Đề tài Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại: xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, khoá bi và sản phẩm cơ kim khí khác, mạ niken - crom, mạ kẽm các loại sản phẩm. Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và các sản phẩm liên doanh. Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến bãi đỗ xe, văn phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại. Kinh doanh bất động sản.

docx59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hợp đồng khoán việc, đối với hợp đồng lao động thử việc thì trả lương 1.500.000 đồng /tháng đối với người tốt nghiệp đại học trở lên và 1.000.000 đồng/tháng đối với người tốt nghiệp cao đẳng trở xuống. Phương thức trả lương Tiền lương tháng thứ i được xác định như sau Trong đó: : tiền lương của người thứ i được nhận trong tháng : tiền lương theo cấp bậc của người thứ I và được tính theo công thức : tiền lương theo năng suất của người thứ I và được tính theo công thức : mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định : hệ số lương cấp bậc của người thứ i : hệ số phụ cấp của người thứ i (nếu có) : ngày công đi làm thực tế của người thứ i : ngày công theo chế độ trong tháng : tổng quỹ lương được phép chia trong tháng : tổng quỹ lương theo cấp bậc : hệ số năng suất của người thứ i theo loại ABC : tổng hệ số ABC Nguyên tắc xét duyệt hệ số năng suất : Loại A, hệ số 1: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sặc nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy, kỉ luật lao động, ngày công đi làm từ 20 ngày/tháng trở lên. Loại B, hệ số 0.8: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng suất chưa cao không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, ngày công đi làm đủ. Loại C, hệ số 0,6: Đối với cán bộ công nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, hoặc ngày công đi làm trong tháng từ 17 ngày/tháng trở xuống. Thời gian trả lương: Vào đầu tháng nhân viên được tạm ứng một nửa số lương thưởng thực nhận được phần còn lại được trả vào giữa tháng. 2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, công tác quản lý lực lượng lao động và tiền lương của công ty đã ngày càng được cải tiến theo hướng tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người lao động. Số lượng lao động của công ty ngày càng được gia tăng, công cụ xây dựng định mức lao động và công tác tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện. Mặc dù số lao động tăng lên theo từng năm cũng chưa hẳn là dấu hiệu đáng mừng cho việc mở rộng sản xuất của công ty, công ty cần nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn cán bộ hơn là việc chú trọng vào nâng cao số lượng lao động. Đồng thời bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa như cải thiện tình trạng mất cân đối trong vấn đề trả lương, xây dựng định mức lao động cần nghiên cứu tình hình thực tiễn sản xuất ở từng phân xưởng để từ đó xây dựng được mức lao động phù hợp nhất. Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng loại vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Đối với nhiều loại vật liệu thường căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của quản lý doanh nghiệp để phân loại. Trong công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, việc phân loại các nguyên vật liệu ra để tiện cho việc quản lý và sản xuất cũng tuân thủ theo những nguyên tắc như trên. Các nguyên vật liệu được phân loại theo công dụng của chúng và được bảo quản tại các kho riêng để dễ dàng quản lý và tránh nhầm lẫn như: Vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… Các nguyên vật liệu chính thường được sử dụng: Thép tấm; thép CT3 1 ly, 2 ly, 3 ly; thép C45 4 ly; thép CT3 D38; CT3 D47.3;… Toàn bộ số nguyên vật liệu chính được phòng kinh doanh của công ty mua theo kế hoạch của phòng quản lý sản xuất trình lên do tổng giám đốc duyệt và được nhập kho nguyên vật liệu để quản lý và sử dụng. Trong quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng vật liệu nào thì làm bản yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu rồi gửi lên quản lý bộ phận sản xuất đó, quản lý có trách nhiệm thông báo với phòng quản lý sản xuất và nhận vật tư từ kho nguyên vật liệu cung cấp cho bộ phận sản xuất đó. Các nguyên vật liệu phụ thường được sử dụng: xà phòng, giẻ lau, dầu mỡ, thuốc chống gỉ,… Các nguyên vật liệu phụ này được bảo quản cùng kho nguyên vật liệu chính. Các nhiên liệu được sử dụng trong doanh nghiệp: Xăng, dầu, khí ga, bình ô xi,… Số năng lượng cần dùng cho 1 năm của công ty như: Ga khoảng 45.963 kg, điện khoảng 299.856.820 KWh, than cục khoảng 985.763.005 tấn,… Do tính chất của các nhiên liệu này là rất dễ gây ra hỏa hoại, cháy nổ vì vậy công ty đã chủ động xây dựng một kho để nhiên liệu (Chứa ga, xăng, bình ô xi) tách biệt so với khu sản xuất và được trang bị những thiết bị tốt nhằm đảm bảo an toàn cho nhiên liệu được quản lý trong kho. Ngoài ra còn các loại công cụ dụng cụ dùng phục vụ sản xuất, phế liệu, phụ tùng thay thế như: Găng tay, quần áo, giầy, mũ, khẩu trang, vòng bi, bóng đèn, đều được quản lý trong kho công cụ. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào thì việc xây dựng các định mức sử dụng nguyên vật liệu nào cũng đều rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh, định mức sử dụng nguyên vật liệu được xác định theo hai phương pháp. Theo kinh nghiệm sản xuất sẵn có được đúc kết từ quá trình sản xuất: Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm truyền thống mà doanh nghiệp đã có bề dày truyền thống sản xuất như viên bi cầu, xích xe đạp, đùi đĩa xe đạp, khóa bi. Nội dung cụ thể của cách xây dựng này là chủ yếu dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu của chu kỳ sản xuất trước rồi sau đó dựa vào kế hoạch về số lượng sản xuất sản phẩm trong kỳ tiếp theo và phòng kỹ thuật sản xuất đưa ra mức sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ. Theo phương pháp này có ưu điểm là nhanh, không tốn thời gian và công sức để tính toán nhưng đồng thời mang lại những nhược điểm rất lớn cho doanh nghiệp đó là cứ dập khuôn máy móc, không có tính sáng tạo trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Xây dựng định mức sản xuất sản phẩm để từ đó xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ: Phương pháp này áp dụng với các sản phẩm đòi hỏi sự cạnh tranh về giá cả với các đối thủ khác và hiện tại mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty như các sản phẩm phụ tùng xe máy, sản phẩm mạ, khóa KC. Theo phương pháp này, công ty sẽ nhận bản vẽ chi tiết về yêu cầu kỹ thuật cũng như tính năng của sản phẩm từ khách hàng sau đó phòng kỹ thuật sẽ lên kế hoạch sản xuất chế thử đồng thời cũng xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Trong quá trình chế thử sản phẩm để gửi cho khách hàng kiểm tra, phòng kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất có những trao đổi để hoàn chỉnh hơn về định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Phương pháp này đã mang lại những hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo nên được sự cạnh tranh về các sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác là vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu lại với giá cả hợp lý đồng thời trong công ty đảm bảo được lợi ích tối đa do tiết kiệm dược chi phí nguyên vật liệu. Với những ưu điểm như vậy nhưng trên thực tế công ty cũng chỉ đang áp dụng cho một số sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận chính do việc xây dựng định mức rất phức tạp, chi phí tương đối lớn đồng thời lại đòi hỏi trình độ quản lý và tay nghề của công nhân viên cao. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán nguyên vật liệu phải được tiến hành theo từng kho, từng nhóm vật liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ. Để thực hiện các nghiệp vụ như nhập, xuất, xác định hàng tồn kho thì công ty đều dựa trên tất cả các chứng từ như: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Sổ lĩnh vật tư, Phiếu xuất kho, thẻ kho. Thủ tục nhập kho: Trước hết, phòng kinh doanh tổng hợp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty và các định mức tiêu hao nguyên vật liệu được lập, căn cứ vào tốc độ của quá trình sản xuất sản phẩm để lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho toàn công ty. Hàng tháng căn cứ vào nhu cầu kế hoạch của công ty tiến hành mua vật liệu và sau đó nhập kho nguyên vật liệu để phục vụ các phân xưởng sản xuất. Khi nguyên vật liệu về tới công ty, người mua hàng mang hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán (trong hóa đơn ghi cụ thể các chỉ tiêu về chủng loại, đơn giá, khối lượng, thành tiền,…) lên phòng kinh doanh tổng hợp để xem xét tính hợp lý, tính xác thực. Nếu nội dung ghi trong hóa đơn đúng như hợp đồng thì đồng ý cho nhập kho và nhân viên mang phiếu nhập kho xuống làm thủ tục, thủ kho xem xét cụ thể nếu số lượng nguyên vật liệu đó đúng chủng loại, số lượng thì cho phép nhập kho. Phiếu nhập kho được in thành 3 liên: + Liên 1: do phòng kế hoạch tổng hợp giữ + Liên 2: Làm hóa đơn cơ sở thanh toán + Liên 3: Gửi lên phòng kế toán vật liệu để đối chiếu kiểm tra. Thủ tục xuất kho: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc xuất kho nguyên vật liệu tại công ty CP Xích Líp Đông Anh chủ yếu là để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Việc xuất kho NVL dựa trên yêu cầu về sản xuất và được lập chi tiết về số lượng, chất lượng, chủng loại,… Phòng kỹ thuật sản xuất lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: + Liên 1: Người lĩnh vật tư giữ \ + Liên 2: Thủ kho giữ + Liên 3: Lưu giữ tại phòng kinh doanh tổng hợp Thủ kho sử dụng liên 2 làm căn cứ để ghi thẻ kho và cuối tháng nộp cho phòng tài vụ. (báo cáo với kế toán nguyên vật liệu) Công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân gia quyền. Để nắm rõ tình hình tồn kho, công ty sử dụng bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn. Đây là một chứng từ được lập tại kho nhằm theo dõi một cách cụ thể trung thực tình hình tồn kho NVL, hàng hóa, tránh tình trạng nhầm lẫn thiếu hụt hàng hóa trong kho. Báo cáo này được thủ kho sử dụng để theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất NVL của công ty diễn ra trong tháng. Mỗi nghiệp vụ thủ kho phản ánh trên một dòng có ghi đầy đủ các số liệu, số thứ tự, tên chi tiết. Dựa vào bảng tổng hợp này kế toán so sánh với trên lý thuyết để nắm vững tình hình NVL trong doanh nghiệp để báo cáo với ban giám đốc và có kế hoạch dữ trữ mua sắm. Hàng năm, công ty dành một thời điểm cố định để kiểm kê toàn bộ hàng tồn kho, điều này nhằm đảm bảo xác thực lại toàn bộ tình hình NVL nếu có sai lệch thì tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều chỉnh. Nhận xét: Quy trình quản lý nhập, xuất, tồn kho NVL được tiến hành theo một nguyên tắc chuẩn mực. Điều này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty luôn được thông suốt và đồng thời giảm thiểu được chi phí lãng phí không cần thiết. Tình hình dự trữ, đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu Việc quản lý tồn kho dự trữ nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là rất quan trọng không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Do đặc điểm kinh doanh của công ty là các mặt hàng sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng vì vậy công ty cũng tiến hành dự trữ nguyên vật liệu theo chu kỳ đặt hàng. Dựa vào các đơn đặt hàng trong tháng trước, dựa vào tình hình thực tế sản xuất tại công ty, và số lượng dự trữ kế hoạch trong tháng công ty giao cho phòng kinh doanh chịu trách nhiệm mua NVL từ đầu tháng để dự trữ cho cả chu kỳ sản xuất kinh doanh trong tháng đó. Phương pháp dự trữ nguyên vật liệu của công ty có ưu điểm là tạo nguồn NVL dự trữ đảm bảo từ đầu tháng nhưng sẽ phát sinh một số vấn đề: + Tồn kho NVL đầu tháng sẽ tăng cao do công ty nhập kho NVL vào đầu tháng + Do tồn kho tăng nên sẽ làm giảm giá trị sản xuất sản phẩm + Gây ra tình trạng thiếu hụt NVL trong những tháng có số lượng sản phẩm đặt hàng tăng đột biến hoặc tồn kho NVL nhiều trong những tháng sản phẩm hỏng bị phía khách hàng trả lại nhiều không bán được. Tình hình dự trữ NVL của công ty Xích Líp Đông Anh còn nhiều vấn đề để nghiên cứu như các phương pháp để hạn trế hàng tồn kho là thấp nhất, cách quản lý số lượng sản phẩm đặt hàng và tồn kho để sao cho là tối ưu nhất và từ thực tiễn quản lý doanh nghiệp em nhận thấy đây có thể là một trong những đề tài để nghiên cứu đi sâu và phát triển. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản cố định trong công ty năm 2009 ĐVT: đồng Tài sản cố định Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Giá trị còn lại trên nguyên giá TSCĐ hữu hình 40.039.781.502 11.211.138.821 28.828.642.681 0,72 TSCĐ vô hình 1.552.365.433 853.800.994 698.564.449 0,45 Tổng 41.592.146.935 12.064.939.815 29.527.207.130 (Nguồn: Phòng kế toán) Trong đó: TSCĐ hữu hình chiếm khoảng: 96,27% TSCĐ vô hình chiếm khoảng: 3,73% TSCĐ hữu hình chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết là các tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… TSCĐ vô hình của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu trình sản xuất kinh doanh của nhà máy như: chi phí sử dụng đất, chi phí chuyển giao công nghệ,… Như vậy ta thấy rằng cơ cấu tài sản cố định của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty. Trong những năm tới đây công ty sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ khấu hao, tăng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 2.9: Kiểm kê giá trị tài sản cố định năm 2009 ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Giá trị còn lại/ nguyên giá 1 Nhà cửa, kiến trúc 6.360.221.053 2.289.679.579 4.070.541.474 0,64 2 Máy móc, thiết bị 22.870.677.524 4.686.709.502 18.183.968.022 0,8 3 Phương tiện vận tải 10.414.884.321 3.957.656.042 6.457.228.279 0,8 4 Thiết bị, dụng cụ 381.258.604 144.878.270 236.380.334 0,62 5 TSCĐ khác 1.565.105.433 986.016.423 579.089.010 0,37 Tổng 41.592.146.935 12.064.939.815 29.527.207.130 0,71 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng trên ta thấy được tình trạng sử dụng thiết bị, tài sản cố định của công ty còn tốt. Do công ty mới cổ phần hóa nên hầu hết các tài sản cố định được mua sắm, xây dựng mới nên thời hạn sử dụng còn dài. Tình hình sử dụng tài sản cố định (Thời gian làm việc thực tế, công suất làm việc thực tế của các tài sản cố định) Tài sản cố định của công ty được đánh giá theo 2 chỉ tiêu cơ bản là nguyên giá và giá trị còn lại. Trong đó: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua (chưa có thuế) + Chi phí vận chuyển, tháp dỡ, lắp đặt, chạy thử (nếu có) Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế đến thời điểm tính Phương pháp xác định khấu hao tài sản cố định của công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xích Líp Đông Anh sử dụng phương pháp tính khấu hao bình quân theo thời gian hay khấu hao theo đường thẳng. Để tính khấu hao theo phương pháp này công ty đã căn cứ vào nguyên giá của từng loại tài sản và thời gian sử dụng tài sản đó để tiến hành trích khấu hao. Thời gian sử dụng trung bình của nhà cửa, vật kiến trúc là 20 năm. Thời gian sử dụng trung bình của máy móc thiết bị là 14 năm. Thời gian sử dụng trung bình của thiết bị văn phòng là 10 năm. Thời gian sử dụng trung bình của phần mềm máy tính là 10 năm. Tỷ lệ khấu hao của nhà cửa, kiến trúc (nhà xưởng, phân xưởng) của công ty là : 1 TKH = x 100 T Trong đó: TKH :Tỷ lệ khấu hao nhà cửa, kiến trúc của công ty . T :Thời gian sử dụng định mức tài sản cố định của công ty (thường là 20 năm). Vậy tỷ lệ khấu hao nhà cửa, kiến trúc của công ty năm 2009 là: 1 TKH = x 100% = 5% 20 Số khấu hao hàng năm của công ty được áp dụng theo công thức: NG CKH = ( triệu đồng/ năm) T Trong đó: CKH : Số tiền khấu hao hàng năm NG : Nguyên giá của tài sản cố định Ta thấy tỷ lệ khấu hao của nhà cửa, thiết bị là 5%, con số này tương đối nhỏ vì nhà xưởng có giá trị lớn đồng thời thời gian sử dụng dài. Hiện tại, công ty đang cố gắng trong việc giảm khấu hao tới mức thấp nhất, góp phần giảm bớt chi phí cho công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thông thường công ty sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định công ty sẽ sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế này phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Trong vấn đề quản lý vật tư, công ty đã thiết lập được định mức tiêu hao vật tư cần thiết một cách linh hoạt để mua sắm và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời lập kế hoạch tài chính sát sao phục vụ kịp thời cho sản xuất. Vật tư đầu vào đều được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Về tài sản cố định, đây luôn là vấn đề được công ty quan tâm đầu tư. Với việc sử dụng các nguồn vốn từ các cổ đông của công ty, nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác, nhà máy đã mở rộng sản xuất, đầu tư mới nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, trang bị thêm thiết bị văn phòng. Tất cả điều trên chứng tỏ công ty có đầy đủ tiềm lực và khả năng phát triển tốt, từng bước cải thiện và nâng cao vị thế của công ty lên ngang tầm với xu hướng hiện đại hoá và có khả năng tiếp cận tốt trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi đất nước ta đã hội nhập WTO- Tổ chức thương mại Thế giới. Phân tích chi phí và giá thành Phân loại các chi phí Cũng như các doanh nghiệp khác tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm, công ty CP Xích Líp Đông Anh phải sử dụng nhiều yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất, thi công. Toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo khoản mục thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này của công ty chỉ bao gồm những chi phí nguyên vật liệu được xuất ra từ những kho vật liệu của công ty, sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. Chi phí bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu đi gia công ngoài được chuyển thẳng đến nơi sản xuất không qua kho. Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản chi trả cho người lao động bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân viên trong biên chế công ty, tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Công ty chỉ trích nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN đối với công nhân trong biên chế (có ký hợp đồng chính thức với công ty) và hạch toán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Còn đối với lao động thuê ngoài do tính chất hợp đồng lao động ngắn hạn và quan hệ thuê mướn diễn ra mang tính tự phát nên công ty không tiến hành trích nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN đối với bộ phận lao động này. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi phí bằng tiền điện, nước mà phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất,…) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng phân xưởng (11 phân xưởng). Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy là hoàn toàn phù hợp với quy mô và đặc điểm tình hình của công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm là liên tục, bao gồm nhiều công nghệ để sản xuất sản phẩm. Công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một hoặc một số quy trình công nghệ, mỗi loại sản phẩm trải qua ít nhất công đoạn sản xuất tại 2 phân xưởng. Hơn nữa, sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú về chủng loại đồng thời sản phẩn yêu cầu độ chính xác và phức tạp khá cao. Xây dựng giá thành kế hoạch Căn cứ vào khối lượng sản phẩm kế hoạch, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí tiền lương,…thông qua các số liệu thống kê, phân tích của kỳ kế hoạch trước làm cơ sở của kỳ tiếp theo. Giá thành nguyên vật liệu thay đổi theo từng chu kỳ sản xuất, giá thành năng lượng thì tương đối cố định. Bảng 2.10: Giá thành kế hoạch cho sản phẩm xích xe đạp năm 2009 STT Yếu tố chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền I Nguyên vật liệu VNĐ 11.892 1 Thép Kg 0,7 14.238 9.967 2 Dầu mỡ bôi trơn các loại Kg 0,0064 35.824 228 3 Điện năng Kw 0,5 1.750 875 4 Vật liệu khác VNĐ 822 II Nhân công VNĐ 5.076 1 Tiền lương VNĐ 2 BHXH, BHYT, CPCĐ VNĐ III Khấu hao TSCĐ VNĐ 3780 IV Các chi phí bằng tiền khác VNĐ 252 Tổng chi phí VNĐ 21.000 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế Đối tượng tính giá thành: Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là liên tục trải qua nhiều giai đoạn công nghệ ở các phân xưởng, bán thành phẩm không bán ra ngoài nên công ty xác định đối tượng tính giá thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Đó là các sản phẩm như: đùi, xích xe đạp, xích xe máy, phụ tùng xe máy,… Một phân xưởng có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành: Vì sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục nên tính giá thành phân thành sản phẩm của công ty là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Việc định kỳ tính giá thành như vậy phù hợp với kỳ báo cáo của công ty, cung cấp kịp thời tài liệu về giá thành, phục vụ cho công tác phân tịch hoạt động kinh tế, công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty. Phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp hệ số. Cụ thể như sau: Căn cứ vào số phi phí phát sinh trong tháng đã tập hợp được vào bên Nợ TK154 theo từng phân xưởng, căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và cuối tháng, kế toán tính: Chi phí sản xuất Pxi nằm trong thành phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ tháng của Pxi + Chi phí phát sinh trong tháng của PXi - Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng PXi Căn cứ vào phiếu kiểm tra chất lượng thành phẩm của KCS, phiếu nhập kho thành phẩm do thủ kho gửi lên phòng kế toán, sẽ tính được khối lượng từng loại sản phẩm và lập bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm. Đồng thời căn cứ vào hệ số giá thành mà công ty quy định cho mỗi loại thành phẩm để quy đổi ra khổi lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn = ∑ QTPj × hj Trong đó: hj: là hệ số quy đổi quy định cho sản phẩm loại j QTPj: Là sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Từ đó, kế toán tính được hệ số phân bổ chi phí cho phân xưởng i cho sản phẩm A theo công thức: HiA=Số lượng sản phẩm A quy đổiTổng số lượng sản phẩm quy đổi(Của số thành phẩm phải trải qua PXi) Sản phẩm A phải trải qua phân xưởng i và: Chi phí SX của PXi có trong SPA=Chi phí SX của PXi nằm trong tổng giá thành SPA ×HiA Cuối cùng kế toán cộng chi phí phát sinh của từng phân xưởng (mà sản phẩm A trải qua) có trong thành phẩm A tính ra được giá thành đơn vị sản phẩm A. Giá thành đơn vị sản phẩm A=Tổng giá thành sản phẩm ASố lượng sản phẩm A hoàn thành nhập kho Bảng 2.11: Giá thành thực tế cho sản phẩm xích xe đạp năm 2009 ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi tiết Tổng I. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì 422.267.358 II. Chi phí phát sinh trong kì 362.759.000 1. Chi phí NVL trực tiếp 172.835.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 24.500.000 3. Chi phí sản xuất chung 165.424.000 III. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 214.109.358 IV. Tổng giá thành phẩm 570.917.000 V. Tổng sản lượng sản xuất 27.890 VI. Giá thành đơn vị sản phẩm 20.470 Các loại sổ sách kế toán Công ty CP Xích Líp Đông Anh áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức tổ chức bộ sổ kế toán vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp lớn. Hình thức này thuận lợi cho phân công lao động thủ công nhưng không thuận lợi cho việc hệ thống tin học hóa tính toán. Những sổ sách kế toán chủ yếu sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ: + Nhật ký chứng từ + Bảng kê + Sổ cái + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Trình tự hạch toán chi phí sản xất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xích Líp Đông Anh được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 2.12: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Chứng từ gốc và các bảng phân bổ phí Bảng kê Nhật ký – Chứng từ Sổ chi tiết và sổ chi tiết khác Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí (sản xuất hoặc lưu thông) phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của các bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng, khóa sổ các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trân các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ chi trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ. Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác. Nhận xét: Với một quy trình sản xuất chuyên môn hoá theo sản phẩm, thời gian sản xuất sản phẩm ngắn khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì lớn nên việc tập hợp và theo dõi chi tiết từng yếu tố chi phí trong công ty tương đối thuận lợi. Vấn đề kiểm tra, giám sát và khắc phục những khoản chi phí bất hợp lý được xử lý một cách nhanh chóng giảm được thiệt hại cho công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đơn giản, dễ dàng và hợp lý. Bên cạnh đó do sản lượng sản xuất tăng đã giúp cho công ty tiết kiệm được các khoản chi phí về điện, nước, chi phí khấu hao tài sản cố định, và chi phí sản xuất chung. Điều đó chứng tỏ công ty đã tổ chức quản lý sản xuất điều hành có hiệu quả, phát huy tối đa công suất, nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009 ĐVT: Đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tuyệt đối % VND VND 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 341.836.475.708 278.097.896.315 63.738.579.393 22,92% 2. Các khoản giảm trừ 723.972.610 866.600.003 -142.627.393 -16,46% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CC dịch vụ 341.112.503.099 277.231.296.313 63.881.206.786 23,04% 4. Giá vốn hàng bán 268.536.599.538 215.870.955.472 52.665.644.066 24,4% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.575.903.561 62.226.940.844 10.348.962.717 16,63% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.191.959.745 2.085.523.570 -893.563.826 -42,85% 7. Chi phí hoạt động tài chính 252.233.335 3.083068.695 -2.830.835.361 -91,82% Trong đó: Lãi vay 0 2.982.256.666 8. Chi phí bán hàng 15.424.393.156 14.625.162.166 799.230.990 5,46% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.471.242.518 27.938.665.243 5.532.577.275 19,8% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24.619.994.298 18.665.568.311 5.954.425.987 31,9% 11. Thu nhập khác 49.153.300 35.933.472 13.219.828 36,79% 12. Chi phí khác 0 4.865.328 13. Lợi nhuận khác 49.153.300 31.068.144 18.085.156 58,2% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 24.669.147.598 18.696.636.455 5.972.511.143 31,94% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.381.189.472 1.872.282.602 508.906.869 27,18% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.287.958.126 16.824.353.852 5.463.604.274 32,47% Nhận xét về bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009 ta thấy với việc tập trung vào tăng sản lượng những mặt hàng đang có thế mạnh như chi tiết phụ tùng xe máy, bi các loại,…đã làm cho doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2009 doanh thu đạt hơn 341 tỷ tăng hơn 63 tỷ.(tương đương 22,92% ) so với năm 2008. Lợi nhuận tăng 32,47% so với năm 2008 là một dấu hiệu cho thấy công ty đang làm ăn có lãi và ngày một phát triển. Xét về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 (7%) tăng so với năm 2008 (6%) chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả. Lợi nhuận sinh ra từ doanh thu đạt cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 7 đồng lợi nhuận. Ta thấy lợi nhuận của công ty tăng không tương xứng so với doanh thu đặt ra một bài toán cho toàn công ty cần đi xâu nghiên cứu để tỷ suất lợi nhuận năm sau đạt cao hơn nữa. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.13: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009 ĐVT: Đồng TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Phần trăm TÀI SẢN NGĂN HẠN 81.653.843.466 82.854.375.402 -1.200.531.936 -1,45% Tiền và các khoản tương đương 5.468.422.688 8.192.231.406 -2.723.808.718 -33,25% Đầu tư tài chính ngăn hạn 800.000.000 2.800.000.000 -2.000.000.000 -71,43% Khoản phải thu ngăn hạn 32.776.672.724 22.370.389.784 10.406.282.940 46,52% Hàng tồn kho 40.981.974.228 48.597.881.128 -7.615.906.900 -15,67% Tài sản ngăn hạn khác 1.626.773.826 893.873.084 732.900.742 81,99% TÀI SẢN DÀI HẠN 41.235.888.776 42.711.242.212 -1.475.353.436 -3,45% Tài sản cố định 41.235.888.776 42.711.242.212 -1.475.353.436 -3,45% Các khoản đầu tư TC dài hạn Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 122.889.732.242 125.565.617.614 -2.675.885.372 -2,13% NGUỒN VỐN Nợ phải trả 61.850.872.692 69.374.650.420 -7.523.777.728 -10,85% Nợ ngắn hạn 61.503.260.324 64.673.053.140 -3.169.792.816 -4,9% Nợ dài hạn 347.612.368 4.701.597.280 -4.353.984.912 -92,61% VỐN CHỦ SỞ HỮU 61.038.859.550 56.190.967.194 4.847.892.356 8,63% Vốn chủ sở hữu 60.885.954.678 55.911.285.064 4.974.669.614 8,9% Nguồn kinh phí và quỹ khác 152.904.872 279.682.130 -126.777.258 -45,33 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 122.889.732.242 125.565.617.614 -2.675.885.372 -2,13 Nhận xét bảng cân đối kế toán: Năm 2009, tài sản ngắn hạn giảm 1,2 tỷ đồng (tương đương giảm 33,25%) so với năm 2008 và chủ yếu là do giảm các khoản: Hàng tồn kho giảm hơn 7,6 tỷ (tương đương giảm 15,67%) so với năm 2008. Thể hiện một sự nỗ lực của công ty trong việc giảm thiểu hàng tồn kho. Với giảm chi phí tồn kho góp phần tạo điều kiện cho nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 40 tỷ đồng (tương đương tăng 33,02%) so với năm 2008. Ngoài ra, do tiền mặt giảm hơn 2 tỷ đồng (tương đương giảm 33,25%) cũng là một nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn giảm. Bên cạnh đó, giá trị những khoản phải thu ngắn hạn tăng lên hơn 10 tỷ đồng (tương đương 46,25%) và giá trị tài sản ngắn hạn khác tăng hơn 700 triệu (tương đương 81,99%) là nguyên nhân làm cho giá trị tài sản ngăn hạn tăng lên. Về tài sản dài hạn, năm 2009 cũng bị giảm đi hơn 1 tỷ đồng so với năm 2008 (tương đương giảm 3,45%) chủ yếu do các khoản: Tài sản cố định giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm 2008 (tương đương tăng 3,45%). Về nợ phải trả, năm 2009 đạt hơn 61 tỷ đồng tương ứng giảm 10,85% so với năm 2008. Nợ ngắn hạn giảm hơn 3 tỷ đồng. Nợ dài hạn giảm hơn 4 triệu đồng. Về nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2009 đạt hơn 61 tỷ đồng tương đương tăng 8,9% so với năm 2008. Có sự gia tăng này là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, do có sự bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư. Phân tích một số chỉ số tài chính Bảng 2.14: Các chỉ tiêu cơ bản Chỉ tiêu Cuối 2008 Cuối 2009 So sánh tuyệt đối So sánh tương đối Hàng tồn kho 48.597.881.128 40.981.974.228 -7615906900 -15,67% Tài sản ngắn hạn 82.854.375.402 81.653.843.466 -1200531936 -1,45% Tài sản dài hạn 42.711.242.212 41.235.888.776 -1475353436 -3,45% Tổng tài sản 125.565.617.614 122.889.732.242 -2675885327 -2,13% Vốn chủ sở hữu 56.190.967.194 61.038.859.550 4847892356 8,63% Các tỷ số tài chính được chia làm bốn loại: Các tỷ số về khả năng thanh toán: đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. Các tỷ số về cơ cấu tài chính: đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tỷ số tài sản lưu động, cơ cấu tài sản cố định, cơ cấu nợ, và tự tài trợ. Các tỷ số về khả năng hoạt động: đánh giá khả năng tạo doanh thu, thời gian thu tiền bán hàng, số vòng quay của hàng tồn kho, các tài sản lưu động và của tổng tài sản. Các tỷ số về khả năng sinh lời: đánh giá khả năng tạo lợi nhuận- sức sinh lời của doanh thu, của tổng tài sản, và của vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán chung năm 2009 cao hơn năm 2008 và đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ nhà máy không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh lại nhỏ hơn 1 điều này có thể làm cho nhà máy gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Cơ cấu tài chính Cơ cấu về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sự đầu tư dài hạn của nhà máy. Qua bảng phân tích tỷ số tài chính trên ta có thể thấy nhà máy có tình hình tài chính vững chắc, không bị rủi ro. Tỷ số tự tài trợ năm 2009 đạt 0,5 chứng tỏ mức độ rủi ro về tài chính của nhà máy là ở mức trung bình, tình hình tài chính ổn định, vì phần nợ bằng phần vốn chủ sở hữu. Khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho thì góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2009 tỷ số này đạt 7,63 lần cao hơn năm 2008 là 5,72. Có được kết quả này là do công ty đã quản lý giảm thiểu được lượng hàng tồn kho năm 2009 giảm thấp hơn so với mức tăng của doanh thu. Điều này làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng xuống, nhà máy quản lý hàng tồn kho đã có những hiệu quả nhất định. Vòng quay các khoản phải thu cho biết nhà máy quản lý các khoản phải thu như thế nào. Qua bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu này cao chứng tỏ nhà máy thoải mái trong chính sách tín dụng. Vòng quay về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và tổng tài sản là cao và tăng dần. Cho thấy được hiệu quả trong quản lý tài sản của công ty. Đây là một trong những thế mạnh mà công ty cần phát huy. Các tỷ số về khả năng sinh lợi ROA/ ROS/ ROE cho biết sức sinh lợi của doanh thu thuần/ nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. Tức là trong 100 đồng doanh thu thuần, nguồn vốn chủ sở hữu hay tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 2.15: Các chỉ số tài chính Các tỷ số tài chính Năm 2008 Năm 2009 1. Các tỷ số về khả năng thanh toán a. Khả năng thanh toán chung Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 1,28 1,33 b. Khả năng thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn 0,53 0,66 2. Các tỷ số về cơ cầu tài chính a. Cơ cấu tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 0,66 0,664 b. Cơ cấu tài sản dài hạn Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 0,34 0,336 c. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 0,448 0,497 d. Tỷ số tài trợ dài hạn (Vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn)/Tổng nguồn vốn 0,485 0,50 3. Các tỷ số về khả năng hoạt động a. Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu/ Hàng tồn kho bình quân 5,72 7,63 b. Vòng quay các khoản phải thu (Khoản phải thu x 365)/ Doanh thu 29,36 35 c. Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân 3,37 4,15 d. Tỷ số vòng quay tài sản dài hạn Doanh thu thuần/Tài sản dài hạn bình quân 6,6 8 e. Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân 2,21 2,78 4. Các tỷ số về khả năng sinh lợi a. ROS (sức sinh lợi của doanh thu thuần) Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0,06 0,07 b. ROE (sức sinh lợi vốn chủ sở hữu) Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân 0,38 0,287 c. ROA (sức sinh lợi của vốn kinh doanh) Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân 0,18 0,135 Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009 cho ta thấy công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Việc sử dụng vốn để mua máy móc thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã giúp cho công ty cải thiện được chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất. Sản phẩm cơ khí do công ty cung cấp ngày càng có chất lượng tốt hơn và thu hút sự quan tâm và hợp tác của nhiều đối tượng khách hàng. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo toàn nguồn vốn cố định, giảm khấu hao, tăng hàm lượng vốn lưu động. Trong năm 2009, nguồn vốn của công ty đã tăng lên một cách đáng kể. Đây là một nhân tố tích cực, nó thể hiện trình độ năng lực khai thác và sử dụng vốn 1 cách hợp lý của nhà máy và công ty. Việc sử dụng vốn có hiệu quả như vậy, nếu như công ty phát huy được thế mạnh của mình trong thời kỳ tới kết hợp với việc giảm chi phí thì chắc chắn kỳ sau công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp Ưu điểm Qua phân tích ta thấy nhà máy có các ưu điểm như sau: Marketing: Hoạt động marketing phần nào đạt được hiệu quả như mong muốn của công ty. Với những chính sách marketing hợp lý và nhắm đúng đối tượng cần đạt được doanh nghiệp đã góp phần hạn trế chi phí marketing không cần thiết đồng thời vẫn đạt được kết quả như mong muốn với lượng khách hàng mục tiêu ngày càng biết đển thương hiệu và uy tín của công ty. Lượng sản phẩm truyền thống như xích líp xe đạp, đùi,...bán ra trên cho các khách hàng ngày một giảm đi nhưng công ty đã có hướng giải quyết nhằm vào những mặt hàng mới đem lại lợi nhuận chính cho công ty như các sản phẩm phụ tùng xe máy,...Trong tương lai, theo nhu cầu của thị trường thì công ty xác định đó là những mặt hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu. Về tình hình lao động, tiền lương: áp dụng đúng theo chế độ lao động của Nhà nước, chế độ đãi ngộ, chăm sóc nhân viên tốt tạo mối quan hệ tốt, một bầu không khí hài hoà, yên tâm, phấn khởi khi làm việc trong công ty. Nhưng cần chú ý điến tình trạng mất cân đối thu nhập trong doanh nghiệp khi có một số bộ phận lao động gián tiếp lương quá cao so với bộ phận lao động trực tiếp. Mặc dù trên thực tế không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hiện tại nhưng trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới thái độ làm việc của người lao động. Vì vậy, công ty cần sớm có những chính sách đãi ngộ hợp lý để cho người lao động hăng say làm việc và gắn bó với công ty lâu dài. Cơ cấu lao động hợp lý, định mức lao động được xây dựng trên kết hợp những nghiên cứu khoa học về dây chuyền công nghệ với việc thống kê kinh nghiệm, hình thức trả lương tương đối hợp lý và hấp dẫn với từng bộ phận lao động sản xuất, đã thu hút được một lượng lao động có trình độ chuyên môn tay nghề. Về công tác tổ chức sản xuất: Nhà máy có quy trình quản lý sản xuất chặt chẽ, các bộ phận phối hợp sản xuất nhịp nhàng, nguyên vật liệu được cung ứng nhanh, đầy đủ số lượng, chất lượng luôn đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất Về tình hình tài chính: Nhà máy đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, thời gian luân chuyển vốn cao, độ tự chủ tài chính, khả năng thanh toán khả quan, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và ngân sách cho Nhà nước. Nhà máy luôn luôn đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết trên cơ sở xác định đúng đắn các nguồn vốn cung ứng. Tiến hành phân tích tài chính và hoạch định tài chính để đưa ra các dự báo cần thiết. Trên cơ sở đó nhà máy đưa ra các kế hoạch tài chính, kế hoạch về vốn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đạt được những thành công này của nhà máy là do các yếu tố: Nhà máy có cơ sở vật chất đầy đủ, máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đồng bộ Phương pháp quản lý, chính sách hoạt động luôn được phổ biến rõ ràng và luôn đảm bảo 100% công nhân viên trong công ty hiểu và thực hiện. Cơ cấu lao động hợp lý, nguồn lao động trực tiếp trẻ dồi dào, giàu tính sáng tạo và luôn đáp ứng được khả năng nâng cao năng suất lao động. Cán bộ nhân viến gián tiếp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, giàu kinh nghiệm quản lý, được bố trí công việc hợp với năng lực của mình. Thương hiệu Xích Líp Đông Anh với bề dày truyền thống và kinh nghiệm của mình đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường với chất lượng tốt, uy tín và tin cậy của các đối tác trên thị trường. Những hạn trế Bên cạnh những điểm mạnh kể trên, trong những năm qua công ty đã thu được những kết quả sản xuất kinh doanh cao và có ý nghĩa, tuy nhiên trong quá trình phát triển của nhà máy cũng đã thể hiện một số vấn đề còn hạn chế: Về mặt marketing: hiện tại nhà máy chưa có phòng marketing, chính sách và chiến lược về marketing chưa rõ ràng và chưa chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng khu vực phân phối sản phẩm. Điều đó làm hạn trê rất lớn đến khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Năng lực sản xuất giữa các khâu chưa cân đối, trình độ sử dụng máy móc thiết bị còn bị hạn chế Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chưa sát với thực tế. Việc bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên văn phòng chưa phát huy hết khả năng của từng vị trí. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong nhà máy còn chưa cân đối, chênh lệch giữa các bộ phận tương đối cao. Biến động lãi suất, tỷ giá cũng gây những bất lợi cho việc tạo nguồn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính cạnh tranh trong từng doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến ưu thế kinh doanh của doanh nghiệp. Định hướng đề tài tốt nghiệp Trong xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường doanh nghiệp không những phải quan tâm với chính sách marketing, tiêu thụ sản phẩm mà còn phải quan tâm nhiều hơn đến các PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán chi tiết Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2008 TÀI SẢN A: Tài sản ngắn hạn 100 81.653.843.466 82.854.375.402 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.468.422.688 8.192.231.406 1. Tiền mặt 111 3.468.422.688 8.192.231.406 2. Các khoản tương đương tiền 112 2.000.000.000 - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 800.000.000 2.800.000.000 III. Các khoản phải thu 130 32.776.672.724 22.370.389.784 1. Phải thu khách hàng 131 39.558.265.504 26.695.023.858 2. Trả trước cho người bán 132 612.409.000 919.820.958 3. Phải thu khác 136 208.682.220 161.680.368 4. Dự phòng nợ khó đòi 138 (7.602.648.000) (5.406.135.400) IV. Hàng tồn kho 140 40.981.974.228 48.579.881.128 6. Hàng hoá tồn kho 146 40.981.974.228 49.081.545.730 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (483.646.602) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.626.773.826 893.873.084 1. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 151 437.674.030 569.925.116 2. Chi phí trả trước ngắn hạn 152 197.360.000 53.704.364 4. Tài sản ngắn hạn khác 154 991.739.796 270.243.604 B. Tài sản dài hạn 200 41.235.888.776 42.711.242.212 I. Tài sản cố định 210 41.235.888.776 42.711.242.212 1. Tài sản cố định hữu hình 211 28.828.642.681 Nguyên giá 212 40.039.781.502 Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (11.211.138.821) 2. Tài sản cố định vô hình 214 698.564.449 Nguyên giá 215 1.552.365.433 Giá trị hao mòn luỹ kế 216 (853.800.994) Tổng cộng tài sản (250 = 100 + 200) 250 122.889.732.242 125.565.617.614 NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 300 61.850.872.692 69.374.650.420 I. Nợ ngắn hạn 310 61.503.260.324 64.673.053.140 2. Phải trả cho người bán 312 20.919.200.170 15.285.513.722 3. Người mua trả tiền trước 313 25.316.232.000 36.373.686.590 4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 314 157.338.502 298.060.082 5. Phải trả người lao động 315 1.414.037.972 1.549.037.790 6. Chi phí phải trả 316 6.231.751.000 6.269.060.090 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 317 4.182.431.080 3.167.275.760 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 3.282.269.600 1.730.419.106 II. Nợ dài hạn 330 347.612.368 4.701.597.280 1. Phải trả dài hạn khác 333 99.770.000 250.020.000 2. Vay dài hạn 334 - 4.000.000.000 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 335 247.842.368 451.577.280 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 61.038.859.550 56.190.967.194 I. Nguồn vốn quỹ 410 60.885.954.678 55.911.185.064 1. Vốn kinh doanh 411 36.184.706.284 34.286.600.000 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 17.543.084.244 13.370.417.996 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 1.300.000.000 1.300.000.000 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 5.858.164.150 6.954.267.068 II. Nguồn kinh phí- quỹ khác 420 152.904.872 279.682.130 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 421 152.904.872 279.682.130 Tổng cộng nguồn vốn (430 = 300 +400) 430 122.889.732.242 125.565.617.614 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 VND VND 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 341.836.475.708 278.097.896.315 2. Các khoản giảm trừ 723.972.610 866.600.003 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CC dịch vụ 341.112.503.099 277.231.296.313 4. Giá vốn hàng bán 268.536.599.538 215.870.955.472 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.575.903.561 62.226.940.844 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.191.959.745 2.085.523.570 7. Chi phí hoạt động tài chính 252.233.335 3.083068.695 Trong đó: Lãi vay 0 2.982.256.666 8. Chi phí bán hàng 15.424.393.156 14.625.162.166 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.471.242.518 27.938.665.243 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24.619.994.298 18.665.568.311 11. Thu nhập khác 49.153.300 35.933.472 12. Chi phí khác 0 4.865.328 13. Lợi nhuận khác 49.153.300 31.068.144 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 24.669.147.598 18.696.636.455 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.381.189.472 1.872.282.602 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.287.958.126 16.824.353.852 Biểu mẫu doanh nghiệp sử dụng: Stt Tên chứng từ Số hiệu chứng từ 1 - Lao Động Tiền Lương 1 Bảng chấm công 01- LĐTL 2 Bảng thanh toán tiền lương 02- LĐTL 3 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 03- LĐTL 4 Bảng thanh toán BHXH 04- LĐTL 5 Bảng thanh toán tiền thưởng 05- LĐTL 6 Phiếu xác nhận SP hoặc công trình hoàn thành 06- LĐTL 7 Phiếu báo làm thêm giờ 07- LĐTL 8 Hợp đồng giao khoán 08- LĐTL 9 Biên bản điều tra tai nạn lao động 09- LĐTL 2 – Hàng tồn kho 10 Phiếu nhập kho 01-VT 11 Phiếu xuất kho 02- VT 12 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03/VT-3LL 13 Phiếu xuất vật tư theo hạn mức 04- VT 14 Biên bản kiểm nghiệm 05- VT 15 Thẻ kho 06- VT 16 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 07- VT 17 Biên bản kiểm kê vật tư,sản phẩm hàng hóa 08- VT 3 – Bán hàng 18 Hoá đơn (GTGT) 01/GTKT- 3LL 19 Hoá đơn (GTGT) 01/GTKT-2LL 20 Phiếu kê mua hàng 13HDBH 4 – Tiền tệ 23 Phiếu thu 01 – TT 24 Phiếu chi 02 – TT 25 Giấy đề nghị tạm ứng 03 – TT 26 Thanh toán tiền tạm ứng 04 – TT 27 Biên lai thu tiền 05 – TT 29 Bảng kiểm kê quỹ 07a – TT 30 Bảng kiểm kê quỹ 07b – TT 5 – TSCĐ 31 Biên bản giao nhận TSCĐ 01 – TSCĐ 32 Thẻ TSCĐ 02 – TSCĐ 33 Biên bản thanh lý TSCĐ 03 – TSCĐ 34 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa 04 – TSCĐ 35 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 05 – TSCĐ 6 – Sản xuất 36 Phiếu theo dõi ca máy thi công 01 - SX Biểu số 1: HÓA ĐƠN GTGT (Liên 2: giao khách hàng) Ngày 06 tháng 05 năm 2010 Mẫu số: 01 - GTKT - 3LL GK/01B No: 004125 Đơn vị bán hàng: Công ty Thương Mại Hoàng Vũ Địa chỉ: Đông Anh – Hà Nội Số TK: Số điện thoại: ……………………. Mã số: Họ tên người mua hàng: Anh Lâm – Phòng kinh doanh Đơn vị: Công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh Địa chỉ: Đông Anh – Hà Nội Số TK:…………….. Hình thức thanh toán: ………………. Mã số: 0100100696-1 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1 2 3 4 Thép CT3 2 ly Thép C45 4 ly Thép CT3 D38 Thép CT3 D47.3 Kg Kg Kg Kg 960 761 3.268,5 3.992 4.285,70 4.238,09 4.381 3.990,5 4.114.272 3.986.186 14.319.299 15.930.076 Cộng thành tiền: 38.349.833 Thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.917.492 Tổng tiền thanh toán: 40.267.325 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu, hai trăm sáu mươi bảy nghìn, ba trăm hai mươi năm đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số 2 Mẫu số 01 – VT Bộ Tài Chính Số: 513 PHIẾU NHẬP KHO Ngày: Nợ TK 152 Họ tên người giao hàng: Trần Văn Lâm Nợ TK 133 Địa chỉ: Công ty Thương Mại Hoàng Vũ Có TK 331 Chứng từ kèm theo: 067171 Nhập tại kho: VLC STT Tên vật tư hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập 1 Thép CT3 2 ly Kg 960 960 2 Thép C45 4 ly Kg 761 761 3 Thép CT3 D38 Kg 3.268,5 3.268,5 4 Thép CT3 D47.3 Kg 3.992 3.992 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Biểu số 3: Mẫu số 02 – VT Bộ Tài Chính Số: 305 PHIẾU XUẤT KHO Ngày Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Lâm Đơn vị: Chứng từ kèm theo: 067171 Xuất tại kho: VLC STT Tên vật tư hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập 1 Thép CT3 2 ly Kg 960 960 2 Thép C45 4 ly Kg 761 761 3 Thép CT3 D38 Kg 3.268,5 3.268,5 4 Thép CT3 D47.3 Kg 3.992 3.992 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Dũng và Ngô Trần Ánh, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp các chuyên ngành của khoa kinh tế và quản lý, 2008. Ngô Trần Ảnh, Bài giảng quản trị marketing, 2008 Nguyễn Tấn Thịnh, Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005. Phạm Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, 2004 Các tài liệu do công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh.docx
Luận văn liên quan