Thật vậy, người tiêu dùng là một bộphận quan trọng trong xã hội, chính họlà động
lực thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụhàng hóa, vì nếu không có họthì cũng không có việc
sản xuất. Đểnâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp,
ngoài việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển R&D, không ngừng đổi mới công
nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp
lý .thì doanh nghiệp cũng cần phải củng cố, duy trì và phát triển uy tín thương hiệu của
doanh nghiệp mình. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quảcao nhất cho các doanh
nghiệp đó là hoạt động bảo vệlợi ích người tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp cũng phải có
sựkết hợp hài hòa và đi đôi với lợi ích của người tiêu dùng cũng nhưtoàn xã hội. Trong thời
gian qua, có rất nhiều vấn đềtiêu dùng đang ngày càng đe dọa tới sức khỏe, quyền lợi và
thậm chí đến tính mạng của người tiêu dùng mà biểu hiện cụthểcủa nó là sựxuất hiện của
các hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, sản phẩm có chứa các
chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, vấn đềbảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước, các cơquan chuyên
ngành cũng nhưchính bản thân người tiêu dùng. Trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tếcủa
nước ta hiện nay, vấn đềbảo vệngười tiêu dùng không những chỉmang tính chất quốc gia
mà còn mang tính chất quốc tế.
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng theo ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Việt Nam là 1,4 đô la Mỹ/lít, ngang bằng với giá tại những
nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, là mức giá cao nhất thế giới.
Trong khi giá sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới thì mức lợi nhuận
của các doanh nghiệp sữa cũng ở mức cao nhất nhì thế giới. Cụ thể, lợi nhuận của các doanh
nghiệp kinh doanh sữa bột 22-86%. Đối với sữa nước, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp
cũng lên tới 48%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trng ngành sữa đang làm
méo mó giá cả sản phẩm sữa gây thiệt hại to lớn cho người tiêu dùng, trong khi thu nhập
người dân tăng rất ít thì giá cả sữa lại tăng mạnh, không tương xứng.
Một điển đáng lưu ý nữa trong khi giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, một số
hãng sữa bất ngờ điều chỉnh giá bán với mức tăng 4-15%. 2011 tăng 20-25% giá. Hãng sữa
Nestlé điều chỉnh tăng giá dòng sữa Lactogen từ 3-10%. Từ ngày 7-9-2010, Friesland
Campina VietNam cũng điều chỉnh tăng giá 4-15% một số mặt hàng sữa bột như Friso, Dutch
Lady. Các nhãn hàng sữa ngoại đang tại ra mức giá tăng bất hợp lý nhưng vẫn không bị các
cơ quan chức năng về giám sát thị trường tiến hành thanh tra, rà soát việc tăng giá. Quyền lợi
người tiêu dùng đang bị xâm hại nghiêm trọng.
4.1.2 Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm sữa trong giai đoạn gần đây đang nhận được sự quan tâm đặc
biệt của dư luận.
Thứ nhất về hàm lượng sữa trong các sản phẩm, theo thông tin từ Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm (Bộ Y tế), trong đợt kiểm tra 6 tháng vừa qua ( 2 quý đầu năm 2011), các địa
phương đã phát hiện nhiều sản phẩm sữa kém chất lượng, như thiếu đạm, thiếu chất béo.
Riêng tại Sở Y tế Hải Phòng, kiểm nghiệm 22 mẫu sữa đóng gói trong nước đã thấy có 6
mẫu không đạt tiêu chuẩn.
Trong số các sản phẩm kém chất lượng trên là ba mẫu sản phẩm của hai công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam Vinamilk và Dutch lady Việt Nam, bị coi là có hàm lượng chất béo thấp
hơn công bố. Theo đó, Vinamilk có 2 mẫu, sản xuất ở hai địa chỉ khác nhau, gồm:
- Sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ: mức chất béo công bố trên nhãn 9g%, thực kiểm:
6,32g% (ngày sản xuất: 11/1/2009, hạn sử dụng: 11/1/2010, hộp 380gr, sản phẩm của Cổ
Quốc gia - vùng lãnh thổ
Giá sữa (USD/lít)
Việt Nam
1,4
Hà Lan
0,8
Đức
0,9
Trung Quốc
1,1
Ấn Độ
0,5
16
phần Sữa Việt Nam Vinamilk, địa chỉ: số 57/22, Bầu Cát 9, phường 14, quận Tân Bình, TP
HCM).
- Sữa bột Vinamilk dielac Star Step 1: mức công bố trên nhãn: 28g%, thực kiểm:
23,3g% ( ngày sản xuất: 12/6/2007; hạn sử dụng: 12/6/2009, hộp 400gr, sản phẩm của Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, địa chỉ 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6,
quận 3, TP HCM). Một mẫu khác là sữa đặc có đường Duchtlady: mức công bố trên nhãn
11g%, thực kiểm: 7,55g% (ngày sản xuất: 1/11/2008, hạn sử dụng: 1/11/2009, hộp 380gr, sản
phẩm của Công ty TNHH và nước giải khát Ducht Lady VN, xã Bình Hoà, Thuận An, Bình
dương).
Thứ hai về vấn đề nhiễm melamine trong các sản phẩm sữa, theo thông tin từ Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đến hết ngày 2/10/2008, đã phát hiện 18 sản phẩm có nhiễm
melamine được bán tại Việt Nam. Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung cho biết, ngày
2/10, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Hanoimilk tiêu huỷ ngay hai lô sữa 180 tấn
nhiễm melamine. Hai lô sữa này có nhãn hiệu: Sữa bột nguyên kem Grate A của Công ty
Long Com (Trung Quốc, hàm lượng melamine là 145mcg/kg với hạn sử dụng đến tháng
9/2008) và nhãn sữa bột nguyên kem Blue Cow (hàm lượng melamine 200mcg/kg có hạn sử
dụng đến 26/11/2008). Vấn đề này nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, khảo
sát sao là một ví dụ.
Bảng thăm dò ý kiến của VnExpress.
Trên đây chỉ là những nét cơ bản trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như
trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, điều này cho thấy
quyền lợi người tiêu dùng chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức và các cơ quan chức
năng vẫn chưa giám sát tốt công tác bảo vệ người tiêu dùng trước việc chất lượng sản phẩm
bị sai lệch.
4.1.3 Thông tin sản phẩm và thông tin thương hiệu.
Từ 1/1/2012, các sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ buộc phải ghi
nhãn bằng tiếng Việt. Trong trường hợp thông tin trên ghi không rõ ràng, dẫn đến hiểu lầm
của người tiêu dùng gây hậu quả nghiệm trọng, đơn vị chịu trách nhiệm có thể bị truy tố.
“Hiện có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng đủ các yêu cầu, dẫn
đến sản phẩm sữa không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng…” - là
khẳng định của ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ
Công Thương) tại hội thảo "Sữa với sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam" tổ chức ngày 27/6
tại Hà Nội.
17
Theo cục Quản lý cạnh tranh; trong “cơn bão” hàng nhập khẩu hiện nay, người tiêu
dùng thường bị nhiễu thông tin, mua bán theo phong trào, dễ dẫn đến “tiền mất tật mang”,
sức khỏe không được bảo đảm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm sát sao tới
các vấn đề về lựa chọn sản phẩm, chất lượng, cách bảo quản , cách thức sử dụng hoặc những
yêu cầu bảo đảm ATVSTP của các doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) - cho hay: Rất nhiều
người tiêu dùng nhầm lẫn giữa quảng cáo và thông tin. Hiện nay, nhà nước đã có nhiều cải
tiến để quản lý mặt hàng này bằng việc ban hành những bộ quy chuẩn chất lượng. Song, chất
lượng sữa đo bằng vô vàn tiêu chuẩn. Mỗi dòng sữa, loại sữa lại có những tiêu chuẩn khác
nhau. Nhà quản lý đưa ra quy chuẩn, còn nhà sản xuất phải đi tiên phong trong việc hướng
dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ và chính xác cho người tiêu dùng, không chỉ lựa chọn sữa
mà còn là cách bảo quản, sử dụng như thế nào cho tốt nhất... Tuy nhiên, khi nào các nhà sản
xuất làm được điều này vẫn là câu hỏi đang bỏ ngỏ.
Thông tin tương hiệu là một trong các yếu tố quan trọng giúp khách hàng ra quyết
định mua hàng một cách chuẩn xác. Trong ngành sữa việt Nam hiện nay vẫn chưa tồn tại hệ
thống định vị thương hiệu riêng cho sản phẩm sữa, các nhãn hiệu sữa ngoại tràn lan trên thị
trường nhưng không rõ nguồn gốc và xuất xứ. nhãn hiệu thường được ghi giống với các
thương hiệu nổi tiếng trong ngành sữa nhầm tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua
hàng. Cơ quan chức năng vẫn chưa xây dượng hệ thống các nhãn hiệu, thương hiệu có uy tín
trong ngành một cách chi tiết và công khai cho người tiêu dùng biết đến.
Ví dụ điển hình là vụ việc nhãn hiệu sữa ”nhái“ AC Food của công ty Á Châu
năm 2008. Trên vỏ hộp các loại sữa này đều có ghi nguyên liệu nhập khẩu từ
Australia và có nhiều điểm tương tự với sữa Golden Food (một công ty sữa của
Australia). Tuy nhiên, giám định của Cục C36 cho thấy trong thành phần của sữa AC
Food có tới 32,97% sữa bột Trung Quốc, sữa bột Australia chỉ chiếm 2,4%, số còn lại
xuất xứ từ Hàn Quốc, Thái Lan… việc không kiểm soát được thông tin sản phẩm cũng
như uy tín thương hiệu đã gây ra nhiều tổn thất to lớn cho người tiêu dùng và nền kinh
tế.
4.1.4 Chính sách hậu mãi.
Trong thời gian gần đây việc tiến hành các chương trình hậu mãi khi mua sữa đang
được các doanh nghiệp chú tâm thực hiện. ta có thể xét đến một số các chương trình cụ thể
như Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, nhãn hàng sữa bột Dielac Alpha có chương trình
khuyến mãi “Tiết kiệm thông minh” nhằm chia sẻ khó khăn với các bà mẹ nuôi con nhỏ.
18
Theo đó, các sản phẩm Dielac Alpha hộp giấy 400g có dán tem khuyến mãi dành cho
trẻ từ một đến ba và bốn đến sáu tuổi sẽ được tăng thêm 15% trọng lượng (tương đương tăng
thêm 60g sữa/hộp), với giá không đổi. Dự kiến sẽ có hai triệu hộp Dielac Alpha trọng lượng
tăng thêm 15%, tương đương giá trị tiết kiệm cho người tiêu dùng lên đến hơn 20 tỷ đồng.
Chương trình khuyến mãi “Mua sữa bột Morinaga nhận quà Nhật Bản cho bé” từ ngày
01/06/2011 đến 30/07/2011, khách hàng khi mua sản phẩm sữa bột Morinaga sản xuất tại
Nhật Bản…
Các chương trình như thế này thường được doanh nghiệp tố chức thực hiện nhưng
thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm, tính trung thực của các
chương trình cũng như tính lành mạnh trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
4.1.5 Dịch vụ tư vấn.
Dịch vụ tư vấn cho quá trình mua hàng tại việt nam vẫn chưa thật sự được kiểm soát
chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng, chưa hình thành khung pháp lý điều tiết hoạt động tư
vấn do đó các hoạt động này phụ thuộc chủ yếu vào đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề.
Thứ nhất, tư vấn trước và khi mua hàng: chưa xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp
giúp khách hàng xác định đúng loại sản phầm cần mua. Hoạt động tư vấn chủ yếu thông qua
quảng cáo đại trà qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên sữa là thực phẩm dinh dưỡng
nên nhu cầu giữa từng thể trạng khác nhau nên phương pháp đại trà như thế không đảm bảo
lợi ích của người sử dụng.
Theo AP,kết quả cuộc khảo sát năm 2009 các bà mẹ, bác sĩ, nhân viên y tế và nhân
viên bán hàng đều cho kết quả: các công ty sữa bột đã trả tiền cho bác sĩ để quảng cáo sử
dụng sản phẩm của họ, khuyến khích sử dụng sản phẩm này cho trẻ dưới 1 tuổi và gợi ý cho
các bà mẹ cũng như nhân viên y tế tại các cơ sở chăm sóc y tế - tất cả đều phạm luật bảo vệ
người tiêu dùng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của dịch vụ tư vấn.
Thứ 2, tư vấn sau khi mua hàng: mỗi loại sản phẩm sữa có phương pháp sử dụng khác
nhau, các quy trình này chưa được hỗ trợ cụ thể, việc ghi nhãn mác và cách sử dụng bằng
tiếng nước ngoài gây cản trở to lớn đến đa phần người tiêu dùng về ngôn ngữ, có thể gấy hiểu
nhầm hoặc sử dụng sai phương pháp và mục đích. Cho đến thời điển hiện nay vẫn chưa có
quy định cụ thể về dịch vụ tư vấn sử dụng sản phẩm.
4.1.6 Quảng cáo.
19
Những quảng cáo sữa hiện nay rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng với những vi
chất bổ không được ghi chú cụ thể về thành phần, công dụng cũng như xuất xứ. Mặt hàng
sữa ngày càng phong phú, hiện có khoảng 300 nhãn mác khác nhau với các loại sữa bột, sữa
nước… do đó việc quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc cô tình che giấu thông tin thật đều tạo sự lựa
chọn bất cân xứng trong quyết định mua hàng ảnh hưởng trược tiếp đến quyền lợi của người
tiêu dùng.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết kết quả khảo sát khác cho thấy
ngành công nghiệp sữa đã chi hơn 10 triệu USD cho riêng quảng cáo trong năm 2009, trở
thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam.
Theo Trung tâm Tư liệu Luật pháp Quốc tế (tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong nỗ
lực loại trừ tình trạng tiếp thị vô trách nhiệm các sản phẩm thực phẩm trẻ em, có trụ sở tại
Malaysia), quảng cáo sữa vô tội vạ là tình trạng chung phổ biến khắp khu vực, từ Trung
Quốc, Indonesia, đến Philippines, Việt Nam. Trung tâm này cho rằng các nước đang phát
triển gặp nhiều khó khăn trong việc "đấu tranh" với các công ty quốc tế luôn có một ngân
sách khổng lồ dành cho quảng cáo, lực lượng bán hàng đông đảo và cả một đội ngũ cố vấn
pháp luật hộ tống.
Luật pháp Việt Nam cấm quảng cáo các sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 1 tuổi, cấm
bán sữa bột dành cho trẻ sơ sinh bên trong các bệnh viện tuy nhiên thực tế các hoạt động này
vẫn diễn ra hằng ngày tại các bệnh viện trên cả nước. Những lối đi bên ngoài bệnh viện dành
cho bà mẹ và trẻ sơ sinh lớn nhất Hà Nội lại trưng đầy những nhãn hiệu sữa của Mỹ và châu
Âu. Các nhà trẻ khắp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường được trang trí đầy những
logo của các hãng sữa Mead Johnson và Abbott được quảng cáo là xuất xứ từ Mỹ, kèm theo
bàn ghế, đồ chơi và những quà tặng khác. Những công ty này thường xuyên lên tiếng bảo
đảm rằng trẻ sẽ thông minh hơn, khẻ mạnh hơn nếu chúng sử dụng các loại sữa bột với dãy
dưỡng chất bổ sung của họ- một quảng cáo luôn bị các chuyên gia y tế độc lập phản đối.
4.1.7 Bồi thường, thu hồi khi sản phẩm có khuyết tật.
Vụ nhiễm sữa melamine tại việt nam: Bộ Y tế vừa có văn bản số 1076/BC-BYT báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động đã triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng sữa
nhiễm melamine cũng như đề xuất biện pháp xử lý. Hiện tổng số sữa nhiễm malemine và
không có nguồn gốc khoảng 700 tấn.
Các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành ở địa phương và trung ương đã phát hiện một
loạt các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc. Tất cả
đều bị cơ quan chức năng đình chỉ lưu hành để xem xét, xử lý theo quy định.
Theo báo cáo của các đoàn thanh tra và các địa phương đã có 23 sản phẩm bị phát
hiện có nhiễm melamine, một sản phẩm đã có quyết định thu hồi và tiêu hủy (nhãn sữa tươi
Yili nhập từ Trung Quốc), số còn lại đang được niêm phong chở phương án xử lý của các cơ
quan chức năng.
Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các Cty sữa tại Việt Nam tăng cường tự kiểm tra chất lượng
VSATTP tại các công đoạn trong quy trình sản xuất sữa và các sản phẩm có nguyên liệu là
sữa; phân tích chất melamine và một số chỉ tiêu an toàn. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa của mình.
Căn cứ vào ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, được sự tham vấn
của của WHO, FAO, cũng như tham khảo đối sách xử lý tình huống sản phẩm có nhiễm
melamine của các nước, Bộ Y tế có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng chỉ
đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
Thương hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành thu hồi và tiêu hủy theo quy định.
20
Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho Ngành Y tế tăng cường năng lực hệ thống kiểm
nghiệm VSATTP, hoạt động kiểm tra để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh
vực này. Chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông có các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ
đến người tiêu dùng, góp phần khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa và
các sản phẩm sữa ở thị trường Việt Nam.
4.2 Quy định của pháp luật.
Giá sữa
1. Các văn bản pháp luật được ban hành của cơ quan quản lý
Thông tư 104/2008/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành năm 2008 hướng dẫn việc bình
ổn giá sữa: trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bản lẻ sữa tăng vượt 20% trở lên so
với giá thị trường trước khi có biến động.
Có ba biện pháp bình ổn giá sữa được hướng dẫn cụ thể ở Nghị định 75/2008/NĐ-CP
1.1 Hiệp thương giá
- Hồ sơ hiệp thương giá gồm có: văn bản chỉ đạo bắt buộc hiệp thương giá của cơ quan quản
lý cùng với biên bản yêu cầu hợp thương giá của bên mua hoặc bên bán (hoặc cả hai bên).
- Phương án giá hiệp thương:
Đối với bên bán cần thiết phải giải trình những vấn đề:
- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;
- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương:
• Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích
thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá
trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).
• Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đến
hoạt động tài chính, đời sống người lao động trong doanh nghiệp và nghĩa vụ
với ngân sách nhà nước.
• Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của
bên bán về những vấn đề chưa thống nhất.
• Các kiến nghị (nếu có).
Đối với bên mua cần thiết phải giải trình những vấn đề:
• Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng
hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên bán dự
kiến bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu
vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).
• Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến
hoạt động tài chính, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, giá bán
của sản phẩm, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, so sánh với giá hàng
hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
• Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua
về những vấn đề chưa thống nhất đó.
• Các kiến nghị khác (nếu có).
Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
thì cả hai bên mua và bán đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.
21
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại khoản 8, Điều 1
Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.
Kết quả hiệp thương giá được quy định tại điều 12 của Pháp lệnh giá.
1.2 Kiểm soát các yếu tố hình thành giá
Việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại Điều 22 a, khoản 10,
Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường quy
định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và phụ lục số 1a kèm theo Thông tư
104/2008/TT-BTC.
Việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giá thực hiện theo các quy định hiện hành của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật
có liên quan.
1.3 Đăng kí giá hàng hóa (áp dụng với sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi)
Đăng ký giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký mức
giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu
với cơ quan quản lý nhà nước.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là
các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH có trên 50% vốn sở
hữu nhà nước trong vốn Điều lệ doanh nghiệp.
Căn cứ tình hình biến động giá cả thị trường ở từng thời điểm cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thông
báo bổ sung các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký giá. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá ngoài
danh mục quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2008/NĐ-CP; quy định thủ tục, hồ sơ
đăng ký giá và giám sát việc thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo vai trò quản lý nhà nước,
phát huy quyền quyết định giá của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện
mới, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với doanh nghiệp đăng ký giá:
• Doanh nghiệp có trách nhiệm phải đăng kí giá với cơ quan thẩm quyền.
• Doanh nghiệp đăng ký giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá
đăng ký.
• Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký công khai
trong toàn hệ thống, thực hiện đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành
các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến
động bất thường. Công khai giá được quy định tại khoản c điều 22 của Nghị
định 75/2008/NĐ-CP.
Công văn 3450/VPCP-KTTH ban hành thông tư quản lý giá sủa đổi thông tư
104/2008/BTC sửa đổi khoản 2 mục I phần B, trong đó có điều kiện áp dụng biện pháp bình
ổn giá. Cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá
theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh
mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một
trong các trường hợp sau:
• Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so
với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các
22
yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận,
v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy
chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế
tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có
biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ,
khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin
đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
• Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm
dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy
định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
2.Chế tài áp dụng khi thực hiện sai bình ổn giá
Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế
nghị định 169/2004/NĐ-CP (có hiệu lực bắt đầu từ 15/11/2011). Đối với mặt hàng sữa có
những xử lý như sau:
Thực hiện sai việc bình ổn giá:
• Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo, hoặc báo cáo không
đúng quy định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
• Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử
dụng Quỹ bình ổn giá.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
• Buộc thực hiện hoặc thực hiện đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm
quyền quy định.
• Thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền sử dụng sai Quỹ bình ổn giá.
• Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành về việc trích lập và sử
dụng Quỹ bình ổn giá, các khoản tiền để thực hiện bình ổn giá và chính sách giá
theo quy định tại khoản 3 Điều này;
• Buộc phải nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do không trích lập Quỹ bình
ổn giá theo quy định;
• Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền do tổ chức, cá nhân vi phạm.
Không chấp hành đúng giá hiệp thương:
Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
không đúng với mức giá tạm thời trong hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ
quan có thẩm quyền ban hành.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền chênh
lệch giá có được do không thực hiện đúng giá hiệp thương.
Vi phạm quy định về lập phương án tính giá:
Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với hành vi lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ
thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá theo quy định của pháp luật không đúng với
hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải lập lại phương án tính giá theo đúng với
23
hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Vi phạm về đăng kí giá:
- Phạt tiền 7.000.000 đồng đối với hành vi không công khai mức giá do doanh nghiệp đã
đăng ký giá, kê khai giá.
- Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân xây dựng các
biểu mẫu, mức giá để kê khai giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan
có thẩm quyền quy định.
- Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân xây dựng các
mức giá để đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm
quyền quy định.
- Phạt tiền 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai theo quy định của pháp luật về giá
hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký theo quy định của pháp luật về giá
hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đến mười hai (12) tháng giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có
thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp
trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
+ Quyết định đình chỉ việc thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá
nhân quy định khi đăng ký giá, kê khai giá bất hợp lý không đúng với hướng dẫn về Quy chế
tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền chênh lệch giá do vi phạm
hành chính do việc đăng ký giá, kê khai giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá
do cơ quan có thẩm quyền quy định;
+ Buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá lại theo quy
định khi có hành vi vi phạm.
Chất lượng:
Chất lượng sữa được quy định tại tiêu chuẩn TCVN/TC/F17 của cục kiểm định và đo
lường chất lượng Việt Nam.
Thông tin sản phẩm và thông tin thương hiệu:
Bộ Công Thương xây dựng dự thảo “Thông tư quy định ghi nhãn đối với sản phẩm sữa
lưu thông trên thị trường Việt Nam”. Theo dự thảo trên từ 1/1/2012, các sản phẩm sữa lưu
thông trên thị trường Việt Nam sẽ buộc phải ghi nhãn hàng hóa, thành phần, định lượng, các
chất phụ gia, tên nhà sản xuất, lời cảnh báo nguy hiểm và nguồn gốc xuất xứ... bằng tiếng
Việt.
Những tiêu chí bắt buộc phải có là định lượng, xuất xứ, thành phần của sản phẩm.
Theo dự thảo, các sản phẩm dự kiến phải ghi nhãn mác gồm sữa sản xuất trong nước,
chế biến, đóng gói, nhập khẩu để lưu thông và kinh doanh trên thị trường. nhãn sản phẩm
này phải thể hiện được những nội dung cơ bản, cần thiết, giúp người tiêu dùng nhận biết và
làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ hàng. Đồng thời, nhãn sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chí cần
24
thiết giúp cơ quan chức năng tiện kiểm tra, kiểm soát. Trên nhãn hàng hóa này cũng phải thể
hiện được các nội dung cơ bản gồm tên sản phẩm sữa, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm,
định lượng, ngày sản xuất, hạn dùng, xuất xứ, thông tin dinh dưỡng, cảnh báo vệ sinh thực
phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, an toàn... Các nội dung này
được thể hiện bằng tiếng Việt. Màu sắc chữ, hình vẽ, ký hiệu trên nhãn phải rõ ràng, có màu
tương phản trên màu nền sản phẩm.
Đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc
thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì đơn vị phân phối phải có nhãn
phụ kèm theo. Bản dịch ra tiếng Việt phải đảm bảo đúng nội dung gốc...
Các tổ chức, cá nhân đơn vị sản xuất, chế biến đóng gói khi đưa sản phẩm ra thị
trường phải chịu trách nhiệm về các thông tin công bố trên bao bì sản phẩm và phải đăng ký
với Sở Công Thương. Nếu các nội dung ghi trên không rõ ràng, dẫn đến hiểu lầm của người
tiêu dùng thì tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp gây
hậu quả sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Điều 8 Nghị định 21/2006/NĐ-CP quy định nhãn sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
nhỏ như sau:
- Nhãn sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Phải có chữ (in hoa): "Chú ý", sau đó là các chữ (in thường) về nội dung cần chú ý
như sau: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn triển của trẻ nhỏ. Các
yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ
phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác".
Chiều cao của các chữ không được dưới 2 mm;
+ Phải có các chữ (in thường): "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh". Chiều cao của các chữ
không được dưới 1,5 mm;
+ Phải ghi rõ độ tuổi phù hợp của trẻ để dùng sản phẩm;
+ Trên nhãn của sản phẩm phải in số chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Các nội dung khác của nhãn sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Hướng dẫn đúng cách pha chế và các bảng biểu đơn giản, dễ hiểu bằng tiếng Việt;
+ Giới thiệu đầy đủ và chính xác nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng,
thành phần, số chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và
thông tin dinh dưỡng của sản phẩm;
+ Nhãn của sản phẩm không được có hình ảnh, tranh vẽ trẻ dưới 12 tháng tuổi, bình
bú với đầu vú nhân tạo, núm vú giả; không được sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thể hiện sản
phẩm có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ.
Điều 12 Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người
tiêu dùng như sau:
- Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
- Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản
của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
- Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
25
- Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường
hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao
dịch chung trước khi giao dịch.
Tư vấn
Điều 12 nghị định 21/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm của thầy thuốc, nhân viên y
tế trong các cơ sỏ khám chữa bệnh như sau:
-Thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
+ Tuyên truyền, khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
+ Hướng dẫn việc sử dụng đúng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, cho các
bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình họ trong các trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng các
sản phẩm đó.
- Thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được:
+ Nhận trực tiếp hoặc gián tiếp sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho
trẻ dưới 6 tháng tuổi; các lợi ích vật chất hoặc các hình thức biểu hiện khác có tên hoặc biểu
tượng của sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ hoặc người đại diện của họ tặng;
+Giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
+Hướng dẫn, tư vấn hoặc kê đơn cho sản phụ sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ trong trường hợp không cần thiết phải sử dụng sản phẩm đó.
Tuy nhiên theo ý kiến của các luật sư cũng như nhà sản xuất và một bộ phận nhỏ
người tiêu dùng cho rằng nghị định 21/2006/NĐ-CP chưa hợp lý ở một số điểm, ví dụ: nếu
người mẹ không có sữa cho trẻ ngay từ lúc mới sinh thì họ bắt buộc sử dụng sữa bột, do đó
luật không nên cấm quảng cáo sữa bột thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, mà nên quy
định việc hướng dẫn người mẹ phương pháp sử dụng sữa bột.
Quảng cáo
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion),
quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực
tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS),
truyền thông điện tử (e-communication) ... quảng cáo là một hình thức truyền thông
marketing hữu hiệu nhất.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu
thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền
thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả
tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay
tác động đến người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người
tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết
phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Tuy nhiên thực trạng quảng cáo tràn lan sữa và
các sản phẩm từ sữa góp phần tạo ra sự rối loạn cho thị trường trong thời gian qua.
Nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng
dùng cho trẻ em được thông qua ngày 27 tháng 02 năm 2006 là một căn cứ pháp lý quan
trọng.
Điều 6 nghị định 21/2006/NĐ-CP quy định việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng cho
trẻ nhỏ như sau:
- Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ
dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.
26
-Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải bảo
đảm các yêu cầu sau:
+ Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ
và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
+ Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định tại Điều 4 (Tài liệu thông tin, giáo
dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ), Điều 5 (Tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông
về sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ) của Nghị định này và các quy định
khác của pháp luật về quảng cáo.
- Trước khi thực hiện quảng cáo sữa dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi,
tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đăng ký quảng cáo đến Bộ Y tế theo quy định của pháp luật
về quảng cáo.
Khoản 1, khoản 2 điều 10 Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy
đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua
tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành
vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Bồi thường thu hồi khi sản phẩm bị lỗi
Điều 23, 24 Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định:
Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,
tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong
việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương
mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong
trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy
định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 24. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại Điều 23 của Luật này được miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện
được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung
27
cấp cho người tiêu dùng.
Động thái của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Chương III luật bảo vệ người tiêu dùng quy định về trách nhiệm các tổ chức xã hội trong
việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 27, điều 28, điều 29)
Điều 27. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2 Tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được
tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2.3 Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 28. Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội
1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau
đây:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa,
dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện
pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
g) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
2. Chính phủ quy định điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này.
Điều 29. Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy
định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho tổ chức xã hội
tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện.
2. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
Trong khuôn khổ cuộc phát động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” của Bộ Chính
Trị, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tổ chức chương trình
“Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt” (18/08/2009) vận động người tiêu dùng lựa chọn, mua và
sử dụng sữa nội có chất lượng tốt do các doanh nghiệp trong nước sản xuất bởi sữa nội có
chất lượng tốt và giá rẻ.
Công ty Vinamilk là nhà sản xuất sữa và các sản phẩm sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã
28
khẳng định lại cam kết của mình đối với người tiêu dùng là: luôn mang đến những sản phẩm
dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng đặc thù cho người Việt và phù hợp với thu nhập
của người Việt Nam. Thông qua sự hợp tác với Viện Dinh Dưỡng nhằm tìm kiếm những
công thức sữa tối ưu. Vinamilk cũng bảo đảm sử dụng những nguồn nguyên liệu tốt để sản
xuất với dây chuyền và công nghệ hiện đại không thua kém các quốc gia khác.
Ngoài ra còn có các hoạt động của hiệp hội Murtrap.
Phần 5: giải pháp cho nghành sữa
1. Quy định – luật.
Chú trọng 5 nhóm quyền cơ bản của người tiêu dùng : bảo vệ tính mạng,sức khỏe và
tài sản; bảo vệ lợi ích kinh tế; bảo vệ pháp lý hiệu quả; thông tin và giáo dục, phố biến kiến
thức; quyền được tổ chức, thành lập các hiệp hội người tiêudùng nhằm mục đích bảo vệ và
tăng cường quyền, để có tính đại diện và tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan
tới lợi ích của mình.
Nghiên cứu trường hợp bảo vệ người tiêu dùng khi chịu chi phối bởi luật nước ngoài
hay các cam kết thương mại khi hội nhập.
2. Hiệp hội Người Tiêu dùng
Đưa ra quy định pháp lý về việc thành lập và đăng ký hiệp hội người tiêu dùng.
Cân nhắc việc tăng cường vai trò các hiệp hội người tiêu dùng trong việc thực hiện kiểm
tra so sánh các sản phẩm.
Cân nhắc đưa ra quy định về sự tham gia của các hiệp hội người tiêu dùng tại các cơ
quan có quyền ra quyết định (Hội đồng Người Tiêu dùng). Cân nhắc củng cố vai trò của hiệp
hội người tiêu dùng trong giáo dục, thông tin tuyên truyền cho người tiêu dùng và giúp người
tiêu dùng sử dụng công cụ pháp lý để đảm bảo công bằng.
Ngoài ra, nhà nước nên khuyến khích sự tích cực từ phía các cá nhân nằm trong
Vinatas, nhà nước nên có các biện pháp về tài chính: được thưởng theo số lượng doanh
nghiệp bị xử phạt,...
Cân nhắc củng cố vai trò của hiệp hội người tiêu dùng trong giáo dục, thông tin tuyên
truyền cho người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng sử dụng công cụ pháp lý để đảm bảo
công bằng VÍ DỤ NHƯ MÔ HÌNH " DN TIN CẬY..nghĩa là mở rộng những mô hình như
thế này dưới sự kiểm soát của hiệp hội
3. Yêu cầu về thông tin, đóng gói và dán nhãn
Người tiêu dùng cần được cung cấp thông tin một cách rõ ràng về tính chất, số lượng,
chất lượng và giá cả của sản phẩm.
Đưa ra định nghĩa về các sản phẩm nguy hiểm tham khảo các quy định cụ thể tại Chỉ
thị1999/45 của EC, bao gồm danh sách ngoại lệ nếu thấy cần thiết.
Đưa ra quy định cụ thể về yêu cầu đóng gói, dán nhãn đối với các chất nguy hiểm.
Bao bì cần phải dán nhãn ghi rõ tên của chất bên trong, có biểu tượng nguy hiểm và chỉ định
mức độ nguy hiểm và khả năng có các rủi ro liên quan. Dạng chất liệu phải bền và cứng.
Ngoài ra, nhà nước có thể quy định về việc công bố rộng rãi các doanh nghiệp vi
phạm như: lập danh sách công bố rộng rãi ở các siêu thị, các khu mua sắm...
4. Chất lượng sản phẩm
29
Đưa ra 1 chương về bảo vệ sức khỏe và an toàn. Điều đầu tien trong chương này cần
nêu rõ nghĩa vụ của nhà sản xuất là chỉ được phép lưu hành các sản phẩm an toàn trên thị
trường. Đưa ra một số định nghĩa ở đầu chương về: sản phẩm an toàn, sản phẩm nguy hiểm,
các rủi ro, nhà sản xuất, nhà phân phối, thu hồi sản phẩm. Những định nghĩa này cũng được
nêu trong các văn bản luật tương ứng của EU cũng như có nêu trong Chỉ thị 2001/95 của EU.
Xây dựng yêu cầu về sản phẩm thế nào là an toàn và các tiêu chí khác cần tuân thủ
khi đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm. Cân nhắc sự cần thiết phải thiết lập hệ thống báo
động nhanh để trao đổi thông tin về các sản phẩm nguy hiểm ở Việt Nam – hệ thống RAPEX
hoạt động trên phạm vi toàn EU có thể được xem là mô hình mẫu về các khía cạnh thủ tục
thông báo và vận hành và có thể liên kết được với các hệ thống hoạt động tương đương ở các
nước ASEAN.
5. Niêm yết giá
Sửa lại lời văn và hoàn thiện quy định tại Điều 12 của dự thảo Luật BVNTD trong đó
nêu rõ rằng thương nhân có nghĩa vụ ghi rõ giá bán và đơn giá của sản phẩm nhằm cung cấp
đủ thông tin cho khách hàng và tạo điều kiện để người tiêu dùng so sánh giá cả khi quyết
định tiêu dùng. Đưa ra định nghĩa về giá bán, đơn giá, hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa chưa
đóng gói và các định nghĩa khác có liên quan.
Đưa ra một số điều khoản dẫn chiếu tới việc miễn trừ và biện pháp xử lý phù hợp với
các văn bản pháp luật mẫu như nêu ở trên.
6. Quấy rối người tiêu dùng. Hành vi thương mại không lành mạnh của doanh nghệp
đối với người tiêu dùng
Đưa ra danh mục bị cấm đối với các hành vi thương mại gây nhầm lẫn và quấy rối
người tiêu dùng. Đưa ra quy định cấm chung đối với hành vi thương mại không lành mạnh:
quy định cấm chung chỉ nên áp dụng khi hành vi không nằm trong danh mục bị cấm. Đặc
biệt, hành vi không nằm trong danh mục cấm nhưng được coi là mâu thuẫn với quy định cấm
chung nếu hành vi này trái với: (i) “yêu cầu thận trọng nghề nghiệp” mà các thương nhân
thường sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh liên quan; và (ii) hành vi này ảnh hưởng hoặc có
khả năng ảnh hưởng tới quyền tự do lựa chọn và khả năng đưa ra quyết định tiêu dùng trên cơ
sở đầy đủ thông tin.
Đưa ra định nghĩa đối với các thuật ngữ cụ thể sử dụng trong điều khoản liên quan
đến hành vi thương mại không lành mạnh: một số định nghĩa có thể khác với các định nghĩa
chung được sử dụng xuyên suốt trong luật người tiêu dùng – ví dụ như định nghĩa về “người
tiêu dùng thông thường” có thể khác với “người tiêu dùng” – và điều này là cần thiết để xử lý
vấn đề cụ thể về hành vi thương mại không lành mạnh. Xác định phạm vi các quy định về
hành vi thương mại không lành mạnh và mối quan hệ đối với các khía cạnh khác của Luật
Bảo vệ người tiêu dùng. Cần phân biệt giữa hành động gây nhầm lẫn với việc không đưa
thông tin dẫn tới nhầm lẫn.
Đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp (còn gọi là “biện pháp đạo đức”): thương gia
bị cáo buộc có hành vi thương mại không lành mạnh cần được tạo cơ hội để cam kết với cơ
quan thi hành pháp luật rằng sẽ loại bỏ các tác động tiêu cực của hành vi bị cáo buộc đối với
người tiêu dùng. Cơ quan thi hành pháp luật cần được cho phép thỏa thuận các cam kết loại
này với thương nhân một cách không chính thức (ex-officio). Việc xử lý theo hướng này chỉ
được thực hiện khi hành vi bị cáo buộc chưa chấm dứt các tác động tiêu cực đối với người
tiêu dùng.
7. Quảng cáo so sánh và gây nhầm lẫn.
Đưa ra quy định về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh để bảo vệ lợi ích
30
của các thương nhân. Đưa ra định nghĩa về “quảng cáo gây nhầm lẫn” và “quảng cáo so
sánh” căn cứ theo ví dụ tham khảo trong Chỉ thị của EC có liên quan. Cân nhắc áp dụng quy
tắc thống nhất đối với việc đánh giá, xác định quảng cáo có bị coi là “gây nhầm lẫn” hay
không theo các quy định này và quy định thuộc phần hành vi thương mại không lành mạnh.
Đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp đối với các hành vi này. Cân nhắc trao vai trò cơ quan
thực thi hành chính cho VCA.
8. Tiếp cận công cụ xét xử, đảm bảo công bằng
Các quy định liên quan thuộc Phần 4 (Giải quyết tranh chấp trong tòa án) các điều từ
43 đến 53 của Luật BVNTD cần được hoàn thiện và tổ chức lại, bao gồm nội dung gắn với
các quy định mang tính hỗ trợ trong Luật Dân sự và Hình sự, Nghị định số 5/2008/NDCP
ngày 24/4/2008, và Pháp lệnh 1999 về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, Luật về Khiếu nại
và tổ cáo 2/12/1998 và các luật khác có liên quan.Tiêu chí phân loại và phân tổ các loại khiếu
nại và giải quyết khiếu nại theo tòa án dân sự hay hình sự cần được xác định và đưa vào nội
dung của Luật.
Xây dựng quy định về thủ tục thực thi chặt chẽ để đảm bảo áp dụng các quyết định
của tòa àn một cách hữu hiệu đối với việc bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.
Quy định về Hiệp hội Người tiêu dùng được đại diện cho Người tiêu dùng trong thủ tục của
tòa và quy định các trường hợp Hiệp hội Người tiêu dùng được quyền khởi kiện. Cơ chế này
áp dụng với các Hiệp hội Người tiêu dùng và chương liên quan của Luật BVNTD (“Đối
tượng của Luật”) sẽ đề cập và mô tả các loại hoạt động mà Hiệp hội Người Tiêu dùng được
phép thực hiện. Rà soát lại cơ chế giao trách nhiệm chứng minh nêu tại Điều 44 của Luật
BVNTD trên cơ sở tham khảo cơ chế chi tiết được áp dụng trong các Chỉ thị Bảo vệ Người
Tiêu dùng của EU.
9. Giải quyết ngoài tòa án
Đưa ra quy định rõ ràng về: thẩm quyền toán án, thủ tục, chi phí thủ tục, quy định làm
cơ sở ra quyết định, thời hạn và quy trình quản lý hoạt động của cơ quan ra quyết định. [Các
nội dung này có thể được xử lý khi chính phủ xây dựng quy chế về tổ chức, hoạt động và giải
thể trung tâm hòa giải theo điều 24(5) trong Dự thảo Luật BVNTD]
Đưa ra quy định tạo điều kiện cho người tiêu dùng thực hiện các thủ tục nêu trên nhưng
không bắt buộc phải sử dụng đại diện pháp lý. Đưa ra nguyên tắc về đối nghịch lợi ích.
Đưa ra quy định khẳng định kết quả của quá trình quyết định không tước quyền của người
tiêu dùng được nêu trong luật người tiêu dùng.
Đưa ra quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan ra quyết định phải thông báo
quyết định cho các bên tham gia và nêu rõ cơ sở của quyết định. Tạo điều kiện cho các bên
được đại diện bởi bên thứ 3 nếu có nguyện vọng.
10. Khiếu nại/kiện tập thể
Khiếu nại/kiện nhóm/tập thể đối với thiệt hại phát sinh đối với nhiều người tiêu dùng
cùng bởi 1 lý do vi phạm. Hành động tập thể có thể tiến hành khiếu nại/kiện đối với các hợp
đồng mẫu chung, hành vi thương mại không lành mạnh, hành vi phi cạnh tranh và các trường
hợp có trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trao quyền cho quan tòa xác định “nhóm/tập thể”. Cho
phép tiếp cận công cụ xét xử, tòa án đối với cá nhân có lợi ích hợp pháp hoặc đối với đại diện
hiệp hội nếu họ khiếu kiện cùng với ít nhất một cá nhân có quan tâm. Trao quyền cho quan
tòa quyết định có đủ cơ sở để khiếu kiện hay không.
Cho phép các cá nhân được quyền tham gia thêm vào các cuộc khiếu kiện tập thể ở 3
giai đoạn khác nhau: tại giai đoạn khởi đầu, sau khi giải quyết tranh chấp; hoặc sau khi có
31
phán quyết của tòa. Những cá nhân tham gia sau không được phép yêu cầu xử lý thông qua
việc khiếu kiện 1 vụ khác tách.
Đưa ra các quy định về thủ tục cân nhắc xem có nên để cho các bên tự đàm phán lệ
phí cho luật sư, như trong hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ hay không, hoặc áp đặt mức lệ phí
trần, như trường hợp tại các nước thành viên EU.
11. Thực thi luật
Đưa ra quy định chỉ rõ việc cơ quan kiểm tra được ủy quyền về thực thi Luật
BVNTD, bao gồm cả cơ quan áp dụng chế tại trong các trường hợp vi phạm.
Xây dựng các loại hình biện pháp được sử dụng trong quá trình điều tra để xử lý vi phạm
Luật BVNTD. Đưa ra quy định về các tiêu chí để phân biệt giữa các vụ việc hình sự, dân sự
hay hành chính.
Đưa ra quy định về phân loại các vụ việc theo mức độ rất nghiêm trọng, nghiêm
trọng, nhẹ theo các tiêu chí được dựa trên các mô hình nêu ở trên. Bổ sung quy định mô tả
thủ tục kiểm tra, điều tra. Xác định mức phạt đối với các vụ việc vi phạm với mức độ nhẹ,
nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, bao gồm quy định cho phép cơ quan có thẩm quyền được
phép rà soát và điều chỉnh lại mức phạt một cách thường xuyên.
Xác định các biện pháp xử lý đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng và chỉ định
đối tượng thực hiện (ví dụ, Luật Tây Ban Nha nêu rõ Hội đồng Bộ trưởng có thể quyết định
tạm thời đóng cửa hoạt động cơ sở kinh doanh hoặc tạm đình chỉ việc cung cấp dịch vụ trong
giai đoạn tối đa là 5 năm).
Bổ sung quy định trong Luật BVNTD nêu rõ biện pháp chế tài có thể bao gồm phụ
thu áp dụng với thương nhân để phục hồi lại hiện trạng trước vi phạm và tiền bồi thường cho
người tiêu dùng. Đưa ra quy định nêu rõ khiếu nại đối với quyết định hành chính của cơ quan
kiểm tra/thanh tra sẽ không làm chậm việc thực thi quyết định này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng theo ngành.pdf