Đề tài Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thông tin có liên quan Sinh viên thực tập Họ và tên: Trịnh Công Anh Tuấn Lớp: 34E1 Khóa: 2009 - 2011 Ngành: Kinh doanh quốc tế. Chuyên ngành: Khai Hải quan Giáo viên hướng dẫn: Họ và tên: Nguyễn Quý Thắng Đơn vị: Khoa kinh doanh quốc tế Nội dung thực tập: Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Tên đơn vị thực tập: 1) Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Địa chỉ: 59 Hùng Vương – Đông Hà – Quảng Trị Điện thoại: 0533 856 770 2) Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo Địa chỉ: Lao Bảo – Hướng Hóa – Quảng Trị Điện thoại: 0533 877 224 Lời cám ơn Qua thời gian thực tập từ ngày 04/05/2010 đến ngày 11/06/2010 tại chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Cục Hải quan Quảng Trị , em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa lý thuyết học tại trường và thực tiễn công việc. Để có kiến thức và kết quả thực tập thành công ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh doanh Quốc tế trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản. Và nhất là thầy Phạm Quốc Cường đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các anh chị chú bác trong đội nghiệp vụ nơi em trực tiếp thực tập và các anh chị trong chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác nghiệp vụ lẫn đời sống giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6088 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trường hợp 01 tờ khai hải quan cho nhiều đơn hàng, nhiều hóa đơn từ một nhà cung cấp có chung vận tải đơn; 01 vận tải đơn, 01 hóa đơn và 01 hợp đồng nhưng đăng ký cho nhiều tờ khai. - Hướng dẫn cụ thể tại CV 3886/TCHQ-GSQL ngày 02/07/2009 III.2 Hàng nhập khẩu: - Khai hải quan: Người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu và thực hiện khai các tiêu thức - Trường hợp có từ nhiều mặt hàng không thể hiện đủ trên tờ khai người khai hải quan sẽ thực hiện khai trên phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu và khai các tiêu thức - Hướng dẫn tại Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 Mẫu HQ/2002-NK Mẫu PLTK/2002-NK - Hồ sơ hải quan - Quy định tại điểm 2 Điều 7 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 và Điều 11 TT 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 - Giấy phép nhập khẩu nếu hàng thuộc diện phải có giấy phép - Theo quy định tại Thông tư 17/2008/TT-BCT ngày 12/12/2008 ( và tham khảo tại CV 7890/BCT-XNK ngày 08/09/2008 ) - Các trường hợp được miễn tờ khai trị giá - Quy định cụ thể tại CV 8956/BTC-TCHQ ngày01/08/2008 và CV 4269/TCHQ-KTTT ngày 04/09/2008 - Đối với một số trường hợp 01 tờ khai hải quan cho nhiều đơn hàng, nhiều hóa đơn từ một nhà cung cấp có chung vận tải đơn; 01 vận tải đơn, 01 hóa đơn và 01 hợp đồng nhưng đăng ký cho nhiều tờ khai - Hướng dẫn cụ thể tại CV3886/TCHQ-GSQL ngày 02/07/2009 - Xuất trình tờ khai hải quan Lào - Thực hiện hiệp định GMS @ Có 2 phương thức khai Hải quan hiện đang thực hiện: hồ sơ khai truyền thống và hồ sơ có khai điện tử từ xa Hồ sơ đã khai từ xa đã có dữ liệu chuyển tới, công chức chỉ cần so sánh xem đúng chưa còn hồ sơ chưa khai từ xa thì cần phải nhập tin vào máy => nếu doanh nghiệp chưa thực hiện thì hướng dẫn doanh nghiệp và yêu cầu khai từ xa Xem giấy giới thiệu xem có hợp lệ không Công chức chú ý so sánh từng loại hình, từng loại mặt hàng để kiểm xem doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ hay chưa. In biên bản tiếp nhận hồ sơ rồi đưa cho doanh nghiệp ký Nếu không đủ điều kiện đăng ký thì trả hồ sơ cho người khai hải quan, yêu cầu người khai hải quan bổ sung theo mẫu Phiếu yêu cầu nghiệp vụ. Điểm 2.3, Khoản 2, phần I quy trình thủ tục hải quan kèm theo Quyết định 1171. Mẫu 01/YCNV /2009 (QĐ1171) Đăng ký, cấp số và in lệnh phân luồng: Đăng nhập hệ thống quản lý của Hải Quan (chương trình quản lý nghiệp vụ khai Hải Quan) => cập nhập tờ khai - Nhập mã số thuế doanh nghiệp in thông tin doanh nghiệp đã được lưu trong hệ thống. In 1 bản in kẹp vào hồ sơ trên đó thể hiện thông tin xem doanh nghiệp có chấp hành tốt pháp luật hay không, doanh nghiệp có được ân hạn thuế không, có nợ động thuế không, số lần vi phạm Hành chính. Chú ý làm lộ chỗ viết số tờ khai trrên bản in. - Cập nhập tờ khai: cập nhập các khoản mục về loại hình, số ngày hóa đơn thương mại; số ngày hợp đồng, phương tiện vận tải..=> cập nhập tên chủ hàng, ngày khai báo ở cửa sổ mới sau đó nhập tên hàng, mã số, xuất xứ, đơn vị tính, trọng lượng. Lưu lại - hệ thống sẽ tự động cấp số đăng ký tờ khai. @ Ghi nhận kết quả cho lãnh đạo Thực hiện theo trình tự quy định tại điểm 4, 5 bước 1 quy trình kèm theo Quyết định 1171. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra (QĐ1171) - Đối với một số mặt hàng thuộc danh mục quản lý giá thì thực hiện chuyển luồng sang mức 2. Điểm 1b, mục I, phần III Thông tư 40 (trường hợp hệ thống phân luồng xanh). - Đối với hàng có tờ khai trị giá thì cập nhật thông tin tờ khai trị giá. Bước 2 điểm 2.1.2 phần II Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo QĐ 1636. - Đối với hàng hoá thuộc công ước CITES thì phải báo xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vào giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định 24; gửi bản sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp theo cho cơ quan quản lý CITES. Theo điều 24 Nghị định 82. A. Kiểm tra hồ sơ: Xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ khi nội dung khai báo đúng theo nội dung kiểm tra: . Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Điểm a, khoản 2, điều 10, mục 1, chương II Nghị định 154. Kiểm tra chi tiết: - Kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế. - Kiểm tra việc khai của người khai về tên hàng, mã số hàng hóa. - Kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp cần tham vấn ngay. - Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý vào lệnh hình thức. Điểm b, khoản 2, điều 10, mục 1, chương II Nghị định 154. Khoản 2 Điều 14 Thông tư 79; Điểm 2 Mục I Phần III Thông tư 40; điểm 2.1.2, khoản 2, phần II Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo QĐ 1636. Chấp nhận hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ do hệ thống xác định nếu không có thông tin khác. Điểm b1, khoản 6.2, bước 1 quy trình thủ tục hải quan kèm theo Quyết định 1171. Đề xuất mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp hệ thống xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế: Mức 1: 5% hoặc 10% Mức 2: Kiểm tra toàn bộ. @ Báo cáo in lệnh hình thức (1 bản) để trình lảnh đạo. Điểm b1, khoản 6.2, bước 1 quy trình thủ tục hải quan kèm theo Quyết định 1171. Phần II Thông tư 40. B. Kiểm tra giá: Phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Điểm b1, khoản 6.2, bước 1 quy trình thủ tục hải quan kèm theo Quyết định 1171. Phần II Thông tư 40. Điểm 1, Mục III, Phần I Thông tư 40. Thời điểm xác định trị giá: ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan. Điểm b1, khoản 6.2, bước 1 quy trình thủ tục hải quan kèm theo Quyết định 1171. Phần II Thông tư 40. Các trường hợp thuộc diện nghi vấn giá. ếĐểụầư Đểụầư Các trường hợp chấp nhận giá khai báo: - Hàng hóa nhập khẩu không sai phạm về thủ tục, hồ sơ và không nằm trong Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục các mặt hàng trọng điểm. - Hàng hóa nhập khẩu không sai phạm về thủ tục hồ sơ; nằm trong Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục các mặt hàng trọng điểm nhưng không thuộc các diện nghi vấn. Điểm 3.c, Mục I, Phần III Thông tư 40. - Hàng hóa nhập khẩu bị sai phạm về thủ tục hồ sơ nhưng không thuộc diện nghi vấn giá. Điểm 3.b.1, Mục I, phần II Thông tư 40. Các trường hợp không chấp nhận trị giá khai báo: - Hàng hóa nhập khẩu bị sai phạm về thủ tục, hồ sơ. Điểm 3.a, Mục I, Phần III Thông tư 40. - Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nghi vấn giá, nằm trong Danh mục hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục mặt hàng trọng điểm, và người khai hải quan thống nhất với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định. Tiết b.2.1.1 và Tiết b.2.2.1, Điểm 3 Mục I, Phần III Thông tư 40. - Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nghi vấn giá, nằm trong Danh mục hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục mặt hàng trọng điểm và cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo qua tham vấn. Tiết d.4.1, Điểm 5, Mục I, Phần III Thông tư 40. Các trường hợp chưa chấp nhận trị giá khai báo (các trường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế): a. Người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế. Tiết a.1, Điểm 4, Mục I, Phần III Thông tư 40. b. Người khai hải quan không chấp nhận thông báo nghi vấn giá của cơ quan hải quan. Tiết b.2.1.2 và tại Tiết b.2.2.1, Điểm 3, Mục I, Phần III Thông tư 40. c. Trình tự thủ tục, xử lý: + Đối với trường hợp a/ Tiết b.1, Điểm 4, Mục I, Phần III Thông tư 40. + Đối với trường hợp b/: Điểm 4.b.2, Điểm 4.c, Điểm 5, Mục I, Phần III Thông tư 40. C. Kiểm tra thuế: Điểm e, Khoản 2, Điều 14 Thông tư 79. Quản lý thông tin về giá, thuế: - Nhập tờ khai trị giá – thực hiện thao tác tìm tờ khai trên hệ thống - Vào chương trình kế toán 559: nhập các dữ liệu liên quan đến thuế - ở đây là số thuế và tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp sau đó in thông báo thuế. - Thông báo thuế: Chứng từ ghi số thuế phải thu gồm 3 bản; 1 bản Hải Quan giữa, 1 bản doanh nghiệp giữ, 1 bản lưu kế toán. Thời hạn nộp thuế: Điều 42, Chương V Luật 78, Điều 18 Thông tư 79, Điều 3, Chương I Nghị định 40, Điểm 2, Mục III, Phần I Thông tư 40. - Đối với hàng hoá xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Khoản 1, Điều 18 Thông tư 79. - Đối với hàng hoá nhập khẩu: + Nộp ngay: Đối với lô hàng không được ân hạn thuế. Điểm 3b, Điều 42, Chương V Luật Quản lý thuế số 78. Điểm a, khoản 2; tiết c.2, điểm c, khoản 2, Điều 18 Thông tư 79. + 30 ngày: Đối với lô hàng được ân hạn thuế hoặc có bảo lãnh thuế. Điểm 3đ, Điều 42, Chương V Luật Quản lý thuế số 78. Điểm a.1, Điểm b.4, khoản 2, Điều 18 Thông tư 79. Tỷ giá xác định trị giá tính thuế: Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Điều 17 Thông tư 79. Đồng tiền nộp thuế: Bằng đồng Việt Nam. Điều 17 Thông tư 79. Thuế phải nộp = thuế Nhập khẩu (hoặc thuế xuất khẩu) + thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) + thuế Giá trị gia tăng (GTGT) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: a. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: a.1) Số lượng tính thuế là số lượng thực xuất, thực nhập. Khoản 1, Điều 93 Thông tư 79. a.2) Trị giá tính thuế: Chương I và chương II Nghị định 40; Phần I và Phần II Thông tư 40. a.3) Thuế suất: + Thuế suất thuế xuất khẩu: Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định 106, Quyết định 123. + Thuế suất thuế nhập khẩu: - Thuế suất ưu đãi: Quy định cụ thể cho từng mặt hàng . Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 106 và các Quyết định sửa đổi bổ sung khác. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt: + Xuất xứ từ các nước ASEAN, có C/O form D: Được qui định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuể nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT/AFTA 2008-2013 ban hành kèm theo Quyết định 36. Thực hiện theo Thông tư 45. + Xuất xứ Lào: nếu có C/O Form S. Thông tư 80, Thông tư 09. - Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi x 150%. Điểm b.3, Khoản 3, Điều 93 Thông tư 79. b. Phương pháp tính thuế nhập khẩu: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng. Khoản 1, Điều 94, Thông tư 79. Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Nghị định 26, Thông tư 115. Thông tư 64. a. Đối tượng chịu thuế TTĐB: Điều 2, Luật thuế TTĐB số 27, Điều 2 Nghị định 26. b. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế TTĐB và thuế suất TTĐB. Điều 5 Luật thuế TTĐB số 27. c. Phương pháp tính thuế: Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB Điều 5 Luật thuế TTĐB số 27. c.1) Giá tính thuế TTĐB. Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Khoản 2, Điều 6, Luật thuế TTĐB số 27. Khoản 2, Điều 4, Chương II, Nghị định 26. c.2) Thuế suất thuế TTĐB. Biểu thuế suất thuế TTĐB quy định tại Điều 7, Luật thuế TTĐB số 27. Thuế GTGT: Luật thuế Giá trị gia tăng số 13, Nghị định 123, Quyết định số 16, Thông tư 13., Thông tư 129, Thông tư 131. Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT. Điều 6 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13. + Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có). Điểm b, Điều 7 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13, Điểm 1.2, Mục I, Phần B Thông tư 129. + Thuế suất thuế GTGT: Theo Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13, Điều 6 Nghị định 123, Mục II, Phần A và Mục II, Phần B Thông tư 129, Quyết định số 16. Thông tư 13. Miễn thuế và không chịu thuế: a. Các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu và thủ tục trình tự miễn thuế nhập khẩu : Điều 100 Thông tư 79, Quyết định 2424. b. Các trường hợp hàng hóa không chịu thuế TTĐB: Điều 3, Chương 1 Nghị định 26, Điều 3 Thông tư 64. c. Các trường hợp không chịu thuế GTGT: Mục II, phần A Thông tư 129. d. Hàng nhập khẩu vào KTM không chịu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT. Điều 22, Điều 23, Chương IV Quy chế KKT-TMĐB Lao Bảo ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005; Điểm 1, Điểm 2, Điểm 3, Mục A, Phần II Thông tư 74/2005. D. Các trường hợp ấn định thuế: - Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế. - Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá hạn quy định việc cung cấp tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế. - Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch. - Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp. Điều 39 Luật Quản lý thuế số 78. Khai bổ sung hồ sơ hải quan: - Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. Khoản 2, Điều 34 Luật Quản lý thuế số 78. Luân chuyển hồ sơ: Chuyển cho Chi cục trưởng xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Viết biên lai thu thuế và biên lai lệ phí (nếu có) Thông tư 43, Công văn số 55, Công văn số 11360. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang bước 3 đối với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Viết giấy “luân chuyển nghiệp vụ” chuyển cho doanh nghiệp trình báo với kiểm hóa và tổ quản lý PTVT. 2 Cán bộ kiểm hóa: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế Căn cứ vào lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đã được Chi cục trưởng phê duyệt, công chức bước 2 kiểm tra hàng hóa theo tỷ lệ đã được duyệt. Bước 2 phần I quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại kèm theo Quyết định 1171 và Khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư 79. - Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa (Đối với hàng chuyển cửa khẩu). Điểm 2.3.a, bước 2, phần I quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại kèm theo Quyết định 1171. - Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa Điểm 2.3.b, bước 2, phần I quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại kèm theo Quyết định 1171 - Kiểm tra lượng hàng hóa. Điểm b, Khoản 2, Điều 14 Thông tư 79. - Kiểm tra chất lượng hàng hoá Điểm c, Khoản 2, Điều 14 Thông tư 79. - Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hóa. Điều 15 Thông tư 79. - Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào lệnh hình thức. Điểm 3.1, khoản 3, bước 2, phần I quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại kèm theo Quyết định 1171 - Ghi kết luận kiểm tra thực tế vào tờ khai hải quan. Điểm 3.1, khoản 3, bước 2, phần I quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại kèm theo Quyết định 1171 - Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính. - Xử lý kết quả kiểm tra (nếu có): Đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định: + Kiểm tra tính thuế lại + Lập biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm 3 Cán bộ đóng dấu: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai 1. Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay. 2. Thu thuế và thu lệ phí hải quan. Thông tư 43. 3. Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” vào góc bên trái, phía trên mặt trước của Tờ khai hải quan (đóng đè lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM). Mẫu số 3, Quyết định 1200. 4. Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan. 5. Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan ban hành kèm theo quy trình này. (Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì lãnh đạo Chi cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn tất mới chuyển sang phúc tập). Mẫu 02/ PTN-BGHS/ 2009 (QĐ1171) 6. Lập Bảng thống kê biên bản bàn giao gửi Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (Đối với trường hợp hàng hoá chuyển cửa khẩu) Mẫu 02/BTK-CCK/2009 (Quyết định 1458) 4 Cán bộ phúc tập : Phúc tập hồ sơ Hải quan và lưu trữ 1. Nhận bàn giao hồ sơ. 2. Phúc tập theo hướng dẫn 3. Chuyển cho cán bộ lưu trữ. Quyết định 621/QĐ/TCHQ Lưu ý: Ứng dụng kết quả đánh giá rủi ro trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu thương mại (theo điều 18 quyết định 35/QĐ-TCHQ): Công chức tiếp nhận hồ sơ Hải quan thực hiện nhập thông tin khai trên tờ khai Hải quan hoặc khai qua mạng theo quy định tại điểm 3 bước 1 quy trình thủ tục Hải quan ban hành theo quyết định 1171/QĐ-TCHQ để hệ thống đánh giá rủi ro và xác định hình thức kiểm tra. Căn cứ vào kết quả xác định hình thức kiểm tra của hệ thống, công chức tiếp nhận tờ khai Hải quan đối chiếu với văn bản chỉ đạo, yêu cầu của chính phủ, các bộ, ngành liên quan, của Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh thành phố về việc tăng cường và miễn kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và tiêu chí phân tích do Chi cục thiết lập để đề xuất hình thức kiểm tra theo thứ tự sau : Nếu kết quả xác định hình thức kiểm tra của hệ thống (trên lệnh hình thức) phù hợp với các văn bản chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ, Bộ, Ngành, tổng cục, cục Hải quan tỉnh, thành phố thì áp dụng theo kết quả xác định hình thức của hệ thống. Nếu kết quả xác định hình thức kiểm tra của hệ thống không phù hợp với các văn bản chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ, Bộ, Ngành, Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì áp dụng theo văn bản chỉ đạo, yêu cầu. Nếu kết quả xác định hình thức kiểm tra của hệ thống không phù hợp với tiêu chí phân tích của chi cục thì quyết định như sau : + Kết quả xác định là kiểm tra chi tiết hồ sơ mà theo tiêu chí của chi cục là kiểm tra thực tế hàng háo thì quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa. + Kết quả của hệ thống là kiểm tra thực tế hàng hóa, hình thức theo tiêu chí chi cục là kiểm tra chi tiết hồ sơ thì áp dụng kiểm tra chi tiết hồ sơ Hải quan 3. Nếu có thông tin dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan thì căn cứ vào kết quả xác định hình thức của hệ thống và yêu cầu cần xử lý đối với dấu hiệu để quyết định. Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo chưa thực hiện khai Hải quan điện tử mà chỉ áp dụng khai Hải quan thủ công và Khai Hải quan từ xa qua mạng. Vì vậy nếu Khai qua mạng thì ở bước 1 công chức Hải quan còn phải thực hiện duyệt tờ khai và gửi phản hồi cho doanh nghiệp với hệ thống của mình (đã nêu sơ bộ ở trên và chỉ nêu liên quan đến hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại). + Duyệt tờ khai: Chạy chương trình duyệt tờ khai. Vào menu « tờ khai », tiếp nhận số tiếp nhận tờ khai rồi nhấn « tìm » để hiển thị tất cả danh sách tiếp nhận tờ khai. Kiểm tra dữ liệu tên tờ khai giấy mà doanh nghiệp mang đến với tờ khai trên máy tính. Xem tờ khai trị giá, kiểm tra chứng từ gốc CO, INVOICE, giấy phép...=> chọn nút « chấp nhận khai báo » => « ok » chuyển tờ khai vào cơ sở dữ liệu của Hải quan => chương trình cấp số tờ khai chính thức cho tờ khai. + Gửi phản hồi cho doanh nghiệp: trường hợp cán bộ Hải quan kiểm tra trước tờ khai thấy dữ liệu doanh nghiệp truyềnlên chưa phù hợp có thể phản hồi cho doanh nghiệp bằng chức năng « thông báo tin » nhập nội dung thông tin cần thông báo rồi gửi cho doanh nghiệp. b. Nhận xét: Với đặc điểm đội nghiệp vụ của chi cục Hải quan Lao Bảo thực hiện thủ tục Hải quan tại cửa khẩu đường bộ, hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu bằng xe tải từ Thái Lan hoặc Lào với Việt Nam và nhập vào khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Vì vậy về phần hồ sơ chứng từ vận chuyển (Transport documents) chủ yếu là Bill of Truck. Về phần thuế thì sẽ được miễn thuế nếu nhập vào khu thương mại đặc biệt, thuế ưu đãi đặc biệt chủ yếu dự vào C/O form D (hiệp định CEPT) và C/O form S từ Lào. Hàng hóa chủ yếu là nông lâm sản,đồ điện tử và đồ gia dụng với một số lượng doanh nghiệp thường xuyên xuất nhập khẩu ổn định vì thế dễ dàng hơn trong việc kiểm tra mã số và thuế của từng loại mặt hàng cụ thể. Điều kiện giao hàng chủ yếu là DAF và thanh toán chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền. Chính vì sự ổn định trên mà công việc của công chức Hải quan phần nào được thuận lợi và dễ dàng hơn. Hải quan chỉ cần chú ý kỹ hơn các mặt hàng lạ hoặc lần đầu xuất nhập khẩu về mã số, giá, thuế, điều kiện xuất nhập khẩu. Một kinh nghiệm thực tiễn cho thấy cái khó nhất khi làm thủ tục Hải quan của công chức là phải nắm rõ chính sách các mặt hàng, vì chính sách mặt hàng thường xuyên thay đổi và chỉ đạo bởi các công văn nhỏ lẻ tùy vào từng thời điểm cụ thể buộc người thực hiện phải thường xuyên cập nhập văn bản. Khi hướng dẫn cho doanh nghiệp thì đầu tiên là hướng dẫn về điều kiện xuất nhập khẩu của lô hàng sau đó mới tới các thủ tục khác, trách việc hướng dẫn tràn lan mà cái cốt yếu lại chưa đạt được. Bên cạnh đó các văn bản quy định thực hiện thủ tục Hải quan cũng thường xuyên bổ sung và ra văn bản mới nên cần phải cập nhập thường xuyên để thực hiện cho đúng pháp luật đồng thời tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp. Qua phân tích, so sánh, liên hệ thực tế giữa lý thuyết và thực tiễn quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại chi cục Hải Quan Lao bảo tôi thấy những ưu điểm và nhược điểm sau : Ưu điểm : - Sử dụng hệ thống quản lý rủi ro theo quyết định 48/QĐ-BTC của Bộ tài chính và quyết định 35/QĐ-TCHQ của tổng cục Hải quan áp dụng quản lý rủi ro để thực hiện quy trình thủ tục Hải quan đảm bảo việc thực hiện công việc được dễ dàng hơn, hạn chế rủi ro thuận tiện trong quản lý hồ sơ, giá, thuế của doanh nghiệp. Cụ thể là Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro; hệ thống thông tin mã số doanh nghiệp (T2c); hệ thống thông tin vi phạm pháp luật Hải quan; chương trình quản lý nghiệp vụ khai Hải quan; hệ thống thông tin quản lý tờ khai xuất nhập khẩu; hệ thống thông tin kế toán thuế 559; hệ thống thông tin giá (GTT22)... Đây cũng là một điểm khác biệt lớn vì khi học tại trường sinh viên không đươc tiếp cận và thực hành với hệ thống này. - Chấp hành các yêu cầu về nghiệp vụ, có sự tương đồng giữa lý thuyết và thực tế. Các bộ phận các bước của quy trình phối hợp ăn ý với nhau tạo được sự đồng bộ trong công việc. Chính vì thế mà việc thực hiện thủ tục Hải quan cho doanh nghiệp được nhanh chóng hơn, hàng được giải phóng nhanh hơn. - So với quy trình cũ thì quy trình mới theo quyết định 1171 được áp dụng tiến bộ hơn. Với bước 1 bao gồm tiếp nhận hồ sơ đồng thời kiểm tra hồ sơ giá thuế, giảm thời gian thực hiện và rườm rà nhiều khâu khi mà quy trình cũ chia làm hai bước riêng. Phần phúc tập hồ sơ được đưa vào quy trình tạo sự đồng bộ của một quy trình hoàn chỉnh. Mặc dù thực tế việc phúc tập nằm đội tổng hợp nhưng vẫn liên kết thành một chuỗi thông suốt từ việc nhận hồ sơ đến lưu trữ. Đối với hồ sơ luồng xanh và luồng vàng thì được thông quan ngay tại bước 1 giảm bớt thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp. - Phiếu luân chuyển nghiệp vụ được thực hiện ngay từ bước 1 chuyển cho bước 2 ghi nội dung gồm : mặt hàng, số hiệu phương tiện, số seal nếu có để doanh nhiệp chuyển cho nơi quản lý phương tiện vận tải chứng minh là lô hàng đã được thông quan để được lưu thông phương tiện không cần phải trình tờ khai hải quan. Giảm thời gian thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp. Nhược điểm: - Chưa thực hiện được thủ tục Hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. - Số lượng nhân lực còn hạn chế do vậy phúc tập hồ sơ, lưu trữ, báo cáo số liệu, báo cáo tình hình đều thực hiện tại đội nghiệp vụ. Hiện chỉ có một cán bộ trực tiếp thực hiên phúc tập hồ sơ kiêm luôn công việc kiểm hóa nên việc chính xác hoàn toàn cũng như thực hiện sâu về nghiệp vụ là còn hạn chế. Cán bộ đăng ký phải kiêm nhiệm về công tác văn thư lưu trữ. Do vậy việc tập trung chuyên môn hóa từng khâu còn gặp khó khăn. - Trình độ của các nhân viên làm thủ tục của các doanh nghiệp còn hạn chế, khi thực hiện làm thủ tục phải giải thích, hướng dẫn nhiều cho người khai Hải quan gây mất thời gian, thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó một số lô hàng còn do lái xe thực hiện hoặc hàng hóa nhập biên giới không hiểu biết về thủ tục làm cho việc hướng dẫn thủ tục thông quan càng khso khăn hơn. - Công việc bàn giao, nhận hồ sơ và lưu trữ chưa được đồng bộ. Trước khi bàn giao, cán bộ đóng dấu đã sắp xếp các loại tờ khai theo loại hình và thứ tự để bàn giao rất thuận lợi cho việc lưu trữ. Song sau khi giao cho cán bộ phúc tập thì lại bị xáo trộn trong khi phúc tập. Sau đó khi chuyển cho bộ phận lưu trữ thì phải sắp xếp các tờ khai theo các loại hình và thứ tự lại. Gây mất thời gian cũng như công sức của cán bộ lưu trữ. - Hệ thống quản lý rủi ro và các chương trình hỗ trợ chưa đồng bộ, vì là một hệ thống mạng quản lý từ cấp tổng cục đến cấp cục rồi tới chi cục. Một khi hệ thống ở trên gặp trục trặc là gây khó khăn cho người thực hiện. Đồng thời một số chương trình đường truyền xử lý rất chậm như GTT22, CCS làm ảnh hưởng tới thời gian thực hiện thông quan cho hàng hóa của cán bộ đăng ký kiểm tra giá, thuế. 2.3.2 Ví dụ thực tế về thực hiện quy trình đối với lô hàng nhập kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Đình Hùng. Nhận xét sơ bộ về bộ hồ sơ : Đây là hồ sơ mặt hàng điện tử gia dụng. Nhập khẩu vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (NKD14) nên được miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Bộ hồ sơ đính kèm chưa được đóng dấu thông quan (thực hiện công việc của công chức bước 3). Trên cơ sở là đã hoàn thành các thủ tục song do đây là mặt hàng cần kiểm tra chất lượng nên lô hàng đang đợi kết quả giám định. Nếu có kết quả thì cho thông quan còn không thì lập biên bản phạt vi phạm. (Hồ sơ cụ thể được đính kèm tại phụ lục, sắp xếp theo thứ tự hợp lý, đánh dấu từ A1 đến A16.) Lưu ý : Ở bước một phần đăng ký - tiếp nhận - kiểm tra hồ sơ, nó không phải tách biệt nhau từng bước một mà thực hiện cùng lúc. Bước Nội dung thực hiện Thao tác cụ thể 1 Cán bộ đăng ký- tiếp nhận- kiểm tra: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. ETiếp nhận hồ sơ Đăng ký, cấp số và in lệnh phân luồng - Kiểm tra giấy giới thiệu của công ty TNHH một thành viên Đình Hùng : Nhân viên làm thủ tục Hải quan là Hoàng Thị Cảnh. - Xác định : đây là lô hàng điện tử gia dụng nhập kinh doanh 14, nhập vào khu thương mại Lao bảo. Đơn vị XNK là Công ty TNHH 01 TV Đình Hùng, mã số XNK 3200263682. Đơn vị xuất khẩu là công ty INDOCHINA (2006) LTD.,PART (Thái Lan) - Kiểm tra sơ số lượng chứng từ kèm theo tờ khai xem có đủ không. Bao gồm : Contract, Commercal invoice, Packing list, Bill of truck, Giấy chuyển tiền, Giấy đăng ký chất lượng, Giấy giới thiệu. - In biên bản tiếp nhận hồ sơ rồi đưa cho doanh nghiệp ký (Phụ lục A12) - Đăng nhập hệ thống quản lý của Hải Quan (chương trình quản lý nghiệp vụ khai Hải Quan) => cập nhập tờ khai - Cập nhập tờ khai: theo thông tin đăng ký từ xa của doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra sau đó cập nhật và gửi phản hồi lại cho doanh nghiệp. Lưu lại - hệ thống sẽ tự động cấp số đăng ký tờ khai. - Nhập mã số thuế doanh nghiệp in thông tin doanh nghiệp đã được lưu trong hệ thống. (Phụ lục A13) In 1 bản in kẹp vào hồ sơ trên đó thể hiện thông tin xem doanh nghiệp : Daonh nghiệp này được ân hạn thế, thuộc diện chấp hành tốt pháp luật, không bị cưỡng chế, không vi phạm nhiều lần. @ Ghi nhận kết quả cho lãnh đạo E Kiểm tra hồ sơ A.Kiểm tra sơ bộ - Kiểm tra các tiêu chí khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu (Phụ lục A1) và phụ lục (Phụ lục A3) - Kiểm đếm số lượng chứng từ kèm theo tờ khai B. Kiểm tra chi tiết - Kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế. + Ngày đăng ký : 26/05/2010 + Số phụ lục : 01 + Người nhập khẩu : địa chỉ Tân Long - Hướng Hoá - Quảng Trị ; Người xuất khẩu : INDOCHINA (2006) LTD.,PART ; địa chỉ : 70/23-24 Mukdahan –Donton Road Sribunruang A muang Mukdahan Thailand 49000. So sánh với Sale Contract (Phụ lục A5) để xác định tính chính xác. + Loại hình : nhập kinh doanh vào khu thương mại NKD14 + Hợp đồng số 10/010 ID-DIH HUNG ngày 13/05/2010, Ngày hết hạn 15/06/2010 dựa vào Sale Contract (Phụ lục A5) để xác định + Xem hoá đơn thương mại COMMERCIAL INVOICE (Phụ lục A6) xác định số hoá đơn là 2010/225 ngày 20/05/2010 ; xác định số hợp đồng, người mua trùng khớp Sale Contract ; địa điểm bốc hàng là MUKDAHAN, THAILAND, địa điểm dỡ hàng là LAO BAO với điều kiện giao hàng là DAF (Incoterm 2000) so sánh với Sale Contract (Phụ lục A5) và BILL OF TRUCK (Phụ lục A8) - Kiểm tra việc khai của người khai về tên hàng, mã số hàng hóa. Kiểm tra ở phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu (phụ lục A3) hàng hoá là nồi cơm điện SHARP loại KSH-228 rắn rời, không chống dính 2,5 lít ; loại KS-1800 nắp liền không chống dính 1,8 lít ; loại KSH-777 nắp rời không chống dính 7 lít ; loại KSH-1010, nắp rời không chóng dính 10 lít cùng có mã số HS là 851601000 xuất xứ Thái Lan, đơn vị tính chiếc => kiểm tra việc khai báo số lượng bằng cách so sánh với PACKING LIST (Phụ lục A7) và Sale Contract (Phụ lục A5) và BILL OF TRUCK (Phụ lục A8) ð Kiểm tra tính hợp lệ, tương thích giữa các khoản mục của các loại chứng từ. Chú ý kiểm tra các loại dấu trên chứng từ tránh trường hợp giả mạo chứng từ. - Hàng thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá kiểm tra giấy đăng ký với chi cục tiêu chuẩn – đo lường - chất lượng Quảng Trị (Phụ lục A10) - Kiểm tra chứng từ chuyển tiền của ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín CN Quảng Trị (Phụ lục A9), kiểm tra các khoản mục : người trả tiền, người hưởng lợi, số tiền chuyển, chi trả cho hợp đồng tương thích với các chứng từ đac kiểm tra. - Xác định lệnh hình thức mức độ kiểm tra hồ sơ. Hệ thống xác định doanh nghiệp được ân hạn thuế, hồ sơ luồng vàng mức độ kiểm tra là kiểm tra chi tế hồ sơ với chỉ dẫn rủi ro là « có khả năng vi phạm buôn lâụ, gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu » Nhưng công chức phải dựa vào công văn 17433/BTC-TCHQ Về việc tằng cường kiểm soát nhập khẩu do Bộ tài chính ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2009. Với mặt hàng nồi cơm điện này thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng phải tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát nhằm chống gian lận thương mại, buôn lậu. => Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra là kiểm tra thủ công mức 1 tỷ lệ 5% - Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý vào lệnh hình thức. @ Báo cáo in lệnh hình thức (1 bản) để trình lảnh đạo.(Phụ lục A14) - Ký tên, đóng dấu công chức vào tờ khai và các chứng từ đi kèm (một số có thể đóng giáp lai dấu công chức) C. Kiểm tra giá Kiểm tra việc khai báo giá bằng cách so sánh COMMERCIAL INVOICE (Phụ lục A6)với PACKING LIST (Phụ lục A7) và Sale Contract (Phụ lục A5) và BILL OF TRUCK (Phụ lục A8) => phù hợp => chấp nhận ( Ở trường hợp này không cần kiểm tra giá trên GTT22 vì hàng nhập vào khu thương mại không chịu thuế) D. Kiểm tra thuế Không cần kiểm tra vì hàng nhập vào khu thương mại không chịu thuế. (Bình thường phải nhập tờ khai trị giá, quản lý thuế thông qua chương trình kế toán 559 và in chứng từ thu thế hoặc quyết định ấn định thuế đối với các trường hợp ấn định thuế) E. Luân chuyển hồ sơ - Chuyển cho lãnh đạo xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Lãnh đạo đồng ý với hình thức, mức độ kiểm tra, ký tên . - Viết giấy “luân chuyển nghiệp vụ” chuyển cho doanh nghiệp trình báo với kiểm hóa và tổ quản lý PTVT. (Phụ lục 17) - Chuyển hồ sơ cho cán bộ kiểm hoá 2 Cán bộ kiểm hoá: Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan Căn cứ vào lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đã được Chi cục trưởng phê duyệt, công chức bước 2 kiểm tra hàng hóa theo tỷ lệ đã được duyệt. (kiểm tra thủ công) - Khi kiểm tra cần có hai công chức cùng kiểm tra. - Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa - Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào lệnh hình thức.(Phụ lục A15) : Hàng đóng trong thùng cat tông, đồng nhất theo từng loại có nhãn mác, xuất xứ Thái lan. 1) Mục 2 phụ lục 01 : nồi cơm điện hiệu Sharp KS-1800 nắp liệu không chống dính, 1,8 lít, 04 cái/thùng mã số 8516601000, thực kiểm 72 cái (bảy mươi hai cái). 2)Mục 4 phục lục 01 nồi cơm điện hiệu Sharp KSH-1010 nắp liệu không chống dính, 10 lít, 01cái/thùng mã số 8516601000, thực kiểm tỷ lệ 5%, vị trí kiểm phía sau thùng và móc của xe chở hàng. Lô hàng do xe ôtô Lào biển số un 0074 và un 1143 và un 1522 vận chuyển. Ký tên đóng dấu công chức kiểm hoá vào lệnh hình thức. - Ghi kết luận kiểm tra thực tế vào tờ khai hải quan. Ký tên đóng dấu vào ô 32 tên tờ khai Hải quan (Phụ lục A2) - Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính. 3 Cán bộ đóng dấu: Thu thuế và lệ phí hải quan - Viết biên lai, thu lệ phí hải quan hai mươi ngàn đồng. Ghi số biên lai 14750 vào ô 35 trên tờ khai Hải quan - Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” vào góc bên trái, phía trên mặt trước của Tờ khai hải quan (đóng đè lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM). Và đóng lên tất cả các chứng từ đi kèm. Đóng dấu công chức của lãnh đạo lên lệnh hình thức - Lưu giữ chờ doanh nghiệp đưa kết quả kiểm định chất lượng. - Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan - vào sổ bàn giao, giao cho bộ phận phúc tập. 4 Cán bộ phúc tập: Phúc tập hồ sơ Hải quan và lưu trữ 1. Nhận bàn giao hồ sơ: gắn phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ Hải quan (Phụ lục A16) 2. Phúc tập : kiểm tra xem có sự thiếu sót về giấy tờ, chữ ký, dấu ... ở bộ phận nào thì chuyển lại để bộ phận đó sửa chữa 3. Chuyển cho cán bộ lưu trữ. 2.3.3 Giới thiệu về mô hình “ Kiểm tra một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Densavanh (CHDCND Lào). 2.3.3.1 Giới thiệu Hiệp định GMS và mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” Hiệp định giữa các Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Myanma, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mêkông mở rộng ký đầu tiên vào tháng 11/1999, hoàn thành trong năm 2005 và thực hiện từ năm 2006 (gọi tắt là Hiệp định GMS). Hiệp định GMS là một khung khổ pháp lý tổng hợp điều chỉnh hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước thuộc tiểu vùng GMS. Theo đó, hợp tác hải quan là một trong những nội dung quan trọng nhất. Một trong các mô hình hợp tác hải quan được đề xuất áp dụng là mô hình kiểm tra một lần. Theo Điều 4 Hiệp định GMS, kiểm tra một lần là việc các cơ quan hải quan đối diện tiến hành kiểm tra chung thông qua việc dùng chung cơ sở vật chất. Mô hình được triển khai thực hiện với lộ trình gồm 4 bước: (1) Thực hiện kiểm tra hàng hoá chung tại khu vực kiểm tra của hải quan nước nhập; (2) Tiến hành làm thủ tục và kiểm tra hàng hoá chung tại khu vực kiểm tra của hải quan nước nhập; (3) Tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật tại khu vực kiểm tra chung của nước nhập; (4) Tiến hành thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật tại khu vực kiểm tra chung của nước nhập. Lúc này, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh sẽ được quản lý bằng “hải quan một cửa”, làm cho quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và thông quan hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Theo Biên bản ghi nhớ ký kết giữa các nước Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (MOU), thủ tục kiểm tra “1 cửa và 1 điểm dừng” là việc phối hợp kiểm tra đồng thời hay gần như đồng thời (1 cửa) tại 1 điểm dừng (1 lần dừng) giữa các cơ quan chức năng tương ứng của cặp cửa khẩu 2 nước liền kề. Nội dung chính của thủ tục kiểm tra 1 cửa và 1 điểm dừng là tạo thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới; hoàn thiện khung pháp lý; hài hoà, đơn giản hoá các thủ tục, các giấy tờ thông quan và được minh bạch, thống nhất phối hợp và đồng bộ hoá; áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để giảm việc kiểm tra thực tế phương tiện và hàng hoá; hiện đại hoá cơ sở vật chất và phương tiện làm việc; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và du lịch. 2.3.3.2 Nét đặc trưng của mô hình kiểm tra “1 cửa 1 điểm dừng” - Chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại; - Hàng là động vật sống chỉ làm thủ tục tại nước xuất, không phải nước nhập; - Hàng hóa nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục hải quan tại CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập chứ không phải làm thủ tục hải quan tại nước xuất; - Áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong khi tiến hành kiểm tra; - Hàng hóa quá cảnh đã được kẹp chì niêm phong được miễn kiểm tra thực tế, trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc nghi ngờ có vi phạm thì hàng hóa sẽ được kiểm tra tại nước nhập; - Khi phát hiện vi phạm: + Nếu vi phạm pháp luật nước xuất: thì lập biên bản vi phạm theo pháp luật nước xuất và buộc hàng hóa, phương tiện quay trở lại nước xuất để xử lý; + Nếu vi phạm pháp luật nước nhập: thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo pháp luật nước nhập; thông báo cho hải quan nước xuất biết; + Nếu vi phạm pháp luật của cả 2 nước: thì sẽ xử lý theo nguyên tắc : “ưu tiên áp dụng luật pháp nước nhập và một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần”. Sau khi xử lý xong phải thông báo cho hải quan nước xuất biết; + Đối với trường hợp động vật sống vi phạm pháp luật hai nước thì ưu tiên áp dụng pháp luật nước xuất trước. 2.3.3.3 Kết quả triển khai thực hiện: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan 2 nước, ngày 12/6/2005, tại Đông Hà, Quảng Trị, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị và Phòng Hải quan tỉnh Savanakhet đã ký biên bản triển khai thí điểm thủ tục “Kiểm tra một lần, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị - Việt Nam) và Đen Savẳn (Savanakhet- Lào). Đây được coi là một dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và vị thế của Hải quan Quảng Trị - đơn vị đầu tiên của ngành Hải quan được chọn làm thí điểm áp dụng mô hình kiểm tra hải quan 1 lần Kiểm tra chung bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hải quan, đơn giản hóa quy trình thủ tục và giảm thời gian thông quan. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã tích cực tiến hành các bước chuẩn bị. Cụ thể: Việc nối mạng vi tính giữa 2 cửa khẩu để phục vụ cho công tác nghiệp vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã được Tổng cục Hải quan khảo sát và đã lắp đặt; Tiến hành các bước để xây dựng địa điểm kiểm tra chung trên diện tích gần 20.000m2; tiến hành dự án lắp đặt máy soi container trị giá trên 3 triệu USD, dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát và máy đếm phương tiện vận tải trị giá trên 6 tỷ đồng thực hiện ngay sau khi hoàn thành xây dựng địa điểm kiểm tra chung; trang bị cân ô tô điện tử, bổ sung thêm máy soi hành lý… Tuy nhiên, đây là mô hình thí điểm đầu tiên trong nước và khu vực nên cũng gặp không ít vướng mắc trong điều kiện khó khăn về mặt bằng kiểm tra chung, trang thiết bị, sự bất đồng về ngôn ngữ và hệ thống pháp luật chưa thống nhất. Chẳng hạn, mẫu tờ khai hải quan của Việt Nam và Lào còn chưa tương thích với nhau ở nhiều mục, rất khó khăn cho việc đối chiếu nội dung khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan hai nước khi làm thủ tục. Đồng thời, cơ quan quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ở Việt Nam là cơ quan Hải quan, phía bạn Lào là cơ quan Giao thông, trong khi đó chưa có thoả thuận giữa Hải quan Việt Nam và Cơ quan Giao thông Lào. Về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hai nước cũng không tương thích, ở Việt Nam thì hiện tại chỉ có 6 cơ quan quản lý, trong khi đó phía bạn Lào hiện có tới 14 cơ quan quản lý tại cửa khẩu… Nhưng yếu tố quan trọng nhất gây khó khăn khi triển khai thực hiện giai đoạn 2, đó là khi thực hiện tiến hành làm thủ tục và kiểm tra hàng hoá chung tại khu vực kiểm tra của hải quan nước nhập nhưng không thực hiện đồng thời với sự kiểm tra chung của các cơ quan chức năng khác (như kiểm dịch, biên phòng) thì sẽ kéo dài thêm các thủ tục và thời gian thông quan hàng hóa, không đáp ứng được mục đích của "kiểm tra một lần". Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan hai nước đã đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn 2 với việc thực hiện gộp tất cả các giai đoạn còn lại. Đây cũng có thể nói là một bước cải cách mới, là sáng tạo xuất phát từ thực tiễn, ngoài ý tưởng mà 6 nước Tiểu vùng sông Mê kông đã ký kết. Ngoài ra, các ngành chức năng tại 2 cửa khẩu vẫn chưa có sự phối hợp tốt và sẵn sàng triển khai thực hiện thủ tục “kiểm tra một lần, một điểm dừng” Chương 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Ý kiến nhận xét về tồn tại – khó khăn và một số giải pháp Qua quá trình thực tập tôi nhận thấy một số nhược điểm trong việc thực hiện quy trình thủ tục đã nêu ở phần 3.3.1b. và cũng qua quá trình tìm hiểu cũng nhận thấy một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện thủ tục Hải quan tập trung vào một số điểm sau: Về nghiệp vụ: - Chính sách pháp luật cùng các văn bản liên quan thường xuyên thay đổi, bổ sung. Do vậy việc thực hiện với mỗi lô hàng ở mỗi thời điểm cũng khác nhau gây khó khăn cho người thực hiện cả về phía Hải quan lẫn doanh nghiệp. - Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu chủ yếu đang được thực hiện bằng thủ công, bằng cảm quan, chưa được trang bị máy soi container, cân điện tử. Trong khi đó, lưu lượng hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu phải rút ngắn. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thông quan nhanh chóng hàng hóa tại cửa khẩu; - Do đang bước đầu triển khai mô hình thí điểm kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng” nên cơ sở vật chất, chính sách, luật pháp, quy trình thủ tục,… chưa được trang bị đầy đủ, hoàn thiện, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả triển khai thực hiện. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính tại cửa khẩu Đensavanh – Lào còn chậm, có đến 14 cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải và hành khách XNC; - Sự phối hợp giữa các lực lượng trên cửa khẩu chưa cao. Theo nguyên tắc lực lượng Kiểm dịch phải kiểm tra phương tiện trước khi vào khu vực trong cửa khẩu, lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm tra hành khách xuất nhập cảnh, lực lượng Hải quan kiểm tra phương tiện và hàng hóa. Nhưng rất nhiều lúc khi phương tiện vào khu vực kiểm tra Hải quan trong khi Hải quan đang kiểm tra thì cả Biên phòng, Kiểm dịch cũng ra kiểm tra, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người điều khiển phương tiện cũng như tạo lên hiện tượng căng thẳng, “hình sự hóa” cho người điều khiển phương tiện. Về nhân lực: - Chực thực sự hợp lý và chuyên môn hóa. - Còn thiếu nhận sự cho việc phúc tập hồ sơ, chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của chương trình “một cửa - một điểm dừng” Về cơ sở vật chất: - Thiếu các trang thiết bị hiên đại cho công tác kiểm hóa và giám sát kiểm tra - Hệ thống thực hiện thủ tục chưa được nhanh và thông suốt, đồng bộ. Từ những khó khăn trên có thể đưa ra một số giải pháp như sau: Giải pháp chung: - Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thực tế hàng hóa; - Đề xuất trang bị đầy đủ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa; - Kịp thời đề xuất các vướng mắc về chế độ chính sách, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo khách quan, minh bạch, phù hợp với luật pháp quốc tế; - Tập trung chú trọng công tác thu thập xử lý thông tin, áp dụng có hiệu quả công tác quản lý rủi ro vào nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm hàng hóa; - Tiếp tục đề xuất giải quyết các vướng mắc, hạn chế trong mô hình kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng” và chuẩn bị thật kỹ để tiến hành thực hiện giai đoạn 2 của mô hình. Giải pháp cụ thể: @ Về con người: - Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ, tư cách của người cán bộ công chức hải quan trong giai đoạn mới. Thường xuyên cử các cán bộ công chức đi học tập, đào tạo nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu để có kiến thức chuyên ngành và nắm bắt những đổi mới trong công tác; Khuyến khích cán bộ, nhân viên thường xuyên tự học tập, học thêm ngoại ngữ (tiếng Lào, tiếng Thái); - Bố trí phù hợp các công chức vào đúng vị trí theo đúng chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm thực hiện; @ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật: - Đề xuất trang bị 01 máy soi container, hệ thống camera để giám sát hoạt động chung tại cửa khẩu; - Thường xuyên chú trọng kiểm tra theo dõi, nâng cấp hệ thống mạng để đảm bảo sự hoạt động liên tục, tránh các sự cố liên quan ngẽn mạng, rớt mạng; - Kịp thời xây dựng địa điểm kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo để đảm bảo công tác kiểm tra chung được thuận lợi, theo đúng lộ trình. @ Về chế độ, chính sách, pháp luật: - Tiếp tục thực hiện áp dụng có hiệu quả quy trình ISO vào công tác nghiệp vụ hải quan, kiểm tra thực tế hang hóa; - Đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc về khai hải quan từ xa, khai hải quan điện tử để chuẩn bị áp dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục. @ Về mô hình kiểm tra hải quan “1 cửa 1 điểm dừng”: - Kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trao đổi với Tổng cục Hải quan Lào để cùng ban hành quy trình thủ tục thực hiện kiểm tra hải quan 1 lần tại cửa khẩu Lao Bảo – Đensavanh nhanh chóng nhằm thực hiện thống nhất giữa hai bên; - Kiến nghị Tổng cục Hải quan Việt Nam trao đổi với Tổng cục Hải quan Lào cùng kiến nghị Bộ Bưu chính viễn thông Lào và Bộ Thông tin truyền thông Việt Nam cho phép nối mạng thông tin giữa cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Đensavanh để thực hiện công tác quản lý rủi ro giai đoạn 2 đạt kết quả; - Đề nghị phía nước bạn Lào rút bớt lực lượng tham gia công tác quản lý hàng hóa, phương tiện, hành khách tại cửa khẩu Đensavanh, tránh thủ tục phiền hà vì hiện nay tại cửa khẩu có 14 cơ quan; - Bổ sung đủ biên chế cho lực lượng hải quan cửa khẩu Lao Bảo để triển khai thực hiện giai đoạn 2. 3.2 Kết luận chung Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một tất yếu khách quan của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Cải cách và hiện đại hoá thủ tục hải quan đang được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hết sức quan tâm nhằm đảm bảo thông quan nhanh chóng khối lượng hàng hoá đang ngày càng tăng nhanh tại cửa khẩu, hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, tránh thất thu thuế cho nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cửa khẩu Lao Bảo với vai trò, vị trí là một cửa khẩu đường bộ quốc tế, chốt giao thông quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đang được nhà nước đầu tư xây dựng để trở thành một cửa khẩu đường bộ quốc tế kiểu mẫu ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN. Cùng với mục tiêu chung của toàn Cục Hải quan: “Đổi mới, kỷ cương, chính quy, chuyên nghiệp, và hiện đại hóa hải quan”, với truyền thống là đơn vị lá cờ đầu của Cục, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã xác định trong thời gian tới tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan nói chung, công tác kiểm tra thực tế hàng hóa nói riêng, tiến tới hiện đại hóa công tác kiểm tra góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ, trước hết Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo phải không ngừng đổi mới tư duy, hành động với trình độ chuyên môn hoá cao, tạo ra một tập thể đoàn kết nhất trí, có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng; tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị để dành mọi sự ưu tiên tập trung xây dựng cửa khẩu Lao Bảo đẹp về hình thức, chất lượng về nội dung, mọi hoạt động về thủ tục hải quan được hiện đại hoá; chú trọng đề xuất hoàn thiện, nội luật hoá các thoả thuận, cam kết giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động thực tiễn của Hải quan 2 nước nói chung và Hải quan 2 cửa khẩu Lao Bảo và Đensavanh nói riêng; Bên cạnh đó, việc áp dụng có hiệu quả quy chế phối kết hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu Lao Bảo cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể nói rằng, trong thời gian tới, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hải quan sẽ gặp không ít khó khăn, thử thách vì đây vừa là điều kiện khách quan nhưng cũng vừa là nhân tố chủ quan trong điều kiện nước ta tham gia ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế khu vực. Tóm lại, việc cải cách hành chính ngày càng bức thiết, thực hiện đúng thủ tục hải quan không chỉ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới./ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Quý Thắng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: Giáo viên phản biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị.doc
Luận văn liên quan