Đề tài Thực tập tại ngân hàng thườn mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank)

MỤC LỤC Lời mở đầu. 1 Phần I: Những vấn đề chung về NH TMCP Nhà Hà nội - Habubank. 3 1.1. Giới thiệu chung về Ngõn hàng Habubank. 3 1.1.1 Phương châm hoạt động. 3 1.1.2 Mục tiêu chiến lược. 3 1.1.3 Chiến lược kinh doanh. 4 1.1.4 Văn hoá Habubank. 5 1.1.5. Lịch sử hình thành và phát triển. 5 1.1.6. Mô hình tổ chức. 6 1.1.7 Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro 7 1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh từ 2004 -2006. 9 1.2.1 Huy động vốn. 9 1.2.2 Sử dụng vốn. 11 1.2.3 Dịch vụ ngân hàng. 16 1.2.4 Kết quả kinh doanh. 17 Phần II : Một số ý kiến đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động của ngân hàng Habubank và huớng chọn đề tài20 2.1. Một số ý kiến đánh giá, nhận xét20 2.2. Hướng chọn đề tài22

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại ngân hàng thườn mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Qua gần 4 năm được đào tạo trên các lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính và Thị trường chứng khoán, thực tập cuối khoá nhằm từng bước gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp chúng em làm quen và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn về ngành nghề được đào tạo. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thực tập tại Phòng Phát triển kinh doanh Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, với sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong ngân hàng, em đã hiểu sơ lược các quy trình tín dụng, học hỏi phong cách làm việc của các anh chị trong ngân hàng. Đặc biệt em đã biết tổng quan các hoạt động của ngân hàng và định hướng chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá. Cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong những năm vừa qua, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhiều ngân hàng mới được thành lập, bằng các biện pháp hữu hiệu và sự cố gắng nỗ lực của tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân hàng, Habubank đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Điều đó sẽ được thể hiện trong báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây. Bài viết gồm 2 phần : Phần I: Những vấn đề chung về NH TMCP Nhà Hà nội – Habubank Phần II : Một số ý kiến đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động của ngân hàng Habubank và huớng chọn đề tài Phần I: Những vấn đề chung về NH TMCP Nhà Hà nội - Habubank Giới thiệu chung về Ngõn hàng Habubank 1.1.1 Phương châm hoạt động Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao 1.1.2 Mục tiêu chiến lược -Thứ nhất, Tối đa hoá giá trị đầu tư cho các cổ đông. Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh. Habubank sẽ không ngừng nâng cao năng lực tài chính , tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ bình quân của ngành trong tất cả các mảng kinh doanh với mục tiêu chất luợng và an toàn cao. - Thứ 2, Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ thông qua việc luôn là ngân hàng đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình. Habubank xác định nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của Ngân hàng, do đó tiếp tục đầu tư thích đáng để đảm bảo có một đội ngũ nhân viên có đủ nâng lực nghề nghiệp và đạo đức để xây dựng Ngân hàng . Bên cạnh chế độ lương bổng và phúc lợi xã hội đảm bảo cuộc sống cho nhân viên, Habubank coi trọng việc xây dựng sự nghiệp bản thân của từng nhân viên thông qua công tác đào tạo và bổ nhiệm cán bộ theo năng lực và kết quả công việc thực tế. - Thứ 3, Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng đối với Habubank. Phát triển Habubank thành một trong tốp 2 ngân hàng Việt Nam “được lựa chọn” bởi các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân do có chất luợng dịch vụ tốt nhất và sáng tạo nhất. - Thứ 4, Phát triển Habubank trở thành một trong 3 ngân hàng được ngưỡng mộ/ tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý, môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo, linh hoạt khi môi trường kinh doanh thay đổi. - Thứ 5, gớp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước. 1.1.3 Chiến lược kinh doanh - Chiến lược khách hàng: Nhắm đến các cá nhân có thu nhập ổn định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế đa sở hữu, cổ phần hoá, các mô hình sản xuất mới, các tập đoàn kinh tế và ngành sản xuất mũi nhọn có ưu thế cạnh tranh cao và ổn định - Phát triển mạng lưới: nhắm đến các vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh…) và đa dạng hoá các hình thức kênh phân phối: Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, ATM và POS…đưa dịch vụ ngân hàng tiếp cận với mọi tầng lớp kinh tế và xã hội. - Chiến lược sản phẩm: đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả cao và rủi ro ít (như: sản phẩm thẻ, chuyển tiền nhanh, bảo lãnh, tư vấn tài chính…) để bổ sung sản phẩm tín dụng. - Chiến lược nguồn nhân lực: hết sức chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và cập nhật thông tin cho nhân viên (bình quân 25 khoá đào tạo mỗi năm) nhằm đảm bảo mỗi nhân viên có thể trở thành một chuyên gia tư vấn cho khách hàng. 1.1.4 Văn hoá Habubank Phát huy văn hoá Habubank với bản sắc “ Giá trị tích luỹ niềm tin” Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng được niềm tin thì mỗi cá nhân hay tổ chức đều phải liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống nhất trong toàn hệ thống của Habubank. Từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, chuyên viên tín dụng, giao dich viên cho đến nhân viên tạp vụ, tất cả đều có trách nhiệm tạo ra gía trị từ những công việc đang đảm nhiệm, dù giá trị đó là cốt lõi hay gia tăng, là giá trị kinh tế hay phi kinh tế, hữu hình hay vô hình. Thông qua gía trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được hiệu quả công tác và giá trị của chính bản thân mình. 1.1.5. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, tên viết tắt là Habubank, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. 1.1.6. Mô hình tổ chức Habubank hiện có mô hình cơ cấu tổ chức ít tầng báo cáo nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như để nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng. Hiện tại Habubank có 20 điểm giao dịch, kinh doanh nhiều loại hình ngân hàng như dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (kể cả tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối , quản lý tiền khách hàng), dịch vụ ngân hàng cá nhân (kể cả huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà) và các hoạt động đầu tư. Hội đồng quản trị + Ông Nguyễn Văn Bảng – Chủ tịch HĐQT + Ông Nguyễn Tuấn Minh – Phó chủ tịch HĐQT + Ông Nguyễn Đường Tuấn – Uỷ viên HĐQT + Bà Dương Thu Hà - Uỷ viên HĐQT + Ông Đỗ Trọng Thắng – Uỷ viên HĐQT Ban điều hành + Bà Bùi Thị Mai – Tổng giám đốc + Ông Đỗ Trọng Thắng – Phó tổng giám đốc, phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng. + Bà Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó tổng giám đốc, phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. + Bà Lê Thu Hương – Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh TP Hồ Chí Minh. + Bà Nguyễn Dự Hương – Phó tổng giám đốc phụ trách Ngân hàng cá nhân. 1.1.7 Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận đòi hỏi tiên quyết phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp và phải có chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Cơ cấu của Habubank do đó hoàn toàn đựơc tổ chức theo chiến lược phát triển do HĐQT đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro . Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao nhằm dễ thích ứng và dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Phó tổng giám đốc Marketing& dịch vụ NH tiêu dùng DVNH cá nhân DVNH Doanh nghiệp phát triển kdoanh Kiểm tra & xét duyệt tín cụng Cung ứng dịch vụ HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA NỘI BỘ Nguồn vốn Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc BAN ĐIỀU HÀNH HĐQT Tổng giám đốc Điều hành BAN KIỂM SOÁT UB QLÝ TSẢN UBCS T.DỤNG Rủi ro thị trường và thanh khoản Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động 1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh từ 2004 -2006 1.2.1 Huy động vốn Bảng 1. Tình hình huy động vốn tử 2004 - 2006 Đơn vị: triệu đồng Số dư NV huy động 2004 2005 2006 Số dư % tổng nguồn Số dư % tổng nguồn Số dư %tổng nguồn TG Tiết kiệm 1,689,345 45.31% 2,486,367 45.00% 3,595,212 30.77% TG khách hàng (cá nhân, tổ chức) 480,186 12.88% 609,908 11.04% 1,371,878 11.74% Huy động Liên ngân hàng 1,227,855 32.94% 1,806,110 32.69% 4,776,242 40.88% Tổng vốn huy động 3,397,386 91.13% 4,902,385 88.73% 9,743,332 83.39% (Nguồn báo cáo thường niên giai đoạn 2004 - 2006 của Ngân hàng Habubank) Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm: + Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.397,386 tỷ đồng. + Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.902,385 tỷ đồng, tăng 45,67 % so với năm 2004. + Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.743,332 tỷ đồng, tăng 98,76% so với năm 2005 Trong năm 2006, mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục mở rộng kết hợp với việc “chạy đua” về lãi suất . Bằng các biện pháp hữu hiệu, Habubank đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động trong năm như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với ngân hàng, mở thêm kênh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu… Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Habubank phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước, sau thời gian ngắn (10 ngày) toàn hệ thống huy động được 131 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2006. Kết quả này sẽ tạo đà cho năm 2007 phát triển thêm sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển của Habubank. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động từ tiết kiệm dân cư, Habubank cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, ngân hàng để tăng cường vốn huy động. Tổng vốn huy động của Habubank đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VND, tăng trưởng 98.76% so với năm 2005 (tương đương 4.841 tỷ đồng), trong đó huy động từ thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng 49.02%/ tổng vốn huy động. Trong năm 2006 Habubank vẫn tiếp cận được các nguốn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Dự án tài chính Nông thôn II – RDFII do Ngân hàng thế giới tài trợ. Chỉ số an toàn vốn Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của ngân hàng ( là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro). Điều 81- Luật các tổ chức tín dụng 12/1997 đã quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn này.Theo thông lệ Quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8%. + Năm 2004 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank là 8,44% + Năm 2005 tỷ lệ an toàn vốn là 8,89% + năm 2006 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank đạt 14%. Đây là chỉ số mà Habubank đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt nam. Đây cũng là một trong những tiêu chí chủ chốt để Ngân hàng Thế giới lựa chọn Habubank là một trong những ngân hàng giải ngân cho dự án với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của dự án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể ở các vùng nông thôn ở Việt Nam 1.2.2 Sử dụng vốn Cho vay khách hàng Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2004 - 2006 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng d nợ 2,362,461 100% 3,330,218 100% 6,087,385 100% Cho vay ngắn hạn 1,567,398 66.30% 1,032,368 69% 4,284,910 70.39% Cho vaytrung, dài hạn 795,243 33.70% 2,297,850 31% 1,802,475 29.61% (Nguồn báo cáo thường niên giai đoạn 2004 - 2006 của Ngân hàng Habubank) Cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong những năm vừa qua, theo đó nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng không ngừng tăng lên, để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, với tiêu chí phục vụ khách hàng, Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng vẫn là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm: + Năm 2004, tổng dư nợ cho vay của Habubank tăng trưởng tốt, đạt 2.362,641 tỷ đồng, vượt 48,03 % so với 2003. + Năm 2005, tổng dư nợ cho vay đạt 3.330,218 tỷ đồng, tăng 41 % so với năm 2004. Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức 1,1 % tổng dư nợ, là thước đo sát sao đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. + Năm 2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6.087,385 tỷ đồng, tăng 82.7 % so với năm 2005. Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, habubank còn tiếp tục đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6.087,385 tỷ đồng tăng 82.7 % so với năm 2005. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty cổ phần, TNHH chiếm 59.63%, dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm .26.45% bởi đây là những đối tượng khách hàng được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của Habubank . Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng. Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều Habubank luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2006, Habubank còn đẩy mạnh hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay, hoàn thiện các quy trình , quy chế, các quy định nội bộ để thống nhất phương thức quản lý tín dụng trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý. Vừa tăng cường công tác quản lý, áp dụng chính sách cho vay hợp lý, tuân thủ đúng quy định của Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước để quản lý rủi ro , vừa đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng chuyên nghiệp, nhạy bén ở mọi thời điểm là những yếu tố giúp Habubank luôn chủ động trong mọi tình huống. Mặc dù với tốc độ phát triển ngày càng cao của ngành ngân hàng nói chung và của Habubank nói riêng trong năm 2007 cũng như các năm tiếp theo, Habubank tự tin có thể đảm bảo sự bền vững trong hoạt động cho vay của mình, tiếp tục là ngân hàng có truyền thống hiệu quả, an toàn trong kinh doanh. Hoạt động đầu tư Đầu tư vào thị trường Liên ngân hàng và thị trường mở Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Habubank trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trường mở, Habubank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng trên các địa bàn mới như Cần Thơ, Long An, Thanh Hoá….và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều ngân hàng mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Doanh số giao dịch trên thị trường Liên ngân hàng tăng 3,2 lần so với năm 2005, đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ ngày. Ngoài ra, Habubank cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư. Trong năm 2006 Habubank đã được Bộ Tài Chính công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và đã kết hợp với Công ty chứng khoán Habubank bảo lãnh phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho Tập đoàn Vinashin. Kết quả thu lãi tiền gửi năm 2006 của ngân hàng đạt 422,56 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. Đầu tư chứng khoán Trong năm 2006 Công ty chứng khoán Habubank đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình và đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau: Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán Lưu ký chứng khoán Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán Môi giới chứng khoán Sau 9 tháng đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2006 tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại Habubank Securities là 1.500 tài khoản và tổng giá trị khớp lệnh là 2.000 tỷ VND. Mặc dù 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng Công ty chứng khoán Habubank đã kinh doanh có hiệu qủa cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Habubank Securities là 18,4 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2006, bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội và Hà Đông, Hà Tây. Tại địa bàn Hà Tây, Habubank là ngân hàng đầu tiên được mở đại lý. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt 3,634 tỷ USD , tăng 2 lần so với năm 2005. Lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đatj 1,17 tỷ VND, đạt117% kế hoạch . Ngân hàng đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Trạng thái của các ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. 1.2.3 Dịch vụ ngân hàng Bảo lãnh Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng , tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VND, tăng 69% so với năm 2005. Thanh toán Quốc tế Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng trong hoạt động Thanh toán Quốc tế của Habubank. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ Thanh toán của Hội đồng quản trị, toàn ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức doanh số Thanh toán Quốc tế và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động . Doanh số Thanh toán Quốc tế năm 2006 đạt 349,22 triệu USD , đạt 149% so với kế hoạch đầu năm , tăng 121% so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006 cũng là năm Habubank đạt được giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 dành cho ngân hàng có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng và sử dụng hiệu quả hạn mức L/C xác nhận tại các ngân hàng nước ngoài như: Citibank, SCB, SMVC, ANZ, BNP, Commonwealth, UOB, Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BFH, Fortis Bank… Thiết lập mã khoá giao dịch trực tiếp với hàng chục ngân hàng ở Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng. Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vùng lãnh thổ. Trong năm, Ngân hàng đã tạo ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái cấp vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu. Dịch vụ ngân hàng tự động Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2006 là năm Habubank tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể: Rà soát và kiểm tra lại các giao dịch thẻ Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24 Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ Triển khai dịch vụ SMS Banking, Phone Banking, Email Banking để hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thuận tiện trong tra cứu thông tin Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho chủ thẻ khi thanh toán tiền mua hàng hoá bằng dịch vụ thẻ của ngân hàng Phát hành loại thẻ Habubank QuickCard ( phát hành nhanh) cho các chủ thẻ, theo đó khách hàng có thể nhận the rngay sau khi đăng ký mà không cần phải quay lại ngân hàng lần nữa 1.2.4 Kết quả kinh doanh Habubank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước đánh giá là ngân hàng hoạt động ổn định, rõ nét ở báo cáo tài chính qua các năm hoạt động do công ty kiểm toán có uy tín trên thế giới kiểm toán và đánh giá. Bảng 3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2004 - 2006 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 05/04 (±%) 2006 06/05 (±%) Lợi nhuận trước thuế 60.466 103.097 70,5% 248.047 140,6% Lợi nhuận sau thuế 45.657 75.190 64,7% 185.193 146,3% (Nguồn báo cáo thường niên giai đoạn 2004 - 2006 của Ngân hàng Habubank) Lợi nhuận trước thuế của Habubank tăng nhanh chóng thể hiện tình hình hoạt động có hiệu quả của toàn hệ thống + Năm 2005 lợi nhuận trước thuế của Habubank đạt 103,097 tỷ đồng , tăng 70,5 % so với 2004 (tương đương 42,631 tỷ đồng) + Kết thúc năm tài chính 2006, Habubank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế 248,047 tỷ đồng, tăng 140,6 % so với 2005 ( tương đương 144,950 tỷ đồng) Phần II : Một số ý kiến đánh giá, nhận xét về tình hình hoạt động của ngân hàng Habubank và huớng chọn đề tài 2.1. Một số ý kiến đánh giá, nhận xét Qua 3 tuần thực tập tại Phòng Phát triển kinh doanh Hội sở chính Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, điều đầu tiên em học tập được là phong cách làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc các đạo đức nghề nghiệp: trung thành và chân thực, cẩn trọng và tận tâm, các anh chị luôn vui vẻ và quan tâm đến nhau. Một môi trường trẻ, năng động, sáng tạo đã tạo nên nét văn hoá riêng của Habubank. Ngoài ra , em đã hiểu được quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, phương châm hoạt động, mục tiêu, chiến lược kinh doanh… cũng như kết quả hoạt động chung của ngân hàng. Qua các tài liệu đã thu thập được em nhận thấy: Tất cả các thành viên của Habubank đã không ngừng cố gắng nỗ lực và đã đạt được những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng luôn tăng đặc biệt trong năm 2006, các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch từ 80 % đến 250 %. Lợi nhuận tăng trưởng một cách vững chắc. Lợi nhuận trước thuế và sau khi trích dự phòng đã được kiểm toán năm 2006 đạt 248 tỷ VNĐ, tăng 140% so với 2005 và vượt 45 tỷ so với kế hoạch. Kết quả kinh doanh đã tiếp tục phản ánh đúng mục tiêu chiến lược số 1 của Habubank: “ Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh nhằm tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông” Cơ cấu tài chính của ngân hàng luôn lành mạnh, thể hiện rõ rệt trong năm 2006: ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng với số vốn tự có đạt hơn 1.756 tỷ đồng, Habubank trở thành ngân hàng cổ phần có cấu trúc tài chính an toàn nhất Việt nam với mức thặng dư vốn cổ phần cao nhất trong hệ thống. Chỉ số an toàn vốn 2006 đạt 14% là chỉ số tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. Habubank đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Với các thành công đạt được của năm 2006, Habubank là một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam , được khách hàng ưa thích và được các tổ chức trong nước và Quốc tế ghi nhận. 2006 là năm thứ 8 liên tiếp Habubank được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, lần thứ 2 liên tục nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì những thành tích đạt được. Trong hơn 18 năm xây dựng và phát triển, Habubank đã rất nhiều lần nhận được công nhận của các đồng nghiệp là các tập đoàn tài chính toàn cầu trên thế giới như: Citigroup, HSBC,WachovinaBank…Và năm 2006, Habubank trở thành đại diện thứ 3 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được tạp chí The Banker – một tạp chí danh tiếng trên thế giới về lĩnh vực tài chính ngân hàng trao tặng giải thưởng: “Ngân hàng của năm 2006” Mặc dù số lượng nhân viên tăng trưởng cao hàng năm nhưng Habubank vẫn là ngân hàng đã duy trì được tỷ suất giữ gìn nhân viên rất cao trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ hơn 96% nhân viên gắn bó với ngân hàng trong nhiều năm liên tục. Thêm vào đó, năng suất làm việc đã không ngừng được nâng cao: năm 2005, bình quân 1 nhân viên Habubank làm ra 293 triệu VNĐ, năm 2006 tỷ suất này là 459 triệu VNĐ, tăng gấp 1,6 lần. Làm được điều này là vì Habubank đã đặt ra và làm theo chiến lược vô cùng quan trọng là “ Không ngừng nâng cao động lực và năng lực cán bộ . Habubank phải luôn là Ngân hàng đi đầu trong ngành ngân hàng trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho cán bộ của mình” Việc ra đời và hoạt động hiệu quả của công ty chứng khoán Habubank điều này một lần nữa khẳng định sự đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công ty chứng khoán Habubank mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006 nhưng đến thời điểm 31/12/2006 công ty đã có gần 1500 khách hàng với tổng giá trị khớp lệnh 9 tháng đạt trên 2000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đã được kiểm toán trong năm là 18,4 tỷ đồng. 2.2. Hướng chọn đề tài Gần đây, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam rất lớn, đặc biệt là trong tầng lớp trẻ, những người đã được đào tạo và có công việc ổn định. Cho vay mua nhà là một hoạt động có ý nghĩa, nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Thực tế, thời gian qua Habubank đã triển khai dịch vụ cho vay mua nhà. Tuy nhiên doanh số chưa được nhiều. Khó khăn chính của việc cho vay mua nhà là: trong rất nhiều trường hợp tính pháp lý của ngôi nhà mua đó không đủ điều kiện là tài sản thế chấp của ngân hàng, lãi suất vay còn cao so với những người có nhu cầu mua nhà thực sự bởi đây là nhóm đối tượng những người có thu nhập trung bình trở xuống. Thời hạn cho vay mua nhà của Habubank còn ngắn. Do đó vẫn tồn tại những khó khăn cho vay khó có thể trả được nợ cho ngân hàng. Hoạt động cho vay mua nhà của Habubank thời gian qua vẫn còn hơi rụt rè. Dư nợ xấu cho vay của Habubank thấp tuy nhiên doanh số cho vay không nhiều, đặc biệt là với một ngân hàng “ chuyên nhà ” như Habubank. Mà đây là một thị trường lớn, tiềm năng, hứa hẹn mang lại lợi nhuận lâu dài cho ngân hàng. Ngoài ra, Habubank cũng là một ngân hàng có doanh số cho vay các dự án lớn. Do vậy, em quyết định chọn hướng đề tài : + Đề tài 1: Mở rộng hoạt động tín dụng đối với sản phẩm mua nhà trả góp tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. + Đề tài 2 : Nâng cao chất lượng cho vay theo dự án tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Kết luận Thời gian thực tập tại Ngân hàng tuy chưa dài nhưng em cũng ít nhiều hiểu được các hoạt động của ngân hàng, hiểu được phần nào cách vận dụng lý thuyết vào thực tế.Trong báo cáo này, em đã nêu tổng hợp những vấn đề thấy được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Habubank và đưa ra một số hướng đề tài để viết chuyên đề tốt nghiệp. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo để em lựa chọn được đề tài phù hợp. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP Nhà HN (HabuBank).DOC
Luận văn liên quan