LỜI NÓI ĐẦU Thực tập cán bộ kỹ thuật là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại học Xây dựng cũng như của ngành Cấp thoát nước & MT nước. Thông qua các đợt thực tập giúp sinh viên làm quen được với môi trường công việc thực tế, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào trong công việc, qua đó biết cách sử dụng và bổ khuyết những kiến thức mà mình đã tích lũy trong nhà trường nhằm tiếp cận hiệu quả với công việc chuyên môn sau này Trong đợt thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường này, em được sự giới thiệu của trường về thực tập tại Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghệ Cấp thoát nước trực thuộc Công ty CP nước và môi trường Việt Nam - VIWASE số 5 Đường Thành. Trong quá trình thực tập em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các anh chị trong Trung tâm, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công tác sau này. Thông qua báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Trung tâm. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Khoa Kỹ thuật Môi trường, đặc biệt là thầy giáoThS. Nguyễn Hữu Hòa đã liên hệ giới thiệu em đến thực tập tại trung tâm, đã hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng báo cáo này của em còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, cô để em có thêm những kiến thức quý báu phục vụ cho đồ án tốt nghiệp và công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬPCÔNG TY CP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – VIWASE 2
I. CÔNG TY CP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - VIWASE. 2
1. Giới thiệu chung: 2
2. Hệ thống quản lý chất lượng: 4
3. Lĩnh vực hoạt động: 4
4. Cơ cấu tổ chức: 7
5. Nhân sự: 8
6. Năng lực tài chính: 8
II. NĂNG LỰC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG TY 8
1. Lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế. 9
2.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: 11
3.Chuyển giao công nghệ , tổng thầu Thi công xây lắp , đầu tư xây dựng các công trình Cấp thoát nước , Sản xuất kinh doanh Vật tư chuyên nghành Cấp thoát nước 12
III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CẤP THOÁT NƯỚC 13
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY 15
I. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15
II. TÌM HIỂU CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC Ở CÔNG TY 16
1. Nội dung chính cảu một báo cáo đầu tư một dự án cấp thoát 16
2. Danh mục bản vẽ của một hồ so thiết kế kỹ thuật thi công một mạng lưới đường 17
III. GIỚI THIỆU PHẦN TÌM HIỂU VỀ : TIỂU DỰ ÁN CẤP NƯỚC XÃ NGŨ PHÚC 18
1. Tài liệu được nghiên cứu: 18
2. Giới thiệu nội dung dự án nghiên cứu: 18
PHẦN III. THAM QUAN THỰC TẬP. 35
I. MỤC ĐÍCH 35
II. DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 35
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ cấp thoát nước - Công ty cp nước và môi trường Việt Nam - Viwase, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Tel. : (84-0241) 743 660 Fax: (84-0241) 743 660
Email: wecots@hn.vnn.vn
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn ( Saigon WEICO)
Số 179 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel. : (84-8) 820 7900 Fax: (84-8) 820 6090
Email: saigonweico@hcm.vnn.vn
- Tại Quảng Ninh:
Công ty TNHH Cấp nước Yên Lập, Quảng Ninh
Xã Minh Thành , huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
2. Hệ thống quản lý chất lượng:
VIWASE có chính sách không ngừng cải thiện hệ thống chất lượng với mục tiêu đặt ra là đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho các sản phẩm dịch vụ của công ty. Năm 2002, Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã được Tổ chức AFAQ – ASCERT INTERNATIONAL (Cộng hòa Pháp) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Công ty hiện đang thực hiện các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như : Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu á (ADB); Ngân hàng hợp tác phát triển hải ngoại Nhật Bản (JBIC) ; Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) ; Các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế như FINIDA ( Phần Lan) và nhiều tổ chức tài trợ khác.
VIWASE có đầy đủ khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện, từ quy hoạch tổng thể , lập báo cáo và dự án đầu tư đến thiết kế chi tiết và giám sát thi công ... cho các dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật. VIWASE có kinh nghiệm phong phú trong công việc tư vấn trên khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam.
3. Lĩnh vực hoạt động:
Các lĩnh vực hoạt động chính như sau:
3.1. Tư vấn đầu tư và xây dựng :
Tư vấn, tổng thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế, quản lý dự án các công trình cấp thoát nước, chất thải rắn và vệ sinh môi trường , bao gồm: lập và thẩm tra các báo cáo đầu tư, Dụ án đầu tư xây dụng công trình, hồ sơ thiết kế, tổng dự toán; Tư vấn đầu thầu và hợp đồng kinh tế về tu vấn , cây lắp , cung cấp thiết bị vật tư , thiết bị; Tư vấn quản lý dự án ; Tư vấn giám sát thi công , lắp đặt.
Nghiên cứu , lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập quy hoạch chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị , khu công nghiệp.
Khảo sát địa hình địa chất , địa chất công trình , địa chất thủy văn , môi sinh, môi trường , thí nghiệm không khí , đất và nước.
Thiết kế , lập tổng dụ toán và dự toán và thẩm tra thiết kế, tổng dự toán và dụ toán các công trình dân dụng và công nghiệp.
Thiết kế điện động lực, điện dân dụng , điện chiếu sáng, đường dây tải điện và trạm biến thế điện.
Quản lý thực hiẹn các dự án đầu tư xây dựng: Giám sát thi công xây dựng, kiểm tra chất lượng thiết bị , vật tu, thi công xây lắp, nghiệm thu , bàn giao thanh quyết toán các công trình xây dựng.
3.2. Đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, các công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
3.3. Nhận thầu thi công xây dựng , lắp đặt và cung ứng vật tư thiết bị cho công trình cấp thoát nước và công trình xử lý nước thải , các công trình dân dụng, công nghiệp , hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình điện , đường dây và trạm biến thế 35 KV; Tổng thầu thực hiện các dự án cấp thoát nước theo hình thức chìa khóa trao tay , Khoan khai thác nước ngầm.
3.4. Thiết kế chế tạo , sản xuất kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên nghành cấp thoát nước và môi trường.
3.5. Nghiên cứu khoa học , ứng dụng và chuyển giao công nghệ , đào tạo trong lĩnh vực chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
Trong quá trình nghiên cứu và cung cấp dịch vị tư vấn , Công ty đã kết hợp chặt chẽ các nhóm môi truờng , Khảo sát kỹ thuật , Xã hội học ... để cung cấp các thông tin đặc biệt và hỗ trợ các mhóm dự án khi cần thiết.
Công ty cung cấp các dịch vụ đa lĩnh vực và thực hiện thành công nhiều dự án quy mô lớn nhờ kinh nghiệm sâu rộng tích lũy được. Với các giải pháp kỹ thuật thực tế , VIWASE đã phát triển thành một công ty danh tiếng cùng với một đội ngũ chuyên gia am hiểu nhiều lĩnh vực đã thực hiện thành công nhiều dụ án lớn và phức tạp tại bất cứ nơi nào ở Việt Nam. Mặt khác , Coong ty cũng cung cấp các dịch vụ của cá nhân và đội ngũ ít người cho các dịch vụ chuyên gia ngắn hạn.
Với mỗi lĩnh vực hoạt động , Công ty đã cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ tư vấn thông qua việc thực hiện các dự án bao gồm các bước sau:
* Điều tra thăm dò
Bàn bạc giải quyết vấn đề , nghiên cứu sơ bộ và đánh giá tiềm năng phát triển , trình bày rõ ràng chính xác các khái niệm phát triển , chiến lược phát triển và kế hoạch trong tương lai , phê duyệt ban đầu dụ án , chuẩn bị kế hoạch cho các việc khảo sát tiép theo.
* Khảo sát hiện trường
Khảo sát địa hình , lập bản đồ , điều tra khí tượng và thủy văn , khảo sát địa chất và địa chất thủy văn , khảo sát nguồn nước ngầm , điều tra thổ nhưỡng , điều tra việc sử dụng đất , điều tra phân loại đất , điều tra giao thông , điều tra nhân khẩu , điều tra kinh tế xã hội , điều tra thị trường.
* Nghiên cứu và quy hoạch
Nghiên cứu quy hoạch tổng thể , nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.
* Trợ giúp trong việc chuẩn bị Dự án
Chương trình thục hiện và trợ giúp chuẩn bị tài chính.
* Bố trí các công việc và thiết kế
Thiết kế sơ bộ , nghiên cứu và khảo sát chi tiết , kiểm tra vật liệu , kiẻm tra mẫu , thiết kế kỹ thuật chi tiết, tính dự toán , kế hoạch thi công , chuẩn bị hồ sơ mời tuyển , hồ sơ mời thầu và tiêu chí kỹ thuật.
* Giám sát và quản lý , chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công
Trợ giúp trong việc đấu thầu và đàm phán ký kết hợp đồng , giám sát và quản lý thi công , chỉ dẫn kỹ thuật thi công , kiểm tra và thử nghiệm.
* Vận hành và bảodưỡng
Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng , kiểm tra chất lượng và đánh giá dự án.
* Đào tạo và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật:
Đào tạo nhân viên của dự án và chuyển giao kỹ thuật.
4. Cơ cấu tổ chức:
Hình 2-4: Cơ cấu tổ chức của VIWASE
§¹i héi
cæ ®«ng
héi ®ång
qu¶n trÞ
tæng gi¸m ®èc
Khèi s¶n xuÊt
gi¸n tiÕp
Phßng KÕ ho¹ch
Tæng hîp
Phßng Tµi vô
Phßng Kü thuËt
Khèi s¶n xuÊt
trùc tiÕp
XÝ nghiÖp
C«ng nghÖ
CTN
XÝ nghiÖp
TVCNMT
XÝ nghiÖp KD
KDCNCTN
XÝ nghiÖp
níc Nh Quúnh
Trung t©m T vÊn thiÕt kÕ CN CTN
Trung t©m T vÊn Ph¸t triÓn CNMT
XÝ nghiÖp TK KCCT HTKT
Trung t©m NC¦D KHCN CTN
XÝ nghiÖp
c¬ ®iÖn
Phßng Kinh tÕ – Dô to¸n
Phßng ThÝ nghiÖm CN CTN
XÝ nghiÖp
KSXD
Chi nh¸nh t¹i TP §µ N½ng
V¨n phßng ®¹i diÖn t¹i TP HCM
ban kiÓm so¸t
Phßng ThiÕt kÕ kÕt cÊu c«ng tr×nh
5. Nhân sự:
Hiện nay , số CBCNV của VIWASE là hơn 380 người trong đó trên 80% có trình độ đại học và trên đại học bao gồm các kỹ sư cấp thóat nước, môi trường, xây dựng, kiến trúc , điện, cơ khí và các nghành khác có kiên quan như địa chất, địa chất thủy văn , khảo sát , kinh té , hóa học, tin học v.v...
- Tiến sỹ, Thạc sỹ 24 người
- Kỹ sư cấp thoát nước và môi trường: 150 người
- Các ký sư chuyên nghành khác gồm Kỹ sư Xây dựng, Kiến trúc sư v.v...: 206 người
6. Năng lực tài chính:
Vốn điều lệ 21.000.000.000 VND
Trong đó:
- Vốn cố định: 7.785.000.000 VND
- Vốn lưu động 13.215.000.000 VND
Doanh thu các năm (Doanh thu tư vấn)
Năm
Doanh thu
1
2001
36.500.000.000 VND
2
2002
41.000.000.000 VND
3
2003
43.536.123.102 VND
4
2004
46.828.590.080 VND
5
2005
60.889.229.159 VND
II. NĂNG LỰC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG TY
VIWASE có kinh nghiệm toàn diện trong quản lý xây dựng và giám sát thi công cũng như phê duyệt , thẩm định, thiết kế và quản lý hợp đồng xử lý nước thải, xử lý nước cũng như phân phối và các dự án kiểm soát mức độ ô nhiễm nước.
Dưới đây là các lĩnh vực có tính chất và quy mô tương tự mà Công ty VIWASE đã và đang tham gia thực hiện:
1. Lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế
1.1. Cấp nước
VIWASE có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực cấp nước bao gồm:
Lập kế hoạch nguồn nước;
Lập kế hoạch cho lưu vực thu nước;
Bể chứa
Xử lý nước
Hệ thống cấp nước và phân phối;
VIWASE cung cấp các dịch vụ cho việc lập kế hoạch , thiết kế , khảo sát, phân tích và giám sát thi công các hệ thống cấp nước.
1.2. Thoát nước
Công ty có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu quy hoạch tổng thể thoát nước và tính toán thiết kế chi tiết các hệ thống thoát nước.
Các dự án mà Công ty đã tham gia thiết kế và giám sát thi công bao gồm:
Cải tạo và xây dựng mới cống thoát nước
Giảm sự rò rỉ vào/ra.
Giảm các rủi ro úng ngập.
Trạm bơm
Kênh dẫn và kênh xả
Cải tạo sông và mương thoát nước;
Cống qua đê, sân tiêu năng
Bể điều áp
Công ty hiểu và tận dụng đầy đủ các điều khoản tiết kiệm của chi phí cơ bản có thể tích lũy trong quá trình thực hiện, ví dụ các cấu kiện đúc sẵn và đường hầm nhỏ cho thi công thay cho các phương pháp thi công truyền thống đối với các công trình sử dụng bê tông cốt thép và các công trình cát qua và công trình che phủ.
Kinh nghiệm chuyên môn trong phân tích thủy lực giúp Công ty xác định chi phí hiệu quả nhất cho hệ thống thoát nước thải và phương án vận hành các hệ thống phức tạp bao gồm hệ thống cống kết hợp, cống nội bộ ,cống đôi và bể chứa.
1.3.Xử lý nước thải:
Công ty tham gia vào việc lập các nghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ , bao gồm việc đánh giá các quá trình xử lý được lựa chọn để đạt hiệu quả thoát nước thải , đạt tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Đặc biệt Công ty có kinh nghiệm trong việc so sánh chi phí cho các sự chọn lựa xử lý khác nhau nhằm xác định giải pháp kinh tế nhất.
Trong các thiết kế này chúng tôi đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng /nhà thầu . Sơ đồ bố trí các công trình được đưa ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công đạt hiệu quả cao.
Những dự án mà Công ty đã tham gia bao gồm:
Thiết kế các công trình mới
Mở rộng cho các công trình hiện có
Kỹ thuật xử lý
Quy trình mới và tiên tiến
Kiểm soát tiếng ồn và mùi
Các chiến lược và quy trình xử lý bùn
Với vai trò của một nhà thiết kế trong các hợp đòng thiết kế và xây dựng, Công ty đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết kế về xây dựng dân dụng, thủy lực , cơ khí và điện , đồng thời cũng nhận thức được mức độ chi tiết cần thiết nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ cho việc thi công.
1.4.Xử lý nước thải công nghiệp:
Công ty có các kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước và nước thải công nghiệp .Công ty đã tham gia các nghiên cứu và các dự án như sau :
Xử lý nước đẻ cung cấp các loại nước có chất lượng khác nhau để uống, làm lạnh , các loại nước công nghiệo có chất lượng cao , nước cất cho sản xuất chất bán dân;
Chứa và vận chuyển chất thải lỏng
Xử lý chất thải lỏng bao gồm các phương pháp xử lý như: trung hòa , lắng , xử lý cơ học và sinh học
Vận chuyển và xử lý bùn, bao gồm phương pháp phân hủy kỵ khí;
Chứa axid và kiềm, vận chuyển và trung hòa, bao gồm vận chuyển chất thải rắn trung hòa thu được;
Xử lý nước thải chứa kim loại nặng.
1.5.Quản lý chất thải rắn:
Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam:
Phân tích và khảo sát thị trường;
Nghiên cúu môi trường, lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi;
Khảo sát kỹ thuật và khảo sát nhà máy;
Thiết kế sơ bộ cho nhà máy và các thiết bị;
Chuẩn bị tiêu chí kỹ thuật
Đánh giá hồ sơ thầu;
Thiết kế kiến trúc và phong cảnh
Thiết kế kết cấu và xây dựng;
Giám sát thi công và chạy thử;
Công ty tham gia nhiều lĩnh vực thuộc quản lý chất thải rắn tập trung bao gồm trung chuyển, bãi chôn , thiêu hủy và các phương án xử lý rác khác. Công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghànhvà lập quy hoạch xây dựng các nhà máy hủy rác tập trung.
Kinh nghiệm điều tra ảnh hưởng tới môi trường của các quy trình công nghệ trong việc thu gom xử lý chất thải rắn của Công ty được đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh môi trường thế giới được quan tâm nhu hiện nay.
2.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:
VIWASE chú trọng công tác nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ , đã chủ trì nghiên cứu các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ trong chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
VIWASE là đơn vị chủ trì nghiên cứu doạn thảo các quy hoạch tổng thể , định hướng , chiến lược cho nghành như:
Quy hoạch cấp nước cho các đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Định hướng phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Định hướng phát triển Thoát nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Chiến lược môi trường xây dựng;
Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều dự án cấp thoát nước và môi trường đưa đến hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội .Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng kịp thời thông qua các dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công thựcnghiệm .
Công ty đã và đang triển khai một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị, công nghệ xử lý nước thải , chất thải rắn và cấp thoát nước nông thôn. Một số đề tài được triển khai nghiên cứu trong năm 2001 như: Nghiên cứu chương trình quản lý mạng lưới khách hàng; Xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp rác thải rắn đô thị ...
3.Chuyển giao công nghệ , tổng thầu Thi công xây lắp , đầu tư xây dựng các công trình Cấp thoát nước , Sản xuất kinh doanh Vật tư chuyên nghành Cấp thoát nước:
Bên cạnh công tác tư vấn khảo sát thiết kế , nghiên cứu khoa học , VIWASE đã và đang thục hiện nhiều dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ , sản xuất và cugn ứng thiết bị , vật tư chuyên nghành cấp thoát nước.
Một trong những trọng tâm phát triển của Công ty là đầu tư xây dựng các công trình Cấp nước quy mô vừa và nhỏ phục vụ các khu công nghiệp, thị trấn thị tứ theo hình thức BOO ( Xây dựng – Vận hành – Sở hữu); BT ( Xây dụng – Chuyển giao) ; BOT ( Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao).
Hiện nay Công ty đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống Cấp nước Từ Sơn Bắc Ninh theo hình thức BOO, công suất 20.000 m3/ngđ, Hệ thống cấp nước đô thị Văn Lâm và khu công nghiệp Như Quỳnh , tỉnh Hưng Yên theo hình thức BOO , Hệ thống cấp nước Yên Lập , tỉnh Quảng Ninh...
Đến nay Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước Từ Sơn đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 7000 m3/ngđ và đang vận hành khai thác , cung cấp nước sạch cho khoảng 1000 hộ dân
III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CẤP THOÁT NƯỚC
Giám đốc trung tâm: Đỗ Đình Trì
Phó giám đốc trung tâm: Nghuyễn Huy Khôi
Các lĩnh vực mà trung tâm tham gia:
Cung cấp trọn gói hoặc một phần dịch vụ tư vấn, thiết kế các dự án về cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường theo HĐKT của Công ty ký với khách hàng và sự phân công của Ban Giám đốc Công ty:
Tư vấn đầu tư,lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và lập tổng dự toán hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường của các công trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Thẩm đinh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và thẩm định thiết kế các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
Lập báo cáo, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các khu đô thị và vệ sinh môi trường.
Tư vấn đấu thầu;
Tư vấn thủ tục xây dựng;
Thẩm tra dự án và thiết kế;
Quản lý dự án;
Thiết kế;
Giám sát tác giả và tham gia công tác nghiệm thu tại công trường với Chủ đầu tư.
Nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, thử nghiệm các thiết bị xử lý nước, xây dựng thực nghiệm các công trình và vệ sinh theo công nghệ mới.
Chủ trì hoặc tham gia lập hồ sơ dự thầu của Công ty về các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường.
Thi công xây lắp, chuyển giao công nghệ các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường.
Các việc khác do Ban Giám đốc Công ty giao.
Các dự án mà Trung tâm đã và đang tham gia mà em được biết:
-Dự án thiết kế nhà máy nước Sông Đà
-Tiểu dự án cấp nước 7 xã tỉnh Hải Dương
- Dự án cấp nước 4 thị trấn tỉnh Hải Dương
- Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu phố cổ Hà Nội
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
Chủ trương đầu tư
Quy mô công trình, Tổng vốn đầu tư, Nguồn vốn
Trình duyệt
Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền
Xem xét và phê duyệt
Lập dự án đầu tư
Lập báo cáo
Thiết kế cơ sở
Kế hoạch đấu thầu
Trình duyệt
QĐ. Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền
Phê duyệt dự án
Phê duyệt kế hoạch
Thiết kế và lập dự toán
Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
Thiết kế bản vẽ thi công
Thẩm tra và thẩm định
QĐ. Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền
Phê duyệt thiết kế
Cấp phê duyệt
Đấu thầu
Lập hồ sơ mời thầu
Bán hồ sơ mời thầu
Nộp hồ sơ dự thầu
Đánh giá HSDT
QĐ. Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền
Phê duyệt HSMT
Phê duyệt kquả đánh giá HSMT
Thương thảo và ký hợp đồng
Thương thảo hợp đồng
Ký HĐ với nhà thầu trúng thầu
Cấp có thẩm quyền
Phê duyệt
Thi công xây lắp
Nhà thầu thi công
Giám sát thi công của chu đầu tư
Bàn giao đưa công trình vào sử dụng
Quyết toán công trình
Lập hồ sơ quyết toán
Kiểm tra quyết toán
Bản vẽ hoàn công
I. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
II. TÌM HIỂU CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC Ở CÔNG TY
1. Nội dung chính cảu một báo cáo đầu tư một dự án cấp thoát
I/ Phần Mở Đầu trình bày:
+ Lý do, sự cần thiết phải lập dự án
+ Những căn cứ lập dự án
+ Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án
II/ Điều kiện tự nhiên và tình hình hiện trạng:
Nêu rõ điều kiện tự nhiên và tình hình hiện trạng của địa phương - nơi thực hiện dự án, và nêu rõ những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và đời sống của khu vực đó khi thực hiện và sau khi hoàn thành dự án.
III/ Các tiền đề phát triển đô thị
Các quan hệ liên vùng hình thành và phát triển
Tính chất của đô thị
Cơ sở kinh tế, kỹ thuật phát triển đô thị
Quy mô dân số và lao động xã hội
Quy mô đất đai xây dựng đô thị
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu phát triển đô thị
IV/ Những định hướng phát triển và số liệu thiết kế
Những đồ án đã và đang nghiên cứu trên địa bàn khu vực
Định hướng phát triển chính trong quy hoạch chung
Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
V/ Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Chuẩn bị kỹ thuật
- Nguyên tắc thiết kế
- Các chỉ tiêu tính toán
- Giải pháp thiết kế: San nền, thoát nước mưa, khối lượng và kinh phí
Quy hoạch cấp nước
+ Cơ sở thiết kế
+ Các số liệu tính toán
+ Giải pháp thiết kế
Tính toán các nhu cầu dùng nước
Xác định nguồn nước
Thiết kế nguồn ống cấp nước
Khối lượng và kinh phí
Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
+ Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế
+ Quy hoạch thoát nước bẩn
+ Quy hoạch vệ sinh môi trường
VI/ Xây dựng đợt đầu
Nguyên tắc thiết kế
Nội dung xây dựng đợt đầu
+ Khu vực xây dựng
+ Nội dung xây dựng
Chuẩn bị kỹ thuật
Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn
Các dự án cần được nghiên cứu để hỗ trợ cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực hoạt động
VII/ Tính toán chi phí dư án, phân tích tài chính
VIII/ Quản lý và thực thi dự án
IX/ Tác động của dự án
X/ Kết luận và kiến nghị
2. Danh mục bản vẽ của một hồ so thiết kế kỹ thuật thi công một mạng lưới đường
I/ Các bản vẽ tổng thể
- mặt bằng tổng thể
- mặt bằng vị trí các bản vẽ trắc dọc
II/ Tuyến ống chuyên tải
Các bản vẽ mặt bằng, trắc dọc tuyến ống
III/ Trạm bơm (chuyển tiếp, tăng áp…)
- bản vẽ công nghệ
- bản vẽ kết cấu
- bản vẽ điện
- bản vẽ san nền
IV/ Các bản vẽ chi tiết
- hố van, đồng hồ, van xả khí, van xả cặn
- gối đỡ…
III. GIỚI THIỆU PHẦN TÌM HIỂU VỀ : TIỂU DỰ ÁN CẤP NƯỚC XÃ NGŨ PHÚC
1. Tài liệu được nghiên cứu:
Thuyết minh thiết kế cơ sở - phần công nghệ- tính toán các hạng mục công trình
Tập bản vẽ thiết kế cơ sở-mphần công nghệ- tính tóan các hạng mục công trình
2. Giới thiệu nội dung dự án nghiên cứu:
I. Nội dung dự án
1.1 Nội dung hồ sơ thiết kế
Công suất thiết kế 800 m3/ngày. Trạm xử lý hoạt động 24/24h
Q = 800 m3/ngày = 33,34 m3/h = 0,0093 m3/s
Công suất khai thác nước thô 800m3/ngày.
Q = 800 m3/ngày = 33,34 m3/h = 0,0093 m3/s
Các hạng mục công trình gồm :
- Xây dựng hố thu nước và trạm bơm cấp I
- Lắp đặt đường ống nước thô dẫn nước từ sông Rạng về trạm xử lý.
-Trạm xử lý nước mặt bao gồm các công trình sau:
+ Thiết bị trộn kiểu vành chắn áp dụng nguyên lý chênh áp và dòng chảy rối
+ Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy .
+ Bể lọc nổi
+ Bể lọc cát
+ Bể chứa dung tích W=150m3, xây dựng bằng bê tông cốt thép.
+ Nhà hoá chất và nhà Clo
+ Điện động lực, điện chiếu sáng
+ Đường ống kỹ thuật và nhà quản lý
1.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt.
Nước nguồn ® Công trình thu ® Trạm bơm cấp I ® Chất keo tụ (phèn) ® Thiết bị trộn ® Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy® Bể lọc vật liệu nổi à Bể lọc cát ® Khử trùng (clo ) ® Bể chứa nước sạch ® Trạm bơm cấp II ® Mạng ống truyền dẫn và phân phối.
II. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ VẬT TƯ THIẾI BỊ.
2.1 Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới bên ngoài nhà và công trình TCVN 33-2006.
- Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ Bộ Y tế , ngày 18 tháng 4 năm 2002.
- Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCVN 5574-91.
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động 2737-95.
2.2 Tiêu chuẩn vật tư thiết bị.
Tiêu chuẩn chung là ISO, BS, AISI, ASTM, SUS hoặc AWWA và các tiêu chuẩn khác tương đương, được sản xuất trong nước hoặc nhập ngoại. Cụ thể cho từng loại vật tư thiết bị như sau:
Ống và phụ kiện bằng thép hàn.
Ống là loại thép đen hàn xoắn theo tiêu chuẩn BS 534, bên ngoài phủ bitum, bên trong láng Epoxy.
Áp lực làm việc 6 bar.
Ống và phụ kiện bằng nhựa uPVC.
Là loại một đầu bát, một đầu trơn, nối gioăng cao su, ống và phụ kiện theo tiêu chuẩn ISO 4422:1996 (TCVN 6151:2002) hoặc tương đương.
Áp lực làm việc 6 bar.
Ống và phụ kiện bằng nhựa HDPE.
Là loại ống nhựa đen theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E), độ dày ống và phụ kiện theo DIN 8074:1999
Áp lực làm việc 6 bar.
Ống và phụ kiện PPR
Là loại ống nhựa theo tiêu chuẩn DIN 8077:1999
Áp lực làm việc 6 bar.
Mối nối mềm.
Khoảng cách lắp đặt từ 40-100 mm.
Miếng đệm bằng cao su đàn hồi EFDM.
Vỏ bọc POLYME chống ăn mòn.
Áp lực làm việc 6 bar.
Mặt bích cho đường ống và phụ kiện.
Mặt bích cho đường ống và phụ kiện theo tiêu chuẩn BS 4504, phần 3.1 và 3.2, khoan lỗ theo PN6
Áp lực làm việc 6 bar.
Gioăng cho mối nối mặt bích.
Thuộc loại vòng-bu lông-bên trong, kích thước gioăng theo tiêu chuẩn BS 4865 phần 1.
Gioăng phải được chế tạo từ vật liệu được quy định trong các điều khoản của tiêu chuẩn BS 2494 đối với các vòng loại W.
Van.
Van cổng theo tiêu chuẩn ISO 5996. Thân van bằng gang theo BS 1452, phủ epoxy tĩnh điện, trục chính bằng thép không rỉ, nêm và vành đai ép đồng thau theo BS 2874, miếng đệm bằng cao su đàn hồi. Trục, bu lông, đai ốc bằng thép không rỉ. áp lực làm việc 6 bar.
Van bướm vận hành bằng tay: Nhìn chung theo tiêu chuẩn BS 5155. Thân van bằng gang liền khối với chân đế tròn của cánh van, phủ epoxy tĩnh điện. Thân trụ bằng thép không rỉ với PTFE hoặc sơn bịt với các vòng bi tự bôi trơn. Đĩa van bằng thép không rỉ, có khả năng quay 900. Trục van bằng thép không rỉ. áp lực làm việc 6 bar.
Van 1 chiều cho trạm bơm nước sạch: Là van đĩa loại waphơ, áp lực làm việc 6 bar.
Van xả khí: Là loại có ren trong, nối mặt bích. Thân và nắp bằng gang theo BS 1452 hoặc BS 2789. Cơ cấu liên động nội bộ và phao bằng thép không rỉ. Áp lực làm việc 6 bar.
Van bi: Theo BS 5159. Thân bằng đồng thau, bi được chế tạo từ gang được phủ bằng vật liệu không bị ăn mòn phù hợp hoặc đồng thau.
Đồng hồ lưu lượng kiểu cơ.
Mặt bích khoan lỗ theo PN6, vỏ tối thiểu phù hợp IP65.
Xi măng.
Do các công ty xi măng của Việt Nam sản xuất, đảm bảo chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260-1997 hoặc ISO, đạt mác PC30.
Thép xây dựng.
Được sản xuất bởi các đơn vị trong nước hoặc liên doanh có uy tín.
Vật liệu xây dựng khác.
Như cát, đá, sỏi… được sản xuất tại địa phương hoặc khu vực lân cận, có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN.
Quy định quản lý chất lượng.
Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Định mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
Đơn giá xây dựng cơ bản thành phố Hải Dương ban hành tháng 12/2006 của UBND tỉnh Hải Dương.
Thông báo giá vật liệu xây dựng, các vật tư thiết bị chuyên ngành CTN tại thành phố Hải Dương số 563/TCXD/TBVL-LS ngày 27/3/2007 của liên Sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Hải Dương.
Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 1242/1999/QĐ-BXD ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng.
Định mức dự toán cấp thoát nước ban hành theo quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 4/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tổng hợp kinh phí: theo thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng.
Chi phí khác áp dụng theo quyết định số 10/2005/QĐ-BXD và số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây Dựng.
Tài liệu khảo sát địa hình, khoan khảo sát địa chất công trình
Xem chi tiết trong báo cáo khảo sát địa hình, địa chất
III. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH.
3.1 Tính toán trạm bơm nước thô và hố thu nước.
Hố thu nước:
Công trình bố trí ngoài tại bờ sông Rạng, tại thửa đất số 1214 tờ bản đồ số 07. Hố thu nước xây dựng kết hợp với trạm bơm cấp I
Cốt mực nước cao nhất: +4,08m
Cốt mực nước thấp nhất: +0,97m.
Cốt mặt đất tại vị trí đặt trạm bơm: +2,00m ( cốt hiện trạng )
Lắp đặt 2 ống tự chảy dẫn nước về hố thu, đường kính mỗi ống tự chảy DN=125mm, V=0.76m/s, 1000i = 8.34m/km với L = 40m thì tổn thất áp lực là h = 0,34 m. Ống đặt dốc về ngăn thu với độ dốc i=1%. Bình thường chỉ thu nước qua 1 ống để tránh lắng cặn sẽ vận hành 2 ống luân phiên nhau.
Tiết diện họng thu nước được tính theo công thức:
F=k*Q/v, trong đó:
Q: Lưu lượng cần thu, (m3/s).
v: Vận tốc qua cửa thu, v < 0,6 m/s.
k: Hệ số thu hẹp diện tích do lưới hoặc song chắn, k=1,5-1,6
F= 1,6*800/ (0,45*24*3600) = 0,033m2.
Kích thước họng thu: DN = 250 (mm). Tại cửa họng thu nước có lắp song chắn rác với tiết diện thanh chắn d=10mm, khoảng cách giữa các thanh là 50mm. Họng thu được đặt dưới mực nước thấp nhất 0.8m, có trụ đỡ. Hố thu nước có kích thước mặt bằng axb =3,0m x 2,0m chia làm 2 ngăn, một ngăn lắng và một ngăn hút. Chiều sâu hố thu nước H=5,95m (Trong đó phần chìm so với mặt đất hiện trạng là 3,10m, và phần xây dựng nổi là 2,80m). Cửa thu giữa 2 ngăn có kích thước 0.8 x 0.8m, có lắp lưới chắn rác.
Trạm bơm nước thô.
Công suất tính toán Qtt = 33,34m3/h, chọn hai máy bơm một chạy và một dự phòng.
Áp lực cần thiết của máy bơm được tính :
H= HĐL + HDD + HCB + HTD
Trong đó :
* HĐL- Chênh cao giữa cao độ thấp nhất của mực nước trong hố thu và cao trình mực nước trong bể phản ứng,
HĐL= 5,0m +3,9m=8,9m.
* Tổn thất áp lực trên ống dẫn HDD= 1,84 . 1,2 = 2,2 m.
1,2 : là hệ số kể đến tổn thất áp lực cục bộ trên tuyến.
* HCB- Tổn thất áp lực cục bộ trong trạm bơm HCB= 2,5m.
* HTD- Áp lực tự do, bao gồm:
Tổn thất áp lực tại đầu vòi phun: 0,5m
Tổn thất áp lực qua thiết bị trộn: 1,5m
áp lực tự do tại đầu vòi vào ngăn phản ứng: 2m
Vậy HTD = 2+0,5+1,5 = 4,0m.
H= 8,9+ 2,2 + 2,5+ 4,0m = 17,6 (m)
Chọn máy bơm trục ngang kiểu máy bơm thuỷ lợi để chống mài mòn, tăng tuổi thọ và an toàn cấp nước, máy có thông số kỹ thuật Q= 34m3/h, H= 20m, HO= 6m, N=7,5 Kw. Lắp đặt 2 máy, 1 máy chạy và 1 máy dự phòng. Lắp đặt két nước trên mái để mồi bơm và nên bố trí bơm rò rỉ.
Xây dựng trạm bơm cấp I có kích thước mặt bằng: a x b=4,0m x 3,8 m. Trạm bơm I cần được tôn nền lên cao trình +4,5m, cao hơn so với mực nước cao nhất 0,5m để tránh bị ngập nước vào mùa lũ.
Cấp điện trạm bơm I
Điện cấp cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô có thể lấy từ trạm biến áp 320KVA/35-0,4; khoảng cách từ nguồn cấp điện đến trạm xử lý là 50m. Nguồn điện này do Sở điện lực tỉnh Hải Dương quản lý. UBND xã Ngũ Phúc có trách nhiệm cấp nguồn điện đủ công suất cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô cũng như việc lo toàn bộ thủ tục để đấu điện theo như cam kết của xã.
3.2 Tính toán ống nước thô.
+ Ống hút của trạm bơm nước thô: Tuyến ống nước thô được tính với công suất Qtt = 0,0093m3/s hay Qtt = 9,3 l/s. Lắp đặt ống có đường kính DN 150, V= 0,53m/s, 1000i = 3,28 m/km với chiều dài ống hút là 12,5 m, tổn thất áp lực dọc đường trên ống hút là Hw= 0,04m.
+ Ống đẩy: Với công suất Qtt = 0,0093m3/s hay Qtt = 9,3 l/s. Lắp đặt ống đường kính DN 125mm, V= 0,76m/s, 1000i = 8,58 m/km với chiều dài tuyến L= 210m, tổn thất áp lực dọc đường trên tuyến Hw= 1,8m.
Vật liệu sử dụng cho tuyến ống nước thô là ống thép hàn.
3.3 Công trình xử lý.
a. Thiết bị trộn phèn.
Trước khi vào bể lắng, nước được trộn với dung dịch phèn trong đường ống bằng thiết bị trộn vành chắn, tổn thất cục bộ qua thiết bị là 0,3m-0,4m.
Tiết diện vành chắn xác định theo công thức :
F1
m1 = -----------
F2
2gm2 h
m1 = { -------------------- + 1}
V12
với : m= 0,8 ; h = 0,3 ; V1 = 0,76m/s .
F1 0,012
m1 = 7,52 à F2 = -------- = ------------- = 0,0026m2 .
m1 7,52
Rvành = 0,025m .
Chọn đường kính lỗ vành chắn là : d =50mm .
Dung dịch phèn được cho vào trước vành chắn khoảng cách L ≥ 30cm bằng ống uPVC DN21mm nhờ máy bơm định lượng.
b. Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng.
Công suất tính toán : Q = 33,34 m3/h.
Thiết kế bể lắng đứng có ngăn phản ứng trung tâm
Số lượng bể lắng đứng : n = 2 bể
Vận tốc nước dâng trong bể lắng đứng : Vtt = 0,53 mm/s
Hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể : b = 1,5.
Thời gian phản ứng : t = 19 phút.
Diện tích tiết diện ngang vùng lắng:
Chiều cao vùng lắng chọn, HL = 2,7m.
Chiều cao ngăn phản ứng: Hp.ư = 0,9 HL = 2,4m
Diện tích ngăn phản ứng:
Đường kính ngăn phản ứng : D = 1,7m à Fpư = 2,27 m2
Nước được phân phối vào ngăn phản ứng qua hệ thống vòi phun. Đường kính miệng vòi phun d = 32(mm) với vận tốc nước phun v=2,89m/s.
Tổn thất áp lực tại vòi phun:
h=0,06v2 = 0,06 x 2,892 = 0,5 (m)
Nước đi vào ngăn phản ứng qua ống phun theo hướng tiếp tuyến. Dưới ngăn phản ứng dùng tấm chắn hướng dòng bằng gỗ làm triệt tiêu chuyển động xoáy của nước.
Xác định kích thước bể lắng:
Tổng diện tích của 1 bể lắng là F = FL+ Fp.ư = 13,1+ 2,27 = 15,37m2.
Kích thước bể lắng đứng: axb= 4,0m x 4,0m.
Chiều cao phần chứa và ép cặn Hc =2,8m
Tổng chiều cao của bể lắng là:
H = HL + Hc + Hbv.
Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv =0,4m.
H = 2,7m + 2,8m + 0,4m = 5,9m.
Để thu nước đã lắng dùng hệ thống máng vòng xung quanh thành bể. Lấy tiết diện máng: BxH=0,2m x 0,3m. Máng có khoan lỗ D32 để thu nước sau lắng, khoảng cách giữa các lỗ khoan a=0,2m.
Phần chứa và ép cặn của bể lắng phải xây dựng thành hình chóp với góc tạo thành giữa các tường nghiêng 60°.
Thể tích phần chứa cặn : Wc=18,5m3
Xả cặn bằng thuỷ lực, khi xả cặn bể lắng hoạt động bình thường. Thời gian giữa 2 lần xả cặn T tính bằng giờ (h) xác định theo công thức:
Trong đó:
Wc: Dung tích phần chứa cặn của bể, WC = 18,5 m3.
N : Số lượng bể lắng, N = 2
q: Lưu lượng tính toán, q = 33,34 (m3/h)
d: Nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt, tính bằng g/m3 tuỳ theo hàm lượng cặn trong nước và thời gian chứa cặn trong bể. Với hàm lượng cặn trong nước là 120mg/l thì nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt là 20000 g/m3.
C: Nồng độ cặn trong nước đưa vào bể lắng tính bằng g/m3 xác định theo công thức:
C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l)
Trong đó:
+ Vào mùa khô:
Cn: Hàm lượng cặn nước nguồn, Cn = 120(mg/l).
P: Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, p = 32(g/m3).
K: Hệ số với phèn sạch lấy = 0,5.
M: Độ mầu nước nguồn tính bằng độ (thang màu platin-côban), M = 24 (TCU)
m: Hàm lượng cặn sau khi lắng, m=10 mg/l.
Vậy:
C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l)
= 120 + 0,5x32 + 0,25x24 = 142 (mg/l).
Thời gian giữa 2 lần xả cặn :
Thời gian giữa 2 lần xả cặn vào mùa khô là 7 ngày.
+ Về mùa lũ:
Cn: Hàm lượng cặn nước nguồn, Cn = 1200(mg/l).
P: Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, p = 70(g/m3)
K: Hệ số với phèn sạch lấy = 0,5.
M: Độ mầu nước nguồn tính bằng độ (thang màu platin-côban), M = 24(TCU)
m: Hàm lượng cặn sau khi lắng, m= 10 mg/l.
Vậy:
C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l)
= 1200 + 0,5x70 + 0,25x24 = 1241(mg/l)
Thời gian giữa 2 lần xả cặn :
Thời gian giữa 2 lần xả cặn vào mùa lũ là 3 ngày.
Ống xả cặn bể: Dùng ống thép DN200.
Thời gian xả cặn t=10 phút,
Xây dựng 2 bể lắng bằng bê tông cốt thép hợp khối với bể lọc nổi và bể lọc cát có kích thước như sau:
B x L x H = 4,0m x 4,0m x 5,9m
Dẫn nước từ bể lắng sang bể lọc đợt I dùng ống thép DN100, bố trí thêm 01 van chặn .
c, Khối bể lọc nước
Khối bể lọc đợt 1 (Bể lọc nổi): Xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Các chỉ số kỹ thuật như sau:
- Công suất tính toán : Q = 33,34m3/h.
- Dùng vật liệu lọc là hạt nhựa lọc nổi: dtd=1,2 ¸ 2mm.
- Chiều cao lớp vật liệu lọc nổi là Hvll = 1,3 m
- Vận tốc lọc trung bình Vtb= 3,3 m/h
- Tốc độ lọc tăng cường (khi dừng 1 bể để rửa) Vtc = 6,6 m/h
- Cường độ rửa lọc q=14l/s-m2 thời gian xả rửa lọc là 3 phút, tổng thời gian rửa lọc là 6 -8 phút, chu kỳ rửa lọc vào mùa khô là 1 lần/ngày. Chu kỳ rửa lọc vào mùa lũ là 2-3 lần/ngày.
Xây dựng 2 bể lọc đợt 1 bằng BTCT có kích thước trên mặt bằng BxL=2,3m x2,2m hợp khối với khối bể lọc đợt 2 . Dùng khung và lưới Inox để đỡ lớp vật liệu lọc ở phía dưới. Để chặn lớp vật liệu nổi ở phía trên dùng tấm thép bản. Trên tấm thép bản có sườn tăng cứng và có gắn măng sông thép lắp đặt các chụp lọc nhựa ( lắp ngược ) với số lượng chụp lọc là 45-50 cái/m2.
Chiều cao của bể lọc nổi được xác định theo công thức.
H = Hvll + Hn + Hgn + Hbv+ Hkc
Trong đó:
Hvll: Chiều cao lớp vật liệu lọc, Hvll = 1,3m
H gn : Chiều cao giãn nở vật liệu lọc khi rửa, H gn = 0,6m
Hn : Chiều cao lớp nước trong bể, Hn = 1,5m.
Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv = 0,4m
Hkc : Chiều cao khoang chứa nước, Hkc = 0,8 m
H = 1,3 + 0,6 + 1,5 + 0,4 + 0,8 = 4,6m.
Thu nước sau lọc dùng mương với kích thước:BxH= 200mm x 300mm
Rửa lọc bằng nước thuần tuý với cường độ rủa lọc q=14l/s-m2. Nước rửa lọc dùng bằng nước thô. Ống thu nước rửa lọc đặt phía đáy bể, đường kính ống xả nước rửa lọc DN=200mm. Van xả rửa lọc dùng loại van đóng mở nhanh 900. Tổng lượng nước cho 1 lần rửa lọc là 12,75m3. Để cấp nước rửa bể lọc lấy nước lọc từ ngăn lọc bên cạnh, đặt cửa xả nước BxH = 200x200. Tại cửa này đặt van tường để đóng mở khi cần thiết ngừng hoạt động một ngăn lọc.
Khối bể lọc đợt 2 (Bể lọc cát): Xây dựng bằng bê tông cốt thép, hợp khối với bể lọc đợt I
Các thông số kỹ thuật như sau:
Công suất tính toán : Q = 33,34m3/h.
Dùng vật liệu lọc là cát thạch anh có các thông số sau:
Đường kính hạt nhỏ nhất: d1 = 0,5mm
Đường kính hạt lớn nhất : d2 = 1,25mm
Đường kính hiệu dụng : d10= 0,6 – 0,7mm.
Hệ số không đồng nhất : K = 1,5 – 1,7
Chiều cao lớp cát lọc thạch anh: Hvll = 1,0 m
Chiều cao lớp sỏi đỡ H s = 0,15 m, đường kính cỡ hạt dtd =2¸4mm
Dưới lớp sỏi đỡ là sàn chụp lọc với số lượng chụp lọc 45¸50 cái trên 1m2 diện tích công tác của bể lọc.
Vận tốc lọc trung bình Vtb= 5,0 m3/m2.h.
Vận tốc lọc tăng cường : Vtc = 7,5 m3/m2.h.
Diện tích bể lọc được xác định theo công thức
Trong đó :
Qtt: công suất tính toán, Qtt = 800m3/ngày
T: thời gian làm việc của bể trong ngày, T=24h
W: cường độ rửa nước, W= 16 l/s.m2.
t1 : thời gian rửa lọc là 6 phút, t1=0,1 h
t2 : thời gian ngừng bể lọc để rửa, t2= 0,35 h
a: số lần rửa bể trong một ngày, a=1.
Xây dựng 3 ngăn lọc, diện tích mỗi ngăn là :
Chọn kích thước mỗi ngăn lọc là axb =1,4m x 1,7m.
Chiều cao của bể lọc được xác định theo công thức.
H = Hvll + H sđ + Hn + Hs + Hbv+ Hkc
Trong đó:
Hvll: Chiều cao lớp vật liệu lọc, Hvll = 1,0m
H sđ : Chiều cao lớp sỏi đỡ, H s = 0,15m
H s : Chiều cao sàn chụp lọc, H s = 0,15m
Hn : Chiều cao lớp nước trong bể, Hn = 2,0m.
Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv = 0,5m
Hkc : Chiều cao khoang chứa nước, Hkc = 0,8 m
H = 1,0 + 0,15 + 2,0 + 0,5 + 0,8 + 0,15= 4,6m.
Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc và thu nước lọc:
Ống thu nước sau lọc dẫn sang bể chứa dùng ống thép DN125, vận tốc v = 0,76 m/s
Rửa lọc bằng nước thuần túy, lưu lượng nước cần thiết để rửa lọc 1 buồng là : q = 16 (l/s.m2)
Ống cấp nước rửa lọc dùng ống thép DN200, V = 1,21 m/s. Bố trí giàn ống xương cá D100 mm khoan lỗ D40 dưới đáy bể lọc để phân phối nước rửa lọc được đều hơn.
Mỗi ngăn bể lọc đặt 1 máng thu nước rửa lọc và cũng là máng phân phối nước lọc, máng đặt dốc về phía ống thu nước rửa lọc i=1%.
Chiều rộng máng:
Chọn chiều rộng máng, B=350mm
Chiều cao máng: h=400mm
Chọn đường kính ống xả DN 200 mm
Lượng nước cần cho 1 lần rửa lọc là : q= 16 x 3,6 x 0,1 x 1,4 x 1,7 = 13,7 (m3).
Tính toán áp lực rửa lọc.
Rửa lọc bằng nước thuần tuý, nước rửa lọc lấy từ bơm rửa lọc đặt ở trạm bơm cấp II.
Áp lực cần thiết của bơm rửa lọc :
Hb = h1+h2+h3 + h4 (m)
Trong đó:
h1 : Chênh lệch cao độ giữa mép máng thu nước rửa trong bể lọc và mực nước thấp nhất trong ngăn chứa nước rửa lọc ở bể chứa, h1 = 3,75 m.
h2: tổn thất qua hệ thống phân phối nước rửa lọc. Với hệ thống dùng sàn phân phối gắn chụp lọc với số lượng 45¸50 cái trên 1m2 sàn thì h2 = 1m.
h3: tổn thất qua lớp vật liệu lọc và sỏi đỡ.
h3 = hs + hc
hs: Tổn thất qua lớp sỏi đỡ,
hs =0,06 x Hs xW = 0,06 x 0,15 x 38,08= 0,34m
hc: Tổn thất qua lớp cát lọc,
.
h4 : áp lực tự do, h4 = 4m (Bao gồm tổn áp lực cục bộ trong trạm bơm và áp lực tự do của bơm rửa lọc)
Vậy áp lực của bơm rửa lọc:
Hb = 3,75m+1m+ 1,0m +0,34m + 4m = 10,09m .
Chọn áp lực của bơm rửa lọc là 15m
Bơm rửa lọc chọn loại bơm có các thông số: Q = 140 m3/h, H = 15 m, N = 10Kw.
Đường kính ống xả kiệt và xả nước lọc đầu DN=80mm.
d,Bể chứa nước sạch.
Dung tích bể chứa bảo đảm cho máy bơm cấp II bơm liên tục trong 24h , ngoài ra còn nước phục vụ cho các nhu cầu khác của trạm như: pha hoá chất, rửa lọc và dùng cho các nhu cầu khác của trạm. Bể chứa còn phải đủ dung tích cấp nước chữa cháy, ở đây tính toán với dung tích dự trữ bể cho 1 đám cháy xảy ra trong thời gian 3 giờ.
Xây dựng 1 bể chứa với dung tích lấy bằng W= 150m3. Bể chứa được xây dựng nửa chìm nửa nổi bằng bê tông cốt thép với kích thước phần chứa nước là 8,0m x 8,0m x 2,4m. Ống dẫn nước vào bể chứa có đường kính DN=125mm, ống xả tràn DN=150mm.
e, Tính toán trạm bơm cấp II
Công suất tính toán : Qmaxh= m3/h.
Áp lực cần thiết của máy bơm theo tính toán là : 311,25= 43m.
Trong đó: + 1,2 là hệ số kể đến tổn thất cục bộ trên mạng lưới đường ống.
+ Tổn thất cục bộ trong nội bộ trạm bơm lấy sơ bộ là : 5m
Chọn máy bơm ly tâm trục ngang có thông số kỹ thuật Q= 48m3/h, H= 43m, N= 11 Kw. Trong trạm lắp 2 máy bơm: 1 máy chạy và 1 máy dự phòng. Nhà trạm xây gạch đổ mái bằng BTCT hợp khối với gian quản lý, kích thước trên mặt bằng 11mx4,5m. Đường kính ống hút của máy bơm DN=150mm, đường kính ống đẩy của máy bơm là DN=100mm. Trên mỗi đường ống hút lắp đặt 1 van 2 chiều, trên mỗi đường ống đẩy lắp 1 van hai chiều và 1 van 1 chiều. Trên mái nhà trạm đặt két nước dung tích 1m3 để mồi bơm.
Trong trạm bơm II đặt 1 bơm rửa lọc có các thông số: Q=140m3/h, H=15m, N=10Kw. Đường kính ống hút của máy bơm rửa lọc DN = 250, đường kính ống đẩy của máy bơm rửa lọc là DN=200mm. Trên đường ống hút lắp đặt 1 van 2 chiều, trên đường ống đẩy lắp 1 van 2 chiều và 1 van 1 chiều.
f, Nhà hoá chất và khử trùng:
*Chuẩn bị hoá chất.
Dùng phèn nhôm với liều lượng cần thiết tính theo sản phẩm không ngậm nước, đối với nước có hàm lượng cặn 101 - 200mg/l là 30-40(mg/l). Với nước có hàm lượng cặn 120 (mg/l) chọn liều lượng phèn là 31(mg/l).
Với nước có màu thì lượng phèn cần thiết để khử màu : P = 4=4=19,6 (mg/l)
Theo kết quả trên, chọn liều lượng phèn là 31 (mg/l).
Tính toán bể tiêu thụ phèn:
.
Q : Lưu lượng nước xử lý 33,34 (m3/h)
p : Liều lượng phèn dự tính đưa vào nước 31 (g/m3)
n : Thời gian giữa hai lần pha hóa chất 24(h)
b1: Nồng độ hóa chất trong thùng tiêu thụ 5(%)
g : Khối lượng riêng của dung dịch (1tấn/m3)
Lắp đặt 02 bình tiêu thụ dung dịch phèn nồng độ 5% bằng thép không rỉ dày 3mm có dung tích W= 0,5m3, dùng thay đổi. Phía trên có lắp máy khuấy n=20-30v/ph. Chọn máy bơm định lượng công suất: q = 0-30 (lit/h), H=30m, N=0,5Kw. Lượng nước dùng để pha phèn lấy từ bơm kỹ thuật, ống cấp nước cho bể tiêu thụ phèn dùng ống thép tráng kẽm DN32mm, ống dẫn phèn tới cụm xử lý dùng ống uPVC DN21.
Liều lượng phèn cần vào mùa khô là : 31g/m3.
Lượng phèn cần cho 1 tháng là :
31g/m3 x30ngày x 800m3/ngđ= 744000g= 744kg.
Liều lượng phèn cần vào mùa lũ là : 50g/m3.
Vào mùa lũ thời gian giữa 2 lần pha phèn là 16h
Lượng phèn cần cho 1 tháng là :
50g/m3 x30ngày x 800m3/ngđ= 1200000g= 1200 kg.
*Khử trùng
Công suất thiết kế : 762(m3/ngđ)= 31,75 (m3/h)
Khử trùng bằng dung dịch nước clo. Liều lượng Clo hoạt tính cho vào nước lấy bằng 1,5 mg/l tương ứng 1,5 g/m3.
Lượng clo dùng trong 1 ngày bằng 1,5x762 = 1143g = 1,143 kg
Lượng clo dùng trong 1 tháng là 34,5kg
Dùng 2 bình clo loại 50 kg, 1 làm việc và một dự phòng.
Việc định lượng liều lượng Clo cần được thực hiện bằng máy Clorator chân không, dùng loại Clorator điều khiển tay. Máy bơm nước kỹ thuật cho Clorator có đặc tính như sau: Q=40l/h, H= 45m.
Ống dẫn dung dịch nước Clo tới bể chứa dùng ống nhựa uPVC DN21 .
Xây dựng nhà khử trùng và chuẩn bị hoá chất, kích thước trên mặt bằng axb=3,5m x 6,5m
g, Hố thu bùn
Hàng ngày trạm xử lý sẽ có một lượng nước thải ra tương đối nhiều từ bể lọc và bể lắng. Đây chính là lượng nước rửa bể lọc và xả cặn của bể lắng. Lượng nước này sẽ được dẫn về bể thu bùn trước, lưu lại đây ít nhất một giờ, sau đó nước trong phía trên hố thu được xả ra mương thoát nước. Phần cặn bùn lắng còn lại trong bể sẽ được bơm lên sân phơi bùn khi lượng bùn chiếm khoảng 1/3 bể. Khi bùn trên sân đầy sẽ được xúc đổ bỏ đi ra bãi tập trung phế thải rắn của xã.
Lượng nước xả tối đa trong 1 ngày: 46,35 m3, trong đó:
- Rửa bể lọc nổi, 1 bể: 12,75 m3
- Rửa bể lọc nhanh, 2 bể: 27,4 m3
- Xả bể lắng đứng, 1 bể: 6,2 m3
Cấu tạo bể: Bể được xây bằng đá hộc, sâu 2m dưới mặt đất, diện tích mặt bằng 6m x 9,8m. Nước xả rửa lọc và bể lắng vào mương xây gạch có đậy tấm đan kín, dẫn sang bể thu bùn phía đầu bể. Ở phía cuối bể có cửa tràn xả nước trong ra hệ thống mương thoát nước. Bên cạnh có bố trí một máy bơm nước thải để bơm cặn bùn lên sân phơi bùn, máy bơm có đặc tính: Q=20m3/h, H=10m, N=1,1KW.
h, Sân phơi bùn
Xây dựng sân phơi bùn bằng đá hộc có kích thước BxHxL = 4,5 x 8,4 x 0,7m. Sân phơi bùn chia làm 2 ngăn. Bùn cặn khô tại sân sẽ được xúc đổ bỏ đi ra bãi tập trung phế thải của xã.
i, Cấp điện trạm
Tổng công suất yêu cầu là : 31,5 Kw
Điện cho máy bơm nước thô : 7,5Kw
Điện cho máy bơm nước sạch, bơm rửa lọc và bơm nước thải : 22 Kw
Điện cho các máy bơm định lượng, bơm kỹ thuật, máy khuấy: 3 Kw
Điện chiếu sáng và sinh hoạt : 5 Kw
Tổng công suất: P= 7,5+22+3+5 = 37,5Kw
Điện cấp cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô có thể lấy từ trạm biến áp 320KVA/35-0,4 ;khoảng cách từ nguồn cấp điện đến trạm xử lý là 50m. Nguồn điện này do Sở điện lực tỉnh Hải Dương quản lý. UBND xã Ngũ Phúc có trách nhiệm cấp nguồn điện đủ công suất 37,5kw cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô cũng như việc lo toàn bộ thủ tục để đấu điện theo như cam kết của xã.
Tổng hợp các công trình xử lý TXL xã Ngũ Phúc.
TT
Hạng mục công trình
Thông số và kích thước xây dựng
Số lượng
Vật liệu
1
Công trình thu
+ Khối tích: W= 36m3
+ Kích thước:
AxBxH = 2x3x6m
+ Ống tự chảy:
DN=125, L=40m
01
02
Bê tông cốt thép
Thép đen
2
Trạm bơm 1
+ Kích thước:
AxBxH =3,8x4,0x4,0m
01
Xây gạch đổ mái bằng
3
Máy bơm nước thô
+ Các thông số:
Q= 34m3/h, H= 20m, H0=6m
N=7,5 Kw
02
4
Ống nước thô
DN = 125mm, L=210m
01
ống thép đen
5
Thiết bị trộn
+Vành chắn thuỷ lực
DN1 = 125mm
DN2 = 50mm
L = 400 mm
01
Thép đen
6
Bể lắng đứng có ngăn phản ứng
+Khối tích:W=190m3
+ Kích thước:
B x L x H =
4,0m x 4,0m x 5,9m
+Ngăn phản ứng:
D = 1,7m, H = 2,4m
02
Bê tông cốt thép
7
Bể lọc đợt 1 (bể lọc nổi)
+Khối tích:
W=47 m3
+Kích thước:
BxLxH=2,3 x 2,2 x 4,6m
02
Bê tông cốt thép
8
Bể lọc nhanh
+Khối tích: W=22m3
+Kích thước:
A x B x H =
1,4 x 1,7 x 4,6m
02
Bê tông cốt thép
9
Bể chứa
Dung tích chứa nước
W = 150 m3
Dung tích xây dựng:
W = 192 m3
+ Kích thước:
A x B x H =
8,0 x 8,0 x 2,4m
01
Bê tông cốt thép
10
Trạm bơm 2
+Kích thước:
A x B x H =
11 x 4,5 x 4,0 m
01
Xây gạch đổ mái bằng
11
Máy bơm nước sạch
+ Các thông số:
Q=48m3/h, H=43m, N=11 Kw
02
12
Máy bơm nước rửa lọc
+ Các thông số:
Q=140m3/h, H=15m, N=10 Kw
01
13
Máy biến tần
+ Thông số dùng cho máy bơm:
N = 11 Kw
01
14
Nhà hoá chất
+ Kích thước:
A x B x H =
3,6 x 6,6 x 4,0m
Xây gạch đổ mái bằng
16
Thiết bị nhà hoá chất
- Bộ định lượng clorator
- Thùng chứa phèn
- Bơm định lượng
- Bơm nước kỹ thuật
- Máy khuấy
- Bình Clo
+Công suất 0-0,5 kg/h.
+ Dung tích:W = 0,5m3
+ Q= 0–30 (l/h); H=30m;
+ Q=40l/h, H=45m.
+ N = 20-30 v/ph
+ Loại 50 kg/bình
02
02
02
02
02
02
Thép không rỉ
17
Hố thu bùn
BxHxL = 6 x 9,8 x 2,0m
01
Đá hộc
Sân phơi bùn
BxHxL = 4,5x 8,4 x 0,7m
01
Đá hộc
3.4 Tính toán mạng phân phối nước sạch
Mạng ống phân phối được tính toán theo lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất trong ngày sử dụng nước lớn nhất. Lưu lượng tính toán được xác định theo các bảng phân phối lưu lượng nước theo giờ của giai đoạn 2015 .
Lưu lượng tính toán mạng lưới : q = 8,82 . 1,5 = 13,2 l/s
Chiều dài tính toán thuỷ lực mạng lưới: L=16,333m.
Tính toán thuỷ lực mạng lưới sử dụng chương trình Epanet với công thức tính toán thuỷ lực
HAZEN-WILLIAM, hệ số nhám c=110.
Kết quả tính toán thuỷ lực mạng lưới đường ống cấp nước hệ thống cấp nước xã Ngũ Phúc xem Phụ lục E.
Bảng tổng hợp khối lượng đường ống xã Ngũ Phúc
Loại ống
Đơn vị
Chiều dài
Ống uPVC D160 ( cung cấp + lắp đặt )
m
679
Ống thép D100 ( cung cấp + lắp đặt )
m
50
Ống uPVC D110 ( cung cấp + lắp đặt )
m
175
Ống uPVC D90 ( cung cấp + lắp đặt )
m
1543
Ống uPVC D75 ( cung cấp + lắp đặt )
m
2219
Ống HDPE D63 ( cung cấp + lắp đặt )
m
3165
Ống HDPE D50 ( cung cấp + lắp đặt )
m
8502
Ống HDPE D25 - 40 ( cung cấp + lắp đặt )
m
22453
PHẦN III. THAM QUAN THỰC TẬP
I. MỤC ĐÍCH
Do nguồn nước ngầm khai thác cung cấp cho thành phố Hà Nội đang bị cạn kiệt, đồng thời một số nơi còn bị ô nhiễm.
-> vì thế tổng công ty VINACONEX nghiên cứu dự án lấy nguồn nước mặt sông Đà cung cấp cho chuỗi đô thị từ Hoà Bình về đến Hà Nội mà chủ yếu cho thành phố Hà Nội.
Nguồn nước sông Đà có lưu lượng lớn, chất lượng nước đảm bảo, đồng thời có thể tận dụng hồ Đầm Bài làm hồ sơ lắng.
Vị trí khai thác: sau đập thuỷ điện Hoà Bình về phía hạ lưu 4 km
II. DÂY CHUYỀN XỬ LÝ
Kênh dẫn, Công trình thu và Trạm bơm nước sông
Hồ điều hoà
và Trạm bơm nước hồ
Trạm xử lý nước mặt
Mạng ống dẫn phân phối
Kênh dẫn, Công trình thu và Trạm bơm nước sông:
Đáp ứng yêu cầu lưu lượng nước sinh hoạt và lượng nước bổ sung cho tưới tiêu nông nghiệp
+ Công suất nước sinh hoạt: 3 00 000 m3/ngày
+ Công suất nước thô cho sinh hoạt: 3 200 000 m3/ngày
+ Lượng nước thô cấp cho sinh hoạt trong một năm: 116 800 000 m3/năm
+ Lượng nước thô cấp cho hồ Đầm Bài trong một năm: 121 862 880 m3/năm.
Kênh dẫn : kết cấu chủ yếu của kênh dẫn taluy, đầm cỏ.
Mực nước trung bình tại cuối kênh dẫn + 9m
Mực nước trung bình :16 m
Mực nước cao nhất : 21 m
Trạm bơm đặt nổi, sử dụng bơm trục đứng (do cột áp nhỏ cao độ tối đa 25m, nhằm chống lũ, diện tích trạm bơm nhỏ, thuận tiện cho xây dựng và quản lý).
+ Trạm bơm gồm 4 tổ máy bơm trong đó 3 máy làm việc, 1 máy bơm dự phòng.
+ Lưu lượng làm việc 1 máy bơm: 1,13 m3/s
Đường ống đẩy D1600, có bố trí bể cắt áp chống va thuỷ lực tại những chỗ gấp khúc.
Hồ điều hoà và trạm bơm nước hồ:
Trạm bơm nước hồ : do cột áp lớn nên sử dụng bơm trục ngang đạt dưới mực nước hồ để khi bơm không phải mồi, độ chênh mực nước nhỏ do có hồ điều hòa với sự điều tiết của trạm bơm nước sông.
+ Trạm bơm gồm 3 tổ máy bơm trong đó 2 máy làm việc, 1 máy bơm dự phòng.
+ Công suất: Q =6, 670 m3/h
+ Cột áp H = 73,5 m
Công suất nước sạch cho sinh hoạt 300 000 m3/ ngđ
Công suất nước thô 320 000 m3/ngđ
- Mực nước hút max = 30,62 m
Mực nước hút min = 29 m
Tuyến ống dẫn nước lên nhà máy xử lý D1600
Do cột áp lớn nên phải dùng biện pháp chống va bằng cách bố trí tháp chống va.
Vật liệu chế tạo ống là ống thép PN25 là loai vật liệu mới là ống cốt sợi thuỷ tinh: nhựa tổng hợp trộn cát để đảm bảo an toàn cho hệ thống do áp lực cao.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy xử lý nước sông đà
Buồng thu tiếp nhận
Bể trộn thuỷ lực
Bể phản ứng cơ khí hợp khối Bể lắng ngang lớp mỏng
Bể lọc Aquazua
Bể chứa trung gian chứa nước sạch
Bể pha clo
Công suất trạm Q = 300 000 m3/ngđ
Từ buồng thu tiếp nhận chia thành hai đường ống vào 2 đơn nguyên để đưa vào bể bể trộn thuỷ lực dùng áp lực của trạm bơm nước hồ.
Bể phản ứng cơ khí: hợp khối bể lắng lớp mỏng, trong đó sử dụng bể phản ứng vách ngăn hướng theo dòng phương nằm ngang , tại đây bông căn được hình thành.
Bể lắng lớp mỏng : 28x6m. Vào mùa khô khi lượng cặn trong nước nhỏ thì có hệ thống ống dẫn nước thô D1600 dẫn nước vào bẻ lọc mà không đi qua bể lắng + bể phản ứng.
Bể lọc: Sử dụng bể lọc Aquazua, có 16 bể chia thành 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 8 bể, V lọc = 7 m3/h
Bể lọc được rửa gió nước kết hợp, và có thêm hệ thống thu nước bề mặt, nước xả rửa lọc được đưa xử lý, nước trong đưa về bể lắng, bùn được đưa sang sân phơi bùn
Nước sử dụng để rửa bể lọc lấy từ đài chứa nước rửa lọc.
Bể pha clo: dung tích V = 2000 m3,
Bể chứa nước sạch: Không bố trí bể chứa nước sạch trong khuôn viên nhà máy mà nằm cách nhà máy xử lý nước 12 km.
Gồm 2 bể, mỗi bể có kích thước 78x78x8m, có bố trí thêm trạm khử trùng.Bể được chia thành 4 ngăn, giữa các ngăn có cửa thông dẫn nước. Mái bể được bố trí thiết kế hệ thống thoát nước mưa. Cốt đáy bể chênh so với cốt của Hà Nội 70m.
Không có trạm bơm cấp hai
Hệ thống ống tự chảy hoàn toàn từ nhà máy xử lý cao độ 83 m, về tới Hà Nội áp lực tự do còn lại 30-35 m
Tuyến ống truyền dẫn: chiều dài 48 km
Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: D1800 _ 5 km
+ Đoạn 2: D1600 _ 3 km
+ Đoạn 3: D1600 _ 26 km
D1500 _ 14 km
Dọc tuyến có các điểm phân phối nước vào các khu đô thị: Xuân Mai, Vũ Môn, Hòa Lạt, Hà Đông.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Q = 300.000 m3/ngđ.
Giai đoạn II: Q = 600.000 m3/ngđ.
Giai đoạn III: Q = 1200.000 m3/ngđ.
Hiện tại hệ thống đang nằm trong giai đoạn I với công suất Q = 300.000 m3/ngđ.
Kênh dẫn
Kênh lắng cát
Trạm bơm nước sông Lỗ chờ để ống đẩy đưa nước lên hồ Đầm Bà
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao thuc tap tot nghiep- Hieu.doc
- bao cao thuc tap tot nghiep.doc