Đề tài Thực tập Quản lý môi trường công ty Thủy sản
Bến tre mà một tỉnh Miền tây sông nước trù phú, với hệ thống kênh ngòi đan xen nhau, là vùng đất thuận lợi phát triển các giống cây ăn quả đặt thù của vùng khí hậu nhiệt đới và nghành nuôi trồng thủy sản, vốn là thế mạnh của các tỉnh Miền tây.
Ngành chế biến thủy sản của Tỉnh tạo nên các sản phẩm được đánh giá cao không chỉ trong nước mà các khách hàng khó tính trên thế giới cũng rất ưu chuộng. Sự kiện ngày 3/11/2009 là tin vui đầu tiên cho thủy sản sinh thái Việt Nam khi được Hội Đồng Quản Lý Biển (MSC) chứng nhận Con Nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn. Sự kiện này đã đánh dấu mốc thành công chứng nhận này ở khu vực Đông Nam Á. Tạo nền tản vững chắc cũng như khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong việc khai thác bền vững.
Cùng với xu thế đó, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre đã nổ lực không ngừng vươn lên phát triển và tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước cho các sản phẩm từ Cá Tra – Cá Basa và Nghêu của mình. Phát triển bền vững và thân thiện với môi trường là hai tiêu chí được Công ty đặt ra và không ngừng hoàn thiện không ngoài mục tiêu tạo thế mạnh cho nghành thủy sản Tỉnh nhà.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3290 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tập Quản lý môi trường công ty Thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Tỉnh Bến Tre
a) Sơ lược về tỉnh Bến Tre:
Diện tích : 2.360,2 km2
Dân sô : tính đến thời điểm 1.4.2009, Bến Tre có 1.254.589 người.
Tỉnh lỵ : Thành phố Bến Tre
Các huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình
Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
- Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý : Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với
biển Đông, có bờ biển dài 60 km.
Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà
Vinh, phía Bắc giáp Tiền Giang. Thị xã Bến Tre cách Tp. Hồ Chí Minh về phía Tây
Bắc khoảng 85 km.
- Khí tượng thủy văn:
Hướng gió:
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
còn từ tháng 5 đến tháng 11 thì gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế. Giữa hai mùa gió Tây
Nam và Đông Bắc là hai thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào thời điểm
tháng 11, tháng 4 tạo nên hai mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa
gió Tây Nam là thời kỳ mưa ẩm.
Chế độ Thủy triều:
Nằm kề bên biển Đông, vùng biển Bến Tre thuộc khu vực bán nhật triều không đều.
Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh -
chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5m - 3,5 m. Những con sông Bến Tre không
những tiếp nhận nguồn nước từ Biển đổ về mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 2
nguồn nước Biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông hay tùy mỗi đoạn sông
khác nhau, song dù là mùa cạn hay mùa khô mực nước các sông đều dao động theo các
thời điểm khác nhau trong ngày.
Mưa:
Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là
mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 260C- 270C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250
– 1.500 mm. Trong mủa khô, lượng mưa từ 2% - 6% tổng lượng mưa cả năm.
- Địa hình:
Tương đối bằng phẳng, rải rác có những cồn các xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng
cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông cũng như thủy lợi.
b) Giao thông :
Hiện nay nhiều tuyến đường trên thành phố đang được tập trung xây dựng, việc nhiều
công trình đã và đang tiến hành xây dựng tạo nên diện mạo mới cho tỉnh nhà như: quốc
lộ 60, tuyến tránh Tp. Bến Tre, đại lộ Đồng Khởi, nâng cấp tỉnh lộ 885, và nhiều công
trình giao thông khác góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế tỉnh nhà.
c) Tiềm năng phát triển kinh tế
Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: Cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4
con sông lớn là Tiền Giang, Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai chia cắt. Là tỉnh có nhiều
sông rạch nên Bến Tre có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch
xanh. Bởi lẽ, ở Bến Tre còn giữ được đa số nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi
trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, cây trái rộng lớn.
Ngoài tiềm năng phát triển du lịch, Tỉnh Bến Tre còn là vựa lúa lớn của đồng bằng
sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng
cầu, vú sữa, sầu riêng. Các cây trồng công nghiệp cũng được chú trọng như: dừa, thuốc
lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre còn được mệnh danh là “Quê hương sứ dừa” với hơn
40.000 ha trồng dừa, nổi tiếng với các đặc sản làm từ dừa : kẹo dừa, bánh tráng Mỹ
Lồng, bánh phồng Sơn Đốc.
Bến Tre giàu thủy sản với các loại : cá thiểu, cá mối, cá cơm, tôm sú, tôm càng xanh,
các hải sản như bạch tuộc, nghêu, sò, cua….
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 3
1.1.2 Công ty Beseaco
- Diện tích mặt bằng: 14.887,4 m2,
- Vị trí địa lí : tọa lạc tại vị trí số 457C, Nguyễn Đình Chiểu, phường 8, Tp. Bến
Tre, tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Cụ thể như sau:
+ Hướng Bắc : đường Nguyễn Đình Chiểu
+ Hướng Nam : Sông Bến Tre
+ Hướng Tây : Khu dân cư
+ Hướng Đông : Công ty cổ phần Đông Hải
Hình 1.1 : Vị trí Công ty Cổ phần Thủy sản Bến Tre – Beseaco
1.2 Giới thiệu ngành thủy sản Bến tre
1.2.1 Tình hình phát triển
So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre còn khiêm
tốn. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Bến Tre là do cách trở đò
ngang nên các nhà đầu tư đến tỉnh thời gian qua còn hạn chế. Cầu Rạch Miễu được tiến
hành xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2007 đã xóa đi trở ngại sông nước bấy lâu
nay và đã trở thành động lực giúp ngành công nghiệp tỉnh nhà tăng tốc phát triển.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 4
Đứng trước những thuận lợi về nguồn nguyên liệu dừa và nguồn thủy sản phong phú,
Bến Tre phấn đấu đến năm 2020 có ngành công nghiệp trung bình khá trong cả nước.
Đặc biệt là công nghiệp chế biến dừa và công nghiệp chế biến thủy sản đạt trình độ tiên
tiến, là ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Nếu như công nghiệp chế biến dừa đang
từng bước phát triển ngang tầm với tiềm năng thì ngành công nghiệp chế biến thủy sản
chưa tương xứng với nguồn nguyên liệu dồi dào.
Thời điểm trước năm 2003 tỉnh có 4 nhà máy chế biến thủy sản, nhưng có đến 2 nhà
máy ở huyện Ba Tri và Bình Đại sau thời gian hoạt và bị xuống cấp, một nhà máy đã
ngưng hoạt động, chỉ còn lại xí nghiệp đông lạnh 84 (hiện là Công ty cổ phần Đông
Hải) và 22 ( hiện là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre – AQUATEX) ở
thị xã Bến Tre hoạt động ổn định. Các nhà máy này thu mua và tiêu thụ được khoảng
20% sản lượng thủy sản của tỉnh.
Đến năm 2003, Công ty xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FAQUIMEX) đầu tư
xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Lai và một số nhà máy khác được
xây dựng như Công ty cổ phần thủy sản An Hóa, Xí nghiệp chế biến thủy sản Ba Tri
cũng nâng cấp công suất chế biến của công ty hiện tại lên khoảng 45% - 50% tổng sản
lượng của Tỉnh.
1.2.2 Định hướng phát triển ngành
Vào tháng 11/ 2009 Hội đồng Bảo tồn biển Quốc Tế (Marine Stewardship Council –
MSC) thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã cấp chứng nhận MSC cho
ngành nuôi và khai thác nghêu tỉnh Bến Tre.
Bến Tre cũng là tỉnh thành đầu tiên được cấp chứng nhận MSC trong toàn khu vực
Đông Nam Á. Đây là một minh chứng quan trọng cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên
của cộng đồng địa phương, vừa tác động tích cực đến những lợi ích trong kinh doanh.
Năm 2011, lãnh đạo ngành Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN và PTNT)
củng những người làm thủy sản Bến Tre quyết tâm phấn đấu đưa kinh tế thủy sản tỉnh
nhà bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, có sức cạnh tranh
trong hội nhập kinh tế toàn cầu. Để đạt được những tiêu chí nêu trên cần phải thực hiện
các mục tiêu cơ bản sau :
1) Nuôi thủy sản theo hướng bền vững, ổn định, có trách nhiệm và có sự tham gia
quản lý của cộng đồng. Phát triển nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế,
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Phát triển trên cơ sở bảo vệ môi
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 5
trường sinh thái. Nâng cao chất lượng cuộc sống thoát nghèo cho một bộ phận
ngư dân vùng ven biển và nông dân ở vùng sâu vùng xa.
2) Khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tăng
cường hợp tác quốc tế trong khai thác. Nâng cấp đội ngũ tàu bè, đặc biệt là
phương tiện đánh bắt xa bờ.
3) Chế biến, xuất khẩu thủy sản không ngừng nâng cao cả về chất lượng lẫn sản
lượng. Tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế. Tạo mối quan hệ hữu
nghị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và ổn định nguồn nguyên liệu.
4) Chăm lo, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao mạnh mẽ khoa học
công nghệ đến ngư dân nhầm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển theo hướng ổn
định, bền vững.
1.3 Các vấn đề môi trường phát sinh từ nghành khai thác và chế biến thủy
sản trong tỉnh Bến Tre
1.3.1 Ô nhiễm nguồn nước
Thủy sản là nguồn lợi lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, ngành
công nghiệp nói chung của tỉnh Bến Tre. Nhưng không thể chối bỏ những ảnh hưởng
không nhỏ của ngành đến môi trường và hệ sinh thái trong tỉnh Bến Tre.
Có thể liệt kê những ảnh hưởng phát sinh từ các hoạt động như:
- Nuôi trồng thủy sản : cá tra – cá Basa nuôi bè, ao cá nội đồng, ……
- Hoạt động khai thác : các thủy sản chết, nước thải từ quá trình bảo quản thủy
sản trước khi bán, …..
- Hoạt động vận chuyển: quá trình vận chuyển bằng xe, ghe, xuồng sẽ phát sinh
nước thải từ việc bảo quản thủy sản, rửa phương tiện vận chuyển, các bãi tiếp
nhận, nước thải từ các chợ đầu mối ….
- Hoạt động sản xuất: nước thải chủ yếu do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các bếp ăn
công nghiệp, và từ các công ty chế biến thủy sản. Tuy nhiên, đa số đều được xử
lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẾN TRE - BESEACO
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
GVHD : TS. TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN – 072351B 6
- Các nguồn gây ô nhiễm với ngành chế biến thủy sản rất đa dạng và ở mức độ
khó kiểm soát, do đây chủ yếu là các nguồn không tập trung và lượng phát thải
cũng như mức độ ảnh hưởng là khó ước tính được.
1.3.2 Các dạng ô nhiễm khác :
Ngành chế biến thủy sản là một ngành có nhu cầu sử dụng nước khá lớn, khả năng ô
nhiễm nguồn nước là rất cao nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi
trường.
Bên cạnh đó còn có các chất thải cũng cần phải chú ý như :
- Chất thải rắn : từ quá trình chế biến bao gồm có các phế phẩm, phế thải từ
nguyên liệu, bao bì, ….
- Khí thải và tiếng ồn: từ các loại máy móc trong cơ sở phục vụ cho quá trình vận
chuyển, bảo quản sản phẩm như máy làm đông, máy điều hòa, lò hơi, bơm áp
lực,…
Tuy nhiên, tất cả các loại chất thải này đều có thể dùng để tái sử dụng, tái chế lại
hoặc mức độ ảnh hưởng không đáng kể ngay trong nội bộ cơ sở sản xuất. Vì vậy mà
khả năng ảnh hưởng cũng như phát tán ra môi trường là rất thấp.