Đề tài Thiết kế thi công Nhà khách thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC PHẦN I : KIẾN TRÚC CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH9 I .NHU CẦU XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG9 II .ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG10 III .GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC10 1.CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC10 1.MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG10 2.MẶT ĐỨNG11 3.HỆ THỐNG GIAO THÔNG11 IV .GIẢI PHÁP KỸ THUẬT. 12 1.HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG12 2.HỆ THỐNG ĐIỆN, CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC:13 3.HỆ THỐNG NƯỚC14 4.PHÒNG CHÁY THOÁT HIỂM14 5.HỆ THỐNG THOÁT RÁC15 6.HỆ THỐNG VỆ SINH16 7.KHÍ HẬU - GIÓ16 8.KẾT LUẬN16 PHẦN II : KẾT CẤU CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH20 I .LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU20 1.SƠ LƯỢT VỀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH.20 2.LỰA CHỌN HỆ KẾT CẤU CHÍNH CHO CÔNG TRÌNH.24 II .LỰA CHỌN HỆ KẾT CẤU SÀN24 1.HỆ SÀN SƯỜN24 2.HỆ SÀN Ô CỜ25 3.HỆ SÀN KHÔNG DẦM (KHÔNG CÓ MŨ CỘT)25 4.HỆ SÀN KHÔNG DẦM ỨNG LỰC TRƯỚC26 5.TẤM PANEL LẤP GHÉP26 6.CHỌN LỰA GIẢI PHÁP KẾT CẤU SÀN27 III .KẾT LUẬN27 IV .LỰA CHỌN VẬT LIỆU TÍNH TOÁN28 V .BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI LỰC KẾT CẤU29 1.LỰA CHỌN SƠ ĐỒ TÍNH29 2.CÁC GIẢ THIẾT DÙNG TRONG TÍNH TOÁN30 3.PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH NỘI LỰC30 4.LỰA CHỌN CÔNG CỤ TÍNH TOÁN31 5.NỘI DUNG TÍNH TOÁN32 VI .NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN KẾT CẤU BTCT. 32 VII .KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN CHO CÁC CẤU KIỆN32 1.CHỌN CHIỀU DÀY SÀN:32 2.CHỌN TIẾT DIỆN DẦM:33 3.TIẾT DIỆN CỘT. 34 4.CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN VÁCH THANG MÁY, SÀN CẦU THANG36 5.SỐ LIỆU TÍNH TOÁN36 CHƯƠNG 3 :TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO HỒ NƯỚC MÁI. 38 I .KIẾN TRÚC38 II .CHỌN TIẾT DIỆN CÁC CẤU KIỆN39 III .TÍNH TOÁN NẮP BỂ40 1.SƠ ĐỒ TÍNH40 2.TẢI TRỌNG40 3.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC41 IV .TÍNH TOÁN THÀNH BỂ41 1.SƠ ĐỒ TÍNH41 2.TẢI TRỌNG42 V .TÍNH TOÁN BẢN ĐÁY45 1.SƠ ĐỒ TÍNH45 2.TẢI TRỌNG45 3.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC46 4.TÍNH TOÁN CỐT THÉP46 5.KIỂM TRA ĐỘ VÕNG BẢN ĐÁY. 47 VI .TÍNH TOÁN DẦM ĐÁY47 A.DẦM DĐ1. 47 1.KÍCH THƯỚC DẦM :47 2.SƠ ĐỒ TÍNH48 3.TẢI TRỌNG48 4.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC50 5.TÍNH TOÁN CỐT THÉP51 B.DẦM DĐ1. 55 1.KÍCH THƯỚC DẦM :55 2.SƠ ĐỒ TÍNH DĐ2. 55 3.TẢI TRỌNG56 4.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC57 5.TÍNH TOÁN CỐT THÉP58 VII .KIỂM TRA BỀ RỘNG KHE NỨT THÀNH BỂ VÀ ĐÁY BỂ59 CHƯƠNG 4 :TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CẦU THANG64 I .KIẾN TRÚC64 II .CẦU THANG TẦNG ĐIỂN HÌNH64 1.CẤU TẠO CẦU THANG TẦNG ĐIỂN HÌNH64 III .TÍNH TOÁN BẢN THANG66 1.PHƯƠNG PHÁP GIẢI (có 2 phương pháp)66 2.SƠ ĐỒ TÍNH66 3.TẢI TRỌNG67 4.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC68 5.TÍNH TOÁN CỐT THÉP69 IV .TÍNH TOÁN DẦM THANG (200x300)70 1.SƠ ĐỒ TÍNH70 2.TẢI TRỌNG70 3.XÁC ĐỊNH NỘI LỰC71 4.TÍNH TOÁN CỐT THÉP71 5.KIỂM TRA ĐỘ VÕNG CỦA DẦM ĐÁY:75 CHƯƠNG 5 :THIẾT KẾ SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH76 I .MẶT BẰNG BỐ TRÍ DẦM TẦNG ĐIỂN HÌNH76 II .XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG76 1.TĨNH TẢI76 2.HOẠT TẢI80 3.TỔNG TẢI TÁC DỤNG LÊN TỪNG Ô BẢN82 III .LỰA CHỌN VẬT LIỆU82 IV .LỰA CHỌN SƠ ĐỒ TÍNH83 V .CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CHO TỪNG Ô SÀN:83 1.SÀN BẢN KÊ BỐN CẠNH NGÀM83 2.ĐỐI VỚI BẢN DẦM84 VI .TÍNH TOÁN NỘI LỰC CHO TỪNG Ô SÀN85 VII .TÍNH TOÁN CỐT THÉP TỪNG Ô SÀN87 VIII .KIỂM TRA SỰ HÌNH THÀNH KHE NỨT THẲNG GÓC:92 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:92 2.KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT CỦA BẢN SÀN:93 3.BỀ RỘNG KHE NỨT THẲNG GÓC:94 IX .KIỂM TRA ĐỘ VÕNG CỦA SÀN:98 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:98 2.ĐỘ VÕNG CHO PHÉP:100 3.KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ VÕNG BẢN SÀN101 X .KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỐNG XUYÊN THỦNG CỦA SÀN102 CHƯƠNG 6 :TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG105 I .CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 105 II .NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN.105 1.DAO ĐỘNG CỦA KHUNG NHIỀU TẦNG PHẲNG.105 2.DAO ĐỘNG CỦA TƯỜNG CỨNG105 III .TÌM CHU KỲ DAO ĐỘNG RIÊNG HỢP LÝ NHẤT. 107 IV .TÍNH DAO ĐỘNG BẰNG PHẦN MỀM ETABS.113 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 113 2.TÍNH TOÁN CÁC DẠNG DAO ĐỘNG RIÊNG114 3.CÁC KHAI BÁO TRONG ETAB118 4.KHỐI LƯỢNG VÀ TÂM KHỐI LƯỢNG TỪNG TẦNG119 5.CHU KỲ DAO ĐỘNG RIÊNG VÀ TỶ SỐ KHỐI LƯỢNG THAM GIA119 6.MODAL LOAD PARTICIPATION RATIOS. 120 7.BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG RIÊNG THEO TỪNG PHƯƠNG120 8.NHẬN XÉT. 129 V .TẢI TRỌNG GIÓ131 1.THÀNH PHẦN GIÓ TĨNH131 2.THÀNH PHẦN GIÓ ĐỘNG133 3.TỔNG TẢI TRỌNG GIÓ137 CHƯƠNG 7 :TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO KHUNG TRỤC NGANG ( TRỤC C)141 I .SƠ ĐỒ TÍNH141 II .TẢI TRỌNG TÁC DỤNG VÀO HỆ KHUNG DẦM SÀN143 1.TẢI TRỌNG ĐỨNG143 2.TẢI TRỌNG NGANG145 3.CÁC TRƯỜNG HỢP TẢI TRỌNG146 4.CẤU TRÚC TỔ HỢP NỘI LỰC153 III .XÁC ĐỊNH NỘI LỰC155 IV .TÍNH CỘT TRỤC C155 1.QUAN NIỆM VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN155 2.CÔNG THỨC TÍNH TOÁN157 3.TÍNH TOÁN CỐT THÉP CỘT. 159 4.TÍNH CỐT ĐAI159 V .TÍNH TOÁN DẦM TRỤC 2. 166 1.SỐ LIỆU TÍNH TOÁN166 2.TÍNH CỐT THÉP DỌC166 3.TÍNH CỐT THÉP NGANG166 4.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN167 5.TÍNH TOÁN CỐT TREO TẠI CHỖ DẦM PHỤ GÁC LÊN DẦM CHÍNH:175 6.KIỂM TRA ĐỘ VÕNG DẦM176 VI .TÍNH TOÁN VÁCH CỨNG177 1.KHÁI NIỆM177 2.KÍCH THƯỚC VÁCH CỨNG177 3.SỰ LÀM VIỆC CỦA VÁCH CỨNG178 4.TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP DỌC CHO VÁCH CỨNG TRỤC C178 5.LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN179 PHƯƠNG PHÁP 1:180 PHƯƠNG PHÁP 2:181 6.BỐ TRÍ CỐT THÉP:183 7.KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC VÁCH CỨNG184 8.TÍNH CỐT THÉP NGANG185 CHƯƠNG 8 :TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO MÓNG KHUNG NGANG TRỤC C193 I .ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH193 1.ĐỊA TẦNG193 2.ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT. 195 3.LỰA CHỌN MẶT CẮT ĐỊA CHẤT ĐỂ TÍNH MÓNG195 4.ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN195 5.LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG195 II .THIẾT KẾ MÓNG DƯỚI CỘT C9. 196 1.CÁC LOẠI TẢI TRỌNG DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN196 2.TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN197 3.TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN197 4.CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN197 5.SƠ BỘ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC ĐÀI MÓNG198 III .PHƯƠNG ÁN 1: CỌC KHOAN NHỒI. 199 1.CẤU TẠO CỌC199 2.KIỂM TRA TẢI TRỌNG THẲNG ĐỨNG TÁC DỤNG LÊN CỌC204 3.KIỂM TRA THEO ĐIỀU KIỆN BIẾN DẠNG205 4.CƯỜNG ĐỘ ĐẤT NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC (THEO CÔNG THỨC CỦA TERZAGHI)208 5.TÍNH ĐỘ LÚN CỦA NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC208 6.KIỂM TRA XUYÊN THỦNG ĐÀI CỌC209 7.TÍNH CỐT THÉP CHO ĐÀI CỌC209 IV .PHƯƠNG ÁN 2: CỌC BTCT ĐÚC SẴN211 1.CẤU TẠO CỌC211 2.XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CỌC212 3.KIỂM TRA TẢI TRỌNG THẲNG ĐỨNG TÁC DỤNG LÊN CỌC213 4.KIỂM TRA CỌC TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG215 5.KIỂM TRA CỌC TRONG GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG216 6.KIỂM TRA XUYÊN THỦNG ĐÀI CỌC217 7.TÍNH CỐT THÉP CHO ĐÀI CỌC217 8.KIỂM TRA THEO ĐIỀU KIỆN BIẾN DẠNG218 V .PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG222 VI .THIẾT KẾ MÓNG DƯỚI CỘT C10. 225 1.CÁC LOẠI TẢI TRỌNG DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN225 2.TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN225 3.TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN225 4.CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN226 5.SƠ BỘ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC ĐÀI MÓNG226 6.CẤU TẠO CỌC227 7.SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC KHOAN NHỒI227 8.XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CỌC231 9.KIỂM TRA TẢI TRỌNG THẲNG ĐỨNG TÁC DỤNG LÊN CỌC232 10.KIỂM TRA THEO ĐIỀU KIỆN BIẾN DẠNG233 11.CƯỜNG ĐỘ ĐẤT NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC (THEO CÔNG THỨC CỦA TERZAGHI)235 12.TÍNH ĐỘ LÚN CỦA NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC236 13.KIỂM TRA XUYÊN THỦNG ĐÀI CỌC237 14.TÍNH CỐT THÉP CHO ĐÀI CỌC237 VII .THIẾT KẾ MÓNG DƯỚI CỘT C17. 239 1.CÁC LOẠI TẢI TRỌNG DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN239 2.TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN239 3.TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN239 4.CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN240 5.SƠ BỘ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC ĐÀI MÓNG240 6.CẤU TẠO CỌC241 7.SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC KHOAN NHỒI241 8.XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CỌC245 9.KIỂM TRA TẢI TRỌNG THẲNG ĐỨNG TÁC DỤNG LÊN CỌC246 10.KIỂM TRA THEO ĐIỀU KIỆN BIẾN DẠNG247 11.CƯỜNG ĐỘ ĐẤT NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC (THEO CÔNG THỨC CỦA TERZAGHI)250 12.TÍNH ĐỘ LÚN CỦA NỀN TẠI ĐÁY KHỐI MÓNG QUY ƯỚC250 13.KIỂM TRA XUYÊN THỦNG ĐÀI CỌC251 14.TÍNH CỐT THÉP CHO ĐÀI CỌC251 VIII .DẦM MÓNG253 CHƯƠNG 9 :KIỂM TRA TỔNG THỂ CHO CÔNG TRÌNH254 I .KIỂM TRA ĐỘ VÕNG Ở ĐỈNH CÔNG TRÌNH254 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:254 2.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN254 II .KIỂM TRA LẬT:256 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:256 2.TÍNH TOÁN KIỂM TRA LẬT THEO PHƯƠNG X:257 3.TÍNH TOÁN KIỂM TRA LẬT THEO PHƯƠNG Y:258 III .KIỂM TRA TRƯỢT. 259 IV .KẾT LUẬN259 PHẦN III: THI CÔNG CHƯƠNG 10 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG261 I .ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH261 II .ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÔNG TRÌNH261 1.KIẾN TRÚC261 2.KẾT CẤU262 3.NỀN MÓNG262 4.ĐIỀU KIỆN THI CÔNG262 5.HỆ THỐNG GIAO THÔNG263 6.NGUỒN CUNG CẤP VỐN263 7.NHẬN XÉT. 263 CHƯƠNG 11 :THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI. 264 I .SỐ LIỆU THIẾT KẾ264 II .VẬT LIỆU264 III .CÁC TIÊU CHUẨN THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI. 264 IV .TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC264 V .CHỌN MÁY THI CÔNG CỌC265 1.MÁY KHOAN265 2.MÁY CẨU266 3.MÁY VẬN CHUYỂN BÊTÔNG267 VI .TRÌNH TỰ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI. 268 1.TẠO LỖ268 2.GIỮ THÀNH LỖ270 3.LÀM SẠCH HỐ KHOAN LẦN 1 (XỬ LÝ CẶN LẮNG THÔ)272 4.HẠ LỒNG CỐT THÉP272 5.LẮP ỐNG TREMIE ĐỔ BÊTÔNG274 6.LÀM SẠCH HỐ KHOAN LẦN 2 (XỬ LÝ CẶN LẮNG MỊN)274 7.ĐỔ BÊTÔNG, TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔ TỪ TỪ RÚT ỐNG VÁCH275 8.RÚT TOÀN BỘ ỐNG VÁCH, HOÀN TẤT VIỆC THI CÔNG CỌC276 9.CHUYỂN ĐẤT THẢI RA KHỎI CÔNG TRƯỜNG VÀ LẤP ĐẤT ĐẦU CỌC . 277 10.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI (BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM)277 11.PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM277 12.QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM278 CHƯƠNG 12 :THI CÔNG ĐÀO ĐẤT279 I .KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH HỐ ĐÀO279 II .TÍNH CHỌN MÁY ĐÀO ĐẤT. 280 III .TÍNH CHỌN MÁY VẬN CHUYỂN ĐẤT. 282 CHƯƠNG 13 :THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐI. 284 I .THI CÔNG ĐÀI MÓNG, GIẰNG MÓNG284 1.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ284 2.BIỆN PHÁP THI CÔNG284 II .CÔNG TÁC CỐT THÉP. 285 III .CÔNG TÁC COPPHA286 IV .LẮP DỰNG COPPHA289 1.LẮP DỰNG COPPHA ĐÀI MÓNG289 2.LẮP DỰNG COPPHA GIẰNG MÓNG289 V .CÔNG TÁC BÊTÔNG289 1.TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN MẶT BẰNG289 2.KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG289 3.CHỌN MÁY PHỤC VỤ THI CÔNG289 CHƯƠNG 14 :THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CỘT, DẦM SÀN292 I .NHIỆM VỤ292 II .PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHO CÔNG TRÌNH292 1.SO SÁNH PHƯƠNG ÁN292 2.CHỌN PHƯƠNG ÁN292 3.TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG CHO TẦNG ĐIỂN HÌNH293 4.SƠ ĐỒ PHÂN ĐỢT ĐỔ BÊ TÔNG293 III .CHỌN MÁY THI CÔNG294 1.CHỌN CẦN TRỤC THÁP294 2.CHỌN MÁY VẬN THĂNG297 3.CHỌN MÁY BƠM BÊ TÔNG297 4.CHỌN XE TRỘN – VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG VÀ MÁY ĐẦM299 IV .CÔNG TÁC CỐP PHA299 1.TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA SÀN299 2.TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA DẦM (300x700)302 3.TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA CỘT. 308 V .THI CÔNG DẦM, SÀN, CỘT. 313 1.THI CÔNG DẦM SÀN313 2.THI CÔNG CỘT. 315 VI .SỬA CHỮA NHỮNG KHUYẾT TẬT DO THI CÔNG BÊ TÔNG316 CHƯƠNG 15 :AN TOÀN LAO ĐỘNG317 I .KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG ĐÀO ĐẤT. 317 II .AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬT LIỆU318 III .AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC BÊ TÔNG318 IV .CÔNG TÁC XÂY VÀ HOÀN THIỆN321 V .AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN CÁC LOẠI MÁY322 VI .AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG323 VII .AN TOÀN KHI ĐỔ ĐẦM BÊ TÔNG324 VIII .AN TOÀN KHI DƯỠNG HỘ BÊ TÔNG324 IX .AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN324 X .AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC CỐT THÉP. 325 TÀI LIỆU THAM KHẢO326

doc332 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế thi công Nhà khách thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên mặt bằng máy di chuyển giât lùi về phía sau theo hình chữ chi. Tại mỗi vị trí máy đứng đào đến cao trình -5.5 m, đầy gầu thì đổ sang xe vận chuyển. Chu kỳ làm việc của máy đào và máy vận chuyển đã tính toán hợp lý để tránh thời gian chờ lãng phí. Sau khi đào cơ giới xong, ta tiến hành cho công nhân đào thủ công 30cm còn lại. SƠ ĐỒ DI CHUYỂN CỦA MÁY ĐÀO THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐI THI CÔNG ĐÀI MÓNG, GIẰNG MÓNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Sau khi giai đọan đào đất thủ công hoàn thành, tiến hành đập đầu cọc một đoạn l=1.5m ( đó là đoạn bêtông của mẻ đầu tiên kém chất lượng) trong đó chiều dài cốt thép chủ là 0.5m, đoạn cốt thép này sẽ được neo vào đài cọc. Chú ý chừa đoạn bêtông đầu cọc là 0,2m để ngàm vào bêtông đài cọc. Có thể đập đầu cọc bằng máy phá bêtông cầm tay. Nạo vét hố móng, đổ lớp bêtông lót đá 4x6, M100, dày 10cm. Sau khi lớp bêtông lót này ninh kết, tiến hành định vị tim cọc, các kích thước đài cọc theo 2 phương lên lớp bêtông lót này để chuẩn bị cho công tác tiếp theo. BIỆN PHÁP THI CÔNG Với giải pháp kết cấu bố trí sàn tầng hầm, dầm móng và đài cọc có cùng cao trình. Do đó, cần có biện pháp giải quyết sự tương quan giữa 3 kết cấu trên. Bởi vì khi thi công sản tầng hầm thì bắt buộc các công tác ngay bên dưới đáy sàn phải hoàn thành (kết cấu đài, dầm, công tác đầm đất …). Có thể đưa ra trình tự thi công như sau: Chia chia làm 3 đợt đổ bêtông như sau: Đợt 1: Tiến hành đổ bêtông đài cọc tới cao trình -4.5m (mặt dưới của đáy dầm móng), chiều dày đổ là 1.2m. Sau đó, tháo cốppha, tiến hành đổ đất lần 1 tới cao trình đài cọc vừa đổ xong, đầm nén phần đất tự nhiên dưới đáy dầm, tới cao trình -4.6m (chừa 10cm cho phần bêtông lót của dầm.). Đổ lớp bêtông lót đá 4x6, M100, dày 10cm cho đáy dầm. Làm công tác coppha cho thành dầm. MÓNG BT ĐÀI BT LÓT VBT (m3) Vbt lot (m3) SL VBT (m3) Vbt lot (m3) h (m) a (m) b (m) h' (m) a' (m) b' (m) M1 1.2 1.2 2.8 0.1 1.4 3 4.032 0.42 5 20.16 2.1 M2 1.2 2.8 2.8 0.1 3 3 9.408 0.9 6 56.448 5.4 M3 1.2 3.6 3.6 0.1 3.8 3.8 15.552 1.444 6 93.312 8.664 M4 1.2 10 10 0.1 10.2 10.2 120 10.404 1 120 10.404 TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG PHÂN ĐỢT 1 289.92 26.568 → TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG ĐỢT 1: 289.92 m3 Đợt 2: Tiến hành đổ bêtông đài tiếp tục, dầm móng tới cao trình -3.95m (chiều dày của sàn tầng hầm 25cm), chiều dày đợt đổ 2 là 0.55m.Xử lý mạch ngừng, đổ đất lần 2, đổ lớp bêtông lót đá 4x6, M100, 10cm cho sàn tầng hầm. MÓNG BT ĐÀI VBT (m3) SL VBT (m3) Vbt lot (m3) h (m) a (m) b (m) M1 0.55 1.2 2.8 1.848 5 9.24 0 M2 0.55 2.8 2.8 4.312 6 25.872 0 M3 0.55 3.6 3.6 7.128 6 42.768 0 M4 0.55 10 10 55 1 55 0 GIẰNG M ÓNG 23.881 6.513 TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG PHÂN ĐỢT 2 156.76 6.513 → TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG ĐỢT 2: 156.76 m3 Đợt 3: Tiến hành đổ tới cao trình mặt trên sàn tầng hầm, chiều dày đổ đợt 3 là 0.25m. DIỆN TÍCH SÀN (m2) CHIỀU DÀY SÀN (m) VBT SÀN (m3) 1197.00 0.25 299.250 → TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG ĐỢT 3: 299.25 m3 TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG ĐÀI MÓNG, GIẰNG MÓNG, SÀN TẦNG HẦM: V = 686.081 m3. CÔNG TÁC CỐT THÉP Công tác cốt thép cũng cần lưu ý các điểm sau : Đảm bảo bề dày lớp bêtông bảo vệ a = 50mm bằng các biện pháp sau: Dùng các con bọ tạo da bêtông (bằng ximăng hay bêtông dư sau khi đổ, tuyệt đối không dùng gạch) Để giữ khoảng cách giữa lớp thép trên và dưới của đài móng, có thể uốn đai giữ khoảng cách cốt thép như hình bên (dùng Ø12)  Ngoài ra, cao trình đổ bêtông có thể kiểm soát bằng cách bố trí các con kê trùng nhau theo phương đứng. Cần tuân thủ đúng phương của lớp thép trên và dưới của vỉ móng. CÔNG TÁC COPPHA Công tác chuẩn bị: Sau khi lắp dựng xong cốt thép đài, cổ móng ta tiến hành định vị lắp dựng cốp pha đài móng. Cốp pha ván thành dùng cốp pha tiêu chuẩn bằng nhựa, sườn ngang và sườn đứng dùng thép hộp 50x50x2mm (thép CT3) liên kết với nhau bằng khóa của bộ sản phẩm Fuvi. Thanh chống xiên Hòa Phát K-102 có chiều dài ống ngoài 1,5m, chiều dài ống trong 2m, chịu lực nén tối đa 2000 kG. Tính toán cốp pha và thanh chống: Tải trọng ngang của vữa bê tông khi đổ và đầm (dùng đầm dùi để đầm): P = g.H + Pđ Trong đó: Pđ : tải trọng động do đổ bê tông vào ván khuôn. Lấy Pđ = 400(kG/m2) (đổ bê tông bằng máy bơm). g: dung trọng của 1 m3 bê tông. Lấy g = 2500(kG/m3). H: chiều cao lớp bê tông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm dùi lấy H = 0,75(m). => Tải trọng ngang của vữa bê tông khi đổ và đầm: P = 2500x0,75 + 400 = 2275(kG/m2). Tính cốp pha móng điển hình M2: Kích thước đài: 2800x2800x2000, nhưng do đợt 3 ta đổ bê tông chung với sàn tầng hầm nên chỉ làm cốp pha tới cao trình đáy sàn tầng hầm -1,8m. Cấu tạo: Dùng 40 tấm 250x1000x50 và 20 tấm 250x800x50; 20 thanh sườn đứng 1,25m; 12 thanh sườn ngang 3.1m; 40 thanh chống xiên Hòa Phát K-102 và 20 thanh ngang 1,3m đề chống chân. Số liệu tiết diện thép hộp 50x50x2: [s] = 2100 kG/cm2; E = 2.106 kG/cm2; J = 50x503/12 – 46x463/12 = 14,77 cm4; W = 5,908 cm3. Tính sườn đứng: 50x50x2mm Theo cách bố trí thì tính các sườn đứng như tính dầm liên tục có nhịp 0,5m chịu tải phân bố đều gối lên các sườn ngang. Tải trọng sườn đứng phải chịu: qtc = 2275x0,5 = 1137,5(kG/m) = 11,38(kG/m). qtt = 1,3x1137,5 = 1478,75(kG/m) = 14,79(kG/cm) (n = 1,3: hệ số vượt tải – tra bảng 10.3 trang 148 sách “Kỹ thuật thi công “ của Ts Đỗ Đình Đức; PGs Lê Kiều). . Theo điều kiện cường độ: Mmax/W = 3743.7/5,9 = 634.5 (kG/cm2)< [s] = 2100(kG/cm2). Kiểm tra độ võng: Þ Vậy tiết diện đã chọn đảm bảo về cường độ và biến dạng. Tính sườn ngang: (50x50x2mm) do cấu tạo thanh chống xiên liên kết với sườn ngang tại vị trí liên kết với thanh sườn đứng nên thanh sườn ngang không chịu uốn mà đóng vai trò định vị cốp pha. Tính toán thanh chống xiên: thanh chống chịu lực nén dọc trục, lấy gần đúng và thiên về an toàn ta lấy lực nén lớn nhất tác dụng lên thanh chống bằng lực tập trung của sườn đứng tác dụng lên sườn ngang truyền vào thanh chống: LẮP DỰNG COPPHA LẮP DỰNG COPPHA ĐÀI MÓNG Lấy dấu tim và chu vi đài cọc. Lắp các tấm coppha tiêu chuẩn, liên kết lại với nhau bằng chốt, tại các góc liên kết bằng các chốt góc ngoài. Cố định tạm cốp pha thành, sau đó tiến hành lắp dựng lần lượt các sườn ngang và sườn đứng, cuối cùng cố định chắc chắn bằng các ống chống thép đặt vào sườn đứng. (Do kích thước móng khá lớn nên ta tiến hành lắp dựng tại chỗ mà không gia công trước). Đánh gỉ cốt thép, nghiệm thu công việc. LẮP DỰNG COPPHA GIẰNG MÓNG Tiến hành tương tự như đối với coppha đài móng. CÔNG TÁC BÊTÔNG TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN MẶT BẰNG Đối với bêtông lót ta cho đầm đá 4x6 bằng máy đầm Mikasa số hiệu MT – 55, sau đó trộn cát và xi măng đạt Mác 100 rồi đổ xuống, đầm làm phẳng mặt. ¬ Máy đầm Mikasa số hiệu MT – 55: Dài x rộng x cao : 670x370x1010mm Trọng lượng : 57kg Cỡ mặt đầm : 340x265mm Biên độ giật : 70mm Lực đập : 9,8kN Tần số đập : 600-695lần/phút. Thể tích bình nhiên liệu : 2 lít Dộng cơ : ROBIN EH09-2( 2,1kW, 4 thì) Đối với bêtông đài cọc dùng bêtông thương phẩm, sản xuất tại nhà máy Mác 300. Trên mặt bằng thi công, bố trí một xe bơm bêtông. Xe đứng cách miệng hố đào 3m. KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG Khối lượng bêtông được tính toán cụ thể ở phần trên. CHỌN MÁY PHỤC VỤ THI CÔNG Máy bơm bêtông: Theo "Bảng 26 các thông số mốt số loại máy bơm cố định " sách ‘CÔNG TÁC BÊ TÔNG’ của thầy Đặng Đình Minh, chọn máy bơm bêtông có mã hiệu : DC A800B với thông số : Lưu lượng : 80 m3/giờ. Áp lực bơm lỏng max : 18.5 Mpa. Áp lực đẩy lý thuyết : 44 Mpa. Cự ly vận chuyển : Ngang : 440 m. Đứng : 125m. Dung lượng thùng chứa : 0.35m3. Trọng lượng : 1550kg. Xuất xứ : Nhật Bản. Ôtô vận chuyển bêtông: Sử dụng bêtông sản xuất tại nhà máy sau đó được chuyển đến công trình bằng ô tô chuyên dùng. Số chuyến xe trong 1 ca: Trong đó : Tch : Thời gian 1 chuyến xe đi và về. Tch = tchất + tdừng chờ đổ + tvận động + L/Vđi + L/Vvề phút Năng suất xe tải được xác định theo công thức : Trong đó : q : trọng lượng bêtông chuyên chở. (Mỗi chuyến xe chở 6m3 bêtông) : hệ số sử dụng xe theo thời gian. Năng suất bêtông cung cấp /ca : Đợt 1: Tổng khối lượng bêtông 289.92 m3 → Số xe tải cần thiết đảm bảo phục vụ đổ bêtông trong 1 ca : → chọn 7xe. Đợt 2: Tổng khối lượng bêtông 132.88 m3 → Số xe tải cần thiết đảm bảo phục vụ đổ bêtông trong 1 ca : → chọn 4 xe. → Tra theo Sổ tay chọn máy thi công xây dựng, ta chọn 7 xe tải mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật như sau : Dung tích thùng : 6m3 Ôtô cơ sở: KamAZ - 5511 Công suất động cơ : 40 KW Tốc độ quay thùng trộn: 9 ÷ 14.5 vòng /phút Độ cao đổ phối liệu vào : 3.5 m Thời gian đổ bêtông ra (min) : 10 phút Vận tốc di chuyển : 70 Km/h (Trên đường nhựa) Kích thước giới hạn: (dài x rộng x cao) = (7,38x2,5x3,4)m Trọng lượng xe khi có bêtông : 21,85 T Chọn đầm dùi Dùng đầm dùi bê tông do công ty Hòa Phát cung cấp với các thông số sau: Đầu dùi : Chọn loại đầu dùi PHV - 28 có: Kích thước: (28x345) mm. Biên độ rung: 2 mm. Tần số rung: 120041400 lần/phút. Trọng lượng: 1.2 kg. Dây dùi : Chọn loại dây PSW có: Đường kính ruột: 7,7 mm. Đường kính vỏ: 28 mm. Chiều dài dây: 3 m. Mô tơ nguồn : Loại PMA - 1500 có: Công suất: 1,5 KVA ; 1 pha Trọng lượng: 6,5 kg. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CỘT, DẦM SÀN NHIỆM VỤ Thiết kế biện pháp thi công cột, dầm và sàn tầng điển hình. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHO CÔNG TRÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN Thi công bê tông thủ công có ưu điểm là cơ động, có thể đến vị trí xa nhất trên mặt bằng; không cần máy móc phức tạp, cồng kềnh; chi phí cho một ngày công là khá rẻ; không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đổ bê tông bằng thủ công thì có nhược điểm là chất lượng sản phẩm không cao, chỉ trộn được mác bê tông dưới 250, số công nhân tại công trường là rất lớn, thời gian thi công kéo dài nên nhiều lúc không đảm bảo tiến độ, mức độ an toàn lao động thấp, nhất là đối với công trình thi công phức tạp. Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với công trình nhỏ như nhà phố, thấp tầng, công trình nhỏ trong đô thị mặt bằng chật hẹp và những công trình ở vùng sâu khi mà vận chuyển trang thiết bị máy móc thi công rất khó khăn. Thi công bê tông cơ giới có ưu điểm rất lớn là thời gian thi công nhanh, giảm tối đa số lượng công nhân tại công trường nên mức độ an toàn lao động cao hơn, đảm bảo chất lượng bê tông mác cao. Tuy nhiên, phương pháp thi công này cũng có một vài nhược điểm như phải có máy móc trang thiết bị cồng kềnh, yêu cầu đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, mặt bằng công trình phải đủ rộng để máy móc có thể ra vào dễ dàng. Thi công bê tông cơi giới phù hợp những công trình lớn, như nhà cao tầng. CHỌN PHƯƠNG ÁN Công trình đang xét có quy mô 16 tầng (kể cả tầng bán hầm) và mái. Diện tích mặt bằng 38mx31.5m, đòi hỏi khối lượng bê tông công tác khá lớn, vận chuyển, cẩu lắp các cấu kiện là khó khăn với phương pháp thi công thủ công, do đó chọn phương án thi công bằng cơ giới kết hợp với thủ công để tận dụng những ưu điểm của 2 phương pháp náy. Trình tự thi công các hạng mục: Đối với cột, vách: đặt cốt thép -> lắp dựng cốp pha -> đổ bê tông. Đối với hệ dầm sàn: lắp dựng dàn giáo -> lắp dựng cốp pha -> đặt cốt thép -> đổ bê tông. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG CHO TẦNG ĐIỂN HÌNH Cấu kiện Kích thước cấu kiện (m) Thể tích Dài(l) Rộng(b) Cao(h) (m3) Dầm 300x700 199.7 0.3 0.7 41.937 Dầm 200x450 116.45 0.2 0.45 10.4805 Sàn lầu 5 28.2 22.2 0.1 62.604 Cấu kiện Kích thước cấu kiện (m) số lượng Thể tích SHt(l) Rộng(b) Cao(h) (m3) C70X70 3.4 0.7 0.7 4 6.664 C65X65 3.4 0.65 0.65 13 18.6745 Cấu kiện Kích thước cấu kiện (m) Thể tích SHt(l) bề dày diện tích (m3) Thang máy 3.4 0.3 14.37 48.858 Tổng cộng 189.218 SƠ ĐỒ PHÂN ĐỢT ĐỔ BÊ TÔNG Đợt Tên công việc 1 Thi công đổ bê tông đài móng 2 Thi công đà kiềng 3 Thi công sàn tầng hầm và phần còn lại của đà kiềng và đài móng 4 Thi công cột, lõi cứng tầng trệt 5 Thi công dầm, sàn và cầu thang tầng trệt 6 Thi công cột, lõi cứng lầu 1 7 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 1 8 Thi công cột, lõi cứng lầu 2 9 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 2 10 Thi công cột, lõi cứng lầu 3 11 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 3 12 Thi công cột, lõi cứng lầu 4 13 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 4 14 Thi công cột, lõi cứng lầu 5 15 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 5 16 Thi công cột, lõi cứng lầu 6 17 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 6 18 Thi công cột, lõi cứng lầu 7 19 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 7 20 Thi công cột, lõi cứng lầu 8 21 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 8 22 Thi công cột, lõi cứng lầu 9 23 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 9 24 Thi công cột, lõi cứng lầu 10 25 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 10 26 Thi công cột, lõi cứng lầu 11 27 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 11 28 Thi công cột, lõi cứng lầu 12 29 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 12 30 Thi công cột, lõi cứng lầu 13 31 Thi công dầm, sàn và cầu thang lầu 13 32 Thi công cột, lõi cứng tầng thượng 33 Thi công dầm, sàn và cầu thang tầng thượng 34 Thi công cột mái 35 Thi công dầm, sàn mái 36 Thi công hồ nước mái CHỌN MÁY THI CÔNG Vì khối lượng bê tông khá lớn do đó khó có thể tập kết một khối lượng lớn vật tư tại công trường, mặt khác để đảm bảo chất lượng bê tông và tiết kiệm thời gian thi công ta dùng bê tông thương phẩm để thi công thân nhà. CHỌN CẦN TRỤC THÁP Công trình có độ cao tối đa 57.7m tính từ mặt đất tự nhiên nên cần phải sử dụng cần trục tháp phục vụ cho công tác: cẩu trang thiết bị lên cao, đổ bê tông từ tầng 3 trở lên do xe bơm bê tông hạn chế vệ độ cao cần với. Độ cao nâng cần thiết: [H] ≥ H = hct + hat + hck +h1 Trong đó: hct = 57.7m: chiều cao công trình. hat = 1m: chiều cao an toàn. hck = 2,5m: chiều cao cấu kiện (chọn trường hợp khi sử dụng cần trục để cẩu lồng thép). ht = 1m: chiều cao treo buộc. => [H] ≥ 57.7+ 1 + 2,5 + 1 = 62.2m. Công trình có diện tích mặt bằng tầng điển hình thi công: 28.2x22.2m, sử dụng 1 cần trục tháp cho công trình cố định, bố trí cần trục ở giữa cạnh 28.2m. Tầm với để cần trục phải thỏa mãn: Rmin ≥ RmaxCT + 5 = Căn cứ vào chiều cao công trình và tầm hoạt động tới vị trí xa nhất của mặt bằng công trình ta chọn cần trục tháp: CHỌN MÁY VẬN THĂNG Máy vận thăng dùng để vận chyển vật tư, thiết bị khuôn thép, vữa… theo chiều cao. Ngoài ra, nó còn dùng vận chuyển người vì thế phải được thiết kế với hệ số an toàn cao và có buồng lưới an toàn. Chọn vận thăng Hòa Phát mã hiệu HP-VTL 100.80, tải trọng 1 tấn – 1 lồng. CHỌN MÁY BƠM BÊ TÔNG Sử dụng máy bơm bê tông để đổ bê tông dầm, sàn, cột. Đối với đổ bê tông tầng hầm + trệt + lầu 1 sử dụng bơm bê tông có cần, đối với các tầng trên dùng bơm cố định. Chọn máy bơm có cần phải có tầm với đến phân nửa mặt bằng. Chọn công suất bơm của máy bơm sao cho thời gian hoàn thành đổ bê tông không quá dài (từ 2 ¸ 3 giờ). Xe bơm bê tông có tay cần dùng bơm Putzmeister - 32Z12L có các thông số kỹ thuật như trên (máy bơm thi công phần ngầm). Bơm bê tông cố định: Bơm cố định Putzmeister - BSA 2110 HP-D. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT Khối lượng 8165 kG KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN Dài 6813 mm Rộng 1977 mm Cao 2502 mm THÔNG SỐ BƠM Công suất (phía cần/phía pít tông) 102/76 m3/giờ Áp suất (phía cần/phía pít tông) 150/220 Bar Đường kính ống bơm 150 mm Kiểu van S-2015D PHỂU CHỨA Kiểu RS 900HP Dung tích 600 lít Chiều cao 1270 mm CHỌN XE TRỘN – VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG VÀ MÁY ĐẦM Xe trộn và vận chuyển bê tông: Cifa - SL 8 Máy đầm bê tông: Đầm dùi chạy điện Model ZN50 CÔNG TÁC CỐP PHA TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA SÀN CẤU TẠO: gồm các tấm cốp pha tiêu chuẩn (Fuvi) 500x1000mm gác lên hệ thống sườn phụ là thanh thép hộp 50x50x2mm cách nhau 330mm và sườn chính là thép hộp 50x100x2mm cách nhau 1m, sử dụng cây chống Hòa Phát. Ngoài ra, còn sử dụng một số tấm cốp pha Fuvi có kích thước nhỏ hơn. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN 1m2 SÀN: (Hệ số vượt tải lấy theo Bảng A.3 TCVN 4453:1995). Tải trọng Tải trọng tiêu chuẩn(kG/m2) Hệ số vượt tải Tải trọng tính toán(kG/m2) Trọng lượng bê tông 0.1x2500 = 250 1.2 300 Trọng lượng tấm cốp pha tiêu chuẩn 11 1.1 12.1 Hoạt tải do người và dụng cụ thi công 250 1.3 325 Tải trọng do đổ bê tông bằng máy 400 1.3 520 Tải trọng do đầm rung 200 1.3 260 Tổng tải trọng tác dụng lên 1m2 cốp pha sàn 1111 1417.1 Kiểm tra sườn phụ (sườn ngang): Sơ đồ tính: coi sườn phụ làm việc như một dầm liên tục nhịp 1m gối tựa lên các sườn chính. Tải phân bố đều tác dụng lên sườn phụ: Mô men tính toán: Sử dụng thanh thép hộp 50x50x2mm làm sườn phụ: Kiểm tra theo điều kiện cường độ: => Sườn phụ đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Kiểm tra sườn chính (sườn dọc): Sơ đồ tính: để cho đơn giản và thiên về an toàn ta coi sườn chính như dầm đơn giản chịu tải tập trung gối lên các cây chống. Khoảng cách cây chống 1m. Lực tác dụng lên sườn chính: Mô men tính toán: Mmax = 0.33x467.643 = 154.3 kG.m Sử dụng thanh thép hộp 50x100x2mm làm sườn chính: Kiểm tra theo điều kiện cường độ: => Sườn chính đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: (“Sổ tay thực hành kết cấu” của PGs.VŨ MẠNH HÙNG). Chọn cột chống: Lực tác dụng lên một cây chống: (S: diện chịu tải của cây chống) Với qttcốp pha sàn = 1567 kG/m2 : tải trọng tác dụng lên 1m2 cốp pha sàn. Chiều cao tầng htầng = 3,5m. Dùng cột chống Hòa Phát mã hiệu K – 102 có các thông số: Chiều dài sử dụng tối đa: 3500mm. Chiều dài sử dụng tối thiểu: 2500mm. Tải trọng khi nén: 2000kG. Tải trọng khi kéo: 1500kG. TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA DẦM (300x700) CẤU TẠO: Cốp pha đáy, thành dùng cốp pha tiêu chuẩn Fuvi có các kích thước 500x1000x50; 300x1000x50; 200x1000x50; tấm góc 100x100x50. Sườn ngang, sườn đứng và chống xiên dùng thép hộp 50x50x2mm. Sườn ngang dưới đáy dầm (pan ngang) dùng thép hộp 50x100x2mm. Cây chống đứng dùng cây chống K – 102 của Hòa Phát. Tải trọng tác dụng lên cốp pha đáy dầm: Tải trọng Tải trọng tiêu chuẩn(kG/m2) Hệ số vượt tải Tải trọng tính toán(kG/m2) Trọng lượng bê tông 0.7x2500 = 1750 1.2 2100 Trọng lượng tấm cốp pha tiêu chuẩn 11 1.1 12.1 Hoạt tải do người và dụng cụ thi công 250 1.3 325 Tải trọng do đổ bê tông bằng máy 400 1.3 520 Tải trọng do đầm rung 200 1.3 260 Tổng tải trọng tác dụng lên 1m2 cốp pha sàn 2611 3217.1 Tải trọng tác dụng lên cốp pha thành dầm: Tải trọng tiêu chuẩn: : áp lực ngang của bê tông mới đổ. : khối lượng riêng của bê tông. H = 0.7 m: chiều cao của mỗi lớp hỗn hợp bê tông tính bằng m (H < R). : tải trọng do đổ bê tông bằng máy. : tải trọng do đầm rung. Tuy nhiên, đối với cốp pha đứng, thường khi đổ thì không đầm và ngược lại do vậy khi tính toán lấy giá trị lớn hơn. Þ qtc = g.H + Sqđ = 1750 + 400 = 2150kG/m2. Tải trọng tiêu chuẩn: : hệ số vượt tải ( lấy theo Bảng A.3 TCVN 4453: 1995). . Kiểm tra sườn ngang bằng thép hộp 50x50x2mm: Sơ đồ tính: ta xem sườn ngang như một dầm liên tục trên các gối tựa là các sườn đứng có nhịp là 0,5m (tùy theo chiều dài nhịp mà khoảng cách này có thể thay đổi nhưng không được vượt quá 0,5m), chiều dài sườn tùy theo nhịp của dầm (từ mép cột này tới mép cột lân cận), lấy điển hình sườn dài 7,4m -> nhịp consol của dầm 0,2m. Tải phân bố đều trên mét dài: Mô men tính toán: Khi thi công thực tế, ở những chỗ dầm giao với cột hoặc dầm giao nhau pan ngang sẽ bị chồng chéo, không bố trí được -> chiều dài đoạn công son có thể tăng lên, tuy nhiên chỉ cho phép tăng không quá 0,4m. Sử dụng thanh thép hộp 50x50x2mm làm ngang: Kiểm tra theo điều kiện cường độ: => Sườn ngang đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Kiểm tra sườn đứng bằng thép hộp 50x50x2mm: Sơ đồ tính: bố trí các thanh sườn đứng trên các thanh pan ngang cách nhau 0,5m, chiều dài trung bình của thanh sườn đứng là 0,65m, ta xem sườn đứng như dầm đơn giản trên 2 gối tựa là thanh xiên và thanh ngang. Do khoảng cách giữa các điểm đặt tải chênh lệch không nhiều, thiên về an toàn và thuận tiện ta chọn sơ đồ tính như sau: Tải tập trung trên thanh sườn đứng: Mô men tính toán: Mmax = P.a = 281.5x0,2 = 56.3 kG.m Kiểm tra theo điều kiện cường độ: Þ Sườn chính đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: (“Sổ tay thực hành kết cấu” của PGs.VŨ MẠNH HÙNG). Kiểm tra thanh chống xiên và chống ngang bằng thép hộp 50x50x2mm: Thanh chống xiên và ngang chịu lực nén dọc trục do thanh sườn đứng truyền vào. Đối với thanh xiên, lực nén dọc trục lớn hơn thanh chống ngang, ta chọn trường hợp lớn nhất kiểm tra chung cho thanh chống xiên và ngang: N = 3P/2cos30 = 281.5x3/2cos30 = 487.6 kG.(α = 300). Kiểm tra theo điều kiện cường độ: Þ Thanh chống xiên và ngang đủ khả năng chịu lực. Kiểm tra sườn đáy dầm bằng thép hộp 50x50x2mm: Sườn đáy dầm gồm 3 thanh thép hộp 50x50x2mm đặt cách nhau 200mm (dầm 300x700). Sơ đồ tính: xem như dầm liên tục gối lên các pan ngang, chiều dài và nhịp tính toán như sườn ngang của thành. Tải trọng tác dụng lên cốp pha dưới đáy thành: Tải trọng tác dụng lên sườn: Mô men: Tương tự sườn ngang của thành dầm ở trên, chiều dài đoạn consol có thể tăng lên, tuy nhiên chỉ cho phép tăng không quá 0,4m. Kiểm tra theo điều kiện cường độ: Þ Sườn dưới đáy dầm đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Kiểm tra pan ngang bằng thép hộp 50x100x2mm: Sườn pan đặt cách nhau 0,5m, thanh chống đặt cách nhau 1m Tải trọng là các lực tập trung truyền từ sườn đáy và thanh xiên (vẫn lấy N = 487.6 kG truyền vào pan). P = 643.4x0.5 = 321.7kG; N = 487.6kG Sử dụng thanh thép hộp 50x100x2mm làm pan ngang: Kiểm tra theo điều kiện cường độ: Þ Pan ngang đảm bảo khả năng chịu lực. Tính chọn cây chống: Lực tác dụng lên một cây chống N = 809.3 kG. Chiều cao tầng: htầng = 3,5m. Chọn cây chống Hòa Phát K – 102 có [P] = 2000kG. Bảng tra cây chống Hòa Phát TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO CỐP PHA CỘT Cấu tạo: Cốp pha cột sử dụng các tấm cốp pha nhựa tiêu chuẩn, sản phẩm của Fuvi, các tấm cốp pha liên kết với nhau bằng các chốt I, các sườn đứng làm bằng thép hộp 50x50 và các gông bằng thép hộp 50x100x2mm để định hình cốp pha và chịu áp lực bê tông truyền qua tấm cốp pha rồi truyền qua gông. Chiều cao đổ bê tông cột: Đối với tầng hầm: ht = 3.7m => hbt = ht - hdầm = 3.7 – 0.7 = 3 m. Đối với tầng trệt: ht = 4.2m => hbt = ht - hdầm = 4.2– 0.7 = 3.5m. Đối với tầng điển hình: ht = 3.5m => hbt = ht - hdầm = 3.5 – 0.7 = 2.8m. Chiều cao đổ bê tông cột nhỏ hơn 5m nên lắp dựng cốp pha suốt chiều cao cột, chọn tấm 200x1000x50mm và tấm nối góc ngoài 50x50x100mm làm cốp pha thành cột. Chọn cột tầng điển hình có tiết diện 700x700 và 750x750, h = 2.8m để tính toán. Cấu tạo cốp pha cột : Tải trọng tác dụng lên cốp pha cột: Tải trọng tiêu chuẩn: : áp lực ngang của bê tông mới đổ. : khối lượng riêng của bê tông. H = 0,75 m: chiều cao của mỗi lớp hỗn hợp bê tông phụ thuộc bán kính đầm dùi. : tải trọng do đổ bê tông bằng máy. : tải trọng do đầm rung. Tuy nhiên, đối với cốp pha đứng, thường khi đổ thì không đầm và ngược lại do vậy khi tính toán lấy giá trị lớn hơn. Þ qtc = g.H + Sqđ = 1785 + 400 = 2275kG/m2. Tải trọng tiêu chuẩn: : hệ số vượt tải ( lấy theo Bảng A.3 TCVN 4453: 1995). . Kiểm tra sườn đứng bằng thép hộp 50x50x2mm: Sơ đồ tính: tính như dầm liên tục gối lên 2 gối tựa là gông cách nhau 0,5m, chịu tải phân bố đều. Tải phân bố đều trên mét dài: Mô men tính toán: Sử dụng thanh thép hộp 50x50x2mm làm sườn đứng: Kiểm tra theo điều kiện cường độ: => Sườn đứng đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Kiểm tra gông bằng 2 thép hộp 50x100x2mm: Sơ đồ tính: tính như dầm đơn giản gối lên 2 gối tựa là 2 ống thép f14 (dùng để bắt bu lông) cách nhau 1m, chịu tải tập trung từ sườn đứng. Tải tập trung lên gông: Các sườn đứng cách nhau nhỏ (200mm), để đơn giản ta xem toàn bộ tải trọng tác dụng lên gông là tải phân bố đều: Mô men tính toán: Sử dụng 2 thanh thép hộp 50x100x2mm làm gông (1 cạnh) : Kiểm tra theo điều kiện cường độ: Þ Gông đảm bảo khả năng chịu lực. Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Nhận xét: áp lực từ tấm cốp pha do đổ và đầm bê tông được các sườn đứng và gông tiếp nhận hết, do đó việc bố trí cây chống tại vị trí gông là để định hình cốp pha và chịu tải trọng gió. Tính và chọn cây chống: Chiều cao của cốp pha cột: h = 2.8m. Tải trọng gió: (Để đơn giản va thiên về an toàn lấy k = 1.0723 ở đỉnh công trình để kiểm tra). Theo TCVN 2336 :1990 đối với thi công lấy 50% tải trọng gió tiêu chuẩn. Áp lực ngang lớn nhất do gió gây ra quy về tải tập trung: Vậy tính toán cây chống xiên theo tải trọng gió: H = 1473kG. Nội lực P trong thanh chống xiên bằng công thức: Trong đó: b: hình chiếu thanh chống xiên trên mặt bằng, b = 2m. c: chiều cao chống, c = 2.5m. h: chiều cao cột, h = 2.8m. l : chiều dài thanh chống, l = Þ Chọn cột chống K – 102 có các thông số dưới bảng sau: THI CÔNG DẦM, SÀN, CỘT THI CÔNG DẦM SÀN Lắp dựng cốp pha kết hợp với cốt thép dầm, sàn theo trình tự sau: Cốt thép dầm và sàn được sửa, uốn thẳng và cắt đúng kích thước, sau đó dùng cần trục tháp và máy vận thăng vận chuyển cốp pha lên sàn để gia công tiếp. Tiến hành lấy cao độ đáy dầm, lắp dựng cây chống, lắp dựng các thanh sườn ngang đỡ cốp pha đáy dầm, lắp các tấm cốp pha đáy dầm, lắp các tấm góc ngoài để liên kết cốp pha đáy dầm với cốp pha thành dầm. Gia công cốt thép dầm, cốt thép dầm chính gia công trước cốt thép dầm phụ. Lắp cốp pha thành dầm và các tấm góc trong để liên kết giữa cốp pha thành dầm với cốp pha sàn. Lắp các thanh sườn ngang và sườn đứng đỡ cốp pha thành dầm. Tiến hành lấy cao độ đáy sàn, lắp dựng cây chống, lắp dựng các thanh sườn chính, sườn phụ, lắp cốp pha sàn. Dùng vải xốp trám kín các khe rỗng nhỏ. Gia công cốt thép sàn. Tiến hành vệ sinh và đổ bê tông dầm và sàn. Những điều cần chú ý trước khi đổ bê tông: Kiểm tra cao độ sàn. Dọn dẹp vệ sinh cốp pha dầm và sàn. Định vị các vị trí của đường ống nước, đường dây điện, vị trí thép chờ, bu lông chờ. Tiến hành nghiệm thu cốp pha và cốt thép. Bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ cốp pha: Do công trình xây dựng ở Lào Cai thuộc vùng A (vùng khí hậu bảo dưỡng bê tông). Thời gian bảo dưỡng bê tông 4 ngày đêm (mùa đông). Sau khi đổ bê tông 3 giờ ta tiến hành tưới nước bảo dưỡng bê tông, dùng bao tải tưới nước ẩm che phủ bề mặt bê tông sàn, cách 3 giờ tưới 1 lần, bảo dưỡng trong 4 ngày đầu. Nhịp lớn nhất của công trình là 7,2m do đó sau khi đổ bê tông 10 ngày tháo cốp pha. Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: Để lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông. Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m. THI CÔNG CỘT Cốt thép và cốp pha được gia công sẵn tại xưởng của công trình, được cần trục tháp cẩu lắp vào vị trí. Sau khi thi công xong cốt thép cột, ta tiến hành lắp cốp pha cột, bốn mặt cột được lắp bằng cốp pha tiêu chuẩn. Xung quanh cột lắp gông thép chịu áp lực ngang của vữa bê tông và giữ cho ván khuôn cột đúng kích thước thiết kế, các gông cách nhau 0,5m. Trong quá trình lắp cốp pha cột ta dùng máy trắc địa và các quả dọi để kiểm tra cốp pha theo phương thẳng đứng. Vệ sinh chân cột và cốp pha, bịt cửa vệ sinh lại, tiến hành đổ 1 lớp vữa xi măng cát có mác bằng với mác bê tông cột chống rổ chân cột. Bê tông cột được đổ bằng thùng đổ có ống vòi để tránh phân tầng bê tông, đổ từng lớp thích hợp sau khi đầm xong thì đổ tiếp. Bê tông cột được đổ sau 1 ngày thì có thể tháo dỡ cốp pha. Chú ý phải đảm bảo cho các góc cạnh, bề mặt không bị sức mẻ. Sau khi tháo dỡ cốp pha phải tiến hành tưới nước bảo dưỡng bê tông, cách 3 giờ tưới nước 1 lần, bảo dưỡng trong 4 ngày đêm, có thể dùng tấm nhựa cao su bao phủ lại cọc sau khi đã tưới nước ẩm bê tông cột. SỬA CHỮA NHỮNG KHUYẾT TẬT DO THI CÔNG BÊ TÔNG Khi thi công bê tông toàn khối, sau khi tháo dỡ cốp pha thường bị những khuyết tật như hiện tượng rỗ mặt, trắng mặt bê tông, hiện tượng nứt chân chim. Hiện tượng rỗ mặt: Rỗ ngoài: rỗ ngoài lớp bảo vệ. Rỗ sâu: rỗ qua cốt thép chịu lực. Rỗ thấu suốt, rỗ xuyên qua kết cấu. Nguyên nhân: Do cốp pha ghép không kín khít, mất nước xi măng. Do vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển và đổ bê tông. Do đầm bê tông kgông kỹ, đầm bỏ sót hoặc do độ dày lớp bê tông quá lớn vượt quá phạm vi đầm. Do cốt liệu quá lớn, cốt thép dày không lọt qua được. Biện pháp khắc phục: Đối với rỗ mặt: dùng bàn chảy sắt tẩy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó dùng bê tông bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn mác thiết kế trát lại xoa phẳng. Đối với rỗ sâu: dùng đục sắt và xà beng cạy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ sau đó ghép ván khuôn (nếu cần) đổ vữa bê tông mác cao hơn đầm chặt. Đối với rỗ thấu suốt trước khi sửa chữa cần chống đỡ kết cấu (nếu cần) sau đó ghép cốp pha và đổ bê tông mác cao hơn rồi đầm kỹ. Hiện tượng trắng mặt bê tông: Nguyên nhân: do bảo dưỡng kém bê tông bị mất nước. Khắc phục: đắp bao tải, cát hoặc mùn cưa tưới nước thường xuyên từ 5 đến 7 ngày. Hiện tượng nứt chân chim: khi tháo cốp pha trên bề mặt bê tông có những vết nứt nhỏ phát triển không theo hướng nào như chân chim. Nguyên nhân: do không che đậy bê tông mới đổ nên khi trời nắng to nước bốc hơi quá nhanh bê tông bị co ngót làm nứt. Khắc phục: dùng nước xi măng quét và trát lại, sau đó phủ bao tải tưới nước bảo dưỡng. Nếu vết nứt lớn hơn thì phải đục rộng rồi trát hoặc phun bê tông sỏi nhỏ mác cao. AN TOÀN LAO ĐỘNG KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG ĐÀO ĐẤT Hố đào ở nơi người qua lại nhiều hoặc ở nơi công cộng như phố xá, quảng trường, sân chơi … phải có hàng rào ngăn, phải có bảng báo hiệu, ban đêm phải thắp đèn đỏ . Trước mỗi kíp đào phải kiểm tra xem có nơi nào đào hàm ếch, hoặc có vành đất cheo leo, hoặc có những vết nứt ở mái dốc hố đào; phải kiểm tra lại mái đất và các hệ thống chống tường đất khỏi sụt lở … , sau đó mới cho công nhân vào làm việc . Khi trời nắng không để công nhân ngồi nghỉ ngơi hoặc tránh nắng ở chân mái dốc hoặc ở gần tường đất . Khi đào những rãnh sâu, ngoài việc chống tường đất khỏi sụt lở, cần lưu ý không cho công nhân chất những thùng đất, sọt đất đầy quá miệng thùng, phòng khi kéo thùng lên, những hòn đất đá có thể rơi xuống đầu công nhân làm việc dưới hố đào. Nên dành một chổ riêng để kéo các thùng đất lên xuống, khỏi va chạm vào người. Phải thường xuyên kiểm tra các đay thùng, dây cáp treo buộc thùng. Khi nghỉ, phải đậy nắp miệng hố đào, hoặc làm hàng rào vây quanh hố đang đào. Đào những giếng hoặc những hố sâu có khi gặp khí độc (CO) làm công nhân bị ngạt hoặc khó thở, khi này cần phải cho ngừng công việc ngay và đưa gấp công nhân đến nơi thoáng khí. Sau khi đã có biện pháp ngăn chặn sự phát sinh của khí độc đó, và công nhân vào làm việc lại ở chổ củ thì phải cử người theo dõi thường xuyên, và bên cạnh đó phải để dự phòng chất chống khí độc . Các đống vật liệu chất chứa trên bờ hố đào phải cách mép hố ít nhất là 0,5m. Phải đánh bậc thang cho người lên xuống hố đào, hoặc đặt thang gỗ có tay vịn. Nếu hố hẹp thì dùng thang treo. Khi đào đất bằng cơ giới tại thành phố hay gần các xí nghiệp, trước khi khởi công phải tiến hành điều tra các mạng lưới đường ống ngầm, đường cáp ngầm … Nếu để máy đào lầm phải mạng lưới đường dây diện cao thế đặt ngầm, hoặc đường ống dẫn khí độc của nhà máy … thì không những gây ra hư hỏng các công trình ngầm đó, mà còn xảy ra tai nạn chết người nữa. Bên cạnh máy đào đang làm việc không được phép làm những công việc gì khác gần những khoang đào, không cho người qua lại trong phạm vi quay cần của máy đào và vùng giữa máy đào và xe tải . Khi có công nhân đến gần máy đào để chuẩn bị dọn đường cho máy di chuyển thì phải quay cần máy đào sang phía bên, rồi hạ xuống đất. Không được phép cho máy đào di chuyển trong khi gầu còn chứa đất. Công nhân làm công tác sửa sang mái dốc hố đào sâu trên 3m, hoặc khi mái dốc ẩm ướt thì phải dùng dây lưng bảo hiểm, buộc vào một cọc vững chãi. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VẬT LIỆU Dụng cụ để trộn và vận chuyển bêtông phải đầy đủ, không sử dụng hư hỏng, hàng ngày trước khi làm việc phải kiểm tra cẩn thận dụng cụ và dây an toàn. Dụng cụ làm bêtông và những trang bị khác không được vứt từ trên cao, phải chuyền theo dây chuyền hoặc chuyền từ tay mang xuống. Những viên đá to không dùng được phải để gọn lại hoặc mang xuống ngay, không được ném xuống. Sau khi đổ bê tông xong phải thu xếp dụng cụ gọn gàng và rữa sạch sẽ, không được vứt bừa bãi hoặc để bê tông khô cứng trong các dụng cụ ấy. Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao một, không được dựa vào tường, phải để cách tường từ 0,6m đến 1m để làm đường đi lại. Hố vôi đào dưới đất phải có rào ngăn chắc chắn để tránh người ngã vào, rào cao ít nhất là 1m, có 3 chắn song theo mặt đất, dưới cùng phải có ván ngăn. Hố vôi không được sâu quá 1,2m và phải có tay vịn cẩn thận. Công nhân đi lấy vôi phải mặc quần, yếm và mang găng ủng. Không được dùng nước lã để rửa mặt khi bị vôi bắn vào mặt, phải dùng dầu để rửa (y tế phải dự trữ dầu này). Xẻng phải để làm sấp hoặc dựng đứng (không để nằm ngửa), cuốc bàn, cuốc chim, cào phải để lưỡi hoặc mũi nhọn cắm xuống đất. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC BÊ TÔNG Dựng, lắp, tháo dỡ dàn giáo: Không được sử dụng dàn giáo: có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng... Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05m khi xây và 0,2 m khi trát. Các cột giàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định. Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã quy định. Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi giàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60o. Lỗ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía. Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời. Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ. Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm viêc trên dàn giáo khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên. Công tác gia công, lắp dựng cốp pha: Cốp pha dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt. Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước. Không được để trên cốp pha những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bêtông đứng trên cốp pha. Cấm đặt và chất xếp các bộ phận của cốp pha lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình khi chưa giằng kéo chúng. Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốp pha, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo. Công tác gia công, lắp dựng cốt thép: Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo. Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m. Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định. Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn. Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân. Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm. Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm. Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện. Đổ và đầm bêtông: Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận. Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bêtông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó. Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bêtông. Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bêtông phải có găng, ủng. Khi dùng đầm rung để đầm bêtông cần: Nối đất với vỏ đầm rung. Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm. Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc. Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. Bảo dưỡng bêtông: Khi bảo dưỡng bêtông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh cốp pha, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bêtông đang bảo dưỡng. Bảo dưỡng bêtông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng. Tháo dỡ cốp pha: Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau khi bêtông đã đạt cường độ qui định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công. Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng cốp pha rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào ngăn và biển báo. Trước khi tháo cốp pha phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo cốp pha. Khi tháo cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết. Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha từ trên xuống, cốp pha sau khi tháo phải được để vào nơi qui định. Tháo dỡ cốp pha đối với những khoang đổ bêtông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế. CÔNG TÁC XÂY VÀ HOÀN THIỆN Công tác xây tường: Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác. Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1,5 m thì phải kê giàn giáo, giá đỡ. Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây 7,0m phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được. Không được phép: Đứng ở bờ tường để xây. Đi lại trên bờ tường. Đứng trên mái hắt để xây. Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống. Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây. Khi xây nếu gặp mưa gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn. Khi xây xong tường biên về mùa mưa bão phải che chắn ngay. Công tác hoàn thiện: Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao. Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn toàn khi chuẩn bị trát, sơn,..lên trên bề mặt của hệ thống điện. Công tác tô: Tô trong, ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc. Cấm dùng chất độc hại để làm vữa tô màu. Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý. Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào 1 chỗ. Công tác sơn: Giàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên 1 diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) < 5m. Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trước khi bắt đầu làm việc khoảng 1giờ phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó. Cấm người vào trong buồng đã quét sơn, vôi, có pha chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt. Trên đây là những yêu cầu của quy phạm an toàn trong xây dựng. Khi thi công các công trình cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên. AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN CÁC LOẠI MÁY Khi bố trí máy trộn bê tông cạnh bờ hố móng phải chú ý dùng gỗ rãi đều kê ở dưới đất để phân bố đều và phân bố rộng tải trọng của máy xuống nền đất tránh tập trung tải trọng xuống bốn bánh xe xó thể gây lún sụt vách hố móng. Nếu hố móng có vách thẳng đứng, sâu, không có gỗ chống mà cứ cố đặt máy sát ra bờ móng để sau này đổ bê tông và cào máng cho dễ là nguy hiểm, vì trong quá trình đổ bê tông máy trộn sẽ rung động, mặt khác nước dùng để trộn thường bị vung vãi làm ướt đất dưới chân móng. Do đó máy trộn bê tông ít nhất phải đặt cách bờ móng 1m và trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên theo dõi tình hình vách hố móng, nếu có vết nứt phải dừng ngay công việc gia cố lại. Máy trộn bê tông sau khi đã lắp đặt vài vị trí cần kiểm tra xem máy đặt có vững chắc không, các bộ phận hãm, ly hợp hoạt động có tốt không, các bộ phận truyền động như bánh răng, bánh đai đã được che chắn, động cơ điện đã được nối đất tốt chưa v.v…tất cả đều tốt mới được vận hành. Khi làm việc chung quanh máy trộn bê tông phải ăn mặc gọn gàng; phụ nữ phải đội nón, không để tóc dài lòng thòng, dễ quấn vào máy nguy hiểm. Tuyệt đối không được đứng ở khu vực thùng vận chuyển vật liệu vào máy. Không phải công nhân tuyệt đối không được mở hoặc tắt máy, trừ trường hợp khẩn cấp cấn phải tắt máy ngay. Không được sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn bê tông khi máy đang chạy, không được cho xẻng gát vào các tảng bê tông trong thùng trộn khi nó đang quay, dù là quay chậm, việc cạo rửa lau chùi thùng quay chỉ được tiến hành khi ngừng máy. Khi đầm bê tông bằng máy đầm rung bằng điện phải có biện pháp đề phòng điện giật và giảm tác hại do rung động của máy đối với cơ thể thợ điềi khiển máy. Mọi công nhân điều khiển máy đầm rung đều phải được kiểm tra sức khỏe trước khi nhận việc và phải định kỳ khám sức khỏe theo chế độ vệ sinh an tòan lao động. Để giảm bớt tác hại của hiện tượng rung động đối với cơ thể người, máy đầm rung phải dùng lọai tay cầm có bộ phận giảm chấn. Để tránh bị điện giật, trước khi dùng máy dầm rung bằng điện phải kiểm tra xem điện có rò ra thân máy không. Trước khi sử dụng, thân máy đầm rung phải được nối đất tốt, dây dẫn cáp điện phải dùng dây có ống bọc cao su dày. Các máy đầm chấn động sau khi đầm 30 - 35 phút phải nghỉ 5 - 7 phút để máy nguội. Khi chuyển máy đầm từ chỗ này sang chỗ khác phải tắt máy. Các đầu dây phải kẹp chặt và các dây dẫn phải cách điện tốt. Điện áp máy không quá 36 - 40 V. Khi máy đang chạy không được dùng tay ấn vào thân máy đầm. Để tránh cho máy khỏi bị nóng quá mức, mỗi đợt máy chạy 30 đến 35 phút phải chi nghỉ để làm nguội. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được dội nước vào máy đầm để làm nguội. Đối với máy đầm mặt, khi kéo lê máy trên mặt bê tông phải dùng một thanh kéo riêng, không được dùng dây cáp điện vào máy để kéo vì làm như vậy có thể làm đứt dây điện hoặc làm rò điện nguy hiểm. Đầm dùi cũng như đầm bàn khi di chuyển sang nơi khác để đầm đều phải tắt máy. Hàng ngày sau khi đầm phải làm sạch vừa bám dính vào các bộ phận của máy đầm và sửa chữa các bộ phận bị lệch lạc, sai lỏng; không được để máy đầm ngòai trời mưa. AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG Các đường vận chuyển bê tông trên cao cho xe thô sơ phải có che chắn cẩn thận. Vận chuyển bê tông lên cao bằng thùng đựng bê tông có đáy đóng mở thì thùng đựng phải chắc chắn, không rò rỉ, có hệ thống đòn bẩy để đóng mở đáy thùng một cách nhẹ nhàng, an tòan, khi đưa thùng bê tông đến phểu đổ, không được đưa thùng qua đầu công nhân đổ bê tông. Tốc độ quay ngang và đưa lên cao thùng bê tông phải chậm vừa phải sao cho lúc nào dây treo thùng cũng gần như thẳng đứng, không được đưa quá nhanh để thùng đung đưa trào đổ bê tông ra ngòai và có thể va đập nguy hiểm vào ván khuôn đà giáo và công nhân đứng trên giáo. Chỉ khi nào thùng bê tông đã ở tư thế ổn định, treo cao trên miệng phểu đổ xuống khỏang 1m mới được mở đáy thùng cho bê tông chảy xuống. Nếu trên sàn công tác có các lỗ hổng để đổ bê tông xuống phía dưới thì khi không đổ bê tông phải có nắp đậy kín. Nếu cần dùng trục để đưa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, phảo có bảng yết cấm không cho người lạ vào, ban đêm phải có đèn để ngay trên đầu bảng yết cấm. Khi cần trục kéo bàn đựng xô bê tông lên cao thì phải có người ở dưới giữ và điềi khiển bằng dây thong. Người giữ phải đứng ra xa, không được đứng dưới bàn lên xuống. Tuyệt đối không ngồi nghỉ hoặc gánh bê tông vào trong hàng rào lúc máy đang đưa bàn vật lệu lên xuống. AN TOÀN KHI ĐỔ ĐẦM BÊ TÔNG Khi đổ bê tông theo các máng nghiêng hoặc theo các ống vòi voi cần phải kẹp chặt máy vào thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh giật đứt khi vữa bê tông chuyển động trên máng hoặc trong ống vòi voi. Khi đổ vữa bê tông ở độ cao trên 3m không có che chắn (ví dụ khi sửa chữa các sai hỏng trong bê tông…) phải đeo dây an tòan, các dây an toàn phải được thí nghiệm trước. Không được đổ bê tông ở đà giáo ngoài khi có gió cấp 6 trở lên. Thi công ban đêm hoặc khi trời có sương mù phải dùng đèn chiếu có độ sáng đấy đủ. Công nhân san đầm bê tông phải đi ủng cao su cách nước, cách điện. Mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay để da khỏi tiếp xúc với vữa bê tông là chất ăn da, phải đội mũ cứng để chống các vật nặng và bê tông từ sàn công tác phía trên rơi xuống. AN TOÀN KHI DƯỠNG HỘ BÊ TÔNG Công nhân tưới bê tông phải có đầy đủ sức khỏe, quen trèo cao, phụ nữ có thai và người thiếu máu, đau thần kinh không được làm việc này. Khi tưới bê tông trên cao mà không có dàn giáo thì phải đeo dây an toàn. Không đứng trên mép ván khuôn để tưới bê tông. Khi dùng ống nước để tưới bê tông thì sau khi tưới phải vặn vòi lại cẩn thận. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN Khi lắp dựng phải làm sàn. Đề phòng bị ngã và dụng cụ rơi từ trên xuống. Công tác có lan can bảo vệ. Không được tháo dỡ ván khuôn ở nhiều nơi khác nhau. Đưa ván khuôn từ trên cao xuống đất phải có các dụng cụ và phương pháp hợp lý , không đặt nhiều trên dàn hoặc thả từ trên cao xuống. Phải thường xuyên kiểm tra ván khuôn , giàn giáo và sàn công tác . Tất cả phải ổn định , nếu không thì phải gia cố làm lại chắc chắn rồi mới cho công nhân làm việc. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC CỐT THÉP Không cắt thép bằng máy thành những đoạn nhỏ dưới 30cm vì chúng có thể văng ra xa gây nguy hiểm. Khi cạo rỉ sắt phải đeo kính bảo vệ mắt. Không được đứng trên thành hộp dầm khi thi công cốt thép dầm . Kiểm tra độ bền chắc của các dây bó buộc khi cẩu lắp côppha và cốt thép. Không đến gần những nơi đang đặt cốt thép , côppha cho đến khi chúng được liên kết bền vững. Khi hàn cốt thép , phải đeo mặt nạ phòng hộ , áo quần đặc biệt và phải đeo găng tay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiêu Chuẩn Thiết Kế Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép TCVN 356 – 2005. Tiêu Chuẩn Tải Trọng Và Tác Động TCVN 2737 : 1995. Nhà Cao Tầng – Công Tác Khảo Sát Địa Kĩ Thuật TCXD 194 : 1997 Kết Cấu Xây Dựng Và Nền – Nguyên Tắc Cơ Bản Về Tính Toán TCXD 40: 1987. Nhà Cao Tầng – Thiết Kế Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối TCXD 198: 1997. Kết Cấu Nhà Cao Tầng Bê Tông Cốt Thép – PGS. TS Lê Thanh Huấn – Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Móng Cọc – Tiêu Chuẩn Thiết Kế TCXD 205: 1998. Nhà Cao Tầng – Thiết Kế Cọc Khoan Nhồi TCXD 195: 1997. Cọc Khoan Nhồi – Yêu Cầu Về Chất Lượng Thi Công TCXD 206: 1998. Cọc Các Phương Pháp Thí Nghiệm Hiên Trường TCXD 88: 1982. Nhà Cao Tầng – Công Tác Thử Tĩnh Và Kiểm Tra Chất Lượng Cọc Khoan Nhồi TCXD 196: 1997. Nhà Cao Tầng – Thi Công Cọc Khoan Nhồi TCXD 197: 1997. Sức Bền Vật Liệu (Tập I và II) – tác giả Lê Hoàng Tuấn – Bùi Công Thành –Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật. Sàn Sườn Bê Tông Toàn Khối – Nguyễn Đình Cống – Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Tính Toán Tiết Diện Cột Bê Tông Cốt Thép – Nguyễn Đình Cống – Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép (phần cấu kiện cơ bản) – tác giả Ngô Thế Phong – Nguyễn Đình Cống – Nguyễn Xuân Liêm – Trịnh Kim Đạm – Nguyễn Phấn Tấn – Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật. Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép (Phần kết cấu nhà cửa) – tác giả Ngô Thế Phong – Lý Trần Cường – Trinh Kim Đạm – Nguyễn Lê Ninh – Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật – Hà Nội – 1998. Cơ Học Đất – tác giả –Gs,Ts. Vũ Công Ngữ (chủ biên) – Ts. Nguyễn Văn Quãng – Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật – Hà Nội – 2000. Bài Tập Cơ Học Đất – Đỗ Bằng – Bùi Anh Định – Vũ Công Ngữ (chủ biên) – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1997. Nền và Móng – Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh – Bộ Môn Địa Cơ - Nền Móng (T.S Châu Ngọc Ẩn biên soạn – Lưu Hành Nội Bộ – Năm 2000). Những Phương Phương Pháp Xây Dựng Công Trình Trên Nền Đất Yếu – tác giả Hoàng Văn Tân – Trần Đình Ngô – Phan Xuân Trường – Phạm Xuân – Nguyễn Hải – Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật. Nền móng và tầng hầm Nhà Cao Tầng – TS. Nguyễn Văn Quảng. Hướng dẫn sử dụng ETAB cho Nhà Cao Tầng – Cty CIC. Kết cấu Nhà Cao Tầng – Suilơ Kết cấu Bêtông cốt thép theo quy phạm Hoa Kỳ – TS. Nguyễn Trung Hoà Móng Nhà Cao Tầng – GS.TS Nguyễn Văn Quảng. Sổ tay thực hành tính toán kết cấu công trình - PGS.PTS Vũ Mạnh Hùng. Giaó trình Kỹ Thuật Thi Công 1, 2 – TS. Đỗ Đình Đức – PGS. Lê Kiều – TS. Lê Anh Dũng – ThS. Cù Huy Tình – ThS. Nguyễn Cảnh Cường. Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu (TCXDVN 286: 2003). Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục – (TCXDVN 269: 2002). Dàn giáo – Các yêu cầu về an toàn – (TCXDVN 296: 2004). Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu – (TCXDVN 4453: 1995). Nhà cao tầng chịu tác động của tải trọng ngang ( gió bão và động đất ) – GS . MAI HÀ SAN Tính tóan thực hành cấu kiện bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005” – GS.TS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN-THUYETMINH.doc
  • docBIAPHULUCTHUYETMINH.doc
  • dwgKETCAU(08-02-2012).dwg
  • docKY TEN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docPHULUCTHUYETMINH.doc
  • docPHULUCTHUYETMINH2.doc