Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều khó khăn gian khổ không thể
giải quyết một sớm, một chiêù mà cần xác định lâu dài và quyết tâm thực hiện
.Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết để
người nghèo suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm
bảo khả năng trả nợ.
Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính
sách cho người nghèo vay là một biện pháp tích cực, tác động tốt tới việc xoá
đói giảm nghèo. Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn
thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người
nghèo rất thiết thực.
44 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực Hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i từng bước nâng cao nhận thức cho nông dân, tạo điều kiện phát huy tiềm
năng của tỉnh và tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả vốn vay .
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh là những
hộ gia đình nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, họ
là những người có nếp sống sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết và sòng phẳng
trong quan hệ vay trả.
Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với
điều kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
1.1.2.2 Khó khăn:
Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với
những năm trước, nhiều đợt mưa ,rét đậm kéo dài gây khó khăn lớn cho trồng
trọt và chăn nuôi. Dịch bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: bệnh lở mồm long
móng làm trâu bò chết hàng loạt, trong đó có trâu bò thuộc nguồn vốn vay
của Ngân hàng Chính sách xã hội; dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến
ngành chăn nuôi gia cầm . Do ảnh hưởng như vậy nên dẫn tới thu nhập của
một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn cho vay của Ngân
hàng Chính sách xã hội.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 19
Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu vào
tiềm thức; một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp
cộng đồng; năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu
khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều
này làm trở ngại lớn trong việc cấp tín dụng cho hộ nghèo đói và nó cũng làm
hạn chế hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo.
Các dự án khả thi thu hút lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn
còn hết sức hạn chế.
Các chương trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất,
chăn nuôi; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn đối với người
nghèo chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay.
Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động
rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất cho vay hộ
nghèo lại thấp hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính
của Ngân hàng Chính sách xã hội còn khó khăn.
Một số tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt
động còn yếu, chỉ quan tâm để làm thủ tục vay được tiền, sau đó không đôn
đốc thu nợ gốc, lãi cho Ngân hàng.
1.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Hà Tĩnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đi vào hoạt động được 17 năm,
trước đó dưới tên gọi Ngân hàng phục vụ người nghèo , với chức năng, nhiệm
vụ cơ bản là cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm thực hiện
công cuộc xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Ngân hàng Chính sách xã
hội đang mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của
mình. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong
những năm gần đây như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ
TT Tiêu chí
Thực hiện
năm 2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 20
I Nguồn vốn 1 793 2 195 2 757
A Kế hoạch A 1 783 2 184
1 Nguồn vốn từ Trung Ương 1 779 2 177 2 717
2 Nguồn vốn huy động 4 0 7 35
3 Huy động dân cư 4 2,7 5,4
4 Qua Tổ TK&VV 5 3 29,6
B Kế hoạch B(NS Tỉnh) 10 11 19
II Sử dụng vốn
1 Doanh số cho vay 145 163 282
2 Doanh số thu nợ 103 115 196
3 Dư nợ cuối kỳ
trong đó: Tỷ lệ nợ QH
812
3,4
845
5,1
931
5,4
4 Tổng số hộ đói nghèo 58.740 42.875 34.784
5 Tổng số hộ còn dư nợ 221.485 201.542 198.129
6 Dư nợ bình quân hộ 9,6 11,4 13,6
7 Số hộ vay vốn(hộ) 2451 2541 2 725
8 Số hộ thoát nghèo 1.865 2.125 3 327
Bảng 2.1
Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh
Để đánh giá một cách toàn diện về công tác cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, dưới đây chúng ta xem xét cả thực trạng về
nguồn vốn cho vay hộ nghèo và công tác cho vay hộ nghèo.
1.2.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Hà Tĩnh.
1.2.1.2 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà
Tĩnh.
Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh đến 31/12/2010 đạt
325.285 triệu đồng, bao gồm:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 21
Vốn Trung ương: 1 793 484 triệu đồng.
Vốn huy động tại địa phương: 24.282 triệu đồng trong đó huy động
5.378 triệu đồng, tiền huy động tiết kiệm dân cư đạt 938 triệu đồng ,
tỷ lệ so tổng nguồn vốn thấp . Nhưng đây là một cố gấng rất lớn đối
với tập thể anh chị em ,bước đầu khẳng định được lòng tin .
Theo điều lệ hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội thì NHCSXH được
phép huy động vốn trong nước và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân
cư, được phát hành chứng chỉ nợ, Ngân hàng Nhà nước, vay khác trong và
ngoài nước theo các dự án Chính phủ bảo lãnh, tổ chức huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo, nhận dịch vụ uỷ thác cho vay nhận các nguồn
vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.
1.2.1.2 Sự tăng trưởng nguồn vốn:
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh khi thành lập đã tiếp nhận nguồn
vốn từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo 185.737 triệu đồng, Sau một năm
hoạt động, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh đã không
ngừng tăng lên, cho đến cuối 2010 tổng nguồn vốn là 2 195 592 triệu đồng.
Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chủ trương của Nhà nước về
xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước
và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao,
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã luôn luôn chủ động huy động
các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn
vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau:
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Tiêu chí
Thực hiện
năm 2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
I Nguồn vốn 1 793 2 195 2 757
A Kế hoạch A 1 783 2 184
1 Nguồn vốn từ Trung 1 779 2 177 2 717
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 22
(Năm 2009-2011)
Bảng 2.2
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên đây cho thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng nhanh, năm 2009 tổng nguồn vốn là
1 793 triệu đồng, năm 2010 là 2 195 triệu đồng, tăng 402 triệu đồng. Năm
2011 tổng nguồn vốn là 2 757 tăng 562 triệu đồng
- Kết quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn
trung ương, nguồn vốn địa phương tăng nhanh.
- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh chủ yếu là nguồn vốn Trung ương (từ 95% đến 98%), tỷ trọng của nguồn
vốn huy động trong tỉnh dao động từ 1– 5%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên
cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh còn tăng trưởng, so với sự tăng lên của nguồn
vốn Trung ương. Do vậy, sự tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn trung ương
chuyển về.
1.2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo
* Về quy trình cho vay:
Từ ngày thành lập đến ngày 01 tháng 06 năm 2003, Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo
theo Quyết định số 80A, từ tháng 6 năm 2003 đến nay thực hiện quy trình cho
vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định 316, cho vay trực tiếp được hiểu
,hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian nào,. Hộ
Ương
2 Nguồn vốn huy động 4 0 7 35
3 Huy động dân cư 4 2,7 5,4
4 Qua Tổ TK&VV 5 3 29,6
B Kế hoạch B(NS Tỉnh) 10 11 19
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 23
nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị
vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều
kiện vay theo quy định . Tổ trưởng lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu
03/HN) gửi lên Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường xem xét, sau đó mới
chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân Hàng CSXH chuẩn bị tiền và
tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các
bước sau:
1/ Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc
các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… đang hoạt động
ở địa phương.
2/ Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay
vốn, lập danh các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm
nghèo và UBND xã.
3/ UBND và Ban xoá đói giảm nghèo xã cùng xét duyệt danh sách hộ đủ tiêu
chuẩn vay vốn và gửi NHCSXH .
4/ Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên Giám đốc
huyện, thị xã ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải
ngân cho các xã .
5/ Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn , thông báo cho
hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân .
6/ NHCSXH huyện, thị xã giải ngân trực tiếp tới hộ nghèo.
7/ Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc cho
các hộ nghèo vay vốn trả nợ đúng hạn.
Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý. Việc hình thành các tổ
nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các
thành viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ
mình. Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các
nguồn vốn khác đã cho vay. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món
vay của cán bộ tín dụng.
* Về điều kiện cho vay:
Thực hiện theo Quyết định 80A và 316 của NHCSXH Việt Nam, điều
kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có trong danh sách được tổ tiếp kiệm lập,
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 24
được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ không có dư nợ NHNo, NHCSXH
và các chương trình khác.
Như vậy khi xét duyệt đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và đúng
với chủ trương, chính sách.
* Về lãi suất cho vay:
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc Ngân hàng từng thời kỳ.
* Về thời hạn cho vay:
Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi để định thời hạn
nợ, nhưng ở tỉnh Hà Tĩnh đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay chăn nuôi
trâu, bò, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn cho vay thường là 3 đến 5 năm
.Ngấn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7 %
* Về mức cho vay
Theo quy định của Hội đồng quản trị NHCSXH, mỗi hộ được vay tối
đa là 7 triệu đồng, nhưng thực tế ở Ngân hàng chính sách Hà Tĩnh mức cho
vay bình quân 1 hộ trong những năm gần đây thường từ 4đến 5 triệu đồng,
mức vay như vậy là phù hợp với mỗi hộ nghèo vay vốn tại địa phương.
2.3.2.2 Kết quả cho vay – thu nợ:
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là nhằm giúp hộ
nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá
giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà tĩnh đã không ngừng khả năng đáp ứng
nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua
bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ như sau:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 25
Bảng 2.3
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2009 đến 2010 là giai đoạn thực
hiện chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Với số hộ đói
nghèo cả tỉnh theo số liệu điều tra chuyển sang năm 2008 là: 58.700 hộ/
300.024 hộ toàn tỉnh, như vậy doanh số cho vay của NHCSXH đến với các hộ
nghèo qua các năm không ngừng tăng lên, tổng doanh số cho vay trong 2 năm
là 1.683.770 triệu đồng, với số lượt hộ được vay vốn là:73.681 hộ.
Có được kết quả như trên là do NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã phối kết hợp
cùng các ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập
huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng
vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có
TT
Tiêu chí
Thực
hiện năm
2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
1 Doanh số cho vay
145
163 282
2 Doanh số thu nợ 103 115 196
3 Dư nợ cuối kỳ
trong đó: Tỷ lệ nợ QH
812
3,4
845
5,1
931
5,4
4 Tổng số hộ đói nghèo 58.740 42.875 34.784
5 Tổng số hộ còn dư nợ 221.485 201.542 198.129
6 Dư nợ bình quân hộ 9,6 11,4 13,6
7 Số hộ vay vốn(hộ) 2451 2541 2 725
8 Số hộ thoát nghèo 1.865 2.125 3 327
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 26
hiệu quả .
Về doanh số thu nợ: Để tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ, đồng
thời để cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận với khách hàng. NHCSXH và
NHNo&PTNT cơ sở tổ chức tổ thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với
tổ trưởng , chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định.
Ngân hàng uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi (không uỷ quyền thu gốc) Vì vậy
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tương tốt công tác thu nợ gốc, lãi.
* Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Hà Tĩnh cho vay hộ nghèo với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản
xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy
định chung trong hệ thống NHCSXH là:
- Cho vay ngắn hạn: không quá 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Kết quả cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua cho thấy
rằng dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn.
Bảng cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng
dư nợ
cuối
năm
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
2009 812 1,624 0,2 528,621 65,1 281,764 34,7
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 27
2010 845 2,535 0,3 547,56 64,8 294,905 34,9
2011 931 1,862 0,2 606,081 65,1 323,057 34,7
(Năm 2009– 2011)
Bảng 2.4
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh)
Như vậy, dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại
dư nợ cho vay ngắn hạn nhỏ. Điều này cho ta thấy nhu cầu về vay trung hạn
của người nghèo lớn, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã đáp ứng được phần nào nhu
cầu đó (biểu hiện ở tỷ trọng dư nợ trung hạn).
Việc cho vay hộ nghèo với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối
với cán bộ tín dụng. Đây là vấn đè khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am
hiểu chu kỳ sản xuất (cây, con, giống…) để xác định thời hạn cho vay và kỳ
hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi mà vẫn phục vụ được mục
tiêu xoá đói giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát
khỏi nghèo đói.
Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho
vay hộ nghèo phải đạt được mục tiêu đó là thoát khỏi đói nghèo, cho vay
phải được tiến hành đồng thời các chương trình như hướng dẫn cách thức
làm ăn , nuôi trồng con gì . Bởi phần lớn hộ nghèo đều thiếu kinh nghiệm
thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi. Việc lồng ghép các chương trình
hiện nay hiệu quả nhất là thông qua hoạt động cho vay theo dự án.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã
thực hiện cho vay thông qua vốn chỉ định của Trung ương chuyển về: Dự án
phát triển cộng đồng; Dự án tài chính vi mô, dự án lồng ghép dân số - kế
hoạch hoá gia đình. Nhìn chung kết quả thực hiện dự án trong những năm qua
đã đóng góp thành tích không nhỏ trong việc thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh nhà . Kết quả thực hiện chưa được như mong muốn,
bởi xuất phát điểm kinh tế của tỉnh quá thấp so với cả nước, trình độ dân trí
thấp, điều kiện địa lý bị chia cắt , giao thông đi lại khó khăn, khí hậu quá khắc
nghiệt.
2.2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo.
Cho vay hộ nghèo không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu chính là xoá
đói giảm nghèo. Trong cho vay hộ nghèo còn mang những đặc điểm riêng
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 28
biệt, do đó chất lượng tín dụng được xem như khả năng cam kết về pháp lý và
độ tín nhiệm của hộ nghèo đối với Ngân Hàng.
Với quan điểm cho vay hộ nghèo như trên, vấn đề chất lượng tín dụng
đối với hộ nghèo ở Ngân hàng Chính sách xã hội không thể hiểu theo nghĩa
chất lượng tín dụng thông thường như ở các Ngân hàng thương mại khác (tức
là được định lượng bằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, lợi nhuận).
Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được định lượng thông qua khả
năng NHCSXH trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo (khả năng tiếp
cận hộ nghèo).
Kết quả mà đồng vốn đem lạị như số hộ thoát khỏi nghèo đói, trình độ
sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo được nâng lên .Để đảm bảo chất lượng tín
dụng NHCSXH phải có nguồn vốn đủ lớn, ngoài cân bằng thu, chi còn bổ
sung tăng trưởng và bảo toàn vốn tự có cho chính mình .
Trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã phục vụ tốt chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đặc biệt là chương trình xoá đói giảm
nghèo. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời phục vụ hộ nghèo phát triển sản xuất và
chăn nuôi…. NHCSXH đã góp sức cùng các ban ngành, đoàn thể xã hội và bà
con nông dân nghèo trong tỉnh làm hạ tỷ lệ hộ nghèo đói. Cuối năm 1995 Hà
Tĩnh có 92.200 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 33,6% trên tổng số hộ toàn tỉnh đến cuối
năm 2010 xuống còn 39.923 hộ, chiếm 13,26% trên tổng hộ toàn tỉnh.
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Hà tĩnh trong những năm qua đã giúp
cho hộ nghèo trên địa bàn vay vốn kết quả 39.267 hộ thoát nghèo, nguồn vốn
đã giải ngân tới tận tay hộ nghèo, không thông qua tầng lớp trung gian, vốn
đầu tư đúng đối tượng , chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi ,
tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm, đời sống vì thế mà ngày càng được
cải thiện, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương cũng như
trong cả nước. Qua các lớp tập huấn do NHCSXH tổ chức trình độ hiểu biết
về chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay đối với tổ trưởng được nâng lên,
thực hiện tốt trách nhiệm trong hợp đồng đã ký với NHCSXH .
Bên cạnh những mặt đã đạt được qua số liệu về kết quả cho vay - thu nợ
ở bảng tổng hợp của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cho ta thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn
tăng tương đối nhanh: Năm 2009: 3,4%; năm 2010: 5,1% năm 2011: 5,4%
trên tổng dư nợ cho vay.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 29
Có thể nói rằng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của NHCSXH
tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung chưa được tốt. Do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu nhất vẫn là do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến mất mùa , giao thông đi lại
khó khăn, , trình độ dân trí thấp. Có nhiều hộ vay vốn bị thiệt hại do nguyên
nhân bất khả kháng gây ra nhưng chưa được các cấp, các ngành quan tâm xử
lý theo chế độ quy định như: giản nợ, khoanh nợ ... Do hoạt đông của một số
tổ vay vốn còn mang tính hình thức, chỉ quan tâm đến vấn đề giải ngân, chưa
quan tâm đến việc kiểm tra sử dụng tiền vay không đôn đốc thu lãi, thu nợ
khi đến hạn. Trong khi lực lượng cán bộ tín dụng của NHCSXH lại quá mỏng
chưa đủ để dàn trải quản lý các món vay theo quy định.
1.3- Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh hà tĩnh
trong thời gian qua.
1.3.1. Những kết quả đạt được:
Cho vay hộ nghèo không phải là một vấn đề đơn giản, bởi những đối tượng
cho vay vốn là những hộ nghèo thường bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản
xuất, chăn nuôi, lại sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém. Để đảm bảo
chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh luôn phải đối
mặt với những khó khăn nhất đinh . Nếu mở rộng cho vay một cách ồ ạt để
đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có
khả năng sản xuất kinh doanh .Việc sử dụng vốn không có hiệu qủa, chất
lượng không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Khắt khe và sợ không
thu được nợ thì NHCSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra .
Trong thời gian qua hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được kết
quả nhất định về kinh tế cũng như về xã hội từng bước khẳng định vai trò của
mình trong cộng đồng người nghèo.
Kết quả cho vay hộ nghèo được thể hiện ở sự tăng lên về doanh số cho vay,
doanh số thu nợ. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh mà nhiều người
nghèo đã có thêm công ăn, việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất chăn
nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi cảnh nghèo đói,
vươn lên hoà nhập cộng đồng.
Công tác cho vay hộ nghèo được biểu hiện về mặt xã hội rất rõ nét, đã thúc
đẩy phong trào hoạt động các tổ chức hội ở nông thôn ngày càng phong phú,
đa dạng, làm tăng tính cộng đồng xã hội, tinh thần tương thân, tương ái. Đặc
biệt công tác cho vay hộ nghèo đã hạn chế được các tệ nạn xã hội rưọu chè cờ
bạc trong những ngày nông nhàn. Nhiều hộ nghèo vươn lên hoà nhập với
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 30
cộng đồng, tiếp cận với sản xuất hàng hoá và vượt khỏi ngưỡng nghèo đói.
1.3.2 Môt số tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh
thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:
1.3.2.1 Về nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Hà
Tĩnh liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là kênh tín dụng bao cấp mà nguồn
vốn phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương chuyển về, còn nguồn vốn huy
động tại địa phương lại tập trung chủ yếu vào nguồn ngân sách tỉnh. Hiện nay
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện huy động vốn trong dân cư theo chỉ tiêu
kế hoạch Trung ương giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của
các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Lãi suất huy động này cao hơn lãi
suất NHCSXH cho hộ nghèo vay và được Nhà nước cấp bù phần vượt.
Nhưng phần huy động theo lãi suất không được cấp bù thì NHCSXH Hà Tĩnh
chưa thực hiện được, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới công tác cho vay hộ
nghèo.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh không quan tâm
tới việc mở rộng nguồn vốn mà sự hạn chế đó là do một số nguyên nhân chủ
yếu sau:
Thứ nhất: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi nên việc
tiến hành huy động vốn trong dân cư mà không được cấp bù lãi suất thì sẽ gặp
nhiều khó khăn nhất là vấn đề tài chính .
Thứ hai: Do xuất phát điểm kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh quá thấp so với cả nước,
cơ sở hạ tầng chưa phát triền, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt,
trình độ dân trí thấp, còn mang nặng những hủ tục, tập quán lạc hậu…
1.3.2.2 Công tác cho vay và thu nợ
- Xét duyệt hộ vay vốn đôi khi chưa chính xác Một số địa phương (xã,
phường) điều tra, phân loại hộ nghèo chưa chính xác, việc xét duyệt còn căn
cứ vào tỷ lệ bình quân, chưa phù hợp với thực tế. Việc xây dựng đề án xóa đói
giảm nghèo tuy đã làm nhưng chưa cụ thể. Theo dõi, đánh giá kết quả thực
hiện và biến động hộ thuộc diện đói nghèo, thoát nghèo tuy đã làm nhưng
thiếu chính xác có những địa phương thống kê hộ thoát nghèo thì giảm nhưng
thực tế lại không có địa chỉ, đang coi trọng thành tích, còn mang tính áp đặt.
Xét duyệt hộ được vay, thành lập tổ tiết kiệm vay vốn còn chậm sự phối hợp
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 31
giữa xã với Ngân Hàng chưa chặt chẽ nhất là nợ đến hạn hoặc mới chú ý tạo
vốn vòng 1, chưa quan tâm giúp đỡ hộ làm ăn có hiệu quả Một số tổ nhóm
chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình nên việc bình xét cho vay
chưa thật dân chủ công khai, có nơi còn lập danh sách đề nghị vay vốn hộ quá
tuối lao động, già cả neo đơn không nơi nương tựa .(không có lao động,
không thuộc diện nghèo…).
- Việc xét duyệt cho vay còn chậm trễ:
Cho vay hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện sự giám sát chặt chẽ
của nhiều ngành, nhiều cấp. Song nó cũng bộc lộ sự phức tạp trong khâu thực
hiện làm cho vốn tín dụng đến với hộ nghèo còn chưa kịp thời, có trường hợp
cá biệt từ lúc hộ nghèo làm thủ tục xin vay đến khi nhận được vốn phải mất
gần 2 tháng làm cho cơ hội đầu tư của hộ nghèo bị bỏ lỡ, có những trường
hợp tổ trưởng cố tình gây phiền hà và chưa làm tròn trách nhiệm của mình đối
với hộ vay vốn.
- Mức cho vay xác định đôi khi chưa phù hợp:
Việc cho vay đôi khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, một số
địa phương (xã, tổ) còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh sách
cho vay còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức cho vay chưa phù hợp với đối
tượng đầu tư, do đó người nghèo sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả còn thấp, có
trường hợp người cần vốn thì không được vay người không cần lại được vay.
- Thời hạn cho vay và thu nợ có lúc chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển
vốn: Việc thu nợ gốc, lãi hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tốt.
Trong xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ bộc lộ một số điểm chưa
phù hợp, thường xác định bình quân cho cả nhóm, không xét theo yêu cầu
đối tượng vay của hộ nghèo dẫn đến có hộ vay vốn chưa có điều kiện trả nợ
đúng kỳ hạn.
- Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nghèo với mức
lãi suất cao thấp khác nhau , nên hộ nghèo có sự so sánh, nếu cứ cho vay lãi
suất ưu đãi như hiện nay thì không đảm bảo tính bền vững về tài chính và nếu
lãi suất cho vay cao hơn thì sẽ không thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm
nghèo.
- Đội ngũ cán bộ:
Đặc điểm địa bàn nông thôn rộng, phức tạp như tỉnh Hà Tĩnh thì việc cán bộ
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 32
tín dụng của NHCSXH đi sâu, đi sát để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay
vay thực sự khó khăn. Hơn nữa NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đang áp dụng phương
thức cho vay trực tiếp đến tận tay hộ nghèo với lượng khách hàng lớn, món
vay nhỏ nên công tác kiểm tra bị hạn chế, chỉ mới tiến hành kiểm tra mẫu,
kiểm tra xác suất nên đánh giá thiếu chính xác.
- Cấp tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các hoạt động hỗ trợ khác:
Việc cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo chưa đồng bộ với các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức thị trường cung cấp vật tư kỹ thuật cho
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc quy hoạch cây, con, ngành nghề tập trung
còn hạn chế nên hiệu quả tín dụng đối với NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh chưa cao .
1.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng
ưu đãi.
Bên cạnh những thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện cơ chế chính
sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, trong thời gian qua hoạt động NHCSXH
trên địa bàn còn gặp một số khó khăn khi thực hiện cho vay các chương trình
tín dụng, cụ thể đối với chương trình cho vay hộ nghèo.
- Việc điều tra, phân loại bổ sung danh sách hộ nghèo ở cấp xã chưa kịp
thời, chuẩn xác; một số hộ phát sinh nghèo, tái nghèo chưa được cập nhật vào
danh sách hộ nghèo kịp thời dẫn đến một số hộ thực sự nghèo nhưng chưa
được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
- Do chênh lệch lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại và
NHCSXH cao, vì vậy một số hộ vay vốn khi đến hạn cố tình chây ỳ, không
trả nợ và chấp nhận lãi suất quá hạn mặc dù nhiều hộ có điều kiện trả nợ; gây
khó khăn cho NHCSXH trong việc thu hồi nợ đến hạn, tỷ lệ vốn cho vay quay
vòng thấp.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 33
II. Giải pháp nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo tại Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
2.1 Định hướng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng cho
vay hộ nghèo .
2.1.1 Định hướng xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh:
Sau khi hoàn thành 2 chương trình quốc gia về giải quyết việc làm - Xoá đói
giảm nghèo đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua, để tiếp
tục công cuộc xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Hà tĩnh đã đề
ra định hướng sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân trong việc thực hiện xoá đói
giảm nghèo, phát huy nội lực của mỗi địa phương và từng gia đình, làng xóm.
Thứ hai: Thực hiện tốt các giải pháp để giúp đỡ các xã nghèo, UBND tỉnh
phê duyệt thêm các dự án thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo, tập trung
các chương trình, dự án lồng ghép cho các xã.
Thứ ba: Huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo
bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Thứ tư: Thực hiện các chính sách dành cho hộ nghèo, bao gồm:
- Chính sách tín dụng cho người nghèo.
- Chính sách hỗ trợ người nghèo tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách đào tạo nghề và nâng cao dân trí.
- Chính sách y tế, kế hoạch hoá gia đình.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở.
- Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc và các xã đặc biệt khó khăn.
- Chính sách trợ cấp cứu đói trong mùa giáp hạt.
Thứ năm: Thực hiện đầu tư một số dự án trọng tâm như: Dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông cho các xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn.
- Dự án phát triển ngành nghề khôi phục làng nghề truyền thống như :nghề
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 34
rèn Trung lương, nghề đan Thạch Hà, nghề mộc Thái Yên Đức Thọ...
- Dự án định canh, định cư - di dân xây dựng vùng kinh tế mới tại Phúc trạch
Hương Khê, Sơn Kim Hương sơn.
- Dự án hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý
cho hộ đạc biệt tư vấn cho người nghèo trong việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, kinh tế .
- Dự án đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo: Đây là dự án lớn
đào tạo cán bộ xoá đói giảm nghèo từ cấp xóm trở lên, thuộc các chi hội nông
dân, phụ nữ, đoàn thanh niên do ngân sách tỉnh tài trợ.
3.1.2 Một số định hướng chung về hoạt động tín dụng trong thời
gian tới .
Với một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của đại đa số nhân dân thấp,
đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, công tác xoá đói giảm nghèo trên
địa bàn Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Để đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo
đã đề ra nhất là con đường đầu tư tín dụng, với kinh nghiệm và thành tích đã
đạt được trong những năm qua NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh xác định:
Mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín
dụng trên cơ sở ưu tiên vốn cho những hộ chưa được vay, những xã khu vực
II, III và xã đặc biệt khó khăn, gắn tín dụng hộ nghèo với các chương trình hỗ
trợ kỹ thuật , từng bước nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh . Cụ thể : Cấp
tín dụng Ngân hàng phải kết hợp với các chương trình khuyến nông, khuyến
lâm; hướng dẫn sản xuất kinh doanh.
Cấp tín dụng cho hộ nghèo bám mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Các ban ngành, đoàn thể xã hội , giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo,
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Huy động vốn tại địa phương bằng nhiều loại sản phẩm , tranh thủ nguồn vốn
trung ương để cho vay hộ nghèo.
Thường xuyên bồi dưỡng ,đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ và kiện toàn
công tác tổ chức điều hành. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
cán bộ, nhằm nâng cao nhận thức. Để thực hiện tốt chức năng của mình,
trước hết người cán bộ phải có tâm huyết với nghề , có tinh thần trách nhiệm
cao, thật sự thông cảm với người nghèo, với người có hoàn cảnh khó khăn,
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 35
chịu khó, tận tụy trung thành với nghề nghiệp.
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại
Chi nhánh NHCSXH Hà Tĩnh.
2.2.1 Quan điểm cho vay hộ nghèo:
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, cho vay hộ nghèo là giải
pháp hỗ trợ vốn nhằm giải quyết công ăn việc làm tiến tới thoát nghèo vươn
lên làm giàu.
Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi. Đây là
nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả cả gốc và lãi khác cơ bản so với
nguồn vốn cấp phát mang tính trợ cấp xã hội.
Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng
bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo
được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái sản xuất
mở rộng, tăng thu nhập .
Trên cơ sở những định hướng hoạt động và quán triệt quan điểm trên , việc
nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần
tập trung vào những giải pháp sau:
2.2.2 Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng cho vay
đối với hộ nghèo:
2.2.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay:
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt cho vay và
cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của
NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân chủ
trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối
tượng.
Hiện nay, nhìn chung công tác cho vay đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ
cho vay (theo Quyết định số 136/QĐ-NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tín dụng
của NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu
cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần phải chú
trọng hơn nữa những mặt sau:
* Xác định đối tượng cho vay:
Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 36
tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không
có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có
sức lao động… vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến
quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang
tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp
tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động , có khả năng sản
xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”.
Như vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn,
có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành các con nợ không lối thoát.
* Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ.
Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ
nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân hàng
chính sách, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất
của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất
theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + thời gian tiêu thụ sản phẩm. áp dụng
chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi
vốn để trả nợ.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh
nghiệm về cây trồng, vật nuôi… đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.
* Nâng cao chất lượng tín dụng tổ nhóm:
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ
nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng
trong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo.Vì vậy, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần
phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượng
hoạt động tổ nhóm bằng các biện pháp:
- Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổ
là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo.
- Duy trì và củng cố các tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 37
cách thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhận
thức và nâng cao trách nhiệm.
- Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nhằm động viên họ thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường kiểm tra giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ,
thu lãi không nộp vào Ngân hàng.
2.2.2.2 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ
thuật:
Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo
thì cần phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế cho
vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: việc cấp tín dụng cho hộ
nghèo không được kết nối các chương trình chuyển giao kỹ thuật do vậy đem
lại hiệu quả chưa cao. Vì vậy đồng thời với việc cấp tín dụng cho hộ nghèo
cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất, chăn nuôi .
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản
xuất .
- Kết hợp đồng thời việc cấp tín dụng với hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay . Thực hiện đồng bộ các chính
sách xoá đói giảm nghèo, lồng ghép chương trình tín dụng với chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… và một trong những giải pháp có
hiệu quả nhất là: Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án
khả thi, các dự án này phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế của địa phương.
2.2.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết nghề
nghiệp.
Con người là yếu tố quan trong quyết định đến mọi vấn đề nói chung chất
lượng tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng; giải pháp đối với cán bộ cần phải
thực hiện như sau:
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ:
Đặc biệt cán bộ tín dụng phải hiểu biết về quy trình sản xuất nông nghiệp,
hiểu biết về kỹ thuật canh tác; cây trồng, vật nuôi…
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 38
* Từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết với công tác xoá đói giảm
nghèo, chuyên tâm tới hoạt động cho vay hộ nghèo.
Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, đó là điều kiện tốt để
mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
2.2.3 Các giải pháp khác:
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH phải có được
nguồn vốn đủ lớn. Tự lập và chủ động nguồn vốn vì đây là điều kiện không
thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH
Tỉnh Hà Tĩnh phải có màng lưới sâu rộng, để tiếp cận thị trường (khách
hàng).
2.2.3.1 Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã phản ánh một
đặc điểm thực tế đó là nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng quá lớn (96 –
97%) .
Những năm tới, để tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo NHCSXH tỉnh
Hà Tĩnh cần tập trung theo hướng sau:
* Tiếp nhận, bảo tồn và phát triển nguồn vốn Trung ương giao.
* Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước tự chủ về
nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu cho vay hộ nghèo. Muốn vậy cần thực hiện tốt
những nội dung sau:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi tầng lớp dân cư
hiểu được chức năng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong đó có chức năng
huy động vốn .
- Tích cực vận động, huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo bằng
hình thức tổ tiết kiệm vay vốn.
- Tiến hành huy động vốn của các đơn vị kinh tế và tiết kiệm trong dân cư.
- Chủ động tìm kiếm các nguồn uỷ thác và thực hiện các dự án lồng ghép.
Trong những nội dung trên, việc tiến hành huy động vốn trong dân cư là một
việc mới , nên rất khó khăn và phức tạp bởi vì mơí với cán bộ Ngân Hàng
ngoài ra người dân còn chưa quen gửi tiền vào Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mặt khác cơ sở vật chất của Ngân hàng chính sách xã hội còn thiếu thốn, tâm
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 39
lý khách hàng thiếu an tâm khi gửi tiền.
2.2.3.2 Mở rộng mạng lưới dịch vụ:
Phát triển dịch vụ là một trong những yêu cầu hàng đầu của các Ngân hàng.
Dịch vụ phát triển mạnh giúp cho Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm
nguồn vốn trong thanh toán, tăng nguồn thu đảm bảo khả năng tài chính,
ngoài ra phát triển dịch vụ còn là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội
và hộ vay vốn.
Dịch vụ phát triển mạnh,lượng khách hàng tăng lên, thành phần khách hàng
cũng đa dạng hơn, từ đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong
việc tiếp thị, phát triển các nghiệp vụ của mình ra nhiều đối tượng khách hàng
hơn
2.3 Kiến nghị:
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:
- Đề nghị Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để
có tài chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Đề nghị Nhà nước sớm điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã
hội , có các chính sách phù hợp đảm bảo hội đủ 3 yếu tố cơ bản: Phù hợp
thông lệ quốc tế, có tính thực tiễn cao và thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp
pháp luật.
- Xoá đói giảm nghèo có tính nhạy cảm cao, thể hiện bản chất ưu việt của chế
độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài
trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà phải có sự phối hợp trách nhiệm của
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; đề nghị Nhà nước có sự
chỉ đạo chặt chẽ để các Bộ, Ngành liên quan nâng cao hơn nữa trách nhiệm
của mình trong việc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay xoá
đói giảm nghèo, từng bước và tiến tới xã hội hoá việc cho vay hộ nghèo .
- Có chính sách đồng bộ trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói
giảm nghèo:
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ phạm vi quốc gia và quốc tế do vậy khi
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
phải coi trọng vị trí, nhiệm vụ công tác xoá đói giảm nghèo. Đối với từng giai
đoạn lịch sử khác nhau, từng địa phương khác nhau phải có từng kế hoạch,
từng chương trình xoá đói giảm nghèo cụ thể và hiệu quả; phải đặt công tác
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 40
cho vay hộ nghèo trong tổng thể nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo ,bên cạnh cho
vay phải hỗ trợ người nghèo về công nghệ, kỹ thuật, thuế…
- Việc cho vay , theo chúng tôi nên hỗ trợ thêm cơ chế khác như : cơ sở hạ
tầng, ưu đãi xuất nhập khẩu, thuế, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ
thuật… đối với một số doanh nghiệp làm ăn khá có lợi nhuận , quy mô lớn
phải ưu tiên tuyển lao động là người nghèo . Thực hiện tốt việc này chính là
kết hợp giữa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người nghèo .
2.3.2. Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam:
- Sớm hoàn thiện cơ chế cho vay đồng bộ đối với hộ nghèo, đảm bảo hành
lang pháp lý giúp các Chi nhánh cho vay thuận lợi đúng pháp luật có hiệu
quả.
- Đầu tư trang bị cơ sở vật chất như: vốn xây dựng trụ sở làm việc , ô tô
chuyên dùng, máy vi tính. Đặc biệt nghiên cứu cung cấp các phần mềm tiện
ích phục vụ giao dịch thuận tiện, sớm kết nối mạng thanh toán toàn quốc để
thực hiện các dịch vụ thanh toán nhằm tăng nguồn vốn trong thanh toán mở
rộng quy mô hoạt động, tăng thu nhập đảm bảo tài chính.
- Đề nghị tăng biên chế cho các Phòng giao dịch tối thiểu 12 người để chuẩn
bị cho việc nhận bàn giao vùng II,III vùng được giảm lãi .Nâng cấp phòng
giao dịch lên Chi nhánh huyện, thị để thực hiện đầy đủ chức năng của một
Ngân hàng theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo với lãi suất đầu vào thấp gỉam cấp bù
lãi suất ,Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội đề xuất với Chính
phủ và các Bộ, Ngành liên quan chỉ đạo Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tiền
gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện được nội dung này Ngân
hàng Chính sách sẽ có hàng ngàn tỷ đồng với lãi suất đầu vào thấp có điều
kiện đáp ứng nhu cầu vay vốn đối với hộ nghèo.
- Đề nghị thực hiện khoán cơ chế tiền lương theo kết quả lao động (ưu tiên
những huyện nghèo, xã nghèo ) để tăng động lực làm việc, khuyến khích mọi
người hăng say lao động, cải tiến tăng năng suất và hiệu quả lao động.
2.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh:
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều nguồn vốn thuộc chương trình cho
vay xoá đói giảm nghèo nằm rải rác ở một số ban, ngành, tổ chức xã hội.
Các tổ chức này dùng nguồn vốn đó để cho các hội viên vay với lãi suất
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 41
khác nhau. Tình trạng cho vay với lãi suất khác nhau khó đạt hiệu quả cao.
UBND tỉnh sớm chỉ đạo các ngành, đoàn thể tập trung các nguồn vốn này
vào NHCSXH để tăng cường nguồn vốn cho vay người nghèo, thực hiện
cho vay theo một chế độ thống nhất.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan điều tra, thống kê chính xác số
hộ nghèo để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đúng đối tượng, có
hiệu quả.
- UBND tỉnh hàng năm trích 1 phần ngân sách địa phương tiết kiệm chi
tiêu chuyển NHCSXH từ 3 đến 5 tỉ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay hộ
nghèo - giải quyết việc làm. Chỉ đạo các cấp, các ngành quy hoạch các
vùng, ngành, cây con tổ chức tốt việc khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, chuyển giao công nghệ kỹ thuật... giúp người vay vốn của NHCSXH
có cơ hội đầu tư các dự án có hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các
ngành có liên quan phối, kết hợp tốt với NHCSXH trong việc kiểm tra, giám
sát việc sử dụng vốn vay. Xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, tham ô, lợi
dụng, vay ké, chây ì cố tình không trả nợ Ngân hàng...
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 42
KẾT LUẬN
Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều khó khăn gian khổ không thể
giải quyết một sớm, một chiêù mà cần xác định lâu dài và quyết tâm thực hiện
.Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết để
người nghèo suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm
bảo khả năng trả nợ.
Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính
sách cho người nghèo vay là một biện pháp tích cực, tác động tốt tới việc xoá
đói giảm nghèo. Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn
thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người
nghèo rất thiết thực.
Qua nghiên cứu thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Hà Tĩnh, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo nhằm nâng cao chất lượng xóa
đói giảm nghèo tại địa phương. Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng
chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi đời sống hộ nghèo được nâng lên
,hộ đói nghèo giảm.
Nghiên cứu chuyên đề này còn mới mẻ và phức tạp giữa lý luận, thực
tiễn.Với nhận thức có hạn nội dung thể hiện trong bài viết này chắc chắn còn
có nhiều khiếm khuyết, bản thân mong nhận được sự đóng góp quý báu của
cabs bộ, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh , cùng các thầy,
cô giáo và moị người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu trên để có tính thực
tiễn cao, góp phần nhỏ bé này để sớm thực hiện thành công, công cuộc xoá
đói giảm nghèo như mong muốn của toàn Đảng, toàn dân./.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 43
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính của Fredric S-Misbkis – NXB
khoa học và kỹ thuật 2002.
2. Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở
Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia 2001-2002.
3. Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay NXB Chính trị
quốc gia.
4. Điều lệ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2003.
5. Quyết định số 316/NHCS-KH của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách
xã hội.
6. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 1998 – 2011 (Cục thống kê tỉnh
Hà Tĩnh).
7. Báo cáo kết quả xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn (1998-
2000) và (2005-2010)
8. Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo tỉnh Hà
Tĩnh từ năm 1996-2002) và Ngân hàng Chính sách xã hội năm
2003.2011
9. Tạp chí Ngân hàng ( 1998-2011).
10. Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bc_thuc_tap_thanh_nga_repaired__0406.pdf