Đề tài Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Hưng Thiên: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HƯNG THIÊN 1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN Tháng 04 năm 2003 dưới sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhìn thấy nhu cầu xây dựng mới và khôi phục lại cơ sở vật chất của đất nước sẽ phát triển trong tương lai gần. Do đó ngày 26 tháng 06 năm 2003 Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Công Ty TNHH Sài Gòn Hương Nam với ba thành viên sáng lập cùng với hơn 10 nhân viên. Trải qua quá trình phát triển đến ngày 21 tháng 12 năm 2006 Công ty đổi tên thành Công Ty TNHH Hưng Thiên được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4102046106 do 05 thành viên sáng lập và với đội ngũ quản lý lên đến gần 40 nhân viên. Trụ sở đặt tại: A1215 C/c Hoàng Anh, số 357 Lê Văn Lương, P. Tân Quy, Quận 7 Trải qua hơn 6 năm hoạt động vai trò và quy mô Công ty không những được nâng cao, mặc dù gặp không ít khó khăn kể cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta gặp khó khăn về khủng hoảng như hiện nay. Nhưng được chỉ đạo kịp thời của cấp trên cùng với sự nổ lực của Ban Giám Đốc và CB-CNV nên Công ty cũng vượt qua được khó khăn. Tên giao dịch quốc tế: HUNG THIEN CO., LTD . . . CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THIÊN CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Hưng Thiên: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế tài chính cho cán bộ trong Công ty. Giúp Giám đốc trong việc kiểm tra, tổ chức và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty. Ký duyệt các chứng từ kế toán, các báo cáo kế toán, hợp đồng tính dụng, hợp đồng kinh tế. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp tính giá thành: Giúp kế toán trưởng trong công tác kế toán và điều hành công việc khi kế toán trưởng vắng mặt. Phụ trách công tác tổng hợp tính giá thành công trình, hạng mục công trình xây dựng và giá thành sản phẩm các phân xưởng phụ trợ. Kế toán các khoản chi phí phải trả, chi phí trả trước và xây dựng cơ bản dở dang. Kế toán công nợ: Kế toán các khoản công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng. theo dõi tình hình tăng giảm vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty. Kế toán nhập xuất tồn kho nguyên liệu, công cụ, tính lương, bảo hiểm xã hội phải trả thay lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty và kiêm kế toán công đoàn. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tín dụng. Theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng vật liệu xây dựng và các khoản công nợ giữa cửa hàng với Công ty. Thủ quỹ kiêm giao dịch: Có trách nhiệm bảo quản tại quỹ, nhận tiền mặt tại ngân hàng và các khoản phát sinh thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ. Giao dịch thường xuyên với Ngân hàng để nắm bắt những thông tin về tình hình thanh toán tín dụng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẨM XÂY LẮP, CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Đặc điểm sản xuất xây lắp và chi phí xây lắp Một số khái niệm Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo hiện đại hóa, khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp… nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Đặc điểm sản xuất xây lắp Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức địa điểm khác nhau. Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài: các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: do thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa, phải phá đi làm lại. Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công: khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn và kết hợp với các yếu tố về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện, môi trường… do đó việc thi công xây lắp ở mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp Khái niệm Giá thành sản phẩm xây lắp: toàn bộ chi phí tính bằng tiền mặt để hoàn thành khối lượng xây lắp. Theo quy định sản phẩm xây lắp có thể là khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc, có thiết kế và giá trị dự toán riêng hoặc hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ. Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp Giá thành dự toán công tác xây lắp: toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định. Giá thành định mức: tổng chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế: toàn bộ các chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Tùy theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm, yếu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ khác nhau. Tuy nhiên do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc hạng mục công trình. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công trình, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành trong sản xuất xây dựng cơ bản Do chu kỳ sản xuất dài, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một kỳ sản xuất nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Phương pháp quy nạp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Quy nạp chi phí sản xuất theo sản phẩm và đối tượng tính giá thành Do đặc điểm, tính chất của loại hình sản xuất, các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến sản phẩm hoặc đơn đặt hàng sẽ được tập hợp và phân loại vào sản phẩm và đơn đặt hàng đó. phương pháp được áp dụng để tính giá thành sản phẩm là phương pháp giá thành thực tế. Quy nạp chi phí theo nhóm sản phẩm Phương pháp này được áp dụng khi tất cả các hạng mục công trình được tiến hành thi công cùng một lúc, chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất Chứng từ sử dụng Lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, các bảng phân bổ nguyên vệt liệu. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết: + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” + Sổ kế toán chi tiết liên quan khác như sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa… Sổ tổng hợp: + Kế toán mở sổ tổng hợp tùy thuộc hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Chứng từ Nhật ký chung Sổ cái (TK 621 và các tài khoản có liên quan) Sổ chi tiết nguyên vật liệu Đối với hình thức nhật ký chung Đối với hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ Nhật ký chung Sổ cái (TK 621 và các tài khoản có liên quan) Sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ Nhật ký sổ cái Sổ chi tiết nguyên vật liệu Tổng hợp Đối với hình thức nhật ký sổ cái Chứng từ Sổ chi tiết nguyên vật liệu Bảng kê số 4 (Nợ 621, 622, 623, 627) Nhật ký chứng từ số 8 (Có 621, 622, …) Đối với hình thức nhật ký chứng từ Tài khoản sử dụng TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Bên nợ: Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp sản xuất công nghiệp kinh doanh dịch vụ trong kỳ kế hoạch. - Bên có: Giá trị nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành liên quan. Tài khoản 621 được kết toán (không có số dư) vào cuối kỳ Định khoản một số nghiệp vụ (1) Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ trong kỳ Nợ TK 621 Có TK 152 (2) Mua nguyên liệu, vật liệu đưa ngay vào sử dụng (không qua nhập kho) Nợ TK 621 Nợ TK 133 (1331) Nếu DN nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ Có TK 111; 112; 331 (3) Doanh nghiệp thực hiện tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán không tổ chức kế toán riêng. + Khi tạm ứng Nợ TK 141 (1413) Có TK 111; 112; 152… + Khi quyết toán các khoản tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt Nợ TK 621 Nợ TK 133 (nếu có) Có 141 (1413) (4) Nguyên liệu, vật liệu dùng không hết nhập lại kho Nợ TK 152 Có TK 621 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL thực tế sử dụng vào TK tính giá thành Nợ TK 154 Có TK 621 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ ghi sổ - Bảng chấm công, bảng lương, bảng phân bổ chi phí tiền lương - Hợp đồng giao khoán Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết tiền lương… - Sổ tổng hợp gồm: Sổ cái 622, nhật ký chung, sổ chứng từ ghi sổ … Tài khoản sử dụng TK 622 - Bên nợ: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp (gồm tiền lương, tìên công lao động và các khoản trích theo lương) - Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công vào bên nợ tài khoản 154 lúc cuối kỳ. TK 622 không có số dư cuối kỳ. Định khoản một số nghiệp vụ (1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân Nợ TK 622 Có TK 334 (3341; 3342) (2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân công trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 338 (3382; 3383; 3384; 3389) (3) Tạm ứng chi phí tiền công thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ Nợ TK 141 (1411); 334… Có TK 111; 112 (4) Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt Nợ TK 622 Có TK 141 (1411); 334… Chi phí sử dụng máy thi công Chứng từ sử dụng - Bảng lương của bộ phận sử dụng máy - Lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, bảng khấu hao TSCĐ… Sổ sách - Sổ chi tiết: + Sổ chi phí sử dụng máy 623 + Các sổ chi tiết liên quan (Sổ chi tiết vật tư sản phẩm, hàng hóa, sổ tiền lượng…) - Sổ tổng hợp: Sổ cái, sổ nhật ký chung… Tài khoản sử dụng TK 623 - Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp…) - Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. Định khoản một số nghiệp vụ * Trường hợp doanh nghiệp tổ chức máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo dõi riêng chi phí cho một bộ phận sản xuất độc lập. Kế toán phản ánh như sau: + Các chi phí liên quan đến đội máy thi công Nợ TK 621; 622; 627 Có các TK liên quan + Cuối kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành thực tế ca máy Nợ TK 154 Có TK 621; 622; 627 Căn cứ vào giá thành ca máy tính toán được, tính phân bổ cho các đối tượng xây lắp. * Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận Nợ TK 623 Có TK 154 * Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận nội bộ Giá thành ca máy chuyển giao cho các bộ phận xây lắp trong nội bộ Nợ TK 623 Có TK 154 Trị giá cung cấp lao vụ máy tính theo giá tiêu thụ Nợ TK 623 Nợ TK 133 (nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) Có TK 512 * Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc tổ chức nhung không phân cấp thành một bộ phận độc lập để theo dõi riêng chi phí Chi phí thường xuyên gồm: Các chi phí xảy ra hàng ngày trong quá trình sử dụng máy thi công như nguyên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu khác tiền lương của Công nhân điều khiển và công nhân phục vụ xe máy. Các chi phí được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ. Nội dung và phương pháp hạch toán Trả lương cho công nhan điều khiển máy, phục vụ máy Nợ TK 623 (6231) Có TK 334 Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân điều khiển xe máy Nợ TK 623 Có TK 335 Xuất kho mua nguyên liệu, nhiên liệu phụ sử dụng cho xây lắp máy thi công Nợ TK 623 (6232) Nợ TK 133 (133.1) nếu được khấu trừ thuế VAT Có TK 152; 111; 112; 331… Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xe máy thi công Nợ TK 623 (6233) Có TK 153; 111; 112 (phân bổ một lần) Có TK 142; 242 Khấu hao xe máy thi công sử dụng ở đội máy thi công Nợ TK 623 Có TK 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh Nợ TK 623 (623.7) Giá chưa thuế Nợ TK 133 (133.1) nếu được khấu trừ Có TK 111; 112; 331 Các chi phí bằng tiền phát sinh Nợ TK 623 Nợ TK 133 (133.1) Nếu được khấu trừ thuế Có TK 111; 112 Cuối kỳ kết chuyển hết chi phí sử dụng máy vào tài khoản tính giá thành: Nợ TK 154 Có TK 623 Chi phí tạm thời là: Những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển máy và các chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy. Số phân bổ chi phí tạm thời hàng tháng Chi phí thực tế XD tại các công trình tạm Chi phí tháo dở các công trình tạm dự tính Giá trị phế liệu thu hồi được dự tính + + Thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc thời gian thi công trên công trường = Thường không được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm thời hoặc theo thời gian thi công trên công trường. Nội dung và phương pháp hạch toán Trường hợp không trích trước Khi phát sinh chi phí Nợ TK 142, 242 Nợ TK 133 (1331) Nếu được khấu trừ thuế Có TK 111; 112; 331… Khi phân bổ chi phí trong kỳ Nợ TK 623 Có TK 142; 242 Trường hợp có trích trước Khi trích trước chi phí Nợ TK 623 Có TK 335 (335.2) Chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 335 (335.2) Có TK 111; 112; 331… Chi phí sản xuất chung Chứng từ sử dụng - Bảng khấu hao TSCĐ - Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn thuế VAT, hóa đơn bán hàng… Sổ sách - Sổ chi tiết gồm: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627 - Sổ tổng hợp gồm: Sổ cái, sổ nhật ký chung… - Sổ tiền lương, sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa ... Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” - Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ - Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản xuấtchung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Định khoản một số nghiệp vụ (1) Chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý sản xuất Nợ TK 627 Có TK 334 (2) Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý sản xuất Nợ TK 627 Có TK 338 (3) Chi phí vật liệu dùng cho các bộ phận sản xuất chung Nợ TK 627 Có TK 152 (4) Chi phí dụng cụ nhỏ phân bổ một lần Nợ TK 627 Có TK 153 (5) Mua đưa vào sử dụng ngay Nợ TK 627 Nợ TK 133 (nếu nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) Có TK 111; 112; 331 (6) Phân bổ dần các loại công cụ dụng cụ, chi phí sửa chữa TSCĐ… Nợ TK 627 Có TK 1421; 242 (7) Chi phí về khấu hao TSCĐ Nợ TK 627 Có TK 214 (8) Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ Nợ TK 627 Có TK 335 (9) Các khoản chi phí khác liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí khác được thanh toán trực tiếp bằng tiền Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111; 112; 331; 141 (10) Cuối kỳ phân bổ (k/c) chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành Nợ TK 154 Có TK 627 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN Phân bổ, tổng hợp kết chuyển giá thành Phân bổ Phân bổ chi phí sử dụng máy - Phân bổ theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế. +Trường hợp các chi phí sử dụng máy theo dõi riêng cho từng loại xe máy Chi phí sử dụng phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí sử dụng máy phải phân bổ Tổng ca số máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công tác cho máy thực hiện số ca máy thực tế (hoặc khối lượng công tác) máy đã phục vụ cho từng đối tượng = x Giá kế hoạch của một ca máy Giá kế hoạch của một ca máy thấp nhất = H + Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệt phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Sau đó căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để quy đổi thành số ca máy chuẩn. Số ca máy chuẩn của từng loại máy đã hoạt động Số ca máy thực tế hoạt động của từng loại máy = H x Chi phí sử dụng máy phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí sử dụng máy phải phân bổ Tổng số ca máy chuẩn (đã được quy đổi) của các loại máy Số ca máy đã được quy đổi phục vụ cho từng đối tượng = x - Tính phần chi phí sử dụng máy cho từng đối tượng theo số ca máy tiêu chuẩn: Phân bổ chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường hoặc đội thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thích hợp. - Phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là: Phân bổ theo chi phí sản xuất chung, định mực, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặc thực tế, phân bổ theo ca máy thi công… Kế toán tổng hợp chi phí - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường được tiến hành vào cuối tháng trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được thực hiện trên TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” của hoạt động xây lắp và các thẻ tính giá thành xây dựng. TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình và chi tiết cho từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ khác. Chứng từ sử dụng – Phiếu kết chuyển (Chứng từ kết chuyển) – Biên bản nguyên vật liệu, sản phẩm hỏng… Sổ sách – Sổ chi tiết: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 – Sổ tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 154 Tài khoản sử dụng TK 154 – Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất lúc cuối kỳ – Bên Có: Các khoản làm giảm phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. – Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ chưa hoàn thành. Định khoản một số nghiệp vụ (1) Cuối kỳ kế toán phải tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành. Nợ TK 154 Có TK 621; 622; 623; 627 (2) Khi xác định giá thành xây lắp Nợ TK 155; 632 Có TK 154 TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 TK 154 TK 155 TK 632 (1) (2) (3)) (4) (5) (6) Sơ đồ kế toán được thực hiện (1); (2); (3); (4): Tổng hợp các chi phí (5); (6): Tính giá thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành xây lắp - Do đặc điểm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng có thể là công trình hay hạng mục công trình… - Do đó tùy theo từng trường hợp kế toán phải có phương pháp tính giá thành phù hợp. - Trong kỳ khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao kế toán xác định giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = + - - Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau: + Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí dở dang thực tế. Giá thành doanh thu khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn Giá thành doanh thu của từng giai đoạn Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn = x + Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Xác định có các công thức: Hệ số phân bổ chi phí thực tế cho giai đoạn dở dang Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ DT của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ = + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Tổng giá thành DT khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn + Chi phí sản suất thực tế dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn Giá thành doanh thu khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn Hệ số phân bổ = x Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang Khối lượng dở dang Tỷ lệ hoàn thành = x Đơn giá dự toán x + Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau: Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ Giá thành DT của khối lượng dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Tổng giá thành DT của các khối lượng dở dang cuối kỳ Tổng DT KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ + + x Trên cơ sở các chi phí sản xuất đã được tập hợp, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành thực tế của xây lắp đã hoàn thành. Giá thành xây lắp có thể tính theo nhiều phương pháp như. Phương pháp theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, lao vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành hay giao hàng cho khách hàng. Phương pháp liên hợp Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá tri của sản phẩm phụ sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính. Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính, giữa chúng có hệ số quy đổi. Để xây dựng hệ số quy đổi người ta chọn 1 sản phẩm nào đó làm sản phẩm chuẩn và sản phẩm này có hệ số là 1. Đặc điểm tổ chức kế toán đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn Tổng giá thành các loại sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ = Công thức: Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ = Tổng số lượng từng loại sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ Hệ số quy đổi x Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kết hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm Công thức: Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của từng loại sản phẩm x Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn. Doanh nghiệp chỉ sản xuất một hay một số mặt hàng, chu kỳ sản xuất ngắn có thể hoặc không có sản phẩm dở dang. Tổng giá thành hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Các khoản làm giảm chi phí = + - - Công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Theo phương pháp loại trừ chi phí Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá doanh nghiệp quy định trước. Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi được - - + = Công thức: Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Thiệt hại phá đi làm lại Giá thiệt hại về phá đi làm lại là số chênh lệch giữa các giá trị khối lượng phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau: - Nếu do thiệt hại gây ra được xem là khoản thiệt hại bất thường. - Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại. - Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại ngừng sản xuất Là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 611 TK (liên quan) TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 TK 631 TK 632 TK 154 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì chứng từ, sổ sách, phương pháp tính, sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm đều tương tự như phương pháp kiểm kê thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn một số khác biệt được tóm tắt theo sơ đồ như sau: K/c chi phí SX dở dang cuối kỳ K/c chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá vốn hàng bán K/c chi phí NVLTT Tập hợp chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT K/c chi phí s/d máy K/c chi phí SXC Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THIÊN ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Đặc điểm hoạt động của công ty Theo quy định hiện nay tất cả các công trình, hạng mục công trình đấu thầu (hoặc chỉ định thầu). Căn cứ vào hồ sơ mời thầu của phòng Kỹ Thuật - Kế Toán công ty lập hồ sơ dự thầu trong đó dựa vào thiết kế để tính khối lượng công việc, đơn giá dựa theo đơn giá XDCB và bảng báo giá hàng tháng của sở Tài Chính Vật Giá để tính giá trị xây lắp công trình. Phương pháp tổ chức thi công Các công trình, hạng mục công trình được trúng thầu hay được chỉ định thầu được phân làm 2 loại sau: + Loại công trình công ty khoán toàn bộ chi phí nguyên vật liệu cho đội thi công. + Loại công trình công ty chỉ khoán một phần chi phí nguyên vật liệu và phần chi phí nguyên vật liệu chưa khoán cho đội (thường là nguyên vật liệu có sản lượng và giá trị lớn), công ty tự đứng ra mua và cung cấp cho đội thi công vì phần nguyên vật liệu này nếu để cho đội thi công tự mua thì không đảm bảo chất lượng và ảnh hưởng đến công trình. Tuy nhiên công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các chủ đầu tư nên các công trình khoán toàn bộ các chi phí công ty vẫn đứng ra mua và cung cấp cho đội, xem đây là khoản ứng trước. Đặc điểm hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty Để tiến hành xây dựng các công trình hay hạng mục công trình do trúng thầu phòng Kế Hoạch - Kỹ Thuật căn cứ vào bảng dự toán xây lắp trúng thầu lập bảng dự toán thi công để giao khoán cho các đối tượng thi công thông qua “hợp đồng giao việc”. Trên hợp đồng giao việc bao gồm các khoản mục: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Nếu như các chi phí phát sinh thêm thì đội phải chịu phần chênh lệch này. Ngược lại các đội được hưởng phần chênh lệch nếu số phát sinh nhỏ hơn phần giao khoán. Khi công trình thi công xong đã được nghiệm thu bàn giao do chủ đầu tư đã chấp nhận thanh toán căn cứ trên bảng quyết toán công trình, phòng Kế Hoạch - Kỹ Thuật sẽ lập bảng thanh lý hợp đồng với đội thi công, chứng từ này được chuyển qua phòng Kế Toán - Tài Vụ. Phòng Kế Toán - Tài Vụ căn cứ vào chứng từ kiểm tra tính pháp lý để ghi vào nhật ký chung. + Chi phí vật liệu được tập hợp vào TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” + Chi phí nhân công được tập hợp vào TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” Căn cứ vào bảng thanh lý hợp đồng và các chứng từ có liên quan như: hoá đơn mua vật tư, bảng chấm công, kế toán sẽ tập hợp chi phí vào bảng chấm công như sau: + Chi phí máy móc được tập hợp vào TK 622 + Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 “chi phí sản xuất chung” Các hoá đơn mua vật tư mà các đội gửi vào phòng kế toán là giá vật tư đã có thuế VAT (đầu vào) tại nơi cung cấp. Để có cơ sở khấu trừ thuế VAT ở đầu ra phòng kế toán tập hợp các chi phí này vào nhật ký chung để làm cơ sở khấu trừ thuế, còn chi phí vật liệu tập hợp vào TK 621 là chi phí đã khấu trừ thuế (giá mua chưa thuế). Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Phân loại chi phí sản xuất Để theo dõi những chi phí phát sinh dùng làm vào việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với chế độ kế toán tiến hành cũng như quy định của ngành XDCB thì chi phí bao gồm những khoản mục sau: + Chí phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sử dụng máy + Chi phí sản xuất chung Để theo dõi mức tiêu hao vật chất của công ty theo nội dung kinh tế phát sinh và phục vụ công tác báo cáo, chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau: + Nguyên vật liệu + Nhiên liệu, động lực + Khấu hao TSCĐ + Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương + Các khoản dịch vụ mua ngoài + Các chi phí bằng tiền khác Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong sản xuất chính đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là công trình hay hạng mục công trình. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Do sản xuất xây lắp là loại sản xuất theo đơn đặt hàng do đó sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc nên chi phí bỏ qua để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các sản phẩm công nghiệp khác nên công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kê khai thường xuyên theo đơn đặt hàng. Trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của một số công trình, hạng mục công trình (sử dụng số liệu của năm 2008 để minh hoạ và phân tích). KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu được đánh giá theo thực tế ghi trên hoá đơn do bên bán cung cấp vì hầu hết nguyên vật liệu đều được mua bên ngoài, nên tính giá nhập kho theo công thức sau: Giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế mua ghi trên hoá đơn = Hoá đơn mua hàng là căn cứ để kế toán ghi giá vật liệu nhập kho Khi nguyên liệu về nhập kho + Căn cứ vào phiếu nhập kho có kèm theo hoá đơn mua hàng của đơn vị bán, kế toán ghi: Nợ TK 152; 153: Giá hoá đơn Nợ TK 133: Thuế VAT Có TK 111; 112; 331: Giá hoá đơn + Thuế VAT + Đối với một số loại nguyên vật liệu Công ty phải ứng tiền cho đội hoặc bên bán, khi nguyên vật liệu về nhập kho kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152; 153: Giá hoá đơn Nợ TK 133: Thuế VAT Có TK 141: Giá hoá đơn + Thuế VAT Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho Khi xuất kho nguyên liệu, doanh nghiệp áp dụng phương pháp thực tế đích để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, giá này được được ghi theo giá hoá đơn mua hàng: Giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế mua ghi trên hoá đơn = Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập (xem phụ lục) - Phiếu xuất kho (xem phụ lục) - Bảng phân bổ NVL (xem phụ lục) - Hoá đơn GTGT (xem phụ lục) Sổ sách - Sổ chi tiết (Xem phụ lục) - Sổ cái TK 621 (xem phụ lục) - Sổ nhật ký chung (xem phụ lục) Tài khoản sử dụng TK 621”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Bên Nợ: Tập hợp các chi phí vật liệu, hàng hoá, các khoản phải trả cho người bán,… xuất trực tiếp cho các công trình. - Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (1) Mua nguyên liệu, vật liệu đưa ngay vào sử dụng không qua nhập kho Nợ TK 621: 198.951.066 Có TK 111: 198.951.066 (2) Xuất nguyên liệu, vật liệu chính cho hoạt động xây lắp Nợ TK 621: 2.690.666.060 Có TK 1521: 2.690.666.060 (3) Xuất nguyên liệu, vật liệu phụ cho hoạt động xây lắp Nợ TK 621: 2.314.151 Có TK 1522: 2.314.151 (4) Xuất hàng hoá của cửa hàng cho hoạt động xây lắp trong kỳ Nợ TK 621: 378.163.267 Có TK 1561: 378.163.267 Mua nguyên liệu, vật liệu xuất sử dụng còn nợ người bán Nợ TK 621: 37.702.634.301 Có TK 331: 37.702.634.301 Tiền vận chuyển bán NVL của cửa hàng trực thuộc công ty Nợ TK 621: 269.087.132 Có TK 6418: 269.087.132 (Bút toán này có kiến nghị tại phần 4.3) 198.951.066 TK 621 TK 111 TK 1521 TK 152 TK 1561 TK 6418 TK 331 2.690.666.060 44.645.616.007 2.314.151 378.163.267 37.702.634.301 269.087.132 Sơ đồ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2008 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Cách tính lương và các khoản trích theo lương Cách tính lương Căn cứ vào các chứng từ lao động và báo cáo nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, công ty chỉ tính các chế độ theo quy định hiện hành cho CB-CNV trong danh sách của Công ty và được tính như sau: Lương căn bản = 650.000 x hệ số lương Lương chính Lương căn bản 25 ngày = x Ngày làm việc Hệ số nội bộ x Đối với các đội thi công được giao khoán căn cứ vào bảng thanh toán lương của đội nhưng chỉ tập hợp lương của công nhân trong danh sách Công ty quản lý vì trong đội thi công thường có 2 lực lượng công nhân do Công ty quản lý và công nhân thời vụ. Đối với công nhân giao thầu, hoặc lực lượng thời vụ trong các đội thi công của công ty được giao khoán nhân công, căn cứ vào báo cáo sản lượng xây lắp thực hiện, và sản lượng nghiệm thụ bàn giao trong kỳ của công trình, hạng mục công trình do bộ phận theo dỏi thi công cung cấp, các hợp đồng giao nhận thi công. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Cuối tháng căn cứ vào bảng tính lương thực tế và bảng lương cơ bản của Công nhân chính thức của đội thi công. Kế toán tiến hành tính chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ để đưa vào giá thành. - Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được hạch toán theo từng đối tượng hạch toán tiền lương, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 3382 (2% lương thực lãnh) Có TK 3383 (15% lương cơ bản) Có TK 3384 (2% lương cơ bản) Chứng từ - Bảng chấm công của từng đội thi công - Bảng tính lương và bảo hiểm (xem phụ lục) - Bảng phân bổ chi phí khoán gọn và giao thầu Sổ sách - Sổ chi tiết TK 622 (xem phụ lục) - Số cái TK 622 (xem phụ lục) Tài khoản sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” - Bên Nợ: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp (gồm tiền lương và các khoản phải trả) - Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trong danh sách tại Công ty Nợ TK 622: 623.980.000 Có TK 334 (3341): 623.980.000 (2) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân giao thầu Nợ TK 622: 12.446.528.012 Có TK 331: 12.446.528.012 TK 334.1 TK 331 TK 622 12.446.528.012 13.070.508.012 623.980.000 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trong năm 2008 Kế toán sử dụng máy thi công Cách tính khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ… Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và áp dụng tỷ lệ trích khấu hao năm 2008 theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quyết định cho từng loại TSCĐ, kế toán tính mức khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Chứng từ - Bảng dự toán thi công - Bảng theo dõi chi phí khoán gọn và giao thầu - Bảng khấu hao tài sản cố định (xem phụ lục) Sổ sách - Số chi tiết TK 623 (xem phụ lục) - Sổ cái TK 623 (xem phụ lục) Tài khoản sử dụng TK 623”chi phí sử dụng máy thi công” - Bên Nợ Tập hợp các chi phí (nguyên vật liệu chính, bằng tiền, các khoản phải trả…) liên quan đến máy thi công. - Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (1) Các chi phí bằng tiền phát sinh cho sử dụng máy Nợ TK 623: 117.473.972 Có TK 111 (1111): 117.473.972 (2) Xuất kho vật liệu phụ sử dụng cho xây lắp máy thi công Nợ TK 623: 76.063.062 Có TK 152 (1522): 76.063.062 (3) Khấu hao máy móc sử dụng Nợ TK 623: 124.120.074 Có TK 214 (2141): 124.120.074 (4) Khoản phải trả cho việc sửa chữa máy Nợ TK 623: 1.312.836.650 Có TK 331: 1.312.836.650 Sơ đồ tập hợp chi phí sử dụng máy thi công trong năm 2008 TK 111 TK 1522 TK 214 TK 331 TK 623 117.473.972 76.063.062 124.120.074 1.630.493.758 1.312.836.650 Chi phí sản xuất chung Cách tính lương và các khoản trích theo lương Tiền lương và các khoản trích theo lương của (TK 627) tương tự như (TK 622) Cách tính khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ cho chi phí sản xuất chung (TK 627) tưng tự như chi phí sử dụng máy thi công (TK 623) Chứng từ - Phiếu xuất vật liệu dùng cho các phân xưởng - Bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương (xem phụ lục) - Bảng phân bổ chi phí khoán gọn và giao thầu - Bảng tính phân bổ TSCĐ (xem phụ lục) Sổ sách - Sổ cái TK 627 (xem phụ lục) - Chi tiết TK 627 (xem phụ lục) Tài khoản sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” - Tập hợp tất cả các chi phí (tiền lương, công cụ dụng cụ, khấu hao…) thực tế phát sinh - Kết chuyển toàn bộ chi phí vào TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (1) Chi tiền mặt tại quỹ cho sản xuất chung Nợ TK 627: 10.328.543 Có 111 (1111): 10.328.543 (2) Chi tiền mặt tại Ngân hàng cho sản xuất chung Nợ TK 627: 5.252.000 Có TK 112 (1121): 5.252.000 (3) Thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ Nợ TK 627: 15.068.048 Có TK 133 (1331): 15.068.048 (bút toán này có kiến nghị tại phần 4.3) (4) Các khoản tạm ứng cho chi phí sản xuất chung Nợ TK 627: 30.476.190 Có TK 141: 30.476.190 (5) Xuất nhiên liệu chính cho chi phí sản xuất chung Nợ TK 627: 579.441 Có TK 152 (1521): 579.441 (6) Xuất kho nhiên liệu phụ cho sản xuất Nợ TK 627: 166.081.222 Có TK 152(1522): 166.081.222 (7) Khấu hao TSCĐ hữu hình Nợ TK 627: 154.963.085 Có TK 214 (2141): 154.963.085 Các khoản phải trả cho khách hàng Nợ TK 627: 81.635.200 Có TK 331: 81.635.200 (9) Thuế GTGT phải nộp cho nhà nước Nợ TK 627: 4.780.995 Có TK 333 (3331): 4.780.995 (Bút toán này có kiến nghị tại phần 4.3) (10) Tiền phải trả cho công nhân lao động thuê ngoài Nợ TK 627: 235.001.892 Có TK 334 (3342): 235.001.892 (11) Trích KPCĐ cho công nhân sản xuất chung Nợ TK 627: 23.500.399 Có TK 3382: 23.500.399 (12)Trích BHXH cho công nhân sản xuất chung Nợ TK 627: 68.697.810 Có TK 3383: 68.697.810 (13) Trích BHYT cho công nhân sản xuất chung Nợ TK 627: 9.216.602 Có TK 3384: 9.216.602 TK 627 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung trong năm 2008 TK 111 TK 112 TK 1331 TK 141 TK 1521 TK 1522 TK 2141 TK 3331 TK 3382 TK 3342 TK 331 TK 3383 TK 3384 10.328.543 5.252.000 15.068.048 30.476.190 579.441 166.081.222 81.635.200 4.780.995 235.001.892 68.697.810 9.216.602 904.581.427 23.500.399 154.963.085 KẾT CHUYỂN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Kết chuyển chi phí Công ty tính giá thành sản phẩm theo công trình, hạng mục công trình phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí. Sau khi hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất vào từng đối tượng chi phí, kế toán giá thành tiếp tục tập hợp những chi phí sản xuất liên quan đến giá thành công trình hay hạng mục công trình vào TK 154 “chi phí sản xuất dở dang” Công ty áp dụng kỳ tính giá thành hàng tháng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có thể minh họa theo sơ đồ sau: SỔ KẾT TOÁN VẬT TƯ TIỀN LƯƠNG SỔ KẾT TOÁN TẬP HỢP CÁC TK 621, 622, 623, 627 SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SX TK 154 SỔ CHI TIẾT CPSX THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ BẢNG TỔNG HỢP CPSX TRONG KỲ THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CP CHỨNG TỪ GỐC CP PHÁT SINH, TƯ LIỆU KHÁC CÓ LIÊN QUAN SỐ CHI PHÍ CHI TIẾT SẢN XUẤT Ghi chú Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu u Trình tự kế toán tính giá thành có thể minh hoạ theo sơ đồ sau SỔ CHI TIẾT CPSX CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TK 154 CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG CUỐI KỲ BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Số liệu tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong năm 2008 được hạch toán như sau: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154: 44.645.616.007 Có TK 621: 44.645.616.007 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 13.070.508.012 Có TK 622: 13.070.508.012 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 154: 1.630.493.758 Có 623: 1.630.493.758 Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 904.581.427 Có TK 627: 904.581.427 TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 TK 154 44.645.616.007 13.070.508.012 904.581.427 1.630.493.758 60.251.199.204 Sơ đồ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh trong năm 2008 Hạch toán chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ Những công trình hạng mục công trình chưa có điều kiện như sau được xem là công trình, hạng mục công trình dỡ dang. - Báo cáo sản lượng xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc hoàn thành từng giai đoạn cho từng công trình, hạng mục công trình. - Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp theo từng giai đoạn. - Quyết toán khối lượng hoàn thành bàn giao, hoặc hoàn thành từng giai đoạn cho từng công trình, hạng mục công trình phù hợp với biển bản nghiệm thu. - Các tài liệu chuyển sang phòng kế toán đều có xác nhận của đơn vị thi công (Công ty) và chủ đầu tư. Giá trị khối lượng xây lắp dở dang chỉ được kiểm tra vào cuối mỗi quý. Tổng giá trị sản phẩm dở dang năm 2008 là: 10.527.105.208 Tính giá thành công trình, hạng mục công trình Phương pháp tính giá thành Công ty tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng (theo hợp đồng). Tổng Z SXSP xây lắp = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng CPSX đã tổng hợp theo đối tượng - Giá trị SPDD cuối kỳ Công thức: Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = 11.201.840.744 + 60.251.199.204 - 10.527.105.208 = 60.925.934.740 Hạch toán: Giá thành sản phẩm xây lắp năm 2008 được hạch toán Nợ TK 632: 60.925.934.740 Có TK 154 : 60.925.934.740 TK 154 TK 632 11.201.840.744 60.251.199.204 10.527.105.208 60.925.934.740 60.251.199.204 60.925.934.740 60.925.934.740 Sơ đồ hạch toán kết chuyển vào giá vốn hàng hoá trong năm 2008 Bảng tính giá thành (xem phụ lục) Kế toán các khoản thiệt hại trong xây lắp của công ty Kế toán các khoản thiệt hại phá di làm lại Do Công ty áp dụng hình thức giao khoán nên toàn bộ các khoản thiệt hại cho công trình, hạng mục công trình thì các đội thi công, nhà thầu phải chịu toàn bộ, còn công ty không chịu các khoản này. CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THIÊN Nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Công ty TNHH Hưng Thiên được đóng trên địa bàn Thành phố, là một vùng trọng điểm phát triển kinh tế trong nước. Với tốc độ đô thị hoá nhanh, mức độ đầu tư của nước ngoài cao nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các nhà máy của khu công nhiệp ngày càng phát triển, điều đó đã giúp có nhiều chủ đầu tư mới. Nhìn chung tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh tại công ty tương đối thuận lợi, do có uy tín nên công ty có nhiều khách hàng. Ngoài ra trong những buổi đấu thầu, công ty thường được nhận được thầu là do phương án thiết kế mang tính mỹ- kỹ thuật cao với giá tương đối chấp nhận được. Bên cạnh đó phòng cung ứng công ty rất năng động, luôn tìm kiếm vật tư, mẫu mã mà khách hàng ưa chuộng. Các đội sản xuất của công ty luôn sẵn sàng xây dựng các công trình ở vùng sâu vùng xa. Các phòng ban trong công ty phối hợp nhịp nhàng nên các công trình ít bị đình trệ, phòng kế toán luôn chủ động trong việc chuẩn bị tiền để ứng cho các đội thi công cũng như cho phòng cung ứng vật tư để kịp thời cung cấp cho tiến độ thi công của công trình, hạng mục công trình Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty áp dụng cơ chế khoán cho đội cũng còn nhiều bất cập như chi phí sản xuất theo dự án nhưng khi đội tiết kiệm được chi phí dưới dự toán thì chỉ được quyết toán theo số thực tế như vậy sẽ không khuyết khích được tính tiết kiệm được trong sản xuất. Hơn nữa công ty cũng chưa có chính sách khen thưởng để khuyến khích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm.(kiến nghị tại 4.3) Do cùng một lúc nhận nhiều công trình mà bên chủ đầu tư chuyển tiền chậm nên công ty phải ứng một khoản tiền lớn mua vật tư để đáp ứng thời gian thi công, đây là điều khó khăn của công ty. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty Về phương pháp tổ chức bô máy kế toán tại công ty tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, chặt chẽ phù hợp với tình hình thực tế. Trình độ chuyên môn nhân viên kế toán tương đối đồng đều, đa số đạt trình độ đại học, thời gian công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm khá vững vàng nên thích ứng nhanh trong chế đô kế toán. Với số lượng công trình, hạng mục công trình hàng tháng nhiều, các chứng từ có số lượng lớn trong công việc thì vấn đề tin học hoá là một phần trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp cho công việc giảm nhẹ và nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế về vốn kiến thức tin học và càc phần mềm kế toán. (phần này có kiến nghị tại 4.3) Do công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung nên đã giảm nhẹ việc ghi chép trùng lập trong công tác kế toán, bên cạnh đó công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách theo quy định, vì vậy đã theo dõi chi tiêu tài chính trong công ty, đáp ứng được hầu hết yêu cầu của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan tương đối chặt chẽ nên đã giúp cho phòng kế toán trong công tác quản lý tài chính thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên có các dự toán công trình, hạng mục công trình chưa chuyển kịp thời cho phòng kế toán nên không có căn cứ đầy đủ để so sánh giữa thực tế và dự án. Đối với các chứng từ như hoá đơn mua hàng, bảng chấm công, do đội thi công tập hợp và chuyển cho phòng kế toán về mặt thời gian và quyết toán chưa được thống nhất. Có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ này nhưng đến kỳ sau đội mới chuyển cho phòng kế toán. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. (phần này có kiến nghị tại 4.3) Phương pháp tập hợp và tính giá thành sản phẩm mà công ty áp dụng theo từng tháng là phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chiếm tỉ trọng chủ yếu trong giá thành, giá nguyên vật liệu được tính theo mức giá thực tế. Nhìn chung công ty quản lý chi phí nguyên vật liệu tương đối tốt, sai sót không đáng kể. Chi phí nhân công trực tiếp Công ty đã khoán chi phí nhân công trực tiếp cho hầu hết các công trình cho các đội thi công. Về mặt hạch toán chi phí này Công ty định khoản tương dối phù hợp Chi phí sử dụng máy Chi phí sử dụng máy thi công thường được công ty giao khoán cho các đội thi công mức giao khoán này căn cứ vào dự án thi công. Chi phí sản xuất chung Việc phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty được thực hiện 2 phần: Phân bổ do giao khoán chi phí sử dụng máy thi công thì được phân bổ thẳng cho công trình đó, phần còn lại do tập hợp các tài khoản thuộc chi phí sản xuất chung của toàn Công ty thì phần bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, tuy nhiên có một số công trình thì không có thêm phần này, hoặc được phân theo ước tính của kế toán, vì khi đó không biết công trình nào lời, lỗ do đó không xác định được trách nhiệm cải thiện thêm một bước công tác quản lý về sản xuất. Ngoài vấn đề đã nêu trên, trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung có một khoản chi phí phát sinh trong tháng này nhưng kế toán không hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ do không có chứng từ, tháng sau doanh nghiệp mới chi tiền, căn cứ vào phiếu chi, kế toán tiến hành hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất chung của tháng sau. Do đó kế toán không thể xác định chính xác giá thành sản phẩm vào cuối tháng. (phần này kiến nghị tại 4.3) KIẾN NGHỊ Quá trình thực tập tại công ty em xin phép đưa ra vài kiến nghị như sau: Trong quá trình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cần phải quyết toán các khoản chênh lệch giữa dự toán và thực tế sao cho chênh lệch phù hợp không quyết toán đúng số chênh lệch, ngoài ra Công ty cũng phải có chính sách khen thưởng để có thể khuyến khích tính tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ thấp giá thành. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao, anh chị phòng kế toán cần trang bị thêm cho mình những kiến thức tốt về tin học và công ty cần đầu tư thêm các phần mềm về kế toán để xử lý số liệu, tài liệu được nhanh hơn, ngoài ra cần cập nhật những đổi mới về luật kế toán và thông tư tại Công ty. Công ty cần có quy chế thể hiện trong hợp đồng giao việc về thời gian chuyển chứng từ cho phòng kế toán để đáp ứng nhu cầu trong công tác kế toán. Trong lưu chuyển chứng từ để hạch toán Doanh nghiệp đã thực hiện chưa chính xác nguyên tắc dồn tích theo nguyên tắc này thì các nghiệp vụ được ghi nhận vào dúng lúc phát sinh chứ không phải lúc thu hay chi tiền, theo em doanh nghiệp cần phải lưu chuyển chứng từ nhanh chóng để có thể xác định giá thành chính xác hơn. Do kỳ tính giá thành theo tháng mà công trình từ khi khởi công cho đến khi kết thúc tương đối dài, cho nên việc tính giá trị sản phẩm dở dang được tính vào cuối mỗi quý, làm cho giá thành thực tế trong kỳ tính giá thành mỗi tháng là chưa đúng. Vì vậy công ty nên tính giá thành sản phẩm dở dang cho mỗi tháng sao cho phù hợp hơn. Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty đã hạch toán bút toán kết chuyển chi phí vận chuyển hàng bán của cửa hàng kế toán đã định khoản Nợ TK 621: 269.087.132 Có TK 6418: 269.087.132 Việc định khoản như vậy là không hợp lý trong tập hợp chi phí và tính giá thành, theo em khoản chi phí phí này phải được tập hợp vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” kế toán định khoản lại: Bút toán kiến nghị: Nợ TK 911: 269.087.132 Có TK 6418: 269.087.132 Căn cứ vào hoá đơn không được khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 627: 15.068.048 Có TK 133 (1331): 15.068.048 Bút toán kiến nghị: Nợ TK 632: 15.068.048 Có TK 133 (1331): 15.068.048 Do khi ký hợp đồng với khách hàng không có phần tăng thêm của thuế nhưng sau này lại có phần chênh lệch các khoản thuế phải nộp, các khoản thuế chênh lệch này doanh nghiệp đã không thu được của khách hàng do đó kế toán đã hạch toán: Nợ TK 627: 4.780.995 Có TK 3331: 4.780.995 Theo em bút toán này phải đưa vào giá vốn hàng bán kế toán nên định khoản lại: Bút toán kiến nghị Nợ TK 632: 4.780.995 Có TK 3331: 4.780.995 Về sổ sách doanh nghiệp đã sử dụng sổ cái theo mẫu (xem phụ lục) việc sử dụng sổ cái theo mẫu của doanh nghiệp hiện không hợp lý với vấn đề quy định sổ cái của Bộ Tài Chính hiện nay. Doanh nghiệp cần phải thay đổi sổ sách sao cho phù hợp theo quy định của Bộ Tài Chính. Mẫu sổ cái hiện nay: Đơn vị: Mẫu số S02c1-DN Địa chỉ: (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20-3-2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Năm:……. Tên tài khoản:……. Số hiệu:……. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G - Số dư đầu năm - Số phát sinh trong tháng + Cộng số phát sinh tháng x x + Số dư cuối tháng x x + Cộng luỹ kế từ đầu quý x x - Sổ này có……. Trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …… - Ngày mở sổ…… Ngày….. tháng….. năm….. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, học tên) (ký, họ tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại cty TNHH Hưng Thiên- kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.doc
Luận văn liên quan