Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY VINECO: 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 2
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Vineco: 6
1.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Vineco: 6
1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: 7
1.2.2.1. Những thuận lợi: 7
1.2.2.2. Những khó khăn: 8
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại DN: 10
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý: 10
1.3.2. Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế áp dụng tại DN: 13
1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Vineco: 13
1.4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 13
1.4.2. Công nghệ sản xuất: 14
II/ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DN THỰC TẬP 15
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán: 15
2.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại DN 18
2.3. Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu 22
2.3.1. Kế toán NVL: 22
2.3.2. Kế toán công nợ: 24
2.3.3. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước: 24
2.3.4. Phần hành kế toán tiền lương: 25
2.3.5. Phần hành kế toán TSCĐ 26
2.3.6. Kế toán vốn bằng tiền 28
2.3.7. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: 29
2.3. Báo cáo kế toán tại DN: 31
III/ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SXKD & TỔ CHỨC HTKT TẠI DN THỰC TẬP 35
3.1. Đánh giá khái quát về tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty Vineco: 35
3.2. Đánh giá khái quát tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty Vineco: 36
3.2.1. Ưu điểm, thuận lợi: 36
3.2.2. Nhược điểm, khó khăn: 37
3.3. Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Vineco: 38
Kết luận 40
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - NEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn NEC, sản phẩm tổng đài NEAX61 Sigma do công ty sản xuất là một sản phẩm có công nghệ cao và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông Việt Nam.
Từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã luôn cung cấp đủ số lượng và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thiết bị của các Bưu điện tỉnh, thành phố. Nhờ có sự tăng trưởng tốt của thị trường viễn thông, Công ty đã liên tục tăng lượng sản phẩm bán ra, tính đến tháng 6/2007 Công ty đã cung cấp và lắp đặt 1.500.000 số tổng đài NEAX61 Sigma cho 17 Bưu điện tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của mạng viễn thông tại các địa phương trên.
Trong 10 năm qua, Công ty đã luôn chủ động ứng cứu thiết bị cho các Bưu điện tỉnh, giúp cho các Bưu điện tỉnh luôn có đủ thiết bị để phát triển thuê bao, không để xảy ra cháy số tại các tổng đài; xử lý có hiệu quả tốt tại các tổng đài (do bị sét đánh hay bị chập điện). Trong vòng 10 năm qua đã có 15 lần xảy ra sự cố lớn trên mạng (tổng đài dừng hoạt động) nhưng tất cả đều đã được các kỹ sư của Vineco xử lý nhanh chóng, khôi phục lại hoạt động của hệ thống tối đa trong vòng 2 - 4 giờ. Vấn đề an toàn của các tổng đài trên mạng luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Công ty đã lập kho thiết bị dự phòng để hỗ trợ mạng lưới. Khi nhận được thông tin về sự cố, Công ty luôn nhanh chóng điều kỹ sư, thiết bị dự phòng đến hiện trường để xử lý. Trước tình hình thị trường có sự cạnh tranh mạnh, thị phần còn hạn chế nhưng Công ty đã có nhiều nỗ lực để nhanh chóng đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh: doanh thu của Vineco liên tục tăng qua các năm. Từ năm thứ hai đi vào sản xuất Công ty đã bắt đầu có lãi và năm thứ ba đã có lãi cộng dồn, thực hiện chia lợi nhuận cho các bên góp vốn. Năm 2006, Công ty đã đạt doanh thu 21,3 triệu USD.
Bước sang giai đoạn mới, sự thay đổi của xu thế công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam đang đặt ra cho Công ty Vineco những thách thức rất lớn, đòi hỏi Công ty phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong những năm tiếp theo. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường thêm đội ngũ kỹ sư, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn để đón bắt kịp thời các sản phẩm mới của Tập đoàn NEC, cũng như xu thế công nghệ mới của thế giới, nhằm định hướng cho kế hoạch sản phẩm của công ty trong thời gian tới, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ để tiếp tục phát triển.
Hiện nay công ty có 107 nhân viên trong đó phần lớn đều gắn bó với Công ty từ những ngày đầu hoạt động.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Vineco:
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Vineco:
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngành nghề: sản xuất, lắp đặt các hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số NEAX61 Sigma và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có liên quan khác.
Công ty chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm là hệ thống tổng đài điện tử NEAX61∑, viết tắt của: Nippon Electronics Automatic Exchange Sigma (Tổng đài tự động điện tử Nhật Bản được cải tiến một cách tổng thể)
Hệ thống tổng đài kỹ thuật số NEAX61∑ được thiết kế bao gồm:
Hệ thống tổng đài HOST đa bộ xử lý, điều khiển dung lượng lớn
Hệ thống tổng đài HOST đơn bộ xử lý, điều khiển dung lượng vừa
Tổng đài vệ tinh RSU điều khiển dung lượng vừa
Trạm vệ tinh RLU điều khiển dung lượng nhỏ
Khối thuê bao xa ELU điều khiển dung lượng nhỏ hơn
CDMA-WLL (Hệ thống điện thoại vô tuyến mạch vòng thuê bao công nghệ CDMA)
Ngoài sản phẩm hệ thống tổng đài, công ty còn cung cấp các dịch vụ:
Giám sát lắp đặt hệ thống
Hỗ trợ kỹ thuật khai thác và bảo dưỡng: tại chỗ và từ xa 24/24 giờ.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật tổng đài NEAX61∑ cho khách hàng
Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống NEAX61∑
Thiết kế, xây dựng đề án tổng đài, thiết kế lắp đặt hệ thống
Thiết kế cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng cho khách hàng
Công ty Vineco sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản sản xuất và lắp đặt tổng đài kỹ thuật số cho khắp các Bưu điện tỉnh, thành trên cả nước góp phần hiện đại hoá, phát triển hệ thống viễn thông ở Việt Nam.
Công ty bắt đầu xây dựng nhà xưởng từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 01 năm 1999 công ty chính thức đi vào sản xuất. Từ khi thành lập đến nay dù đã trải qua nhiều khó khăn song công ty ngày càng phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế của mình. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là các năm 2003, 2004, 2005, 2006. Có được những thành quả như ngày hôm nay là cả một sự phấn đấu không mệt mỏi và đoàn kết của toàn công ty, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự động viên, khích lệ của nhà nước đối với Công ty Vineco.
Có thể nhận thấy sự phát triển này qua bảng số liệu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Vineco (Bảng 1.2.1)
1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.2.2.1. Những thuận lợi:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích, đó là lĩnh vực viễn thông. Từ năm 1997, hệ thống viễn thông ở Việt Nam còn chưa phát triển, công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn chính vì vậy phát triển mạng lưới viễn thông là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của nhà nước ta, cụ thể là việc nhà nước có những ưu đãi về thuế thu nhập đối với Công ty Vineco như sau: Công ty được miễn thuế TNDN từ năm 1999 đến năm 2003 và được giảm 50% thuế suất thuế TNDN trong bốn năm tiếp theo (từ năm 2004 đến năm 2007)
Công ty Vineco là công ty liên doanh giữa VNPT của Việt Nam và NEC của Nhật Bản, hoạt động tại Việt Nam. Do đó, Công ty được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản và được hỗ trợ về kỹ thuật từ phía NEC, đồng thời Công ty còn áp dụng những kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản kết hợp với những kinh nghiệm quản lý của Việt Nam đảm bảo hiệu quả quản lý và phù hợp với điều kiện môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Công ty Vineco có một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước đó là hệ thống Bưu điện các tỉnh thành của Việt Nam, bên cạnh đó, công ty lại được sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT nên có thể nói Công ty có rất nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đội ngũ quản lý và đội ngũ công nhân viên trong công ty đều có năng lực trình đồ hợp lý với chức năng, nhiệm vụ của từng người và có sự phối kết hợp vì lợi ích chung của Công ty. Các chế độ lương và các chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên của Công ty rất tốt là nhân tố quan trọng gắn kết người lao động với Vineco, cùng đóng góp cho sự phát triển của Công ty.
1.2.2.2. Những khó khăn:
Tuy lĩnh vực hoạt động của Vineco là lĩnh vực viễn thông công nghệ cao đem lại thuận lợi cho Công ty như đã nói ở trên nhưng song song với nó, Vineo phải đối mặt với sự thay đổi của xu thế công nghệ trong lĩnh vực viễn thông thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ nhất là những năm gần đây, quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam đang đặt ra cho Công ty Vineco những thách thức rất lớn về giải pháp công nghệ.
Sản phẩm tổng đài kỹ thuật số NEAX61∑ của Vineco đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của nó, tổng đài này đã bão hoà và trở nên lạc hậu đối với những biến đổi không ngừng về công nghệ, thực tế đó đòi hỏi Công ty phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong những năm tiếp theo, tìm ra cho mình một định hướng kế hoạch sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ phù hợp để đón bắt kịp thời các sản phẩm mới của Tập đoàn NEC, cũng như xu thế công nghệ mới của thế giới. Chỉ khi định hướng con đường đi đúng đắn, Vineco mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững.
Thử thách đó còn đòi hỏi Vineco phải đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty hơn nữa để đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu mới trong tương lai gần.
Tuy thử thách phía trước đối với Vineco là rất lớn, song sự hậu thuẫn từ hai phía VNPT và NEC; sự gắn bó của công nhân viên trong Công ty; kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực viễn thông; nền tảng công nghệ sẵn có… là những trợ lực vững vàng đối với Công ty trong thời gian sắp tới.
Bảng 1.2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Vineco qua các năm
Năm
Sản lượng sản xuất (KL)
Sản lượng tiêu thụ (KL)
Giá trị sản lượng (1000 đồng)
Doanh thu thuần (1000 đồng)
Lãi lỗ sau thuế (1000 đồng)
Số lượng CB CNV (người)
Thu nhập bình quân (1000 đồng/ người)
Quy mô tài sản (hay nguồn vốn) (1000 đồng)
1999
40
40
56538680
51805085
-8964217
76
2729
120773059
2000
130
130
120854414
129691011
2819819
81
2892
127534005
2001
140
140
138060520
157997280
11147682
82
3123
211548137
2002
177
177
177172258
198187602
9083986
97
3310
282996046
2003
172
172
162826511
194031996
20399876
102
3551
231434996
2004
260
260
255191799
290002855
20380418
101
3848
190797360
2005
295
295
288776145
334004713
24770568
105
4250
164698017
2006
107
Tỷ lệ
===
===
=====
=====
=====
====
===
======
1999:2000
0,31
0,31
0,47
0,40
-3,18
0,94
0,94
0,95
2001:2000
1,08
1,08
1,14
1,22
3,95
1,01
1,08
1,66
2003:2000
1,32
1,32
1,35
1,50
7,23
1,26
1,23
1,81
2005:2000
2,27
2,27
2,39
2,58
8,78
1,30
1,47
1,29
2006: 2000
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại DN:
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý:
Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý là một trong những nhân tố quan trọng cốt lõi quyết định tới sự thành bại của một công ty. Sự tổ chức, phân quyền, phân công, phân nhiệm một cách hợp lý, khoa học, rõ ràng, không chồng chéo chính là chìa khoá đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được bình thường, thống nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật và đạt hiệu quả hoạt động cao đồng thời đảm bảo không có sự thất thoát về tài sản của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty VINECO đã được tổ chức tương đối gọn nhẹ và tập trung. Các bên tham gia liên doanh bầu ra đại diện của mình để lập thành Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra để trực tiếp điều hành công ty, dưới Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc, các Trưởng phòng tương ứng của các bộ phận để giúp Tổng giám đốc về các công việc có liên quan đến bộ phận mình. Có thể mô phỏng bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3.1.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VINECO
Hội đồng quản trị
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật
Phòng sản xuất
Phòng thương mại
Phòng tài chính kế toán
Phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng, ban trong bộ máy quản lý của công ty VINECO:
Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty, quyết định chiến lược đầu tư, phát triển; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty, kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ; thông qua tất cả các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty…
Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tổng Giám đốc là người lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng kinh tế, dân sự nhân danh công ty theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; tuyển dụng lao động; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Phó Tổng Giám đốc là người trợ giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt công tác được Giám đốc uỷ nhiệm.
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập các kế hoạch và các dự toán về sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, nhân sự, nguyên vật liệu,… và phương án thực hiện từng quý, hàng năm và các kế hoạch chiến lược dài hạn; tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai quy chế làm việc, quản lý tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo chế độ quy định; quản lý và bố trí nhân sự cũng như tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc giải quyết các vấn đề về tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương, chính sách phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề đối nội khác, đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Phòng kỹ thuật gồm đội ngũ các kỹ sư, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ cao, có nhiệm vụ phụ trách mặt kỹ thuật cho quá trình sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm.
Phòng sản xuất là phòng đảm nhiệm khối lượng công việc mang lại giá trị sản lượng lớn cho Công ty, có nhiệm vụ đảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã định, cung cấp sản phẩm kịp thời cho từng hợp đồng kinh tế.
Phòng thương mại có nhiệm vụ thu thập các thông tin về khách hàng (Bưu điện các tỉnh, thành trên cả nước), xúc tiến kinh doanh, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng; cùng với phòng kế hoạch lập danh sách đơn đặt hàng, kết hợp với phòng kỹ thuật chào hàng với khách hàng.
Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – Kế toán trong toàn công ty theo đúng quy chế tài chính, chế độ kế toán và điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán kế toán chung cho toàn công ty, ghi chép, phản ánh, tập hợp, hệ thống hoá một cách chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên cơ sở chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán được ban hành, cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác; lập kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính chặt chẽ, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời; ngoài ra phòng còn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thanh toán, thu hồi công nợ đối với khách hàng, nội bộ Công ty và các nghiệp vụ khác.
Các bộ phận, phòng ban có nhiệm vụ chung là phối kết hợp với nhau nhằm hướng tới mục đích chung của toàn công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và tuân thủ pháp luật.
1.3.2. Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế áp dụng tại DN:
Về vốn kinh doanh và phân phối lợi nhuận: Vineco là công ty liên doanh góp vốn giữa hai bên VNPT (của Việt Nam) và NEC (của Nhật Bản). Lợi nhuận sau thuế dùng để bù đắp các khoản lỗ năm trước (nếu có), phần còn lại dùng để trích lập các quỹ theo chế độ và kế hoạch tài chính, và chia cho các bên tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn đã góp: phía NEC 51%, phía VNPT 49%.
Về sản phẩm sản xuất kinh doanh: Công ty chú trọng tới chất lượng sản phẩm và xác định giá bán dựa trên các chi phí sản xuất sản phẩm và các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Về chính sách lao động, tiền lương: Nhân viên của Vineco phải có trình độ tương xứng với chức vụ, khả năng lao động, làm việc. Lương được tính theo hệ số cấp bậc, chức vụ theo quy định của Công ty.
1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Vineco:
1.4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đầu mỗi năm, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xác định nhu cầu đầu tư hệ thống tổng đài có số lượng là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào sự mở rộng địa bàn sử dụng sản phẩm, mật độ đường dây thuê bao của các tỉnh.
Phòng thương mại của công ty theo các nhu cầu đó sẽ liên hệ với Bưu điện tỉnh nhằm thu thập thông tin về khách hàng. Căn cứ vào các thông tin này, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng sản xuất chuẩn bị kế hoạch sản xuất tổng thể, danh sách nguyên vật liệu, đơn đặt hàng, và mô hình lắp ráp sản xuất. Phòng thương mại và phòng kỹ thuật chào hàng kỹ thuật và chào hàng thương mại để tham gia dự thầu. Nếu chào hàng thành công, phòng thương mại sẽ xúc tiến ký kết hợp đồng với khách hàng.
Sau khi ký kết các hợp đồng, phòng thương mại đã xây dựng được kế hoạch bán hàng, từ đó phòng thương mại và phòng kế hoạch cùng nhau lập kế hoạch mua hàng, phòng sản xuất bố trí việc sản xuất.
Quá trình sản xuất một đơn hàng có thể kéo dài từ 1 đến 4 tháng tuỳ theo quy mô đơn hàng và kế hoạch bố trí sản xuất của công ty. Sau khi tiến hành sản xuất xong, phòng kế hoạch tiến hành giao hàng. Bộ phận bán hàng thuộc phòng thương mại bổ sung chứng từ đôn đốc thu tiền bán sản phẩm (với số tiền là 95% giá trị hợp đồng). Khi công ty tiến hành giao hàng cho khách thì doanh thu bán hàng được ghi nhận. Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị, phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm cử kỹ sư đi lắp đặt, chạy thử. Sau từ 3 đến 4 tháng thiết bị vận hành tốt, hai bên công ty và khách hàng nghiệm thu chính thức và đến đây các bên kết thúc hợp đồng, khách hàng thanh toán nốt 5% giá trị hợp đồng cho công ty.
1.4.2. Công nghệ sản xuất:
Mỗi một sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chi tiết được lắp ráp với nhau qua bốn dây chuyền lắp ráp trong bốn phân xưởng: Phân xưởng lắp ráp cáp, phân xưởng lắp môđun và khối chức năng, phân xưởng lắp card, phân xưởng lắp khung giá. Quy trình sản xuất sản phẩm bắt đầu từ việc xuất các linh kiện từ kho vật tư cho các phân xưởng lắp ráp. Sau khi đã qua lắp ráp ở phân xưởng khung giá sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh và được đem đi kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì được đem đi đóng gói và giao hàng. Nếu không đạt chất lượng ở chi tiết nào thì sẽ được trả lại khâu lắp ráp đó để sửa chữa sản phẩm hỏng.
Ngoài ra, còn có NVL lắp đặt được xuất từ kho gửi kèm sản phẩm đã hoàn thành lắp ráp tại phân xưởng để giao cho khách hàng.
Có thể khái quát quá trình sản xuất sản phẩm của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5.2.1: Đặc điểm công nghệ sản xuất
Phân xưởng lắp ráp cáp
Phân xưởng lắp môđun và khối chức năng
Phân xưởng lắp ráp card
Phân xưởng lắp khung giá
Đóng gói giao cho khách hàng
Phòng kiểm tra chất lượng
Kho vật tư
Không đạt tiêu chuẩn
Đạt tiêu chuẩn
Xuất NVL lắp đặt
II/ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DN THỰC TẬP
Tổ chức bộ máy kế toán:
Với vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin kế toán cung cấp những thông tin kế toán không thể thiếu cho quá trình quản lý hoạt động của công ty.
Muốn có được những thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc tổ chức được một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả là điều cần thiết.
Để tập trung nguồn thông tin phục vụ cho công tác quản lý lãnh đạo, thuận tiện cho việc ghi chép, phản ánh thông tin kế toán, tiết kiệm chi phí trong hạch toán nên công ty chọn hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty nhìn chung được tổ chức gọn nhẹ và tập trung tại phòng kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty VINECO
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng
Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của công ty được phản ánh về phòng kế toán.
Tại phòng kế toán, quan hệ giữa kế toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng là quan hệ theo phương thức điều hành trực tiếp, kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán của phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty về chuyên môn kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phân công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các nhân viên kế toán trong phòng, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ tài chính, chính sách của tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh, thông qua và ký duyệt tất cả các chứng từ thu, chi cũng như các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế.
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán toàn bộ công nợ của các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty, các nhân viên trong công ty, theo dõi công nợ với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền mặt, tiền vay của công ty.
Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán nguyên vật liệu với các nhà cung cấp trên sổ chi tiết, theo dõi tình hình biến động nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, phản ánh chính xác tình hình nhập xuất về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại nguyên vật liệu, tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu cuối tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và doanh thu tiêu thụ kiêm thủ quỹ có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành; tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; đồng thời theo dõi việc mua bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ với các khách hàng trên sổ chi tiết và xác định chính xác doanh thu tiêu thụ, doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ; kiêm nhiệm vụ của thủ quỹ: bảo quản quỹ tiền mặt, thu, chi tiền khi đủ thủ tục chứng từ.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ và lao động tiền lương có nhiệm vụ tính tiền lương, thưởng, BHXH… cho nhân viên trong công ty, tổng hợp tình hình thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH của toàn công ty; quyết toán BHXH với cơ quan nhà nước; theo dõi nguyên giá, tính khấu hao và theo dõi giá trị còn lại cũng như sự biến động về TSCĐ trong toàn công ty; tập hợp số liệu và lên các báo cáo tổng hợp.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc hạch toán kế toán và quản lý các đối tượng hạch toán kế toán.
Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong công ty là mối quan hệ qua lại, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau:
Phòng kế toán cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận khác làm cơ sở để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó, đồng thời phòng cũng là nơi nhận, lập, thông qua, luân chuyển, lưu các chứng từ và tài liệu cần thiết liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Các bộ phận khác trong công ty có nhiệm vụ cung cấp các chứng từ, số liệu, tài liệu liên quan hoạt động của bộ phận mình cho phòng kế toán để đảm bảo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ.
Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại DN
Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 10/TC-CĐKT ban hành ngày 20-03-1999 và thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09-10-2002 của Bộ Tài chính.
Các chính sách áp dụng:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. Kỳ kế toán theo tháng.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: sử dụng Đồng Việt Nam để ghi chép và lập các báo cáo tài chính của Công ty. Các đồng tiền khác phát sinh phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Tỷ giá ngoại tệ xuất theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Số dư bằng ngoại tệ của các tài khoản tiền tệ và các khoản phải thu, phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc. Trị giá NVL nhập bao gồm giá mua (chưa VAT), chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng. Trị giá của thành phẩm bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí chung, chi phí sản phẩm xuất trực tiếp và những chi phí liên quan khác. Xác định giá trị xuất của hàng tồn kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho. Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
Kế toán TSCĐ hữu hình: Tài sản, nhà cửa và thiết bị được xác định bằng nguyên giá trừ đi khấu hao tích luỹ. Khấu hao được tính theo phương pháp tuyến tính, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao căn cứ vào tỷ lệ quy định trong Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tài chính.
Cụ thể:
Nhà cửa: 10 – 25 năm
Máy móc thiết bị: 5–8 năm
Thiết bị văn phòng: 4 năm
Các tài sản khác: 5 năm
Phương tiện vận chuyển: 6 năm
Kế toán TSCĐ vô hình:
Quyền sử dụng đất: Nguyên giá ban đầu bao gồm giá trị của quyền sử dụng đất được quy định trong Giấy phép đầu tư và toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất. Giá trị hao mòn được tính theo phương pháp đường thẳng trong 163 tháng
Phần mềm vi tính: Giá mua phần mềm vi tính mới mà phần mềm vi tính này không là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng có liên quan thì được vốn hoá và hạch toán như TSCĐ vô hình. Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 5 năm.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Để đánh giá một cách thoả đáng các khoản dự phòng nợ khó đồi, Ban Giám đốc sẽ ước tính rủi ro không thu được nợ của khách hàng chủ yếu có vấn đề về khả năng thanh toán. Cũng cần phải xem xét tới sự rủi ro trước đây và sự ảnh hưởng ước tính của điều kiện kinh tế hiện tại để đánh giá các khoản dự phòng nợ khó đòi.
Về chế độ chứng từ:
Chứng từ sử dụng tại Công ty bao gồm các chứng từ mang tính chất bắt buộc theo quy định chung sử dụng mẫu thống nhất theo quy định của nhà nước; chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn ngoài ra, Công ty còn có những mẫu chứng từ riêng phục vụ cho yêu cầu của kế toán quản trị.
Các mẫu chứng từ sử dụng theo quy định của nhà nước gồm có 5 nhóm chứng từ: Lao động tiền lương, Hàng tồn kho, Bán hàng, Tiền tệ, TSCĐ.
Về chế độ tài khoản kế toán:
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán theo như quy định, kết hợp với yêu cầu, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, hệ thống tài khoản của Vineco gồm 65 tài khoản cấp 1 trong số 72 tài khoản trong bảng và 5 trong số 7 tài khoản ngoài bảng của hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
Theo đó, các tài khoản cấp 1 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý.
Về chế độ sổ sách:
Công ty sử dụng hình thức tổ chức sổ là hình thức nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán EFFECT để hạch toán kế toán.
Trình tự nhập liệu và hạch toán kế toán tại công ty:
Hàng ngày, kế toán căn cứ chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ, thẻ kế toán chi tiết như: Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, sổ chi tiết và vào sổ kế toán tổng (Sổ cái)
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in các báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 2.2.1: Quy trình nhập liệu và hạch toán kế toán chung
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Phần mềm kế toán (Máy vi tính)
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Về chế độ báo cáo:
Hệ thống báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan chính phủ bao gổm 4 loại báo cáo: Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả Hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, Phòng kế toán còn lập các Báo cáo quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ của công ty.
Đồng thời Công ty cũng chấp hành mọi quy định, hướng dẫn theo Thông tư số 60/TC/CĐKT ngày 01 tháng 09 năm 1997 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1. Kế toán NVL:
Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty: Nguyên vật liệu của Vineco chủ yếu là các linh kiện điện tử tinh vi có tính chất lâu bền, dễ hút ẩm trong không khí; đa dạng về chủng loại, kích cỡ to nhỏ khác nhau và chủ yếu là nguyên vật liệu nhập khẩu.
Các chứng từ sử dụng: bao gồm phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm kê vật tư, biên bản xử lý vật tư thiếu,…
Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)
Thẻ kho (mẫu 06 - VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá mẫu 08 - VT)
Tài khoản sử dụng:
TK 152 - Nguyên vật liệu, chi tiết thành thành bốn tài khoản: TK 1521, 15241, 1522, 15242 để theo dõi NVL. Trong đó:
TK 1521 - giá mua NVL chính theo hoá đơn mua hàng
TK 15241 - thuế nhập khảu phải nộp của NVL chính
TK 1522 - giá mua NVL phụ theo hoá đơn mua hàng
TK 15242 - thuế nhập khẩu phải nộp của NVL phụ
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản 151, 621, 627, 154, 331, 133, 141, 111, 112… để hạch toán NVL và các nghiệp vụ liên quan.
Quá trình hạch toán NVL theo hình thức sổ nhật ký chung tại công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. 3.1.1: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu
Chứng từ gốcèc
Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn NVL nhập khẩu, Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn NVL Việt Nam
Sổ cái TK 152
Sổ chi tiết TK 1521, 15241, 1522, 15242
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Phần mềm kế toán
Nhật ký chung
Thẻ kho
Báo cáo tồn kho NVL
Bảng kê chứng từ nhập vật liệu
Bảng tổng hợp chi phí NVL chính
Bảng kê chứng từ xuất vật liệu
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
Nhập số liệu cuối tháng
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
2.3.2. Kế toán công nợ:
Phần hành này theo dõi công nợ phải thu phải trả đối với khách hàng, nhà cung cấp.
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, hợp đồng kinh tế, giấy đòi nợ,…
Tài khoản sử dụng:
TK 131 - Phải thu khách hàng, chi tiết theo từng khách hàng
TK 331 - Phải trả người bán, chi tiết theo từng nhà cung cấp
Quy trình kế toán công nợ giống như quy trình chung (sơ đồ 2.2.1)
2.3.3. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước:
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thuế, Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, bảng kê tính thuế thu nhập cá nhân…
Tài khoản sử dụng:
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước
Chi tiết: TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
TK 3338 – Các loại thuế khác
TK 3339 - Lệ phí phải nộp nhà nước
Quy trình kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước giống như quy trình chung (sơ đồ 2.2.1)
2.3.4. Phần hành kế toán tiền lương:
Đơn vị đã xây dựng hệ số lương cho từng đối tượng cụ thể tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cấp bậc, chức vụ, thâm niên cống hiến từ đó tính lương cho công nhân viên trong công ty.
Ngoài ra, đơn vị còn tính lương thời gian cho các ngày lễ tết theo quy chế của đơn vị và theo bộ luật lao động về chế độ tiền lương hiện hành.
Tài khoản sử dụng:
TK 334 - Phải trả người lao động, chi tiết thành các tài khoản cấp hai:
TK 3341 - Lương
TK 3342 - Thưởng
TK 3344 - Phụ cấp ăn trưa
TK 3348 - Phải trả khác
Các TK liên quan:
Các tài khoản về chi phí sản xuất, kinh doanh: TK 622, 627, 641, 642
TK 338 - Phải trả phải nộp khác, cụ thể:
TK 3382 - Kinh phí công đoàn
TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
TK 3384 - Bảo hiểm y tế
TK 138 - Phải thu khác, chi tiết TK 1388 - Phải thu khác
TK 141 - Tạm ứng
TK 111, 112, 333, 431, 421…
Các chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công (mẫu 01 - LĐTL)
Bảng thanh toán tiền lương (mẫu 02 – LĐTL)
Phiếu nghỉ hưởng BHXH (mẫu 03 – LĐTL)
Bảng thanh toán BHXH (mẫu 04 – LĐTL)
Phiếu báo làm thêm giờ (mẫu 07 – LĐTL)
Quá trình hạch toán kế toán tiền lương theo hình thức sổ nhật ký chung tại công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3.4.1: Quy trình kế toán tiền lương
Sổ cái TK 334
Sổ chi tiết TK 3341, 3342, 3344, 3348
Bảng chấm công, Phiếu báo làm thêm giờ, …
Bảng thanh toán tiền lương (Kế toán tiền lương thực hiện)
Phần mềm kế toán
Nhật ký chung
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Ghi chú:
Nhập số liệu cuối tháng
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
2.3.5. Phần hành kế toán TSCĐ
Các chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 – TSCĐ)
Thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 03 - TSCĐ)
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05 – TSCĐ)
Tài khoản sử dụng:
TK 211 – TSCĐ hữu hình, chi tiết:
TK 2112 – Nhà cửa
TK 2113 – Máy móc, thiết bị
TK 2114 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2115 - Thiết bị truyền dẫn
TK 2118 – TSCĐ khác
TK 213 – TSCĐ vô hình, chi tiết:
TK 2131 - Quyền sử dụng đất
TK 2138 – TSCĐ vô hình khác
TK 214 – Hao mòn TSCĐ, chi tiết:
TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
2141.02 – Hao mòn TSCĐ – Nhà cửa
2141.03 – Hao mòn TSCĐ – Máy móc, thiết bị
2141.04-Hao mòn TSCĐ-Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2141.05 – Hao mòn TSCĐ - Thiết bị văn phòng
2141.08 – Hao mòn TSCĐ – TSCĐ khác
TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình
2143.01 – Hao mòn TSCĐ - Quyền sử dụng đất
2143.08 – Hao mòn TSCĐ – TSCĐ vô hình khác
Các tài khoản liên quan khác:
Các tài khoản liên quan đến nguồn hình thành TSCĐ:
Nguồn đi vay: TK 341, TK 342
Nguồn chủ sở hữu: TK 411, 414, 441, 431…
Tài khoản liên quan thanh toán: TK 111, 112, 331, 133, 333…
TK 515, 635, 711, 811…
Quá trình hạch toán kế toán TSCĐ theo hình thức sổ nhật ký chung tại công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3.5.1: Quy trình kế toán TSCĐ
Hoá đơn GTGT, hoá đơn vận chuyển, biên bản thanh lý nhượng bán…
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Sổ cái
Sổ, thẻ chi tiết
Phần mềm kế toán
Nhật ký chung
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
2.3.6. Kế toán vốn bằng tiền
Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng, phiếu thanh toán tạm ứng, bảng thanh toán lương…
Tài khoản sử dụng:
TK 111 – Tiền mặt, chi tiết:
TK 1111 - Tiền Việt Nam
TK 1112 - Ngoại tệ
1112.1 – Đô la Mỹ
1112.2 – Yên Nhật
TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, chi tiết:
TK 1121 - Tiền Việt Nam
1121.1 – Tài khoản thanh toán
TK 1122 - Ngoại tệ
1122.1 – Tài khoản thanh toán
1122.1.01 – Đô la Mỹ
1122.1.02 – Yên Nhật
1122.2 – Tài khoản chuyên dùng
1122.2.01 – Đô la Mỹ
1122.2.02 – Yên Nhật
TK 113 - Tiền đang chuyển, chi tiết:
TK 1131 - Tiền Việt Nam
TK 1132 - Ngoại tệ
1132.01 – Đô la Mỹ
1132.02 – Yên Nhật
Quy trình kế toán vốn bằng tiền giống quy trình chung (sơ đồ 2.2.1)
2.3.7. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ:
Phần hành này có nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, lợi nhuận, và lập các Báo cáo tài chính.
Kế toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo yếu tố: gồm chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Công ty Vineco chủ yếu sản xuất sản phẩm theo đơn hàng nên đã chọn cách tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng.Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó kế toán tiến hành mở sổ(thẻ) kế toán chi phí cho từng đối tượng. Chi phí sản xuất phát sinh không kể ở đâu, ở bộ phận nào đều được phân loại theo công việc, đơn đặt hàng. Trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán dựa vào tiêu chuẩn NVL chính để tiến hành phân bố cho từng đối tượng.
Các chứng từ để tập hợp chi phí là các bảng phân bổ, các hoá đơn, các phiếu chi, giấy báo Nợ…và các chứng từ khác có liên quan.
Tài khoản dùng để hạch toán chi phí sản xuất là các tài khoản sau:
TK 621 - chi phí NVL trực tiếp
TK 662 - chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 - chi phi sản xuất chung
TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Do công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên tài khoản dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành)
Kế toán giá thành sản phẩm
Do đặc điểm sản phẩm sản xuất của đơn vị có tính chất sản xuất trong thời gian dài từ 1 đến 4 tháng, sản phẩm có giá trị lớn, nên đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp để hạch toán giá thành sản phẩm theo đơn hàng.
Tại kỳ báo cáo, nếu đơn hàng chưa hoàn thành thì mọi chi phí đã chi là dở dang đầu kỳ.
Khi một sản phẩm hoàn thành, đơn vị tính giá thành theo công thức:
Z sản phẩm = dở dang + CPSX – Phát sinh giảm
theo đơn hàng đầu kỳ phát sinh trong kỳ CPSX
Hạch toán quá trình xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho,…và các chứng từ khác có liên quan.
Căn cứ vào các chứng từ này kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán.
Tài khoản sử dụng:
TK 632: - Giá vốn hàng bán
TK 641- Chi phí bán hàng
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 511- Doanh thu bán hàng
TK 911- Xác định kết quả
Quy trình kế toán giống như quy trình chung (sơ đồ 2.2.1)
Báo cáo kế toán tại DN:
Công ty Vineco hàng năm lập đủ 4 Báo cáo tài chính theo quy định: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, công tác kế toán quản trị tại đơn vị cũng rất được chú trọng. Các Báo cáo quản trị được lập mang đặc thù của từng phần hành kế toán và đáp ứng các yêu cầu quản trị nội bộ tại Công ty.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
tại ngày 31/12/2006
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
1
2
3
4
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100
282.657.685
281.054.304
I. Tiền
110
41.021.541
23.802.709
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
6.021.541
3.802.709
2. Tiền gửi ngân hàng
112
35.000.000
20.000.000
III. Các khoản phải thu
130
162.036.325
194.840.936
1. Phải thu của khách hàng
131
161.963.613
194.750.453
2. Trả trước cho người bán
132
36.948
87.013
3. Các khoản phải thu khác
138
35.764
3.470
IV. Hàng tồn kho
140
78.168.528
61.350.187
1. Hàng tồn kho
141
78.168.528
62.959.287
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
-
-1.609.100
V. Tài sản lưu động khác
150
1.431.291
1.060.472
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
152
1.009.809
518.333
2. Tài sản ngắn hạn khác
158
421.482
542.139
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
29.198.749
22.421.769
I. Tài sản cố định
220
28.940.489
22.125.060
1. Tài sản cố định hữu hình
221
24.461.883
18.340.601
- Nguyên giá
222
82.884.989
83.768.022
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
-58.423.106
-65.427.421
3. Tài sản cố định vô hình
227
4.478.606
3.784.459
- Nguyên giá
228
9.389.583
9.389.583
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
- 4.910.977
-5.605.124
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
20.000
20.000
1. Đầu tư dài hạn khác
258
20.000
20.000
III. Tài sản dài hạn khác
260
122.461
80.455
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
122.461
80.455
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
311.733.973
303.279.819
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
300
178.506.534
162.923.662
I. Nợ ngắn hạn
310
177.697.910
161.994.058
1. Phải trả cho người bán
312
158.520.123
143.567.280
2. Người mua trả tiền trước
313
133.793
133.793
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
7.370.633
8.756.736
4. Phải trả công nhân viên
315
-
46.657
5. Chi phí phải trả
316
11.185.764
-
6. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
434.197
9.445.956
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
53.400
43.636
II. Nợ dài hạn
320
808.624
929.604
1. Dự phòng trợ cấp thôi việc
336
808.624
929.604
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
133.349.900
140.552.411
I. Nguồn vốn, quỹ
410
133.349.900
140.552.411
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
81.509.702
81.509.702
2. Quỹ đầu tư phát triển
415
25.682.241
25.682.241
3. Quỹ dự phòng tài chính
417
1.937.287
1.937.287
4. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
418
1.250.000
2.500.000
5. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
419
771.208
4.420.509
6. Lợi nhuận chưa phân phối
420
22.083.663
24.306.418
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
311.733.973
303.279.819
BẤO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2006
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
1
2
3
4
1. Tổng doanh thu
01
291.903.904
319.057.051
2. Giá vốn hàng bán
11
257.410.479
281.136.300
3. Lợi tức gộp (01 - 11)
20
34.493.425
37.920.751
4. Doanh thu từ hoạt động tài chính
21
1.916.763
2.313.521
5. Chi phí hoạt động tài chính
22
1.111.475
1.909.839
6. Chi phí bán hàng
24
1.247.859
1.229.298
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
11.715.207
11.839.973
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21-22) – (24+25)]
30
22.335.647
25.555.162
9. Thu nhập khác
31
1.030.178
448.028
10. Chi phí khác
32
-
32.797
11. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
1.030.178
415.231
12. Lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
23.365.825
25.670.393
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
51
1.282.162
1.363.975
14. Lợi nhuận thuần sau thuế (60= 50 – 51)
60
22.083.663
24.306.418
III/ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SXKD & TỔ CHỨC HTKT TẠI DN THỰC TẬP
3.1. Đánh giá khái quát về tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty Vineco:
Từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều khó khăn, Công ty Vineco đã dần khẳng định được vị trí của mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Để có được kết quả như vậy là do Công ty đã có chiến lược kinh doanh phù hợp, Công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như không ngừng cải tiến công nghệ để có được những sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời Công ty có những định hướng đúng đắn trong việc sắp xếp, tổ chức, quản lý, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động, làm cho đội ngũ lao động của Công ty vừa đảm bảo chuyên môn công tác vừa gắn bó và cống hiến hết mình cho lợi ích chung của Công ty.
Công ty với đặc điểm được hình thành do liên doanh giữa hai phía VNPT của Việt Nam và NEC của Nhật Bản nên vừa tiếp thu, áp dụng được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật Bản, vừa có được sự hỗ trợ từ phía Việt Nam trong quá trình kinh doanh và quản lý để phù hợp với các điều kiện về môi trường kinh doanh, tính chất, trình độ lao động của Việt Nam.
Bộ máy quản lý điều hành của công ty với những thành viên có trình độ cao, sáng tạo, nhạy bén và có nhiệt huyết cùng tinh thần trách nhiệm cao, được tổ chức hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng được các yêu cầu của quản lý, đảm bảo kiểm soát chật chẽ tài sản của Công ty đồng thời hoạt động hiệu quả của bộ máy chính là yếu tố quyết định dẫn đến thành công của Công ty trong quá trình hoạt động những năm vừa qua.
3.2. Đánh giá khái quát tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty Vineco:
3.2.1. Ưu điểm, thuận lợi:
Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tại công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán Việt Nam, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành và vận dụng tốt chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và chuẩn mực kế toán cũng như lý luận cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán. Đồng thời, công tác hạch toán kế toán của công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao về phương pháp và tổ chức.
Về tổ chức công tác kế toán, công ty nhìn chung đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp banh hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 10/TC-CĐKT ban hành ngày 20-03-1999 và thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09-10-2002 của Bộ Tài chính, và các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp. Các chứng từ mang tính chất bắt buộc của công ty sử dụng theo đúng mẫu biểu quy định và các chứng từ đều được lập, ghi chép, luân chuyển đúng chế độ. Các báo cáo tài chính luôn được lập đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, thiết kế khoa học, hợp lý thích ứng với yêu cầu công việc và đặc điểm hoạt động của công ty. Đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng, làm việc có tinh thần trách nhiệm và luôn phối hợp ăn ý với nhau để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, công tác hạch toán kế toán nói chung tại công ty được tiến hành nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và luôn có những cải biến đáp ứng được các yêu cầu mới của công việc. Từng phần hành kế toán được phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của từng người, tạo điều kiện cho nhân viên kế toán của phòng phát huy năng lực và trình độ chuyên môn của mình. Tuy có các nhân viên trong phòng đảm nhiệm từ hai phần hành trở lên song nguyên tắc bất kiêm nhiệm vẫn được đảm bảo bằng việc tách riêng người phê chuẩn, thực hiện và ghi chép. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí về nhân sự song vẫn đảm bảo tạo sự kiểm soát lẫn nhau khá chặt chẽ trong quá trình thực hiện công việc kế toán, giảm thiểu những sai sót, gian lận có thể xảy ra.
Việc hạch toán kế toán tập trung giúp công ty có khả năng nắm bắt tình hình về sản xuất kinh doanh một cách chung nhất từ đó những thông tin phản ánh một cách tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cả hai bộ phận kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị đều được chú trọng đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhiều mặt phục vụ nhu cầu về thông tin cho các đối tượng khác nhau.
3.2.2. Nhược điểm, khó khăn:
Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi kể trên, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Vineco còn có một số tồn tại, khó khăn sau:
Thứ nhất, ngày 20 tháng 03 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc Ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới thay thế cho Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”; Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp”, tuy nhiên cho đến nay, công ty Vineco vẫn chưa thay đổi chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Trong thời gian tới, Công ty sẽ có những định hướng mới về sản phẩm, dịch vụ cung cấp, do đó, việc tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty đang đứng trước thách thức đổi mới, cải cách để phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện mới.
3.3. Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Vineco:
Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đang có xu hướng tiến gần tới các chuẩn mực kế toán quốc tế và có những cải biến nhất định để phù hợp với môi trường tại Việt Nam.
Việc cập nhật và thay đổi chế độ kế toán tại Công ty từ chế độ kế toán theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sang chế độ kế toán mới theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính là việc cần thiết, đảm bảo sự tuân thủ chế độ và phù hợp với điều kiện mới.
Trước khi chuyển đổi, đơn vị cần nghiên cứu và cụ thể hoá chế độ kế toán mới cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán của công ty.
Đặc biệt trong hoàn cảnh Công ty đang có kế hoạch thay thế sản phẩm sản xuất trong tương lai gần, Công ty cần quan tâm đầu tư cho việc đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán theo chế độ mới phù hợp với tính chất, đặc điểm sản phẩm sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới với mục đích hướng tới là tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích luỹ vốn, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.
Trước hết, hoàn thiện tổ chức kế toán phải tiến hành đồng bộ từ hạch toán ban đầu, vận dụng các tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ và Báo cáo kế toán.
Hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, trình độ cán bộ của công ty và chính sách, pháp luật của nhà nước. Đảm bảo thông tin kịp thời chính xác cho các nhà quản lý trong việc lựa chọn các phương án sản xuất tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc xây dựng lại các định mức về nguyên vật liệu, nhân công sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất chung hợp lý là yêu cầu mới phải giải quyết.
Chú trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của kế toán viên trong doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức cho kế toán viên tham gia các lớp tập huấn về chế độ tài chính - kế toán tạo điều kiện cho họ tiếp cận, nắm vững được sự thay đổi trong chế độ tài chính kế toán.
Việc đổi mới công tác kế toán của công ty không có nghĩa là phủ nhận những thành quả, những gì đã đạt được mà việc đổi mới chính là để củng cố, giữ vững và tăng cường, phát huy vai trò của công tác kế toán bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị tại đơn vị.
Kết luận
Thời gian vừa qua được thực tập tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC đã giúp em củng cố, bổ sung nắm vững và hoàn thiện những kiến thức đã học trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời giúp em bước đầu làm quen với môi trường làm việc tại công ty và có được những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Báo cáo thực tập tổng hợp đã mô tả những nét khái quát nhất về công ty Vineco, bộ máy quản lý cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị. Trong báo cáo, em cũng đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của công ty từ đó đưa ra những ý kiến nhằm củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác kế toán tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Phượng và các cô chú, anh chị phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính, và các phòng ban khác của công ty Vineco đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
môc lôc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC.DOC