MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt. 2
Danh mục các bảng biểu. 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành. 6
1.1.1. Quá trình hình thành của NHNo & PTNT Hà Thành. 6
1.1.2. Quá trình phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành. 7
1.2. Nhiệm vụ của chi nhánh. 9
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 9
1.3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng. 9
1.3.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban. 10
Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH 12
2.1. Sơ lược tình hình kinh tế của Việt Nam và thế giới trong năm 2007. 12
2.1.1. Tình hình kinh tế của thế giới năm 2007. 12
2.1.2. Tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2007. 13
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Thành. 14
2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 14
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 16
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. 18
2.2.4. Hoạt động kế toán, tài chính – ngân quỹ. 20
2.2.5. Hoạt động của phòng giao dịch. 21
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong những năm qua. 21
2.3.1.Những thành tựu của chi nhánh Hà Thành. 21
2.3.2. Những hạn chế của chi nhánh Hà Thành. 22
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 22
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH TRONG NĂM 2008 24
3.1. Cam kết gia nhập WTO của các ngân hàng thương mại. 24
3.1.1 Cam kết gia nhập WTO của cá ngân hàng thương mại. 24
3.1.2. Tác động của các cam kết gia nhập WTO đối với các ngân hàng thương mại. 25
3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong năm 2008. 26
3.3. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành năm 2008. 26
KẾT LUẬN 28
Danh mục tài liệu tham khảo. 29
bạn có thắc mắc gì về bài viết liên hệ ***********
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4084 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát tiển nông thôn (AgriBank) Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt.
Các chữ viết tắt
Nghĩa tiếng anh
Nghĩa tiếng việt
ASEAN
Association of South- East asian natión
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
FDI
Foridn direct investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International monetary fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
KH
Kì hạn
L/C
Letter of credit
Thư tín dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHNo&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
WTO
World trade orginzation
Tổ chức thương mại thế giới
Danh mục các bảng biểu.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Hà Thành năm 2007.
Bảng 2.3: Giá trị thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Thành năm 2006-2007.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của báo cáo.
Những năm gần đây, nền kinh tế khu vực và thế giới có nhiều biến động, và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung, và có thể coi đó là dấu hiệu đáng mừng. Cùng với việc gia nhập nhiều tổ chức quốc tế (trong đó quan trọng nhất là việc gia nhập WTO), Việt Nam đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đóng góp vào những thành công cho nền kinh tế trong những năm qua ngành ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng. Các ngân hàng thương mại trong cả nước đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của mình để cạnh tranh với nhau và cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong số 86 ngân hàng thương mại thì NHNo & PTNT là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất hiện nay. Là một doanh nghiệp nhà nước nhưng không vì thế mà NHNo & PTNT Việt Nam chỉ dựa vào ngân sách nhà nước để tồn tại tại và phát triển. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt thì bất cứ một ngân hàng nào cũng tìm cho mình một hướng đi riêng. Đặc biệt là trong những năm gần đây một số ngân hàng thương mại lớn của nước ngoài đã đi vào hoạt động tại Việt Nam. Do đó, thất bại hay hành công trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Với những gì đã đạt được NHNo & PTNT Việt Nam đã cho thấy những bước đi vững chắc trong hoạt động của mình. Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đang từng bước nâng cao vị trí của mình trên con đường phát triển.
NHNo & PTNT Việt Nam có mặt hầu hết trên 61 tỉnh thành và tất cả các quận huyện trong cả nước. Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam. Tuy mới được thành lập nhưng chi nhánh cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Với các hoạt động phong phú, chi nhánh Hà Thành đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Thời gian thực tập tại chi nhánh Hà Thành tuy ngắn nhưng em cũng đã được tìm hiểu nhiều hoạt động của chi nhánh. Được thực hành những gì mình đã học và mở rộng thêm hiểu biết của mình về lĩnh vức ngân hàng. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng thanh toán quốc tế, ban lãnh đạo chi nhánh để em có thể tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua bài báo cáo thực tập tổng hợp này chúng ta có thể tìm hiểu một cách cụ thể hơn về NHNo & PTNT – chi nhánh Hà Thành. Từ quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh cho đến tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây. Qua đó có thể thấy được những thành công mà chi nhánh đã đạt được, và những khó khăn trong quá trình hoạt động của chi nhánh để từ đó có thể đề xuất một số phương pháp nhằm khắc phục khó khăn để đi đến thành công.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập tổng hợp này là cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT – chi nhánh Hà Thành.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Bài báo cáo tập trung chủ yếu vào tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT – chi nhánh Hà Thành từ trong 3 năm: 2005-2007.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bằng cách tiếp cận từ tổng quất đến cụ thể, áp dụng các phương pháp lựa chọn, đối chiếu, tổng hợp, phân tích.
6. Kết cấu của bài báo cáo.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, bài báo cáo được trìnhbày thành 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành.
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành.
Chương 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành.
1.1.1. Quá trình hình thành của NHNo & PTNT Hà Thành.
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là môt quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cùng với sự sôi động, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần khắc phục khó khăn, thử thách để thức đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Một số ngành đẫ tăng trưởng mạnh góp phần vào việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là tăng được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài tại Việt Nam. Ngành ngân hàng là một trong những nhành đó.
Tại Việt Nam, ngân hàng thương mại ra đời là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực hết mình của các cấp, các ngành. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự ra đời của nhiều ngân hành thương mại lớn, NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/3/1998 của hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) về việc thành lập ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn – lúc này còn mang tên là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam kí quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, sau gần 20 năm NHNo & PTNT Việt Nam đã có một mạng lưới các chi nhánh dày đặc: với 1800 chi nhánh trên toàn quốc, gần 9000 ngân hàng đại lí tại 110 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Hà Nội, NHNo & PTNT Việt Nam đẫ có hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ, chi nhánh Hà Thành là một trong những đơn vị đó.
Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành trước đây mang tên là NHNo & PTNT Chợ Mơ, phụ thuộc vào Sở giao dịch NHNo & PTNT I, được thành lập theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam số: 224/QĐ/HĐQT – TCCB. Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 5 điều 11 chương III và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điều 10 chương II của Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Sau này do Sở giao dịch NHNo & PTNT I sửa đổi tên thành chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long nên chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ trở thành chi nhánh cấp 2 phụ thuộc vào chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
Sau 5 năm hoạt động, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế nói chung và nhu cầu của các khách hàng nói riêng thì chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ cần có sự thay đổi lớn cả về quy mô lẫn chất lượng . Do đó, theo đề nghị của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam đã ra quyết định nâng cấp chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mơ từ chi nhánh cấp 1 lên chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trực tiếp vào NHNo & PTNT Việt Nam và có tên gọi là chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành ( gọi tắt là chi nhánh Hà Thành ) theo quyết định số 1291QĐ/HĐQT – TCCB ngày 29/11/2007. Chi nhánh Hà Thành có con dấu, bảng cân đối kế toán, được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.
Trụ sở chính đặt tại số 236, phố Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
1.1.2. Quá trình phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành.
Hoạt động trong môi trường kinh tế có nhiều biến động, phức tạp lại mới ra đời nên chi nhánh đã gặp không ít khó khăn . Đó là quy luật sẵn có về nền kinh tế thị trường. Với mục đích đặt ra từ khi đi vào hoạt động là: kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng phải đảm bảo cho nền kinh tế. Do đó chi nhánh luôn tìm tòi những phương thức hoạt động mới phù hợp cho từng thời kì. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh cũng giống như hoạt động của ngân hàng nói chung là: hoạt động có lợi nhuận, hoạt động phải an toàn, lành mạnh. Bởi đây là điều quyết định đến sự sống còn không chỉ của cả chi nhánh mà còn cả hệ thống. Để hoàn thành tốt mục tiêu đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh đẫ không nghừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ của mình. Ban lãnh đạo đã có những quyết định kịp thời.
Trong quá trình phát triển của chi nhánh, nhiều bộ phận đã không ngừng đổi mới. Trước hết phải nói đến bộ phận tín dụng. Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh Hà Thành đã luôn triển khai kịp thời và thực hiện nhất quán các văn bản mới như: các nghị định, thông tư của chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNo & PTNT Việt Nam . . . Đồng thời, chi nhánh Hà Thành đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ tín dụng. Với những cố gắng không ngừng đó, hàng năm chi nhánh Hà Thành đã thu hút được hàng ngàn tỉ đồng nguồn vốn và dư nợ tăng đáng kể.
Tiếp đến là bộ phận kế toán. Bất kì một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động thì hoạt động kế toán luôn được sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo. Các kế toán viên tại chi nhánh Hà Thành đã từng bước nâng cao và mở rộng nghiệp vụ của mình. Nếu trước đây tại chi nhánh kế toán còn phải làm thủ công thì đến nay hệ thống máy tính nối mạng đã phần nào giúp đỡ họ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của kế toán sẽ giảm đi mà đòi hỏi ở người kế toán phải có sự hiểu biết rộng hơn.
Bên cạnh đó công tác tổ chức nhân sự cũng có sự thay đổi. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 10 người với trình độ đại học và dưới đại học. Đến nay, chi nhánh có 28 người với trình độ dưới đại học , đại học và trên đại học.
Với sự nỗ lực hết mình của cả ban giám đốc lẫn cán bộ công nhân viên đã làm cho chi nhánh Hà Thành ngày càng phát triển. Những kết quả đạt được trong các năm qua đã khẳng định được điều đó.
1.2. Nhiệm vụ của chi nhánh.
- Nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trấi phiếu, kì phiếu . . . ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần.
- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng đối với người nước ngoài.
- Hoạt động kinh doanh các dịch vụ chuyển tiền điện tử nhanh giữa các khách hàng và mở tài khoản.
- Các hoạt động khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng.
* Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lí và điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh. Hai phó giám đốc trong đó một phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh, một phó giám đốc chịu trách nhiệm về kế toán. Hai phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành, phân công công việc theo trách nhiệm của mình. Đồng thời giúp giám đốc đề ra các hoạt động kinh doanh phù hợp với từng tình hình cụ thể.
* Phòng kế toán và ngân quỹ: gồm 9 nhân viên trong đó 4 nhân viên làm công tác ngân quỹ, 5 nhân viên làm công tác kế toán.
- Bộ phận kế toán thực hiện chức năng tổ chức, kiểm tra; tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng phát luật. Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các tổ chức kinh kế . Đặc biệt là đưa ra những thông tin, số liệu để tham mưu cho ban giám đốc có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục tiêu mà chi nhánh đề ra.
- Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền mặt cho các hoạt động tại chi nhánh. Và quan hệ chặt chẽ với các kế toán để theo dõi tốt mọi hoạt động nhằm tránh được sai sót.
* Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: gồm 8 nhân viên trong đó là công tác tín dụng là 5 nhân viên, còn 3 nhân viên làm thanh toán quốc tế. Đây là phòng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu.
- Bộ phận tín dụng thực hiện chức năng huy động vốn từ các khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi để cho các khu vực thiếu vốn cần vay vốn. Ngoài ra, bộ phận tín dụng còn đề ra các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh để ban giấm đốc duyệt. Lập các kế hoạch cho vay, thu hồi nợ, thu lãi để đảm bảo nguồn vốn đã đầu tư – đó là nguồn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cao nhất từ các hoạt động tín dụng.
- Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện chức năng kinh doanh, mua bán ngoại hối. Thực hiện cá nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là các tổ chức. Đồng thời, phòng thanh toán quốc tế còn thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài, quản lí và kiểm tra mẫu chữ kí của các ngân hàng nước ngoài . . .
* Phòng hành chính: gồm có 2 nhân viên. Phòng này thực hiện các chức năng như: lưu giữu, quản lí hồ sơ cán bộ theo quy định. Lưu giữu các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của ngân hàng Nhà nước. Thường trực công tác, thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, phòng hành chính còn thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc chỉ định.
* Phòng giao dịch: Mỗi phòng giao dịch của chi nhánh Hà Thành có 3 nhân viên. Các phòng giao dịch này thực hiện chức năng thu hút nguồn vốn thông qua kênh: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế . . . đồng thời thực hiện hoạt động cho vay và nhiều hoạt động khác.
1.3.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban.
Trong một cơ cấu tổ chức hoạt động hết sức chặt chẽ, hợp lí cùng sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc nên hoạt động của các phòng ban hết sức có hiệu quả. Thể hiện rõ được mối quan hệ tốt giữa các phòng là: thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Sự thống nhất trong mọi hoạt động luôn được các cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh đặt lên hàng đầu. Bởi chính sự thống nhất ấy làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn. Giữa các phòng ban trong chi nhánh luôn có sự tương hỗ lẫn nhau trong từng nghiệp vụ. Điều này được thể hiện rõ trong từng hoạt động của chi nhánh.
Ban giám đốc có điều hành tốt mọi hoạt động của chi nhánh hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ này. Hay nói cách khác, hoạt động của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Một mối quan hệ tốt sẽ hình thành nên dây chuyền phối hợp hoạt động tốt. Nhưng với mặt xấu thì ban giám đốc cũng mất rất nhiều thời gian vào công tác chỉ đạo. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cảnh “ mặc ai nấy làm “ đang diễn ra ở các doanh nghiệp. Nhưng tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành đã đảm bảo tốt mối quan hệ ở mức cao nhất. Điều này đã lí giải được tại sao chi nhánh chỉ mới thành lập, lại hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng chi nhánh Hà Thành đã nhanh chóng tạo ra được uy tín tốt đối với khách hàng, hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Chương 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH
2.1. Sơ lược tình hình kinh tế của Việt Nam và thế giới trong năm 2007.
2.1.1. Tình hình kinh tế của thế giới năm 2007.
Theo đánh giá của IMF, kinh tế thế giới năm 2007 tăng trưởng 5,2%, thấp hơn năm 2006 ( 5,4% ). Tuy nhiên, năm 2007 là năm thư năm liên tiếp kinh tế toàn cầu tăng trưởng cao, tạo nên một ‘ giai đoạn tăng trưởng toàn cầu mạnh nhất kể từ đầu những năm 1970 “.
Sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ ( 1,9% so với 2,9% năm 2006 ) là nhâ tố chính làm chậm lại tốc độ tăng của nền kinh tế thế giới năm 2007. Suy thoái thị trường nhà đất ở Mỹ và những rối loạn trên thị trường tài chính đã kìm hãm tổng cầu nội địa. Cùng với sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ thì tăng trưởng trong khu vực Châu Âu và Nhật Bản cũng chậm lại. Tốc dộ tăng trưởng ở Châu Âu là 3% , còn ở Nhật là 2%. Trong khi đo, các nền kinh tế thị trường đang nổi lên và ccác nước đang phát triển vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng tương đương năm 2006. Tăng trưởng nhanh tại các nền kinh tế này đã đối trọng sự yếu đi của Mỹ, giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng cao. Các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ba nước: Trưng Quốc ( 11,5% ), Ấn Độ ( 8,9% ), Nga ( 7% ).
Theo IMF, năm 2007 thương quốc tế tăng trưởng 6,6%, giảm 2,6 điểm phần trăm so với năm 2006 và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Sự giảm sút này diễn ra ở cả nền kinh tế phát triển lẫn đang phát triển, song chủ yếu là ở các nền kinh tế phát triển.
Năm 2007 là thứ năm liên tiếp giá của tất cả các mặt hàng được buôn bán trong thương mại quốc tế tăng cao, đặc biệt tăng mạnh là giá dầu mỏ và kim loại. Giá đầu mỏ và kim loại là mức giá cao nhất trong 30 năm qua. Ngoài ra, các loại thực phẩm như: thịt, bơ, sữa . . . cũng tăng giá. Việc giá cả leo thang như vậy đã ảnh hưỏng lớn đến nền kinh tế thế giới.
2.1.2. Tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2007.
Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng của các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất kinh doanh đã khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi để phát triển kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra và cao hơn năm 2006. Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đứmg vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ và cao nhất trong các nước ASEAN. Tốc độ tăng trưởng GDP ở cả ba khu vực đều đạt mức khá. Tính chung năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% so với năm 2006, khu vực dịch vụ tăng 8,5% so với năm ngoái.
Thành tựu nổi bật trong năm 2007 của nước ta là dòng vốn FDI đạt 20,3 tỉ USD, tăng 8,3 tỉ USD so với năm 2006 và là mước cao nhất từ trước đến nay. Vốn đầu tư tạp trung chủ yếu vào dịch vụ 63,7%,công nghiệp 35%, nông – lâm nhiệp thuỷ sản đạt 1,3%. Nét mới trong thu hút vốn FDI là cơ cấu đầu tư đã chuyển từ lĩnh vực công nghiệp sang dịch vụ như: khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng . . . Cùng với tăng vốn FDI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam cũng tăng nhanh. Năm 2007, lượng kiều hối gửi về qua các kênh chính thức đạt 5,5 tỉ USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu đạt mức cao từ trước đến nay. Trong cả năm 2007 ki8m ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỉ USD. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: dệt may, giày dép, thuỷ sản . . .
Năm 2007 được xem là năm khởi sắc của du lịch Việt Nam với việc cả nước đón 4,3 triệu lượt khách quốc tếư . Lượng khách đến du lịch quốc tế Việt nam tăng là từ Thái Lan, Pháp, Itatlia, Tây Ban Nha . . .
Bên canh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế Viẹt Nam cũng còn nhiều bất cập và hạn chế. Trước hết là giá cả tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 12,4% so với tháng 1- 2006. Nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là thực phẩm và các dịch vụ, thứ hai là vật liệu xây dựng. Ngoài ra trong năm 2007 Việt Nam nhập siêu lớn. Đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kết quả như mong đợi. Tiến độ giải ngân chậm, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều bất cập . . .Chính những điều này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh thế giới như vậy nhưng Việt Nam đã biệt khắc phục khó khăn, khai thác thuận lợi để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển cao.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Thành.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Đây là phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh Hà Thành. Kể từ ngày mới thành lậpđến nay, tình hình huy động vốn của chi nhánh đã có nhiều kết quả đáng mừng. Số vốn huy động được năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả.
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên là phải thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi nơi. Nguồn vốn mà chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành hiện nay huy động được chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ủa nhân dân, các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Qua các số liệu sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Tổng nguồn vốn
Chênh lệch năm sau so với năm trước (+,- )
Tỉ lệ tăng giảm năm sau so với năm trước
Năm 2005
266.600
Năm 2006
350.259
+83.659
31%
Năm 2007
530.058
+179.799
51%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2006-2007)
Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 83.659 triệu đồng tương đương tăng 31%. Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 179.799 triệu đồng, tương đương tăng lên 51%. Điều đó chứng tỏ độ tín nhiệm của chi nhánh đối với khách hàng đã tăng lên, đồng thời các dịch vụ của ngân hàng cũng đã được nâng cao.
Trong năm 2007, nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Thành tăng mạnh, cơ cấu nguồn vốn đa dạng:
* Phân theo thời gian huy động:
- Tiền gửi không kì hạn: 271.912 triệu đồng , chiếm 51,4%, tăng so với 2005là : 157.232 triệu đồng.
- Tiền gửi có KH dưới 12 tháng: 103.200 triệu đồng, chiếm 19,4%, tăng so với năm 2005là : 66.054 triệu đồng.
- Tiền gửi có KH trên 12 tháng: 154.946 triệu đồng, chiếm 29,2%, giảm so với năm 2005là: 42.185 triệu đồng.
* Phân theo tính chất nguồn vốn:
- Tiền gửi dân cư: 73.583 triệu đồng, trong đó ngoại tệ quy đổi 21.025 triệu đồng, chiếm 14% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế: 457.881 triệu đồng, trong đó ngoại tệ quy đổi 45.288 triệu đồng, chiếm 86% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi tổ chức tín dụng và khác: 0 triệu đồng.
Trong tổng số nguồn vốn huy động được thì:
+ Nguồn vốn huy động nội tệ đạt 486.348 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn không KH: 264.339 triệu đồng, chiếm 54%
- Nguồn vốn có KH dưới 12 tháng: 81.541 triệu đồng, chiếm 17%
- Nguồn vốn có KH trên 12 tháng: 140.468 triệu đồng, chiếm 29%
+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ (USD) đạt: 2.712.562 USD, tăng so với năm 2005 là 660.618 USD trong đó:
- Nguồn vốn không KH: 514.506 USD chiếm 19%
- Nguồn vốn có KH dưới 12 tháng: 1.291.000 USD chiếm 48%
- Nguồn vốn có KH trên 12 tháng: 888.320 USD chiếm 33%
+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ (EUR) đạt: 67.863 EUR, tăng so với 2005 là 41.176 EUR trong đó:
- Nguồn vốn không KH: 13.577 EUR chiếm 20%
- Nguồn vốn có KH dưới 12 tháng: 43.098 EUR chiếm 64%
- Nguồn vốn có KH trên 12 tháng: 11.188 EUR chiếm 16%
Như vậy có thể thấy hầu hết các mặt cơ cấu nguồn vốn đều tăng trưởng nhanh. Nguồn vốn ngoại tệ tăng đáng kể, đạt tốc độ tăng 33% so với năm 2006. Điều này góp phần vào mức tăng trưởng dư nợ của chi nhánh. Xét theo nguồn vốn huy động theo thời gian nhận thấy, trong tổng nguồn vốn thì nguồn tiền gửi không kì hạn chiếm tỉ trọng cao nhất, đạt 51,4% và tăng so với năm 2006 là 135%. Tỉ trọng nguồn có lãi xuất cao giảm . Điều đó đã góp phần làm giảm lãi xuất đầu vào của chi nhánh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để dạt được kết quả nêu trên ngoài sự quan tâm của Ban giám đốc cùng các phòng nghiệp vụ của chi nhánh NHNo& PTNT Thăng Long là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánhtrong việc tiếp cận và duy trì tốt mối quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn như: Công ty SONA, Tổng công ty HUD, tổng công ty LILAMA . . .Bên cạnh đó, công tác tiếp thị luôn được quan tâm, phong cách giao dịch với khách hàng được khách hàng đánh giá cao, có chính sách khuyến mại đối với khách hàng như: Tặng áo mưa cho khách hàng nguồn vốn trước mùa mưa tới, thực hiện chu đáo trao giải thưởng cho khách hàng trúng giải thưởng bằng vàng của ngân hàng . . .
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Với phương thức hoạt động là đi vay để cho vay nên các ngân hàng khi đã huy động được vốn thì phải sử dụng vốn, tức là bỏ vốn vào đầu tư hoặc cho vay để đầu tư. Ngày nay việc đi vay đã khó nhưng việc giải ngân được số vốn đã đi vay đó lại càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Tuy nhiên, chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành đã hoạt động rất tốt. Mặc dù số vốn chi nhánh huy động hàng năm đều tăng nhưng chi nhánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành năm 2007.
STT
Chỉ tiêu
Doanh số
1
Doanh số cho vay
536.048 triệu đồng
Doanh số cho vat nội tệ
344.540 triệu đồng
Doanh số cho vay ngoại tệ
11.961.804 USD
2
Doanh số thu nợ
608.986 triệu đồng
Doanh số thu nợ nội tệ
438.321 triệu đồng
Doanh số thu nợ ngoại tệ
10.659.930 USD
3
Tổng dư nợ
225.235 triệu đồng
Dư nợ nội tệ
156.665 triệu đồng
Dư nợ ngoại tệ
4.282.976 USD
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007)
So sánh năm 2007 với 2006 ta thấy doanh số cho vay ngoại tệ tăng 4.741.703 USD ( năm 2006 là 7.219.901 USD ), daonh số thu nợ ngoại tệ tăng 4.366.188 USD ( Năm 2006 là 6.293.750 USD ). Sở dĩ doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngoại tệ tăng mạnh là do các doanh nghiệp muốn vay để nhập hàng từ nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nên lượng ngoại tệ thu được cũng tương đối lớn.
Tuy nhiên, trong năm 2007 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh Hà Thành còn thấp, chỉ bằng 50% kế hoạch và 77% tổng dư nợ năm 2006. Trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn và dự nợ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng lớn. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình hình chung của các ngân hàng thương mại là thừa vốn nên gây ra cuộc cạnh tranhmạnh mẽ trong hoạt động cho vay giữa các ngân hàng. Ngoài ra còn do các doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng thiếu tài sản đảm bảo nên không vay được.
Trong nănm vừa qua, việc đầu tư tín dụng của chi nhánh chủ yếy tập trùn vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư vào các mặt hàng xuất nhập khẩu như: cao su, cà phê, sắt . . .
- Thu mua và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản, ngô, hạt điều, tiêu . . .
- Đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản , giới thiệu sản phẩm . . .
- Cho vay mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa nhà ở.
Công tác đầu tư tín dụng đã góp phần đáng kể cho các doanh nghiệp đẩy manh sản xuất, các hộ gia đình từng bước ổn định cuộc sống.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Có nhiều bước tiến và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, đó là những nét cơ bản trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành trong những năm qua. Phát triển nhanh cả về số lượng giao dịch lẫn chất lượng dịch vụ, ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng từ việc mua bán ngoại tệ, từ việc chuyển khoản đến việc nộp tiền mặt đã làm cho hoạt động tại chi nhánh ngày càng đa dạng, phong phú, tăng trưởng tốt.
* Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT đã triển khai mua bán 2 loại ngoại tệ là: USD và EUR. Cụ thể như sau:
- Ngoại tệ USD:
+ Doanh số mua: 4.262.206 USD
+ Doanh số bán: 5.623.620 USD
- Ngoại tệ EUR:
+ Doanh số mua: 545.788 EUR
+ Doanh số bán: 549.054 EUR
Loại hình nghiệp vụ này chỉ mới đưa vào thực hiện tại chi nhánh Hà Thành trong thời gian gần đây. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động mua – bán ngoại tệ vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn.
* Hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Thành đã có bước tăng trưởng vượt trội so với các năm trước về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng như số món giao dịch được thực hiện.
Bảng 2.3: Giá trị thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Thành năm 2006-2007.
Doanh số
Năm 2006
Năm 2007
Tỉ lệ (%) tăng giảm so với năm trước
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Hàng xuất khẩu
155
5.317.631
204
11.698.787
+120
Hàng nhập khẩu
98
11.219.403
130
15.034.000
+34
Trả kiều hối
17
73.681
Tổng số
16.537.0347
351
26.806.468
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006-2007)
Qua bảng số liệu có thể thấy doanh số hàng xuất nhập khẩu của chi nhánh Hà Thành năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt là hàng xuất khẩu năm 2007 tăng 120% so với năm 2006, trong khi đó thì hàng nhập khẩu chỉ tăng 34%. Trong cơ cấu thanh toán quốc tế năm 2007 thì doanh số thanh toán qua các phương thức cũng khác nhau, cụ thể:
+ Thanh toán hàng nhập ( L/C, TTR, nhờ thu ): 15.034.000USD tăng 34% so với 2006
- Số món thực hiện thanh toán hàng nhập: 130 món
- Doanh số mở L/C: 1.546.977 USD
- Số món mở L/C nhập: 31 món
+ Thanh toán hàng xuất (L/C, TTR, nhờ thu ): 11.698.787 USD tăng 120% so với năm 2006, với tổng số món là 204 món, trong đó:
- Số món thanh toán L/C xuất : 66 món với số tiền là 3.016.521 USD
- Số món thanh toán nhờ thu hàng xuất: 4 món với số tiền 636.299 USD
- Số món thanh toán TTR: 134 món với số tiền là 8.045.967 USD
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Thành tuy chưa thật sự mạnh nhưng thông qua các hoạt động này chi nhánh cũng đã góp phần vào việc thu hút ngoại tệ nhằm phục vụ khách hàng, cân đối nguồn ngoại tệ và tạo ra được một khoản thu nhập đáng kể.
2.2.4. Hoạt động kế toán, tài chính – ngân quỹ.
Để hoạt động có hiệu quả thì trong mỗi doanh nghiệp cũng phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của các phòng ban. Đối với ngành ngân hàng cũng vậy. Trong năm 2007 vừa qua, với sự chỉ đạo của ban giám đốc chi nhánh Hà Thành, các phòng kế toán, tài chính – ngân quỹ đã là việc hết sức mình để vừa phục vụ tốt khách hàng, vừa thúc đẩy chi nhánh phát triển.
*Công tác kế toán:
Năm 2007 vừa qua, số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân là 5.000 khách hàng, tăng 2.000 tài khoản so với cùng kì năm 2006. Số bút toán giao dịch bình quân hàng ngày trên 800 bút toán, số món tiền đi 16.037 món. Trong năm qua cũng phát hành được 1.018 thẻ ATM đã tạo ra rất nhiều tiện ích cho khách hàng.
* Kết quả tài chính:
+ Tổng thu: 268.821 triệu đồng, trong đó:
- Thu lãi cho vay: 260.461 triệu đồng.
- Thu phí thừa vốn: 85.810 triệu đồng
- Thu dịch vụ: 1.162 triệu đồng.
+ Tổng chi: 257.054 triệu đồng, trong đó:
- Chi trả lãi: 19.672 triệu đồng.
+ Chênh lệch thu – chi: 12.756 triệu đồng ( chưa lương ).
- Lãi xuất đầu vào: 0,56%
- Lãi xuất đầu ra: 0.94%
- Chênh lệch lãi xuất thực tế: 0.38%
Trong bối cảnh chung về áp lực cạnh tranh nhưng kết quả tài chính năm 2007 của chi nhánh Hà Thành vẫn tăng so với năm trước. Điều này chứng tỏ chi nhánh luôn có sự tăng trưởng không ngừng.
* Công tác kho quỹ:
+ Tổng thu tiền mặt: 2.173.257 triệu đồng.
+ Tổng chi tiền mặt: 2.172.383 triệu đồng.
Năm 2007, bộ phận ngân quỹ của chi nhánh Hà Thành đã tổ chức thu, chi một khối lượng lớn tiền mặt đã đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng. Trong thu chi tiền mặt đã trả lại cho khách hàng nhiều món tiền thừa với tổng số món là 35 món, trị giá trên 10 triệu đồng, món lớn nhất là 1,8 triệu đồng.
2.2.5. Hoạt động của phòng giao dịch.
Sự phát triển, thành công của chi nhánh Hà Thành có sự đóng góp một phần quan trọng của hai phòng giao trực thuộc là: phòng giao dịch Kim Đồng và phòng giao dịch Trương Định. Đặc biệt là phòng giao dịch Kim Đồng đã góp phần tăng đáng kể nguồn vốn, thu dịch vụ. Nguồn vốn huy động đạt 50 tỉ đồng, trong đó tiền gửi dân cư là 23 tỉ đồng.
Đối với phòng giao dịch Trương Định, tuy kết quả hoạt động kinh doanh chưa cao do điều kiệnchưa thuận lợi. Nguồn vốn huy động đạt 11.543 triệu đồng trong đó VND là 10.207 triệu đồng, nguồn vốn ngoại tệ 68.586 USD và 10.100 EUR.
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong những năm qua.
2.3.1.Những thành tựu của chi nhánh Hà Thành.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì NHNo & PTNT Việt Nam cũng có sự tăng trưởng vượt bậc. Đóng góp vào sự thành công này là sự hoạt động có hiệu quả của các chi nhánh của ngân hàng trong toàn quốc. Trong số đó phải kể đến Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Thành. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay chi nhánh Hà Thành đã thu được những thành tựu đáng kể như:
- Từ một chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long, chi nhánh Hà Thành đã được nâng cấp lên chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam.
- Sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng gia tăng. Đó chính là các cán bộ công nhân viên luôn biết lắng nghe vầ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng.
- Nguồn vốn huy động được tăng dần theo từng năm. Hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả. Đó chính là nhờ chi nhánh đã thực hiện kinh doanh đa dạnh hoá, mở rộng được các hình thức huy động vốn cũng như các hình thức cung ứng vốn.
- Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và tiềm năng trên địa bàn Hà Nội như: Tổng công ty LILAMA, công ty SONA, công ty thực phẩm Miền Bắc...
2.3.2. Những hạn chế của chi nhánh Hà Thành.
Bên cạnh những thành thành tựu đã đạt được thì chi nhánh Hà Thành cũng đang có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như:
- Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi ngoại tệ còn chiếm tỉ trọng thấp, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm một tỉ lệ khiêm tốn. Xét về cơ cấu và tính chất nguồn vốn thì chưa phản ánh được tính ổn định, bền vững mà còn lệ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn.
- Hoạt động cho vay vốn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh mà ít chú trọng đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn phát sinh không đáng kể. Việc này đã ảnh hưởng ít nhiều đến lãi xuất đầu ra và tình hình tài chính của chi nhánh.
- Hệ thống máy móc phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế chưa hiện đại, còn nhiều lạc hậu so với các ngân hàng nước ngoài.
- Văn hoá giao tiếp vẫn bị khách hàng phàn nàn là chưa chu đáo, lịch sự.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
* Nguyên nhân khách quan.
- Nền kinh tế thế giới năm vừa qua có nhiều biến động lớn: giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, thị trường bất động sản gặp nhiều rủi ro . . . những điều này đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính của nhiều nước trên thế giới.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi xuất, thương hiệu và công nghệ. Điều đó đã dẫn đến khách hàng gửi tiền và khách hàng sử dụng dịch vụ giảm mạnh.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Thiếu cán bộ có năng lực, được đào tạo về quy trình nghiệp vụ. Nhân viên còn thiếu nên một số nhân viên phải một lúc kiêm nhiều công việc. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc.
- Cơ sở hạ tầng , trang thiết bị làm việc còn ít không đáp ứng được nhu cầu hoạt động.
- Hình thức hoạt động còn chưa được đa dạng, nhiều dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH TRONG NĂM 2008
3.1. Cam kết gia nhập WTO của các ngân hàng thương mại.
3.1.1 Cam kết gia nhập WTO của cá ngân hàng thương mại.
Vào ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Để có thể gia nhập WTO, Việt Nam đa xphải tiến hành cam kết trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng như WTO, Việt Nam đạt được một lộ trình mở của cho lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo một khoảng thời gian để các ngân hàng trong nước có sự chuẩn bị thích hợp. Theo văn bản cam kết của Việt Nam với WTO, đối với lĩnh vực dịch vụ, phân ngành dịch vụ ngân hàng, bắt đầu từ ngày 4/1/2007, Việt Nam đồng ý cho thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, theo cam kết đã được kí kết, cam ngân hàng nước ngoài cũng được phép thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đáng lưu ý là các chi nhánh được thành lập ở Việt Nam sẽ không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO.
Tuy đã có những cơ chế mở của thị trường tài chính ngân hàng nhưng sẽ có những điều kiện ràng buộc nhất định cho các cơ chế mở này. Một trong các điều kiện “ then chốt “để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỉ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng. Ngoầi ra, để mở một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tạiViệt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỉ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh.
Đối với những ngân hàng chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định được thực hiện theo lộ trình. Cụ thể từ ngày 1/4/2007 được huy động gấp khoảng 6 trên lần so với vốn pháp định đóng góp đủ, từ năm 2008 gấp 8 lần, năm 2009 gấp 9 lần và năm 2010 là gấp 10 lần. Từ năm 2011 trở đi, các ngân hàng nước ngoài mới được hưởng chế độ đối xử quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về việc mua cỏ phần của các nhà đâùa tư nước ngoài là không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa với ngành ngân hàng.
3.1.2. Tác động của các cam kết gia nhập WTO đối với các ngân hàng thương mại.
* Tác động tích cực
- Chính sách và pháp luật ngân hàng Việt Nam đã được bổ xung, sửa đổi phù hợp với các cam kết quốc tế. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu hội nhập mà hơn thế nữa còn giúp hệ thống nhân hàng tài chính lành mạnh , an toàn, hiệu quả.
- Sự xuất hiện của các định chế tài chính nước ngoài, các ngân hàng uy tín trên thế giới tham gia trên thị trường Việt Nam là một nhân tố quan trọng thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới các ngân hàng.
- Trước sự gia nhập của cac ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại trong nước đã có sự tích cực chuẩn bị để thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới đầy khốc liệt như: tăng vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ . . .
* Tác động tiêu cực.
- Các ngân hàng trong nước sẽ phải đối đầu với những khó khăn và sự chảy máu chất xám. Nhiều nhân tài sẽ chạy sang làm việc cho các ngân hàng nước ngoài nhiều bởi các ngân hàng này có các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài.
- Thị phần của các ngân hàng trong nước sẽ bị thu hẹp do phải nhường thị phần cho cac ngân hàng nước ngoài.
3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành trong năm 2008.
Bám sát định hướng kinh doanh năm 2008 của NHNo & PTNT vIỆT naM . Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành như sau:
- Tổng nguồn vốn: 850.000 triệu đồng.
- Tổng dư nợ: 500.000 triệu đồng.
- Tỉ lệ nợ xấu: dưới 3%.
Kết quả tài chính bù đắp đủ chi phí, có đủ lương và tăng so với với năm 2007.
3.3. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành năm 2008.
* Tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh doanh năm 2007để đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, những khó khăn và vướng mắc, qua đó xác đỉnhõ nguyên nhân và tìm ra những giải pháp kinh doanh nhằm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2007.
* Hoàn thiện lại cơ cấu, tổ chức bộ máy như: tách phòng tín dụng và thanh toán quốc tế ra làm hai phòng riêng biệt, cơ cấu thêm một số phòng ban như phòng vi tính, phòng kế hoạch . . .
* Giải pháp về tăng trưởng huy động vốn.
- Trước mắt, tiếp tục duy trì nguồn vốn từ các doanh nghiệp lớn như: tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, công ty SONA . . .bằng nhiều hình thức khác nhau theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Tiếp tục chính sách mở rộng kinh doanh trên địa bàn, mở rộng đầu tư tín dụng gắn liền với công tác huy động vốn với một một số khách hàng có tiềm lực tài chính.
- Tăng cường công tác tiếp thị , khuyến mại, quảng cáo dưới nhiều hình thức.
* Giải pháp về tín dụng và chất lượng tín dung.
- Đào tạo tốt cán bộ tín dụng để có thể nắm rõ quy trình cho vay. Đặc biệt là quy trình thẩm định cho vay. Phải phân tích, kiểm tra trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền cho vay.
- Phân tích, đánh gía, phân loại khách hàng để đảm bảo cho hoạt động cho vay và thu hồi vốn vay.
- Giao chỉ tiêu thu hồi nợ đến từng cán bộ tín dụng , lấy chỉ tiêu này làm chỉ tiêu cơ bản để xếp loại lao động hàng thánh, hàng năm và bình xét thi đua.
* Giải pháp về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Nâng cấp trang thiết bị làm việc.
- Đào tạo nhân viên cả về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho nhân viên để họ có thể nắm vững những thay về nghiệp vụ.
- Đẩy mạnh tiếp thị đối với khách hàng xuất nhập khẩu nhằm khai thác tối đa nguồn ngoại tệ thu được, để làm được cần có: chính sách tín dụng ưu đãi đối với khách hàng, tư vấn hợp đồng ngoại thương, phương thức thanh toán . . .
- Đẩy mạnh việc kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh. Trong thời gian tới có thể chấp nhận lỗ trong kinh doanh ngoại tệ để cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm giữ khách hàng.
* Giải pháp về công tác kế toán – ngân quỹ:
- Chấn chỉnh tác phong, thái độ làm việc, nhất là thái độ đối với khách hàng.
- Tổ chức hạch toán kế toán phải đầy đủ, tránh thiếu sót. Các khoản thu chi phải rõ ràng, minh bạch.
* Giải pháp về công tác cán bộ.
- Cần coi trọng công tác nghiên cứu, học tập nghiệp vụ tại các phòng chuyên mon thông qua tập huấn nghiệp vụ hoặc hội thảo.
- Thương xuyên quán triệt đến các bộ phận và các cán bộ nhân viên không ngừng đổi mới phong cách, thái độ là việc.
KẾT LUẬN
Qua một tháng thực tập tại chi nhánh, được sự giúp đỡ tận tình của các cô các chú và anh chị, em đã biết thêm quy trình hoạt động của chi nhánh , được thực tế làm các nghiệp vụ cơ bản trong hoạt dộng thanh toán quốc tế. Từ những thực tế đó em đã hoàn thành bản báo cáo này và mạnh dạn đưa ra một số nhận xét.
Bản báo cáo này đã phần nào phản ánh đầy đủ các hoạt động, công tác cảu chi nhánh Hà Thành một số năm gần đây. Tuy nhiên bài viết không tránh khỏi những sai sót yếu kém về thực tế cũng như nghiệp vụ. như vậy, để bài viết sau này được đầy đủ hơn, sâu hơn, hay hơn em mong nhận được sự góp ý của tất cả các cô chú, anh chị và các thày cô trong khoa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại chi nhánh Hà Thành đã giúp em trong quá trình thực tập. Đồng thời em cũng xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành các năm 2005, 2006, 2007.
2. www.
3. www.
4. www.
5. www.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Hà Thành.DOC