Đề tài Thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam

Đốivớioptionvàng: –Sốlượnggiaodịchtươngđốilớn(tốithiểu100 lượngvàng). –Phígiaocao: mứcphíđượctính theo giávàng thếgiới,phí"Quyềnchọnvàng"rấtcao1tháng là2,5%/doanhsốgần30%/.

pdf85 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI THỰC TIỄN NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM Thực hiện bởi: Nhóm 2&3 THÀNH VIÊN THỰC HIỆN Nhóm 2 1. Nguyễn Kiều Phú 2. Trần Thị Thu Thảo 3. Nguyễn Thị Kim Hoàng 4. Nguyễn Thị Thái Hân 5. Mai Thị Tuyết Nhung 6. Nguyễn Ngọc Mai 7. Hoàng Thị Hải Yến Nhóm 3 1. Nguyễn Thị Thu Hương 2. Lê Thị Ngọc Hân 3. Vũ Mạnh Tư 4. Bùi Thị Hạnh 5. Hà Thị Anh Đào 6. Phạm Kim Thông NỘI DUNG GỒM 2 PHẦN PHẦN1: ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BLACK- SCHOLES VÀ MÔ HÌNH BINOMIAL PHẦN2: THỰC TIỄN NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM PHẦN 1 ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BINOMIAL VÀ MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES Năm 1973 là một năm hết sức quan trọng trong lịch sử của option. Thị trường quyền chọn Chicago (Mỹ) được thành lập và trở thành thị trường quyền chọn chính thức đầu tiên trên thế giới. Đồng thời, trong năm đó, hai giáo sư của trường đại học Massachusetts Institute of Technology, Fisher Black và Myron Scholes công bố công trình nghiên cứu của mình trên tạp chí kinh tế chính trị (Journal of Political Ecomomy) về công thức tính giá option. Công thức này nhanh chóng trở nên nổi tiếng với cái tên "Mô hình tính giá quyền chọn Black Scholes, một trong những nghiên cứu có giá trị nhất trong việc tính giá các công cụ tài chính. Đồng thời, nó cũng phát triển ra một ngành mới về tính giá các công cụ tài chính. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ CỦA BLACK-SCHOLES 1.Động thái của giá chứng khoán tương thích với mô hình logarit chuẩn đã nêu ra ở đầu chương, với µvà σ không đổi. 2.Không có phí giao dịch hoặc thuế. Tất cả chứng khoán có thể phân chia được. 3.Không có cổ tức trên chứng khoán trong suốt vòng đời của option. 4.Không có cơ hội arbitrage không rủi ro. 5.Chứng khoán được giao dịch liên tục. 6.Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay với cùng lãi suất không rủi ro. 7.Lãi suất không rủi ro ngắn hạn r không đổi. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Thủ thuật chủ yếu trong việc định giá một quyền chọn là lập một gói đầu tư vào cổ phần và khoản vay sẽ tái tạo chính xác các thành quả từ một quyền chọn. Nếu chúng ta có thể định giá cổ phần và khoản vay, chúng ta có thể định giá quyền chọn. Việc định giá quyền chọn trong có vẻ rất phức tạp, nhưng vẫn có thể được giải quyết một cách hữu hiệu thông qua công thức Black-Scholes. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES A. Công thức Black-Scholes để định giá call và put option Châu Âu về chứng khoán không trả cổ tức là: c = SN(d1) – Xe-rT N(d2) p= Xe-rT N(-d2) - SN(-d1) trong đó, d1 = (ln(S/X) + (r +σ2/2)T)/σ√T d2 = (ln(S/X) + (r -σ2/2)T)/σ√T = d1-σ√T MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES • Hàm N(x) là hàm số xác suất tích lũy cho một biến số có phân phối chuẩn đã được chuẩn hóa. • S là giá chứng khoán • X là giá thực hiện • r là lãi suất không rủi ro • t là thời gian đáo hạn • σ là độ bất ổn của giá chứng khoán MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Một số trường hợp đặc biệt: • Khi S rất lớn, một call option hầu như chắc chắn được thực hiện, trường hợp này rất giống hợp đồng forward với giá chuyển giao X, nên giá call option sẽ là: c=S - Xe-rT bởi khi S mà lớn thì cả d1 và d2 cũng trở nên rất rộng, còn N(d1) và N (d2) đều gần bằng 1. Còn giá put option Châu Âu p tiến đến zero do cả N(-d1) và N (-d2) đều gần với Zero. • Khi giá chứng khoán S rất nhỏ, cả d1 và d2 sẽ trở nên rất rộng và là số âm, vì vậy, N(d1) và N(d2) đều rất gần với zero dẫn đến giá call option gần đến zero. Và lúc này N(-d1) và N(- d2) sẽ gần bằng 1 nên giá put option sẽ là: Xe-rt - S. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: Giá chứng khoán 6 tháng đến lúc đáo hạn của option là 42$, giá thực hiện option là 40$, lãi suất không rủi ro 10%/năm, và độ bất ổn là 20%/năm. Từ giả thiết trên ta có: S=42 X=40 r=0,1; σ= 0,2 T= 0,5. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Thay vào công thức ta có: d1 = (ln(42/40) + (0,1 +0,22/2)0,5)/0,2 √ 0,5 = 0,7693 d2 = (ln(42/40) + (0,1 -0,22/2)0,5)/0,2 √ 0,5= 0,6278 Và Xe-rt = 40e-0,1X0,5 = 38,049 • Giá call option Châu Âu c = 42N(0,7693) - 38,049N(0,6278). Tra bảng ta có: c = 4,76 • Giá put option Châu Âu p = 38,049N(-0,6278) - 42N(- 0,7693). Tra bảng ta có: p = 0,81. Vậy, giá chứng khoán tăng khoảng 2,76$ đối với người mua call option ở điểm hòa vốn. Tương tự, giá chứng khoán giảm khoảng 2,81$ đối với người mua put option ở điểm hòa vốn. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES B.Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option Châu Âu về chứng khoán có trả cổ tức là: Do một phần của giá trị cổ phần gồm hiện giá của cổ tức, người nắm giữ quyền chọn không được hưởng cổ tức này, vì vậy, khi sử dụng mô hình Black-Scholes để định giá một quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu đối với cổ phần đang chi trả cổ tức, chúng ta phải khấu trừ giá của cổ phần với hiện giá của cổ tức đã được chi trả trước khi quyền chọn đáo hạn. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: Xem xét một call option Châu Âu về chứng khoán với số ngày không trả cổ tức trong 2 tháng và 5 tháng. Cổ tức mong đợi của mỗi ngày không trả cổ tức là 0,50$. Giá cổ phiếu hiện hành là 40$, giá thực hiện là 40$, độ bất ổn là 20%/năm, lãi suất không rủi ro 9%/năm, thời gian đáo hạn là 6 tháng. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Giải: • Ta có, hiện giá của cổ tức là: 0,5e-0,09x2/12 + 0,5e-0,09x5/12 = 0,9741. • Từ đó, ta tính giá option theo công thức Black-Scholes với S = 40-0,9741=39,0259; X=40; r=0,09; s= 0,3 và T=0,5. • Thay vào công thức, ta có: d1 = (ln(39,0259/40) + (0,09 +0,32/2)0,5)/0,3v0,5 = 0,2017 d2 = (ln(39,0259/40) + (0,09 -0,32/2)0,5)/0,3v0,5= -0,0104 N(d1) = 0,5800; N(d2)=0,4959 • Giá call option Châu Âu c = 39,0259x0,5800-40e- 0,09x5x0,4959=3,67. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES C. Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option kiểu Mỹ về chứng khoán không có trả cổ tức là: • Đối với chứng khoán không trả cổ tức, call option kiểu Mỹ sẽ không bao giờ được thực hiện sớm, nên giá call option kiểu Mỹ (C) cũng bằng với giá call option Châu Âu (c), do đó, ta cũng áp dụng công thức = SN(d1) - Xe-rt N(d2) để tính. • Đối với chứng khoán không trả cổ tức, chúng ta không thể sử dụng công thức Black-Scholes để định giá put option kiểu Mỹ (P) vì công thức này không cho phép thực hiên sớm. Vì vậy để định giá, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhị phân theo từng bước miễn là bạn kiểm tra tại mỗi điểm xem quyền chọn có giá trị cao hơn hay không khi thực hiện so với chưa thực hiện quyền chọn và dùng giá trị nào cao hơn trong số 2 giá trị. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES D. Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option kiểu Mỹ về chứng khoán có trả cổ tức là: • Đối với chứng khoán có trả cổ tức, trên thực tế, call option thường được thực hiện sớm ngay trước ngày không trả cổ tức. Để áp dụng công thức Black-Scholes để định giá call option kiểu Mỹ, chúng ta phải sử dụng phép tính gần đúng của Black liên quan đến việc tính toán giá của 2 option Châu Âu sau: Một option có thời gian đáo hạn giống như option kiểu Mỹ Một option đáo hạn ngay trước ngày cuối cùng không trả cổ tức nằm trong vòng đời của option. • Với các mức giá thực hiện, giá chứng khoán ban đầu, lãi suất không rủi ro, và độ bất ổn như nhau khi xem xét option, thì giá call option kiểu Mỹ được xác định bằng với số cao hơn trong 2 giá option Châu Âu nêu trên. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: • Quay lại ví dụ trước nhưng giả định rằng option kiểu Mỹ chứ không phải kiểu Châu Âu. Ta có, hiện giá của cổ tức đầu tiên là = 0,5e-0,1667x0.09=0,4926. • Giá trị của option được giả định đáo hạn ngay trước ngày cuối cùng không trả cổ tức (tính theo công thức Black-Scholes, với S=39,5074; r=0,09; X=40; s=0,3; T=0,4167) là 3,52$. Phép tính gần đúng của Black liên quan đến việc lấy số lớn hơn của giá trị này và giá trị của option khi nó chỉ được thực hiện vào cuối kỳ hạn 6 tháng. Từ ví dụ trước, chúng ta biết số sau là 3,67$. Vậy, theo phép tính gần đúng của Black, giá trị của call option kiểu Mỹ là 3,67$. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN BLACK-SCHOLES Mô hình Black-Scholes giả định sự tái lập thế cân bằng liên tục trong danh mục đầu tư, không có chi phí giao dịch, lãi suất ổn định, tỷ giá thay đổi liên tục và có phân phối logarit theo sau phân phối chuẩn. Mỗi giả định này không chính xác trong thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn như những sụp đổ trong cơ chế tỷ giá hối đoái làm cho thế cân bằng trong tỷ giá sẽ không được lặp lại. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu vào ngày thứ 4 đen tối 16/9/1992 đã làm cho đồng Krona Thụy Điển tăng từ 24% lên 600% làm cho giả định về tính ổn định của lãi suất không còn tồn tại. Thêm vào đó, việc phá giá hoặc nâng giá tiền tệ có thể dẫn đến một biến động bất chợt trong tỷ giá và do đó mâu thuẫn với giả thiết về những chuyển động dần dần trong tỷ giá. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BINOMIAL Các ký hiệu: xem xét một chứng khoán S: là giá hiện hành f : là giá hiện hành của option về chứng khoán T: thời gian hết hạn hiệu lực của option Trong vòng đời của option, giá chứng khoán có thể tăng lên đến Su hoặc hạ xuống Sd Nếu giá chứng khoán tăng lên Su, khoản thu hồi từ option được gọi là fu Nếu giá chứng khoán tăng lên Sd, khoản thu hồi từ option được gọi là fd p là xác suất chứng khoán tăng giá MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC Sf Su fu Sd fd f= e-rT[pfu + (1-p)fd] (2) p = (1) erT - d u - d MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC VÍ DỤ: xem xét một chứng khoán Giá hiện hành S= 20$. Sau 3 tháng giá chứng khoán hoặc tăng lên Su = 22$ hoặc giảm xuống Sd= 18$. Chúng ta dò call option châu âu để mua chứng khoán với giá 21$ trong 3 tháng. Option này sẽ có một trong 2 giá trị vào cuối hạn 3 tháng: nếu giá chứng khoán đạt 22$, giá giá của option sẽ là fu= 1$, nếu giá chứng khoán đạt 18$, giạ giá của option sẽ là fd= 0$, lãi suất phi rũi ro là r = 12%/năm MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC S=20$ f=? Su=22$ fu=1$ Sd=18$ fd= 0u = 1.1, d = 0.9, T = 0.25, r = 0.12 p = = 0.6523 e0.12*0.25 – 0.9 1.1 – 0.9 f= e-0.12*0.25[0.6523*1 + (1-0.6523)*0]=0.633 MÔ HÌNH BINOMIAL MỘT BƯỚC VÍ DỤ: xem xét một chứng khoán Giá bắt đầu là 20$. Trong mỗi bước cùa quá trình (2 bước) giá có thể tăng lên hay giảm xuống 10%, giả sử mỗi bước dài 3 tháng, lãi suất phi rũi ro là12%/năm. Xem xét một option có gía thực hiện là 21$ MÔ HÌNH BINOMIAL HAI BƯỚC S=20$ f=1.2823 Su=22$ fu=2.0257$ Sd=18$ fd= 0 Suu=24.2$ fuu=3.2$ Sud= 19.8$ fud= 0 Sd=16.2$ fd= 0 B A C D E F MÔ HÌNH BINOMIAL HAI BƯỚC Các ký hiệu: u = 1.1, d = 0.9, r = 0.12, T=0.25 p = 0.6523 ở nút C, E, F giá option là 0. Giá option ở nút B là e-0.12*0.25 [0.6523*3.2 + 0.3477*0]= 2.0257 Bây giờ tính giá của option bằng cách tập trung vào bước thứ nhất, vậy giá option tại nút A là: e-0.12*0.25 [0.6523*2.0257 + 0.3477*0]= 1.2823 Vậy giá trị của option là 1.2823$ MÔ HÌNH BINOMIAL HAI BƯỚC Tổng quát: Giá chứng khoán ban đẩu là S, trong mỗi bước, giá chứng khoán sẽ tăng u lần hoặc giảm d lần so với giá trị ban đầu của nó. Giả sử lãi suất phi rủi ro là r và độ dài thời gian mỗi bước là T, áp dụng phương trình 2 ta sẽ có: MÔ HÌNH BINOMIAL HAI BƯỚC fu= e -rT[pfuu + (1-p)fud] (3) fd= e -rT[pfud + (1-p)fdd] (4) f = e-rT[pfu + (1-p)fd] (5) f = e-rT[p2fuu + 2p(1-p)fud (1-p) 2fdd] (6) MÔ HÌNH BINOMIAL HAI BƯỚC Thay pt 3, 4 vào pt 5, ta co pt 6 như sau: MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN Trong thực tế, vòng đời của option được chia khoản 30 bước hoặc nhiều hơn nữa. Trong mỗi bước đều có sự biến động giá chứng khoán theo lối nhị phân. Giá trị của u và d được xác địng từ độ bất ổn  của chứng khoán. Giả sử t là độ dài thời gian của mỗi bước, các giá trị p, u và d được tính bởi công thức sau: p = (9) ert – d u – d u = e  t (7) d = e- t (8) MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN VÍ DỤ: xem xét một put option kiểu mỹ trên chứng khoán không trả cổ tức với giá chứng khoán 50$, giá thực hiện là 50$, lãi không rủi ro 10%/năm, độ bất ổn của chứng khoán là 40%/năm. S=50$, X=50$, r=0.10, T=5/12, =0.4 Giả sử chia vòng đời của option thành 5 khoảng, mỗi khoảng dài t=1/12. MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN Sử dụng các pt 7,8,9 tính được các tham số sau: u = e  t = e 0.4 1/12 = 1.1224 d = e- t =e -0.4 1/12 = 0.8909 p = = 0.5076 ert – d u- d MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN 1-p= 0.4924 50 4.48 56.12 2.15 44.55 6.95 62.99 0.63 50 3.76 39.69 10.35 70.70 0 56.12 1.30 44.55 6.37 35.36 14.64 79.35 0 62.99 0 50 2.66 39.69 10.31 31.50 18.50 89.07 0 70.70 0 56.12 0 44.55 5.54 35.36 14.64 28.07 21.93 A G E MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN Giá chứng khoán tại nút thứ j (j=0,1,2...i) được tính là Sujdi- j. Ví dụ, giá chứng khoán tại nút A (i=4, j=1) là 50*1.1224*0.89093=36.96. Giá option tại các nút cuối cùng là max(X-ST, 0). Ví dụ tại nút G là max (50-35.36,0)= 14,64 Giá option tại nút (i,j) được tính như công thức sau: fij = e -rt [pfi+1,j+1 + (1-p)fi+1,j] (10) MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN Sử dụng mô hình binomial xác định giá chứng khoán và giá option tại các nút để xem xét có nên thực hiện sớm hay không. Tại nút E, giá option được tính là: fE= (0.5076*0+0.4924*5.45)e-0.1*1/12=2.66$ Tại nút E, giá chứng khoán là 50$, vậy giá option là 0, nhưng giá trị thực tế của option tại nút E là 2.66$, vì vậy không nên thực hiện option tại nút này. MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN Tại nút A, giá option được tính là: fA = (0.5076*5.45+0.4924*14.64)e-0.1*1/12=9.90$ Tại nút A, giá chứng khoán là 39.69$, vậy giá option là 50- 39.69=10.31S, nhưng giá trị thực tế của option tại nút A là 9.90$, vì vậy giá chứng khoán đạt đến nút này thì nên thực hiện option. MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN 300 25.5 336.72 45.5 267.27 8.05 377.93 77.90 300 17.1 238.11 0 424.19 124.19 36.7 267.27 0 212.13 0 476.12 176.12 377.93 77.93 300 0 238.11 0 188.99 0 336.72 MÔ HÌNH BINOMIAL TRONG THỰC TIỄN PHẦN 2 THỰC TIỄN NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM NỘI DUNG I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM: 1/Một số văn bản qui định: 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN. II/ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG OPTION TẠI VIỆT NAM: 1/ Sơ lược về sự phát triển thị trường option trên thế giới: 2/Một số TCTD được NHNN cho phép hoạt động option tại Việt Nam : 2.1 Option ngoại tệ - Ngoại tệ: NỘI DUNG 2.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng. 2.3 Option vàng. 2.4 Option nông sản: 3/ Lợi ích của nghiệp vụ option: III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NGHIỆP VỤ OPTION PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM: 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam: 2/ Một số kiến nghị: I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM: 1/Một số văn bản qui định: - Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005. - Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 bỏ các điểm kỳ hạn, cho phép NHTM tự xác định tỷ giá kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND. - Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của NHNN Về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004 /QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 * Các loại hình giao dịch hối đoái. 1. Giao dịch giao ngay. 2. Giao dịch kỳ hạn. 3. Giao dịch hoán đổi. 4. Giao dịch quyền lựa chọn. 5. Các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004 /QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 * Đối tượng giao dịch hối đoái gồm:  TCTD được phép.  Tổ chức kinh tế.  Các tổ chức và cá nhân  NHNN Việt Nam. * Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 đến 365 ngày. 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004 /QĐ-NHNN ngày 10/11/2004  Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD được phép và khách hàng tự thoả thuận.  Các bên xác định và ghi rõ ngày đến hạn thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch. *Phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch. ● Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép. 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004 /QĐ-NHNN ngày 10/11/2004  Hình thức xác nhận giao dịch do TCTD được phép quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.  Nội dung hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. 2/ Một số nội dung của Quyết định 1452/2004 /QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 * Phí giao dịch.  Các TCTD được phép và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí đối với giao dịch quyền lựa chọn. II/ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG OPTION TẠI VIỆT NAM:  1 Sơ lược về sự phát triển thị trường option trên thế giới: – Option có từ lâu trên thị trường thế giới, nhưng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đến năm 1973 giao dịch Option chính thức được thực hiện tại thị trường Chicago Board Option Exchange (CBOE). – Thị trường CBOE mang lại một điều mới cho thị trường Option: đó là tiêu chuẩn hoá giá cả Option và ngày đáo hạn 1/ Sơ lược về sự phát triển thị trường option trên thế giới:  Option được chuyển nhượng đã phát triển một cách nhanh chóng, sau thị trường CBOE là thị trường American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, The Midwest Stock Exchange và The Pacific Stock Exchange, tiếp theo là các thị trường châu Âu như European Option Exchange ở Amsterdam, London Stock Exchange, và London International Financial Futures Exchange (LIFFE năm 1982), ở Thụy Điển có thị trường Optionsmaklarna(OM), ở Pháp có thị trường Monep, ở Đức có thị trường Terminborse (Eurex). 2/Một số TCTD được NHNN cho phép hoạt động option tại Việt Nam :  Tại Việt Nam nghiệp vụ option ra đời từ năm 2003, NHNN cho phép thí điểm triển khai tại Eximbank từ ngày 12/02/2003 chỉ dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi không được dùng VNĐ. Thời gian thí điểm là 6 tháng kể từ ngày 12/2/2003.  Sau đó qua Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004, NHNN tiếp tục cho phép triển khai nghiệp vụ option ngoại tệ . 2/Một số TCTD được NHNN cho phép hoạt động option tại Việt Nam :  Đầu năm 2005, Hai ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và Kỹ Thương lần đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện thí điểm option mua bán giữa các ngoại tệ với VND.  Đến nay đã có thêm NHTMCP Quốc tế, NHTM cổ phần Á Châu, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội, HSBC chi nhánh TP.HCM, VCB,BIDV… được thực hiện nghiệp vụ Option . 3/ Các sản phẩm của thị trường Option tại Việt nam 3.1 Option ngoại tệ - Ngoại tệ: - Sản phẩm này triển khai tại một số ngân hàng như: Eximbank, BIDV, Citibank, HSBC chi nhánh TP.HCM … - Đồng tiền giao dịch: USD, GBP, CHF, JPY, AUD, CAD, EUR. * Lợi ích của khách hàng: Giúp khách hàng bảo hiểm dòng vốn của mình trước sự biến động tỷ giá. 3.1 Option ngoại tệ - Ngoại tệ  Khách hàng có được một quyền lựa chọn về tỷ giá trong một thị trường ngoại hối có nhiều biến động.  Có cơ hội đầu tư trên sự biến động tỷ giá với chi phí hữu hạn (fixed premium), lợi nhuận không giới hạn (unlimited profit). * Ví dụ tại Eximbank: - Kiểu quyền chọn: Có 2 kiểu :  Quyền lựa chọn kiểu Mỹ: Quyền lựa chọn có thể được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 3.1 Option ngoại tệ - Ngoại tệ:  Quyền lựa chọn kiểu Châu Âu: Quyền lựa chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng. – Đối tượng tham gia: – Bên mua quyền: Tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam – Bên bán quyền: Eximbank. 3.1 Option ngoại tệ - Ngoại tệ:  Phí giao dịch: – Là khoản tiền người mua quyền lựa chọn phải trả cho ngân hàng (người bán quyền lựa chọn) để có được quyền lựa chọn. – Tỷ giá thực hiện :  Là tỷ giá được hai bên mua bán thoả thuận và ấn định trong hợp đồng quyền lựa chọn. – Số lượng:  Số lượng tối thiểu tương đương 100,000USD cho mỗi hợp đồng giao dịch. 3.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng.  Đầu năm 2005, NHNN đã bắt đầu cho phép thực hiện thí điểm option tiền đồng ở ba ngân hàng là BIDV; ACB và Techcombank. Tháng 9/2005, NHNN cho phép thêm hai ngân hàng được triển khai dịch vụ này là Vietcombank và VIB Bank. Hiện nay, sản phẩm này được NHNN cho phép thực hiện tại một số ngân hàng như: Eximbank, BIDV, ACB, VCB, VIP, MB, Techcombank ...  Đồng tiền giao dịch: USD, GBP, CHF, JPY, AUD, CAD, EUR với VNĐ. 3.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng. * Lợi ích của khách hàng:  Giúp khách hàng bảo hiểm dòng vốn của mình trước sự biến động tỷ giá.  Khách hàng có được một quyền lựa chọn về tỷ giá trong một thị trường ngoại hối có nhiều biến động  Có cơ hội đầu tư trên sự biến động tỷ giá với chi phí hữu hạn (fixed premium), lợi nhuận không giới hạn (unlimited profit). 3.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng. * Ví dụ tại Eximbank: - Kiểu quyền chọn: Có 2 kiểu :  Quyền lựa chọn kiểu Mỹ: Quyền lựa chọn có thể được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.  Quyền lựa chọn kiểu Châu Âu: Quyền lựa chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng. - Đối tượng tham gia:  Bên mua quyền: Tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam  Bên bán quyền: Eximbank. 3.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng. - Phí giao dịch:  Là khoản tiền người mua quyền lựa chọn phải trả cho ngân hàng (người bán quyền lựa chọn) để có được quyền lựa chọn. - Tỷ giá thực hiện :  Là tỷ giá được hai bên mua bán thoả thuận và ấn định trong hợp đồng quyền lựa chọn. - Số lượng:  Đối với nghiệp vụ quyền chọn USD/VND thì tối thiểu là 10,000USD (mười nghìn USD) . Đối với nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ khác với VND số lượng tối thiểu tương đương 100,000USD. 3.2 Option ngoại tệ - Việt Nam Đồng. * Số liệu thực tế tại BIDV trong năm 2007:  Hiện nay BIDV mới thực hiện Option tiền đồng.  Năm 2007 tình hình thực hiện các hợp đồng Option như sau: OPTION SỐ LƯỢNG HĐ GIÁ TRỊ HĐ (USD) PHÍ (VNĐ) BÁN CALL 108 43,500,309.41 32,369,932.00 BÁN PUT 26 3,758,899.05 2,478,777.00 3.3 Option vàng  Sản phẩm này hiện có tại tại các Ngân hàng như :ACB, Eximbank, Sacombank …: – Quyền chọn vàng (Gold Options) là một hợp đồng giữa hai bên, người mua Option có quyền , chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng vàng cụ thể với một mức giá thực hiện đã được ấn định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho người bán Option ngay từ lúc ký hợp đồng. 3.3 Option vàng – Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu bảo hiểm giá vàng của khách hàng khi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán và đầu tư.  Lợi ích của sản phẩm: – Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm Options (ngoại hối, vàng, hàng hóa…) là một công cụ đã xuất hiện từ lâu nhằm bảo hiểm rủi ro thị trường nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này tương đối mới. 3.3 Option vàng  Tại Việt Nam vàng vẫn đang được coi là đơn vị tính toán để mua bán bất động sản. Sử dụng sản phẩm QCV người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng tăng. 3.3 Option vàng  Ví dụ nghiệp vụ option vàng tại ACB – ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG  Các cá nhân và tổ chức có nhu cầu bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. – MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG  Mua Quyền chọn mua:  Khách hàng có nhu cầu thanh toán vàng có thể có nhu cầu mua Quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro giá vàng tăng lên vào thời điểm thanh toán vàng trong tương lai. 3.3 Option vàng  Mua Quyền chọn bán: – Khách hàng có nguồn thu bằng vàng có thể có nhu cầu mua Quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro giá vàng giảm xuống vào thời điểm nhận thanh toán vàng trong tương lai.  ĐIỀU KIỆN KÝ KẾT: – Khách hàng là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 3.3 Option vàng  Khách hàng thanh toán phí cho ACB ngay từ lúc ký hợp đồng quyền chọn vàng. – Số lượng 01 hợp đồng: – Tối thiểu là 100 (một trăm) lượng vàng, tối đa 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 10.000 lượng vàng. 3.3 Option vàng  Ví dụ nghiệp vụ option vàng tại Eximbank: – Số lượng:Tối thiểu 100 lượng vàng. – Thời hạn giao dịch: Từ 03 ngày đến tối đa 365 ngày. – Loại tiền giao dịch:Vàng, Đồng Việt Nam.  Các kiểu quyền chọn: – Quyền chọn kiểu Mỹ – Quyền chọn kiểu châu âu 3.4 Ngoài ra, tại Việt nam còn có Option nông sản  Tháng 12/2004, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương và Tổng công ty Cà phê VN ký thoả thuận thực hiện nghiệp vụ Option, quyền lựa chọn trong giao dịch bán cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới. Các DN xuất khẩu cà phê VN ký hợp đồng bảo hiểm giá xuất khẩu cà phê theo nguyên lý tương tự ở trên.  Nếu giá cà phê xuất khẩu tăng, DN có quyền huỷ hợp đồng quyền lựa chọn, nếu giá cà phê xuống thấp, DN vẫn bán được giá cà phê theo mức thoả thuận thời điểm ký hợp đồng quyền lựa chọn. 4 Lợi ích của nghiệp vụ option  Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp (DN) thường quan tâm và lo lắng về sự biến động của tỷ giá hối đoái.  Với việc cho phép các NHTM thực hiện dịch vụ option, NHNN đã mở đường cho một loại hình dịch vụ quan trọng, được sử dụng phổ biến trên thế giới. 4 Lợi ích của nghiệp vụ option  Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option) là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính cho các Doanh nghiệp XNK một cách có hiệu quả.  Có được thêm một công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá trong chiến lược phòng chống rủi ro trong kinh doanh của mình. 4 Lợi ích của nghiệp vụ option  Doanh nghiệp có được một quyền lựa chọn về tỷ giá trong một thị trường ngoại hối có nhiều biến động.  Có cơ hội đầu tư trên sự biến động của tỷ giá với chi phí hữu hạn và lợi nhuận đạt được có thể là không giới hạn. III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NGHIỆP VỤ OPTION PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM 1. Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam:  Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có giám đốc tài chính như thông lệ thế giới. Tức là chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Thứ hai, mức phí giao dịch Option các ngân hàng thương mại Việt Nam đưa ra cho các doanh nghiệp còn cao.  Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị của các ngân hàng thương mại chưa tốt, chưa hiệu quả. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Thứ tư, nghiệp vụ option đòi hỏi các NHTM phải có khả năng phân tích và dự đoán tốt diễn biến thị trường, có chiến lược kinh doanh và phòng ngừa rủi ro cho chính mình. – Bên cạnh đó, phí option, chi phí duy nhất cho các doanh nghiệp muốn bảo hiểm, cũng phải được tính toán hợp lý sao cho doanh nghiệp thực sự có lợi khi sử dụng dịch vụ. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Thứ năm về mặt pháp lý: các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính ( tổng cục thuế) chưa có những văn bản làm rõ, xác nhận nhận nghiệp vụ option như một nghiệp vụ kinh doanh tài chính của DN. Việc này có thể gây khó khăn khi DN hạch toán chi phí, nhất là trong trường hợp không thực hiện quyền lựa chọn. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Thứ sáu, những hạn chế khác như: – Đối với option ngoại tệ: option ngoại tệ thực ra không có nhiều ý nghĩa lắm đối với các doanh nghiệp Việt Nam do các ngoại tệ mạnh trên thế giới đều là ngoại tệ tự do chuyển đổi, vì vậy mà mức độ biến động giá nhỏ hơn nhiều so với mức độ biến động giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Đối với option VNĐ:Option tiền đồng có đặc thù là không có vế đối ứng (ngân hàng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ ba), vì vậy mà rủi ro đối với bên bán sản phẩm là tương đối lớn và ngân hàng phải tự tính toán cân đối thu nhập - chi phí và phải tự bảo hiểm bằng trạng thái ngoại tệ phù hợp. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Đối với option vàng: – Số lượng giao dịch tương đối lớn ( tối thiểu 100 lượng vàng). – Phí giao cao: mức phí được tính theo giá vàng thế giới, phí "Quyền chọn vàng" rất cao 1 tháng là 2,5%/doanh số gần 30%/. 1/ Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Option Nông sản: – Việc thực hiện Option nông sản, NNNH chỉ cho phép triển khai tại Techcom bank nên hạn chế sự lực chọn cho các doanh nghiệp, khách hàng. – Thật sự là chưa phát triển, và chưa thu hút được các doanh nghiệp. 1. Nguyên nhân nghiệp vụ option chưa phát triển mạnh mẻ tại Việt Nam  Về cà phê, trong tháng 12/2004, mới chỉ có duy nhất Công ty đầu tư Xuất nhập khẩu Đắc Lắc trở thành thành viên đầu tiên của Hiệp hội giao dịch cà phê kỳ hạn tại thị trường London, khách hàng đầu tiên chấp nhận dịch vụ bảo hiểm rủi ro giá xuất khẩu cà phê với Techcombank, còn đông đảo doanh nghiệp còn thờ ơ với nghiệp vụ này. 2/ Một số kiến nghị  Về chính sách vĩ mô: – Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính ( tổng cục thuế) cần có những qui định, văn bản hướng dẫn cụ thể tạo hành lang pháp lý rõ ràng giúp DN hạch toán chi phí trong nghiệp vụ option – Các ngân hàng cần mở rộng nghiệp vụ quyền lựa chọn Option để tạo cho DN có nhiều lựa chọn. 2/ Một số kiến nghị  NHNN cần sự hỗ trợ các NHTM  Ủy Ban Chứng khoán Nhá nước: Cần sớm áp dụng quyền chọn chứng khoán (option) vào giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường. Mặt khác, nghiệp vụ này còn tạo ra công cụ để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro của sự biến động về giá. 2/ Một số kiến nghị  Về phía các NHTM: Các NHTM có chương trình giới thiệu về nghiệp vụ này với các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp biết được lợi ích có thể mang lại cho họ từ hoạt động này.  Về phía các DN: Phải có bộ phận chuyên trách nghiên cứu và đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỉ giá, lãi suất như: Giám đốc tài chính, phải chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về tác dụng hữu ích của option. XIN CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfoption_quyen_chon_nhom2_3__4752.pdf
Luận văn liên quan