Đề tài Thiết kế nhà máy sản xuất cơm dừa sấy với năng suất 15 tấn sản phẩm/ngày

Công đoạn cuối cùng, là sản phẩm được làm nguội ở nhiệt độ bình thường và đóng gói, dán nhãn theo quy cách của công ty hoặc yêu cầu của nhà nhập khẩu. Với chất lượng dừa ở Bến Tre, bình quân để sản xuất được 1 tấn cơm dừa sấy cần 2,3 – 2,5 tấn cơm dừa nguyên liệu (1 tấn cơm dừa sấy cần 2,3 – 2,5 tấn cơm dừa tươi nguyên liệu (tỷ lệ sản phẩm/nguyên liệu khoảng 40%). Mỗi 1.000 trái dừa khô thu được 450-500 kg cơm dừa nguyên liệu. Như vậy, để sản xuất được 1 tấn cơm dừa nạo sấy doanh nghiệp cần phải có trung bình là 4,5 – 5 ngàn trái dừa khô. Nếu kết hợp sản xuất sữa dừa thì từ cơm dừa trắng chế biến 2 sản phẩm là cơm dừa nạo sấy béo thấp và sữa dừa).

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế nhà máy sản xuất cơm dừa sấy với năng suất 15 tấn sản phẩm/ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, rau quả trở thành mặt hàng chủ lực trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2013 đã lên tới 689,44 triệu đô la Mỹ, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga..., lượng hàng xuất vào thị trường EU chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Rau quả Việt Nam ngày càng được đầu tư phát triển hơn về mặt kỹ thuật bảo quản, chất lượng sản phẩm để đến với các quốc gia trên thế giới, đặt biệt là những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: EU, Mỹ và các nước Trung Đông. Những mặt hàng đang xuất khẩu mạnh: thanh long, dứa tươi, cam, vải thiều, nhãn, suplơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, ớt...Trong khi đó, nước ta còn có một loại quả xuất khẩu chủ lực nữa là dừa. Từ đầu năm 2013 đến nay, xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa liên tục tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt tăng mạnh tại Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa trong tháng 7/2013 đạt 5,5 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt 40,4 triệu USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm 2012. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tăng mạnh. Các sản phẩm như dừa khô lột vỏ, cơm dừa sấy khô là những mặt hàng đóng góp chính trong kim ngạch xuất khẩu dừa. Qua việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng và những lợi ích cơm dừa mang lại em đã lựa chọn “ Thiết kế nhà máy sản xuất cơm dừa sấy với năng suất 15 tấn sản phẩm/ ngày ”. Sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu người tiêu dung và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ, KỸ THUẬT Qua tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện khác, em quyết định xây dựng nhà máy thiết kế cơm dừa sấy tại khu công nghiệp Phú Tài, thuộc phường Trần Quang Diệu, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. 1.1 Đặc điểm tự nhiên: Khu công nghiệp Phú Tài thuộc phường Trần Quang Diệu, có địa hình bằng phẳng, rộng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy. Vị trí địa lý khu công nghiệp Phú Tài giáp với tuyến đường quốc lộ 1A, phía bắc giáp với quốc lộ 19, phía đông là cảng biển Qui Nhơn rộng lớn. Về điều kiện khí hậu: Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động của hai mùa: mùa khô và mùa mưa, nhiệt độ trung bình năm là 280C, độ ẩm 80 ÷ 85%. 1.2 Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy chính là các cơ sở thu mua và sơ chế dừa hoặc các thương lái trong vùng lân cận như địa bàn tỉnh Bến Tre... Có thể chia hệ thống cung cấp nguyên liệu đầu vào theo 3 hướng chủ yếu sau: Cơ sở sơ chế cung cấp cơm dừa tươi đã tách vỏ lụa Thương lái (cấp 1) thu gom dừa  trái khô và cung cấp cho các cơ sở sơ chế vệ  tinh của doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy Thương lái (cấp 2) thu gom dừa trái và cung cấp cho các cơ sở sơ chế dừa trái của doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy. Các tác nhân cung cấp cơm dừa nguyên liệu đóng vai trò khá quan trọng quyết định chất lượng, chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp cơm dừa nạo sấy (chi phí mua cơm dừa nguyên liệu chiếm khoảng 90-93% chi phí sản xuất). Hiểu được tầm quan trọng nên nhà máy tổ chức mạng lưới thu mua dừa trái khô, hoặc xây dựng các nhà máy vệ tinh và mạng lưới các cơ sở thu mua - sơ chế nhằm cung cấp đủ lượng cho doanh nghiệp hoạt động, nhất là những tháng thiếu hụt nguyên liệu. 1.3 Nguồn cung cấp điện: Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp xuống 220V/380V. Ngoài ra, nhà máy còn trang bị thêm một máy phát điện dự phòng để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục. 1.4 Nguồn cung cấp nước: Nước được sử dụng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau. Nguồn nước được lấy từ hệ thống nước ngầm, nguồn nước của thành phố. Nước trước khi đưa vào sử dụng phải được xử lý để đạt các yêu cầu đã đề ra. 1.5 Thoát nước: Nước thải của nhà máy là điều kiện dễ dàng cho vi sinh vật phát triển. Nếu thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nước thải trong các phân xưởng chảy ra sẽ được qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy trước khi thải ra đường cống nước thải của khu công nghiệp. 1.6 Hệ thống giao thông vận tải: Giao thông vận tải là vấn đề rất cần thiết đối với hoạt động của nhà máy. Nhà máy phải vận chuyển một khối lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu, cũng như vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Vị trí nhà máy đặt trên quốc lộ 1A, cách ga Diêu Trì 1Km, cách ngã ba tuyến giáp với quốc lộ 19 đi các tỉnh Tây Nguyên 8 Km, đồng thời cách cảng biển Qui Nhơn 10 Km nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và phân phối sản phẩm. 1.7 Nguồn nhân lực: Việc xây dựng nhà máy cơm dừa sấy góp phần giải quyết công việc cho người dân trong tỉnh. Công nhân trong nhà máy chủ yếu tuyển người địa phương. Cán bộ quản lý và kỹ thuật của nhà máy có thể tuyển từ các trường đại học như: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. 1.8 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường của nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy chủ yếu là các quốc gia theo Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, các quốc gia có thói quen sử dụng cơm dừa nạo sấy trong thực phẩm hàng ngày như Sri Lanka, các nước Trung Đông, và các quốc gia châu Âu, và Hoa Kỳ. Hiện nay thị trường tiềm năng chính là các quốc gia thuộc EU (Pháp, Hà Lan, Anh, Đức…), Nam Phi và Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng là thị trường cơm dừa nạo sấy có tiềm năng. 1.9 Thiết bị: Nhà máy có thể nhập thiết bị từ nước ngoài để đảm bảo qui trình công nghệ. Tuy nhiên, có thể tự gia công chế tạo một số thiết bị trong nước để giảm bớt chi phí và giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn cho ngành dừa. Kết luận: từ những phân tích thực tế trên, việc xây dựng nhà máy sản xuất cơm dừa tại khu công nghiệp Phú Tài, thuộc phường Trần Quang Diệu, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định là hoàn toàn hợp lý. Với năng suất 15 tấn sản phẩm/ngày có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Việc xây dựng nhà máy phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguyên liệu chính - dừa: 2.1.1 Thành phần hóa học: Cây dừa, tên khoa học là coco nucifera, có mặt trên trái đất từ thời tiền sử tại miền Melanesie, rồi sau đó trôi nổi dọc theo các bờ biển đến những vùng đất nhiệt đới mới. Dừa được Marco Polo mang về Châu Âu, được đặt tên là "trái quả của Pharaon"... Cùi dừa và nước dừa mà chúng ta sử dụng thực chất là thuộc về "hạt" chứ không phải thuộc "trái". Là một loại cây ưa nắng, dừa có thể vươn tới chiều cao 20 mét, ra trái quanh năm kết thành từng chùm lớn. Người ta thường thu hoạch dừa "non" hoặc "bánh tẻ" để lấy nước giải khát và lấy cùi (cơm dừa) để ăn. Trái dừa càng "già" thì cùi càng cứng và nước càng ngọt. Dừa sau khi hái có thể bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ và môi trường bình thường, trái càng "già" càng để được lâu. Dừa là một loại trái có thành phần độc đáo bởi hàm lượng lipid vưột trội, hơn 35% của phần cơm ăn được, khi được sử dụng tươi (chứa khoảng 45% nước). Các glucid và protid chiếm ít hơn  giữa 5,9 và 3,4% của tổng trọng lượng. Như vậy các chất béo cung cấp năng lượng thiết yếu là 353 - 1457 Kcal /100g (giá trị rất cao, cao hơn trái bơ). Chất béo trong dừa có thành phần đa số - khoảng 90%  - là acid béo bão hòa. Trong số này có acid lauric, công thức C12.0 là trội hơn gần phân nửa tổng lượng chất béo của trái dừa. Các acid béo không bão hòa đơn (đặc biệt là acid oleic) chiếm 6-7% tổng lượng, các acid béo không bão hòa đa (đặc biệt là acid linoleic) chiếm khoảng 2-4%.  Đặc biệt là dừa không chứa cholesterol. Hàm lượng glucid của dừa không vượt quá 6 g/100g. Đa số là đường không chất khử (đặc biệt là saccharose) và một phần ít polyol (sorbitol, inositol...). các protein và thành phần azote (3-4 g/100g) được nhận định bởi  một phần acid amin tự do quan trọng, như trong đa số các loại thực vật. * Thành phần khoáng chất: Có thể kể thêm về tỷ lệ khoáng chất cao theo thứ tự sau đây:  dẫn đầu về potassium (380mg) và phosphor (104mg);  là một trong những trái cung cấp magnesium tốt nhất (nước dừa chứa 23 mg/100g); sắt thì đạt đươc mức độ trung bình với 2,6mg/100g và sodium thì tương đối cao (22mg/100g) đối với một thực phẩm nguồn thực vật. Chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm sự hiện diện của một số khoáng chất vi lượng khác và  chỉ với 50g dừa chúng ta có thể phủ đầy  15% manganese, 8% đồng, 5% kẽm, 6% molybden, iốt và selenium cho nhu cầu hàng ngày của một người lớn. * Thành phần vitamin: Có sự khác biệt với các loại trái cây khác là hàm lượng viatamin C thấp (không vượt quá 3mg/100g); các vitamin nhóm B rất đa dạng và có thể cung cấp ngang hàng với những loại trái cây tươi khác; vitamin E có thể lên đến 0,7mg. Cơm dừa rất trắng, chắc chắn không có chứa sắc tố họ carotenoid. Dừa cũng là loại trái có nhiều chất xơ nhất: 9,5 g dạng tươi và 17g khi khô. Các lipid có thành phần có ích cho sức khỏe con người có nhiều trong dầu dừa (chiết xuất từ cơm dừa) hay còn gọi là dầu coprah. Ở nhiệt độ 25-27oC, từ dầu lỏng sẽ hình thành một lớp rắn trắng gần như trung tính, ít nhạy cảm với oxy hóa. 2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm: 2.1.2.1 Chất lượng nguyên liệu: Trái được thu hoạch để sản xuất ít nhất phải được 11 tháng tuổi trở lên, khi thu hoạch không để trái rớt trực tiếp xuống đất vì dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng. Chọn các trái nặng (khi bỏ xuống nước nổi lên 1/3 trái là được), loại bỏ những trái nhỏ, trái nổi 2/3, trái có sẹo sâu, chuột, bọt xít… 2.1.2.2 Chất lượng sản phẩm: Các chỉ tiêu cảm quan cơm dừa: Trạng thái: dạng hạt mịn. Màu sắc: màu trắng. Mùi vị: thơm béo, đặc trưng vị cơm dừa từ dừa, ngọt nhẹ, không lẫn mùi vị lạ. Tiêu chuẩn kỹ thuật cơm dừa sấy: Chế biến từ 100% cơm dừa tự nhiên. Cơm dừa sấy có 2 loại là béo thấp (hàm lượng dầu 40% tối đa) và béo cao (hàm lượng dầu 63% tối thiểu). Cơm dừa sấy béo cao có hàm lượng ẩm tối đa là 3%, trong khi đó, cơm dừa sấy béo thấp có hàm lượng ẩm tối đa lên đến 4,5%. Cơm dừa sấy béo thấp được sản xuất ra từ phần cơm dừa đã được ép lấy nước cốt để sản xuất nước cốt dừa. 2.1.3 Ứng dụng: 2.1.3.1 Ứng dụng nguyên liệu: Nước dừa rất mát, dùng để chế biến các thức uống giải khát (có nơi còn làm rượu vang) hoặc cho vào các món kho, om... Nước cốt dừa (ép từ cơm dừa xay nhỏ) có độ béo và thơm được sử dụng nhiều trong chế biến các món mặn (cà ri, hầm, canh) lẫn món ngọt (chè, kem, bánh). Đối với một người lớn thì chỉ cần 50g nước cốt dừa là có thể cung cấp khoảng 7-9% calori tổng quát trong ngày. Cơm dừa có thể bổ xung rất tốt nhu cầu về chất xơ (nhất là dừa nạo) và do dễ dàng hấp thụ nên rất có hiệu quả trong việc kích thích hoạt động của đường ruột 2.1.3.2 Ứng dụng sản phẩm: Cơm dừa sấy được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp chế biến, tiêu dùng. Ở Việt Nam, cơm dừa sấy được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất bánh kẹo. Ngoài ra, cơm dừa sấy còn chế biến thành bột sữa dừa và nước sữa dừa trong gia đình… 2.2 Phương pháp để sấy dừa: Sấy khô bằng hệ thống máy sấy tầng sôi chuyên dụng. 2.3 Tình hình sản xuất: Những sản phẩm về cơm dừa sấy trên thị trường: Hình 2.1 Cơm dừa sấy béo thấp Hình 2.2 Cơm dừa sấy khô - Loại sợi Hình 2.3 Cơm dừa sấy khô - Loại vừa Hình 2.4 Cơm dừa sấy khô - loại mịn Hình 2.5 Cơm dừa sấy khô - siêu mịn Tình hình tiêu thụ: Thị trường của các doanh nghiệp chế biến cơm dừa sấy chủ yếu là các quốc gia theo Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, các quốc gia có thói quen sử dụng cơm dừa nạo sấy trong thực phẩm hàng ngày như Sri Lanka, các nước Trung Đông, và các quốc gia châu Âu, và Hoa Kỳ. Hiện nay thị trường tiềm năng chính là các quốc gia thuộc EU (Pháp, Hà Lan, Anh, Đức…), Nam Phi và Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng là thị trường cơm dừa nạo sấy có tiềm năng.   Mặc dù thị trường đầu ra cho sản phẩm cơm dừa nạo sấy còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng nhưng vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới còn chưa được biết đến nhiều. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cho biết một số nguyên nhân như sau: Doanh nghiệp chưa thiết lập được thương hiệu đủ mạnh; Doanh nghiệp giao dịch riêng lẻ, thiếu hẳn sự liên kết, định giá để tăng sức cạnh tranh; Công  tác marketing còn yếu và thiếu đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho công tác marketing;  Thiếu hẳn chiến lược cạnh tranh dài hạn; Công nghệ chế biến chưa đạt trình độ cao, sản phẩm đơn điệu; Chưa xuất khẩu trực tiếp đến thị trường mà thường thông qua các thương nhân trung gian cũng chính là các công ty sản xuất cơm dừa sấy có thương hiệu trên thế giới. Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa sấy ở nước ta vẫn khá bị động trong việc nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường thế giới. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu là đợi khách hàng nước ngoài đến liên hệ làm việc và mua hàng, thậm chí còn được khách hàng tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quản lý và công nghệ. Hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy của nước ta đã bắt đầu quan tâm tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu, có chiến lược kinh doanh tiếp thị ra thị trường quốc tế bằng các công cụ như mạng internet, tìm kiếm khách hàng trực tiếp hoặc qua các mối hàng trước đây. Tuy nhiên, nhiều kênh phát triển thị trường và xây dựng  thượng hiệu hiệu quả khác như qua hội chợ, hội thảo diễn dàn, tiếp thị quảng cáo trực tiếp tại thị  trường nước ngoài, v.v, vẫn chưa được các doanh nghiệp phát huy. Nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về phát triển kinh doanh tiếp thị quốc tế phù hợp. Có thể nói đến hai nguyên nhân chính một là mức độ chuyên nghiệp, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn chưa cao, và quan trọng hơn là hiện nay nhu cầu về cơm dừa sấy đang cao hơn cung, nên các doanh nghiệp chưa có áp lực phải tăng cường tiếp thị trên thị trường thế giới.  Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá cơm dừa sấy cũng có xu hướng tăng nhanh. Giá bình quân DC (FOB tại Manila, Philippines) trong tháng 7/2013 đạt 1.698 USD/tấn, thấp hơn 154USD/tấn so với giá tháng trước và tăng 208 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước . Ở Sri Lanka, giá cơm dừa sấy nội địa tháng 7/2013 là 1.717 USD/tấn, giảm 75 USD/tấn so với giá tháng trước. Trong khi đó, giá cơm dừa sấy tại Philippines là 1.696 USD/tấn, tăng 82 USD/tấn so với giá tháng trước (đạt 1.778 USD/tấn) và cao hơn 206 USD/tấn so với giá cùng kỳ năm trước. Giá cơm dừa sấy ở Indonesia đạt 1.517 USD/tấn, giảm 28 USD/tấn so với giá tháng trước và tăng khoảng 367 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Sơ đồ các công đoạn chính trong chế biến cơm dừa nạo sấy Hình 3.1. Sơ đồ chế biến cơm dừa sấy Quy trình sản xuất chế biến sản phẩm cơm dừa nạo sấy bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào là cơm dừa  trắng cho đến  thành phẩm cuối cùng bao gồm các bước sau:  Kiểm tra và  lựa chọn cơm dừa trắng nguyên liệu; Ngâm xử lý vi sinh, luộc và rửa cơm dừa trắng; Nghiền/xay cơm dừa trắng thành hạt nhỏ; Sấy tiệt trùng (ở nhiệt độ 100˚C); Sấy khô (độ ẩm ≤ 3%); Làm nguội, sàng phân loại; Kiểm tra chất lượng; Đóng gói vô khuẩn và dán nhãn theo đúng quy cách, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Quy trình sản xuất của cơm dừa nạo sấy khá phức tạp và khắt khe theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm vì đây là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, trực tiếp tới người sử dụng, có thời gian lưu kho và vận chuyển khá lâu. Trước tiên, để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và không bị hư hỏng trong quá trình lưu trữ các doanh nghiệp phải có được nguyên liệu đầu vào tốt và đều. Do vậy khâu đầu tiên là kiểm tra, lựa chọn cơm dừa trắng. Kế tiếp là rửa sạch tạp chất, khử trắng và đặc biệt là ngâm xử lý vi sinh sau đó được rửa kỹ lần cuối trước khi được đưa vào chế biến. Giai đoạn hai, cơm dừa trắng sạch được nghiền nhỏ thành hạt với kích thước tiêu chuẩn. Giai đoạn ba, là sấy tiệt trùng ở nhiệt độ 100˚C, có thể nói đây là khâu quan trọng nhất của quá trình chế biến. Sau khi được sấy tiệt trùng, cơm dừa nạo sấy được đưa vào hệ thống sấy khô để đảm bảo độ ẩm của cơm dừa nạo sấy đạt mức ≤ 3%. Đây cũng là khâu quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm có thể bảo quản được lâu và không bị mốc hoặc biến chất. Công đoạn cuối cùng, là sản phẩm được làm nguội ở nhiệt độ bình thường và đóng gói, dán nhãn theo quy cách của công ty hoặc yêu cầu của nhà nhập khẩu. Với chất lượng dừa ở Bến Tre, bình quân để sản xuất được 1 tấn cơm dừa sấy cần 2,3 – 2,5 tấn cơm dừa nguyên liệu (1 tấn cơm dừa sấy cần 2,3 – 2,5 tấn cơm dừa tươi nguyên liệu (tỷ lệ sản phẩm/nguyên liệu khoảng 40%). Mỗi 1.000 trái dừa khô thu được 450-500 kg cơm dừa nguyên liệu. Như vậy, để sản xuất được 1 tấn cơm dừa nạo sấy doanh nghiệp cần phải có trung bình là 4,5 – 5 ngàn trái dừa khô. Nếu kết hợp sản xuất sữa dừa thì từ cơm dừa trắng chế biến 2 sản phẩm là cơm dừa nạo sấy béo thấp và sữa dừa).  Tỷ lệ thu hồi sản phẩm chính phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên liệu như độ già của trái, độ cứng và độ dày của cơm dừa, màu trắng, thời gian gọt và sơ chế cơm dừa trắng, tỷ lệ tạp chất. Một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO khi mua và lựa chọn nguyên liệu đầu  vào. Nếu nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu doanh nghiêp sẽ trả lại hàng và hủy hợp đồng, không nhận nguyên liệu nữa.  Thông thường, cơm dừa nguyên liệu được nhà cung cấp giao tới tận nhà máy, chi phí vận chuyển do nhà cung cấp tự chi trả.   Sau khi chế biến xong, các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của sản phẩm phải được đảm bảo và tùy theo yêu cầu của thị trường và các nước nhập khẩu. Một số tiêu chuẩn cần đạt của cơm dừa sấy như sau: Về kích thước hạt (độ mịn): hạt to, hạt trung bình hoặc hạt nhỏ;  Về lý hoá tính và vi sinh:  ·  Hàm lượng chất béo : 65% + 5% ·  Độ ẩm : Tối đa 3% ·  Axit béo : Tối đa 0,3% ·  E. Coli : Âm tính ·  Salmonella : Âm tính ·  Aflatoxin : Không có ·  Màu sắc : Màu trắng tự nhiên, không bị lốm đốm từ những tác nhân ngoài ·  Mùi vị : Ngọt, dịu, mùi đặc trưng của dừa, không có mùi lạ Hình thức đóng gói: đóng trong túi PE, hoặc Kraft Paper/ PP; KÝ mã hiệu và nhãn hiệu có thể in theo yêu cầu khách hàng/nơi nhập khẩu. Khối lượng mỗi gói ở các mức 5 kg, 10kg, 25kg, và 50kg. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthiet_ke_nha_may_san_xuat_com_dua_say_voi_nang_suat_15_tan_san_pham_ngay_2496.doc