Đề tài: Báo cáo thực tập tổng hợp tại NHTM CP Xăng Dầu Petrolimex
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Trong tiến trỡnh này hệ thống ngõn hàng đóng vai trũ rất quan trọng – đó là hệ thống huyết mạch nối các thành phần của nền kinh tế với nhau. Ngõn hàng là một trong cỏc tổ chức tài chớnh quan trọng nhất của nền kinh tế,là tổ chức thu hỳt tiết kiệm lớn nhất,là một kờnh quan trọng trong chớnh sỏch kinh tế của chớnh phủ,chớnh sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước.
Hiện nay ngành ngân hàng của nước ta đang rất phát triển,từng bước được hoàn thiện,bắt kịp với trỡnh độ phát triển của các ngân hàng trên thế giới. Nói như vậy cũng có nghĩa là hệ thống ngân hàng của chúng ta cũn rất nhiều khú khăn,khách quan là do nước ta mới bắt đầu đổi mới, ngành ngõn hàng mới chỉ thực sự phỏt huy vai trũ của mỡnh trong những năm gần đây. Nguyờn nhõn chủ quan là do trỡnh độ phát triển của nước ta cũn thấp,cơ sở vật chất phục vụ vẫn cũn nhiều hạn chế.
Đối với một ngân hàng Nhà Nước được cổ phần hóa thỡ đổi mới cũng đó khú khăn, nhưng với một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) thỡ điều đó cũn khú khăn hơn, nhất là khi Việt Nam đang xúc tiến thực hiện toàn cầu hóa. Cỏc ngõn hàng khụng chỉ cạnh tranh với nhau mà cũn phải cạnh tranh với cỏc ngõn hàng nước ngoài – vốn đó cú kinh nghiệm cũng như cở sở vật chất hơn hẳn chúng ta.
Hơn thế nữa, trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đó tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngõn hàng (1991), đến tháng 10/2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần).
Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đó đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đó rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay cácngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng , miếng bánh dành cho các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ càng bị thu nhỏ.Trong bối cảnh đó,các ngân hàng TMCP phải phấn đấu,nỗ lực rất nhiều để có thể đứng vững trên thị trường. PG Bank cũng là một ngõn hàng như vậy.Cách đây vài năm có lẽ cái tên PG Bank cũn khỏ xa lạ với mọi người nhưng giờ thỡ PG Bank cú thể núi đến như một thương hiệu, tuy chưa mạnh nhưng cũng đó cú một vị trớ nhất định trên thị trường tài chính. Thương hiệu PG Bank đó cú mặt tại các địa bàn kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phũng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Hải Dương PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và cỏc tổ chức tài chớnh ngõn hàng.
Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Hà Nội tôi cũng đó cú cơ hội được nghiên cứu, học tập, tỡm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của ngân hàng . Bản báo cáo tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở đó. Nội dung bản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thông tin chung nhất về chi nhánh PG Bank Hà Nội để cho người đọc có cái nhỡn tổng quan nhất.
Báo cáo được chia ra làm 5 chương như sau :
♦ Chương I : Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank) chi nhỏnh Hà Nội.
♦ Chương II : Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phũng ban tại PG Bank Hà Nội.
♦ Chương III : Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Hà Nội trong những năm gần đây.
♦ Chương IV : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với PG Bank Hà Nội.
♦ Chương V : Định hướng phát triển của PG Bank Hà Nội trong những năm tới.
Do thời gian thực tập mới chỉ ở giai đoạn đầu, khả năng của bản thân cũn cú hạn cho nờn bản bỏo cỏo khú cú thể trỏnh khỏi những sai sút.Rất mong sự gúp ý của thầy cô để cho bản báo cáo được hoàn thiện hơn.Trong quá trỡnh viết bỏo cỏo tụi rất cảm ơn sự giúp đỡ tận tỡnh của thầy giỏo hướng dẫn – PGS.TS Đàm Văn Huệ và tập thể các cán bộ nhân viên tại PG Bank chi nhánh Hà Nội số 79 – Phố Bà Triệu – Hà Nội.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3958 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tổng hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa mình trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ phát triển của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế.
Đối với một ngân hàng Nhà Nước được cổ phần hóa thì đổi mới cũng đã khó khăn, nhưng với một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) thì điều đó còn khó khăn hơn, nhất là khi Việt Nam đang xúc tiến thực hiện toàn cầu hóa. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài – vốn đã có kinh nghiệm cũng như cở sở vật chất hơn hẳn chúng ta.
Hơn thế nữa, trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10/2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần).
Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đã rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các ngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánh dành cho các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ càng bị thu nhỏ.Trong bối cảnh đó,các ngân hàng TMCP phải phấn đấu,nỗ lực rất nhiều để có thể đứng vững trên thị trường. PG Bank cũng là một ngân hàng như vậy.Cách đây vài năm có lẽ cái tên PG Bank còn khá xa lạ với mọi người nhưng giờ thì PG Bank có thể nói đến như một thương hiệu, tuy chưa mạnh nhưng cũng đã có một vị trí nhất định trên thị trường tài chính. Thương hiệu PG Bank đã có mặt tại các địa bàn kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Hải Dương… PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng.
Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Hà Nội tôi cũng đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của ngân hàng. Bản báo cáo tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở đó. Nội dung bản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thông tin chung nhất về chi nhánh PG Bank Hà Nội để cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất.
Báo cáo được chia ra làm 5 chương như sau :
♦ Chương I : Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank) chi nhánh Hà Nội.
♦ Chương II : Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban tại PG Bank Hà Nội.
♦ Chương III : Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Hà Nội trong những năm gần đây.
♦ Chương IV : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với PG Bank Hà Nội.
♦ Chương V : Định hướng phát triển của PG Bank Hà Nội trong những năm tới.
Do thời gian thực tập mới chỉ ở giai đoạn đầu, khả năng của bản thân còn có hạn cho nên bản báo cáo khó có thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong sự góp ý của thầy cô để cho bản báo cáo được hoàn thiện hơn.Trong quá trình viết báo cáo tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Đàm Văn Huệ và tập thể các cán bộ nhân viên tại PG Bank chi nhánh Hà Nội số 79 – Phố Bà Triệu – Hà Nội.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Những thông tin chung về PG Bank Hà Nội
Lịch sử ra đời
Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu).
Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay.
Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.Là chi nhánh đầu tiên của PG Bank nên chi nhánh Hà Nội được coi là một chi nhánh quan trọng,có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển của PG Bank.
Sơ lược về các cổ đông chính
♦ Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)
Là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng ( chiếm 40% vốn điều lệ). Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là Doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt của Nhà Nước. Trụ sở chính của Tổng Công ty đặt tại số 1 Khâm Thiên, Hà Nội. Sau hơn 50 năm hoạt động, đến nay Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã có một mạng lưới hơn 1.600 cửa hàng trên khắp cả nước với thị phần xăng dầu chiếm 60%. Tổng Công ty có 41 đơn vị thành viên, có cổ phần chi phối tại 20 Công ty Cổ phần như: Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC), Công ty cổ phần Gas Petrolimex ( PGC)... Ngoài ra, Tổng Công ty còn góp vốn vào 2 liên doanh là Công ty liên doanh hóa chất PTN và Công ty liên doanh BP-PETCO.
Doanh thu hàng năm của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đạt trên 60.000 tỷ đồng, là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD.
♦ Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Là cổ đông chiếm 9,98% vốn điều lệ của Ngân hàng. Thành lập năm 2000, SSI được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và dịch vụ môi giới đầu tư cho các tổ chức và nhà đầu tư các nhân trong và ngoài nước. SSI là công ty chứng khoán đầu tiên có sự góp vốn và tham gia điều hành của cổ đông nước ngoài là các tổ chức và cá nhân có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường tài chính thế giới.
SSI hiện đang quản lý khoảng 68% tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở tại thị trường chứng khoán Việt nam. Thị phần môi giới của SSI đạt trên 27% thị trường cổ phiếu niêm yết. Khối lượng cổ phiếu lưu ký tại SSI chiếm hơn 50% tổng khối lượng lưu ký của toàn thị trường, chiếm vị trí dẫn đầu thị trường môi giới Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính doanh nghiệp, SSI đã tư vấn cho nhiều công ty niêm yết là những công ty hàng đầu, chiếm gần 65% thị phần cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa logo PG Bank
Logo của PG bank thể hiện sự liên kết chặt chẽ, đầy đặn của các đồng tiền thể hiện hoạt động chính của PG Bank là ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, chắc chắn tạo niềm tin cho khách hàng. Logo khai thác yếu tố không gian, những vệt chuyển động trong không gian tạo nên sự năng động, mạnh mẽ, tính linh hoạt và công nghệ cao. Màu sắc của logo thể hiện hai màu cơ bản của thương hiệu PETROLIMEX. Về tổng thể, logo PG Bank có sự tỏa sáng gợi ý về thành quả và niềm tự hào.
Vị trí của PG Bank Hà Nội
Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Nằm trên địa bàn là phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội ,đây là khu vực trung tâm của thủ đô,dân cư đông đúc, phát triển và sầm uất nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng.Số lượng các trường đại học,các trung tâm thương mại,doanh nghiệp trên địa bàn khá lớn nên PG Bank Hà Nội chú tâm vào phát triển các dịch vụ liên quan đến thẻ ATM ,chuyển tiền qua tài khoản,trả lương,các hoạt động cho vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán.
Đối với PG Bank thì sự phát triển của chi nhánh Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển chung của ngân hàng.Một chi nhánh đóng vai trò then chốt ở khu vực phía bắc, sự vững mạnh của PG Bank Hà Nội sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh,phòng giao dịch ở khu vực phía bắc – vốn là khu vực phát triển và đông dân cư,có nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.Thông qua đó sẽ tăng cường thêm sự vững mạnh của hệ thống PG Bank ,đưa PG Bank trở thành một trong số những ngân hàng cung cấp dịch vụ uy tín nhất ở Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Hà Nội.
Giữ vững phương châm hoạt động “Dịch vụ ngân hàng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp” bên cạnh việc gắn bó với khối khách hàng truyền thống PG Bank không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước. Các sản phẩm dịch vụ của PG Bank không ngừng đa dạng hóa theo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với các dịch vụ hiện đại mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chính mà còn cả sự yên tâm tuyệt đối.
Một số sản phẩm của PG Bank chi nhánh Hà Nội :
● Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài.
● Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ : cho vay thông thường, cho vay tài trợ cho dự án, cho vay đồng tài trợ,…cho mọi đối tượng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
● Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau tại trong và ngoài nước.
● Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại trong nước và quốc tế với mọi đối tượng khách hàng.
● Dịch vụ thẻ. Năm 2009 PG Bank đã hoàn thiện phương thức thanh toán tiền mua xăng dầu qua thẻ Flexicard.
● Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.
● Các dịch vụ ngân hàng khác.
Chức năng nhiệm vụ
Là một trong những chi nhánh lớn và then chốt của PG Bank, nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội là vô cùng quan trọng.Cụ thể như sau :
Trước hết, sự phát triển của chi nhánh Hà Nội sẽ làm tiền đề,tạo động lực cho PG Bank có thể phát triển lớn mạnh ở khu vực phía bắc.
Chi nhánh PG Bank Hà Nội là chi nhánh đánh dấu sự phát triển thực sự của hệ thống PG Bank, cho thấy sự gia nhập của PG Bank vào thị trường ngân hàng trong nước.
Cung cấp các dịch vụ về ngân hàng một cách chuyên nghiệp để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo nên thương hiệu PG Bank có uy tín.
Là cầu nối giúp cho các dịch vụ của ngân hàng tới được người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn, tăng cường quảng bá thêm tên tuổi của PG Bank.
Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế khác để đầu tư phát triển. Kinh doanh đa năng tổng hợp về các dịch vụ tín dụng, tiền tệ, dịch vụ ngân hàng.
Làm ngân hàng đại lý phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn của các tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
Quá trình phát triển
Tháng 5 năm 2007, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010.
Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội.Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình xâm nhập vào thị trường ngân hàng của PG Bank.
Tháng 8 năm 2007, PG Bank đã hoàn tất việc tăng vốn lên 500 tỷ đồng.
Tháng 5 năm 2008, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2008. Đến ngày 24/12/2008, PG Bank chính thức thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng, hoàn thành những bước đầu của lộ trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng vào năm 2010.
Tháng 11 năm 2008, PG Bank chính thức công bố được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “ Ngân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế.
Ngày 29/03/2009, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã được bầu chọn và trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 cho những thành tích phát triển và những đóng góp của ngân hàng vào sự phát triển kinh tế xã hội.Giải thưởng “THƯƠNG HIỆU MANH VIỆT NĂM 2008” là giải thưởng uy tín do Thời Báo kinh tế phối hợp cùng Cục Xúc Tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức thường niên. Đối với giải thưởng này, Các bộ, ngành chức năng và người tiêu dùng chọn theo 7 tiêu chí: Kết quả kinh doanh, Lãnh đạo và tiên phong, Chất lượng qua khách hàng mục tiêu, Năng lực đổi mới doanh nghiệp, Bảo vệ thương hiệu, Nhân lực, Tính ổn định và bền vững. Cuộc bình chọn “Thương hiệu mạnh” thường niên được tổ chức cho mọi ngành hàng sản xuất và dịch vụ
Ngày 26 tháng 10 năm 2009, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chính thức công bố được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa (theo công văn số 7850-NHNN-CSTT ngày 06/10/2009) và vinh dự nhận Giải thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế với tỷ lệ điện thanh toán tự động cao của Ngân hàng Wachovia, N.A., New York. Đây là giải thưởng do một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ và thế giới trao tặng. Giải thưởng này được đánh giá qua tiêu chí: các điện thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng Wachovia có tỷ lệ tự động xử lý Straight Through Processing rất cao gần 100%.
Ngân hàng TMCP Xằng dầu Petrolimex – PG Bank vinh dự là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2009” do Bộ Công thương tổ chức. Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 24/1/2010 tại Hà Nội.
Tính đến tháng 12/2009 PG Bank đã có 53 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN TẠI CHI NHÁNH PG BANK HÀ NỘI
2.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank
Trước khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội, tôi sẽ trình bày sơ lược về cơ cấu tổ chức của PG Bank nói chung.Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex có trụ sở chính tại 132-134 Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong năm 2009,với mục tiêu ổn định nơi làm việc và chuyển trụ sở chính của PG Bank ra Hà Nội, PG Bank đã hợp tác góp vốn đầu tư và nhận chuyển nhượng văn phòng tại dự án Văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm và nhà ở cao tầng tại số 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 2,467 m2. Dự kiến, trụ sở làm việc của PG Bank sẽ chính thức hoạt động tại Hà Nội vào quý 2/2011.
Tính đến tháng 12/2009 PG Bank đã có 53 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Riêng chi nhánh Hà Nội có 12 phòng giao dịch trực thuộc.
Trụ sở chính
Chi nhánh
Chi nhánh
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Cơ cấu bộ máy quản lý của PG Bank
2.2 Sơ đồ tổ chức của PG Bank Hà Nội
Ban giám đốc chi nhánh
Phòng tín dụng
Phòng kế toán và kho quỹ
Bộ phận kế toán tổng hợp
Phòng hành chính
Bộ phận kho, quản lý tài sản
Bộ phận bảo vệ, tạp vụ
Bộ phận tín dụng
Bộ phận hỗ trợ tín dụng
Bộ phận quỹ
Bộ phận giao dịch
2.3 Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Hà Nội
2.3.1 Ban giám đốc chi nhánh
Mô hình ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý các phòng ban, người quản lý cao nhất là giám đốc. Mô hình quản lý này đã đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong quản trị, cho phép tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối ưu, tính linh hoạt và có độ tin cậy cao.
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của đơn vị mình. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc kí duyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị trong một phạm vi nhất định.
2.3.2 Phòng tín dụng
Các phòng ban có mối quan hệ tương hỗ,hỗ trợ nhau cùng phát triển.Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi hoạt động của mình.Các phòng ban trực tiếp kinh doanh đồng thời thực hiện chức năng điều hành,tham mưu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban giám đốc và cập nhật mọi số liệu thông tin giúp cho việc kiểm soát kinh doanh được tốt hơn. Phòng tín dụng gồm 2 bộ phận là bộ phận tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng.
2.3.2.1 Bộ phận tín dụng
Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để cho vay và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay. Tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình kinh doanh của ngân hàng và đồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm đặc biệt.
Đứng đầu bộ phận tín dụng là trưởng bộ phận tín dụng. Trưởng bộ phận tín dụng quản lý các nhân viên của bộ phận mình,chịu trách nhiệm trước cấp trên về trách nhiệm công việc được giao.Bộ phận tín dụng thực hiện nhiệm vụ chính là :
Tìm kiếm các hợp đồng tín dụng.
Xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng.
Thẩm định các hồ sơ tín dụng xin vay vốn.
Giúp khách hàng thực hiện quy trình xin vay vốn một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để thu hồi vốn đúng hạn.
Triển khai các dịch vụ tín dụng mới,các chiến lược kinh doanh mới tới khách hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng
Theo dõi quản lý các khoản vay có vấn đề, phát hiện sớm và xử lý có hiệu quả nhằm giảm tối đa tổn thất với ngân hàng.
Quản lý tài sản đảm bảo.
Tham gia ý kiến trong việc xây dựng các chính sách tín dụng.
2.3.2.2 Bộ phận hỗ trợ tín dụng
Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát lại các điều kiện cho vay trong Hồ sơ giải ngân của cán bộ tín dụng sau khi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi nhận được Hồ sơ giải ngân, các cán bộ của bộ phận sẽ kiểm tra các điều kiện trong phê duyệt để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình các nghiệp vụ liên quan của PG Bank đã được ban hành và có hiệu lực.
Một nhiệm vụ quan trọng của Bộ phận hỗ trợ tín dụng là thẩm định tài sản đảm bảo. Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiền hành kiểm tra tài sản đảm bảo theo quy định về nhận từng loại tài sản đảm bảo của PGBank … sau đó làm hồ sơ để hoàn thiện thủ tục định giá và làm thủ tục thế chấp tài sản nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho PGBank.
Hàng tháng vào ngày 26 (ngày quy định thu gốc lãi), cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành hạch toán thu gốc và lãi cho các khoản vay tại PGBank.
Ngoài những nhiệm vụ trên, Bộ phận hỗ trợ tín dụng thường xuyên phải làm các báo cáo phát sinh cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động thực tế của PGBank để có những đánh giá nhận xét và bài học rút ra kịp thời để điều chỉnh, sửa đổi khi phát sinh sai sót liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng.
2.3.3 Phòng kế toán và kho quỹ
Phòng kế toán và kho quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng như sau : bộ phận kế toán tổng hợp,bộ phận quỹ,bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.Ngoài những nhiệm vụ mang tính chất đặc thù chuyên môn thì phong kế toán và kho quỹ còn phải thực hiện những nhiệm vụ do ban giám đốc ngân hàng giao.Đứng đầu phòng kế toán và kho quỹ là trưởng phòng.Trưởng phòng là người lãnh đạo mọi hoạt động của phòng theo nguyên tắc một thủ trưởng, và cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về những sai sót do phòng mình gây ra.
2.3.3.1 Bộ phận kế toán tổng hợp
Đứng đầu là trưởng bộ phận kế toán tổng hợp. Đây là người chịu trách nhiệm chính về việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cũng như kiểm tra, giám sát, đôn đốc để công việc được giao hoàn thành sớm và có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ chính của bộ phận kế toán tổng hợp là:
Tổ chức hạch toán,phân tích tổng hợp các loại tài khoản như tài khoản thanh toán,tài khoản nguồn vốn,…
Hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo nguyên tắc kế toán chung và theo quy định của ngành.
Tính lãi tiền gửi ,tiền vay,thu các khoản phí dịch vụ.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Từ đó thực hiện các báo cáo phân tích, đua ra các dự báo và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp.
Quản lý và giám sát việc mua sắm.
Làm các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
2.3.3.2 Bộ phận quỹ
Cũng như bộ phận kết toán tổng hợp, đứng đầu bộ phận quỹ là trưởng bộ phận – là người chịu trách nhiệm chính về công việc được giao. Bộ phận quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt từ bộ phận giao dịch và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi. Đầu ngày làm việc bộ phận ngân quỹ sẽ xuất ra một số tiền từ kho tiền và quỹ nghiệp vụ để thực hiện giao dịch chi trả tiền mặt cho khách hàng, tùy theo dự kiến chi trả trong ngày và số tiền tạm ứng tối đa không vượt quá số tiền đã mua bảo hiểm nghiệp vụ cho quỹ nghiệp vụ ngoài kho tiền.
Khi xuất kho thủ quỹ lập bảng kê các loại tiền xuất kho và ghi chép số liệu vào sổ nhập xuất kho. Nếu trong ngày số tiền ngoài quỹ nghiệp vụ đã sử dụng hết hoặc không đủ chi thì thủ quỹ báo cáo cho các bộ phận quản lý kho xuất một khoản tiền cho bộ phận ngân quỹ. Nếu số tiền quá lớn và vượt quá mức mua bảo hiểm thì phải làm thủ tục nhập kho trước rồi sau đó mới xuất cho bộ phận ngân quỹ.
Cuối ngày làm việc toàn bộ số tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hết vào kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho, dựa trên số liệu đã ghi chép để xác định tồn quỹ, kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các giao dịch trong ngày.
2.3.3.3 Bộ phận giao dịch
Đứng đầu cũng là trưởng bộ phận giao dịch. Bộ phận giao dịch bao gồm đội ngũ nữ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm với công việc nhằm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng một cách chu đáo nhất khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Các nhân viên ở bộ phận này cần đòi hỏi khá cao về mặt hình thức, cách ứng xử so với các bộ phận khác, bởi đây là bộ mặt của ngân hàng. Dịch vụ khách hàng có tốt thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.Nhiệm vụ chính của bộ phận giao dịch :
Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện công tác chăm sóc khách hàng qua đó tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp, hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kí các hợp đòng cung cấp dịch vụ (nếu có), chuyển hồ sơ cung cấp dịch vụ sang các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý.
Thực hiện các nghiệp vụ chuyển khoản, thanh toán, thu hộ, chi hộ,…
Thực hiện, triển khai, hướng dẫn công tác thực hiện các chiến dịch mới về huy động vốn, cho vay, … của ngân hàng.
2.3.4 Phòng hành chính
Phòng hành chính không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp kinh doanh của ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có hiệu quả. Phòng hành chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho,quản lý tài sản và bộ phận bảo vệ,tạp vụ. Trưởng phòng hành chính là người chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về công việc của phòng, là người trực tiếp phân công, giao việc, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.3.4.1 Bộ phận kho, quản lý tài sản
Nhiệm vụ chính của bộ phận kho, quản lý tài sản là thống kê, bảo quản, sửa chữa những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh. Nói cách khác là quản lý tài sản về mặt hiện vật của chi nhánh, bao gồm văn phong làm việc, cơ sở vật chất, kĩ thuật, phương tiện vận tải, công cụ lao động, văn phong phẩm và các tài sản khác.Ngoài ra bộ phận còn thực hiện công tác văn phong,quản lý con dấu, quản lý công văn đi đến, công tác thư kí, in ấn,văn thư, lưu trữ, tiếp tân, …và làm những công việc khác khi được ban giám đốc chi nhánh giao cho.
2.3.4.2 Bộ phận bảo vệ, tạp vụ
Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của khách hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh, tránh các trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phương tiện vận chuyển phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh.
Trong quá trình hoạt động,các phòng ban sẽ phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đoàn kết trong công việc để bộ máy làm việc của chi nhánh được hoạt động thông suốt và đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PG BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1 Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh PG Bank Hà Nội luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng .Vì vậy mà ban giám đốc chi nhánh đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức và bằng nhiều giải pháp. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính trong những năm gần đây đã tạo cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ.
Là một chi nhánh mà lịch sử thành lập không lâu, lại là một ngân hàng khá mới mẻ trên thị trường, cho nên tập thể cán bộ tại PG Bank Hà Nội đã phải nỗ lực rất nhiều. Kết quả tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng cũng là những thành quả đáng được ghi nhận.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt cả về quy mô và hình thức vốn huy động PG Bank đã tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng cũng như có các chương trình khuyến mãi và các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn. Do vậy, quy mô và tỷ trọng tiền gửi huy động từ
dân cư và các tổ chức kinh tế của PG Bank đã không ngừng tăng mạnh qua các năm theo hướng an toàn.
Tình hình huy động vốn qua các năm ( theo số liệu phòng kế toán PG Bank Hà Nội)
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng vốn huy động
475.632
642.105
1197.549
● Về quy mô nguồn vốn huy động
Từ bảng trên ta nhận thấy số vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể :
Tổng vốn huy động năm 2008 tăng 166.473 tỷ đồng so với năm 2007, tăng 35%.
Tổng vốn huy động năm 2009 tăng 555.444 tỷ đồng so với năm 2008, tăng 86.5%.
Như vậy nguồn vốn huy động được có xu hướng tăng lên thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng đang được triển khai khá tốt, uy tín của PG Bank đang dần được nâng lên. Đó là kết quả rất đáng khích lệ của tập thể cán bộ, nhân viên của chi nhánh.
●Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động, vốn huy động của chi nhánh gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhìn chung, cơ cấu vốn huy động của PG Bank khá đa dạng và an toàn. PG Bank đã tận dụng được nhiều nguồn vốn trong nước khác nhau nhằm bảo đảm sự chủ động về nguồn vốn cải thiện theo xu hướng ngày càng hợp lý. Vốn trong nước chiếm 100% tổng vốn huy động của PG Bank.Hiện PG Bank đang triển khai các kế hoạch nhằm tận dụng các nguồn vốn ngoài nước một cách hiệu quả.
Tiền gửi huy động trong từng loại hình huy động đã tăng mạnh qua các năm. Rủi ro thanh khoản của PG Bank khá thấp do chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiền gửi huy động từ dân cư và TCKT là tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa, góp phần tạo nền vốn ổn định cho hoạt động của PG Bank, phục vụ cho việc giải ngân đối với các dự án dài hạn.Có bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động như sau :
Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Hà Nội ( theo số liệu của phòng kế toán chi nhánh PG Bank Hà Nội )
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng vốn huy động
475.632
100%
642.105
100%
1197.549
100%
Tiền gửi không kì hạn
154.581
32.5%
132.274
20.6%
235.917
19.7%
Tiền gửi có kì hạn
318.673
67%
503.410
78.4%
948.459
79.2%
Tiền gửi kí quỹ
2.378
0.5%
6.421
1%
13.173
1.1%
Mặc dù năm 2008 và 2009 vừa qua là những năm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động nhiều đến nước ta, đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng.Tuy nhiên chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trong nguồn vốn huy động.
● Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng huy động của PG Bank nhưng đã có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tỷ trọng khoản mục này chiếm đến 99,9% tổng huy động tương đương 641.463 tỷ đồng, nhưng đã giảm dần chỉ còn 64% tổng nguồn tương đương 410.947 tỷ đồng đến 31/12/2009. Ngược lại, PG Bank đã tích cực khai thác đối tượng đầy tiềm năng - tiền gửi huy động từ dân cư qua việc áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn và phát hành thẻ Flexicard. Huy động từ dân cư đã tăng rất nhanh trong năm 2009. Tiền gửi từ dân cư năm 2008 chỉ đạt 0.642 tỷ đồng nhưng đã tăng lên đến 231.158 tỷ đồng trong năm 2009.
3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động không thể tách rời nhau. Hoạt động sử dụng vốn mà đặc biệt là công tác tín dụng đã tạo động lực cho việc huy động vốn. Hơn thế nữa thì hoạt động sử dụng vốn chính là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Ngược lại công tác huy động vốn phát triển cũng tạo điều kiện để việc sử dụng vốn được mở rộng,hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa Việt Nam đạt được những bước phát triển nhanh và bền vững. Vốn đầu tư xã hội là một nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, PG Bank là một trong những tổ chức tiên phong cung ứng vốn cho nền kinh tế.PG Bank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng cụ thể, dư nợ cho vay khách hàng của PG Bank đã tăng mạnh qua các năm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
Công tác sử dụng vốn của chi nhánh bao gồm :
Tài trợ nhu cầu vốn trung và dài hạn :
→ Cho vay dự án
→ Cho vay xây dựng nhà xưởng
→ Cho vay mua máy móc, thiết bị, …
Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn :
→ Phục vụ nhu cầu vốn thiếu hụt thường xuyên trong sản xuất kinh doanh.
→ Phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời.
Cho vay tiêu dùng :
→ Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại PG Bank.
→ Cho vay du học, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở,…
Mua bán trái phiếu.
Hoạt động tín dụng qua các năm tại chi nhánh nhìn chung là tốt. Mặc dù uy tín của PG Bank trên thị trường tài chính chưa cao nhưng những kết quả thu được là rất đáng khen.
Hoạt động tín dụng tại PG Bank Hà Nội qua các năm
(Theo số liệu phòng kế toán PG Bank chi nhánh Hà Nội)
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng dư nợ
484.154
659.257
1389.440
- Cho vay Ngắn hạn
389.746
438.204
901.462
- Cho vay Trung hạn
78.757
151.086
363.822
- Cho vay Dài hạn
15.651
69.967
124.156
Tổng dư nợ
484.154
659.257
1389.440
- Cho vay Cá nhân
58.098
131.851
330.200
- Cho vay Tổ chức, doanh nghiệp
426.056
527.406
1059.240
● Về quy mô hoạt động tín dụng
Mặc dù là một chi nhánh có thời gian hoạt động ngắn tuy nhiên PG Bank Hà Nội cũng đã cố gắng tìm kiếm các khách hàng mới, vì vậy doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng liên tục qua các năm.Cụ thể như sau :
Tổng dư nợ tín dụng năm 2008 tăng so với năm 2007 là 175.103 tỷ đồng, chiếm 36.2 %
Tổng dư nợ tín dụng năm 2009 tăng so với năm 2008 là 730.183 tỷ đồng, chiếm 110.8 %
Như vậy quy mô tín dụng của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng và hơn nữa cũng đã khẳng định được sự phát triển của chi nhánh trong những năm qua.
● Về cơ cấu cho vay
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của PG Bank vẫn là dư nợ với kỳ hạn ngắn, chiếm hơn 65%, trung hạn chiếm 26% và dài hạn chỉ chiếm 9% tổng dư nợ. Cơ cấu này tạo cho PG Bank chủ động hơn về nguồn cho việc giải ngân các hợp đồng tín dụng và phù hợp với xu hướng lãi suất luôn có xu hướng tăng trong thời gian tới.
● Về chất lượng tín dụng
Bên cạnh việc mở rộng quy mô tín dụng thì nâng cao chất lượng tín dụng cũng là một vấn đề luôn được chi nhánh quan tâm.Công tác thu nợ luôn được quan tâm sát sao vì nó phản ánh hiệu quả, độ an toàn của đồng vốn, và là cơ sở để tái đầu tư, cho vay.
Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng bằng cách đảm bảo 100% các món vay đều được kiểm tra trước,trong và sau khi cho vay, chủ động cùng các khách hàng gặp khó khăn tìm cách tháo gỡ không để nợ quá hạn phát sinh lớn,chủ động giảm thấp nợ quá hạn. Vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh luôn ở mức thấp (<2%).
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tỷ lệ nợ quá han PG Bank Hà Nội
1.35
1.91
1.82
Tỷ lệ nợ quá hạn PG Bank
2
2.4
2.35
(Theo nguồn phòng kế toán PG Bank Hà Nội )
3.3 Hoạt động phát triển dịch vụ
Một mô hình chi nhánh ngân hàng hiện đại là điều mà PG Bank Hà Nội đang hướng đến, do đó trong những năm gần đây chi nhánh luôn đổi mới tăng cường các hoạt động dịch vụ, làm cho các hoạt động này trở nên đa dạng hơn, tiện ích với khách hàng hơn.Đặc biệt từ ngày 13/10/2009 PG Bank đã cho phát hành thẻ flexicard. Flexicard sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, thẻ chip không tiếp xúc.Ngoài ra, với tính năng trả trước, khách hàng không phải mở tài khoản như thẻ ghi nợ, mà chỉ cần đăng ký thông tin và có thể nhận thẻ ngay tại các cửa hàng xăng dầu. Điều này cho phép khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng hoặc chưa có nhu cầu mở tài khoản tại ngân hàng nhưng muốn sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt có thể thực hiện được với thẻ trả trước.
Flexicard có thể thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ của PG Bank (hệ thống siêu thị, nhà hàng,…), chi trả cho chi phí sinh hoạt và đặc biệt Flexicard được chấp nhận thanh toán tại hệ thống 1.700 cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên toàn quốc.Thông qua thanh toán bằng thẻ, khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát chi tiêu, giảm thời gian chờ đợi thanh toán và tránh được các rủi ro như nhầm lẫn, mất mát…khi thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài các điểm đặt máy ATM của PG Bank và máy ATM thuộc hệ thống Banknet, khách hàng có thể rút tiền mặt ngay tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu Petrolimex có mặt trên khắp cả nước kể cả vùng sâu, vùng xa. Flexicard cũng cho phép khách hàng có thể dễ dàng nạp tiền vào thẻ để chi tiêu tại ngay các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex và điểm giao dịch của PG Bank.
Với chiến dịch quảng cáo và cho ra mắt thẻ Flexicard thương hiệu PG Bank đã được nhiều người biết đến hơn,nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài tập trung phát triển thẻ thì ngân hàng cũng đã triển khai thêm dịch vụ internet, sms, mobile banking. Như vậy về cơ bản thì ngân hàng đã cung cấp hầu hết các dịch vụ mà các ngân hàng trong nước đang cung cấp.
3.4 Kết quả, hiệu quả kinh doanh
Với mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả, an toàn, kinh doanh phải có lãi chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao kể từ khi bắt đầu hoạt động.Việc kiểm tra, giám sát hoạt động thu lãi, thu gốc, hoạt động huy động vôn luôn được đề cao.
Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đạt 10.349 tỷ đồng. Năm 2008 mặc dù khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh vẫn đạt 18.398 tỷ, tăng 8.049 tỷ đồng, tức 77.8% so với năm 2007. Năm 2009 cùng với sự tăng trưởng của cả hệ thống PG Bank thì chi nhánh cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng, đạt 38.355 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 108.5% so với năm 2008.Do kinh doanh đạt hiệu quả cao nên đời sống của các cán bộ nhân viên của chi nhánh được nâng cao rõ rệt. Ngoài tiền lương thì hàng tháng,hàng quý, theo mức độ kinh doanh, chi nhánh đều có thưởng, tổ chức các buổi picnic, du lịch, liên hoan để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như làm gắn bó thêm tình cảm giữa các nhân viên với tập thể.
Chương IV
Điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội và thách thức đối với PG Bank Hà Nội
4.1 Điểm mạnh
Qua phân tích xem xét sơ bộ về tình hình hoạt động của PG Bank Hà Nội thì chi nhánh có những điểm mạnh nhất định,có thể coi đó là lợi thế mà ban giám đốc chi nhánh nên phát huy trong tương lai.
Với chiến dịch phát hành thẻ Flexicard – là một loại thẻ hiện đại mà chưa ngân hàng nào áp dụng, kết hợp cùng với việc mua xăng dầu,sử dụng ngay các cây xăng của Petrolimex làm nơi rút tiền,gửi tiền như các máy ATM sẽ tạo ra lợi thế và thu hút được rất nhiều khách hàng.Tính tiện ích của thẻ Flexicard là một trong các yếu tố giúp cho PG Bank có thể cạnh tranh được và tạo ra sự khác biệt của mình.
PG Bank Hà Nội nằm ngay trên phố Bà Triệu, đây là một trong những khu vực sầm uất nhất của thủ đô, đông dân cư, nhiều công ty, văn phong, trường đại học nên điều kiện giao dịch cũng như thu hút nguồn vốn huy động khá dễ dàng.
PG Bank Hà Nội là một trong số những chi nhánh quan trọng nhất của hệ thống PG Bank tại khu vực phía bắc nên sẽ được tạo nhiều điều kiện cũng như cơ hội để phát triển vững mạnh,khẳng định vị thế của PG Bank.
PG Bank là ngân hàng mà Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đông lớn nhất, do đó Petrolimex luôn tạo điều kiện để PG Bank có thể phát triển. Bằng chứng là khách hàng của PG Bank phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các đối tác,công ty con của Petrolimex.
Vào tháng 7/2010 thì Tổng công ty xăng dầu Việt Nam sẽ chính thức cổ phần hóa thành tập đoàn Xăng dầu, do đó cơ hội để cho PG Bank phát triển là rất cao.
Trên đây là những ưu điểm có thể do yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà chi nhánh Hà Nội có được.Song bên cạnh đó thì chi nhánh vẫn tồn tại những nhược điểm, đó là những vấn đề mà chi nhánh sẽ phải khắc phục trong tương lai để hoàn thiện hơn nữa. Dưới đây là một số ưu điểm do bản than cá nhân tôi nhận thấy trong quá trình tìm hiểu chung về chi nhánh PG Bank Hà Nội.
4.2 Điểm yếu
Tổng công ty xăng dầu Petrolimex là cổ đông lớn nhất đã tạo rất nhiều điều kiện cho PG Bank phát triển nhưng điều đó cũng có thể làm cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng kém năng động do có các hợp đồng từ phía Petrolimex.Dựa quá nhiều vào Petrolimex sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống.
Thương hiệu, uy tín của PG Bank mới chỉ được khách hàng biết đến vào những năm gần đây.Với một ngân hàng mà lịch sử thành lập từ lâu nhưng uy tín trong ngành thì mới ở mức độ đang khẳng định sẽ rất khó khăn để phát triển.Như chúng ta đã biết loại hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là tiền – một loại hàng mang đầy rủi ro.Vì vậy ngân hàng nào càng có uy tín thì sẽ dễ thu hút được khách hàng.Niềm tin chính là thứ mà PG Bank còn thiếu.
Phố Bà Triệu quân Hai Bà Trưng mặc dù là nơi rất dễ kinh doanh nhưng lại là nơi tập trung quá nhiều chi nhánh của các ngân hàng như Vietcombank,Vietinbank,SHB,Teachcombank,Á Châu,…Dó đó chi nhánh Hà Nội của PG Bank nếu không tạo ra khác biệt thì khó có thể cạnh tranh được.
4.3 Cơ hội và thách thức
Theo quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước thì tới cuối năm 2010 các ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn thành tiến trình tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Đối với một ngân hàng bé như PG Bank thì việc tăng vốn vẫn đang nằm trong lộ trình. Nếu không tăng vốn điều lệ sẽ phải sát nhập với các ngân hàng khác.
Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước, khuôn khổ pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của NHTM Nhà Nước có thể giảm và nhường chỗ cho các nhóm ngân hàng khác, nhất là tại các thành phố và khu đô thị lớn.
Đây là cơ hội để PG Bank khẳng định mình. Tuy nhiên, thị trường càng mở thì các đối thủ càng nhiều và trong sự cạnh tranh chắc chắn khó tránh khỏi tình trạng sẽ có ngân hàng buộc phải rời khỏi thị trường do năng lực quá kém.
Năm 2010, Chính phủ đã đưa ra thông điệp kiểm soát tăng trưởng tín dụng không vượt quá 25%, thấp hơn nhiều nếu so với con số 38 - 39% của năm 2009. Tất nhiên, nếu chính sách tiền tệ bắt đầu thắt chặt trở lại thì hoạt động của các ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao. Đồng thời, các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho lượng tiền cung ứng ra thị trường ít hơn, việc huy động vốn sẽ khó hơn so với năm 2009. Mặt khác, việc hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động nếu tiếp tục kéo dài trong năm 2010 sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng trưởng thị phần.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, khủng hoảng đã dần đi qua và cơ hội đang đến với ngành ngân hàng. Song nếu không nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng được định hướng phát triển mang đậm nét riêng, thì hoạt động của mỗi ngân hàng khó có thể đạt hiệu quả cao. Bởi năm 2009, Việt Nam đã thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hệ thống ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ những ngân hàng nước ngoài trong năm nay và các năm tới, đòi hỏi khả năng quản trị của ngân hàng Việt Nam cao hơn, tăng tốc và hiệu quả hơn trước.Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng trong nước phải đảm bảo để sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn trong hệ thống tài chính quốc gia.
Vì vậy, thách thức sẽ tiếp tục song hành đối với hoạt động của ngành ngân hàng trong năm tài chính 2010. Điều quan trọng đối với các ngân hàng là phải biết nâng cao năng lực cạnh tranh. Các giải pháp cạnh tranh trong ngắn hạn được TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP. HCM đề xuất là ngân hàng phải tái cấu trúc liên tục, lâu dài và trên một bình diện rộng. Trong đó, hoạt động quản trị rủi ro, kết cấu dự trữ thanh khoản, tăng vốn tự có đúng lộ trình; trích lập dự phòng đủ, gia tăng hoạt động dự báo... phải được quan tâm đặt biệt.
Đồng thời, trước bối cảnh thị trường này theo ông Dương, nên giảm đưa vốn vào lĩnh vực rủi ro cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải gia tăng đầu tư công nghệ, nhằm giải quyết áp lực giành thị phần. Mặt khác, nhà băng nên gia tăng hợp tác giữa ngân hàng với ngân hàng và ngân hàng với phi ngân hàng, với đối tác chiến lược, kênh phân phối... Đặc biệt là các ngân hàng phải tìm được nét riêng cho các sản phẩm đưa ra thị trường. Trong hoạt động tín dụng năm 2010, ông Dương cho rằng, các nhà băng phải thiết lập được chính sách tín dụng với các nội dung rõ ràng, đồng thời thực hiện nghiêm quy trình vay và nội dung thẩm định.Đó cũng là một trong những gợi ý giúp cho PG Bank nói chung cũng như chi nhánh Hà Nội nói riêng có thể chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như có những chiến lược hợp lý để có thể đứng vững trên thị trường tài chính trong một năm hứa hẹn sẽ không ít khó khăn như năm 2010 này.
CHƯƠNG V
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Tầm nhìn của PG Bank là trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao dựa trên đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và một nền tảng công nghệ hiện đại.
Chi nhánh PG Bank Hà Nội đặt ra một số mục tiêu phát triển trong những năm tới như sau :
♦ Cam kết đem lại cho khách hàng sự hài lòng thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng một cách chuyên nghiệp và sang tạo với chất lượng tốt nhất.
♦ Thiết lập và phát triển các mối quan hệ đối tác cơ sở đảm bảo lợi ích bền vững cho tất cả các bên.
♦ Xây dựng đội ngũ nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, năng động và gắn bó trong một môi trường văn hóa chuyên nghiệp.
♦ Tăng trưởng bền vững dựa trên lợi thế cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt hóa và quản lý hiệu quả.
♦ Thực hiện phân tích có hệ thống các ngành nghề tiềm năng làm cơ sở để đưa ra định hướng tín dụng chiến lược, tăng cường đa dạng hóa và mở rộng có chọn lọc đối tượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro.
Trong những năm trước PG Bank đã hoàn thành tốt vai trò làm ngân hang đầu mối thu xếp thành công cho các dự án lớn, đặc biệt là các dự án trong ngành hàng chiến lược của PG Bank là xăng dầu và vận tải xăng dầu. Điều này cũng là thể hiện khả năng và uy tín của PG Bank trong nghiệp vụ tư vấn và thu xếp tài chính cho các dự án lớn.
Trong những năm tới, chi nhánh sẽ có chiến dịch thu hút nguồn vốn huy động với đối tượng tập trung chủ yêu là các tầng lớp dân cư. Chiến dịch sẽ là những hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, khuyến mãi lớn, cộng với tăng cường quảng cáo về uy tín của ngân hàng trên hệ thống báo đài, ti vi.
Đối với hoạt động tín dụng,chi nhánh ngoài việc cho vây với những doanh nghiệp,đối tác, công ty con của tổng công ty xăng dầu Việt Nam, chi nhánh sẽ chủ động tìm kiếm các hợp đồng mới,không để phụ thuộc quá lớn vào Petrolimex. Hơn nữa điều đó cũng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của PG Bank trên thị trường ngân hàng.
Chi nhánh cũng tận dụng thế mạnh của thẻ Flexicard để tăng thêm số lượng người sử dụng thẻ cũng như tăng cường các dịch vụ về thẻ ngày một tốt hơn để phục vụ khách hàng.
Muốn một dịch vụ chuyên nghiệp thì đội ngũ nhân viên phải tỏ rõ sự chuyên nghiệp của mình trong công viêc.Là một chi nhánh mà thời gian thành lập chỉ hơn 2 năm nên đội ngũ nhân viên còn khá trẻ,kinh nghiệm chưa nhiều. Chính vì thế chi nhánh sẽ thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn để năng lực của đội ngũ nhân viên được cải thiện.
Với slogan “ hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên nghiệp“.Tập thể cán bộ nhân viên của PG Bank Hà Nội sẽ phấn đấu nỗ lực hết mình để đưa chi nhánh phát triển vững chắc, tạo điều kiện, làm bàn đạp để cho PG Bank có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động của mình.
KẾT LUẬN
Trong thị trường tài chính trong nước PG Bank giống như một con thuyền nhỏ đang chuẩn bị ra biển lớn. Tính về mọi phương diện, đặc biệt là về vốn điều lệ, PG Bank đứng vào top những ngân hàng nhỏ,có số vốn chưa đến 3000 tỷ đồng, vẫn đang trong lộ trình tăng vốn.Thương hiệu PG Bank cũng chưa thực sự có được vị trí lớn trong lòng khách hàng.Những năm tới sẽ là những năm đầy thách thức với PG Bank . Làm thế nào để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, làm thế nào để có thể tận dụng được mọi lợi thế đã có để đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, vừa đảm bảo an toàn đối với ngân hàng, lại vẫn có thể cạnh tranh được, thu được lợi nhuận. Đó là những vấn đề mà những nhà quản trị ngân hàng sẽ phải trăn trở lo nghĩ.
Thời gian qua tôi đã có cơ hội thực tập tại PG Bank chi nhánh Hà Nội. Mặc dù mới chỉ là thời gian đầu,chưa thực sự tham gia vào nghiệp vụ nào cụ thể, tôi mới chỉ được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng , được các cán bộ ở đây giới thiệu về công việc của họ. Qua đó tôi mới chỉ có sự quan sát tổng quát, có được những nhận xét chung nhất về chi nhánh. Và trên cơ sở đó tôi đã hoàn thành bản báo cáo này. Bản báo cáo đã làm được một số yêu cầu sau :
Giới thiệu một cách tổng quan và khái quát nhất về chi nhánh PG Bank Hà Nội.
Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của chi nhánh.
Đưa ra những thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây.
Định hướng phát triển của chi nhánh trong tương lai.
Qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chi nhánh trong thời gian tới.
Qua những gì đã tìm hiểu được ở PG Bank Hà Nội tôi cho rằng công tác kinh doanh thẻ của PG Bank còn khá nhiều bất cập. Thẻ Flexicard vẫn còn khá mới mẻ và chưa thực sự được dung phổ biến mặc dù những tiện ích nó mang lại là rất lớn. Đó cũng là đề tài mà tôi muốn viết trong chuyên đề tốt nghiệp của mình : Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của PG Bank.
Do khả năng có hạn của bản thân nên bản báo cáo chắc chắn sẽ có sai sót, mong thầy cô sẽ góp ý để tôi có thể hoàn thành bản báo cáo với kết quả cao nhất. Trong quá trình viết báo cáo tôi rất cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đàm Văn Huệ và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân viên tại chi nhánh PG Bank Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tài chính PG Bank năm 2007,2008,2009
www.pgbank.com.vn
Ngành ngân hàng và cơ hội hậu khủng hoảng – Vân Linh – Tinnhanhchungkhoan.vn
Tiền tệ và thị trường tài chính – S.Miskin
Giáo trình ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Đại học Kinh Tế Quốc Dân - 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng thương mại CP Xăng Dầu Petrolimex.doc