E. KẾT LUẬN: Trong bài Báo cáo thực tập này, bằng kiến thức đã học, sự trải nghiệm thực tế qua quá trình làm việc và các công việc được giao tại đơn vị cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và từ phía Công ty, tôi đã có hiểu biết sâu sắc về Công ty, tình hình nguồn lực và hoạt động kinh doanh. Kì thực tập này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, nó sẽ là hành trang tốt cho tôi sau này. Chắc chắn sẽ còn những sai sót nhưng tôi tin rằng mình đã nỗ lực hết mình để hoàn thành nó.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Công ty TNHH MTV FPT Miền Trung – Chi nhánh Đà Nẵng đã cho tôi cơ hội thực tập và làm việc thực tế tại đơn vị, và các anh chị trong phòng kinh doanh, đặc biệt là Chị Phạm Thị Kim Anh – Trưởng phòng kinh doanh, Anh Trịnh Quang Cảnh- Trưởng nhóm kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Đường Thị Liên Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong kỳ thực tập vừa qua.
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV FPT MIỀN TRUNG1
I. Giới thiệu chung:1
II. Lĩnh vực hoạt động:2
III. Lịch sử hình thành và phát triển:2
IV. Sứ mệnh và viễn cảnh. 5
1. Sứ mệnh. 5
2 Viễn cảnh. 5
3. Hệ thống giá trị cốt lõi5
4. Mục tiêu, nhiệm vụ. 6
V. Cơ cấu tổ chức:6
B. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY9
I. Sản phẩm và dịch vụ:9
II. Khách hàng và đối tác kinh doanh.9
1. Khách hàng:9
2. Đối tác kinh doanh:9
III. Đối thủ cạnh tranh:10
1. VNPT. 10
2. Viettel Telecom11
3. EVN Telecom11
4. CMC Giganet11
IV. Lợi thế cạnh tranh:11
C. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY12
I Nhân sự. 12
II. Tài chính. 14
1. Cấu trúc tài sản:14
2. Cấu trúc nguồn vốn. 18
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.21
1. Kết quả hoạt động kinh doanh:21
2. Tình hình hiệu quả kinh doanh:24
D. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ CỦA VỊ TRÍ THỰC TẬP26
I. Quy mô phòng ban:26
II. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh:27
III. Nhiệm vụ của vị trí thực tập:28
1. Ví trí thực tập. 28
2. Nhiệm vụ công việc thực tập. 29
IV. Những khó khăn và thuận lợi trong thời gian thực tập:29
1. Thuận lợi:29
2. Khó khăn:30
V. Đề xuất, kiến nghị của bản thân về đơn vị thực tập:30
E. KẾT LUẬN:. 32
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty TNHH MTV FPT Miền Trung – Chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông và Internet.
III. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) là Trung tâm FPT Internet (FOX), thành lập ngày 31 tháng 1 năm1997 tại Hà Nội.
Năm 1998: Là nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng thứ 2 tại Việt Nam với 31% thị phần.
Năm 1999: FPT Telecom cung cấp dịch vụ thiết kế và lưu trữ website. Phát triển mới 13.000 thuê bao Internet.
Năm 2001: Thành lập tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam - Vnexpress.net vào ngày 26/2/2001.
Năm 2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP (Internet Exchange Provider).
Năm 2003: Trung tâm FPT Internet được chuyển đổi thành Công ty Truyền thông FPT (FPT Communications) và thành lập chi nhánh tại TP HCM. Tháng 8/2003, được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông OSP (Online Service Provider); cung cấp dịch vụ thẻ Internet Phone, Internet băng thông rộng tại Hà Nội và TP HCM.
Năm 2004:
- Mở thêm nhiều đường kết nối Internet quốc tế.
- Một trong những công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ ADSL tại Việt Nam
- Báo điện tử VnExpress.net lọt vào Top 1.000 Website có đông người truy cập nhất.
Năm 2005:
- Công ty Truyền thông FPT được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPTTelecom)
- Được cấp Giấy phép Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông
- Phát triển 60.000 thuê bao Internet băng rộng ADSL
Năm 2006:
- Tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập internet bằng cáp quang (Fiber to the Home - FTTH) tại Việt Nam.
- Bộ Bưu chính Viễn thông cấp giấy phép “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, loại mạng viễn thông cố định trên phạm vi toàn quốc”.
Năm 2007:
- Thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc, Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam, Công ty TNHH Dữ liệu Trực tuyến FPT. Để mở rộng thị trường, FPT Telecom đã lập các chi nhánh tại Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương.
- Tháng 10 và tháng 12, FPT Telecom được cấp Giấy phép thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế, và Giấy phép thiết lập mạng thử nghiệm dịch vụ Wimax. Đặc biệt, Công ty đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh AAG (nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương), tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang quốc tế trên biển Thái Bình Dương.
Năm 2008
- Ngày 29/01/2008, FPT Telecom chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương.
- Tiếp tục được cấp phép kinh doanh dịch vụ VoIP, FPT Telecom có đầy đủ cơ sở để chủ động triển khai đồng bộ các loại dịch vụ viễn thông trên cùng 1 hạ tầng theo đúng mục tiêu đã đề ra: “Mọi dịch vụ trên một kết nối”
- 01/04/2008, FPT Telecom chính thức hoạt động theo mô hình Tổng công ty với 9 công ty thành viên được thành lập mới.
Năm 2009
- Từ tháng 3/2009, FPT Telecom chính thức triển khai gói cước mới: Triple Play - tích hợp 3 dịch vụ trên cùng một đường truyền: truy cập Internet, điện thoại cố định và truyền hình Internet. Sản phẩm Triple Play cho phép khách hàng thụ hưởng mọi tiện ích cơ bản về thông tin liên lạc trong công việc và giải trí với chất lượng cao và giá cả hợp lý.
- FPT Telecom liên tục mở rộng thị trường đến các tỉnh/thành trên toàn quốc: TP Cần Thơ (tháng 3/2009); Nha Trang (tháng 5/2009).
- Nghệ An, Đà Nẵng (tháng 4/2009), "Đà Nẵng là thủ phủ của miền Trung với nhiều cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, trong khi Nghệ An cũng là thành phố cấp I trực thuộc Trung ương với thu nhập đầu người cao và nhiều khu công nghiệp lớn, khu du lịch nổi tiếng. Do đó, đây là hai sự lựa chọn tất yếu của FPT Telecom trong quá trình thực hiện chiến lược tăng vùng phủ hạ tầng mạng và khai phá thị trường miền Trung mà bấy lâu nay chúng tôi còn bỏ ngỏ
- Tháng 6/2009, FPT Telecom tái cơ cấu 1 số công ty trên cơ sở tối ưu hóa hình thức và phạm vi hoạt động của mọi thành viên.
Năm 2010
- Tháng 1/2010, Công ty Viễn thông FPT Miền Trung, thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), chính thức được thành lập. Động thái này nằm trong chiến lược mở rộng vùng phủ của FPT Telecom, nhằm mục đích đem đến nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dịch vụ viễn thông chất lượng cao cho người dân miền Trung.
- Quý 3/2010, FPT Telecom đồng loạt mở thêm 13 chi nhánh tại: Bình Định, Tiền Giang, Cà Mau, Bắc Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Phú Yên, Tây Ninh, Phú Thọ, …Tính đến cuối tháng 9/2010, FPT Telecom đã mở rộng vùng phủ với 36 chi nhánh các tỉnh thành trên toàn quốc.
IV. Sứ mệnh và viễn cảnh
1. Sứ mệnh
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử.
2 Viễn cảnh
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”
3. Hệ thống giá trị cốt lõi
Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển.
Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT.
Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công, gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian.
"Tôn Đổi Đồng” và “Chí Gương Sáng” chính là các giá trị cốt lõi, là tinh thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT trong 20 năm qua.
Nếu được gìn giữ và phát huy, tinh thần FPT sẽ còn dẫn dắt FPT trường tồn, tiếp tục thành công vượt trội, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa."
4. Mục tiêu, nhiệm vụ
Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom đã và đang không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp đi quốc tế… là những hướng đi FPT Telecom đang triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ của mình ra khỏi biên giới Việt Nam, tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu.
Kết nối mọi lúc, mọi nơi: Khách hàng có thể kết nối với FPT Telecom một cách đa dạng qua cáp (ADSL, Fiber), WiFi, Wimax.
Cung cấp mọi dich vụ trên một kết nối: FPT Telecom tích hợp mọi dịch vụ có thể cung cấp dưới dạng điện tử và truyền dẫn đến khách hàng như Voice, Video, Data.
Xây dựng cộng đồng và nền tảng: Hợp nhất cộng đồng người dùng; Phát triển và vận hành hệ thống nền tảng cung cấp dịch vụ điện tử tất cả các đối tác cùng khai thác cộng đồng chung.
V. Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng kỹ thuật
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán
Bộ phận kiểm định chất lượng
Hành chính
Nhân
sự
IBB1
IBB3
Dự án
Group A
Group B
Giám Đốc: Giám đốc là người điều hành chung và chịu trách nhiệm cho toàn bộ cả chi nhánh, thông tin được truyền trực tiếp từ Giám đốc xuống các phòng ban bằng email nội bộ của công ty hoặc các buổi họp định kỳ trong tháng. Các phòng ban có quan hệ theo chiều ngang, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc nhau trong công việc và chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám đốc.
Phòng Kế Toán: Thiết lập sổ sách kế toán và chứng từ kế toán theo định kỳ theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của Công ty, kịp thời thanh toán, thu hồi các khoản nợ phải thu, phải trả.
Phòng Tổng Hợp: Quản lý số lượng nhân viên trong công ty, lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực cho Công ty; phân tích nhu cầu, triển khai và đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện quản trị văn phòng: Quản lý hồ sơ, tài liệu, thống kê, lưu trữ các văn bản pháp quy của Công ty, công văn đến – đi, quản lý con dấu, quản lý tài sản; thực hiện các quy định về công tác an ninh, an toàn lao động, trật tự vệ sinh văn phòng; thực hiện các thủ tục pháp lý cho Công ty và nhân viên đảm bảo đúng pháp luật.
Phòng Kinh Doanh: Tìm kiếm các thông tin về khách hàng, tìm kiếm và sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận khách hàng tiềm năng.Tư vấn, giải thích cho khách hàng về dịch vụ Internet băng rộng (ADSL) do FPT Telecom đang cung cấp tại khu vực Đà Nẵng. Xúc tiến việc ký kết hợp đồng, đàm phán thương lượng, thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng.
Phòng Kỷ Thuật: Quản lý hệ thông thông tin liên lạc trong công ty, đảm bảo tốc độ đường truyền luôn ổn định. Chịu trách nhiệm triển khai thi công lắp mạng cho khách hàng chậm nhất trong vòng 7 ngày từ khi kí hợp đồng. Tiếp nhận những thông tin của khách hàng về những vấn đề liên quan đến kĩ thuật như tốc độ đường truyền, mạng chậm, rớt mạng, modem bị lỗi,…từ đó trực tiếp khắc phục cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Phòng dịch vụ khách hàng: Tiến hành tạo phiếu thông tin khách hàng, kiểm tra thông tin hợp đồng, xuất hợp đồng cho nhân viên kinh doanh. Kiểm tra các thông tin gồm bản cam kết, bản khảo sát, hóa đơn, CMND photo. Sau đó bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ trực tiếp điện thoại cho khách hàng để kiểm tra lại thông tin và cho hợp đồng lên hệ thống. Tiến hành kiểm tra và thu cước Internet hằng tháng tại nhà khách hàng hoặc ngay tại quầy giao dịch tại công ty.
Phòng giám sát: Kiểm tra những thông tin khách hàng bị sai lệch với hợp đồng, giám sát quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh và kỹ thuật. Xem xét và đề xuất xử lí các văn bản khiếu nại, kiện tụng của khách hàng về nhân viên và dịch vụ của công ty.
B. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I. Sản phẩm và dịch vụ:
Dịch vụ internet tốc độ cao (ADSL)
Dịch vụ Internet cáp quang – FTTH (Fiber To The Home)
Dịch vụ Internet tốc độ siêu cao bằng kết nối VDSL
Dịch vụ Triple Play - gói dịch vụ viễn thông 3 trong 1 (gồm: Internet, điện thoại và truyền hình tương tác OneTV)
II. Khách hàng và đối tác kinh doanh.
1. Khách hàng:
- Các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Các cơ sở kinh doanh đại lý Internet, quán café.
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có trụ sở hoặc chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng.
- Các cơ quan nhà nước, trường học trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tác kinh doanh:
- Cisco Systems INC
- Comtrend Corporation
- Công ty Cổ phần Cáp - Nhựa Vĩnh Khánh
- Công ty Cổ Phần Cáp Sài Gòn
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Việt Hàn
- Công ty Cổ Phần Viễn Thông Thăng Long
- Công ty CP Cáp và Vật Liệu Mạng (Vinacap)
- Công ty CP Đầu Tư và Phát triển SACOM
- Công ty In Ấn Tầm Nhìn Việt
- Công ty LDSX Cáp quang và Phụ kiện FOCAL
- Công ty TNHH SX TM XNK Viễn Thông A
- Công ty CP May Nhà Bè
- ILSINTECH PRECISION TECHNOLOGY
- Ngân Hàng HSBC
- Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á
- Procera Networks INC
- Toten Co.
III. Đối thủ cạnh tranh:
1. VNPT
Ưu điểm: Có cơ sở hạ tầng vững chắc, ra đời từ rất sớm và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Khả năng cung cấp dịch vụ ADSL với mức giá thấp.
Nhược điểm: Cơ chế cồng kềnh, quy trình cung cấp dịch vụ chưa được chuẩn hóa, dịch vụ triển khai đến khách hàng còn chậm, khả năng cạnh tranh về giá thấp, chính sách marketing, chính sách về bán hàng chưa linh hoạt, hoạt động hỗ trợ, chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp
2. Viettel Telecom
Ưu điểm: Ra đời sớm, thương hiệu sớm được khẳng định, khả năng cạnh tranh về giá thấp, cơ chế quản lý hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Nhược điểm: Dịch vụ triển khai đến khách hàng còn chậm, hoạt dộng chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp.
3. EVN Telecom
Ưu điểm: Có cơ sở hạ tầng rộng khắp.
Nhược điểm: Đội ngũ bán hàng, kỹ thuật chưa chuyên nghiệp, chính sách marketing chưa nổi bật, chính sách bán hàng kém linh hoạt.
4. CMC Giganet
Ưu điểm: Khả năng cạnh tranh về giá hiệu quả.
Nhược điểm: Khách hàng chưa biết nhiều đến thương hiệu, cơ sở hạ tầng còn hạn chế phụ thuộc phần lớn vào cơ sở hạ tầng truyền hình cáp Sông Thu.
IV. Lợi thế cạnh tranh:
1. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt huyết với công việc được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Hệ thống thông tin quản lý hiện đại, giảm bớt sự cồng kềnh của tổ chức và nâng cao hiệu quả làm việc. Văn hoá tổ chức được duy trì và phát triển, đảm bảo đời sống tinh thần của bộ phận nhân viên.
3. Lợi thế cạnh tranh đến từ thương hiệu và quy mô: Là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn bên cạnh Viettel và VNPT, cộng với lợi thế từ thương hiệu FPT, khả năng thu hút khách hàng mới cho mảng dịch vụ này khá lớn. Bên cạnh đó, lượng khách hàng mới tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, buộc các nhà mạng phải đầu tư cơ sở hạ tầng về các vùng nông thôn để mở rộng đối tượng khách hàng. Rõ ràng cơ sở hạ tầng sẵn có tại nhiều tỉnh thành sẽ là lợi thế lớn của FPT so với các nhà cung cấp nhỏ khác như SPT, Netnam.
4. Hoạt động hỗ trợ, chăm sóc khách hàng hiệu quả, nhanh chóng. Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác
5. FPT đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
C. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I.. Nhân sự
Cơ cấu lao động
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số lượng (người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng (người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Tổng lao động
72
100
95
100
124
100
Cơ cấu theo giới tính
Lao động nam
43
48
70
Lao động nữ
29
47
54
Cơ cấu theo trình độ
Đại học, cao đẳng
50
70
90
Trung cấp
22
25
34
Số lượng cán bộ nhân viên FPT Telecom tăng lên đáng kể trong giai đoạn này, với mức tăng gần 60% trong vòng 2 năm, từ năm 2008 đến năm 2010. Sở dĩ như vậy vì Công ty đang liên tục phát triển vùng phủ, mở rộng thị trường và xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Ban đầu khi mới thành lập FPT Telecom chỉ có hạ tầng tại các tuyến đường trung tâm của Đà Nẵng. Nhưng đến nay hầu hết toàn bộ tuyến đường đã được phủ sóng của FPT.
Bên cạnh đó, việc công ty cho ra đời nhiều sản phẩm – dịch vụ mới cũng khiến cho nhu cầu nhân sự tăng nhanh như VoIP, thuê kênh quốc tế, mạng riêng ảo VPN Quốc tế, kênh IP Quốc tế (MPLS), dịch vụ Triple Play, FTTC (Fiber To The Curb/Cabinet)…
Với chủ trương nâng cao dần trình độ của nhân viên mới, tỷ lệ nhân viên tuyển mới có trình độ Đại học đã chiếm tỉ lệ khá cao so với những năm trước. Quá trình Outsource một số lĩnh vực kĩ thuật như lắp đặt và bảo trì đường dây, thiết bị khiến cho tỉ lệ cán bộ khối quản lý đặc biệt (trình độ Đại học) tăng mạnh, trong khi tỉ lệ khối công nhân kĩ thuật (trình độ Trung cấp – PTTH) giảm nhanh. Nhân viên khối kinh doanh (trình độ Cao đẳng – Đại học) cũng tăng đáng kể để phục vụ cho việc mở rộng địa bàn hoạt động cũng như ra đời thêm các sản phẩm mới.
Chính sách đào tạo
Bên cạnh việc đầu tư và phát triển chuyên môn, FPT khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên được nâng cao năng lực thông qua học, tự học và trao đổi tri thức. Hàng năm, cán bộ nhân viên FPT được tham gia nhiều chương trình đào tạo thuê ngoài và tự đào tạo của Công ty.
Mọi nhân viên mới của FPT đều được tham gia các khóa đào tạo tân binh (gồm giới thiệu tổng quan về công ty, chế độ chính sách đãi ngộ, hướng dẫn sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ công việc; quy trình làm việc theo chuyên môn, quy định làm việc). Nhân viên ký hợp đồng chính thức với FPT được tài trợ để tham gia các khóa đào tạo, mức tài trợ tùy vào từng vị trí, thâm niên và loại hợp đồng của CBNV đó. Ngoài ra, cán bộ quản lý ở FPT có trách nhiệm kèm cặp và hướng dẫn cán bộ nhân viên cấp dưới, theo hình thức “on job training”.
Thông tin chung về chính sách đãi ngộ
Chính sách đãi ngộ và thăng tiến của FPT được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc của cán bộ nhân viên, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch.
Hệ thống chính sách đãi ngộ của FPT hiện nay được xây dựng theo hình thức thu nhập trọn gói, gồm các nhóm sau:
• Nhóm lương: hàng năm, mỗi CBNV được hưởng 13 tháng lương theo từng vị trí công việc.
• Nhóm thưởng: thưởng theo kết quả công việc của mỗi CBNV và theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Nhóm phụ cấp: Mức phụ cấp là khác nhau đối với từng vị trí công việc.
• Nhóm phúc lợi: như tiền nghỉ mát dành cho CBNV, bảo hiểm sức khỏe cho CBNV FPT và người thân (FPT Care); ưu đãi về giá cho người FPT khi sử dụng, mua các sản phẩm, dịch vụ của FPT.
II. Tài chính
1. Cấu trúc tài sản:
TÀI SẢN
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
8.875.958.099
5.379.393.090
3.971.371.745
I. Tiền
2.781.455.369
2.807.252.731
1.977.236.300
1.Tiền
1.284.139.511
1.262.448.358
1.777.236.300
2. Các khoản tương đương tiền
1.497.315.858
1.544.804.373
200.000.000
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1.596.590.623
0
0
1. Đầu tư ngắn hạn
1.596.590.623
0
0
III.Phải thu ngắn hạn
1.859.807.515
1.741.097.374
1.768.426.797
1. Phải thu khách hàng
1.828.983.902
1.425.971.881
1.055.959.043
2. Trả trước cho người bán
167.341.778
168.154.583
7.411.311
3. Phải thu nội bộ
0
8.150.639
640.251.538
4. Các khoản phải thu khác
38.973.959
234.521.144
91.431.705
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-175.492.123
-95.700.873
-26.626.800
IV.Hàng tồn kho
1.575.147.974
586.974.754
195.917.715
1. Hàng tồn kho
1.575.147.974
586.974.754
195.917.715
V. Tài sản ngắn hạn khác
1.062.956.618
244.068.231
29.790.933
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
604.080.539
52.108.467
5.012.983
2. Thuế GTGT được khấu trừ
196.397.196
159.390.984
19.598.719
3. Các khoản khác phải thu nhà nước
124.840.366
0
0
4. Tài sản ngắn hạn khác
137.638.517
32.568.780
5.179.230
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
8.061.309.391
5.446.053.939
3.107.103.307
I. Các khoản phải thu dài hạn
-170.350
0
0
1. Dự phòng phải thu dài hạn khó đoi
-170.350
0
0
II. Tài sản cố định
7.551.045.346
4.318.140.264
3.082.569.396
1. Tài sản cố định hữu hình
7.551.045.346
4.190.495.557
2.980.956.568
Nguyên giá
10.679.609.592
7.786.799.804
5.469.615.250
Giá trị hao mòn lũy kế
-5.205.313.009
-3.596.304.247
-2.488.658.682
2. Tài sản cố định vô hình
1.930.567.136
115.794.194
101.612.828
Nguyên giá
2.140.837.758
275.673.958
202.815.831
Giá trị hao mòn lũy kế
-210.270.622
-159.879.764
-101.203.002
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
146.181.627
11.850.513
0
III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
53.189.323
0
0
1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
53.189.323
0
0
IV.Tài sản dài hạn khác
457.245.072
1.127.913.676
24.533.911
1. Chi phí trả trước dài hạn
411.715.592
1.112.046.321
24.533.911
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
17.992.440
0
0
3. Tài sản dài hạn khác
27.537.040
15.867.355
0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
16.937.267.491
10.825.447.029
7.078.475.053
Bảng phân tích sự biến động của tài sản
Khoản mục
So sánh 2009/2010
So sánh 2010/2011
Mức chênh lệch
%
Mức chênh lệch
%
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
1,408,021,345
26.17
3,496,565,010
39.39
I. Tiền
830,016,431
29.57
-25,797,362
-0.93
1.Tiền
-514,787,942
-40.78
21,691,153
1.69
2. Các khoản tương đương tiền
1,344,804,373
87.05
-47,488,515
-3.17
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
1,596,590,623
100.00
1. Đầu tư ngắn hạn
0
1,596,590,623
100.00
III.Phải thu ngắn hạn
-27,329,424
-1.57
118,710,141
6.38
1. Phải thu khách hàng
370,012,838
25.95
403,012,020
22.03
2. Trả trước cho người bán
160,743,271
95.59
-812,805
-0.49
3. Phải thu nội bộ
-632,100,899
-7755.23
-8,150,639
4. Các khoản phải thu khác
143,089,439
61.01
-195,547,185
-501.74
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-69,074,073
72.18
-79,791,250
45.47
IV.Hàng tồn kho
391,057,039
66.62
988,173,220
62.74
1. Hàng tồn kho
391,057,039
66.62
988,173,220
62.74
V. Tài sản ngắn hạn khác
214,277,298
87.79
818,888,387
77.04
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
47,095,484
90.38
551,972,072
91.37
2. Thuế GTGT được khấu trừ
139,792,264
87.70
37,006,212
18.84
3. Các khoản khác phải thu nhà nước
0
124,840,366
100.00
4. Tài sản ngắn hạn khác
27,389,550
84.10
105,069,737
76.34
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
2,338,950,632
42.95
2,615,255,452
32.44
I. Các khoản phải thu dài hạn
0
-170,350
100.00
1. Dự phòng phải thu dài hạn khó đoi
0
-170,350
100.00
II. Tài sản cố định
1,235,570,867
28.61
3,232,905,083
42.81
1. Tài sản cố định hữu hình
1,209,538,989
28.86
3,360,549,789
44.50
Nguyên giá
2,317,184,554
29.76
2,892,809,789
27.09
Giá trị hao mòn lũy kế
-1,107,645,565
30.80
-1,609,008,762
30.91
2. Tài sản cố định vô hình
14,181,366
12.25
1,814,772,942
94.00
Nguyên giá
72,858,127
26.43
1,865,163,800
87.12
Giá trị hao mòn lũy kế
-58,676,762
36.70
-50,390,859
23.96
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
11,850,513
100.00
134,331,115
91.89
III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
53,189,323
100.00
1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
0
53,189,323
100.00
IV.Tài sản dài hạn khác
1,103,379,765
97.82
-670,668,603
-146.68
1. Chi phí trả trước dài hạn
1,087,512,410
97.79
-700,330,729
-170.10
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
0
17,992,440
100.00
3. Tài sản dài hạn khác
15,867,355
100.00
11,669,685
42.38
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
3,746,971,976
34.61
6,111,820,462
36.09
Nhận xét:
Nhìn chung tổng tài sản tăng dần qua các năm, thể hiện: 2010 tăng hơn 3,74 tỷ đồng, chiếm 34.61% so với năm 2009; trong năm 2011 tăng hơn 6,11 tỷ đồng tương ứng 36.09% so với năm 2010. Sự tăng lên này là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lên nhằm muc đích mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động kinh doanh.
Trong năm 2010 tăng so với năm 2009 :
Tài sản ngắn hạn tăng gần 1,41 tỷ đồng (26,17%) trong đó:
Doanh nghiệp dự trữ thêm các khoản tiền tăng 29,57 % với giá trị lên đến 0,83 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ 1,57 % tương ứng hơn 0,027tỷ đồng.
Tăng cường dự trữ hàng hóa tăng 66,62% tương ứng trị giá hàng tồn kho hơn 0,39 tỷ đồng.
Các khoản tài sản ngắn hạn khác tăng 87,97 % ứng với số tiền là hơn 0,214 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng đến 42,95% chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định tăng 1,2355 tỷ đồng (28,61%), đầu tư vào các tài sản dài hạn khac với mức tăng thêm hơn 1,1 tỷ đồng.
Năm 2011 tăng so với năm 2010:
Tài sản ngắn hạn tăng hơn 3,496 tỷ đông (39,39%) trong đó lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền giảm không đáng kể -0,93% nhưng đầu tư mới vào các khoản tài chính ngắn hạn xấp xỉ 1,60 tỷ đồng, thu các khoản ngắn hạn tăng hơn 0,118 tỷ đồng tương ứng 6,38%, dự trữ một lượng hàng trong kho tăng 62,74 % với giá trị lên đến gần 0,99 tỷ đồng bên cạnh đó còn có các khoản tài sản ngắn hạn khác tăng77,04% với số tiền xấp xỉ 0,82 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng một lượng đáng kể 32,44 % với tổng trị giá hơn 2,615 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định một lượng tăng thêm 3,233 tỷ đồng tương ứng tăng 42,81%( gồm có tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, đầu tư xây dựng cơ bản), bên cạnh đó công ty đầu tư liên kết, liên doanh với trị giá hơn 0,053 tỷ đồng và đã cắt giảm mạnh đầu tư vào tài sản dài hạn khác khoảng 0,67 tỷ đồng tương ứng -146,68%.
Phân tích cấu trúc tài sản.
Tỷ số cấu trúc tài sản
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Rd=Tổng Nợ/Tổng TS
0.47
0.35
0.49
Rt=1-Rd
0.53
0.65
0.51
Qua phân tích bảng tỉ số cấu trúc tài sản từ năm 2009 đến 2011 và nhận thấy tổng các khoản nợ DN đi vay luôn nhỏ hơn các khoản DN tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể tỉ số nợ Rd có nhiều biến động (2009:0,49 ;2010:0.35 ; 2011: 0,47) cho thấy sự thay đổi mức huy động vốn qua các năm, đây là dấu hiệu tính tự chủ về mặt tài chính của công ty không ổn định.
2. Cấu trúc nguồn vốn
NGUỒN VỐN
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
A. NỢ PHẢI TRẢ
8.044.572.048
3.807.833.994
3.474.701.522
I. Nợ ngắn hạn
5.979.963.661
3.805.784.368
3.472.980.314
1. Phải trả người bán
2.821.102.031
2.145.245.836
1.280.254.618
2. Người mua trả tiền trước
84.324.120
58.204.455
59.762.367
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
886.172.168
215.183.105
388.983.092
4. phải trả công nhân viên
251.858.813
181.041.980
11.268.470
5. Chi phí phải trả
230.063.794
91.810.889
12.142.685
6. Phải trả nội bộ
133.374.869
438.599.085
0
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
1.573.067.865
675.699.018
1.720.568.901
II/ Nợ dài hạn
2.064.608.386
2.049.626
1.721.388
1. Phải trả dài hạn người bán
1.127.548.962
0
1.721.388
2. Phải trả dài hạn khác
8.798.800
0
0
3. Vay và nợ dài hạn
919.426.430
0
0
4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
8.834.195
2.049.626
0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
8.494.273.284
6.661.995.702
3.603.773.531
I. Vốn chủ sở hữu
8.421.937.683
6.649.982.814
3.264.187.328
1. Vốn điều lệ
5.939.771.000
4.243.930.600
1.563.774.000
2. Cổ phiếu quỹ
-8.816.600
-761.800
-270.000
3. Chênh lệnh tỷ giá hối đoái
0
48.869
0
4. Quỹ dự phòng tài chính
413.138.550
417.759.427
0
5. Lợi nhuận chưa phân phối
2.077.844.733
1.989.005.718
1.537.097.681
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
72.335.601
12.012.888
163.585.648
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
72.335.601
12.012.888
163.585.648
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
398.422.159
355.617.333
339.586.202
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
16.937.267.491
10.825.447.029
7.078.475.053
Phân tích sự biến động nguồn vốn
KHOẢN MỤC
So Sánh 2010/2009
So Sánh 2011/2010
CHÊNH LỆCH
%
CHÊNH LỆCH
%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
333,132,472
8.75
4,236,738,054
52.67
I. Nợ ngắn hạn
332,804,054
8.74
2,174,179,294
36.36
1. Phải trả người bán
864,991,217
40.32
675,856,195
23.96
2. Người mua trả tiền trước
-1,557,912
-2.68
26,119,665
30.98
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
-173,799,987
-80.77
670,989,063
75.72
4. phải trả công nhân viên
169,773,510
93.78
70,816,833
28.12
5. Chi phí phải trả
79,668,204
86.77
138,252,905
60.09
6. Phải trả nội bộ
438,599,085
100.00
-305,224,215
-228.85
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
-1,044,869,884
-154.64
897,368,847
57.05
II/ Nợ dài hạn
328,238
16.01
2,062,558,760
99.90
1. Phải trả dài hạn người bán
-1,721,388
1,127,548,962
100.00
2. Phải trả dài hạn khác
0
8,798,800
100.00
3. Vay và nợ dài hạn
0
919,426,430
100.00
4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
2,049,626
100.00
6,784,569
76.80
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
3,058,222,172
45.91
1,832,277,582
21.57
I. Vốn chủ sở hữu
3,385,795,486
50.91
1,771,954,869
21.04
1. vốn điều lệ
2,680,156,600
63.15
1,695,840,400
28.55
2. Cổ phiếu quỹ
-491,800
64.56
-8,054,800
91.36
3. Chênh lệnh tỷ giá hối đoái
48,869
100.00
-48,869
4. Quỹ dự phòng tài chính
417,759,427
100.00
-4,620,877
-1.12
5. Lợi nhuận chưa phân phối
451,908,037
22.72
88,839,015
4.28
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
-151,572,760
-1,261.75
60,322,713
83.39
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
-151,572,760
-1,261.75
60,322,713
83.39
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
16,031,131
4.51
42,804,826
10.74
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
3,746,971,976
34.61
6,111,820,462
36.09
Nhận xét:
Qua bảng phân tích cho thấy, nguồn vốn có sự biến động lớn qua các năm. Nguồn vốn năm sau tăng tương đối so với năm trước, cụ thể năm 2010 tăng 33,61% với tổng trị giá lên đến xấp xỉ 3,747 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 36,09% tương ứng hơn 6,111 tỷ đồng so với năm 2010
Trong đó, vốn chủ sở hữu có sự biến động lớn nhất, năm 2010 phần vốn này tăng gần gấp đôi hơn 3,058 tỷ đồng so với năm 2009 (45,91%) cho thấy doanh nghiệp có khả năng huy động vốn hiệu quả, sở dĩ có sự tăng lên đáng kể này là do DN góp thêm vốn điều lệ hơn 2,68 tỷ đồng (63,15%), do chênh lệch tỉ giá hoái đối, lập quỹ dự phòng tài chính với số vốn ban đầu 0,4177 tỷ đồng, sử dụng thêm lợi nhuận chưa phân phối lên đến hơn 0,451 tỷ đồng (22,72%), và giảm đến hơn 0,15 tỷ các nguồn kinh phí và quỹ khác. Đồng thời các khoản nợ phải trả cũng tăng trong năm 2010 là 8,75 % tương ứng với trị giá hơn 0,333 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng đáng kể 0,3328 tỉ đồng và nợ dài hạn chỉ tăng thêm hơn 0,328 triệu đồng.
Các khoản nợ phải trả năm 2011 cũng tăng cao so với năm 2010, từ 8.75% năm 2010 lên đến 52,67% với tổng nợ phải trả tăng hơn 4,2367 tỷ đồng , trong đó tăng nhiều nhất là các khoản nợ dài hạn, cụ thể năm 2010: nợ DH tăng 16,01%, năm 2011 tăng 99,9% hơn 2,06 tỷ đồng; các khỏan nợ ngắn hạn cũng tăng tương đối : năm 2010 tăng 7,74% so với năm 2009, năm 2011 tăng 36,36% với tổng trị giá lên đến 2,147 tỷ đồng so với năm 2010. Sự gia tăng các khoản nợ NH chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ; còn sự gia tăng nợ DH là do phát sinh thêm các khoản phải trả dài hạn, vay nợ dài hạn và tăng cường cac khoản phải trả dài hạn người bán và dự phòng mất việc làm. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2011 cũng tăng một lượng lớn 1,832 tỷ đồng khoảng 21,57 % so với năm 2010. Sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là do công ty phát hành thêm cổ phiếu bán ra ngoài thị trường làm tăng vốn điều lệ lên hơn 1,6958 tỷ đồng khoảng 28,55 % bên cạnh đó còn gia tăng quỹ khen thưởng phúc lợi thêm hơn 0,06 tỷ đồng với khoản tăng tương ứng 83,39 % so với năm 2010.
Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Phân tích Dupont
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
ROS
0.24
0.20
0.20
TAU
1.10
1.21
1.22
1/(1-Rd)
1.89
1.54
1.96
ROE=ROS*TAU*1/(1-Rd)
0.50
0.37
0.48
Qua phương trình Dupont từ năm 2009 đến 2011, cho thấy bình quân 1 đồng VCSH bỏ ra trong năm 2009 đã mang lại cho công ty 0,48 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 chỉ mang lại 0,37 đồng, và năm 2009 đã tăng đáng kể lên đến 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế.
Rd: Tỷ số nợ cho biết với tổng tài sang mà cty có được trong năm 2009 đã huy động từ nguồn vốn vay nợ chiếm 49%, trong năm 2010 chiếm 35%, trong năm 2011 chiếm 47%.
ROS : doanh lợi doanh thu cho biết cứ một đồng doanh thu thu được năm 2009, 2010mang lại cho cty 0,2 đồng lợi nhuận, năm 2011 mang lại 0,24 đồng lợi nhuận.
TAU: vòng quay tổng tài sản cho biết bình quân một đồng vốn sử dụng trong năm 2009 đã mang lại 1,22 đồng doanh thu, năm 2010 mang lại 1,21 đồng doanh thu, năm 2011 mang lại 1,1 đồng doanh thu
Căn cứ vào cấu trúc vốn năm 2011 sử dụng vốn vay 47% năm 2008 là 35%, năm 2009với 49% . Trong khi đó tỉ suất sinh lời ROE năm 2011: 0,5; năm 2010: 0,38; năm 2009: 0,47. Điều này chứng tỏ năm 2011 doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả hơn so với 2 năm trước.
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
18,648,514,499
13,097,221,974
8,668,393,473
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-133,285,906
-105,380,452
-67,404,742
3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
18,515,228,593
12,991,841,521
8,600,988,731
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
-6,939,915,109
-5,579,476,176
-4,497,578,811
5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
11,575,313,484
7,412,365,346
4,103,409,920
6. Doanh thu hoạt động tài chính
327,468,073
349,918,558
34,467,934
7. Chi phí tài chính
-139,725,474
-103,041,201
-8,628,248
Trong đó: Chi phí lãi vay
44,240,557
36,478,585
0
8. Chi phí bán hàng
-968,925,182
-746,431,924
-396,163,069
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
-5,376,947,901
-3,325,805,421
-1,416,311,194
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
5,417,183,001
3,587,005,358
2,316,775,344
11. Thu nhập khác
510,367,796
12,077,433
17,094,127
12. Chi phí khác
-527,240,347
-30,192,644
-57,150,250
13. Lợi nhuận từ hoạt động khác
-16,872,551
-18,115,211
-40,056,122
14. Lợi nhuận (lỗ) trong Công ty liên kết
6,810,677
0
0
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
5,400,310,450
3,568,890,148
2,276,179,221
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
-915,357,700
-948,068,377
-534,680,258
17. (Thu nhập)/Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-17,992,440
0
0
18.Lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp
4,502,945,190
2,620,821,771
1,742,038,963
Phân tích sự chênh lêch giữa các năm
CHỈ TIÊU
Chênh lệch 2009/2010
%
Chênh lệch 2010/2011
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
4,428,828,501
33.82
5,551,292,525
29.77
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-37,975,710
36.04
-27,905,454
20.94
3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
4,390,852,791
33.80
5,523,387,072
29.83
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
-1,081,897,365
19.39
-1,360,438,933
19.60
5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,308,955,426
44.64
4,162,948,138
35.96
6. Doanh thu hoạt động tài chính
315,450,624
90.15
-22,450,486
-6.86
7. Chi phí tài chính
-94,412,953
91.63
-36,684,272
26.25
Trong đó: Chi phí lãi vay
36,478,585
100.00
7,761,971
17.54
8. Chi phí bán hàng
-350,268,855
46.93
-222,493,258
22.96
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
-1,909,494,227
57.41
-2,051,142,480
38.15
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1,270,230,014
35.41
1,830,177,643
33.78
11. Thu nhập khác
-5,016,694
-41.54
498,290,363
97.63
12. Chi phí khác
26,957,606
-89.29
-497,047,703
94.27
13. Lợi nhuận từ hoạt động khác
21,940,912
-121.12
1,242,659
-7.36
14. Lợi nhuận (lỗ) trong Công ty liên kết
0
6,810,677
100.00
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1,292,710,926
36.22
1,831,420,302
33.91
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
-413,388,119
43.60
32,710,677
-3.57
17. (Thu nhập)/Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
-17,992,440
100.00
18.Lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp
878,782,808
33.53
1,882,123,419
41.80
Nhận xét:
Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ năm 2010 tăng hơn 4,4288 tỷ đồng đồng chiếm 34% so với nặm 2009, năm 2011 tăng hơn 5,551 tỷ đồng chiếm 30% so với năm 2010.
Trong đó năm 2010 so với 2009:
Doanh thu thuần tăng 4,3908 tỷ đồng chiếm 36% .
Các khoản giảm trừ doanh thu tăng thêm khoản 0,038 tỷ đồng tương ứng với 36,04%.
Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng hơn 1,0818 tỷ đồng chiếm khoản 19,39%.
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3,309 tỷ đồng khoản 44,64%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng trưởng 90,15% với trị giá hơn 0,3154 tỷ đồng. Đồng thời chi phí cho hoạt động tài chính cũng tăng tương ứng khoản 91,63% với giá trị chi thêm 0,0944 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm lần lượt 46,93% và 57,41% tương ứng hơn 0,35 tỷ đồng và giảm gần 1,91 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 36,22% với tổn trị giá 1,2927 tỷ đồng và cho biết lợi nhuận sau thuế tăng 33,53% tương ứng hơn 0,8787 tỷ đồng.
Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ đông chi phối đều tăng lần lượt 80,78% và 29,58% với trị giá 16,34 tỷ đồng và hơn 0,71535 tỷ đồng.
Năm 2011 so với năm 2010:
Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ tăng gần 5,5234 tỷ đồng với 29,83%.
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp tăng 19,6% với giá trị hơn 1,36 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đến 4,163 tỷ đồng với 35,96%.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 0,02245 tỷ đồng với 6,86%.
Chi phí tài chính cũng giảm 26,25% với trị giá xâp xỉ 0,0367 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm lần lượt là 0,2245 tỷ đồng và 2,0511 tỷ đồng chiếm 22,96% và 38,15%.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng thêm 1,8314 tỷ đồng tương ứng 33,91 %
Lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1,8821 tỷ đồng với mức tăng trưởng 41,8 %.
Lợi ích của cổ đông thiểu số, lợi ích của cổ đông chi phối đều tăng lên lần lượt là 49,89% và 41 %.
Như vậy, qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta nhận thấy doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, tạo được lợi nhuận sau thuế ngày càng cao, nâng cao lợi ích cho các cổ đông chi phối cũng như cổ đông thiểu số. Điều này chứng tỏ nguồn tài chính doanh nghiệp lành mạnh và đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông.
2. Tình hình hiệu quả kinh doanh:
2.1.Phân tích khả năng sinh lời.
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
ROA= EBIT/TA
0.32
0.33
0.32
ROE= EAT/E
0.53
0.39
0.48
ROS= EAT/Doanh thu
0.24
0.2
0.2
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (TA)
16,937,267,491
10,825,447,029
7,078,475,053
VỐN CHỦ SỞ HỮU(E)
8,494,273,284
6,661,995,702
3,603,773,531
Các chỉ tiêu sinh lời của FPT(ROA, ROE, ROS) năm 2011 so với năm 2010 và 2009 có sự gia tăng và giữ mức ổn định cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính của công ty ngày càng lành mạnh. Cụ thể suất sinh lời ROE năm 2010 : 0,53 tăng tương đối so với 2010 : 0,48 và 2009: 0,39 , cho biêt bình quân 1 đồng VCSH sử dụng trong năm đã mang lại cho DN 0,53 đồng lợi nhuận sau thuế .Tỉ suất doanh lợi tổng vốn ROA và doanh lợi doanh thu ROS ổn định qua các năm .Kết quả này phản ánh sự chuyển dịch tăng lên của mảng dịch vụ viễn thông trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn.
2.2. Phân tích khả năng hoạt động
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
TAU=DT/ TONG TS
1.1
1.21
1.22
Ri=Giá vốn hàng bán/ Trị giá HTK
4.41
9.51
22.96
Ni=360/Ri
81.71
37.87
S15.68
Rf=tổng DT/các khoản PT
10.03
7.52
4.9
Nf=360/Rf
35.9
47.86
73.44
Htscđ=tổng DT/Trị giá TSCĐ
2.47
3.03
2.81
Phải thu ngắn hạn
1,859,807,515
1,741,097,374
1,768,426,797
Hàng tồn kho
1,575,147,974
586,974,754
195,917,715
Tài sản cố định
7,551,045,346
4,318,140,264
3,082,569,396
Vòng quay tổng vốn TAU có xu hướng giảm qua các năm từ 1,22 đến 1,10 chứng tỏ việc sử dụng vốn trong kỳ để tạo ra doanh thu và các khoản thu nhập tương đối giảm sút. Dấu hiệu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm. Vòng quay HTK Ri qua các năm có xu hướng giảm mạnh, số ngày lưu kho Ni càng lớn từ 15,68 ngày lên đến 81,71 ngày .Điều này chứng tỏ việc quản trị HTK của DN chưa tốt.
Vòng quay các khoản phải thu Rf tăng qua các năm từ 4,9 lần/năm lên đến 10,03 lần / năm, số ngày thu tiền bình quân ACF giảm từ 73,44 ngày xuống 35,9 ngày. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng chính sách bán hàng và thu nợ rất hợp lý.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm ( năm 2009:2,81; năm 2010: 3,03; năm 2011:2,47).Điều này cho biết bình quân 1 đồng vốn đầu tư vào TSCĐ trong năm 2009 đã tạo ra được 2,81 đồng doanh thu, qua năm 2008 đã tăng đáng kể lên 3,03 đồng doanh thu, nhưng qua năm 2011 hiệu suất đã giảm mạnh xuống 2,47 đồng doanh thu.
Nhìn chung, qua phân tích các tỉ số hoạt động trong các năm từ 2009 đến 2011, việc sử dụng tài sản của DN là có hiệu quả và tình hình tài chính tương đối lành mạnh.
D. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ CỦA VỊ TRÍ THỰC TẬP
I. Quy mô phòng ban:
Trưởng Phòng
(Phạm Thị Kim Anh)
Trưởng nhóm kinh doanh A
(Trịnh Quang Cảnh)
Trưởng nhóm kinh doanh B
(Đoàn Thị Ánh Hồng)
Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm và điều hành chung, mọi thông tin, thông báo của công ty được truyền trực tiếp từ Trưởng phòng xuống toàn bộ nhân viên trong phòng bằng email nội bộ và thông qua các cuộc họp định kỳ của phòng (8h sáng thứ 3 hàng tuần).
Trưởng nhóm kinh doanh là người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra, bao gồm kế hoạch đi thị trường, mục tiêu doanh số của nhóm,…
Hiện tại phòng kinh doanh IBB1 gồm 1 trưởng phòng và 9 nhân viên chính thức, bên cạnh đó còn có đội ngũ cộng tác viên kinh doanh:
Họ và tên
Trình độ
Chức vụ
Nhóm
Phạm Thị Kim Anh
Đại học
Trưởng phòng kinh doanh
Trịnh Quang Cảnh
Đại học
Trưởng nhóm kinh doanh
A
Cao Văn Nhi
Cao đẳng
Nhân viên
A
Hoàng Đức Quang
Đại học
Nhân viên
A
Phan Thi Kim Huệ
Cao đẳng
Nhân viên
A
Lê Thị Kim Thoa
Đại học
Nhân viên/ Quản trị viên
A
Đoàn Thị Ánh Hồng
Cao Đẳng
Trưởng nhóm kinh doanh
B
Hoàng Thị Kim Anh
Đại học
Nhân viên
B
Dương Bảo Yến
Cao đẳng
Nhân viên
B
Phạm Ngọc Trí
Đại học
Nhân viên
B
II. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là bán hàng, nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng. Triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty, chăm sóc, duy trì khách hàng cũ; tìm kiếm và phát triển khách hàng mới; tham gia vào quá trình tìm kiếm thông tin khách hàng (trực tiếp gặp gỡ khách hàng), tiến hành kí kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ phòng kỹ thuật trong việc chăm sóc khách hàng, báo cáo lại những sự cố về mạng, hoặc những thắc mắc của khách hàng cho phòng kỹ thuật để xử lý kịp thời cho khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty.
Mối quan hệ với những phòng ban khác:
Phòng kỹ thuật:
+ Sau khi kí kết hợp đồng, tiến hành cung cấp sơ đồ tuyến cáp thi công thông qua phiếu thi công cho bộ phận kỹ thuật, từ đó bộ phận kỹ thuật triển khai thi công cho khách hàng chậm nhất trong vòng 7 ngày từ khi kí hợp đồng.
+ Tiếp nhận những khiếu nại của khách hàng về những vấn đề liên quan đến kĩ thuật như tốc độ đường truyền, mạng chậm, rớt mạng, modem bị lỗi,…từ đó trực tiếp hoặc thông qua trưởng phòng để thông báo lại cho bộ phận kỹ thuật nhanh chóng khắc phục sự cố cho khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng:
+ Sau khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ Internet của công ty, tiến hành điền phiếu thông tin khách hàng để trực tiếp lấy hợp đồng từ phòng dịch vụ khách hàng.
+ Sau khi khách hàng kí hợp đồng, tiến hành nộp hợp đồng gồm hợp đồng, bản cam kết sử dụng, hóa đơn, CMND photo. Sau đó bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ trực tiếp điện thoại cho khách hàng để kiểm tra lại thông tin, sau đó cho hợp đồng lên hệ thống.
Phòng giám sát:
+ Kiểm tra những thông tin khách hàng bị sai lệch với hợp đồng, giám sát quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh và kỹ thuật.
+ Điều tra những khiếu nại của khách hàng về nhân viên của công ty.-
III. Nhiệm vụ của vị trí thực tập:
1. Ví trí thực tập
- Đơn vị thực tập : Công ty TNHH MTV FPT Miền Trung – Chi Nhánh Đà Nẵng
- Phòng/ban: Phòng kinh doanh IBB1
- Thời gian thực tập: 15/08/2011 đến 28/11/2011.
- Công việc thực tập : Nhân viên kinh doanh
- Trưởng phòng: Phạm Thị Kim Anh
- Người hướng dẫn trực tiếp: Trịnh Quang Cảnh, Trưởng nhóm kinh doanh A.
2. Nhiệm vụ công việc thực tập
- Tìm kiếm các thông tin về khách hàng.
- Tư vấn, giải thích cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình và khối doanh nghiệp về dịch vụ Internet (ADSL , FTTH, ..) và các dịch vụ gia tăng trên nền Internet (Truyền hình iTV, điện thoại cố định IVOICE..) do FPT Telecom cung cấp.
- Thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng. Thực hiện các dịch vụ sau khi bán hàng, phối hợp giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
IV. Những khó khăn và thuận lợi trong thời gian thực tập:
1. Thuận lợi:
- Được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, được công ty tạo điều kiện học tập và làm việc thường xuyên từ đó học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
- Được làm việc trong một môi trường năng động, giàu tính cạnh tranh, đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình.
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kinh doanh. Từ đó có thể hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc của công ty cũng như các quy trình làm việc của một nhân viên kinh doanh.
- Được tiếp xuc với những phần mềm quản lý tiến tiến, từ đó bản thân hiểu hơn về cách thức quản lý, truyền thông thông qua hệ thống thông tin Internet. Học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc marketing trực tuyến, quảng cáo thông qua mạng Internet.
- Phát triển được khả năng giao tiếp, truyền thông của bản thân. Nâng cao khả năng lập kế hoạch cá nhân và kế hoạch kinh doanh, kĩ năng làm việc nhóm.
- Hiểu được quy trình tìm kiếm khách hàng, cách thức quản trị quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao khả năng thương lương, nhận diện vấn đề của bản thân.
- Được công ty tạo điều kiện trong việc tham gia vào các chương trình, ngày kỷ niệm của công ty từ đó bản thân hiểu rõ hơn về văn hoá của công ty.
2. Khó khăn:
- Việc lập kế hoạch đi thị trường, tìm kiếm khách hàng của các nhóm kinh doanh chưa thực sự hiệu quả.
- Việc thay đổi chương trình quá nhanh khiến nhân viên kinh doanh khó khăn trong việc nắm bắt chương trình để tư vấn cho khách hàng.
- Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữ bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing trong việc thiết kế tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo dẫn đến tình trạng không thống nhất trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra.
- Vấn đề lương thưởng chưa xứng đáng với nỗ lực của nhân viên do đó chưa phát huy hết khả năng của nhân viên.
- Việc quản lý và triển khai thi công tuyến cáp cho khách hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong mùa mưa.
V. Đề xuất, kiến nghị của bản thân về đơn vị thực tập:
1. Việc lập kế hoạch đi thị trường, tìm kiếm khách hàng của các nhóm kinh doanh chưa thực sự hiệu quả:
Để khắc phục tình trạng này các trưởng nhóm kinh doanh cần phải có kế hoạch thị trường cụ thể cho mỗi tuần. Từ đó các nhân viên kinh doanh trong nhóm có phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc đi thị trường phải lấy việc tư vấn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là công việc chính chứ không đơn thuần chỉ là phát tờ rơi cho khách hàng.
Các trưởng nhóm kinh doanh cần chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về việc lập kế hoạch kinh doanh của mỗi nhóm, mục tiêu doanh số hàng tuần, hàng tháng, Sau mỗi tuần nên báo cáo kết quả việc đi thị trường để từ đó công tác quản lý sẽ chặt chẽ hơn, tránh được tình trạng nhân viên làm việc thiếu hiệu quả và lãng phí thời gian.
2. Việc thay đổi chương trình quá nhanh khiến nhân viên kinh doanh khó khăn trong việc nắm bắt chương trình để tư vấn cho khách hàng:
Để khắc phục tình trạng trên thiết nghĩ, trước khi công ty áp dụng một chương trình khuyến mãi mới cần truyền thông rộng rãi cho các bộ phận trong công ty hiểu rõ và nắm bắt chính xác thông tin về chương trình. Không những bộ phận kinh doanh mà các bộ phận khác để quy trình làm việc hiệu quả và thống nhất. Đồng thời, việc áp dụng chương trình mới cần được thông báo trước 2, 3 ngày để nhân viên kinh doanh có thể kịp thời nắm bắt thông tin để tư vấn cho khách hàng cũng như xúc tiến kí kết hợp đồng với khách hàng. Tránh trường hợp nhầm lẫn trong việc tư vấn thuyết phục khách hàng làm mất uy tín của công ty.
3. Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữ bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing trong việc thiết kế tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo dẫn đến tình trạng không thống nhất trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra:
Trước khi công ty áp dụng một chương trình khuyến mãi mới, cần tham khảo ý kiến của các bộ phận trong công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh. Bởi vì, nhân viên kinh doanh là người trực tiếp sử dụng tờ rơi, các công cụ quảng cáo trong việc tư vấn cho khách hàng hiểu các chương trình khuyến mãi của công ty. Do đó những ý kiến, đóng góp của nhân viên kinh doanh là rất quan trọng. Đồng thời, mọi phản hồi, thắc mắc của khách hàng về tờ rơi đều được nhân viên kinh doanh tiếp nhận.
Như vậy, để khắc phục tình trạng trên cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh, marketing, bộ phận chăm sóc khách hàng. Tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo cũng như công cụ truyền thông của công ty cần thông qua bộ phận kinh doanh trước khi được thiết kế mới.
4. Vấn đề lương thưởng chưa xứng đáng với nỗ lực của nhân viên do đó chưa phát huy hết khả năng của nhân viên.
Cần phải có chính sách lương thưởng hợp lý hơn cho nhân viên kinh doanh trong thời buổi giá cả thị trường đang ở mức cao, thu nhập chưa đủ để nhân viên trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, chính sách hoa hồng, doanh thu, công thức lương chi tiết, T- phải rõ ràng, thời gian trả lương phải đúng theo quy định để nhân viên cảm thấy được đền đáp xứng đáng với nỗ lực mà họ đã bỏ ra.
Ngoài ra, các chính sách còn khá khắc khe gây khó khăn cho nhân viên kinh doanh. Như việc nhân viên phải chịu trách nhiệm hợp đồng trong vòng 6 tháng kể từ khi kí hợp đồng, hỗ trợ nhân viên thu cước trong việc thu cước Internet hàng tháng của khách hàng, đốc thúc công nợ, chăm sóc khách hàng cũ, …
Để khắc phục tình trạng này, công ty cần quy định rõ ràng về chế độ thưởng, phạt. Tạo động lực cho nhân viên nỗ lực phấn đấu, phát huy hết khả năng của mình.
5. Việc quản lý và triển khai thi công tuyến cáp cho khách hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong mùa mưa.
Để hạn chế tối đa tình trạng thi công chậm cho khách hàng cần phải có chính sách quản lý linh hoạt, hợp lý trong việc phân công kỹ thuật triển khai cho khách hàng. Nên ưu tiên khách hàng nào được triển khai trước, theo thứ tự hợp đồng hay theo thái độ, nhu cầu cấp thiết của mỗi một khách hàng. Bên cạnh đó, cần có bộ phận khác làm nhiệm vụ chăm sóc những khách hàng công ty triển khai châm do thời tiết, từ đó làm cho khách hàng nhận thấy họ được quan tâm, tạo được sự tin tưởng hơn và hạn chế tối đa tình trạng huỷ hợp đồng do triển khai chậm, gây thiệt hại cho công ty cũng như ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của nhân viên kinh doanh.
E. KẾT LUẬN:
Trong bài Báo cáo thực tập này, bằng kiến thức đã học, sự trải nghiệm thực tế qua quá trình làm việc và các công việc được giao tại đơn vị cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và từ phía Công ty, tôi đã có hiểu biết sâu sắc về Công ty, tình hình nguồn lực và hoạt động kinh doanh. Kì thực tập này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, nó sẽ là hành trang tốt cho tôi sau này. Chắc chắn sẽ còn những sai sót nhưng tôi tin rằng mình đã nỗ lực hết mình để hoàn thành nó.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Công ty TNHH MTV FPT Miền Trung – Chi nhánh Đà Nẵng đã cho tôi cơ hội thực tập và làm việc thực tế tại đơn vị, và các anh chị trong phòng kinh doanh, đặc biệt là Chị Phạm Thị Kim Anh – Trưởng phòng kinh doanh, Anh Trịnh Quang Cảnh- Trưởng nhóm kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Đường Thị Liên Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong kỳ thực tập vừa qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tập tại Công ty TNHH MTV FPT Miền Trung – Chi nhánh Đà Nẵng.doc