Đề tài Thực tiễn cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010, xu hướng cải cách thuế trong thời gian tới

PHẦN MỞ ĐẦU Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong 20 năm qua đã có nhiều bước cải cách quan trọng. Đến nay Việt Nam đã hình thành được một hệ thống chính sách thu ngân sách khá toàn diện, cơ bản phù hợp với cấu trúc hệ thống động viên ngân sách của một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, diễn biến kinh tế- xã hội giai đoạn tới dự báo sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi, theo đó hệ thống chính sách thuế cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp. 1. Sự cần thiết của đề tài Thuế là công cụ quan trọng để thực hiện các chức năng của nhà nước. Các lý thuyết kinh tế và thực tiễn quản lý đã khẳng định rằng, nếu chính sách thuế không phù hợp sẽ có tác động ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách nhà nước. Trường hợp, thuế thu cao - số thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn sẽ tăng nhanh, song cũng sẽ hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng, tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong dài hạn sẽ có xu huớng giảm sút, từ đó tác động ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác như giảm đầu tư, tăng thất nghiệp, mất cân đối cung cầu hàng hoá trong xã hội, tăng lạm phát . Do vậy, hệ thống chính sách thuế được ban hành trong các giai đoạn lịch sử khác nhau luôn đòi hỏi phải phù hợp và hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các cân đối kinh tế vĩ mô, các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nói cách khác, với mỗi sự biến động, sự thay đổi về kinh tế, về môi trường hay điều kiện phát triển kinh tế thì nhất thiết hệ thống chính sách thuế cũng phải được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. 2. Mục đích của tiểu luận Trên sơ sở thu thập, xử lý số liệu về thu NSNN; tổng hợp, phân tích thực tiễn cải cách chính sách thuế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1990 đến 2010; so sánh, đánh giá kết quả của việc thực hiện cải cách chính sách thuế; từ đó nhận định xu hướng và đề xuất các vấn đề cần phải tiếp tục cải cách chính sách thuế ở Việt Nam với mục đích là nhằm tạo ra một hệ thống thuế thống nhất, các sắc thuế hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện, hạn chế trùng lặp, tạo lập sự bình đẳng, không phân biệt đối xử về thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế với nhau, nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm của người nộp thuế, góp phần tích cực vào cải cách công tác quản lý của nhà nước, thức đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu tiểu luận Với thời gian và sự hiểu biết có hạn, chúng tôi giới hạn tập trung nghiên cứu thực tiễn và xu hướng cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2010 trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập được qua các tài liệu công bố công khai của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và dữ liệu online của IMF, OCED, Worldbank. 4. Nội dung tiểu luận Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, chúng tôi bố cục nội dung tiểu luận gồm bốn phần với các nội dung sau: Phần mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu Phần nội dung 1. Tổng quan về thuế và cải cách thuế 1.1 Thuế và cơ cấu hệ thống thuế 1.2 Xu hướng cải cách thuế 1.3 Sự cần thiết cải cách thuế 1.4 Khó khăn, thử thách trong cải cách thuế 1.5 Yêu cầu cải cách thuế 1.6 Mục tiêu cải cách thuế 1.7 Nội dung cải cách thuế 2. Thực tiễn cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2010 2.1 Cải cách thuế bước 1, giai đoạn 1990-1995 2.2 Cải cách thuế bước 2, giai đoạn 1996-2001 2.3 Cải cách thuế bước 3, giai đoạn 2002-2010 2.3.1 Đối với thuế thu nhập 2.3.2 Đối với thuế tiêu dùng 2.3.3 Đối với thủ tục hành chính thuế 3. Kết quả cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2010 3.1 Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu động viên NSNN 3.2 Nhận xét và đánh giá 4. Xu hướng cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới 5. Một số đề xuất cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới 5.1 Vấn đề cần xem xét sửa đổi 5.2 Định hướng chung đề xuất Phần kết luận Phần tài liệu tham khảo

doc1 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010, xu hướng cải cách thuế trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ********** TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THUẾ & QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN & XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Tiến sỹ NGUYỄN THANH DƯƠNG Nhóm học viên thực hiện: Nhóm đề tài số 6 1. Đặng Quỳnh Anh 2. Nguyễn Quang Bách 3. Trần Thanh Bình 4. Nguyễn Hữu Chí 5. Trần Hữu Cường 6. Nguyễn Văn Dũng 7. Nguyễn Hùng Dương 8. Vũ Chí Dương Lớp Cao học khóa 10 Chuyên ngành Kinh tế Tài chính Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom 1-De tai 6 (trang bia).doc
  • docNhom 1-De tai 6.doc
  • pptNhom 1-De tai 6.ppt