Đề tài Thực tập tại công ty TNHH cơ điện xây dựng (meco., ltd)

LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là đợt bồi dưỡng, trau dồi kiến thức thực tế rất quan trọng cho mỗi sinh viên năm cuối đặc biệt ngành MÁY XÂY DỰNG. Qua quá trình đi thực tập, các tân kỹ sư tương lai có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công việc, các biện pháp thi công, các máy móc thiết bị thi công ngoài công trường, các máy móc thiết bị trong nhà xưởng sản xuất cũng như các phương thức quản lý của các doanh nghiệp, các công ty, các tổ đội lắp đặt, bảo dưỡng Qua đó chúng em đã hiểu, tiếp thu được phần nào những kiến thức, kinh nghiệm rất bổ ích công việc của các kỹ sư ngành máy xây dựng trước khi bước vào làm đồ án tốt nghiệp và sau đó là hành trang bước vào đời chính bằng đôi tay, khối óc của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO., ltd) từ ngày 27-8 đến ngày 21-9- 2007 với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt là phó giám đốc- thầy giáo HOA VĂN NGŨ em đã tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và đã thu được một số kết quả tốt các loại máy xây dựng đặc biệt là về các loại thang máy (như thang máy chở người, thang cuốn ) qua đó em nắm vững được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, sử dụng, quy trình lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm định thang máy Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO., ltd) đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập cán bộ kỹ thuật này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG2 I.GIỚI THIỆU CHUNG2 2, Cơ cấu tổ chức của công ty. 2 II.CÁCH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU HÀNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY4 1, Máy móc, thiết bị của công ty. 4 2, Cách tổ chức quản lý máy móc, thiết bị5 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY8 I. Phân loại và ký hiệu thang máy. 8 1, Phân loại8 2. Ký hiệu thang máy. 10 II. Một số căn cứ chung khi chọn thang máy .10 CHƯƠNG III: NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CHUNG VÀ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA THANG MÁY CHỞ NGƯỜI12 I, Nguyên lý cấu tạo chung của thang máy. 12 II, Cấu tạo một số chi tiết và cách lắp ghép chúng.14 1,Ray dẫn hướng. 14 2, Khung cabin. 16 3, Sàn cabin .17 4, Hệ thống treo cabin. 18 4,Cơ cấu đóng mở cửa tầng và cửa tầng .18 5,Cơ cấu đóng mở cửa ca bin .19 6,Đối trọng .21 7, Bộ hạn chế tốc độ .22 8,Cáp. 23 9, Bộ hãm bảo hiểm24 CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH LẮP DỰNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT THANG MÁY26 I, Quy trình lắp đặt .26 II, Quy trình bảo dưỡng .26 CHƯƠNG V: NHỮNG NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, XỬ LÝ KỸ THUẬT. 28 KẾT LUẬN VÀ CẢM TƯỞNG SAU ĐỢT THỰC TẬP 29

docx30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại công ty TNHH cơ điện xây dựng (meco., ltd), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là đợt bồi dưỡng, trau dồi kiến thức thực tế rất quan trọng cho mỗi sinh viên năm cuối đặc biệt ngành MÁY XÂY DỰNG. Qua quá trình đi thực tập, các tân kỹ sư tương lai có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công việc, các biện pháp thi công, các máy móc thiết bị thi công ngoài công trường, các máy móc thiết bị trong nhà xưởng sản xuất cũng như các phương thức quản lý của các doanh nghiệp, các công ty, các tổ đội lắp đặt, bảo dưỡng…Qua đó chúng em đã hiểu, tiếp thu được phần nào những kiến thức, kinh nghiệm rất bổ ích công việc của các kỹ sư ngành máy xây dựng trước khi bước vào làm đồ án tốt nghiệp và sau đó là hành trang bước vào đời chính bằng đôi tay, khối óc của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO., ltd) từ ngày 27-8 đến ngày 21-9- 2007 với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt là phó giám đốc- thầy giáo HOA VĂN NGŨ em đã tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và đã thu được một số kết quả tốt các loại máy xây dựng đặc biệt là về các loại thang máy (như thang máy chở người, thang cuốn…) qua đó em nắm vững được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, sử dụng, quy trình lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm định thang máy… Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO., ltd) đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập cán bộ kỹ thuật này. Hà nội, tháng 9-2007 Sinh viên Nguyễn văn Huy CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG I.GIỚI THIỆU CHUNG Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO.,Ltd) là một trong những đơn vị đầu tiên ở miền bắc hoạt động trong lĩng vực cung cấp , lắp đặt và bảo trì thang máy, là đơn vị đầu tiên được thanh tra nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phép lắp đặt. Cùng với sự khẳng định về thương hiệu, năng lực, khả năng tài chính thì MECO.,Ltd đã thành lập 2 chi nhánh của mình: chi nhánh 1 tại thành phố Hải Phòng, chi nhánh 2 tại TP Vinh tỉnh Nghệ An. Với hai chi nhánh đó thì thì MECO., Ltd đã khẳng định sự lớn mạnh, khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của tất cả các khách hàng trong cả nước cũng như sự đa dạng của khách hàng. 1, Các lĩnh vực hoạt động của công ty - Lắp đặt và hiệu chỉnh loại thang máy nhập ngoại của các hãng trên thế giới hoặc do công ty chế tạo. - Bảo trì, sửa chữa và hiện đại hoá các loại thang máy - Tư vấn, cung cấp thông tin về số liệu thang máy của các nước trên thế giới để lựa chọn thang phù hợp hiệu quả cho các công trình. - Thiết kế kiến trúc, móng, kết cấu, xử lý, cải tạo hố thang máy đã xây phi tiêu chuẩn hoặc xây mới hố thang phù hợp cho lắp đặt. - Cung cấp, lắp đăt của tự động, cổng điện có điều khiển bằng nút ấn hoặc điều khiển từ xa. - Lắp đặt, bảo trì hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống điện chiếu sáng, điện động lực. 2, Cơ cấu tổ chức của công ty Do là công ty trách nhiệm hữu hạn, và được thành lập bởi 3 thành viên nên cơ cấu tổ chức của công ty có một số đặc thù riêng. a, Cơ cấu tổ chức của công ty có thể mô tả qua sơ đồ sau: b, Chức năng của các bộ phận Hội đồng quản trị: là chủ sở hữu, là người sáng lập ra công ty. Do vậy hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong công ty. Giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước. Với MECO.,Ltd ngoài việc quản lý chung giám đốc còn phụ trách trực tiếp công việc kinh doanh, đàm phán kí kết các hợp đồng… Phó giám đốc: là người thay thế cho giám đốc khi vắng mặt. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật công nghệ, kiến thức chuyên môn, lập kế hoạch phân công chỉ đạo, … Xưởng cơ khí: Do đơn vị chủ yếu kinh doanh lắp đặt thang máy nên xưởng cơ khí có chức năng gia công, chế tạo các chi tiết phục vụ cho việc lắp đặt, bảo dưỡng là chủ yếu. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán cho công ty do yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty bằng các nghiệp vụ pháp lệnh kế toán được nhà nước ban hành và quy chế tài chính của MECO., Ltd giúp ban giám đốc đưa nguồn vốn vào kinh doanh có hiệu quả nhất. Phòng hành chính: Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc lập kế hoạch kinh doanh; liên hệ với khách hang; tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng; lưu trữ,chuẩn bị tài liệu hợp đồng có liên quan; tham mưu cho ban giám đốc những việc có lien quan… Phòng kỹ thuật: Trưởng phòng kỹ thuật kiêm chủ nhiệm công trình chịu trách nhiệm về kỹ thuật trên hiện trường đồng thời chỉ huy các kỹ thuật, đội lắp đặt điện thi công theo đúng thiết kế và tiến độ, thường xuyên bàn bạc phối hợp với các đội thi công khác tránh chồng chéo. Trưởng phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc các kỹ sư lắp đặt thiết bị, cán bộ giám sát, thủ kho, bảo vệ thực hiên đúng nhiệm vụ, kế hoạch, các yêu cầu đặt ra.. Sơ đồ tổ chức điều hành tại công trình có thể được mô tả như sau Từ sơ đồ tổ chức công ty ta thấy hội đồng quản trị có vai trò lãnh đạo công ty, ban giám đốc điều hành công ty các phòng, xưởng cơ khí, các đội chịu sự điều hành của ban giám đốc. Các phòng, xưởng có mối quan hệ phối hợp với nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Còn mô hình tổ chức thi công được điều hành theo nguyên tắc trực tuyến, giải quyết các vấn đề ngay tại công trường. II.CÁCH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU HÀNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 1, Máy móc, thiết bị của công ty Công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO., Ltd) là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh nhập khẩu, lắp đặt và bảo dưỡng các loại thang máy, thang cuốn. Do vậy máy móc, thiết bị của công ty là để phục vụ cho việc lắp đặt, bảo dưỡng là chính. Ngoài xưởng cơ khí được trang bị các máy móc cần thiết cho việc lắp đặt, bảo trì và gia công chế tạo các chi tiết như: máy tiện, máy hàn, máy cắt kim loại, palăng… Thì tại công trường mỗi đội lăp đặt được trang bị các loại máy móc sau: Một tời cẩu để nâng các thiết bị như: động cơ, hộp giảm tốc, tủ điện, ray dẫn hướng,.. Một máy hàn chuyên dụng Một máy cắt kim loại Máy căn chỉnh ray Máy trắc đạc hồng ngoại tuyến chuyên dung cho việc lấy dấu trong hố thang khi lắp đặt. Các bộ kẹp, Êcu, kìm, cờlê …phục vụ cho công tác lắp đặt. Các thước lá, thước dây, quả dọi, thước thăng bằng,… Hệ thống dây điện, bóng điện phục vụ công tác thi công. Các thiêt bị an toàn khác. Các đội bảo dưỡng được trang bị các thiết bị cần thiết: Các thiết bị hiệu chỉnh như: Êcu, cờlê, kẹp, thước lá, thước dây… Thiết bị hiệu chỉnh cáp, máy bơm dầu mỡ… Giấy ráp, dầu mỡ bôi trơn. Ngoài ra công ty còn trang bị các thiết bị đo kiểm tra an toàn cho thang trong quá trình vận hành và các phần mềm chuyên dụng của các hãng khác nhau để phục vụ cho căn chỉnh. 2, Cách tổ chức quản lý máy móc, thiết bị Các loại máy móc, thiết bị của công ty là tài sản của công ty. Do vậy chúng được sự quản lý chung của công ty. Các cán bộ công nhân viên của công ty có trách nhiệm bảo quản. giữ gìn máy móc trang thiết bị của công ty. Khi các máy móc, thiết bị bị hỏng thì phải báo cáo ban lãnh đạo của công ty và phải được đưa đi sửa chữa hoặc thay thế kịp thời để phục vụ cho công tác lắp dựng, sửa chữa. Trước sử dụng các loại máy móc như tời kéo, máy hàn máy cắt… phải được kiểm tra cẩn thận để khi sủ dụng đảm bảo an toàn. Các công nhân chỉ được sử dung máy khi nắm rõ về kỹ thuật vận hành cũng như khả năng an toàn của loại máy đó. Các máy móc thiết bị sau khi được nhập về phải được kiểm tra kỹ lưỡng và niêm phong cẩn thận trước khi đưa vào kho chứa. Khi có nhu cầu lắp đặt tại công trường thì từ kho của công ty được vận chuyển đến kho của công trường thì phải được kiểm tra bàn giao cho đội lắp đặt và được ghi vào biên bản. Đội lắp đặt sẽ trực tiếp bảo vệ thiết bị, vật tư trong suốt quá trình lắp đặt đến khi hoàn thành và lập biên bản bàn giao cho bên sử dụng. Hiện nay công ty chủ yếu nhập khẩu các loại thang của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay liên doanh giữa Hàn Quốc và Đài Loan... Các loại thang máy mà công ty nhập rất đa dạng: các thang máy có tải trọng từ 600, 750, 900 kg có tốc độ 60, 90 m/ph, các loại thang cuốn, cửa tự động … Tại toà nhà Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế - thuộc trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội công ty MECO., Ltd vừa hoàn thành lắp đặt thang máy được nhập của hãng NIPON - Nhật Bản có các thông số kỹ thuật sau Là loại thang kép có tải trọng mỗi thang là 750 kg - Tốc độ 90 m/ph. - Công suất : 5,5Kw tốc độ 1500 v/phút - Đối trọng phía sau, kiểu mở của CO lùa ra hai phía Hộp giảm tốc trục vít – bánh vít vì vậy hộp giảm tốc nhỏ gọn. Tại nhà thí nghiệm Trường Đại Học Xây Dựng công ty đã lắp đặt 3 thang của hãng NIPON trong đó có thang kép gồm 2 thang, 1 thang đơn chúng có các thông số kỹ thuật: Thang kép có tải trọng mỗi thang là 750 kg - tốc độ 60 m/ph - công suất 5,5 Kw -đối trọng phía sau, kiểu mở cửa CO lùa về 2 phía Thang đơn có tải trọng 600 kg - tốc độ 90 m/ph -công suất 4,5 Kw - đối trọng phía sau, kiểu mở cửa CO lùa về 2 phía Sau đây là danh sách một số thang máy mà MECO., Ltd cung cấp, lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng. No Địa chỉ khách hàng Mác hiệu Nước sản xuất Tải trọng (kg) Số tầng 1 Trường ĐHXD Hà Nội Nippon Nhật Bản 750 10 2 Nhà nghiên cứu khoa học-hợp tác quốc tế trường ĐHSP Hà Nội Nippon Nhật Bản 750 12 3 Văn phòng Bộ Xây dựng Nippon Nhật Bản 600 7 4 Bộ giáo dục và đào tạo Nippon Nhật Bản 600 7 5 Đại sứ quán Mỹ - HN Hyunđai Hàn Quốc 600 9 6 Khách sạn Kim Liên- Vinh Nipon Nhật 7 AP. Bank(Animex) - HN Siminor CH Pháp 630 8 8 Cung thiếu nhi Hà Nội Nippon Nhật Bản 450 5 9 Tỉnh uỷ Phú Thọ -Việt Trì Siminor CH Pháp 630 5 10 Thư viện Hà Nội MECO Việt Nam 500 3 11 Nhà ăn tuyên giáo - Hà Nội MECO Việt Nam 200 2 12 Tổng cục du lịch Việt Nam Nippon Nhật Bản 450 8 13 Nhà máy in quân đội MECO Việt Nam 500 3 14 Cảng vụ Quảng Ninh Hyunđai Hàn Quốc 600 6 15 Công ty Sông Đà 1 Hyunđai Hàn Quốc 600 10 16 Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hoá Nippon Nhật Bản 450 5 17 Khách sạn Hữu Nghị - HP Nippon Thissen Nhật Bản CH Pháp 600 600 12 12 18 Bộ tư pháp Nippon Nhật Bản 750 8 ... CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY I. Phân loại và ký hiệu thang máy Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu … theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn. Thang máy xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay thang máy có rất nhiều hãng chế tạo thang nổi tiếng như: OTIS, NIPON, MISUBISHI, THYSEN, SABIEM… Và đã chế tạo ra các thang máy có tốc độ đạt 16,8 m/s , tải trọng nâng tới 30 tấn… đáp ứng nhu cầu phục vụ con người. 1, Phân loại Phân loại thang máy người ta dựa vào các nguyên tắc và đặc điểm sau A, Theo công dụng (TCVN 5744- 1993 ) thang máy được chia thành 5 loại a, Thang máy chở người Loại này chuyên dùng để vận chuyển hành khách trong khách sạn, công sở nhà nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền hình … b, Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm Loại này thường dùng cho các siêu thị , khu triển lãm … c, Thang máy chuyên chở bệnh nhân Loại này chuyên dùng cho bệnh viện, các khu điều dưỡng… d, Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm Dung cho nhà máy,công xưởng, kho … e, Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm Dùng để chở vật liệu, thức ăn … B, Theo hệ thống dẫn động cabin a, Thang máy dẫn động điện (sử dụng thông dụng nhất) b, Thang máy thuỷ lực c, Thang máy khí nén C. Theo vị trí đặt bộ tời kéo - Thang máy có bộ tời kéo đặt phía trên giếng thang. - Thang máy có bộ tời kéo đặt phía dưới giếng thang. D, Theo hệ thống vận hành a, theo mức độ tự động: - Loại nữa tự động - Loại tự động b, Theo tổ hợp điều khiển: - Điều khiển đơn - Điều khiển kép - Điều khiển theo nhóm. c, Theo vị trí điều khiển: - Điều khiển trong cabin - Điều khiển ngoài cabin - Điều khiển cả trong lẫn ngoài cabin. E, Theo các thông số cơ bản a, Theo tốc độ di chuyển của cabin: - loại tốc độ thấp v <1 m/s - loại tốc độ trung bình v = 1- 2,5 m/s - loại tốc độ cao v = 2,5 – 4 m/s - loại tốc độ rất cao v > 4 m/s b, Theo khối lượng vận chuyển của cabin - loại nhỏ: Q < 500 kg; - loại trung bình Q = 500 – 1000 kg; - loại lớn Q = 1000 – 1600 kg - loại rất lớn Q > 1600 kg F, Theo kết cấu các cụm cơ bản a, Theo kết cấu bộ tời kéo: - bộ tời kéo có hộp giảm tốc - bộ tời kéo không có hộp giảm tốc: thường dùng cho các loại thang máy có tốc độ cao (v > 2,5 m/s) - bộ tời kéo sử dụng động cơ một tốc độ, hai tốc độ , động cơ điều chỉnh vô cấp, động cơ cảm ứng tuyến tính - bộ tời kéo có puly ma sát hoặc tang cuốn cáp để dẫn động cho cabin lên xuống. b, Theo hệ thống cân bằng: - có đối trọng - không có đôi trọng - có cáp hoặc xích cân bằng dùng cho thang máy có hành trình lớn; - không có cáp hoặc xích cân bằng; c, Theo cách treo cabin và đối trọng. - treo trực tiếp vào dầm trên của cabin; - có palăng cáp (thông qua các puly trung gian ) vào dầm trên của cabin - đẩy từ phía dưới đáy cabin lên thông qua các puly trung gian. d, Theo hệ thống cửa cabin + Phương pháp đóng mở cửa cabin: - đóng mở cửa bằng tay - đóng mở nửa tự động - đóng mở tự động. +Theo kết cấu của cửa cabin: cánh cửa dạng cửa xếp lùa về một phía hoặc hai phía. Cánh cửa dạng tấm (panen) đóng , mở bản lề một cánh hoặc hai cánh Cánh cửa dạng tấm (panen) hai cánh mở chính giữa lùa về hai phía Cánh cửa dạng tấm (panen ) hai hoặc ba cánh mở một bên Cánh cửa dạng tấm (panen ) hai cánh mở chính giữa lùa về phía trên và dưới Cánh cửa dạng tấm (panen ) hai hoặc ba cánh mở lùa về phía trên. + Theo số cửa cabin: loại một cửa hai cửa đối xứng hai cửa vuông góc e, Theo loại bộ hãm bảo hiểm an toàn cabin: - hãm tức thời - hãm êm G, Theo vị trí của cabin và đối trọng giếng thang - đối trọng bố trí phía sau - đối trọng bố trí một bên H, Theo quỹ đạo di chuyển của cabin - theo phương thẳng đứng - theo phương nghiêng - theo quỹ đạo zigzag 2. Ký hiệu thang máy Thang máy được k ý hiệu theo chữ và số như sau : (người ta dùng chữ latinh để kí hiệu ) -Loại thang: -Thang chở khách :P -Thang chở bệnh nhân :B -Thang chở hàng :F -Số người :Người,Kg -Kiếu mở cửa :Mở chính giữa về 2 phía :CO Mở một bên lùa về một phía :2S -Tốc độ:m/ph , m/s -Số tầng phục vụ -Hệ thống điều khiển -Hệ thống vận hành Vi Dụ : P11 – 90 – 11/14 – VVVF – Duplec II. Một số căn cứ chung khi chọn thang máy . Tuỳ theo kết cấu, mục đích sứ dụng của toà nhà và xét cả về tính mỹ thuật lẫn, kinh tế cũng như là yêu cầu của khách hàng hay là thị trường thang máy mà ta có thế chọn các thang máy khác nhau .Tuy nhiên có một số căn cứ chung như sau : -Số tầng nhà thang máy cần phục vụ -Khoáng cách sàn giữa các tầng -Vị trí ,mục đích sứ dụng của toà nhà :Nhà dân dụng, nhà riêng, nhà chung cư hay là nhà hàng ,khách sạn … -Số người mà thang máy phục vụ :Số người cần phục vụ lớn như ở các khu chung cư ,khách sạn. -Một số yêu cầu chung nếu có như là thang máy dùng cho cả người tàn tật, khuyêt tật, thang có nhu cầu đặc biệt . Tuỳ theo đó mà ta chọn loại thang máy trên thị trường với giá cả tính năng mà khách hàng yêu cầu và phù hợp các thông số kỷ thuật như ,cũng như là điều kiện khí hậu của nước ta: +Tải trọng định mức +Tốc độ định mức +Công suất của động cơ +Kích thước hình học của cabin +Một số thông số khác như là độ thông thuỷ, hệ thống chiếu sáng, điều khiển … Ngoài ra khi chọn thang máy còn phải chú ý đến tính thẩm mỹ, sở thích, nội thất trong cabin theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp kết cấu chung cuả công trình . CHƯƠNG III NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CHUNG VÀ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA THANG MÁY CHỞ NGƯỜI I,Nguyên lý cấu tạo chung của thang máy Thang máy có nhiều kiếu dáng khác nhau nhưng nhìn chung có các bộ phận chính như sau: -Bộ tời kéo: Gồm động cơ,hộp giảm tốc,các buly -Cabin cùng hệ thống treo cabin -Cơ cấu đóng mở cửa cabin -Cơ cấu đóng mở cửa tầng -Cáp nâng -Đối trọng và hệ thống cân bằng -Hệ thống ray dẫn hướng cho ca bin và đối trọng -Bộ phận giảm chấn cho ca bin và đối trọng -Hệ thống hạn chế tốc độ -Tủ điện điều khiến -Cửa ca bin và cửa tầng Cấu tạo chung thang máy II,Cấu tạo một số chi tiết và cách lắp ghép chúng. Trong quá trìng thực tập,chúng em được tiếp xúc nhiều loại thang máy do để trình bày hết tất cả những loại đó thì rất khó khăn. Sau đây em xin trình bày nguyên lý cấu tạo chung của một số chi tiết cơ bản ,đơn giản . 1,Ray dẫn hướng Ray dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng, nó đảm bảo cho cabin và dối trọng luôn nằm ở vị trí thiết kế và thường được cấu tạo dạng tiết diễn chữ T. Ray dẫn hướng phải đủ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ qua lớn. Khi làm việc chúng được bôi trơn bới dầu qua bấc thấm để làm giảm ma sát giữa ray với bạc trượt. Đối với thang máy của Nhật Bản trọng lượng của ray vào khoảng 8 Kg/m . Ray dẫn hướng gồm nhiều đoạn, các đoạn ray được nối với nhau nhờ các tấm ốp phía sau ray và ngạch định vị nhờ đó khi liên kết (nối ray) được dễ dàng và mối ghép bền vững hơn .( tấm ốp và ray được liên kết bằng các bulông để đảm bảo độ cứng vững) Ray dẫn hướng Mỗi thanh có chiều dài 5m ,khi làm việc 2 thanh liên tiếp nhau được liên kết với nhau bằng 1 tấm ốp và 4 bu lông .Vì vậy tuỳ theo chiều cao của toà nhà mà số thanh ray có thể khác nhau . Khi làm việc ray có thế được liên kết với công trình qua cặp bản mã ,bản mã liên kết với công trình bằng bu lông nở ,bản mã liên kết với ray bằng kẹp ray,cách cố định này được sử dụng phổ biến vì dễ lắp đặt và ray không bị cong vênh. Còn các bản mã liên kết với nhau có thế bằng bu lông hoặc hàn . Thông thường hàn thi sẽ tiết kiệm được vật liệu hơn dùng bu lông nên hay được dùng hơn . Khoáng cách giữa các kẹp ray :4 kẹp dưới cùng là 1500mm ,còn các ray tiếp theo là 2000 m . Ray dẫn hướng được lắp với độ chính xác cần thiết theo yêu cầu đặt ra trong tiêu chuẩn lắp đặt thang máy. Liên kết ray với công trình 2, Khung cabin Cabin là bộ phận mang tải trọng của thang máy. Do vậy khung cabin phải có kết cấu sao cho đảm bảo chịu lực cũng như rễ tháo lắp. Khung cabin gồm có khung đứng và khung nằm được liên kết với nhau bằng bulôngqua các bản mã. Trong đó khung đứng lại bao gồm dầm trên , dầm dưới được làm với nhau từ hai thép chữ U và các thép góc thẳng đứng. Tại đầu các dầm trên và dưới của khung đứng lắp các ngàm dẫn hướng. Khung đứng cabin 3, Sàn cabin . Sàn ca bin được đặt lên dầm dưới và liên kết với dầm dưới bằng bu lông .Nó có chức năng là sàn cho người đứng và đồng thời là bộ phận có cơ cấu giới hạn về tải trọng . Sàn cabin được cấu tạo thành hai phần :Phần dưới và phần trên, hai phần liên kết với nhau bằng 4 chi tiết đàn hồi ,trong 4 chi tiết đàn hồi đó có cơ cấu giởi hạn tải trọng :khi tải trong nằm trong dưới hạn cho phép chi tiết đàn hồi chưa bị nén đến giới hạn nên thang máy vẫn làm vịêc bình thường ,khi tải quá giới hạn cho phép chi tiết đàn hồi bị biến dạng tới hạn ,làm cho tiếp điểm điện tác đông ,khi đó mạch điện sẽ bị ngắt làm thang máy ở trạng thái dừng ,bắt buộc phải giảm ti thì thang mới hoạt động . Sàn Cabin 4, Hệ thống treo cabin Để cho các sợi cáp treo cabin và đối trọng có độ căng như nhau thì cần có hệ thống treo. Ngoài ra, do có sợi chùng sẽ trượt trên puly ma sát sẽ bị mòn không đều nên phảI trang bị thêm tiếp điểm điện của mạnh an toàn để khoá mạch dừng thang khi một trong các sợi trùng quá giới hạn cho phép. Hệ thống treo kiểu lò xo 1. bulông ; 2. đai ốc ; 3. tay đòn ; 4. công tắc hành trình. 4,Cơ cấu đóng mở cửa tầng và cửa tầng . Khung của cơ cấu đóng mở cửa tầng được cổ định vớ giếng thang và phần động được dẫn động bới con dao gắn liền với cửa cabin . Mỗi cơ cấu đóng mở cửa tầng có 2 xe con được nối liên động với nhau và di chuyển doc theo thanh dẫn hướng bằng con lăn ,trên mỗi xe có các lỗ để vặn các bô lông liên kết với các cửa tầng tương ứng . Cửa tầng được làm bằng thép tấm ,phía trên được treo với xe con còn phía dưới được dẫn hướng bằng thanh dẫn hướng (thanh này được cổ định với giếng thang qua các bản mã) . Thanh dẫn hướng phía dưới cửa tầng Cơ cấu đóng mở cửa tầng 5,Cơ cấu đóng mở cửa ca bin . Cơ cấu đóng mở cửa ca bin cũng gồm phần động và phần tĩnh:Phần tĩnh gồ khung và thanh dẫn hướng dược liên kết tĩnh với ca bin .Phần động gồm có 2 xe con được dẫn động bằng động cơ điện thông qua bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai cáp và hệ thống cánh tay đòn cùng quá nặng.Hai xe con được nối liền với cửa ca bin bằng các bô lôngvà dẫn động cho cữa ca bin . Động cơ dẫn đông có thế đảo chiều quay để có thế dẫn dộng đóng mở cửa ca bin Trên phần động của cơ cấu có vật nặng giúp cho việc đóng mở cữa được khít dựa trên nguyên lý lực quán tính : Khi cửa đóng mở gần hết thì động cơ ngừng hoạt động và nhờ lực quán tính gây ra các cánh tay đòn vấn tiếp tục chuyển động để có thế đóng mở hết cửa mà vẫn an toàn cho động cơ và bộ truyền . Sơ đồ nguyên lý có thế mô tả như hình vẽ sau : Nguyên lý cơ cấu mở cửa ca bin Ngoài ra trên cơ cấu mở cửa còn bố trí con giao để dẫn động cửa tầng .Để đảm báo cho khi cưa đã đong thì dao không ăn vào cửa tâng nưa thì dao được gắn với một cơ cấu cam dẫn dộng qua hệ thống tay đòn . Cơ cấu cam điều khiến dao mở cửa 6,Đối trọng . Đối trọng là phần khối lượng nặng nhằm tạo ra lực căng cáp gây ra lực ma sát ở puly dẫn động cabin. Trọng lượng của nó tuỳ thuộc vào tải trọng của thang, và nó được xác định theo công thức sau: Đ = C + Q Đối trọng gồm khung đối trọng và các quả nặng .Mỗi quả nặng trọng lượng khoáng 30 Kg .Khung được hàn với nhau bằng các thép tấm ,có lỗ để đưa các quả nặng vào . Khung đối trọng được nối với các sợi cáp dẫn động thông qua các đầu nối đàn hồi .Nó tựa vào ray dẫn hướng thông qua bạc trượt và chuyến động ngược chiều với ca bin . Giữa bạc trượt và ray luôn được bôi trơn bằng dầu thông qua các bấc thấm dầu để làm giảm lực ma sát . Đối trọng 7, Bộ hạn chế tốc độ . Bộ hạn chế tốc độ là bộ phận có tác dụng đảm báo an toàn cho thang và người sử dụng khi có xảy ra sự cố cabin chạy với tốc độ vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên lý cấu tạo: Gồm khung và 2 quả văng lệch tâm chi tiết kẹp cáp và các tiếp tay gạt cùng tiếp điểm điện (sơ đồ cấu tạo như hình vẽ). Cáp :Thường dùng là cáp f12 . Quả nặng treo ở dưới dùng tạo ra lực căng cáp . Bộ hạn chế tốc độ Nguyên lý hoạt động: Cơ cấu giới hạn tốc độ được nối liên động với cabin. Khi cabin chuyển động bình thường sẽ kéo bộ hạn chế tốc độ chuyển động theo ,nhưng khi có sự cố nào đó chắng hạn như là đứt cáp dẫn động hay là mất điện chắng hạn …thì ca bin sẽ chuyến động với tốc độ lớn hơn bình thường . Khi đó nếu tốc độ vượt quá gia trị cho phép thì các quá nặng lệch tâm ở trên sẽ văng ra và tác động vào cơ cấu hãm cáp của cơ cấu này làm cho cáp của cơ cấu an toàn dừng lại đồng thời ngắt điện cả hệ thống thông qua tiếp điểm. Mặt khác khi cáp dừng thì sẽ tác động vào cánh tay đòn ở ca bin làm cho cơ cấu phanh dạng nêm hoạt động kẹp chặt vào ray làm cho cabin dừng lại. Việc xử lý sự cố trên có thế được tiến hành bằng cơ cấu dẫn động phụ như là nguồn điện bằng ăcquy (nếu có ,thường dùng cho thang tải lớn hoặc các thang quan trọng) hoặc là dẫn động bằng tay quay ở trục động cơ (thang loại nhỏ, hay dùng) . 8,Cáp Cáp là chi tiết liên hệ, dẫn động cho cabin và đối trọng thông qua puly ma sát. Vì vậy cáp phải đủ bền, đảm bảo độ tin cậy…Tuỳ theo tải trọng của thang mà số sợi cáp có thế khác nhau ,thông thường là 3 ,4 sợi . Lực căng cáp được tạo ra bằng trọng lượng của ca bin và của đối trọng . Trong thang máy chở người, người ta thường cố định đầu cáp băng phương pháp cố định đầu cáp bằng ống côn, tháo bung đầu cáp và cắt lõi cáp bẻ gập rồi tiến hành đổ chì. Cố định đầu cáp 9, Bộ hãm bảo hiểm Khi xảy ra sự cố bất thường như đứt cáp hoặc hạ với tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, lúc này bộ hạn chế tốc độ tác động bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin và kẹp cabin tựa vào ray. Hình dưới là bộ hãm bảo hiểm tác động tức thời mắc với bộ hạn chế tốc độ. Nguyên lý lầm việc của bộ hãm bảo hiểm này như sau: Khi thang làm việc ở trạng thái bình thường lò xo 8 kéo tay đòn 4 để cho quả nêm 6 không tiếp xúc với ray. Khi thang hạ với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép thì bộ hạn chế tốc độ dừng và tác động vào bộ hãm bảo hiểm thông qua hệ thống tay đòn làm dừng thang. Sơ đồ nguyên lý bộ hãm bảo hiểm kiểu nêm mắc với bộ hạn chế tốc độ: cabin; 2. đầu nối cáp và tay đòn; 3. cáp của bộ hạn chế tốc độ; 4. tay đòn; 5. tay treo quả nêm; 6. quả nêm; 7. ray dẫn hướng; 8. lò xo kéo; 9. bộ hạn chế tốc độ; 10. ụ tỳ. CHƯƠNG IV QUY TRÌNH LẮP DỰNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT THANG MÁY I, Quy trình lắp đặt . Khác với các loại máy khác, lắp đặt thang máy phải thực hiện trong không gian chật hẹp và có độ cao lớn. Do vậy khi lắp đặt phải tuân thủ nghiêm ngặt về trình tự lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Sau khi thiết bị được vận chuyển đến công trường thì phải đưa tất cả các thiết bị vào kho. Thiết bị nào lắp trước để ngoài thiết bị nào lắp sau để trong. Tránh làm cong vênh các chi tiết. Quá trình lắp dựng một thang máy nói chung và thang máy chở người nói riêng đều theo quy trình sau : - Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lắp đặt như: kiểm tra hố thang, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lắp đặt… -Kéo tời lên cao và dùng tời kéo kéo các chi tiết lắp trong buồng máy. -Treo dây dọi -Lắp ray dẫn hướng -Lắp dầm dưới -Lắp sàn cabin -Lắp hai dầm bên -Lắp dầm trên -Lắp các đoạn ray tiếp theo cho tơi hết -Lắp đối trọng -Mắc cáp vào cố định đầu cáp - Lắp bộ hạn chế tốc độ và bộ ha,x bảo hiểm an toàn cabin; -Lắp hệ thống dây điện -Lắp cơ cấu đóng mở cửa tầng -Lắp cửa tầng -Lắp cơ cấu đóng mở cửa cabin -Lắp cửa cabin -Đấu điện -Hiệu chỉnh lần cuối -Kiểm định II, Quy trình bảo dưỡng . Bảo dưỡng là công việc rất quan trọng, nó phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Sau khi lắp dựng xong thang máy sẽ có quá trình chạy thử (giai đoạn bảo hành) .Sau giai đoạn bảo hành nếu có hợp đồng giữa công ty và khách hàng dưỡng thang thì quá trình bảo dưỡng được tiến hành .Tuy nhiên những thang máy hay thang cuốn không phải là của công ty lắp đặt nhưng nếu khách hàng có nhu cầu thì công ty cũng ký hợp đồng bảo dưỡng . Những thang đã được ký hợp đồng thì công ty sẽ tiến hành bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ (Thời gian bảo dưỡng do nhà chế tạo hoặc do ngành ,bộ …quy định) . Nội dung bảo dưỡng định kỳ : -Vệ sinh công nghiệp toàn bộ thang kết hợp với kiếm tra: Trong buồng đặt máy, trong giếng thang, trong ca bin , trước các cửa tầng . -Dựa vào biên bản kiếm tra dịnh kỳ và kết quả kiểm tra thực tế tại thời điểm bảo dưỡng để căn chỉnh những bộ phận,những chi tiết đã vượt quá quy định. Thay thế những chi tiết những bộ phận kém tin cậy . -Thay dầu hộp giảm tốc, hộp bôi trơn ,bơm dầu tra mỡ , dầu vào những chỗ đã được quy định của nhà chế tạo . -Kết thúc quá trình bảo dưỡng phải cho thang chạy ở các chế độ tải trọng khác nhau , các chế độ tốc độ khác nhau để theo dõi kiếm tra. Khi không có vấn đề gì mới bàn giao cho người sử dụng. CHƯƠNG V NHỮNG NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, XỬ LÝ KỸ THUẬT Qua thời gian thực tập tại công ty em đã được trực tiếp tiếp cận với những hoạt động của công ty tại văn phòng cũng như tại công trường,về mặt hành chính cũng như là kỷ thuật .Từ đó em có thế hiểu biết được những công việc trong thực tế bổ sung cho nhưng kiến thức đã được học ở giảng đường và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá về quản lý cũng như về mặt kỷ thuật . Tuy nhiên trong một thời gian ngắn như vậy thì em cũng chưa thế tìm hiếu và nẵm vững một cách chắc chắn về mọi mặt của công ty .Mặc dầu vậy băng hưng gì mà em đã quan sát và tìm hiếu được em cũng xin đưa một số nhận xét như sau : - Về cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành: Công ty TNHH cơ điện xây dựng có một hệ thống tổ chức quản lý chặt chẽ, hợp lý, kiểu quản lý trực tuyến tại công trường phù hợp khi mà các tổ đội, công nhân phân tán tại các công trường . - Tổ chức, quản lý đảm bảo an toàn lao động: các công nhân, tổ đội có ý thức chấp hành tốt các nội quy về an toàn lao động, không để xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp … - Tổ chức quản lý điều hành máy móc, thiết bị và nhân lực hợp lý đảm bảo năng suất lao động cao. Vì đặc thù của công ty kinh doanh chủ yếu là lắp đặt, bảo dưỡng thang máy là chủ yếu, không gian làm việc chật hẹp và công viêc phảI làm từ từ, cẩn thận tỉ mỉ nên mỗi tổ lắp đặt có 4 người là đủ, còn tổ bảo dưỡng thì có 2 người là phù hợp. - Về xử lý kỹ thuật: nhanh chóng kịp thời, chính xác, đảm bảo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật. - Cán bộ công nhân viên trong Công ty có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, uy tín, nghiêm túc, nhiệt tình, năng động,… Như vậy ,em xin ghi nhận hình thức quán lý cũng như điều hành của công ty để làm hành trang cho chính mình trong công việc sau này . KẾT LUẬN VÀ CẢM TƯỞNG SAU ĐỢT THỰC TẬP Được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo Hoa Văn Ngũ. Cùng sự chỉ dẫn tận tình của các chú, các anh và nhân viên trong công ty, em đã học hỏi được rất là nhiều vấn đề như: Sự say mê, tìm tòi, học hỏi trong công việc; ý thức trách nhiệm của một người kỹ sư tại công trường; cách kinh doanh, quản lý của một doanh nghiệp. Và cũng đợt thực tập này em tìm hiểu được kỷ càng và thực tế về các máy móc thiết bị thi công. Đặc biệt là em được trực tiếp tìm hiểu về thang máy, thang cuốn do các nước nổi tiếng trên thế giới sản xuất như Nhật Bản, Hàn Quốc… mà trong suốt thời gian học em chưa được thực tế. Đó là những kiến thức rất quý giá, cực kỳ bổ ích và thiết thực cho việc làm đồ án tốt nghiệp sắp tới .Không những thế mà nó còn những kiến thức giúp đỡ cho công việc cũng như mọi mặt trong cuộc sống sau này . Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí Xây Dựng đặt biệt là thầy giáo Hoa Văn Ngũ cùng các cô, các chú, các anh trong công ty TNHH Cơ Điện Xây Dựng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này . MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tại công ty TNHH CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (MECO, ltd).docx