Chi nhánh phấn đấu hoàn thành các kế hoạch đặt ra góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của toàn hệ thống VPBank năm 2008. VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân h àng bán lẻ hang đầu của khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm h àng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng, năm 2008 tập trung vào các nhiệm vụ trung tâm sau:
• Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tạI Việt Nam; Tập trung vào các sản phẩm bán lẻ ,cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007(mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại)
• Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại( Internet Banking;SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác )phục vụ khách h àng.
• Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển bền vững
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại chi nhánh VPbank hoàn kiếm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ VPBANK VÀ CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về VPBank
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (tên gọi tắt: VPBank) là một pháp nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông theo pháp luật Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, và công ty tài chính số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và được Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP ngày 12/8/1993 trong thời hạn 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993.
Tháng 2/2006, VPBank đã đặt trụ sở tại số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Webside: www.vpbank.com.vn
Từ khi thành lập cho đến nay, VPBank đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt năm 2006 được coi là một năm có nhiều sự đột phá với một loạt các hoạt động mang tính chất nền tảng cho sự đổi mới, phát triển của VPBank trong tương lai. Khi mới thành lập , VPBank có số vốn điều lệ ban đầu 20,01 tỷ VNĐ với 16 cổ đông sang lập là các pháp nhân, thể nhân Việt Nam. Tháng 8/1994 VPBank nâng vốn điều lệ lên 70,01 tỷ VNĐ. Ngày 18/3/1996 vốn điều lệ của VPBank tăng lên 174,9 tỷ VNĐ với 97 cổ đông. Song do nhu cầu phát triển , đến tháng 8/2006 vốn điều lệ đạt 500 tỷ VNĐ. Ngay sau đó, được sự chấp thuận của NHNN, VPBank bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hang OCBC- một ngân hang lớn nhất Singapore, và vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 750 tỷ VNĐ, và đạt tới 1500 tỷ VNĐ vào tháng 7/2007.
Các chức năng chủ yếu của VPBank: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Về mạng lưới hoạt động, VPBank không ngừng mở rộng và tăng quy mô đặc biệt là các thành phố lớn. Tháng 12/1993 Chi nhánh VPBank TP HCM được thành lập. Đến tháng 11/1994 thành lập Chi nhánh VPBank Hải Phòng, và sau đó không lâu vào tháng 7/1995 Chi nhánh VPBank tại Đà Nẵng được thành lập. Riêng trong năm 2004, VPBank đã mở 3 Chi nhánh mới là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh ra khỏi Hội Sở, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Sài Gòn dưới sự cho phép của NHNN. Năm 2005, một loạt các Chi nhánh VPBank đã ra đởi: Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quảng Ninh, Chi nhánh Vĩnh Phúc, Chi nhánh Thanh Xuân, Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Tân Phú, Chi nhánh Cầu giấy, Chi nhánh Bắc Giang. Một số Phòng giao dịch(PGD): PGD Cát Linh, PGD Trần Hưng Đạo, PGD Giảng Võ, PGD Hai Bà Trưng, PGD Chương Dương đã được nâng cấp thành chi nhánh dưới sự chấp thuận của NHNN cũng vào năm 2005. Năm 2006 được coi là năm nở rộ của các Phòng giao dịch, Chi nhánh với sự ra đời của: PGD Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính ngân hàng) và PGD Vĩ Dạ, PGD Đông Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), PGD Tân Bình(trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn), PGD Khánh Hội( trực thuộc Chi nhánh HCM), PGD Cẩm Phả(trực thuộc Chi nhánh Quảng Ninh), PGD Phạm Văn Đồng( trực thuộc CN Thăng Long), PGD Hưng Lợi( trực thuộc CN Cần Thơ), và các Chi nhánh tại Vinh( Nghệ An), Thanh Hoá, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang. Tính đến cuối năm 2006,VPBank đã có 47 Chi nhánh và Phòng giao dịch tăng 15 điểm giao dịch so với năm 2005. Năm 2007, VPBank cũng lien tiếp khai trương các Chi nhánh và Phong giao dịch. Cho đến nay VPBank đã thiết lập được mạng lưới hoạt động rộng lớn gồm 100 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
Ngoài ra cũng vào năm 2006, VPBank cũng đã thành lập 2 công ty trực thuộc : Công ty Quản lý Tài sản VPBank(VPBank AMC), và Công ty Chứng khoán VPBank(VPBS).
Tổng số lượng nhân viên VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay là trên 2600 người, trong đó chủ yếu là cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng nhân viên chính là sức mạnh của ngân hang, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự là một trong những mối quan tâm hang đầu của VPBank trong những năm gần đây.
Song song với mở rộng mạng lưới hoạt động và chú trọng đến công tác nhân sự, VPBank cũng không ngừng đầu tư máy móc trang thiết bị, tiếp cận, cập nhật công nghệ tiên tiến, chuẩn bị điều kiện tốt cho sự ra đời của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Năm 2007, VPBank đã cho triển khai ứng dụng công nghệ Core Banking(T24) để phát triển các sản phẩm mới như Moblie Banking, Internet Banking. Ngày 4/7/2007, VPBank chính thức ra mắt hai sản phẩm tiên tiến đó là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPBank Platinum EMV MasterCard.
Bước sang năm 2008, với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hang hang đầu trong hệ thống ngân hang Việt Nam, nằm trong top5 ngân hang dẫn đầu, VPBank đã đưa ra nhiều kế hoạch táo bạo: tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ, áp dụng công nghệ. kỹ thuật tiên tiến để phát triển các sản phẩm mới ưu việt và có sức cạnh tranh, cải tiến quy trình hiện tại để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động…
Sơ đồ tổ chức
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Ban kiểm soát
Hội đồng QL TS nợ, TS có
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Văn phòng HĐQT
BAN ĐIỀU HÀNH
Hội đồng Tín dụng
Phòng kiểm toán nội bộ
Các ban tín dụng
Phòng kế toán
Phòng Thanh toán quốc tế-kiều hối
Phòng ngân quỹ
Phòng Pháp chế
Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm
Văn phòng
Trung tâm tin học
Trung tâm Western Union
Trung tâm đào tạo
Trung tâm Thẻ
Các chi nhánh
Công ty Chứng khoán VPBank
Phòng giao dịch
Công ty Quản lý Tài sản VPBank
1.1.3Cơ cấu quản trị
1.1.3.1Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2005, ngày 30/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006-2009), gồm 6 thành viên:
Ô.Phạm Hà Trung(Cử nhân kinh tế)
Chủ tich HĐQT
Ô.Lâm Hoàng Lộc(Cử nhân kinh tế, Cử nhân tâm lý)
Phó Chủ tịch HĐQT
Ô.Nguyễn Quang A(Tiến sĩ khoa học)
Uỷ viên
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế)
Uỷ viên
Ô.Bùi Hảỉ Quân(Cử nhân kinh tế)
Uỷ viên
Ô.Linus Goh(Cử nhân Nhân văn)
Uỷ viên
1.1.3.2 Ban kiểm soát
do Đại hội Cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên:
Ô.Vũ Hải Bằng(Cử nhân luật)
Trưởng ban
B.Phan Thị Thu Hà(Cử nhân kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại Hội sở
Ô.Trần Đức Hạ(Cử nhân kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại TP HCM
1.1.3.3Hội đồng tín dụng:
là tổ chức do HĐQT thành lập ra tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên:
Ô.Lê Đắc Sơn(Uỷ viên HĐQT-TGĐ)
Chủ tịch
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Phó TGĐ)
Phó Chủ tịch
Ô.Nguyễn Quang A(Uỷ viên HĐQT)
Thành viên
Ô.Trần Văn Hải(Phó TGĐ)
Thành viên
Ô.Đinh Như Tuynh(Phụ trách phòng thu hồi nợ)
Thành viên
Ngoài ra, HĐQT còn lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
1.1.3.4 Hội đồng Quản lý Tài sản nợ- có : gồm các thành viên:
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế)
Chủ tịch
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế)
Phó Chủ tịch
Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế)
Thành viên
Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế)
Thành viên
B.Hoàng Mai Thảo(Cử nhân kinh tế)
Thành viên
1.1.3.5 Ban điều hành
Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế)
Tồng Giám đốc
Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế)
Phó Tồng Giám đốc
Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế)
Phó Tồng Giám đốc
Ô.Nguyễn Đình Long(Cử nhân kinh tế)
Phó Tồng Giám đốc
Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế)
Kế toán trưởng
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn và lien doanh theo luật định;
Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hang;
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép;
Hoạt động bao thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union;
1.1.5 Mục tiêu phát triển
1.1.5.1 Sứ mệnh phát triển
VPBank quyết tâm trở thành ngân hàng đô thị,hoạt động theo phương châm: lợi ích khách hàng là trên hết, lợi ích người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
Đối với khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cở sở cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng đồng bộ, nhiều tiện ích, cạnh tranh cho khách hàng.
Đối với nhân viên: VPBank luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ nhân viên, đảm bảo cho họ mức thu nhập ổn định đồng thời thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển đầy đủ các quyền lợi về chính trị và văn hoá..
Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và cố gắng nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức hàng năm..
Đối với cổ đông: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Ngân sách Nhà nước ; Quan tâm chăm lo công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn cộng đồng.
1.1.5.2 Tầm nhìn phát triển
VPBank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng dẫn đầu khu vực miền Bắc, đồng thời là ngân hàng đứng trong top 5 ngân hàng cả nước, một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy.
1.1.5.3 Gía trị cốt lõi
Định hướng khách hàng là nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động
Sự kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động
Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ,văn minh , không ngừng học hỏi và hoàn thiện, luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ…
Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh
Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sang tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.
1.1.6 Kết quả hoạt động
Tính đến năm 2006. Tổng tài sản VPBank gần 10200 tỷ VNĐ, tăng 67% so với năm 2005.
Vốn điều lệ:750 tỷ VNĐ, tăng 442 tỷ VNĐ so với năm 2005.
Tổng nguồn vốn huy động hơn 9065 tỷ VNĐ, tăng 67% so với năm 2005.
Tổng dư nợ: Hơn 5000 tỷ VNĐ, tăng 67% so với năm 2005.
Tỷ lệ nợ xấu :0.58%,tỷ lệ này gần như thấp nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro: 169,430 tỷ VNĐ, tăng gấp đôi so với năm 2005.
Tính đến 31/12/2007, vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18.231 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006.Tổng dư nợ cho vay là 13217tỷ đồng, tăng165% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng,tăng gấp đối so với năm 2006.
Toàn hệ thống VPBank có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể 30 điểm giao dịch sắp khai trương) tính đến cuối năm 2007.
Trên đây là những kết quả đáng mừng mà VPBank đã đạt được 2 năm gần đây.Riêng các hoạt động chính những con số dưới đây một lần nữa chứng minh VPBank đã và đang nổ lực phấn đấu và hoàn thiện chính mình để hoàn thành những mục tiêu đặt ra:
Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1.1Tình hình huy động vốn của VPBank(ĐV:triệu đồng)
Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPBank
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Nguồn vốn huy động
5638.001
100%
9065.194
100%
15355
100%
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
4397.641
78%
7252.155
80%
80%
Trung, dài hạn
1240.360
22%
1813039
20%
3904.03
20%
Phân theo cơ cấu
Huy động thị trường I
3209.771
57%
5678.458
63%
12941
64%
Huy động thị trường II
2398.230
43%
3386.736
37%
2414
36%
Như vậy nguồn vốn huy động của VPBank tăng trưởng cao qua các năm. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động cũng như các chương trình khuyến mãi có quà tặng hấp dẫn. Mặt khác trong những năm gần đây mạng lưới hoạt động của VPBank được mở rộng rộng khắp 34 tỉnh, thành trong cả nước.. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 15355 tỷ, tăng gấp lần so với cuối năm 2005, và lần so với cuối năm 2006. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank( khoảng 80%).
Hoạt động tín dụng
Cơ cấu nợ tín dụng 2005-2007
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
3014.209
5031.19
13217
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1405.093
2511.55
6626
Cho vay trung, dài hạn
1607.058
2485.097
6373.035
Cho vay khác
2.058
34.543
47.352
Theo tiền tệ
Cho vay bằng VNĐ
2906.417
4760.052
12596
Cho vay bằng ngoại tệ
107.792
270.688
Bảng 1.2 Hoạt động tín dụng của VPBank(ĐV:Tỷ đồng)
Trong thời gian từ 2005-2007 , hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “ bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng mà bằng sự nỗ lực tiếp thị. Dư nợ cho vay năm 2007 đạt 13217 tỷ tăng gấp 3 lần tương đương 68% so với dư nợ cho vay năm 2006, tăng gấp 5 lần so với dư nợ cho vay năm 2005. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank cuối năm 2007 ở mức 0.49% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt Nam( khoảng 7%).Tỷ lệ an toàn vốn là 21%.
Hoạt động ngân quỹ
Năm 2005- 2006 , thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của một số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân hàng nông thôn, do vậy mà các giao dịch lien ngân hàng diễn ra khá sôi động. Hoạt động ngân quỹ đạt kết quả đáng mừng. Hầu hết các chỉ tiêu ngân quỹ đều vượt kế hoạch từ 30-40% .Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho toàn hệ thống . Trong năm 2006, tổng doanh số mua ngoại tệ là 386 triệu USD, tổng doanh số bán là 327 triệu USD( doanh số mua – bán tương đương năm 2005). Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu năm 2006 kà 1308 tỷ đồng- giảm 615 tỷ đồng so với năm 2005.Gía trị kỳ phiếu, trái phiếu đến hạn thanh toán là 1347 tỷ đồng. Số dư giấy tờ có giá đến cuối năm 2080 tăng 37 tỷ đồng so với năm 2005.
Kết quả hoạt động ngân quỹ trong 6 tháng đầu năm 2007 : Doanh số mua bán ngoại tệ 6 tháng đầu năm của VPBank là 86 triệu USD.Tiền vay liên ngân hàng là 2110 tỷ đồng. Chứng từ có giá còn lại đến cuối tháng 6/2007 là 1803 tỷ đồng và 20 triệu USD.
Hoạt động thanh toán
Thanh toán quốc tế
Trong những năm gần đây hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng khá tốt . Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61triệu USD.Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt 80 triệu USD.Tháng 4/2007 VPBank đã được đạI diện của The Bank of New York trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán Quốc tế” năm 2007, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được công nhận về chất lượng giao dịch thanh toán quốc tế. Tháng 9/2007, đạI diện của Citigroup đã trao giải thưởng “ Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.
Thanh toán trong nước
Với viẻc mở rộng mạng lưới hoạt động , đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng thuận tiện và nhanh chóng và doanh số tăng không ngừng qua các năm.
Hoạt động kiều hối
Tính đến cuối năm 2006, tổng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPBank là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16.8 triệu USD và 13.4 tỷ đồng. Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union năm 2007 tăng 220% so vớI năm 2006. Doanh số chi trả cả năm 2007 gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuốI năm 2007 là 390 điểm,tăng 158 so với năm ngoái.
Hoạt động của trung tâm thẻ
Từ khi ra đời. Trung tâm thẻ đã tích cực hoạt động để giải quyết các hoạt động để giải quyết các phần việc liên quan đến dự án phát triển thẻ của VPBank.Ngày 12/8/2006 VPBank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink.
Ngày 4/7/2007 VPBank đã tổ chức họp báo chính thức công bố ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Như vậy đến đầu tháng 7 năm 2007 VPBank đã phát hành 3 loại thẻ gồm : Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard, trong đó 2 loại thẻ VPBnak Platinum MasterCard là các loại thẻ cao cấp nhất, là thẻ công nghệ chip đầu tiên tại Việt Nam.Tháng 12/2007 VPBank đã tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2 : thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard-thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit Card và Debit Card.
Hoạt động của AMC
Thành lập từ tháng 6/2006 đến nay AMC đã và đang tiếp tục triển khai các dự án bất động sản, phối hợp với các chi nhánh của VPBank triển khai các văn phòng trụ sở cũng như hoàn thiện từng bước công tác chuẩn mô hình tổ chức hoạt động của AMC. Các dự án đáng triển khai là Toà nhà 362 phố Huế, Toà nhà 141 Bà Triệu, Fideco Tower..Dự án Bình Tân-Sakico đang tiến hành các thủ tục để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã tiến hành sữa chữa, cải tạo xong khu xưởng-đã ký hợp đồng thuê 10 năm. AMC thống nhất Lotte Group về việc thuê- mua 49 năm hoặc dài hơn theo quy định của TP HCM về quyền sử dụng đất Sakico. AMC cũng thực hiện việc giám sát quản lý đặt hệ thống ATM của Trung tâm Thẻ trên toàn hệ thống.
Hoạt động của Công ty chứng khoán VPBank
Công ty chứng khoán VPBank kể từ khi thành lập tháng 6/2006 hoạt động đến nay gặp nhiều khó khăn về điểm giao dịch. Tuy vậy với sự cố gắng hết mình đến 30/6/2007 VPBS đã mở được 1398 tài khoản trong đó có 3 tài khoản của tổ chức.
Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty mở trên 3000 tài khoản khách hang,doanh số mua bán chứng khoán luỹ kế cả năm đạt khoảng 3.5 tỷ đồng, phí môi giớI thu được khoảng 8.4 tỷ đồng.Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1.4 tỷ đồng.
Hoạt động của trung tâm tin học
Tháng 4/2006 , VPBank chính thức triển khai dự án Core Banking mới mang tên T24 nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hang và nâng cao khả năng thanh toán trong nước và quốc tế.Hiện tại VPBank đã thực hiện online hệ thống tìên gửi, quản lý hồ sơ khách hàng tập trung trên toàn hệ thống. Hoạt động này thực sự đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng.Dự án này chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007.Hệ thống CNTT của VPBank ngày càng được đầu tư và nâng cấp.
Các hoạt động khác
VPBank luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: chú trọng công tác đánh giá sự định kỳ và bình bầu cá nhân xuất sắc được duy trì đều đặn,thành lâp Trung tâm Đào tạo riêng cho cán bộ nhân viên..
VPBank tiếp tục thực hiện chiến lược quảng cáo và quảng bá thương hiệu Ngân hàng như tham gia tài trợ 1 số chương trình truyền hình “Thị trường 24G” trên VTC, “Tìm hiểu mốc son Thăng Long-Hà Nội” trên Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội….Các hoạt động này đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh của VPBank đến gần hơn người dân Việt Nam.
VPBank là một doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp duy trì đầy đủ các hoạt động đoàn thể: tổ chức hai đợt nghỉ Xuân, hè cho từng đơn vị, tiền thưởng các dịp lễ, tết…Các hoạt động này trong những năm qua đã duy trì đều đặn và nghiêm túc, thực sự phát huy hiệu quả trong vai trò hỗ trợ nghiệp vụ.
Bên cạnh việc phấn đấu nâng cao kết quả kinh doanh, VPBank cũng rất quan tâm đến công tác xã hội-từ thiện; duy trì đỡ đầu các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt….Năm 2007 VPBank đã chi gần 300triệu đồng cho công tác xã hộI, ủng hộ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, 100 triệu đồng giúp đỡ đồng bào các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão.
1.2 Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
1.2.1 Lịch sử hình thành
NHNN Chi nhánh TP Hà Nội chấp thuận cho VPBank được mở Phòng giao dịch I (89 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm) tại TP Hà Nội theo công văn số 327/GCT ngày 20/4/1994.
Ngày 4/8/2003 Phòng giao dịch được nâng cấp thành Chi nhánh cấp II mang tên Chi nhánh Hoàn Kiếm theo công văn chấp thuận số 39/NHNN-HAN7.KSĐB của NHNN TP Hà Nội. Chi nhánh đặt tại trụ sở tại 24BTông Đản.
Để thuận tiện cho giao dịch với khách hàng và được làm việc tại một trụ sở khang trang sạch đẹp, tháng 8/10/2007 Chi nhánh Hoàn Kiếm đã chuyển vể số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền,Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giám đốc
Trưởng phòng Tín dụng
Trưởng phòng Giao dịch-kho quỹ
Phó phòng Tín dụng
Nhân viên
Nhân viên
1.2.2 Sơ đồ tổ chức
Là một Chi nhánh cấpII nên bộ máy của Chi nhánh được tổ chức gọn nhẹ, độc lập, phân cấp rõ ràng phục vụ đắc lực cho Giám đốc Chi nhánh.
1.2.3 Cơ cấu quản trị
Chi nhánh có 22 nhân sự trong đó có 1 Giám đốc, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 18 nhân viên và 1 bảo vệ.
Chi nhánh phân thành 2 phòng: phòng Phục vụ khách hàng, phòng Giao dịch- Kho quỹ.
Phòng Phục vụ khách hàng có 1 Phó phòng và 9 cán bộ tín dụng.
Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt dộng :
Tiếp xúc hướng dẫn khách hàng, tư vấn góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng, kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới.
Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tốt và không tốt để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh..của khách hàng; Thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết, thẩm định hồ sơ của khách hàng.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng.
Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay bảo lãnh để đề ra giải pháp khi khó thu hồi nợ..
Phân tích , tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho vay bảo lãnh tại chi nhánh.
Lưu trữ chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến khách hàng..
Phòng Giao dịch- Kho quỹ có 1 trưởng phòng, 1 kiểm soát viên, 1 thủ quỹ và 7 nhân viên giao dịch.
Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động:
Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Thực hịên các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoàn tiết kiệm.
Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ …trên tài khoản tiền vay .
Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.
Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ( thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền)..
Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương về tổ chức tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng.
Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của NHNN và của VPBank.
Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng. Bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.
1.2.4 Lĩnh vực hoạt động
Chi nhánh Hoàn Kiếm là một đơn vị trực thuộc NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam có chức năng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm:
Cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt VPBank có các sản phẩm cho vay tiêu dùng với các thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh:
Cho vay trả góp mua nhà, sữa chữa nhà thời hạn tới 10 năm ( với nhu cầu mua nhà) và tối đa 5 năm ( với nhu cầu sữa chữa, xây dựng nhà).
Cho vay trả góp mua ô tô : tỷ lệ cho vay tối đa 65% giá trị xe(với thời hạn là 24 tháng) hoặc tối đa 65% giá trị xe( thời hạn 36 tháng)
Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá
Cho vay tài trợ và nhu cầu tiêu dùng hợp lệ khác
Thực hiện mở tài khoản, thanh toán giữa các đơn vị, thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ , chuyển tiền nhanh và các dịch vụ ngân hàng khác.
Huy động tiết kiệm và tiền gửi phục vụ nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư với lãi suất hấp dẫn. Khách hàng rút tiền trước thời hạn được hưởng mức lãi suât của thời hạn thực tế đã gửi.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI
2.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đả vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh Tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để.
Năm 2007 quả là một năm thắng lợi của Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, tổng số vốn huy động được của Chi nhánh là 50,584 tỷ với các loại hình tiết kiệm kỳ hạn. không kỳ hạn, gửi bằng VN Đ, gửi bằng ngoại tệ…
Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã thực hiện rất tốt các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn hệ thống.
Hoạt động tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Vốn đầu tư tăng mạnh nên hoạt động tín dụng của ngân hàng khá sôi động. Nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của Chi nhánh , nên tốc độ phát triển tín dụng đạt mức khá cao.Cụ thể:
Bảng 2.1 Báo cáo đối chiếu hợp đồng tín dụng còn dư nợ(đến ngày 31/12/2006)
Tên đơn vị vay
Số tiền vay
Số dư nợ gốc còn lại
A
CHO VAY CÁC TCKT VÀ CÁ NHÂN
138,658,500,000
102,685,335,255
I
CHO VAY NGẮN HẠN
18,047,000,000
14,930,498,974
1
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ
18,047,000,000
14,930,498,974
1.1
Nợ đủ tiêu chuẩn
18,047,000,000
14,930,498,974
a
Cho vay tiêu dùng
4,916,000,000
3,544,000,000
b
Cho vay mua nhà đất,XD,sữa nhà
1,216,000,000
826,000,000
c
Cho vay mua ô tô
130,000,000
108,400,000
d
Cho vay kinh doanh,dịch vụ, sản xuất
11,785,000,000
10,452,098,974
2
CHO VAY TRUNG HẠN TRẢ GÓP
113,711,500,000
82,259,236,281
2.1
Cho vay trong hạn
111,554,500,000
80,777,067,322
a
Cho vay sữa chữa nhà, mua nhà đất
24,722,000,000
16,350,744,605
b
Cho vay mua ô tô
86,832,500,000
64,426,322,717
2.2
Nợ quá hạn trung hạn trả góp
2,157,000,000
1,482,168,959
Nợ cần chú ý trung hạn trả góp
2,157,000,000
1,482,168,959
III
CHO VAY DÀI HẠN TRẢ GÓP
6,900,000,000
5,495,600,000
1
Cho vay trong hạn dài hạn trong hạn
4,400,000,000
3,995,600,000
2
Nợ quá hạn dài hạn trả góp
2,500,000,000
1,500,000,000
Bảng2.2 Báo cáo sao kê tín dụng còn dư nợ (đến ngày 31/12/2007)
TT
Chi tiết
Số tiền vay
Dư nợ hiện tại
B
Cho vay các TCKT và cá nhân
170,299,100,000
116,787,408,813
B1
Cho vay bằng VNĐ
33,033,600,000
30,503,151,141
I
Nợ ngắn hạn
33,033,600,000
30,503,151,141
1
Nợ đủ tiêu chuẩn(Nhóm 1)
13,620,000,000
12,226,657,744
1.1
Cho vay tài trợ tài sản
1,302,000,000
1,294,893,397
1.2
Cho vay đầu tư
17,170,000,000
16,075,000,000
1.3
Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
941,600,000
906,600,000
1.4
Cho vay tiêu dùng
121,015,500,000
74,077,984,335
II
Cho vay trung hạn
116,365,500,000
71,087,169,757
1.1
Cho vay tài trợ tài sản
108,706,500,000
67,319,124,940
1.2
Cho vay đầu tư
70,000,000
58,200,000
1.3
Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
300,000,000
260,000,000
1.4
Cho vay tiêu dùng
3,092,000,000
1,280,250,000
1.5
Cho vay khác
4,197,000,000
2,169,594,817
2
Nợ cần chú ý(Nhóm 2)
1,960,000,000
1,227,287,969
2.1
Cho vay tài trợ tài sản
1,960,000,000
1,227,287,969
4
Nợ nghi ngờ(Nhóm 4)
1,770,000,000
1,386,465,031
4.1
Cho vay tài trợ tài sản
1,770,000,000
1,386,465,031
5
Nợ có khả năng mất vốn(Nhóm 5)
920,000,000
377,061,578
5.1
Cho vay tài trợ tài sản
920,000,000
377,061,578
III
Cho vay dài hạn
16,250,000,000
12,206,273,337
1
Nợ đủ tiêu chuẩn(Nhóm 1)
13,750,000,000
11,156,273,337
1.1
Cho vay tài trợ tài sản
13,750,000,000
11,156,273,337
5
Nợ có khả năng mất vốn(Nhóm 5)
2,500,000,000
1,050,000,000
5.1
Cho vay tài trợ tài sản
2,500,000,000
1,050,000,000
Như vậy,qua số liệu 2 bảng sao kê tín dụng năm 2006,2007 ta có thể quy mô tín dụng của Chi nhánh đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2007 đạt hơn 116 tỷ hơn dư nợ cho vay VNĐ 2006 là gần 15 tỷ.Dư nợ cho vay trung hạn chiếm đa số 63% tổng dư nợ năm 2007,và 80,1% tổng dư nợ nằm 2006.So với năm 2006, cơ cấu cho vay của năm 2007 đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên và cho vay giảm đi. Điều này cũng cho thấy Chi nhánh đã có sự thay đổi tích cực đa dạng các khoản cho vay.Bên cạnh những kết quả đáng mừng có được Chi nhánh cũng không tránh khỏi đối mặt phải giải quyết các khoản nợ xấu:
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của Chi nhánh (đơn vị : đồng)
Chỉ tiêu
Số dư cuối kỳ năm 2006
Số dư cuối kỳ năm 2007
I.Tổng dư nợ
102,685,000,000
116,787,408,813
II.Các khoản nợ xấu
1,059,000,000
1,427,061,578
III.Số nợ xấu có tài sản đảm bảo
1,059,000,000
1,427,061,578
IV.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
1.03
1.2
Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 1.2% cao hơn so với năm 2006. Quy mô tín dụng mở rộng, đa dạng các khoản cho vay Chi nhánh phải chịu rủi ro nhiều hơn đối với các khoản cho vay của mình.Chính vì vậy Chi nhánh cần tăng cường công tác quản trị rủi ro nhằm tăng chất lượng tín dụng đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán đem lại cho Chi nhánh nguồn thu đáng kể. Trước hết về hoạt động chuyển tiền trong nước 3 năm gần đây luôn ở mức cao hơn năm trước.
2.2 Các hoạt động khác
Quảng bá thương hiệu
Từ khi chuyển về địa điểm mới, Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực dân cư quanh đây, cụ thể là dân cư phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.Hàng tuần, ngân hàng có buổi phát thanh trên hệ thống loa phường nhằm khuyếch trương và quảng bá thương hiệu. Không chỉ vậy ngân hàng tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể, văn hoá, từ thiện mà phường Tràng Tiền phát động. Chính những hoạt động góp phần giúp nguời dân cũng như những tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn ngân hàng hoạt động có những hiểu biết về Chi nhánh, đưa hình ành của VPBank gần gũi và quen thuộc hơn.
Hoạt động đoàn thể
Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm rất chú trọng các hoạt động đoàn thể. Công đoàn của chi nhánh tổ chức đều đặn 2 đợt nghỉ Xuân, Hè cho nhân viên.Các dịp lễ tết như 8-3,20-10, dịp cuối năm…Chi nhánh luôn có quà cho các chị em,và tổ chức các buổi liên hoan giúp nhân viên có cơ hội than thiện và hoà đồng hơn góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể của Chi nhánh mình.
Hoạt động từ thiện
Hưởng ứng rất tích cực hoạt động từ thiện của toàn hệ thống, Chi nhánh đã có những đóng góp khá lớn: như trích phần lương ủng hộ đồng bào gặp cơn bão số 5 vừa qua, ủng hộ quỹ người nghèo vào dịp cuối năm, tiếp tục đóng góp phụ cấp cho các bà mẹ anh hùng phường Tràng Tiền,tham gia phong trào ‘Hiến máu nhân đạo”- một nghĩa cử hết sức cao đẹp….
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI
3.1 Những hạn chế tồn tại tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm- Hà Nội
Sản phẩm, dịch vụ thực hiện tại Chi nhánh còn khá đơn điệu, chủ yếu phát triển mạnh ở các sản phẩm truyển thống như cho vay trả góp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản. Khách hàng chủ yếu mới chỉ biết đến cho vay mua sữa chữa nhà- xây dựng nhà, và mua ôtô.
Sắp xếp hồ sơ tín dụng chưa khoa học, gây khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát hồ sơ. Phần lớn các hồ sơ ở Chi nhánh Hoàn Kiếm đều giải ngân bằng tiền mặt nhưng các giấy tờ liên quan đến việc nhận nợ tiền vay của khách hang (giấy lĩnh tiền mặt không được lưu, giấy biên nhận việc mua bán nhà đất giữa người mua và người bán nhiều hồ sơ thiếu..) Các hợp đồng mua bán giữa các bên và giấy nhạn quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở sau khi sang tên thuờng không được lưu theo hồ sơ. Đối với các hồ sơ vay để sữa chữa nhà cửa các giấy tờ, chứng từ đi kèm với việc giải ngân đều thiếu hoặc không đầy đủ khi giải ngân.
Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn
Điều kiện cấp tín dụng quá chặt chẽ
3.2 Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại tại Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm
Nguyên nhân khách quan
Khách hàng của Chi nhánh
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc đối tượng chủ yếu mà VPBank hướng tới đó là cho vay tiêu dùng. Thu nhập của đa số tầng lớp dân cư vài năm gần đây đã tăng lên rõ rệt nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Nên việc đáp ứng điều kiện về nguồn trả nợ của đa số khách hàng còn gặp khó khăn.
Sự canh tranh các Ngân hàng khác
Môi trường pháp lý của nước ta chưa thực sự hoàn thiện
Môi trường kinh tế-xã hội chưa thực sự ổn định
Nguyên nhân chủ quan
Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ bé
So với các NHTM quốc doanh và một số NHTM cổ phần thì vốn tự có của VPBank còn thấp. Đặc biệt so với các ngân hàng nước ngoài thì VPBank thực sự nhỏ bé. Vốn tự có thấp ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn lực
Thời gian qua Chi nhánh có mặc dù có đội ngũ nhân lực năng động nhiệt tình những lại có rất nhiều xáo trộn. Đa số là các cán bộ mới tuyển dụng còn trẻ và thiếu kinh nghiệm cần được đào tạo nghiệp vụ. Điều này gây khó lhăn trong quá trình làm việc bởi nghiệp vụ tín dụng thực sự cần các cán bọ có kinh nghiệm.
Hiện nay việc quản lý quan hệ khách hàng của Chi nhánh còn chưa thực sự sâu sát,khoa học vẫn còn tình trạng nợ xấu. Cán bộ tín dụng còn khá thụ động trong việc tiếp thị khách hàng.
Hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả
Công nghệ của Ngân hàng chưa đồng bộ và hoàn thiện
Phương hướng hoạt động năm 2008
Chi nhánh phấn đấu hoàn thành các kế hoạch đặt ra góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của toàn hệ thống VPBank năm 2008. VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân h àng bán lẻ hang đầu của khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm h àng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng, năm 2008 tập trung vào các nhiệm vụ trung tâm sau:
Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tạI Việt Nam; Tập trung vào các sản phẩm bán lẻ ,cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007(mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại)
Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại( Internet Banking;SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác )phục vụ khách h àng.
Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển bền vững.
Hoàn thiện việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý I năm 2008.Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapore cho đội ngũ công nhân viên để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank.
Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi,thân thiện với công chúng,khách hàng trên toàn quốc.
Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hoặc Sở giao dịch TP HCM) vào thời điểm thích hợp trong quý I hoặc đầu quý II năm 2008
Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 (tỷ đồng):
Vốn điều lệ cuối năm 2008: 3000
Tổng tài sản :30000
Nguồn vốn huy động: 24000
Dư nợ tín dụng : 20000
Tỷ lệ nợ xấu :< 1 %
Hoàn thành lắp đặt ATM: 302
Số lượng thẻ phát hành: 400000
Lợi nhuần ròng trước thuế: 550
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM HÀ NỘI.DOC