1,19 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2010 lên 11,21 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,8 tỷ USD, tăng 25%. Trong năm qua, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với năm 2009 lần lượt là 6,12 tỷ USD và 22,5%; 1,92 tỷ USD và 16,5%; 1,15 tỷ USD và 21%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt gần 9,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Giày dép các loại: trong tháng trị giá xuất khẩu đạt 563 triệu USD, tăng 13,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên 5,12 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước. - Thuỷ sản: xuất khẩu trong tháng đạt 514 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2010 đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009. Xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong năm 2010 sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,6%; sang Hoa Kỳ đạt 956 triệu USD, tăng 34,4%; sang Nhật Bản đạt 894 triệu USD, tăng 17,5%; sang Hàn Quốc đạt 389 triệu USD, tăng 24,2% so với năm 2009. Tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang 4 thị trường này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. - Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là hơn 714 nghìn tấn, giảm 0,9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 11/2010. Tính đến hết năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009. Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9 triệu tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn tấn, giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn, giảm 44% - Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt gần 500 nghìn tấn với trị giá là 260 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 6,4% về trị giá. Tính đến hết năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 6,89 triệu tấn, tăng 15,6% và kim ngạch đạt 3,25 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2009. Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm qua với 1,48 triệu tấn, giảm 13,6% so với năm trước; tiếp theo là các thị trường: Singapore đạt 539 nghìn tấn, tăng 64,7%; Cuba đạt 472 nghìn tấn, tăng 5%. Mặc dù, xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất Philippin, nhưng tăng mạnh ở một số thị trường mới nổi như thị trường Inđônêxia đạt 687 nghìn tấn (năm 2009 chỉ là 17,8 nghìn tấn); Bănglađét đạt 359 nghìn tấn (năm 2009 là hơn 5 nghìn tấn); - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 101nghìn tấn với trị giá gần 393 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm 2010, lượng cao su xuất khẩu đạt 782 nghìn tấn, tăng 6,9% và kim ngạch đạt 2,39 tỷ USD, tăng 94,7% so với năm 2009. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2010 với 464 nghìn tấn, giảm 9% so với năm 2009 và chiếm 59,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 58,9 nghìn tấn, tăng 95,5%; Hàn Quốc: 34,7 nghìn tấn, tăng 22,4%; Đài Loan: 31,9 nghìn tấn, tăng 27,5%; Đức: 27,8 nghìn tấn, tăng 29,9%; Một số mặt hàng nhập khẩu chính - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,38 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 lên 13,69 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2009. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 4,48 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2009; Nhật Bản: 2,5 tỷ USD, tăng 11,4%; Hàn Quốc: 1,1 tỷ USD, tăng 37,7%; Đức: 906 triệu USD, tăng 11%; Hoa Kỳ: 815 triệu USD, tăng13,8%; Đài Loan: 811triệu USD, tăng 25%, - Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là hơn 1 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng 11/2010. Hết năm 2010, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Hết năm 2010, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2% Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 545 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%; so với năm 2009. - Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá gần 517 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và giảm 13,9% về trị giá. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với năm 2009. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu . Do vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm dần và bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra. 2.3) BỨC TRANH NỀN KINH TẾ NƯỚC NHÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 Thời gian qua, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Giá cả một số mặt hàng trên thị trường trong nước và thế giới có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành và các địa phương, tình hình kinh tế trong nước 2 tháng đầu năm vẫn giữ vững sự ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể.  TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU Điểm sáng đầu tiên trong bức tranh chung của nền kinh tế 2 tháng đầu năm nay cần phải nhắc đến bước tăng trưởng đáng ghi nhận của nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản đạt được những thắng lợi rực rỡ, báo hiệu một năm nhiều thành công để giảm bớt những khó khăn cho nền kinh tế trong nước. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. Chưa năm nào lượng gạo xuất khẩu giao vào đầu năm lại cao như năm nay. Cùng với đó, cà phê cũng đang là mặt hàng xuất khẩu được giá. Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD, đưa khối lượng 2 tháng lên 225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD, tăng nhẹ (2,2%) về lượng và 40,4% về giá trị so với cùng kỳ. Mặt hàng chè tháng 2 xuất khẩu ước đạt 11 ngàn tấn, với giá trị 16 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng năm 2011 lên 22 ngàn tấn và giá trị lên 32 triệu USD, so với cùng kỳ về lượng tăng 27,4%, kim ngạch tăng 34,3%. Đối với hạt điều, Việt Nam vẫn giữ được vị trí là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ước tháng 2 xuất khẩu hạt điều đạt 10 ngàn tấn với kim ngạch 70 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 24 ngàn tấn và giá trị lên 166 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị so với cùng kỳ. Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp cũng đã và đang bứt phá. Giá trị sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2011 đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010. Một số ngành công nghiệp có giá trị sản xuất hai tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 là: Sản xuất giày, dép tăng 52,1%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 48,8%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 28,1% . Cũng trong 2 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng, tính chung hai tháng đầu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 40,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD, tăng 40,1% (Nếu không kể dầu thô thì đạt 6 tỷ USD, tăng 43,3%). Trong hai tháng đầu năm nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch cao hơn cùng kỳ năm 2010 như: Hàng dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 54,2%; dầu thô đạt 981 triệu USD, tăng 23,3%; giày dép đạt 925 triệu USD, tăng 37,8% Cùng với xuất khẩu có nhiều thuận lợi, trong 2 tháng qua, công tác giải ngân vốn ODA, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.  TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 2/2011 là gần 3,4 tỷ USD, tăng 35,4% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu của tháng (tương ứng tăng gần 888 triệu USD về mặt số tuyệt đối). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,42 tỷ USD, tăng 22,8% và chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 2/2011 của cả nước. So với kỳ 1 tháng 2/2011, một số nhóm hàng có mức tăng kim ngạch nhiều nhất trong kỳ 2 tháng 2/2011 là xăng dầu tăng 128 triệu USD; sắt thép tăng 121 triệu USD; máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 83 triệu USD; chất dẻo tăng 60 triệu USD; Tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2011, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 14,07 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI là 5,89 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 41,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước TÊN HÀNG Kim ngạch 2 tháng 2011 Triệu USD So với cùng kỳ năm 2010 Trị giá tăng Triệu USD Tốc độ tăng % Xăng dầu các loại 2,223 360 19,3 Máy móc,thiết bị ,dụng cụ,phụ tùng 1,568 581 58,9 Vải các loại 845 214 33,9 Máy vi tính,linh kiện 840 259 44,6 Chất dẻo,nguyên liệu 826 129 18,5 Sắt thép các loại 645 191 42,1 Đá quý,kim loại và sản phẩm 338 103 44 Kinh tế-xã hội hai tháng đầu năm đạt được một số kết quả tích cực. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá. Xuất khẩu có nhiều thuận lợi. Kinh doanh phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tiếp tục phát triển. Công tác khắc phục hạn hán và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp được các địa phương tập trung triển khai tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, kinh tế-xã hội nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Giá cả một số mặt hàng trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đã ở mức cao. Việc điều chỉnh tỷ giá cùng với việc tăng giá xăng, dầu và giá điện trong nước tác động mạnh đến sự tăng giá của một loạt các sản phẩm khác do chi phí đầu vào tăng, gây khó khăn lớn cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. STT CHỈ TIÊU I Xuất khẩu hàng hóa (XK) 1 1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2/2011 Triệu USD 4,848 2 1.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -36,1 3 1.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 30,6 4 1.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 12,195 5 1.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 38,6 II Nhập khẩu hàng hóa 6 2.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 2/2011 (Triệu USD) 5,960 7 2.2 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -25,2 8 2.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 17 9 2.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 14,074 10 2.5 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 25,9 III Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 3.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 2/2011 (Triệu USD) 10,807 12 3.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -29,6 13 3.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 22,7 14 3.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 26,269 15 3.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 31,5 IV Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) 16 4.1 Cán cân thương mại tháng 2/2011 (Triệu USD) 1,112 17 4.2 Cán cân thương mại tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) 30 18 4.3 Cán cân thương mại 2 tháng/2011 (Triệu USD) 1,878 19 4.4 Cán cân TM 2 tháng/ 2011 so với tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011- Tỷ lệ nhập siêu (%) 15,4 Chương III: Những cơ hội và thử thách của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta hiện nay thì đang là một vấn đề đầy khó khăn và đang được nhiều người quan tâm. Việt Nam gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới WTO đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế nước ta tăng tốc và phát triển với nền kinh tế thế giới. 3.1) Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO  Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế _Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. _Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.  Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO _Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, do đó trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại,trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng dưới các cụng cụ được WTO cho phép như: chống trợ cấp, chống bán phá giá _Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đó thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.  Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài _Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. _Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rừ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, đó cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.  Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu _Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đó đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. =>VD: theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng. 3.2) Thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO  Sức ép cạnh tranh _Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp ở nước ta Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. _Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể sẽ mang lại khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp của nước ta.  Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế _Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. _Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. =>Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn.  Thách thức về nguồn nhân lực Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triển nhanh. Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế, xó hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. _Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. =>Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. _Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đó tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như nâng cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày ; khuyến khích các ngành hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, có tiềm năng phát triển như điện tử, tin học Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế.  Đòi hỏi về an toàn và chất lượng ngày càng gay gắt. _Giới tiêu thụ ngày nay, đặc biệt là thị trường nhập khẩu, được tự do lựa chọn nơi mua hàng và có kiến thức ngày càng cao về chất lượng của nông sản, sẽ đòi hỏi những tiêu chuẩn mới vừa cao về chất lượng và an toàn vệ sinh, vừa nghiêm khắcvề chế độ nuôi trồng và tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên  Phải đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ _Chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ. _Với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề.  Thiếu thông tin về các thị trường _Các doanh nghiệp của chúng ta thường thiếu thông tin về các thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế. Khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp phải dựa vào Hiệp hội nhưng trên thực tế, Hiệp hội lại chưa đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp. Thực tế, số lượng doanh nghiệp cung cấp thông tin cho nông dân còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. _ Đặc biệt, năm 2010, các doanh nghiệp kinh doanh gạo sẽ gặp một số thách thức, bởitheo cam kết WTO, Việt Nam sẽ cho một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, vì vậy sự cạnh tranh là khó tránh khỏi. CHƯƠNG IV: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sau khi gia nhập WTO 4.1) Đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm của kinh tế thị trường khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang, lại càng là nhân vật trung tâm trong mở cửa hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, trong rất nhiều công việc phải làm, các doanh nghiệp cần tập trung làm bốn việc chủ yếu sau đây. Thứ nhất, doanh nghiệp chủ động tỡm hiểu luật chơi của WTO, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận về việc gia nhập WTO khi được phổ biến. Luật chơi cơ bản của WTO là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch, cấp phép xuất - nhập khẩu), xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ và bản quyền. Luật chơi đó tạo thuận lợi cho các nước thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường các nước và tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý củanước ngoài; tham gia vào quá trình thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thứ hai, rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, n.ng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp được quyết định bởi việc giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, phải đổi mới kỹ thuật, thiết bị - công nghệ, tiết giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phớ ngoài sản xuất, chi phớ lưu thông . Thứ ba, coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, nhất là sự biến động của thị trường thế giới, coi thông tin là lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ tư, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố nội lực có tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. Việt Nam có lợi thế về số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần, trong khi tỷ lệ lao động đó qua đào tạo cũng rất thấp cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo còn nhiều bấtcập. Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực cho phù hợp. 4.2) CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ Về nguyên tắc, WTO không cấm tất cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục phát triển nguồn nhân lực. ¬_ Để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường _ Tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường. _ Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam. _ Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông, lâm sản, nhất là sản phẩm, hàng hoá nôg, lâm sản xuất khẩu nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như về thương mại của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam sau những năm đầu gia nhập sân chơi quốc tế đã có những bước khởi sắc; chống suy giảm kinh tế,duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý ,được coi là môi tường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài,đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao ,cơ cấu các nghành đang có sự chuyển biến rõ rệt đã làm thay bộ mặt của nước nhà và dần có tiếng nói trên thị trường quốc tế.Bên cạnh những thành công thì qua những năm gần đây nền kinh tế vẫn ocn những tồn tại nhất định,lạm phát qua các năm vẫn duy trì hợp lý nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và tiềm ẩn nguy cơ gây tái lạm phát cao,những năm gần đây do tình hình thiên tai ,lũ lụt xảy ra liên miên nên cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu .vv.Với những thành công đã đạt được đã chứng tỏ sụ điều hành đúng đắn của chính phủ và cùng toàn dân khắc phục những khó khăn trong bước đường hội nhập để đưa nền kinh tế vươn ra tầm thế giới ,hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

docx50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế môn học kinh tế ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ. Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này xuất khẩu 2,17 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 24,26 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao (38,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 2) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu -  Dầu thô: trong tháng 12 xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn, tăng 35,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2008 lên 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân  tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,5 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007. Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007;… - Hàng dệt may: trong tháng cả nước xuất khẩu là 848 triệu USD, tăng  22,7% so với tháng 11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm.  Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,... - Giày dép: trong tháng xuất khẩu 519 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng 11, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm.   Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng  năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ  2007 - Gạo: trong tháng xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,… - Hải sản: trong tháng xuất khẩu 325 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên 4,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 6,1% kế hoạch năm.  Hết tháng 12/2008, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản: 830 triệu USD, Hoa Kỳ: 739 triệu USD, Hàn Quốc: 302 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 1,5 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng kim ngạch hải sản xuất khẩu của cả nước - Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 173,7 nghìn tấn, tăng 133,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 lên 1,06 triệu  tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007. Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn, - Cao su: trong tháng xuất khẩu hơn 72 nghìn tấn, tăng 20% so với tháng 11, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 lên 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007. Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29 nghìn tấn, Đức: 24 nghìn tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia gần: 21 nghìn tấn,… - Gỗ và sản phẩm gỗ: trong tháng xuất khẩu 274 triệu USD, tăng  16,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2008 lên 2,83 tỷ USD, tăng 17,7 % nhưng chỉ hoàn thành 94,3% kế hoạch năm. Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%;... - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu gần 158 triệu USD, giảm 39,1% so với tháng trước, nâng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 lên 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%. Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD,… Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản C) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2007 Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (13,1 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý. Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được. Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà. Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... D) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2008 Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 1,42 tỷ USD, tăng 45% so với tháng 11. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng tăng cao là do nhập khẩu 1 máy bay trị giá 73 triệu USD, và 5 chiếc tàu chở dầu, tàu chở container.. với trị giá hơn 145 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm. Nhập khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,64 tỷ USD, tăng 39,4% so với năm 2007 và chiếm 33,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%,.... - Phân bón các loại: trong tháng nhập khẩu 134 nghìn tấn, tăng 62,7% so với tháng 11. Hết tháng 12/2008, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn,… - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu gần 1,17 triệu tấn, tăng 44,8% so với tháng 11 và trị giá là 443,7 triệu USD. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007. Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,… - Sắt thép: trong tháng nhập khẩu 703 nghìn tấn, tăng tới 215,4% so với tháng trước nâng tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Tính đến hết tháng 12 năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5%  so với năm 2007. Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 274 nghìn tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 11, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là  684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007. Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%,… - Ôtô nguyên chiếc: trong tháng nhập khẩu hơn 2,66 nghìn chiếc, tăng 73,3% so với tháng trước. Hết năm 2008, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 51 nghìn chiếc, tăng 68,3% với trị giá là 1,04 tỷ USD, tăng 79,6% so với năm 2007. Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, … Trị giá nhập khẩu linh kiện ôtô các loại trong tháng là 60,3 nghìn USD, giảm 18,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm lên gần 1,4 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 2007. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng nhập khẩu  gần 309 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,… - Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: trong tháng nhập 615 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 lên 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn). Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77%  tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Vàng các loại: trị giá nhập khẩu năm 2008 là 2,73 tỷ USD, tăng 108% so với năm 2007, tập trung vào 5 tháng đầu năm (chiếm tới 98%). Các thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là: Thụy Sỹ là 1,64 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông: 469 triệu USD, Úc: 341 triệu USD, Anh: 121 triệu USD Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 127 triệu USD, tăng 82,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước. Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%. Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến nước ta, những thành tựu đạt được trong 2 năm vào WTO là to lớn và cơ bản. Những hạn chế và bất cập tuy còn nhiều nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, khó tránh khỏi trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bước đầu hội nhập vào WTO. 2.2) TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG GIA ĐOẠN 2009-2010 Hoạt động thương mại nói chung về xuất khẩu (XK) nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản... bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ XUẤT ,NHẬP KHẨU 2009 Về quy mô xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 56,7 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch . Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt  26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm  5,1%, so với năm 2008. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước:  tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8%  so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007. Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may,  giày dép,  điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất. Nếu loại trừ 2 tỷ USD xuất khẩu vàng của khối doanh nghiệp trong nước thì tỷ trọng khối FDI còn cao hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2010 và các năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào khối này. Về nhóm hàng xuất khẩu - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng 40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18%... nhưng do giá XK bình quân của các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%, gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2%... khiến KNXK nhóm hàng này giảm khoảng 7%. - Nhóm khoáng sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK. Lượng XK dầu thô giảm 7,9%, giá XK giảm 60% đã làm cho KNXK mặt hàng này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc dù lượng tăng 16,5% nhưng do giá XK giảm nên KNXK giảm khoảng 62 triệu USD so với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 34,1%. ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,1% tổng KNNK cả nước, giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008. Nhập khẩu hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa nhập khẩu cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhập khẩu đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh đó có tâm lý tranh thủ nhập khẩu để dự trữ khi giá nhập khẩu thấp. Tính chung cả năm 2009 giá trị nhập khẩu của hầu hết các nhóm mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và một số mặt hàng tiêu dùng giảm so với năm 2008, như: nguyên phụ liệu dệt may da giầy giảm 17,8%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 19,1%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 20,8%, thuỷ sản giảm 10,1%, dầu mỡ động thực vật giảm 27,4%, clanhke giảm 23%, phôi thép giảm 37,4%... Tuy nhiên, một số mặt hàng có KNNK tăng cao, chủ yếu trong những tháng cuối năm như ô tô nguyên chiếc, rau quả... và việc nhập khẩu vàng đã làm cho tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng như: phân bón tăng 41,9%; thép các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng 14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 15,8%... đã làm tăng nhập siêu. - Nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị ) đạt 56,76 tỷ USD, giảm 13,2% và chiếm tỷ trọng 82,5% kim ngạch nhập khẩu, giảm 1,4 điểm % so với năm 2008. Lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, nhưng do giá giảm nên kim ngạch giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, cụ thể: lúa mỳ lượng tăng 79,8% nhưng giá giảm 39,8% nên kim ngạch tăng 8,3%; phân bón lượng tăng 41,9% nhưng giá giảm 35,5% nên kim ngạch giảm 8,2%; chất dẻo nguyên liệu lượng tăng 25,8% nhưng giá giảm 23,8% nên kim ngạch giảm 4,1%; cao su các loại lượng tăng 64,7% nhưng giá giảm 51,3% nên kim ngạch giảm 19,9%;... Theo thống kê, lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh kể từ quý II (quý II tăng 38,3% so với quý I; quý III tăng 6,7% so với quý II và quý IV tăng 3% so với quý III). - Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đạt 6 tỷ USD, giảm 36,7% và chiếm tỷ trọng 8,7% kim ngạch nhập khẩu, giảm 3,1 điểm % so với năm 2008  - Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt 6,06 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm tỷ trọng 8,8% kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,6 điểm % so với năm 2008. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng  do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng và ô tô tăng. Về thị trường nhập khẩu, Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2010 Tính đến hết hết năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chính - Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt gần 1,19 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2010 lên 11,21 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,8 tỷ USD, tăng 25%. Trong năm qua, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với năm 2009 lần lượt là 6,12 tỷ USD và 22,5%; 1,92 tỷ USD và 16,5%; 1,15 tỷ USD và 21%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt gần 9,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Giày dép các loại: trong tháng trị giá xuất khẩu đạt 563 triệu USD, tăng 13,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên 5,12 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước. - Thuỷ sản: xuất khẩu trong tháng đạt 514 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2010 đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009. Xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong năm 2010 sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,6%; sang Hoa Kỳ đạt 956 triệu USD, tăng 34,4%; sang Nhật Bản đạt 894 triệu USD, tăng 17,5%; sang Hàn Quốc đạt 389 triệu  USD, tăng 24,2%  so với năm 2009. Tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang 4 thị trường này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. - Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là hơn 714 nghìn tấn, giảm 0,9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 11/2010. Tính đến hết năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009. Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9 triệu tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn tấn, giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn, giảm 44%… -  Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt gần 500 nghìn tấn với trị giá là 260 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 6,4% về trị giá. Tính đến hết năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 6,89 triệu tấn, tăng 15,6% và kim ngạch đạt 3,25 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2009. Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm qua với 1,48 triệu tấn, giảm 13,6% so với năm trước; tiếp theo là các thị trường: Singapore đạt 539 nghìn tấn, tăng 64,7%; Cuba đạt 472 nghìn tấn, tăng 5%. Mặc dù, xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất Philippin, nhưng tăng mạnh ở một số thị trường mới nổi như thị trường Inđônêxia đạt 687 nghìn tấn (năm 2009 chỉ là 17,8 nghìn tấn); Bănglađét đạt 359 nghìn tấn (năm 2009 là hơn 5 nghìn tấn);… - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 101nghìn tấn với trị giá gần 393 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết năm 2010, lượng cao su xuất khẩu đạt 782 nghìn tấn, tăng 6,9% và kim ngạch đạt 2,39 tỷ USD, tăng 94,7% so với năm 2009. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2010 với 464 nghìn tấn, giảm 9% so với năm 2009 và chiếm 59,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 58,9 nghìn tấn, tăng 95,5%; Hàn Quốc: 34,7 nghìn tấn, tăng 22,4%; Đài Loan: 31,9 nghìn tấn, tăng 27,5%; Đức: 27,8 nghìn tấn, tăng 29,9%; … Một số mặt hàng nhập khẩu chính - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,38 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 lên 13,69 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2009. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 4,48 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2009; Nhật Bản: 2,5 tỷ USD, tăng 11,4%; Hàn Quốc: 1,1 tỷ USD, tăng 37,7%; Đức: 906 triệu USD, tăng 11%; Hoa Kỳ: 815 triệu USD, tăng13,8%; Đài Loan: 811triệu USD, tăng 25%,.... - Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là hơn 1 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng 11/2010. Hết năm 2010, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Hết năm 2010, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%;  Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78%  tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 545 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009. - Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá gần 517 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và giảm 13,9% về trị giá. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với năm 2009. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu . Do vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm dần và bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra. 2.3) BỨC TRANH NỀN KINH TẾ NƯỚC NHÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 Thời gian qua, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Giá cả một số mặt hàng trên thị trường trong nước và thế giới có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp… đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành và các địa phương, tình hình kinh tế trong nước 2 tháng đầu năm vẫn giữ vững sự ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU Điểm sáng đầu tiên trong bức tranh chung của nền kinh tế 2 tháng đầu năm nay cần phải nhắc đến bước tăng trưởng đáng ghi nhận của nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản đạt được những thắng lợi rực rỡ, báo hiệu một năm nhiều thành công để giảm bớt những khó khăn cho nền kinh tế trong nước. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. Chưa năm nào lượng gạo xuất khẩu giao vào đầu năm lại cao như năm nay. Cùng với đó, cà phê cũng đang là mặt hàng xuất khẩu được giá. Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD, đưa khối lượng 2 tháng lên 225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD, tăng nhẹ (2,2%) về lượng và 40,4% về giá trị so với cùng kỳ. Mặt hàng chè tháng 2 xuất khẩu ước đạt 11 ngàn tấn, với giá trị 16 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng năm 2011 lên 22 ngàn tấn và giá trị lên 32 triệu USD, so với cùng kỳ về lượng tăng 27,4%, kim ngạch tăng 34,3%. Đối với hạt điều, Việt Nam vẫn giữ được vị trí là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ước tháng 2 xuất khẩu hạt điều đạt 10 ngàn tấn với kim ngạch 70 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 24 ngàn tấn và giá trị lên 166 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị so với cùng kỳ. Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp cũng đã và đang bứt phá. Giá trị sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2011 đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010. Một số ngành công nghiệp có giá trị sản xuất hai tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 là: Sản xuất giày, dép tăng 52,1%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 48,8%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 28,1%... Cũng trong 2 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng, tính chung hai tháng đầu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 40,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD, tăng 40,1% (Nếu không kể dầu thô thì đạt 6 tỷ USD, tăng 43,3%). Trong hai tháng đầu năm nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch cao hơn cùng kỳ năm 2010 như: Hàng dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 54,2%; dầu thô đạt 981 triệu USD, tăng 23,3%; giày dép đạt 925 triệu USD, tăng 37,8%.... Cùng với xuất khẩu có nhiều thuận lợi, trong 2 tháng qua, công tác giải ngân vốn ODA, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 2/2011 là gần 3,4 tỷ USD, tăng 35,4% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu của tháng (tương ứng tăng gần 888 triệu USD về mặt số tuyệt đối). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,42 tỷ USD, tăng 22,8% và chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 2/2011 của cả nước. So với kỳ 1 tháng 2/2011, một số nhóm hàng có mức tăng kim ngạch nhiều nhất trong kỳ 2 tháng 2/2011 là xăng dầu tăng 128 triệu USD; sắt thép tăng 121 triệu USD; máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 83 triệu USD; chất dẻo tăng 60 triệu USD; … Tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2011, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 14,07 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI là 5,89 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 41,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước TÊN HÀNG Kim ngạch 2 tháng 2011 Triệu USD So với cùng kỳ năm 2010 Trị giá tăng Triệu USD Tốc độ tăng % Xăng dầu các loại 2,223 360 19,3 Máy móc,thiết bị ,dụng cụ,phụ tùng 1,568 581 58,9 Vải các loại 845 214 33,9 Máy vi tính,linh kiện 840 259 44,6 Chất dẻo,nguyên liệu 826 129 18,5 Sắt thép các loại 645 191 42,1 Đá quý,kim loại và sản phẩm 338 103 44 Kinh tế-xã hội hai tháng đầu năm đạt được một số kết quả tích cực. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá. Xuất khẩu có nhiều thuận lợi. Kinh doanh phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tiếp tục phát triển. Công tác khắc phục hạn hán và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp được các địa phương tập trung triển khai tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, kinh tế-xã hội nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Giá cả một số mặt hàng trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đã ở mức cao. Việc điều chỉnh tỷ giá cùng với việc tăng giá xăng, dầu và giá điện trong nước tác động mạnh đến sự tăng giá của một loạt các sản phẩm khác do chi phí đầu vào tăng, gây khó khăn lớn cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. STT CHỈ TIÊU I Xuất khẩu hàng hóa (XK) 1 1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2/2011 Triệu USD 4,848 2 1.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -36,1 3 1.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 30,6 4 1.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 12,195 5 1.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 38,6 II Nhập khẩu hàng hóa 6 2.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 2/2011 (Triệu USD) 5,960 7 2.2 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -25,2 8 2.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 17 9 2.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 14,074 10 2.5 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 25,9 III Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 3.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 2/2011 (Triệu USD) 10,807 12 3.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) -29,6 13 3.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (%) 22,7 14 3.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng/2011 (Triệu USD) 26,269 15 3.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng/2011 so với cùng kỳ năm 2010 (%) 31,5 IV Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) 16 4.1 Cán cân thương mại tháng 2/2011 (Triệu USD) 1,112 17 4.2 Cán cân thương mại tháng 2/2011 so với tháng 1/2011 (%) 30 18 4.3 Cán cân thương mại 2 tháng/2011 (Triệu USD) 1,878 19 4.4 Cán cân TM 2 tháng/ 2011 so với tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng/2011- Tỷ lệ nhập siêu (%) 15,4 Chương III: Những cơ hội và thử thách của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta hiện nay thì đang là một vấn đề đầy khó khăn và đang được nhiều người quan tâm. Việt Nam gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới WTO đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế nước ta tăng tốc và phát triển với nền kinh tế thế giới. 3.1) Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế _Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. _Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO _Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, do đó trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại,trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng dưới các cụng cụ được WTO cho phép như: chống trợ cấp, chống bán phá giá… _Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đó thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài _Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. _Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rừ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, đó cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu _Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đó đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. =>VD: theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng. 3.2) Thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO Sức ép cạnh tranh _Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp ở nước ta Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. _Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể sẽ mang lại khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế _Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. _Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. =>Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn. Thách thức về nguồn nhân lực Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triển nhanh. Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế, xó hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. _Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. =>Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. _Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đó tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như nâng cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày…; khuyến khích các ngành hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, có tiềm năng phát triển như điện tử, tin học… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đòi hỏi về an toàn và chất lượng ngày càng gay gắt. _Giới tiêu thụ ngày nay, đặc biệt là thị trường nhập khẩu, được tự do lựa chọn nơi mua hàng và có kiến thức ngày càng cao về chất lượng của nông sản, sẽ đòi hỏi những tiêu chuẩn mới vừa cao về chất lượng và an toàn vệ sinh, vừa nghiêm khắcvề chế độ nuôi trồng và tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. . Phải đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ _Chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn.. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ. _Với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề. Thiếu thông tin về các thị trường _Các doanh nghiệp của chúng ta thường thiếu thông tin về các thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế. Khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp phải dựa vào Hiệp hội nhưng trên thực tế, Hiệp hội lại chưa đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp. Thực tế, số lượng doanh nghiệp cung cấp thông tin cho nông dân còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. _ Đặc biệt, năm 2010, các doanh nghiệp kinh doanh gạo sẽ gặp một số thách thức, bởitheo cam kết WTO, Việt Nam sẽ cho một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, vì vậy sự cạnh tranh là khó tránh khỏi. CHƯƠNG IV: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sau khi gia nhập WTO 4.1) Đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm của kinh tế thị trường khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang, lại càng là nhân vật trung tâm trong mở cửa hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, trong rất nhiều công việc phải làm, các doanh nghiệp cần tập trung làm bốn việc chủ yếu sau đây. Thứ nhất, doanh nghiệp chủ động tỡm hiểu luật chơi của WTO, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận về việc gia nhập WTO khi được phổ biến. Luật chơi cơ bản của WTO là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch, cấp phép xuất - nhập khẩu), xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ và bản quyền. Luật chơi đó tạo thuận lợi cho các nước thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường các nước và tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý củanước ngoài; tham gia vào quá trình thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thứ hai, rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, n.ng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp được quyết định bởi việc giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, phải đổi mới kỹ thuật, thiết bị - công nghệ, tiết giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phớ ngoài sản xuất, chi phớ lưu thông... Thứ ba, coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, nhất là sự biến động của thị trường thế giới, coi thông tin là lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ tư, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố nội lực có tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. Việt Nam có lợi thế về số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần, trong khi tỷ lệ lao động đó qua đào tạo cũng rất thấp cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo còn nhiều bấtcập. Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực cho phù hợp. 4.2) CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ Về nguyên tắc, WTO không cấm tất cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục phát triển nguồn nhân lực. _ Để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường _ Tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường. _ Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam. _ Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông, lâm sản, nhất là sản phẩm, hàng hoá nôg, lâm sản xuất khẩu nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như về thương mại của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam sau những năm đầu gia nhập sân chơi quốc tế đã có những bước khởi sắc; chống suy giảm kinh tế,duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý ,được coi là môi tường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài,đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao ,cơ cấu các nghành đang có sự chuyển biến rõ rệt đã làm thay bộ mặt của nước nhà và dần có tiếng nói trên thị trường quốc tế.Bên cạnh những thành công thì qua những năm gần đây nền kinh tế vẫn ocn những tồn tại nhất định,lạm phát qua các năm vẫn duy trì hợp lý nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và tiềm ẩn nguy cơ gây tái lạm phát cao,những năm gần đây do tình hình thiên tai ,lũ lụt xảy ra liên miên nên cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu...vv.Với những thành công đã đạt được đã chứng tỏ sụ điều hành đúng đắn của chính phủ và cùng toàn dân khắc phục những khó khăn trong bước đường hội nhập để đưa nền kinh tế vươn ra tầm thế giới ,hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThiết kế môn học kinh tế ngoại thương.docx
Luận văn liên quan