Đề tài Thu hút FDI hàn quốc vào Việt Nam sau hội nhập WTO – Thực trạng và giải pháp

Cần có chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. * Thông qua nguồn gốc FDI, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, toàn cầu, với các ưu thế của mình đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến các nước tiếp nhận đầu tư. Nguồn vốn của các công ty này tham gia đóng góp bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, cân bằng cán cân thanh toán tại nước tiếp nhận. Ngoài ra việc tiếp nhận đầu tư có nhiều cơ hội nhận sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động, tăng khả năng cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận, hội nhập với kinh tế thế giới. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm khuyến khích các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu của các nước đến đầu tư vào Việt Nam .

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI hàn quốc vào Việt Nam sau hội nhập WTO – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững năm tới - Để đạt mục tiêu thu hút Đầu tư nước ngoài đạt 27% tổng số vốn 43~57 tỉ USD càn thiết để phát triển các ngành Công nghiệp, chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục những nỗ lực cải thiện môi trường Đầu tư nước ngoài. - Nếu môi trường Đầu tư không có biến động quá lớn, dự kiến Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt Đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi Đầu tư của Singapo có thể chững lại. - Đặc biệt Đầu tư của Nhật Bản vào các sản phẩm điện tử và phụ phẩm tại miền Bắc sẽ mở rộng mạnh mẽ hơn nữa.Ngoài ra, phát huy lợi thế là quốc gia cung cấp nguồn vốn viện trợ ODA lớn nhất cho phía Việt Nam, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường việc tham gia vào các dự án mang tính quốc sách của Việt Nam, trong dó có dự án xây dựng đường sắt cao tốc. - Đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ, Đầu tư vào lĩnh vực tín dụng và thông tin vào khu vực Nam Bộ sẽ được tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, ngoài ra cũng tăng cường Đầu tư vào các nghành Công nghiệp trọng điểm cần nguồn vốn Đầu tư lớn như xây dựng nhà máy phát điện. Thực trạng của Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam . Tình hình chung về Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam Tình hình chung của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam ( Tính đến năm 2006) Tổng số dự án còn đang hoạt động: 1.143 Tổng vốn đầu tư đăng ký: 5,809 tỷ USD Vốn đầu tư thực hiện 2,608 triệu USD Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số 74 nước và vùng Lãnh thổ đầu t tại Việt Nam. Các nhà Đầu tư Hàn Quốc thường tăng cường Đầu tư vào các lĩnh vực sau :. Điện, điện tử, hàng gia dụng; Hóa chất; Luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản; Bưu chính viễn thông; Xây dựng khu đô thị mới; Giáo dục, đào tạo, kể cả đào tạo ngắn hạn. 68% 2% 30% Công nghiệp Nônh Lâm nghiệp Dịch vụ Cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc đầu tư vào các khu công nghiệp T9/2006 – Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài -Bộ Kế Hoạch Đầu Tư Năm 2006, Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong quá trình thu hút Đầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm qua cũng đạt mức cao nhất kể từ khi Hàn Quốc chính thức bắt đầu tiến hành Đầu tư tại Việt Nam vào năm 1986. Năm 2006, Việt Nam đạt mức kỉ lục về Đầu tư nước ngoài với 7,48 tỉ USD, trong đó Đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc chiếm 2,68 tỉ USD (trên thực tế là 2,8 tỉ USD) chiếm 34,2 % tổng Đầu tư nước ngoài, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có số vốn Đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm nay, tiếp theo đó là Hồng Kông, Nhật Bản, và Mỹ. Hàn Quốc đạt mức Đầu tư kỉ lục vào Việt Nam với 207 dự án giá trị 2,78 tỉ USD, trong đó 86% là Đầu tư độc lập vào khu vực phía Nam. Xét theo địa phương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đứng vị trí thứ nhất, tỉnh Hà Tây đứng vị trí thứ hai và thủ đô Hà Nội đứng thứ ba trong bảng xếp hạng vốn Đầu tư. Ngoài ra Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2006 dẫn đầu là các ngành Công nghiệp nặng (chiếm 55%), xây dựng khu đô thị mới (chiếm 20%), xây dựng khách sạn và chung cư ( chiếm 10%). Tính riêng 11 dự án quy mô lớn đã chiếm đến 79% tổng số vốn Đầu tư tại Việt Nam. Nhờ những thuận lợi Đầu tư trong năm 2006, tổng số vốn Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tính đến cuối năm 2006 đạt 7,8 tỉ USD, chiếm 18,5% tổng số Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đua Hàn Quốc trở thành nhà Đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam. Ngoài ra, Đầu tư vào Việt Nam chiếm đến 8% tổng vốn Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc. Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam Cơ cấu Đầu tư theo ngành Năm 2004 Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2004, Hàn Quốc có 759 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,4 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước, các vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam, sau Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2004, Hàn Quốc đứng thứ ba trong số 26 nước có dự án FDI tại Việt Nam với 66 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 108,5 triệu USD. Là một nước công nghiệp tương đối phát triển, các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 632 dự án có tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD (chiếm 83% về số dự án và 71% tổng vốn đầu tư đăng ký); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6% về số dự án và 2% về tổng vốn đầu tư; dịch vụ chiếm 11% về số dự án và 27% về tổng vốn đầu tư. Ngành Số dự án Tổng vốn Đầu tư Công nghiệp -Xây dựng 83 71 Nông-lâm-ngư nghiệp 6 2 Dịch vụ 11 27 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch Đầu tư (đơn vị %) Bảng cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc vào Việt Nam tính đến năm 2004-tỷ trọn theo tổng vốn đầu tư FDI của Hàn Quốc phân theo ngành Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 12/07/2004 Đơn vị: USD Số TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu t­ Vốn thực hiện I Công nghiệp 632 3,157,180,954 2,220,294,059 CN nặng 182 1,239,325,740 1,310,194,137 CN dầu khí 2 106,000,000 203,771,491 CN nhẹ 410 1,676,955,486 641,372,435 CN thực phẩm 15 46,544,486 22,668,000 Xây dựng 23 88,355,242 42,287,996 II Nông, lâm nghiệp 45 85,258,980 35,002,604 Nông-Lâm nghiệp 30 65,443,480 25,007,104 Thủy sản 15 19,815,500 9,995,500 III Dịch vụ 82 1,182,957,656 548,853,441 GTVT-Bưu điện 25 258,170,261 92,370,424 Khách sạn-Du lịch 10 186,709,700 157,762,491 Tài chính-Ngân hàng 4 50,000,000 48,390,000 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 20 51,281,276 21,515,879 XD Văn phòng-Căn hộ 7 467,938,619 202,268,284 XD hạ tầng KCX-KCN 2 156,950,000 24,251,250 Dịch vụ 14 11,907,800 2,295,113 Tổng số 759 4,425,397,590 2,804,150,104 *Năm 2005 Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2005, Hàn Quốc có 1.004 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 5,2 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 74 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, sau Singapore và Đài Loan. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số 40 nước có dự án FDI tại Việt Nam với 168 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 491,7 triệu USD. Là một nước công nghiệp tương đối phát triển, các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 820 dự án có tổng vốn đầu tư trên 3,74 tỷ USD (chiếm 81,7% về số dự án và 72,0% tổng vốn đầu tư đăng ký); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,7% về số dự án và 2,2% về tổng vốn đầu tư; dịch vụ chiếm 11,7% về số dự án và 25,8% về tổng vốn đầu tư. Cơ cấu Đầu tư theo ngành- tính đến T11/2005 Ngành Số dự án Tổng vốn Đầu tư Công nghiệp -Xây dựng 81.7 72 Nông-lâm-ngư nghiệp 6.7 2.2 Dịch vụ 11.7 25.8 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch Đầu 26% ngư nghiệp 2% 72% Dịch vụ vốn đầu tư Cơ cấu FDI theo nghành- Tỉ trọng theo Công nghiệp -Xây dựng Nông-lâm- Bảng cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc vào VN- tỷ trọng theo số dự án và vốn đầu tư(tính đến tháng 11 năm 2005) Năm 2006 Các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 979 dự án có tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD (chiếm 80,8% số dự án và 68,8% tổng vốn đầu tư đăng ký); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,3% về số dự án và 2,3% về tổng vốn đầu tư; dịch vụ chiếm 12,9% về số dự án và 28,8% về tổng vốn đầu tư đăng ký. Như vậy cho thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng hầu hết chú trọng và quan tâm đến các nghành Công nghiệp, tiếp đến là dịch vụ nhà ở, khách sạn, cho thuê còn nghành nông nghiệp thì rất ít thậm chí là không có, các dự án có vốn quá ít ỏi. Vì thế có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối cơ cấu đầu tư. Ngành Số dự án Tổng vốn Đầu tư Công nghiệp -Xây dựng 80.8 68.8 Nông-lâm-ngư nghiệp 6.3 2.3 Dịch vụ 12.9 28.8 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch Đầu tư Bảng cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc vào VN- tỷ trọng theo tổng vốn đầu tư năm 2006 ( Nguồn bộ kế hoạch đầu tư) Bảng cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc vào VN- tỷ trọng theo số dự án năm 2006 ( Nguồn bộ kế hoạch đầu tư) Trong số các dự án đầu tư của Hàn Quốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung như Công ty sản xuất đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội (vốn đầu tư 178,58 triệu USD), Công ty TNHH DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 sao tại Hà Nội (vốn đầu tư 177,4 triệu USD), Công ty thép VSC-POSCO tại Hải Phòng (vốn đầu tư 56,12 triệu USD), Công ty LG – MECA Electronics Hải Phòng sản xuất máy điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng (tổng vốn đầu tư 7,7 triệu USD), Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel, sản xuất linh kiện điện tử điều hoà, máy giặt (vốn đầu tư 52 triệu USD). Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Việt Nam-Daewoo tại Hà Nội, vốn đầu tư đăng ký 32,2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là Công ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, thị phần xe ô tô Daewoo tại Việt Nam chiếm 15%; công ty có lãi từ năm 2000. Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU và Mỹ đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương. đầu tư Hàn quốc theo ngành 1988 - 2006 (tính tới ngày 31/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Đầu t­ thực hiện I Công nghiệp 1,030 5,757,476,796 2,184,357,627 CN dầu khí 2 84,500,000 250,928,719 CN nhẹ 652 2,455,341,974 781,992,930 CN nặng 291 2,898,533,124 1,082,940,811 CN thực phẩm 28 146,983,486 26,290,991 Xây dựng 57 172,118,212 42,204,176 II Nông, lâm nghiệp 81 135,945,466 43,316,826 Nông-Lâm nghiệp 63 106,131,966 30,285,816 Thủy sản 18 29,813,500 13,031,010 III Dịch vụ 186 2,382,015,685 429,740,910 Dịch vụ 73 139,744,452 5,254,282 GTVT-Bu điện 33 283,134,161 103,252,824 Khách sạn-Du lịch 18 129,168,000 8,720,000 Tài chính-Ngân hàng 6 80,000,000 70,390,000 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 36 270,857,398 31,234,381 XD Khu đô thị mới 2 526,090,672 - XD Văn phòng-Căn hộ 16 796,071,002 185,188,173 XD hạ tầng KCX-KCN 2 156,950,000 25,701,250 Tổng số 1,297 8,275,437,947 2,657,415,363 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu Đầu tư phân theo hình thức Đầu tư Năm 2004 Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực 100% vốn nước ngoài với 615 dự án có tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ USD, chiếm 81% về số dự án và 50% về tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp đến là lĩnh vực liên doanh với 126 dự án có tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 17% về số dự án và 46% tổng vốn đăng ký; các dự án còn lại tập trung trong lĩnh vực hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trừ hai dự án thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án đầu tư của Hàn Quốc có mặt ở 39 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, nhưng tập trung tại vùng trọng điểm kinh tế phía Nam (Đồng Nai - thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương), có 496 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,2 tỷ USD, chiếm 65% về số dự án và 50% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tại vùng trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng) có 71 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,28 tỷ USD, chiếm 9% về số dự án và 29% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong 759 dự án còn hiệu lực, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án là 5,8 triệu USD (thấp hơn tỷ lệ chung cả nước là 9,7 triệu USD), đã có 404 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,31 tỷ USD triển khai góp vốn đầu tư thực hiện là 2.804,1 triệu USD (chiếm 53,2% về số dự án và 63,7% về số vốn đầu tư đăng ký), tạo việc làm cho trên 13 vạn lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp trong xây dựng và dịch vụ khác. FDI c ủa H àn Qu ốc theo h ình th ức đ ầu t ư T ừ ng ày 01/01/1988 đ ến 12/07/2004 (Đơn v ị: USD) S ố TT Hình thức đ ầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện Doanh thu Lao động 1 100% vốn nước ngoài 615 2,191,944,691 876,855,529 5,443,753,132 113,461 2 Liên doanh 126 2,053,899,933 1,659,560,484 3,390,361,263 18,990 3 Hợp đồng -hợp tác- KD 18 179,552,966 267,734,091 24,653,134 516 Tổng số 759 4,425,397,590 2,804,150,104 8,858,767,529 132,967 5,830,563 Đầu tư hàn quốc theo hình thức đầu tư 1988-2006 (tính tới ngày 31/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT Đầu tư thực hiện 1 100% vốn nước ngoài 1,096 6,045,539,088 1,179,899,345 2 Liên doanh 177 2,058,334,818 1,159,991,925 3 Hợp đồng hợp tác KD 24 171,564,041 317,524,093 Tổng số 1,297 8,275,437,947 2,657,415,363 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam- Tỉ trọng theo số dự án ( 1988-2006) Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam- Tỉ trọng theo TVDT ( 1988-2006) Cơ cấu FDI theo hình thức Đầu tư của Hàn Quốc 1988-2006 Tỉ trọng theo Vốn ĐT thực hiện Qua ba biểu đồ thể hiện tỉ trọng cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư, nhận thấy : theo tỉ trọng số dự án thì doanh nghiệp có 100% vốn Đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất 84% nhưng tổng vốn đầu tư đăng kí giảm xuống còn 73% và vốn Đầu tư thực hiện chỉ đạt 44%. Như vậy hình thức 100% vốn nước ngoài hoạt động chưa thật hiệu quả so với quy mô của nó. Tỉ lệ thực hiên so với số dự án chỉ đạt 1/2. Trong khi đó hinh thức liên doanh giữa nhà Đầu tư Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả nhất. Với số dự án chỉ chiếm 14% nhưng tổng vốn đầu tư chiếm 25% và vốn đầu tư thực hiện chiếm 44%, cho thấy các dự án do hình thức liên doanh đầu tư vào tuy số lượng ít nhưng quy mô vốn lớn và lượng vốn đầu tư thực hiện chhiếm tỉ lệ cao 44% bằng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cho thấy với hình thức liên kết này FDI hoạt động có hiệu quả hơn so vơi các hình thức khác. Tuy nhiên các nhà Đầu tư Hàn Quốc thì lại thích Đầu tư theo hình thức 100% vốn của họ, có thể để đảm bảo an toàn số vốn của họ bỏ ra hơn hoặc các hình thức liên doanh liên kết ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc cho các nhà Đầu tư Hàn Quốc. Cơ cấu Đầu tư theo khu vực Tính đến 12/07/2004 FDI c ủa H àn Qu ốc theo đ ịa phư ơng T ừ ng ày 01/01/1988 đ ến ng ày 12/07/2004 Đơn v ị: USD Số TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đ ầu tư Vốn thực hi ện 1 Đồng Nai 98 1,008,802,433 358,709,462 2 Hà Nội 51 1,005,156,164 938,692,262 3 TP Hồ Chí Minh 263 904,592,228 451,775,649 4 Bình Dương 135 310,084,323 135,972,427 5 Hải Phòng 20 270,439,905 279,031,950 6 Phú Thọ 31 210,759,717 119,182,574 7 Khánh Hòa 12 178,784,680 162,231,058 8 Dầu khí 2 106,000,000 203,771,491 9 Vĩnh Phúc 17 86,035,513 38,711,158 10 Long An 13 54,840,214 20,372,000 11 Nam Định 4 51,316,272 350,000 12 Hưng Yên 12 30,841,199 19,600,281 13 Đà Nẵng 7 27,065,560 9,236,255 14 Bà Rịa- Vũng Tàu 10 23,700,000 11,680,908 15 Hải D ương 9 22,949,400 4,190,000 16 Tây Ninh 16 22,396,425 4,846,187 17 Bình Thuận 10 16,360,000 1,100,000 18 Bắc Giang 4 9,650,000 6,838,000 19 Quảng Ninh 3 9,500,000 1,500,000 20 Lâm Đồng 4 9,043,135 5,898,879 21 Bắc Ninh 2 8,800,000 6,500,000 22 Thái Bình 4 8,413,000 500,000 23 Hà Tây 5 8,300,000 7,400,000 24 Ninh Bình 2 6,332,486 5,076,820 25 Bình Định 2 5,350,000 1,950,000 26 Bình Phước 1 4,800,000 0 27 Sơn La 1 3,000,000 0 28 Thừa Thiên Huế 1 2,950,000 0 29 Phú Yên 4 2,835,000 0 30 Tiền Giang 3 2,761,936 1,303,000 31 Thái Nguyên 1 2,310,000 0 32 Quảng Nam 1 2,200,000 1,000,000 33 Nghệ An 1 2,000,000 2,000,000 34 Kiên Giang 2 1,668,000 100,000 35 Cần Thơ 1 1,650,000 718,113 36 Đồng Tháp 2 1,300,000 440,000 37 V ĩnh Long 1 1,200,000 2,941,630 38 Qu ảng Ng ãi 2 850,000 350,000 39 Thanh Hoá 2 360,000 180,000 T ổng s ố 759 4,425,397,590 2,804,150,104 Đầu tư Hàn Quốc theo địa phương 1988-2006 (tính tới ngày 3/10/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án TV ĐT Vốn thực hiện 1 ĐồngNai 161 1,476,375,103 443,822,905 2 H à N ội 117 1,277,045,844 411,682,083 3 TP H ồ Ch í Minh 406 1,257,264,293 507,270,965 4 Bà Rịa -Vũng T àu 18 1,180,898,000 14,970,908 5 Bình Dương 257 635,975,786 166,943,523 6 H à T ây 13 444,479,450 7,126,000 7 H ải Ph òng 31 313,875,712 283,445,399 8 Quảng Ngãi 3 275,500,000 400,000 9 Phú Th ọ 33 269,817,987 147,480,974 10 Khánh Hoà 14 185,184,680 218,670,124 11 Hưng Yên 36 148,292,742 36,247,558 12 Vĩnh Ph úc 25 128,841,834 35,910,513 13 Dầu kh í 1 84,000,000 250,928,719 14 Đà N ẵng 11 79,890,419 10,836,255 15 Hải Dương 18 62,716,400 10,517,588 16 Quảng Ninh 10 58,200,000 13,090,000 17 Long An 17 54,356,489 13,437,510 18 Nam Đ ịnh 4 51,316,272 7,850,000 19 Tây Ninh 28 50,296,425 20,559,234 20 Bình Phước 13 46,210,440 4,600,000 21 Hoà Bình 1 30,000,000 8,420,000 22 Thái Bình 7 28,413,000 2,187,000 23 Bắc Ninh 6 19,372,000 8,322,650 24 Bình Thuận 11 17,128,000 1,100,000 25 Long Giang 7 15,343,135 6,553,562 26 B ắc Giang 9 14,935,820 6,838,000 27 H à Nam 4 10,400,000 1,000,000 28 Trà Vinh 1 10,000,000 - 29 Phú Yên 6 9,735,000 1,085,000 30 Thừa Thiên-Hu ế 3 6,180,000 985,000 31 Bình Đ ịnh 2 5,350,000 3,150,000 32 Hà Tĩnh 2 4,100,000 - 33 Sơn La 2 3,000,000 1,352,000 34 Tiền Giang 2 2,850,000 1,863,000 35 Ninh Bình 2 2,664,972 - 36 Thái Nguyên 1 2,310,000 320,000 37 Quảng Nam 1 2,200,000 1,000,000 38 Bến Tre 2 2,000,000 500,000 39 Nghệ An 1 2,000,000 2,000,000 40 KiênGiang 2 1,668,000 600,000 41 Đồng Tháp 3 1,600,000 509,150 42 C ần Th ơ 2 1,440,000 718,113 43 V ĩnh Long 1 1,200,000 2,941,630 44 Thanh Hoá 3 1,010,144 180,000 T ổng 1,297 8,275,437,947 2,657,415,363 Đ ịa phương Số dự án Vốn đầu tư Đồng Nai 161 1476375103 Hà Nội 117 1277045844 TP Hồ Chí Minh 406 1257264293 Bà Rịa - Vũng Tàu 18 1180898000 Các tỉnh khác 595 5191583240 (tính tới ngày 3/10/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng cơ cấu đầu tư theo địa phương của Hàn Quốc vào Việt Nam- Tỉ trọng theo số dự án và vốn đầu tư (tới ngày 3/10/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tính đến 03/10/2006, địa phương thu hút vốn FDI của Hàn Quốc lớn nhất cả nước là Đồng Nai, tiếp đến là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đứng thứ 4 là Bà Rỵa-Vũng Tàu. Đồng Nai thu hút được 161 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.476.375.103 USD chiếm 12% số dự án, 14% tổng vốn đầu tư- cao nhất cả nước. Hà Nội thu hút 117 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.277.045.844 USD chiếm 9% số dự án, 12% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó TP Hồ Chí Minh thu hút những 406 Dự án chiếm những 31% số dự án nhưng với tổng vốn đầu tư cũng chỉ là 1.257.264.293 USD chiếm 12% tổng vốn đầu tư, chứng tỏ TP Hồ Chí Minh thu hút được nhiều dự án nhung hầu hết là các dự án nhỏ với tổng vốn không cao. Đặc biệt tỉnh Bà Rỵa- Vũng Tàu năm 2004 đứng ở vị trí thứ 14 trong thu hút FDI của Hàn Quốc đến năm 2006 đã dẫn ở vị trí thứ 4 trước Bình Dương. Kết quả được từ Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam Đối với nền kinh tế Việt Nam Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối tháng 12 năm 1992, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có nhiều bước phát triển. Ngay từ những năm đầu tiên ban hành Luật Đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam. Tính đến nay Hàn Quốc là nước đứng thứ 4 trong số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 729 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 4,4 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện gần 2,8 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, đây là tỷ lệ vốn thực hiện tương đối cao so với các nhà đầu tư có mặt tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp như lắp ráp ô tô, thép, cơ khí, điện tử, giày dép, dệt may và xây dựng. Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam, nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (trên 40 triệu USD) như Nhà máy đóng tàu biển Hyundai - Vinashin tổng vốn đầu tư 192,6 triệu USD; xí nghiệp Samsung - Vina Synthetics sản xuất vải, sợi polyester tổng vốn đầu tư 192,6 triệu USD; công ty đèn hình Orion Hanel tổng vốn đầu tư 178,5 triệu USD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Deaha tổng vốn đầu tư 52 triệu USD để xây dựng khách sạn 5 sao; dự án VSC - POSCO sản xuất thép với tổng vốn đầu tư 56,1 triệu USD,... đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhìn chung các dự án đầu tư của Hàn Quốc có tốc độ triển khai thực hiện tương đối nhanh, nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh nhất từ năm 1993 đến năm 1997, trong thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án và vốn đầu tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung từ năm 1987 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến 2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sút mạnh. Cùng với quá trình phục hồi của kinh tế Hàn Quốc, từ đầu năm 2002 đến nay, đầu tư trực tiếp của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã dần lấy lại được nhịp độ trước đây. Mặc dù chưa phải là nước có GDP bình quân đầu người cao trên thế giới, song với thiện chí tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đến nay Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 42 triệu USD viện trợ không hoàn lại, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, dạy nghề, tăng cường năng lực nghiên cứu chính sách, khoa học, công nghệ, gửi chuyên gia, thanh niên tình nguyện sang công tác tại Việt Nam. Hàng năm Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 150 học viên Việt Nam sang đào tạo tại Hàn Quốc về các vấn đề quản lý kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Trong những năm gần đây, với nhận thức công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực mũi nhọn cho phát triển kinh tế và cải cách hành chính, Hàn Quốc đã tập trung ưu tiên đào tạo các cán bộ cho Việt Nam về công nghệ thông tin, bao gồm cả việc xây dựng, hoạch định chính sách và các lĩnh vực cụ thể. Đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp 148 triệu USD tín dụng ưu đãi cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, sản xuất các loại vắc xin phòng bệnh, nhìn chung các dự án được triển khai tương đối. Hàn Quốc cung cấp ODA chỉ vào khoảng 0,06% tổng thu nhập quốc dân, tức 1/4 mức các nước thành viên OECD/DAC, thấp hơn nhiều so với các nước có quy mô kinh tế tương đương Hàn Quốc như Hà Lan (0,82%), Tây Ban Nha (0,25%) hoặc những nước có thu nhập quốc dân trên đầu người tương tự như Hi Lạp (0,22%), Bồ Đào Nha (0,24%) và New Zealand (0,23%). Trong đó viện trợ không hoàn lại song phương chiếm khoảng 31% (so với mức trung bình các nước OECD/DAC vào khoảng 96%). Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rõ việc cần thiết và dự kiến sẽ tăng dần quy mô viện trợ lên mức 0,1% GNI và tiến tới 0,2% trong tương lai, tương xứng với vị thế và trách nhiệm của một nền kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới. Trên toàn cầu, ODA Hàn Quốc sẽ ưu tiên vào các lĩnh vực bảo vệ hoà bình và các giải pháp đối với các vấn đề toàn cầu như nghèo đói, bảo vệ môi trường,... áp dụng "Mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc" trong các chương trình phát triển quốc tế dựa trên kinh nghiệm phát triển kinh tế rất thành công của nước này đồng thời nỗ lực làm giảm khoảng cách kỹ thuật số với các nước nghèo, tận dụng lợi thế của Hàn Quốc đang có trong các ngành công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với Việt Nam, động cơ quan trọng nhất không thể phủ nhận được của Hàn Quốc là mục đích nhân đạo. ODA Hàn Quốc không kèm theo bất cứ một điều kiện chính trị nào và Chính phủ Hàn Quốc nhiều lần bày tỏ mong muốn hỗ trợ cho các nước nghèo phát triển, giảm bớt khoảng cách Bắc - Nam. Đối với quan hệ kinh tế hai nước Mậu dịch thương mại Hàn Quốc là bạn hàng đứng thứ 4 của Việt Nam (theo số liệu thống kê đến này 20/12.2005) sau Đài Loan, Singapo, Nhật Bản với 1029 dự án và tổng số vốn Đầu tư lên đến5.278 tỉ USDD, Đài Loan(7.932 tỉ USD), Singapỏe (7.598 tỉ USD), Nhật Bản (6.193 tỉ USD) Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia Đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án với tổng số vốn 551 triệu USD Việt Nam là nước bạn hàng đứng thứ 25 của Hàn Quốc ( xuất khẩu đứng thứ 15, nhập khẩu đứng thứ 35) Do sự gia tăng xuất khẩu, quy mô xuất siêu của Hàn Quốc tăngtừ 1.8 USD năm 1999 lên 2.05 tỉ USD vào năm2003 (Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước nhập siêu của Hàn Quốc ) Hàn Quốc xuất khẩu vốn và các thiết bị cơ bản và nguyên vật liệu, Việt Nam xuất khẩu các bộ phận phụ tùng điện tử và các mặt hàng nhóm 1 như hàng nông sản. Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : (vải sợi và nguyên vật liêu), xe ô tô, hàng sắt thép, hàng công nghiệp hoá học, hàng điện tử….Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc – Việt Nam ( đơn vị triệu USD, %) Giao dịch 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất khẩu 1.686 (16,7%) 1.732 (2,7%) 2.240 (29,4%) 2.561,2 (14,3%) 3.255,6 (27,1%) 3.431,7 (65,4%) Nhập khẩu 322 (22%) 386 (19,6%) 470 (21,9%) 510,7 (8,6%) 673,3 (31,8%) 694 (3,1%) Thu chi mậu dịch 1.364 1.346 1.770 2.050 2.582,3 2.737,7 Đầu tư phát triển Tổng Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam với 1029 dự án , đứng thứ 4 trong số các nước Đầu tư vào Việt Nam sau Đài Loan, Singapo, Nhật Bản. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2005 đến ngày 20 tháng 12 năm 2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia Đầu tư vào Việt Nam với 190 dự án, ghi kỷ lục về tổng số dự àn thực hiện tại Việt Nam với tống số vốn cấp phát là 551 triệu USD Năm 2002, sau Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Việt Nam là đối tưọng Đầu tư thứ 5. Năm 2005 là đối tưọng Đầu tư thứ2 sau Trung Quốc ( theo tiêu chuẩn báo cáo đầu tư hàng năm). từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ 1 của Hàn Quốc Từ giữa những năm 90, lĩnh vực Đầu tư ngày càng đa dạng hơn như phát triển tài nguyên, vốn Đầu tư hạ tầng cơ sở, ….và quy mô Đầu tư cũng lớn hơn, đặc biệt sau năm 1995, số các công ty vào Việt Nam tăng mạnh Các ngành kinh doanh chủ yếu : Trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ, các tập đoàn lớn như : Daewwo, LG, Poso chủ yếu Đầu tư với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng như : sát thép, điện tử, xe hơi.. Gần đây chủ yếu Đầu tư theo quy mô nhỏ của các công ty vừa và nhỏ theo loại tập trung lao động như : vảI sợi, may mặc, giầy, cặp sách, mỹ phẩm, sau đó có xu thế phát triển Đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng như nghành công nghệ thông tin CDMA. Tình hình Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam (Đơn vị , số dự án, triệu USD). N ăm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án 12 27 34 75 149 171 170 190 Vốn thực hiện 28 169,5 67,9 109,3 269,5 343,6 377,4 551,6 Những mặt tích cực và hạn chế từ việc Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam Những mặt thu được Sau hơn 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển. Kim ngạch buôn bán 2 chiều luôn đạt mức tăng trưởng ổn định 10-15%/năm (năm 2001 đạt gần 2,3 tỷ USD, năm 2002 đạt trên 2,7 tỷ USD, năm 2003 đạt trên 3,12 tỷ USD). Tuy nhiên, quan hệ thương mại càng phát triển thì tỷ lệ nhập siêu của ta càng lớn (năm 2001 nhập siêu trên 1,5 tỷ USD, năm 2002 trên 1,8 tỷ USD, năm 2003 gần 2,2 tỷ USD). Nguyên nhân chính của việc nhập siêu là do các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nguyên liệu thô, nông lâm sản chưa qua chế biến sâu, chất lượng không ổn định giá trị thấp so với hàng nhập từ Hàn Quốc, mặt khác đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam là khá lớn, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án này chiếm tới 54% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc. Ngoài ra, từ khi thị trường Mỹ được mở rộng do thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, xuất khẩu hàng may mặc, dày dép của ta sang Hàn Quốc giảm, trong khi đó nhập khẩu nguyên liệu cho ngành sản xuất này từ Hàn Quốc lại tăng. Nhìn chung, trong 10 năm qua, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Dư luận Hàn Quốc, ngày càng chú ý và có thiện cảm hơn đối với Việt Nam. Với đà phát triển hiện nay, mặt thuận lợi trong quan hệ và các điều kiện phát triển giữa hai nước, có thể khẳng định quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam. Những hạn chế còn tồn đọng của Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam - Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chính sách thuế còn chưa sát thực tế, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU, nhất là thị trường Mỹ gần đây, đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam. - Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Như các hành động ngược đãi công nhân, bắt công nhân phơi nắng, đánh đập công nhân, công nhân phảI làm trên 8 tiếng một ngày…Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương - Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam còn trọng tâm vào các địa bàn, khu vực các thành phố phát triển như Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dẫn đến mất cân đối cơ cấu theo khu vực. Một số địa phương khác thì không thu hút được hoặc thu hút rất ít. - FDI của Hàn Quốc chủ yếu vào các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất và chế tạo máy móc, đóng tầu và một số nghành sản xuất may mặc, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm còn các nghành như nông nghiẹp, lâm nghiệp hầu như không thu hút được hoặc không đáng kể vì thế dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu nghành. Việc mât cân đối này không chỉ riêng Hàn Quốc mà của các quốc gia có vốn FDI tại Việt Nam nói chung. - Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư. Triển vọng Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam - Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường Đầu tư vào các nghành công nghiệp trọng điểm, ngoài ra các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ tăng cường Đầu tư vào Việt Nam, trong đó theo kế hoạch di chuyển các chi nhánh của công ty Trung Quốc sang Việt Nam - Do tình hình kinh tế khó khăn, các nhà Đầu tư nhỏ tìm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới. - Trong bối cảnh môi trường có tính lưu động cao, nguồn ngoại tệ dồi dào, tỉ giá hối đoái thấp, các quỹ Đầu tư sẽ tăng cường Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam, du nhập vào Việt Nam và tìn địa điểm Đầu tư. Mặc dù vậy, do giới hạn mức đóng góp Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ( lĩnh vực tín dụng là 30%, lĩnh vực khác là 49% ), việc tìm kiếm đối tác Đầu tư sẽ khó khăn, do vậy mức Đầu tư sẽ bị giới hạn so với quy mô quỹ Đầu tư. Chương II : Giải pháp thu hút Đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam I. Về phía chính sách quản lí nhà nước trong thu hút Đầu tư nước ngoài 1. Cải thiện chính sách quản lí nhà nước về Đầu tư nước ngoài 1.1 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư. * Trước hết, sửa đổi bổ sung một số điều về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo môi trường đầu tư có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao hơn so với các nước trong khu vực đó là: Phải phù hợp với pháp luật chung của nước ngoài để tạo mặt bằng ưu đãi bình đẳng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đảm bảo sự ổn định của luật pháp và chính sách đối với đầu tư nước ngoài nhằm tạo và giữ lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. * Sửa đổi một số điều khoản trong văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn với giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh. Điều chỉnh mức phải chựu thuế thu nhập cao hơn cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để khuyến khích người Việt Nam đảm nhận các vị trí cao, vị tri quản lý và chuyên môn cao. Đó chính là cơ hội tốt để nâng cao trình đọ cho người lao động, để có thể tự đảm trách nhiệm công việc có hiệu quả khi chuyển giao các doanh nghiệp có vón đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức và thành phần kinh tế. Quy định chặt chẽ hơn nữa việc ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam, tránh những xung đột mà thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng về phía người Việt Nam. Tóm lại: Phải ra sức xây dựng hệ thống pháp luật đầu tư đồng bộ, hấp hẫn, điều chỉnh quá trình đầu tư đồng thời, hoàn thiện và sửa đổi các quan hệ có liên quan như về luật công dân, luật thương mại, luật bảo vệ môi trường, luật phá sản doanh nghiệp, luật đất đai, luật về cạnh tranh... phải coi yếu tố pháp lý vừa là nhân tố quan trọng vừa là cơ sở để xây dựng vững chắc quyền tự chủ kinh tế, tự chủ chính trị của đất nước. 1.2. Xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. * Đơn giản hoá công tác hành chính, thực hiện công tác hoàn thiện thủ tục tại mỗi đầu mối, rút ngắn thủ tục hải quan, thủ tục thuế quan. * Mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án công nghệ cao, công nghệ mới, cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. * Nhanh chóng ban hành văn bản hướng đãn về việc cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp, khu chế xuất cần nhanh chóng sửa đổi luật đất đai cho phù hợp với những cam kết trong hiệp định thương mại cho phép các nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều về đầu tư lâu dài ở Việt Nam có thể mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. * Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá (còn ở mức khá cao) đối với người nước ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sự cạnh tranh: nhanh chóng điều chỉnh giá chi phí hàng hoá và dịch vụ, từng bước tiến tới mặt bằng giá, phí thống nhất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về giá vé máy bay, đường sắt, điện nước, phí tư vấn thiết kế cước vận chuyển,... soát xét lại giá cho thuê đất và bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với nhưng lĩnh vực, khu chế xuất, khu công nghiệp cần thu hút vốn FDI. * Tiếp tục nghiên cứu mức khởi điểm, chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách thay thế dần nhân viên người nước ngoài bằng người Việt Nam. * Rà soát, loại bỏ các giấy phép, quy định không cần thiết liên quan đến đầu tư nước ngoài. * Về cơ sở hạ tầng. Cần tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ cả nước, cải tiến sâu sắc các hoạt động của ngành hàng không Việt Nam trên cơ sở phải hoạch toán kinh tế, cần hiện đại hoá sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng các chuyến bay trong nước và quốc tế, mặt khác đảm bảo độ an toàn cho các chuyến bay, cải thiện hệ thống giao thông đô thị và chú trọng phát triển mạng lưới giao thông ở các vùng nông thôn, vùng xa căn cứ trong quy hoạch phát triển chi tiết của từng địa phương; cần hợp tác với các nước láng giềng để mở rộng hệ thống giao thông quốc tế, cụ thể mở các tuyến đường sang các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc; cải tạo hệ thống cảng biển, nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt các cảng: Sài Gòn, Vũng Tầu; hệ thống đường sắt cũng cần cải tạo nâng cấp như mở rộng độ rộng đường ray, làm mới, thay dần các tầu cũ bằng các tầu mới hiện đại chất lượng cao; phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, lưu ý tăng số kênh thông tin quốc tế, cần điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp với người sử dụng và ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng mạng lưới internet trên toàn quốc, đặc biệt là những trung tâm phát triển kinh tế; cải tạo và xây dựng mới các công trình cung cấp điện nước và đảm bảo đủ cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời cũng phải điều chỉnh giá điện nước cho hợp lý; Nhà nước cần xây dựng hiện đại các công trình phục vụ sản xuất, các công trình công cộng và khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí. 1.3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư. * Các công tác vận động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cần được nghiên cứu cải tiến đổi mới về nội dung và phương pháp thực hiện, coi trọng công tác thực hiện kế hoạch và chương trình hành động một cách cụ thể và hiệu quả hơn, coi việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại là nhiệm vụ trung tâm của cơ quan TW và địa phương: * Nhà nước cần lập các trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại các Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công nghiệp, Bộ tài chính, UBND tỉnh, thành phố, các đại sứ quán để chủ động quảng bá vận động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. * Đối với các danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt quy hoạch thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động động động viên, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án trực tiếp với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại. * Các chính sách vận động thu hút FDI phải hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng nước, từng công ty đa quốc gia. Do vậy, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, luật pháp các nước, chính sách thu hút đầu tư của các nước để kịp thời có đối sách thích hợp. * Định kỳ 6 tháng, 1năm, chính phủ các bộ ngành, UBND tỉnh thành liên quan cần tổ chức cuộc họp với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt Nam để lắng nghe ý kiến, trao đổi, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động đầu tư có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư mới. * Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi trong thời kỳ mới theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành mà nước ta có thế mạnh về tài nguyên nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấo hạ tầng, cụ thể là theo thứ tự ưu tiên các ngành: - Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. - Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu. - Công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông. - Công nghiệp dầu khí, điện lực. - Công nghiệp cơ khí. - Công nghiệp hàng điện tử. - Xây dựng, dịch vụ XNK, dịch vụ phân phối, giải trí... Các dự án khi được lựa chọn đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài phải được thống nhất về chủ trương và quy hoạch. Các cơ quan hữu quan cần cụ thể hóa thêm mục tiêu, nội dung của dự án, địa điểm và hình thức đầu tư. Danh mục này phải định kỳ được cập nhật và mở rộng cho những lĩnh vực mà thời gian qua các chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép. *Về triển khai thực hiện dự án đầu tư: Cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đất đai giảm chi phí, công sức và thời gian cho nhà đầu tư, cần quy định rõ ràng thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí từng bên, vấn đề cưỡng chế di rời... để giảm chi phí chuẩn bị dự án là một trong những biện pháp hữu hiệu huy động FDI vào Việt Nam . 1.4. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư Cần có chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. * Thông qua nguồn gốc FDI, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, toàn cầu, với các ưu thế của mình đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến các nước tiếp nhận đầu tư. Nguồn vốn của các công ty này tham gia đóng góp bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, cân bằng cán cân thanh toán tại nước tiếp nhận. Ngoài ra việc tiếp nhận đầu tư có nhiều cơ hội nhận sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động, tăng khả năng cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận, hội nhập với kinh tế thế giới. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm khuyến khích các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu của các nước đến đầu tư vào Việt Nam . 1.5. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc sửa đổi, bổ sung luật cùng với các chính sách, chế độ đầu tư đối với nước ngoài thì một vấn đề khác khá quan trọng đó là công tác quản lý Nhà nước. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, bộ quản lý chuyên ngành và UBND các địa phương theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình đối với đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc trì trệ trong việc thực hiện các chủ trương chính sách cụ thể đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng vùng, từng giai đoạn và từng ngành nghề. UBND tỉnh, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp được phân cấp ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành ở Trung ương, nâng cao kỷ cương và kỷ luật để phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của các địa phương và cơ sở nhưng không phá vỡ quy hoạch chung và tạo ra sơ hở trong quản lý: - Cần hình thành chế độ kiểm tra nghiêm túc của các cơ quan quản lý Nhà nước để tránh sự tuỳ tiện hoặc hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp và xử lý được những vi phạm của pháp luật doanh nghiệp . Trên đây là một số giải pháp cơ bản từ phía Nhà nước có tính chất tạo môi trường có tính chất hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra cần phải có các giải pháp khác như: cải thiện chất lượng lao động cụ thể như đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ sư, công nhân lành nghề đáp ứng cần lao động cho các đối tác; giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp có vốn FDI ... Những giải pháp này một mặt là tạo môi trường đầu tư hấp đẫn, mặt khác gián tiếp tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực của mình nhằm phát huy nội lực của mình nhằm phát triển có hiệu quả nền kinh tế . II. Về phía các doanh nghiệp 1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý của đối tác doanh nghiệp Việt Nam. Trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phía đối tác Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành xí nghiệp liên doanh của cán bộ quản lý, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý khác nhau nên có sự bất đồng trong việc ra quyết định, nhiều quyết định mang tính thời cơ bị bỏ lỡ do thiếu dứt khoát và quyết đoán. Ngoài ra sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về phong tục tập quán, phong cách làm việc gây cản trở lớn trong công việc. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, có nhiều dự án đã bị giải thể mà nguyên nhân từ mâu thuẫn trong công việc giữa hai bên đối tác. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về phong tục tập quán, lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả. 2.. Đảm bảo vốn đối ứng. Nhiều chuyên gia đã cho rằng tình hình các dự án triển khai hiện nay nguyên nhân chủ yếu là phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng tiền của Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm đến 90%, 8 - 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có và chỉ 1 - 2% bằng tiền, mà giá đất ở thị trường Việt Nam hiện nay lại quá cao là nguyên nhân khiến đối tác nước ngoài rất ngần ngại. Vì vậy cần có những giải pháp về mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ cho phép các doanh nghiệp Nhà nước mở nguồn tài chính để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay. Cổ phần hoá cũng tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Việt Nam giúp họ sẵn sàng tham gia vào bộ máy quản lý của xí nghiệp liên doanh và nâng cao vai trò của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh. Kêt luận Sau gần hai mươi năm thực hiện chính sách cải cách kinh tế, mở cửa thu hút FDI, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, Từ một nước nghèo nàn lạc hậu chúng ta đã dần tạo được nền tảng vững chắc trong tương lai gần có chỗ đứng trên trường quốc tế. Hàn Quốc là một quốc gia có số vốn FDI vào Việt Nam có số lượng lớn, là nước đứng thứ 4 trên thế giới có số vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là nước đúng đầu trong năm 2006 vừa qua. VÌ vậy để thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam hơn nữa chúng ta phải có chính sách thu hút hơn nữa để dòng chảy FDI hơn nữa góp phần vào nguồn vốn xây dựng đât nước. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ : Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Các văn bản báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2000,2002,2003,2004,2005,2006- cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư Báo cáo tổng kêt đầu tư Hàn Quốc 1988-2006- Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư Website “ Hanquocngaynay.com” Website “ Kotra.com” Một số văn bản từ bộ ngoại giao Hàn Quốc MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 2 I. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng FDI của Hàn Quóc vào Việt Nam 2 1. Đặc điểm FDI Hàn Quốc vào Việt Nam 2 2. Nhân tố ảnh hưởng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 3 2.1. Chính sách của nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài 3 2.1.1. Các văn bản điều chỉnh về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 3 2.1.2. Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư 4 2.2. Môi truờng đầu tư của Việt Nam 7 2.3. Luật đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện 7 2.4. Môi trường đối với đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng 10 2.5. Môi trường và chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc 11 II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 15 1. Tổng quan về FDI của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 15 1.1. Theo ngành kinh tế 16 1.2. Theo đối tác đầu tư 17 1.3. Theo địa phương 18 1.4. Theo từng thời kỳ 20 2. Thực trạng của đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam 23 2.1. Tình hình chung về đầu tư của Hàn Quốc vào Việt nam 23 2.2. Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 25 2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành 25 2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 35 2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo khu vực 39 2.3. Kết quả thu được từ đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam 45 2.3.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam 45 2.3.2. Đối với quan hệ kinh tế hai nước 47 2.4. Những mặt tích cực và hạn chế từ việc đầu tư của Hàn Quốc vào Việt nam 51 2.4.1. Những mặt thu được 51 2.4.2. Những hạn chế còn tồn đọng của đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam 52 2.5. Triển vọng đầu tư của Hàn Quóc vào Việt Nam 53 CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 54 I. Về phía chính sách quản lý nhà nước trong thu hút đầu tư nước ngoài 54 1. Cải thiện chính sách quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài 54 1.1. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư 54 1.2. Xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư 55 1.3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư 57 1.4. Thực hiện chiến lược khuyến khích đàu tư 59 1.5 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 59 II. Về phía các doanh nghiệp 60 1. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý của đối tác doanh nghiệp Việt Nam 60 2. Đảm bảo vốn đối ứng 61 Kết luận 62 Tài liệu tham khảo 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthu_hut_fdi_han_quoc_vao_viet_nam_sau_hoi_nhap_wto_thuc_trang_va_giai_phap_2006.doc
Luận văn liên quan