Đề tài Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp

 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp  Phạm vi áp dụng:  Làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu  Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau  Làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp có ý định áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000  Phương pháp nghiên cứu:  Sưu tầm (tư liệu, số liệu từ internet và báo chí)  Phân tích, tổng hợp 4. Cơ sở lý luận: 4.1. Giới thiệu tiêu chuẩn SA 8000: 4.1.1. Lịch sử hình thành SA 8000: Toàn cầu hoá về thương mại quốc tế, tự do mậu dịch, nhiều tập đoàn mở rộng sản xuất sang các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba vì giá lao động rẻ) qua các hình thức đầu tư nước ngoài, hợp tác thương mại, chuyển giao phát minh hoặc hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà cung ứng. Trên cơ sở đó, khái niệm “trách nhiệm tập thể” được hình thành, các doanh nghiệp nhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động trên hoạt động của họ và như vậy phát sinh một hoạt động cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Kinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, áp dụng ở Châu Phi trong chế độ Apartheid. Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng rộng rãi trong các công ty Mỹ ở Bắc Ireland hay “Luật Cư Xử Đạo Đức” (Ethical Codes Of Conduct) được các doanh nghiệp tình nguyện áp dụng khi mà tình trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan . (những năm 1980), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, . (những năm 1985) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Viet Nam. Những nguyên tắc hay luật này đều liên quan đến trách nhiệm về môi trường làm việc, khái niệm cộng đồng, quyền con người bắt nguồn từ các Công Ước Quốc Tế Về Lao Động. Năm 1997 tiêu chuẩn SA 8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic Priorities Accreditation Agency) tổ chức. Hội nghị này có đại diện của các tổ chức liên quan như: các hiệp hội, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan lập pháp, các thương nhân, các công ty sản xuất, các tổ chức tư vấn, đánh giá và chứng nhận. SA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động. Phiên bản SA 8000 ra đời năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả các tổ chức. Tiêu chuẩn SA 8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc soát xét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Hiện nay phiên bản mới nhất của SA 8000 là phiên bản 2008 (SA8000:2008) 4.1.2. Nội dung của SA 8000: SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà các công ty phải tuân theo với điều kiện phù hợp với pháp luật địa phương và với các điều khoản của SA 8000, dựa trên 12 hiệp ước của ILO (International Labor Organization), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con người, và hiệp ước về Quyền trẻ em của UN (United Nation). Các nội dung này bao gồm: ND1. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào ND2. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào ND3. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh ND4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. ND5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị ND6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. ND7. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. ND8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. ND9. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4326 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phaàn Ñaàu 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp Phạm vi áp dụng: Làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau Làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp có ý định áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm (tư liệu, số liệu từ internet và báo chí) Phân tích, tổng hợp 4. Cơ sở lý luận: 4.1. Giới thiệu tiêu chuẩn SA 8000: 4.1.1. Lịch sử hình thành SA 8000: Toàn cầu hoá về thương mại quốc tế, tự do mậu dịch, nhiều tập đoàn mở rộng sản xuất sang các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba vì giá lao động rẻ) qua các hình thức đầu tư nước ngoài, hợp tác thương mại, chuyển giao phát minh hoặc hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà cung ứng. Trên cơ sở đó, khái niệm “trách nhiệm tập thể” được hình thành, các doanh nghiệp nhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động trên hoạt động của họ và như vậy phát sinh một hoạt động cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Kinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, áp dụng ở Châu Phi trong chế độ Apartheid. Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng rộng rãi trong các công ty Mỹ ở Bắc Ireland hay “Luật Cư Xử Đạo Đức” (Ethical Codes Of Conduct) được các doanh nghiệp tình nguyện áp dụng khi mà tình trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan ... (những năm 1980), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, ... (những năm 1985) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Viet Nam. Những nguyên tắc hay luật này đều liên quan đến trách nhiệm về môi trường làm việc, khái niệm cộng đồng, quyền con người bắt nguồn từ các Công Ước Quốc Tế Về Lao Động. Năm 1997 tiêu chuẩn SA 8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic Priorities Accreditation Agency) tổ chức. Hội nghị này có đại diện của các tổ chức liên quan như: các hiệp hội, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan lập pháp, các thương nhân, các công ty sản xuất, các tổ chức tư vấn, đánh giá và chứng nhận. SA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động. Phiên bản SA 8000 ra đời năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả các tổ chức. Tiêu chuẩn SA 8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc soát xét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Hiện nay phiên bản mới nhất của SA 8000 là phiên bản 2008 (SA8000:2008) 4.1.2. Nội dung của SA 8000: SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà các công ty phải tuân theo với điều kiện phù hợp với pháp luật địa phương và với các điều khoản của SA 8000, dựa trên 12 hiệp ước của ILO (International Labor Organization), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con người, và hiệp ước về Quyền trẻ em của UN (United Nation). Các nội dung này bao gồm:   ND1. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào ND2. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào ND3. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh ND4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. ND5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị ND6. Kỷ luật:  Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. ND7. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. ND8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. ND9. Hệ thống quản lý:  Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình. 4.1.3. Quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000. Về cơ bản, quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000 không có gì khác biệt so với chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000. Các doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận phù hợp SA 8000 phải thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn 3 bước của SAI như sau: Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung quy định của SA 8000 và đề nghị được chứng nhận, bao gồm: - Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quy trình chứng nhận SA 8000; - Đào tạo nội bộ về SA 8000; - Liên hệ với tổ chức chứng nhận SA 8000 đã được SAI công nhận để có mẫu đơn đề nghị chứng nhận; - Nộp đơn đề nghị chứng nhận. Bước 2: - Thực hiện chương trình phù hợp SA 8000, bao gồm: - Thực hiện đánh giá nội bộ và các hành động hiệu chỉnh nội bộ cần thiết; - Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến đánh giá tiền chứng nhận; - Thực hiện các hành động hiệu chỉnh do các chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận khuyến cáo sau khi đã đánh giá tiền chứng nhận; - Nếu cần thiết, có thể đề nghị kéo dài thời gian đề nghị chứng nhận đến 2 năm. Bước 3: - Đo lường hiệu quả, bao gồm: - Đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận; - Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đánh giá chứng nhận; - Thực hiện các hành động hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và thông báo lại cho tổ chức chứng nhận để thực hiện việckiểm tra lại; - Được cấp chứng chỉ phù hợp SA 8000; - Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến các đánh giá giám sát trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ SA 8000. 5. Cơ sở thực tiễn: SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.  SA 8000 giúp các doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra môi trường đó. 5.1. Lợi ích của SA 8000 : Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể. Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động. Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường . Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng: Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng Giảm thiểu chi phí giám sát Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp: Cải thiện điều kiện làm việc, giúp tăng thêm lòng nhiệt tình và tận tụy của cán bộ, công chức, người lao động trong doanh nghiệp, tăng năng xuất và giảm chi phí quản lý liên quan tới các vấn đề xã hội. Vị trí, hình ảnh mẫu mực trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Cải thiện được mối quan hệ với các tổ chức công đoàn và các cổ đông quan trọng, nâng cao mối quan hệ với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. Doanh nghiệp dễ dàng thu hút được những lao động có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là "chìa khoá cho sự thành công" trong thời đại mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ hỏng hóc hàng hoá, dịch vụ. Tránh được phiền hà từ các cơ quan chức năng liên quan đến thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực sử dụng lao động. Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý. Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham dự đấu thầu quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, SA 8000 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của những khách hàng tại Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. 5.2. Tác động của SA 8.000 đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhu cầu duy trì và mở rộng thị trường SA 8000 là công cụ hữu hiệu làm thuận lợi hoá thương mại toàn cầu, nó bao gồm việc làm gia tăng thị phần và cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Phù hợp với các quy định chung của Công ước Quốc tế, các thông lệ của Tổ chức thương mạithế giới WTO. Đáp ứng các yêu cầu của người mua.Đối với khách hàng và cổ đông đó là sượ cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp sản phẩm không có sự bóc lột như trong tiêu chuẩn đã đề cập đến. Tạo ra sự cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ thu hút khách mới bằng việc cạnh tranh với đối thủ của họ rằng doanh nghiệp đối xử công bằng với người công nhân và đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8.000, đặc biệt là các khách hàng từ Châu âu và Mỹ. Phaàn Noäi Dung 1.Thực trạng: Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA8000 do nhóm nghiên cứu SA8000 của Viện Kinh Tế TP.HCM tiến hành trong năm 2000, việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về Lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phần khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực và cam kết của cấp quản lý. Nếu cấp quản lý không ủng hộ thì SA8000 rất khó thực hiện. Sức ép từ phía người mua hàng hay công ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy chính để áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước hầu như đã ở bước đầu ủng hộ SA8000. Mặc khác, tất cả các bên lợi ích của xã hội: nhà cung cấp, nhà sản xuất, người tiêu dùng, các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ mặc dù quan hệ chặt chẽ với nhau trong những hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nhưng người lao động của từng doanh nghiệp, từng công ty không lao động trong những điều kiện giống nhau. Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc chia nhỏ các công đoạn sản xuất và một sản phẩm được hoàn thành từ những chi tiết có xuất xứ từ nhiều xưởng sản xuất khác nhau, những quốc gia có nền văn hóa khác nhau và điều kiện lao động khác nhau càng trở nên có hiệu quả về kinh tế hơn. Vấn đề là làm thế nào để cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững? Phát triển bền vững phải cân nhắc khía cạnh lợi ích xã hội trước tiên. Nếu xét riêng yếu tố lao động trẻ em và xem những điều khoản khác của hệ thống tiêu chuẩn SA8000 như những tiêu chuẩn tối thiểu đảm bảo mức thu nhập và điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động như những lợi ích thêm vào thu nhập của người lao động, thì xét về phương diện chung, việc thực hiện SA8000 sẽ là hướng đi đúng của con đường phát triển bền vững. Vấn đề là phải ghi nhớ rằng doanh nghiệp luôn phải duy trì lợi thế cạnh tranh. Họ theo đuổi SA8000 là nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh chứ không nhằm mục đích nhân từ, lý tưởng hay thực hiện dân chủ. Chừng nào doanh nghiệp còn tạo ra lợi nhuận thì nó còn tồn tại. Chính vì vậy, họ áp dụng SA8000 phải đem lại thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận chứ không phải vì theo đuổi lý tưởng nào khác. Hoạt động quảng cáo SA8000 cũng là một rủi ro. Nếu không tham gia đúng luật chơi theo đòi hỏi của khách hàng và các công ty mẹ, các đơn vị gia công có thể mất hợp đồng và đứng ngoài cuộc chơi. Chính vì vậy, SA8000 đã vượt ra khỏi tầm kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lao động tại các doanh nghiệp và đóng vai trò thể hiện sự thành công của một công ty.bằng cách giữ lại những cá nhân tài năng. Đây chính là cuộc cách mạng về khái niệm và sự công nhận về nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp. SA8000 ngày càng được sử dụng như một công cụ thể hiện hoạt động và sứ mệnh của doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ. Nhiều công ty ngày nay hoạt động ở khắp các châu lục trên thế giới và có hàng ngàn nhà cung cấp, người bán lẻ và các đơn vị gia công nên việc thực hiện được điều này rất khó khăn và đòi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, đây chính là một trong những thử thách đặt ra trong quá trình toàn cầu hóa. SA8000 trở nên một vấn đề không còn ở giai đoạn tranh cãi nữa mà đang trong giai đoạn hòan thiện và lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Từ những trường hợp tranh chấp lao động được báo chí và các phương tiện đại chúng đề cập đến, ta có thể thấy một số khó khăn trong việc áp dụng SA8000 tại Việt Nam như sau: •  Ít được ưu tiên, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. •  Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chánh. •  Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA8000. •  Khó khăn trong hệ thống giám sát. •  Chênh lệch về nguồn lực giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ: •  Nhận thức của các bên lợi ích về SA8000 chưa cao. •  Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và các nhà cung cấp. •  Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Hoạt động gia công tại Việt Nam cho thấy rằng một sản phẩm cuối cùng thường trải qua nhiều công đoạn khác nhau trong các doanh nghiệp độc lập khác nhau. Các công ty áp dụng việc gia công nhằm trả chi phí thấp cho hàng hóa và dịch vụ có chất lượng. Và chính các đơn vị gia công có thể đưa ra giá gia công thấp bởi vì họ không đáp ứng được các quy định luật pháp của nhà nước về mức lương tối thiểu hay các quy định lao động chẳng hạn. Quy mô nhỏ của doanh nghiệp giúp họ trốn tránh sự thanh tra giám sát của nhà nước. Các doanh nghiệp này từ chối hoạt động của công đoàn bởi vì họ không muốn bị phiền nhiễu bởi họ không thể đáp ứng hết được những yêu cầu của nghiệp đoàn và công đoàn. Làm thế nào để các điều kiện lao động và các thực tiễn lao động có thể cải thiện trong những doanh nghiệp này khi chính những công ty lớn hơn tạo ra thịnh vượng và việc làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ chính là một vấn đề đang thách thức các cấp quản lý lao động, bản thân các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu xã hội đang quan tâm đến lãnh vực này. 1.1.Trên thế giới: Công ty Avon Products’ Suffern đặt tại New York đã được cấp chứng chỉ SA8000 đầu tiên, mở màn cho hàng loạt các công ty khác trên thế giới, chủ yếu là các công ty sản xuất đồ chơi, các công ty may mặc, và các công ty giày da của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. Vấn đề là khi một công ty đa quốc gia thực hiện SA8000, những nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của công ty này cũng phải thực hiện SA8000 theo. Như trường hợp của cộng ty Mỹ phẩm Avon, khi Avon tuyên bố thực hiện SA8000, 19 nhà máy của Avon và các nhà cung cấp nguyên liệu và bán thành phẩm cho Avon cũng phải thực hiện SA8000. Công ty sản xuất đồ chơi Toys’R Us cũng có những đòi hỏi tương tự đối với các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ của mình. Công ty đồ chơi này yêu cầu 5000 nhà cung cấp của mình, chủ yếu là ở Trung Quốc cũng phải có chứng chỉ SA8000. Tập đoàn Siêu thị Sainsbury’s ở châu Âu cũng đang tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn SA8000 đang chuẩn bị thực hiện yêu cầu này trên các chi nhánh toàn cầu. Bảng 1 : Tổng số công ty được cấp chứng chỉ SA8000 tính đến tháng 12 năm 2001  STT  Nơi đăng ký Số lượng   Ngành  1  Trung Quốc  31  May, đồ da  2  Ấn Độ  10  Thuốc lá, may, đan  3  Anh  3  Tw vấn, mỹ phẩm, may mặc  4  Ba Lan  3  Mỹ phẩm, điện tử  5  Bangladesh  1  May mặc  6  Brazil  6  Tư vấn, mỹ phẩm, điện tử, chế biến thực phẩm  7  Hà Lan  1  May  8  Hàn Quốc  3  Mỹ phẩm  9  Hy Lạp  1  Điện tử  10  Indonesia  7  May, đan, gỗ, trái cây đóng hộp  11  Malaysia  1  Nhựa  12  Mỹ  1  Ô tô  13  Nam Phi  1  Rượu  14  Nhật  1  Mỹ phẩm  15  Pakistan  5  Dược, may  16  Phần Lan  1  Xây dựng  17  Pháp  3  Thực phẩm, tư vấn, dược  18  Philippines  2  Trái cây đóng hộp  19  Slovenia  1  Gia dụng  20  Tây Ban Nha  3  Trái cây đóng hộp, dịch vụ vệ sinh, vận tải  21  Thái Lan  6  May mặc, giày thể thao  22  Thổ Nhĩ Kỳ  4  Vận tải, xây dựng, hoá chất, dược  23  Việt Nam  8  May, đồ chơi  24  Ý  21  Dịch vụ vệ sinh, cơ khí, nhựa, gia dụng, xây dựng, hoá chất, tư vấn, chế biến thực phẩm  Tổng cộng  124 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của CEPAA Những số liệu trên cho thấy sự tham gia đông đảo của các xí nghiệp gia công trong 3 ngành chủ yếu là đồ chơi, may mặc và giày da tại Trung Quốc và các nước đang phát triển. Việt Nam cũng đã có số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ SA8000 tăng từ 1 doanh nghiệp vào 1999 lên đến 8 vào tháng 5/2002. Hiện nay, các nhà bán lẻ hàng may mặc thường công bố những lập luận đại loại như: “Chúng tôi mong mỏi tất tất cả đơn vị gia công đặt tại các nước đang phát triển phấn đấu đạt chứng chỉ SA8000” hay “Hầu hết các xí nghiệp gia công của hãng chúng tôi đều có chứng chỉ SA8000”. Công chúng có thể kiểm tra được điều này vì danh sách các công ty được cấp chứng chỉ được công bố rộng rãi trên các trang Web hoặc các tài liệu định kỳ của các cơ quan cấp chứng chỉ. 1.2. Việt Nam: 1.2.1. Những khó khăn: 1.2.2. Những thuận lợi: 2. Giải pháp: Triển khai áp dụng SA8000 trong điều kiện hiện nay của Việt Nam tuy đã và đang trở thành bức thiết với nhiều Doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những Doanh nghiệp trong ngành Dệt May vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Những điều kiện về giờ làm việc, an toàn lao động và vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho người lao động vẫn là những rào cản rất khó vượt qua đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tại thời điểm này, các Doanh nghiệp không thể lơ là về những tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi của người lao động được. Đó là quan điểm về việc tham gia vào một sân chơi quốc tế ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, các Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện tiêu chuẩn xã hội như SA 8000 đã đề xướng hoặc những tiêu chuẩn tương tự. Còn những tiêu chuẩn này có thực sự đáp ứng được nguyện vọng được làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập của người lao động hay phải bắt họ làm những công việc khác ngoài giờ làm việc cho phép để đảm bảo thu nhập lại là những vấn đề đang được tranh cãi. Dù sao đi nữa, trước mắt, các Doanh nghiệp Dệt May vẫn phải đảm bảo việc thực hiện SA000 để có thể bán hàng vào những thị trường đòi hỏi thực hiện trách nhiệm xã hội. Về lâu dài, sức ép của công chúng sẽ không đóng vai trò dẫn dắt việc thực hiện SA8000 nữa mà các công ty phải tự nhận thức đựơc SA8000 chinh là một phương thức củng cố thế mạnh cạnh tranh. Kinh nghiệm hiểu biết của Công ty về việc thực hiện trách nhiệm xã hội có thể giúp Công ty tìm ra những phương thức tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện lao động. Trong bài này em xin đưa ra ba nhóm giải pháp lớn gồm những giải pháp về phía các tổ chức xã hội, những giải pháp về phía Nhà nước và những giải pháp từ chính doanh nghiệp. 1. Về phía các tổ chức xã hội 1.1 Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội: Xét trên phương diện chung, chính các tổ chức xã hội như các tổ chức phi Chính phủ và Công đoàn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát thực hiện SA8000: các đơn vị cấp chứng chỉ phải thăm dò ý kiến của các nhóm lợi ích tại địa phương trước khi tiến hành kiểm tra một xí nghiệp về việc thực hiện SA8000 để đảm bảo dung hòa những lợi ích của Doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng tại địa phương. Vai trò của các tổ chức xã hội thể hiện rõ nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát. Một hệ thống kiểm tra giám sát chỉ thành công khi giành được sự tin tưởng của công nhân chứ không phải như hoạt động của bộ phận thanh tra trong hầu hết các cơ quan xí nghiệp, chỉ lập ra cho có chứ không đóng vai trò tích cực như đã đề ra. Công nhân thường không dám nêu các phàn nàn thắc mắc của mình vì sợ bị mất việc hoặc trù óm. Một lý do khác làm cho công nhân không tin tưởng vào hệ thống kiểm tra giám sát vì họ cho rằng những thanh tra viên, giám sát viên đã được chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra  thì sẽ bênh vực quyền lợi của chủ chứ không bênh vực quyền lợi của công nhân. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ và Công đoàn rất quan trọng trong việc khuyến khích công nhân và làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan đánh giá để công nhân có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan này. 1.2 Đào tạo, nâng cao năng lực giám sát cho các tổ chức đánh giá trong nước. Vấn đề cấp thiết đối với một nước sản xuất hàng hóa như Việt Nam hiện nay là các nhóm lợi ích trong và ngoài nước đang ngày càng chú ý đến việc triển khai thực hiện các hệ thống kiểm tra giám sát phối hợp nhịp nhàng và hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, việc tổ chức phổ biến, đào tạo năng lực giám sát cho các tổ chức, đơn vị trong nước sẽ phần nào giảm được các chi phí liên quan đến kiểm tra nội bộ và xin cấp chứng chỉ. Cụ thể là giảm được chi phí ở những giai đoạn đầu như: chi phí đánh giá sơ bộ, chi phí lập đề án chỉ ra những lãnh vực cần khắc phục và những biện pháp khắc phục hiệu quả, ít tốn kém nhất. Các đơn vị trong nước, với những nhân viên được đào tạo bài bản sẽ đảm đương tốt các khâu này. Khi cần thiết phải có chứng chỉ SA8000 để thuyết phục khách hàng và các công ty mẹ, các doanh nghiệp mới mời các đơn vị cấp chứng chỉ có uy tín đến đánh giá và cấp chứng chỉ. Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các chuyên gia đánh giá nước ngoài ở những giai đoạn đầu. 1.3 Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để có được sự giúp đỡ và tư vẫn về việc thực hiện SA 8000 Những tranh cãi về nội quy và hệ thống củng cố điều kiện lao động thực ra xuất phát trước hết từ các nước tiêu thụ hàng hóa như Mỹ, Canada và các nước Tây ©u. Các tổ chức phi chính phủ đang tập trung chú ý đến việc tìm các biện pháp giúp đỡ và tư vấn việc thực hiện SA8000 cho các nước chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng hóa như các nước Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ. Việc nghiên cứu SA8000 sẽ giúp các nước này, trong số đó có Việt Nam sẽ giúp tìm hiểu và chuẩn bị cho các bước thực hiện tiêu chuẩn này một cách hiệu quả và tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng tại các nước nhập khẩu hàng hóa. 2. Về phía Nhà nước Nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy quá trình này. Luật pháp thường khó áp dụng trong việc cải thiện điều kiện lao động trong khu vực phi quốc doanh. Nhiều nước chuyên sản xuất hàng may mặc như Việt Nam tuy có những quy định luật pháp rất rõ ràng về lãnh vực này nhưng việc thực thi pháp luật trong thực tế còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vấn đề là tính cưỡng chế thực thi pháp luật chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của pháp luật đặt ra. Hơn nữa, các nước gia công hàng may mặc thường đang mang những khoản nợ lớn và buộc phải tuân thủ những quy định của IMF và Ngân hàng thế giới trong Chương trình điều chỉnh cơ cấu. Việt Nam cũng nằm trong số các nước buộc phải thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngành may mặc và những ngành công nghiệp nhẹ khác như da giày, đồ chơi, điện tử... thường là những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và chính vì vậy các ngành này thường nằm trong các chính sách tái cấu trúc. Các nhà đầu tư nước ngoài tuy bị lôi cuốn bởi mức tiền lương thấp nhưng các yếu tố sản xuất khác cũng đóng vai trò riêng trong việc hấp dẫn đầu tư. Một trong các yếu tố này là việc phớt lờ các quy định luật pháp về lao động và môi trường. Nếu chính phủ cố gắng thực hiện nghiêm túc các quy định này, nhiều nhà đầu tư sẽ chạy sang những nước có quy định lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy, một nghịch lý xẩy ra là các nước đang phát triển lại phải duy trì một lợi thế cạnh tranh của mình là duy trì điều kiện lao động kém an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, nếu cho rằng nhà nước không kiểm soát được đầu tư nước ngoài thì thật là sai lầm. Nhà nước sẽ đóng vai trò hết sức tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và theo dõi quá trình thực hiện của doanh nghiệp thông qua những hệ thống tiêu chuẩn như SA8000. Tuy nhiên, việc can thiệp của Nhà nước chỉ nên dừng lại ở cấp độ khuyến khích để đảm bảo ổn định môi trường đầu tư. 3. Về phía doanh nghiệp 3.1 Nâng cao vai trò của các tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn tại các Doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu. Nhiều cán bộ Công đoàn phụ thuộc giới chủ nên không phát huy vai trò, chức năng của mình. Người lao động lại không có sự lựa chọn tổ chức nghiệp đoàn nào khác (do Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất). Vì vậy, cần nghiên cứu tổ chức một hệ thống công đoàn có tính chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp, có lương riêng (từ ngân sách và từ sự đóng góp của người lao động). Từ đó, có cơ sở nâng cao vị thế và vai trò của các cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người lao động. 3.2 Đào tạo, nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội Lợi nhuận là mục đích của các chủ doanh nghiệp, kinh doanh, buôn bán, thương mại (hóa) gắn liền với lợi nhuận và các mánh khóe trên thương trường, và là phương tiện để các nhà kinh doanh đạt được các lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cho đến đây kinh doanh vẫn chưa có ý nghĩa xấu và chỉ xấu khi xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của nhà doanh nghiệp với các lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, và nhà doanh nghiệp quyết định đánh đổi lợi ích chung để tối đa hóa lợi ích cá nhân. Nếu quyết định như vậy doanh nghiệp đã tự tạo ra cho mình một mâu thuẫn với cộng đồng, xã hội và với người tiêu dùng. Hậu quả sẽ làm doanh nghiệp giảm tính cạnh tranh đồng nghĩa với những khó khăn trong kinh doanh nảy sinh. Đối với một nhà kinh doanh thành đạt, vấn đề lại không phải là liệu có thể dung hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội mà là chỉ khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện tốt trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng thì khi đó doanh nghiệp phát triển và thịnh vượng. Nghĩa là trách nhiệm xã hội đã không còn là trách nhiệm, nó trở thành sứ mệnh và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đến đây rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn, đành rằng các giá trị cộng đồng/xã hội là điều tốt, nên làm, nhưng thực hiện chúng liệu có cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay chỉ làm gia tăng các chi phí cho doanh nghiệp? Kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy trong ngắn hạn chi phí có thể gia tăng, nhưng về lâu dài chi phí giảm xuống đi kèm theo sự gia tăng của các lợi ích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp.doc
Luận văn liên quan