Cần thúc đẩy và triển khai đồng bộ, thường xuyên các chương trình
truyền thông, tuyên truyền về bảo hiểm y tế. Tiếp tục hoàn thiện mức đóng, hưởng
bảo hiểm y tế để đảm bảo khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế theo hướng: Thực
hiện đa dạng hóa các chế độ bảo hiểm y tế theo các nhóm bệnh tật với các mức
đóng, hưởng khác nhau trong đó có tính đến các trợ giúp mức đóng cho các nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương; gắn quyền lợi được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế
với mức tham gia và thời gian tham gia đóng bảo hiểm y tế của người dân; tính
toán mức “đồng chi trả” giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và cơ quan bảo hiểm y
tế một cách hợp l ý để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế nhưng vẫn
đảm bảo được quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm; trong dài hạn, cần nâng
cao hiệu quả đầu tư từ tiền nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG THỊ
TRƯỜNG BẢO HIỂM
GVHD: TRẦN THU VÂN
NHÓM 6: NGUYỄN VIỆT QUỐC
PHẠM THẾ TÂM
NGUYỄN XUÂN DŨNG
ĐINH LƯƠNG THÀNH ĐẠT
HÀ THẾ TÀI
PHẠM THỊ THÚY LIÊM
I/. MỞ ĐẦU
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các các quốc gia nói
chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo
hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền
kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng của xã hội. Thực tế hoạt động kinh doanh
bảo hiểm đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm
năng phát triển trong tương lai. Thị trường bảo hiểm đang ngày càng được đa dạng
hóa và mở rộng không ngừng. Tuy nhiên, cũng có không ít những khó khăn và
thách thức đặt ra. Để có thể giải quyết các vấn đề đó thì không chỉ là sự nỗ lực của
các doanh nghiệp bảo hiểm mà đòi hỏi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức
liên quan, các cơ quan nhà nước,… nhằm hướng tới phát triển thị trường bảo hiểm
lớn mạnh không ngừng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an sinh
của người dân.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “Thị trường bảo hiểm” để từ đó đưa
ra các giải pháp giúp phát triển bền vững và hiệu quả thị trường bảo hiểm trong
tương lai là điều rất quan trọng và cần thiết.
II/. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Một số quan điểm, định nghĩa về bảo hiểm:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng
góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...:
Theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm thực hiện
mong muốn để cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ
nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là bảo
hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt
hại theo các phương pháp của thống kê”.
Luật kinh doanh bảo hiểm của VN ( ban hành ngày 09/12/2000):“ Kinh
doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ
sở mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.”
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về bảo hiểm là: “ Bảo hiểm
là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về
những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây
ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm
đó và nộp một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm”
2. Khái niệm: Thị trường bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm, Sản phẩm
bảo hiểm (SPBH) là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt: là sản phẩm vô hình không thể
cảm nhận được hình dáng, kích thước, màu sắc… SPBH là sản phẩm không mong
được bảo hộ bản quyền, là sản phẩm người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm
xảy ra với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm (trừ tiền bảo hiểm hưu
trí, bảo hiểm nhân thọ…)
Tham gia vào thị trường bảo hiểm có người mua, người bán và tổ chức trung
gian.
III/. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM – THỊ TRƯỜNG THẤT BẠI CẦN CÓ SỰ
CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
1. Vì sao nhiều người lại lựa chọn mua bảo hiểm?
Trong thực tế, những người lựa chọn mua bảo hiểm là những người ghét rủi
ro. Họ muốn bảo đảm một cách an tòan cho lợi ích của mình khi quyết định tham
gia vào thị trường bảo hiểm. Ở đây ta có thể hiểu người ghét rủi ro là người luôn
lựa chọn công việc có thu nhập chắc chắn thay vì công việc rủi ro mang đến cho họ
cùng một mức thu nhập kỳ vọng.
Ví dụ sau sẽ cho ta thấy rõ hơn về vấn đề này.
Giả sử như chủ nhà xưởng có một khối lượng tài sản bao gồm các tài sản
hữu hình như máy móc, thiết bị, cơ sở… là 50.000USD. Cơ sở của ông ta chuyên
chuyên kinh doanh các sản phẩm sơn tường, một loại hình sản phẩm dễ gây cháy
nổ, và ông ta biết được xác suất tai nạn cháy nổ xảy ra là 10% và như vậy ông ta sẽ
mất đi cơ ngơi của mình. Trước tình thế này ông ta đứng trước một trong hai lựa
chọn là mua hoặc không mua bảo hiểm cho tài sản của mình. Nếu mua bảo hiểm
thì mức phí ông ta đóng sẽ là 10% bằng với mức rủi ro.
Bảo hiểm Tai nạn
(xác suất 10%)
Không tai nạn
(xác suất 90%)
Giá trị tài sản kỳ
vọng của chủ
Không
Có
0
45.000
50.000$
45.000
45.000$
45.000$
Từ trên ta thấy được giá trị kỳ vọng của tài sản trong hai trường hợp có và
không có bảo hiểm là như nhau, hay nói cách khác bảo hiểm không làm thay đổi
giá trị kỳ vọng của tài sản, và tùy theo mỗi người có độ thỏa dụng biên khác nhau
mà họ có chọn mua bảo hiểm hay không.
Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro là các sự kiện đơn lẻ ngẫu nhiên, do đó khó
có thể biết trước được nó xảy ra hay không và xảy ra khi nào hay xác suất là bao
nhiêu, do đó, với những khối lượng tài sản lớn, có nguy cơ rủi ro, con người ta sẽ
rất ít mạo hiểm vì họ biết rằng khi biến cố xảy ra họ sẽ khó lòng đối phó được với
nó. Vì lẽ đó có không ít người đã chọn cho mình phương thức bảo hiểm, và ngay
cả bản thân chúng ta cũng vậy, không ít thì nhiều trong đời chúng ta cũng đã từng
một lần tham gia bảo hiểm, những lần như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta đã
gián tiếp đảm bảo cho lợi ích vốn có của mình.
2. Các tổ chức định mức bảo hiểm Định mức bảo hiểm như thế nào?
Đồ thị trên cho chúng ta thấy được việc định giá mức phí bảo hiểm trong thị
trường hòan hảo, thông tin đầy đủ.
Về Phía chủ tài sản:
Có tài sản ban đầu là W0
Khi rủi ro xảy ra với xác suất h thì tài sản còn lại sẽ là WG
Như vậy rủi ro sẽ làm cho chủ nhân của nó mất đi một khỏan W0 - WG
Vấn đề đặt ra ở đây là chủ nhân của nó muốn có một mức bảo hiểm cho tài
sản của mình và không biết mức phí bảo hiểm sẽ là bao nhiêu?
Về phía các tổ chức bảo hiểm:
Họ hoạt động trong thị trường hòan hảo.
Mức phí bảo hiểm họ đưa ra là pX với p của tài sản cần đảm bảo và tiền chi
trả khi xảy ra rủi ro là k
Như vậy về cơ tổ chức báo hiểm khi cung cấp dịch vụ cho người chủ sẽ
nhận được mức thu nhập p và sẽ phải chi trả một khỏan kỳ vọng là hk khi tình
trạng xấu nhất xảy ra.
Mục tiêu về lợi nhuận hướng đến của việc cung cấp bảo hiểm sẽ là:
=pX-{(Xh + 0(1-h)}
Mà trong thị trường cạnh tranh hòan hảo thì lợi nhuận dài hạn của công ty
bảo hiêm là 0
=0
pX=Xh
Vậy: p=h
Từ kết quả trên ta thấy được trong thị trường hòan hảo các công ty bảo hiểm sẽ
định mức phí bảo hiểm bằng với xác suất xảy ra rủi roc ho tài sản cần bảo hiểm.
3. Khuyết tật của thị trường bảo hiểm:
a. Giá trị của thông tin trong thị trường bảo hiểm:
Trong thực tế, thị trường của chúng ta không phải là thị trường hòan hảo, và
thông tin hòan tòan không cân xứng. Có nghĩa là sẽ có một bên có những thông tin
mà bên còn lại không có.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mục tiêu lợi nhuận của công ty luôn luôn
lớn hơn không, hay nói cách khác doanh thu của công ty từ các mức phí bảo hiểm
phải đủ bù đắp các chi phí giao dịch, lương nhân viên… Do đó:
=pX-{(Xh + 0(1-h)} > 0
pX > Xh
p > h
Lúc này tại điểm cân bằng E ta có:
<
Hay nói cách khác, tại điểm cân bằng độ dốc của đường ngân sách, có nghĩa
là để tối đa hóa độ thỏa dụng của mình, người mua bảo hiểm sẽ không chọn mua
bảo hiểm tòan phần. Và đó cũng là cách mà các nhà cung cấp bảo hiểm thu về lợi
nhuận cho mình. Tuy nhiên việc xác định được mức rủi ro h sẽ là một vấn đề hết
sức khó khăn. Để làm được điều này, buộc các công ty phải tiêu tốn một mức phí
để điều ra dựa trên các quan sát, thu thập thông tin tích lũy trong quá khứ của thị
trường mình hướng tới… Và điều này rất khó để thực hiện. Nếu mức p thấp thì sẽ
lỗ vốn, nếu mức p quá cao thì người ta lại không tham gia bảo hiểm.
Mặc khác, một vấn đề thông tin không cân xứng còn được thể hiện qua sự
hiểu biết của người mua bảo hiểm về rủi ro của mình còn người bán bảo hiểm thì
không. Ví dụ như trong thị trường bảo hiểm y tế. Những người mua bảo hiểm là
những người có khả năng mắc bệnh cao, như vậy công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả
một số tiền lớn cho những người này và để bù lại chi phí thì họ sẽ phải tăng mức
phí bảo hiểm lên cao hơn. Chính vì điều này sẽ dẫn đến thực trạng là những người
khỏe mạnh sẽ không tham gia bảo hiểm vì họ cho rằng lúc này nếu tham gia thì độ
thỏa dụng của họ sẽ là rất thấp, vô tình việc tăng phí đã loại bỏ những khách hàng
có khả năng mang đến thu nhập cao cho các công ty bảo hiểm. Khi những người
này rút khỏa thị trường thì số lượng khách hang của các công ty cung cấp bảo hiểm
y tế còn lại đa số là những người có khả năng mắc bệnh cao, và công ty bảo hiểm
lại phải chi trả một khỏan tiền lớn hơn sau khi gia tăng mức phí bảo hiểm. Vì vậy
có thể nói về cơ bản ở thị trường bảo hiểm y tế, các công ty tư nhân sẽ rất khó có
thể đảm đương.
Lật lại vấn đề trên, nếu như trên thị trường mọi người đều tham gia bảo hiểm
thì mức phí bảo hiểm lại rất rẻ, và đối tượng được bảo hiểm cũng rộng rãi hơn.
Nhưng hành động của con người là duy lý, nên điều này rất khó xảy ra nếu như
không có sự bắt buộc có hiệu quả cao, ở đây, chúng ta đang đề cập đến một cơ
quan có khả năng pháp lý bắt buộc mọi người tham gia bảo hiểm y tế một cách
rộng rãi vì lợi ích chung, đó là chính phủ.
b. Tâm lý hành xử tắc trách:
Đứng ở một góc độ nào đó thì những người được bảo hiểm thường thờ ơ với
tài sản của mình, vì như đã phân tích ở trên, dù rủi ro có xảy ra hay không thì tài
sản kỳ vọng của họ vẫn là không đổi. Quay trở lại với thị trường bảo hiểm y tế,
những người được bảo hiểm y tế thường không quan tâm đến sức khỏe của mình
nhiều, hoặc làm việc quá sức… vì họ tin rằng, khi bệnh tật đến với họ thì các chi
phí sẽ do công ty bảo hiểm chi trả. Chính vì sự thờ ơ này đã trực tiếp làm tăng xác
suất xảy ra bệnh tât, và như vậy thì lại làm cho mức phí bảo hiểm tăng lên, và các
công ty bảo hiểm lại phải đối mặt với vấn đề như vấn đề thông tin đã được đề cập
ở trên.
c. Vấn đề xã hội:
Theo dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam vào năm 2010 thì cả nước có
xấp xỉ 10% dân số thuộc vào diện nghèo. Đây được xem là một bộ phận lớn dân
số. Những người này về cơ bản là những người đối diện nhiều với rủi ro hơn bộ
phận dân cư khác và họ khó lòng đương đầu với rủi ro của bản thân mình. Vẫn tiếp
tục phân tích thị trường bảo hiểm y tế, nếu tính theo mức phí thị trường thì những
người nghèo khó có khả năng tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên họ lại là những người
dễ đối diện với bệnh tật nhất vì điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng… Do đó
thật thiếu công bằng khi những người cần đến dịch vụ bảo hiểm nhiều nhất thì lại
không thể tiếp cận với dịch vụ.
4. Vai trò của chính phủ trong việc giải quyết khuyết tật của thị trường
bảo hiểm:
Đứng ở phương diện chính phủ, vấn đề phúc lợi xã hội được đặt lên hàng
đầu và nhiệm vụ của chính phủ là giải quyết các vấn đề khuyết tật của một số thị
trường bảo hiểm cũng như là can thiệp vào các thị trường bảo hiểm mà vai trò của
tư nhân không đảm đương được.
Mục tiêu đầu tiên của chính phủ là làm thế nào để những dịch vụ bảo hiểm
cần thiết như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … có thể đến
rộng rãi với mọi người dân, mang đến sự công bằng cho xã hội.
Đầu tiên, đối với các bảo hiểm thiết thực, để hạ thấp mức phí bảo hiểm,
đồng thời đưa bảo hiểm đến với rộng rãi người dân thì chính phủ bắt buộc mọi
người phải tham gia bảo hiểm. Ví dụ như những người đi làm phải trích ra một
phần lương để đóng bảo hiểm xã hội, hay mọi người dân phải đóng bảo hiểm y tế
một cách bắt buộc. Như vậy, về cơ bản sự can thiệp của chính phủ đã giải quyết
được vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường.
Để giải quyết vấn đề tâm lý hành xử tắc trách, nhất là trong thị trường bảo
hiểm y tế, thì luật bảo hiểm năm 2009 đã được bổ sung vào hạn mục là chia đều rủi
roc ho công ty bảo hiểm và cả người được bảo hiểm. Theo đó người dân sẽ phải
đóng 20% tổng chi phí phát sinh khi điều trị bệnh tật, thay vì hòan tòan miễn phí
như trước đây. Do đó, người dân sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, vì đối
với họ, giá trị tài sản kỳ vọng khi xảy ra rủi ro sẽ thấp hơn giá trị tài sản lúc không
có biến cố rất nhiều.
Đồng thời, với sự bắt buộc rộng rãi ở một số thị trường bảo hiểm đã mang
đến cho mọi người cơ hội được sẽ chia rủi ro. Những người nghèo sẽ được tham
gia thị trường bảo hiểm với một mức phí bằng với mức phí của mọi người nhưng
lại rất phù hợp với thu nhập của họ.
Vai trò của chính phủ trong thị trường bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Bằng
các bịên pháp can thiệp hiệu quả, chính phủ đã góp phần đưa thị trường trở lại với
xu hướng vốn có của nó, giảm thiểu khuyết tật, và quan trọng chính là mang đến sự
công bằng cho xã hội, một mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta luôn hướng đến.
IV/. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH
BẢO HIỂM CẦN CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
1. Bảo hiểm xã hội.
a. Thành Tựu
Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành với 03 loại hình bảo hiểm, gồm
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, và bảo hiểm thất nghiệp đã tạo cơ hội cho
người lao động, đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Từ 4,8
triệu người năm 2001 tăng lên khoảng 9,4 triệu người năm 2009, chiếm 18% tổng
số lực lượng lao động. Nguồn thu quỹ BHXH bắt buộc tăng nhanh, từ 6.348 tỷ
đồng vào năm 2001 lên 36,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Tổng chi BHXH bắt
buộc cũng tăng nhanh, từ 1.856 tỷ đồng năm 2001 lên khoảng 54,9 nghìn tỷ đồng
trong năm 2009 (trong đó chi từ ngân sách Nhà nước là 26,8 nghìn tỷ đồng).
Sau một năm triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, số người tham gia đạt gần 50
nghìn người. Nguồn thu quỹ BHXH tự nguyện ước tính đạt 69,5 tỷ đồng và chi
khoảng 10,9 tỷ đồng năm 2009.
Năm 2009, có khoảng 9% dân số từ 50 tuổi trở lên sống bằng lương hưu.
Công tác quản l ý BHXH ngày càng đi vào nề nếp; công tác giám sát ngày càng
được tăng cường; mạng lưới thu-chi ngày càng mở rộng.
b) Tồn Tại
BHXH bắt buộc:
Tỷ lệ tham gia của lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước còn thấp.
Mức tiền lương sử dụng để làm căn cứ tính đóng BHXH hàng tháng thấp so với
thu nhập thực tế của người lao động , mức hưởng so với mức đóng thì quá cao (tối
đa 75% so với mức đóng). Tuy nhiên, do mức tiền lương làm căn cứ để đóng thấp
nên mức hưởng cũng thấp.
Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH cao do cơ chế tài chính BHXH dựa trên phương
thức “tọa thu, tọa chi” thực hiện trong điều kiện tuổi thọ bình quân có xu hướng gia
tăng, mức đóng – mức hưởng không có quan hệ chặt chẽ và phù hợp , cơ chế và
phương thức đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự hiệu quả.
Công tác tổ chức thực hiện các chế độ của BHXH còn nhiều bất cập dẫn đến việc
thực thi các qui định của Luật Bảo hiểm xã hội còn bị hạn chế.
BHXH tự nguyện:
Sau hơn 1 năm thực hiện, đa số các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là
những người đã tham gia BHXH bắt buộc được một số năm, nay tham gia tiếp để
đáp ứng điều kiện tối thiểu có 20 năm để hưởng chế độ BHXH; Số lao động trong
khu vực phi chính thức, đặc biệt là nông dân nông thôn, lao động trẻ tham gia chưa
nhiều, một phần là do nhận thức về tự nguyện không cao, công tác tuyên truyền
thông tin còn yếu và lý do chính là do thu nhập hàng tháng thấp nên không đủ khả
năng tham gia.
Thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động khu vực phi chính
thức, đặc biệt là người lao động nghèo, người không đủ điều kiện về tuổi tham gia
hệ thống.
Hệ thống quản lý BHXH:
Cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý BHXH vẫn còn yếu, mạng lưới các dịch vụ
thu và chi BHXH cũng như đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện các nghiệp vụ
BHXH vẫn còn bất cập.
Công tác theo dõi giám sát đối tượng tham gia còn gặp nhiều khó khăn. Đặc
biệt, hệ thống BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn khi số lượng đối tượng được dự báo là
sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
c) Đề hướng giải pháp.
Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc gia:
Dù hệ thống tổ chức và cách thức quản lý của các quốc gia có khác nhau, nhưng
việc các quốc gia đều có sự quản lý thống nhất các hoạt động BHXH. Việc quản lý
thống nhất thể hiện qua việc chỉ có Nhà nước mới ban hành chính sách vĩ mô định
hướng hoạt động của cả hệ thống BHXH. Nhà nước định ra các chế độ BHXH, các
nội dung cơ bản của BHXH; các chính sách BHXH đối với các nhóm đối tượng cụ
thể, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng gia đoạn phát
triển.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH:
Song song với việc hoạch định chính sách BHXH, Nhà nước tổ chức các hoạt động
thanh tra BHXH. Để các hoạt động này đúng định hướng, với chức năng của mình,
Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH theo
quy định của pháp luật, xử lý các khiếu kiện, các tranh chấp về BHXH theo luật
định.
Trong hoạt động BHXH có các bên liên quan như người lao động, người sử
dụng lao động với những lợi ích khác nhau và vì vậy thường có những sự lạm
dụng, lợi dụng pháp luật BHXH để trục lợi cho mình. Mặt khác, chính sách BHXH
là chính sách phát triển và phức tạp nên trong quá trình thực hiện cả người lao
động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH khó tránh khỏi những sai sót. Do
đó, thanh tra, kiểm tra các hoạt động BHXH là cần thiết nhằm đảm bảo cho các
bên liên quan thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đồng thời đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của họ.
Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH.Bảo đảm giá trị của quỹ BHXH
trong các tài khoản tại ngân hàng để đảm bảo mức chi trả cho đối tượng hưởng
BHXH.
Bảo đảm các trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH trước
những biến động kinh tế- xã hội và chính trị.
Bảo hộ cho quỹ BHXH trong các hoạt động đầu tư, sinh lời. Nhà nước ưu
tiên cho quỹ BHXH được đầu tư phần quỹ nhàn rỗi vào những lĩnh vực an toàn, rủi
ro thấp nhất và thuận lợi khi thu hồi vốn để kịp thời chi trả các khoản chi BHXH
khi có nhu cầu lớn.
Không đánh thuế hoặc đánh thuế thấp đối với các dự án đầu tư của quỹ
BHXH.
Hỗ trợ về tài chính cho quỹ BHXH trong những trường hợp quỹ BHXH bị
thâm hụt vì những lý do bất khả kháng.
Trong hoạt động BHXH có hai nhóm đối tượng đó là nhóm đối tượng tham
gia BHXH và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH. Nhóm đối tượng tham gia
BHXH bao gồm các doanh nghiệp và người lao động. Khi tham gia BHXH, doanh
nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều phải đóng phí BHXH. Vì
vậy, để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, các cơ quan BHXH phải nắm chắc
được số lượng các đơn vị tham gia BHXH, những di biến động trên từng địa bàn
và trong toàn quốc. Đồng thời, cũng phải có được những thông tin đầy đủ về người
lao động để xác định được nguồn thu và dự báo được các khoản chi trong tương
lai.
Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH bao gồm người lao động và gia đình họ
(theo quy định của từng nước). Cơ quan BHXH cũng phải có đầy đủ các thông tin
về người lao động khi thụ hưởng BHXH để chi đúng, chi đủ cho đối tượng và hạn
chế những sự lạm dụng BHXH.
Quản lý quỹ BHXH:
Quản lý quỹ BHXH bao gồm quản lý công tác thu BHXH và quản lý công
tác chi BHXH, nhằm đảm bảo cho quĩ được an toàn và đảm bảo thu đúng, thu đủ;
chi đúng, chi đủ cho đối tượng thụ hưởng BHXH; hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ
BHXH.
Xây dựng chiến lược tăng trưởng quỹ BHXH thông qua các hoạt động đầu
tư.
Tham gia vào thị trường tài chính của quốc gia. Đây là một trong những chức
năng quan trọng của cơ quan BHXH. Bởi lẽ các quá trình thu và chi BHXH không
diễn ra song trùng và thông thường sự tồn tích của quỹ BHXH rất lớn. Nếu được
Nhà nước điều tiết thông qua các chính sách và công cụ tài chính, quỹ BHXH sẽ
góp phần rất lớn vào việc ổn định nền tài chính quốc gia
2. Bảo hiểm y tế.
a) Thành Tựu
Chính sách bảo hiểm y tế đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nếu
năm 2001 mới có 16 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (trong đó 12 người tham
gia bảo hiểm y tế bắt buộc và khoảng 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện), chiếm khoảng 20% dân số cả nước thì năm 2009 đã có 53,3 triệu người
tham gia bảo hiểm y tế, chiếm trên 60% dân số cả nước.Nhà nước đã thực hiện
chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho một số đối tượng.
Nguồn thu từ bảo hiểm y tế tăng nhanh do mở rộng đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế và có sự điều chỉnh tăng lương của Nhà nước. Số thu bảo hiểm y tế năm
2001 là 1.151 tỷ đồng và năm 2009 ước tăng lên 13.610 tỷ đồng. Mạng lưới khám
chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương đang từng bước được củng cố.
b) Tồn tại
Dấu hiệu già hóa dân số bắt đầu xuất hiện. Các dạng bệnh đòi hỏi chi phí
y tế cao có xu hướng gia tăng làm tăng các khoản chi cho bảo hiểm y tế dẫn đến sự
mất cân đối của quỹ bảo hiểm y tế. Nhận thức của người dân về lợi ích tham gia
bảo hiểm y tế chưa cao trong khi công tác quản l ý đối tượng tham gia bảo hiểm y
tế vẫn còn lỏng lẻo người dân chỉ mua bảo hiểm y tế khi đã biết mắc bệnh vẫn còn
nhiều là nguyên nhân khác kìm hãm khả năng tăng trưởng của quỹ bảo hiểm y tế
và nó triệt tiêu tính chia sẻ rủi ro về chi phí y tế giữa người bị ốm đau và người
không bị ốm đau. Hậu quả là quỹ bảo hiểm y tế khó bền vững Chất lượng chăm
sóc y tế còn thấp, nhất là ở dưới tuyến cơ sở, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa. Chi phí cho y tế của hộ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương vượt quá khả năng
tài chính của hộ. Y tế cộng đồng bao gồm các biện pháp thúc đẩy lối sống lành
mạnh, bảo vệ môi trường trong sạch, phát triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe
ban đầu, v.v… chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi
người dân. Việc tăng cường tiếp cận của người nghèo đến bảo hiểm y tế kể cả khi
có thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều thách thức.
c) Đề hướng giải pháp.
Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân như Luật Bảo hiểm y tế đã đề ra là giải
pháp cơ bản, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong thực hiện chức năng chia sẻ rủi ro
của bảo hiểm y tế.
Cần thúc đẩy và triển khai đồng bộ, thường xuyên các chương trình
truyền thông, tuyên truyền về bảo hiểm y tế. Tiếp tục hoàn thiện mức đóng, hưởng
bảo hiểm y tế để đảm bảo khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế theo hướng: Thực
hiện đa dạng hóa các chế độ bảo hiểm y tế theo các nhóm bệnh tật với các mức
đóng, hưởng khác nhau trong đó có tính đến các trợ giúp mức đóng cho các nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương; gắn quyền lợi được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế
với mức tham gia và thời gian tham gia đóng bảo hiểm y tế của người dân; tính
toán mức “đồng chi trả” giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và cơ quan bảo hiểm y
tế một cách hợp l ý để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế nhưng vẫn
đảm bảo được quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm; trong dài hạn, cần nâng
cao hiệu quả đầu tư từ tiền nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế.
Xây dựng cơ chế chi trả không gắn với việc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế
cho cơ quan khám chữa bệnh để hạn chế tình trạng phân biệt đối xử
Tăng tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách Nhà nước và nâng cao hiệu
quả phối hợp giữa các cơ quan thực hiện bảo hiểm y tế cũng là một biện pháp đảm
bảo tính hiệu quả trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta.
TÓM LẠI KẾT LUẬN
Bảo Hiểm Xã Hội,Bảo Hiểm Y Tế ảnh hưởng đến an sinh xã hội của một
quốc gia,đặt biệt đối với Việt Nam chúng ta Đất Nước đang trong thời kỳ phát
triển,đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn,thu nhập thấp kèm theo môi
trường ô nhiễm dẫn tới tác động rất lớn đến đời sống của người dân nhất là các
tầng lớp lao động thu nhập thấp người dân ở nông thôn ,miền núi.Chính phủ cần
quan tâm nâng cao quản lý chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm an sinh và công
bằng xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế vi mô tác giả Robert S.Pindyck và Daniell L.Rubìneld
2. Trang chủ bảo hiểm xã hội Việt Nam
3. Trang chủ bảo hiểm y tế Việt Nam
4. Bài giảng thị trừơng bảo hiểm của giảng viên Nguyễn Xuân Thành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_6_thi_truong_bao_hiem_5427.pdf