- Hệ thống Web Site phần lớn cung cấp được thông tin về sản phẩm, liên hệ, tin tức, xây dựng được chức năng giỏ hàng, đăng ký tài khoản khi khách hàng mua hàng tại Website.
- Xây dựng các module cho admin như: Quản lý sản phẩm, đơn hàng, xem liên hệ khách hàng, quản lý tin tức.
- Hệ thống hỗ trợ nhà quản trị trong việc chỉnh sửa, đăng thêm sản phẩm, cập nhật danh mục sản phẩm, xem thông tin liên hệ, đơn hàng của khách hàng một cách dễ dàng.
- Qua Website, doanh nghiệp có thể tiếp cận với lượng lớn khách hàng (dù đó là khách hàng ở xa), giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Cung cấp các chính sách khuyến mãi một cách nhanh nhất đến khách hàng.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế website mua bán laptop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 Những nét đặc trưng của một cửa hàng trên Internet
Nhu cầu sử dụng trong Xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta đã biết việc thiếu thông tin cho công đoạn đáp ứng cung cầu làm cho việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho Xã hội. Bên cạnh đó, việc phổ biến sử dụng Internet đã tạo ra một bước ngoặt mới trong định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin ở nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi, để cập nhật thông tin ngày càng tăng. Từ thực tế đó việc đưa thông tin đáp ứng các nhu cầu của mọi người và hỗ trợ cho việc mua bán diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm đã trở nên vô cùng cấp thiết. Song song với việc bán hàng qua điện thoại, ứng dụng với thời đại Công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mua bán qua mạng cũng là một giải pháp tối ưu trong việc phân phối thông tin vào mục đích thương mại, và đây cũng là một mảnh đất mới cho thị trường hàng tiêu dùng trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta.
Việc bạn có thể ung dung ngồi nhà mà du ngoạn từ cửa hàng này sang cửa hàng khác trong không gian trực tuyến không còn là cảnh trong phim viễn tưởng mà đã trở thành hiện thực. Ngày nay, bất kì thứ hàng hóa nào bạn đều có thể đặt mua qua Internet: từ một bó hoa tươi, một chiếc tivi, một chiếc xe hơi hay một người thích tin học có thể mua cho mình một chiếc mày tính với cấu hình mình ưa thích, nó được bán ở một cửa hàng máy tính nà đó trên mạng.
Cửa hàng ảo trên Internet cũng giống như một cửa hàng thực sự kinh doanh nhiều loại mặt hàng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như các sản phẩm của máy vi tính thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó việc thực hiện xây dựng một cửa hàng ảo trên Internet có thể ứng dụng được và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Ngày nay máy tính là một thiết bị không thể thiếu cho các cơ quan dù lớn hay nhỏ, không những thế máy tính còn rất quan trọng cho những người dân Công nghệ thông tin
Chính vì vậy: Đề tài “Thiết kế website mua bán laptop” là mẫu đề tài thiết kế website thương mại điện tử.
2 Mục tiêu và những yêu cầu khi xây dựng hệ thống
2.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống
- Nhằm đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa.- Thông tin luôn được cập nhật và luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.- Hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng.
- Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng.
2.2 Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống
- Tạo sự thân thiện, an toàn, dễ sử dụng cho khách hàng khi mua hàng- Hỗ trợ cho người quản trị có thể quản lý cửa hàng một cách hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao.
2.3 Hoạt động của hệ thống
Trong hoạt động của hệ thống bao gồm 2 hoạt động chính:
- Hoạt động của khách hàng
- Hoạt động của nhà quản lý
2.4 Hoạt động của khách hàng
Khách hàng thường quan tâm đến vấn đề là cửa hàng có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Vì vậy phải nhanh chóng đưa tới khách hàng những thông tin sản phẩm mà họ cần như: tên, giá cả, thông tin mô tả, số lượng, hình ảnh, sản phẩm giảm giá, sản phẩm co khuyến mại... Khách hàng có thể thêm, bớt, thay đổi sản phẩm cũng số lượng sản phẩm vào giỏ mua hàng cho tới khi kết thúc việc mua hàng.
Khách hàng có thể vào website để tìm kiếm các sản phẩm cần mua và đặt hàng với Công ty. Khách hàng có thể tìm mặt hàng mà mình cần theo tên sản phẩm đó.
Khi khách hàng đã truy cập có nhu cầu mua sản phẩm thì Website sẽ cung cấp cho khách hàng một giao diên mua hàng và đề nghị khách hàng điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu “*” như:
- Họ tên:
- Email:
- Địa chỉ:
- CMTND số:
- ĐT bàn (+Mã vùng):
- DTDD:
- Hình thức thanh toán:
- Khi khách hàng đã sẵn sàng hoàn thành đơn đặt hàng của mình rồi đặt hàng, lúc này đơn hàng của bạn sẽ được gửi đến nhà quản trị của Website.
- Sau khi khách hàng đã đặt hàng tại Cửa hàng rồi, họ sẽ nhận được thông báo của cửa hàng.
2.5 Hoạt động của nhà quản lý
Ngoài nhiệm vụ quản lý sản phẩm của cửa hàng, người quản lý còn phải xem khách hàng có cần hỗ trợ gì không và có muốn thay đổi gì trong đơn hàng nữa không, nếu khách hàng không có sự thay đổi thì người quản lý dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp để có thể giao hàng và thanh toán với khách hàng.
Giới thiệu mặt hàng :
Khách hàng thường đặt câu hỏi : “ Cửa hàng bán những loại sản phẩm như thế nào ? và có những gì họ cần hay không?” khi họ tham quan Cửa hàng. Phải nhanh chóng đưa khách hàng tới nơi có mặt hàng mà họ cần, đó là nhiệm vụ của nhà quản lý. Việc lưu trữ các thông tin về mặt hàng trong một cơ sở dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu này chứa những thông tin về mặt hàng như: Tên mặt hàng, loại mặt hàng, thông tin mô tả, tên tập tin chứa hình ảnh của mặt hàng đó.
Quản lý mặt hàng :
Người quản trị có thể bổ sung, loại bỏ và cập nhật mặt hàng để phù hợp với tình hình hoạt động của Cửa hàng và nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Cung cấp đơn hàng cho khách hàng :
Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi duyệt qua toàn bộ Cửa hàng trực tuyến mà không bị gián đoạn ở bất kỳ đâu vì phải lo quyết định xem có mua mặt hàng nào đó hay không, cho tới khi kết thúc việc mua hàng, có thể lựa chọn mặt hàng, thêm hoặc loại mặt hàng ra khỏi đơn đặt hàng cũng như ấn định số lượng cho mỗi mặt hàng.
Theo dõi khách hàng :
Tên khách hàng, đơn vị…hàng của ai mua? Là câu hỏi đặt ra khi cùng một lúc nhiều khách hàng mua hàng trong Cửa hàng.
Nhận đơn đặt hàng :
Sau khi khách hàng kết thúc giao dịch, đơn đặt hàng được tổng hợp lại và gửi qua cho các bộ phận khác như thống kê, kế toán, kinh doanh…ngoài ra sau khi một thời gian nhất định, nhà quản lý có thể xử lý đơn đặt hàng mới và cũ nếu cần.
Bán hàng :
Có hàng trong kho là một chuyện và bày bán như thế nào mới là vấn đề. Ở đây chúng ta chỉ bày bán đơn giản, các mặt hàng sẽ được bày bán thông qua mặt hàng trên trang web. Việc ưu đãi khách hàng thường xuyên và đặt mua với số lượng nhiều là một việc cần thiết đồng thời các thông tin về sản phẩm kèm theo để cho khách hàng biết.
Quản lý và xử lý đơn đặt hàng :
Hiển thị danh sách các đơn đặt hàng đã giao hay chưa giao.
Đánh dấu tình trạng giao hàng ứng với đơn đặt hàng đã giao.
Xóa đơn đặt hàng.
Thiết lập hóa đơn cho khách hàng khi giao hàng.
3 Phương pháp giải quyết đề tài
Từ các yêu cầu đặt ra của đề tài, em tiến hành phân tích và đưa ra phương hướng giải quyết theo các bước như sau :
- Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến thương mại điện tử, các yêu cầu cần thiết của một website mua bán laptop qua mạng, từ đó phân tích các chức năng mình sẽ đưa vào trong website
- Tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình và các dạng cơ sở dữ liệu, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để tiến hành xây dựng
- Bắt tay vào xây dựng website
- Tiến hành kiểm tra và chạy thử
- Thay đổi, bổ sung, khắc phục các sự cố, lỗi, từ đó đưa website vào sử dụng trong thực tiễn
II.PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.Phát triển web
Phát triển web là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các hoạt động liên quan đến thiết kế và phát triển cho các trang web để sử dụng trên nền web, giống như Internet. Thông thường phát triển web bao gồm thiết kế website, lập trình web và thiết lập cấu hình cho máy chủ và lưu trữ (server và hosting).
2.Các giai đọan phát triển website
- Phân tích và Chiến lược: Chuyên gia thiết kế hệ thống phân tích các mục tiêu của website và những yêu cầu cụ thể, và đưa ra chi tiết các tính năng.
- Thiết kế và Cấu trúc: Sử dụng bản ghi chi tiết các tính năng, các chuyên gia của chúng tối sẽ cùng nhau xây dựng thành một kế hoạch phát triển, nó là một sơ đồ cho cấu trúc website của bạn, giao diện, tính năng và yêu cầu các hệ thống phần mềm phụ trợ.
- Phát triển web: Sử dụng bản kế hoạch phát triển, chuyên gia phát triển sử dụng PHP, .NET, HTML… để phát triển các đọan mã cho website.
- Thiết lập hệ thống chạy thử: Thiết lập cho chạy thử trên hệ thống máy chủ - Chạy website (Website Launch): Xuất bản những đọan mã và website đã phát triển lên môi trường Internet nghiệp của bạn sẽ được chú ý đến. Với khoảng 150 triệu người truy cập Internet thường xuyên, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được biết đến mà không mất nhiều chi phí cho việc đó, khách hàng có thể truy cập thông tin về doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn bất cứ lúc nào và từ bất cứ nơi đâu, với một chiếc máy tính nối vào internet.
Cơ hội liên kết và hợp tác làm ăn trên mạng rất lớn, ở phạm vi quốc tế. Website của bạn là tấm danh thiếp mà bạn có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này để khuếch trương việc làm ăn. Một tổ chức từ thiện có thể huy động rất hiệu quả các nguồn tài trợ thông qua website khi giới thiệu và cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức mình với toàn thế giới.
Các ứng dụng cho web được sử dụng ngày cà- Giám sát: Đội ngũ IT sẽ giám sát website trong suốt quá trình bảo hành, đảm bảo luôn chạy ổn định tối đa.
3.Lợi ích doanh nghiệp khi có trong tay website
Quảng cáo không giới hạn. Nếu bạn đã từng đang quảng cáo trên các loại báo, ấn phẩm, đài tiếng nói hay truyền hình, chắc chắn bạn hiểu rõ chi phí đó lớn như thế nào. Doanh ng phổ biến giúp bạn làm được nhiều việc hơn với website của bạn. Ví dụ, một nhà chế tạo có thể thường xuyên tiến hành mời thầu trên website của mình với các thông tin được cập nhật hàng ngày, và như vậy khả năng tìm được đối tác/nhà cung cấp tốt là vô cùng lớn, không hạn chế phạm vi lãnh thổ, với chi phí không đáng kể.
Website cho phép dễ dàng có thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho bạn điều họ nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Website cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi khách hàng hay thắc mắc. Nếu bạn phải trả lời quá nhiều lần cùng một câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ, hay về doanh nghiệp của bạn nói chung, bạn có thể thêm trang trả lời các câu hỏi hay gặp.
Việc kinh doanh của bạn sẽ mở cửa 24 tiếng một ngày. Điều này có nghĩa là bạn không phải đóng cửa vào ngày lễ tết hay ngày giáng sinh... Nếu bạn có ở đâu đi nữa thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng hóa của bạn. Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về công ty của bạn, họ có thể nhận được những thông tin nay mà hoàn toàn không làm phiền tới bạn.
Chi phí nhân viên thấp. Khi bạn có một website, bạn có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công. Bạn sẽ không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ.
Tạo một hình ảnh về một công ty được tổ chức tốt. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để bạn có thể tạo lập bất kỳ hình ảnh nào về mình mà bạn muốn. Tất cả đều nằm trong tay bạn, chỉ cần thiết kế một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức công ty của bạn bắt đầu có hình ảnh của mình. Công ty của bạn nhỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên Internet.
Tiết kiệm được bưu phí và chi phí in ấn. Hãy nghĩ xem bạn phải gửi bao nhiêu tấm card cho khách hàng biết về việc bán hàng của bạn. Tất cả có thể được giảm thiểu bằng cách đưa các thông tin bán hàng vào website và mỗi khách hàng tới thăm. Bạn có thể thu thập địa chỉ emailemail. của khách hàng, giữ liên hệ với họ về những sự kiện đặc biệt trong gian hàng của bạn thông qua
Cải tiến hệ thống liên lạc. Bạn có thể liên hệ với nhân viên, nhà cung cấp của bạn thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website, và bất kì ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với bạn. Dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Đây là niềm mơ uớc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các chủ doanh nghiệp không muốn tốn thời gian vào việc giải thích cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi sản phẩm hay bất kì diệu gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua. Với một website, chỉ cần đưa ra tất cả các tình huống, tạo câu hỏi và trả lời sẵn, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm mối thông tin hỗ trợ mà không phải làm phiền tới bạn.
Có mặt trên mạng đồng hành với đối thủ cạnh tranh. Bạn phải nghĩ rằng Internet giống nhu cuốn "Danh bạ điện thoại". Càng ngày càng nhiều người sử dụng website để tìm kiếm thông tin, mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không ở đó, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ở đó. Nếu bạn không nằm trong "Danh bạ điện thoại" thì làm sao khách hàng có thể tìm thấy bạn? Các nhà cung cấp thông tin, các công cụ tìm kiếm sẽ không còn miễn phí trong vài tháng tới. Khi lượng thông tin của họ đã khá đầy đủ, họ không cần bạn nữa mà lúc này bạn lại phải cần tới họ vì họ có rất nhiều người đến để tìm kiếm thông tin. Ví dụ: Yahoo, LookSmart đã bắt đầu tính phí đăng ký vào cơ sở dữ liệu của họ với chi phí tương ứng là 199 va 299 USD. Cho tới hiện nay, một nửa số công cụ tìm kiếm đã tính phí để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Có khả năng bạn sẽ không còn được miễn phí đăng ký lên các công cụ tìm kiếm khác (AltaVista, Lycos...) trong vài tháng tới.
III.THIẾT KẾ WEBSITE
1 Giới thiệu công cụ, ngôn ngữ
1.1 Ngôn ngữ C#
a) Lịch sử
Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là những người nổi tiếng, trong Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Turbo Pascal và là người đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server.
b) Đặc điểm
Ngôn ngữ C# có một số đặc tính cơ bản sau:
- C# là ngôn ngữ khá đơn giản.
- C# là ngôn ngữ hiện đại.
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng.
- C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo.
- C# là ngôn ngữ ít từ khóa.
- C# là ngôn ngữ hướng module.
- C# sẽ là ngôn ngữ phổ biến.
Tuy nhiên, C# là ngôn ngữ mới, nó được thiết kế riêng để dùng cho .NET Framework và có thể sinh ra mã đích trong môi trường .NET. Do vậy, khi sử dụng các chương trình ứng dụng được tạo ra từ ngôn ngữ C# thì máy tính phải cài đặt .NET Framework nên đòi hỏi cấu hình máy tính phải có khả năng này. Ngoài ra, C# là ngôn ngữ sử dụng các kỹ thuật lập trình mới đó là lập trình hướng đối tượng, cho nên để tạo ra các sản phẩm phần mềm dựa trên ngôn ngữ C# đòi hỏi quá trình phân tích và thiết kế hệ thống phải bảo đảm các tiêu chuẩn đáp ứng của ngôn ngữ. Vấn đề này đòi hỏi người lập trình cần phải có kiến thức nhất định về phân tích và thiết kế hướng đối tượng.
1.2 Khái quát môi trướng lập trình Visual Studio .NET 2005
Trong môi trường Visual Studio .NET 2005, IDE cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ cho người phát triển như: hỗ trợ phần soạn thảo mã nguồn (căn lề, màu sắc,...), tích hợp các tập tin trợ giúp, các đặc tính intellisense, gỡ rối (debug) và một số công cụ trợ giúp khác giúp phát triển các chương trình ứng dụng. Môi trường lập trình Visual Studio.NET trình bày nhiều cửa sổ mới, nhiều cách mới để quản lý các cửa sổ đó cùng các nội dung tích hợp với Internet.
1.3 Công nghệ ASP.NET
ASP.NET là công nghệ nền tảng để lập trình viên có thể tạo ra các ứng dụng và các dịch vụ Web để thực thi dưới IIS. Nó là sản phẩm của Microsoft, được tích hợp chặt chẽ với hệ thống phần mềm của Microsoft từ hệ điều hành, Web Server đến công cụ lập trình, kỹ thuật truy cập dữ liệu và các công cụ bảo mật dữ liệu. ASP.NET là một thành phần của .NET Framework.
a) Các thành phần của ASP.NET
- Không gian tên System.Web: là một phần của .NET Framework, bao gồm các lớp lập trình để giao tiếp với các đối tượng dành cho Web, các thủ tục yêu cầu và đáp ứng HTTP, các trình duyệt và Email.
- Các điều khiển Server và HTML: là các thành phần tạo ra giao diện người dùng, nhằm thu thập thông tin và cung cấp thông tin đáp ứng đến người dùng.
b) Ưu điểm của ASP.NET
- Tích hợp với hệ điều hành Windows và các công cụ lập trình trong môi trường .NET.
- Các thành phần thực thi của ứng dụng Web dược biên dịch để chúng thực thi nhanh hơn các ngôn ngữ thông dịch khác.
- Việc cập nhật, triển khai các ứng dụng Web có thể thực thi liên tục mà không cần phải khởi động lại Server.
- Được hỗ trợ bởi các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
- Quản lý các điều khiển một cách tự động trên trang Web (còn gọi các điều khiển Server).
- Có khả năng tạo mới các điều khiển Server dựa trên các điều khiển đã có.
- Sử dụng các công cụ bảo mật có sẵn và các phương thức xác nhận, cấp phép khác.
- Tích hợp với ADO.NET để cung cấp việc truy cập cơ sở dữ liệu và các công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu từ Visual Studio .NET.
- Hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ Extensible Markup Language (XML), CSS, ... và thiết lập các tiêu chuẩn Web.
- Các tính năng Caching trang Web, bản đồ hóa nội dung được tích hợp sẵn trên Server.
1.4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005
a) Lịch sử phát triển của SQL Server
Năm 1989, Microsoft hợp tác với công ty Sybase và Ashton-Tate để cho ra một sản phẩm thuộc loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tên là SQL Server 1.0 for OS/2. Sau đó một thời gian, Sybase SQL Server 3.0 được phát triển để thực thi trên môi trường hệ điều hành UNIX và VMS. Microsoft SQL Server 4.2 được giới thiệu năm 1992. Và sau đó, Microsoft SQL Server 4.21 for Windows NT được ra đời cùng thời gian với Windows NT 3.1. Microsoft SQL Server 6.0 là phiên bản đầu tiên mà Microsoft phát triển độc lập không có sự hợp tác với các hãng khác.
Các phiên bản SQL Server tiếp theo là: 6.5, 7.0, 2000, 2005 và mới nhất là SQL Server 2008.
b) Các tính năng mới của SQL Server 2005 so với SQL Server 2000
- Nâng cao tính bảo mật.
- Mở rộng T_SQL.
- Tăng cường hỗ trợ người phát triển ứng dụng.
- Tăng cường khả năng quản trị cơ sở dữ liệu.
- Tăng cường khai thác thông tin.
- Nâng cao độ sẵn sàng và mở rộng của cơ sở dữ liệu.
c) Các ấn bản của SQL Server 2005
- Microsoft SQL Server 2005 Enterprise Edition.
- Microsoft SQL Server 2005 Standard Edition.
- Microsoft SQL Server 2005 Workgroup Edition.
- Microsoft SQL Server 2005 Developer Edition.
- Microsoft SQL Server 2005 Express Edition.
d) Một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện Wesite
- Flash, Photoshop, Dreamweaver.
2 Các lưu đồ
2.1 Quy trình tìm kiếm sản phẩm
Hình 4.1 Quy trình tìm kiếm sản phẩm
2.2 Quy trình mua hàng và thanh toán
Hình 4.2 Quy trình mua hàng và thanh toán
2.3 Đăng ký tài khoản:
Hình 4.3 Quy trình đăng ký tài khoản
3 Giao diện chương trình
a) Phân hệ khách hàng
Trang chủ:
Trang mặc định ban đầu khi khách hàng truy cập vào Website của Công ty TNHH Thương Mại Phong Vũ là trang Mobile.aspx (Trang chủ) với chức năng trình diễn toàn bộ sản phẩm của các hãng điện thoại di động khác nhau. Khi muốn mua một sản phẩm nào đó, khách hàng có thể xem và chọn sản phẩm trên Trang chủ, hoặc duyệt qua danh mục sản phẩm ở góc trái của Website, hoặc có thể tìm kiếm theo tên, theo danh mục của sản phẩm.
Hình 4.4 Trang chủ
Trang giới thiệu Công ty:
Mô tả khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Phong Vũ, qua đó nhằm quảng bá hình ảnh, phương hướng hoạt động và văn hóa doanh nghiệp...
Hình 4.5 Trang giới thiệu công ty
Trang liên hệ:
Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, công ty tạo riêng một trang liên hệ để khách hàng có thể gửi những thắc mắc, phản hồi, yêu cầu tư vấn...nhằm tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hình 4.6 Trang liên hệ
Các trang về danh mục sản phẩm:
Giới thiệu về các hãng laptop như: hp, Samsung, dell,...Sau đây là trang giới thiệu các sản phẩm của hãng hp:
Hình 4.7 Trang sản phẩm của hãng HP
Trang chi tiết sản phẩm: Mô tả thông tin chi tiết về sản phẩm
Khi muốn xem thông tin chi tiết của sản phẩm, khách hàng có thể click chuột vào ảnh của sản phẩm hoặc tên của sản phẩm đó. Trang này có chức năng mô tả tính năng, dịch vụ hỗ trợ, chương trình khuyến mãi và giá của sản phẩm. Khi muốn mua một sản phẩm nào đó, khách hàng có thể click chuột vào dòng “Thêm vào giỏ” để đến trang giỏ hàng.
Hình 4.8 Trang chi tiết sản phẩm
Trang giỏ hàng:
Sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, để cập nhật những thông tin trong giỏ hàng (thay đổi số lượng, xóa dòng sản phẩm khỏi giỏ hàng) khách hàng có thể trỏ chuột vào ô ngay dưới cột “Số lượng” để thay đổi số lượng, tick vào ô ngay dưới cột “Xóa” để xóa một dòng sản phẩm sau đó click nút “Cập nhật” để hoàn tất việc thay đổi. Khi muốn mua thêm một dòng sản phẩm khác, khách hàng có thể click chuột vào dòng “Tiếp tục mua hàng” để quay lại trang chủ để mua thêm sản phẩm. Khi xác định thanh toán, tại trang giỏ hàng, khách hàng click vào nút “Chấp nhận mua hàng”. Nếu đã có tài khoản tại Website công ty, khách hàng có thể đăng nhập bằng tên đăng nhập (Email) và mật khẩu của mình. Còn nếu bạn là khách hàng mới, bạn có thể click vào dòng “Đăng ký tài khoản” để tạo tài khoản mới.
Hình 4.9 Trang giỏ hàng
Trang đăng nhập: Khách hàng nhập tên đăng nhập (Email) và mật khẩu.
Hình 4.10 Trang đăng nhập
Trang đăng ký:
Để đăng ký tài khoản, khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin sau: họ đệm, tên, địa chỉ, địa chỉ 2 (không bắt buộc), Tỉnh, Thành phố, quốc gia, mã vùng, mật khẩu, nhập lại mật khẩu, Email, điện thoại, điện thoại 2 (không bắt buộc), Fax (không bắt buộc), đồng gửi thông báo (không bắt buộc).
Hình 4.11 Trang đăng ký
Trang hiển thị thông tin đơn hàng:
Sau khi điền đầy đủ tất cả các thông tin ở trang đăng ký, khách hàng phải click vào nút “Đăng ký tài khoản” để lưu thông tin và hoàn tất quá trình đăng ký. Khách hàng sẽ được chuyển đến trang xem thông tin đơn hàng. Tại đây khách hàng có thể tiếp tục mua hàng bằng cách click vào nút “Tiếp tục mua hàng”. Khi đã chấp nhận đơn hàng, khách hàng chọn hình thức thanh toán và click vào nút “Hoàn tất đơn hàng”.
Hình 4.12 Trang hiển thị thông tin đơn hàng
Trang đơn hàng:
Tại đây, khách hàng có thể xem lướt qua những đơn hàng đã mua gồm các thông tin: Mã giao dịch (mã này sẽ tự động sinh ra), ngày đặt hàng, ngày chuyển (giá trị này sẽ do nhà quản trị cập nhật), vận chuyển (chính là phương thức vận chuyển, giá trị này cũng do nhà quản trị cập nhật) và hình thức thanh toán mà khách hàng đã chọn. Khi muốn xem chi tiết đơn hàng, ta click vào từng mã giao dịch tương ứng.
Hình 4.13 Trang đơn hàng
Trang chi tiết đơn hàng:
Trang này hiển thị những thông tin chi tiết đơn hàng như: số lượng, sản phẩm, giá.
Hình 4.14 Trang chi tiết đơn hàng
b) Phân hệ quản trị:
Trang đăng nhập quản trị:
Tại trang này yêu cầu quản trị nhập tên đăng nhập (Email) và mật khẩu.
Hình 4.15 Trang đăng nhập quản trị
Trang sản phẩm:
Liệt kê tất cả các sản phẩm có hiện có ở Website (tương ứng với menu “Sản phẩm”). Tại đây ta có thể click vào nút “Add Product” để thêm sản phẩm, click vào ảnh sản phẩm hoặc tên sản phẩm để cập nhật sản phẩm đó. Trên thanh menu click vào menu “Đơn hàng” để xem thông tin đặt hàng của khách hàng, click vào menu “Liên hệ” để xem thông tin liên hệ liên hệ mà khách hàng đã gửi, click menu “Cập nhật danh mục sản phẩm” để cập nhật danh mục sản phẩm.
Hình 4.16 Trang sản phẩm
Trang cập nhật sản phẩm:
Sau khi thay đổi các thông tin như: tên sản phẩm, diễn tả, giá, danh mục, hình ảnh. Quản trị phải click nút “Update” để cập nhật, click nút “Cancel” để từ chối việc cập nhật đó.
Hình 4.17 Trang cập nhật sản phẩm
Trang thêm sản phẩm:
Nhà quản trị phải điền thông tin như: tên sản phẩm, giá và chọn danh mục sản phẩm cho sản phẩm đó tại tiêu đề danh mục. Tiếp theo click vào nút Browse để lấy hình ảnh. Cuối cùng click vào nút “Add” để thêm sản phẩm.
Hình 4.18 Trang thêm sản phẩm
Trang xem thông tin đơn hàng:
Click vào menu “Đơn hàng” để xem thông tin các đơn hàng.
Hình 4.19 Trang xem thông tin đơn hàng
Trang thông tin chi tiết đơn hàng:
Click vào mã giao dịch của mỗi đơn hàng để xem thông tin chi tiết đơn hàng và cập nhật thông tin đơn hàng như: ngày chuyển, vận chuyển, tình trạng đơn hàng.
Hình 4.20 Trang xem thông tin chi tiết đơn hàng
Trang xem thông tin liên hệ của khách hàng:
Qua trang này, nhà quản trị có thể biết được thông tin liên hệ mà khách hàng gửi đến từ những địa chỉ Email nào.
Hình 4.21 Trang xem thông tin liên hệ của khách hàng
Trang cập nhật danh mục sản phẩm:
Trang này giúp nhà quản trị cập nhật danh mục sản phẩm. Sau khi cập nhật danh mục sản phẩm, thông tin này sẽ lưu vào cơ sở dữ liệu và đồng thời sẽ hiển thị một cách tự động trên các trang giao diện có hiển thị danh mục sản phẩm.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Kết luận:
- Hệ thống Web Site phần lớn cung cấp được thông tin về sản phẩm, liên hệ, tin tức, xây dựng được chức năng giỏ hàng, đăng ký tài khoản khi khách hàng mua hàng tại Website.
- Xây dựng các module cho admin như: Quản lý sản phẩm, đơn hàng, xem liên hệ khách hàng, quản lý tin tức.
- Hệ thống hỗ trợ nhà quản trị trong việc chỉnh sửa, đăng thêm sản phẩm, cập nhật danh mục sản phẩm, xem thông tin liên hệ, đơn hàng của khách hàng một cách dễ dàng.
- Qua Website, doanh nghiệp có thể tiếp cận với lượng lớn khách hàng (dù đó là khách hàng ở xa), giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Cung cấp các chính sách khuyến mãi một cách nhanh nhất đến khách hàng.
Hướng phát triển:
- Xây dựng thêm nhiều tiêu chí tìm kiếm.
- Thêm các chức năng hỗ trợ ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ.
- Xây dựng giao diện đẹp hơn với các công cụ điều hướng hợp lý, thân thiện với người sử dụng.
- Xây dựng chức năng cho phép khách hàng cập nhật thông tin người dùng.
- Về phía quản trị: xây dựng thêm chức năng tìm kiếm, cập nhật thông tin người dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Đại (2006), Thương mại điện tử và ứng dụmg Thương mại điện tử tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[1] TS Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức Thương mại điện tử, Viện Đào tạo Công nghệ và Quản lý Quốc tế.
[2] Phạm Nguyễn Minh Nhựt (2007), Giáo trình Ngôn ngữ lập trình C#, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
[3] Phạm Nguyễn Minh Nhựt (2009), Giáo trình ASP.NET, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
[2] Phạm Nguyễn Minh Nhựt (2010), Tài liệu Xây dựng Website thương mại điện tử, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
[4] Nguyễn Ngọc Huyền Trân (2009), Bài giảng Thương mại điện tử, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_do_an_2672.doc