Đề tài Thực trạng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa

LỜI MỞ ĐẦU .3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA: 4 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4 1. Giai đoạn 1996-2006: Mở tương lai Arabica Việt Nam: . .4 2. Giai đoạn 2007 đến nay: Thái Hoà bước ngoặt vươn lên 5 II.Cơ cấu tổ chức của công ty 6 1. Cơ cấu tổ chức của công ty con. . 6 1.1. Các công ty con 6 1.2 Các chi nhánh. 6 1.3 Bộ máy quản trị của công ty .7 2. Phạm vi hoạt động của công ty . 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA. 9 I. Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa từ năm 2000 đến nay : 9 1. Thị trường xuất khẩu : . 9 2. Những sản phẩm của công ty. . 11 3. Quy trình và phương thức xuất khẩu của công ty . 13 4. Kim ngạch xuất khẩu của công ty. .18 II. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty. 21 1. Thuận lợi ; 21 2. Khó khăn và nguyên nhân; .23 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI: 25 I. Một số định hướng về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. 25 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong thời gian tới ; 26 1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm 26 2. Giải pháp nghiên cứu thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu 26 3. Giải pháp nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu .27 4. Giải pháp quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu . 28 5. Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty .28 6. Giải pháp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch .29 LỜI KẾT LUẬN: 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA:…………………………………………………………4 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………………..4 1. Giai đoạn 1996-2006: Mở tương lai Arabica Việt Nam:…………….…….4 2. Giai đoạn 2007 đến nay: Thái Hoà bước ngoặt vươn lên ……………..…..5 II.Cơ cấu tổ chức của công ty ………………………………………………6 1. Cơ cấu tổ chức của công ty con. ………………………………………...…6 1.1. Các công ty con……………………………………………………….….6 1.2 Các chi nhánh. ………………………………………………………..…..6 1.3 Bộ máy quản trị của công ty ……………………………………..……….7 2. Phạm vi hoạt động của công ty…………………………………….……..8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA. …………………………………………………………………9 I. Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa từ năm 2000 đến nay :………………………………………………………………..9 1. Thị trường xuất khẩu : ………………………………………………...…..9 2. Những sản phẩm của công ty. ………………………………………...…11 3. Quy trình và phương thức xuất khẩu của công ty……………………...…13 4. Kim ngạch xuất khẩu của công ty. ……………………………………….18 II. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty. ……………………………………………………………………………21 1. Thuận lợi ; …………………………………………………………….….21 2. Khó khăn và nguyên nhân; …………………………………………….....23 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI: …………..25 I. Một số định hướng về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. ………………………………………………………………..25 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong thời gian tới ; ………………………………………………………..26 1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm …………………………………………26 2. Giải pháp nghiên cứu thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu…………..26 3. Giải pháp nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu………………….27 4. Giải pháp quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu……. 28 5. Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty……………………………………………………….28 6. Giải pháp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch…………….29 LỜI KẾT LUẬN: 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1: Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty Thái HòaBảng 2: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hai loại sản phẩm cà phê nhân và cà phê thành phẩm. Bảng 4: Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới Sơ đồ 1: Bộ máy quản trị của công ty Sơ đổ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồng xuất khẩu Biểu đồ 1: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu Biểu đồ 2: Cơ cấu trong kim ngạch xuất khẩu của 2 loại cà phê: cà phê thành phẩm và phê nhân LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê trên thế giới, tổng kim ngạch hàng năm đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam giờ đây không còn có thể chỉ dựa dẫm vào sự bảo hộ của nhà nước, mà phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với thị trường trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Là một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa đã và đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt này. Để có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, Công ty đã có những chiến lực sản xuất và xuất khẩu đúng đắn, lâu dài, và thành quả đạt được sau hơn 10 năm thành lập là Công ty Thái Hòa trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất tại Việt Nam, góp phần tạo đầu ra ổn định cho cà phê trong nước, nâng cao đời sống của nông dân trồng cà phê, đồng thời đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập kinh tế quốc dân. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Giai đoạn 1996-2006: Mở tương lai Arabica Việt Nam Trong 10 năm này, Thái Hoà đã cam kết với chính mình, với cộng đồng: Luôn phấn đấu cho nguyên tắc bền vững. Điều này được thể hiện trong mọi chiến lược, hoạt động của Thái Hoà, từ sản phẩm đến quan hệ đối tác, hoạt động xã hội. Trong giai đoạn này Thái Hoà đã mở rộng được nhiều nhà máy và chi nhánh cụ thể như: -Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà Nội - Tháng 12/1998: Nhà máy Nghệ An sử dụng công nghệ chế biến ướt đi vào hoạt động, nay là Công ty Thái Hoà Nghệ An - Tháng 10/1999: Xây dựng nhà máy chế biến ướt thứ 2 tại Lâm Đồng, nay là công ty Thái Hoà Lâm Đồng - Tháng 9/2000: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh. Với sự kiện này, Thái Hoà trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica - Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê ướt thứ 3 tại Khe Sanh ( Quảng Trị) - Tháng 3/2002: Mở chi nhánh tại TP HCM - Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở chi nhánh tại Sơn La - Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo ( Quảng Trị), nay là Công ty Thái Hoà Quảng Trị - Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai - Tháng 6/2006: Thành lập Công ty Thái Hoà Lào - Việt và công ty Thái Hoà Thừa Thiên- Huế Thái Hoà được đánh giá là có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường thế giới. Minh chứng là Thái Hoà đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản và tiến hành xuất khẩu cà phê sang Mĩ, EU, Trung Đông. 2. Giai đoạn 2007 đến nay: Thái Hoà bước ngoặt vươn lên Năm 2007, khởi đầu cho giai đoạn phát triển thứ 2 của Thái Hoà, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của Thái Hoà trên mọi phương diện. Từ chỗ là một công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã chuyển thành công ty mẹ - con theo quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao. Trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là đầu tư phát triển nông nghiệp, Thái Hoà triển khai những dự án lớn về trồng và chế biến cao su, cà phê ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra Thái Hoà còn mở hướng mạnh mẽ sang các lĩnh vực mới như khách sạn, du lịch, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, làm thuỷ điện… Vào tháng 5/2007 Thái Hoà đã xây dựng thêm cả nhà máy cà phê Lâm Đồng. Tháng 1/2008 thành lập công tỷ cổ phần An Giang Cam kết: Luôn phấn đấu cho nguyên tắc bền vững, hiện nay Thái Hoà đã xây dựng thành công thương hiệu cà phê Arabica Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những dự án lớn về phát triển cà phê trang trại, những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm lớn với công nghệ hiện đại đã đưa công ty Thái Hoà vươn lên chiếm vị trí số 1 Việt Nam trong sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê Arabica. Một chuyển biến mang tính chất bước ngoặt nữa là: Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Thái Hoà đã được đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103024767 ngày 19 tháng 5 năm 2008 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Hiện nay, hệ thống khách hàng của Thái Hoà bao gồm các nhà rang xay lớn và rộng khắp thế giới đã bảo đảm đầu ra ổn định với số lượng lớn. Khách hang mục tiêu của Thái Hoà các khách hang khó tính ở Châu Âu. Một số khách hang nước ngoài lớn có thể kể đến như: Nestle, tập đoàn cà phê Walter matter, SunWah, Atlantic, Bero, Sucafina, Icona, Mercon, Intercon, Itochu, Volcafe, Sucre Export… II.Cơ cấu tổ chức của công ty 1. Cơ cấu tổ chức của công ty con 1.1. Các công ty con Thái Hoà là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, các công ty con như: -Công ty Thái Hoà - Nghệ An - Công ty Thái Hoà - Quảng Trị - Công ty Thái Hoà – Lâm Đồng - Công ty xuất nhập khẩu cà phê An Giang - Công ty Thái Hoà - Thừa Thiên - Huế - Công ty Thái Hoà Lào - Việt - Công ty xấy lắp Khe Sanh - Công ty Thái Hòa – Hoà Bình 1.2 Các chi nhánh Chi nhánh TP HCM: 386 Cao Thắng, F.12, Q.10, TP HCM Chi nhánh Sơn La: 408 Trần Đăng Ninh, Thị xã Sơn La, Sơn La Chi nhánh Điện Biên: Xã Mường Ẳng, huyện Tuần Giáo, Điện Biên 1.3 Bộ máy quản trị của công ty Sơ đồ 1: Bộ máy quản trị của công ty CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHÂN VIÊN HC NHÂN VIÊN KINH DOANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TCHC GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG KD.XNK GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG NHÂN VIÊN KẾ TOÁN Nguồn: Phòng hành chính 2. Phạm vi hoạt động của công ty Là doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chế biến và xuất khẩu café, Thái Hòa Corp được thị trường thế giới biết đến như một hiện tượng của ngành café với kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng 3.500 tỷ VNĐ. Thái hòa tự hào là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được các hiệp hội café có uy tín trên thế giới cấp các chứng chỉ 4C, Utz Kappeh, Cà phê hữu cơ… cho cho các dòng sản phẩm. Với sự thành công tại các thị trường quốc tế như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…, Thái Hòa Corp luôn mong muốn xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường Việt Nam bằng các dòng sản phẩm café thực sự mang lại những giá trị độc đáo cho quý khách hàng. Luôn đi tiên phong trong việc đầu tư và đổi mới công nghệ, Thái Hòa Corp tự hào đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách hàng và một trong số đó là sản phẩm café hạt rang Thái Hòa 100 pha trên máy Espresso. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA I. Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa từ năm 2000 đến nay 1. Thị trường xuất khẩu Bảng 1: Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty Thái Hòa (Đơn vị sản lượng: tấn) STT Nước 2005 2006 2007 2008 SL % SL % SL % SL % 1 Bỉ 1354 4,57 1078 2,84 2312 4,36 1937 3,52 2 Đức 1306 4,40 1506 3,96 2799 5,28 1163 2,12 3 Ý 5316 17,91 6345 16,69 6415 12,10 7014 12,75 4 Canada 1037 3,49 1542 4,06 1549 2,92 1059 1,93 5 Mỹ 3729 12,57 3945 10,38 6681 12,61 6723 12,22 6 Nga 2004 6,75 2211 5,82 2015 3,80 2954 5,37 7 TB.Nha 1385 4,67 2167 5,70 2569 4,85 1936 3,52 8 Thái Lan 885 2,88 967 2,55 1018 1,92 1573 2,86 9 Hàn Quốc 755 2,54 899 2,37 1221 2,30 775 1,41 Hà Lan 854 2,88 1213 3,19 1507 2,84 729 1,33 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Năm 2005, Thái Hòa có cà phê xuất khẩu tới 38 quốc gia và đến năm 2008 tăng lên thành 43 quốc gia trên thế giới, có được thành công này là nhờ chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Năm 2005, các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Thái Hòa là Ý, Bỉ, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha trong đó Ý, Bỉ và Mỹ là thị trường chiếm 17,92%, 13,33%, và 12,57%, tính riêng 3 thị trường này đã chiếm tới 43,81% sản lượng xuất khẩu của công ty. Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang phía Châu Á, điển hình là đã chinh phục được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 3 năm, 2006, 2007 và 2008 các nước này vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Thái Hòa. Nước nhập khẩu lớn nhất là Ý, đạt khối lượng tăng dần qua các năm 2005 đến 2008 lần lượt là 5316,06; 6345,24; 6415,50; và 7014,50 tướng ứng chiếm 17,91%; 16,69%; 12,1%; 12,75%. Ở đây, khối lượng xuất khẩu tăng nhưng tỉ trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu lại giảm, nguyên nhân là do cơ cấu chung của cả thị trường xuất khẩu có sự thay đổi. Từ năm 2006, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ, và tìm kiếm thêm các thị trường mới và có tiềm năng như Nam Phi, Mexico, Bungary…một mặt nữa là do tốc độ tăng của sản lượng xuất khẩu trong những năm này có sự chênh lệch đáng kể, năm 2006 tốc độ tăng là 16,22% so với năm 2005, trong khi đó năm 2007 con số này chỉ là 1,12%. Trong những năm qua, thị trường kinh doanh cà phê của Thái Hòa đã phát triển và đạt kết quả tốt nhưng việc phát triển vẫn chưa thực sự vững chắc do vẫn có một số thị trường giảm nhập khẩu, thậm chí là ngừng nhập khẩu cà phê, thể hiện rõ nhất là 2 thị trường Isarel và Đan Mạch, trong khi theo thống kê, cả 2 thị trường này đều là thị trường lớn và nhập khẩu tương đối nhiều cà phê của Việt Nam. Không chỉ thế, một thị trường lớn như Tây Ban Nha, năm 2008 cũng giảm nhập khẩu với khối lượng lớn lên tới 633,29 tấn tương đương chiếm 24,39%. Tuy vậy có thể thấy công tác phát triển thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hòa đã đạt được những hiệu quả không thể phủ nhận, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Mặc dù trong năm 2005, do hạn hán lũ lụt và những khó khăn khách quan nên sản lượng cà phê của cả nước đều giảm song sản lượng xuất khẩu cà phê cảu Thái Hòa vẫn có xu hướng tăng. Thêm vào đó, năm 2008, vấn đề chất lượng cà phê của Việt Nam bị thải loại nhiều trên thị trường thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng xuất khẩu của công ty Thái Hòa, song với lợi thế của mình Thái Hòa vẫn giữ nguyên được vị thế của mình và tăng lượng cà phê xuất khẩu. Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao chất lượng nhằm khẳng định hơn nữa thương hiệu cà phê Thái Hòa trên thị trường trong nước cũng như là quốc tế. 2. Những sản phẩm của công ty Hệ thống nhà máy chế biến của công ty chủ yếu tạo sản phẩm cà phê nhân vục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Thái hòa gồm những loại sau: - Cà phê nhân (coffee bean) : Những loại cà phê trên sau khi thu hái về được chế biến ( chế biến khô hoặc chế biến ướt) sẽ thu được cà phê thóc sau khi tiến hành xát vỏ, đánh bóng sẽ thu được cà phê nhân. Hiện nay, 5 trong tổng số 7 nhà máy của Thái hòa có sản phẩm cuối cùng là cà phê nhân. Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty mang lại tới 80% doanh thu hằng năm. Các sản phẩm cà phê nhân của công ty đạt chất lượng cao được sự tín nhiệm của bạn hàng nhờ áp dụng các công nghệ thu hái, bảo quản , chế biến khoa học với trình độ công nghệ tôt nhất phần lớn áp dụng công nghệ chế biến ướt , chế biến ngay sau khi thu hái vì vậy cho chất lượng cà phê cao giữ được hương vị cà phê đậm đà chính vì vậy sản phẩm cà phê nhân của công ty được các nhà rang xay thu mua ưa chuộng. - Cà phê hòa tan: là sản phẩm cà phê chế biến cao cấp; nó đòi hỏi nhà sản xuất không những có vốn đầu tư lớn mà phải có kỹ thuật, công nghệ kể cả kinh nghiệm nữa. Nhìn một cách thiết thực thì cà phê hòa tan thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về tiền vốn và khoa học kỹ thuật. Hiện nay sản phẩm này chưa chiếm vị trí lớn so với các sản phẩm tên tuổi về cà phê hòa tan tại thị trường Việt Nam nhưng với định hướng cho sản phẩm độc đáo và sự đầu tư lớn trong tương lai cũng đang hứa hẹn là sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn hơn nữa cho doanh nghiệp.Tháng 6 /2006 , Thái hòa khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Đồng, nhà máy được trang bị máy móc hiện đại của Đan Mạch với tổng số vốn lên tới 550 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2009, công suất chế biến cà phê 65.000 tấn cà phê tươi, 100.000 tấn cà phê khô nguyên liệu /năm, sản phẩm cà phê hòa tan là 2.000 tấn/ nămh. Nhà máy với công nghệ chế biến hiện đại chắc chắn trong tương lai sẽ đưa ra thị trường sản phẩm cà phê hòa tan có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh được với các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trên thương trường trong lĩnh vực cà phê hòa tan như Nestcafe, vinacafe, Trung Nguyên. - Cà phê 3in 1 (instant cofee mix) là một loại của cà phê hòa tan. Trong số các loại cà phê hòa tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê hòa tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại 86% là cà phê hòa tan 3 trong 1( thành phần ngoài cà phê còn có đường và sữa). Hiện trên thị trường có thể tìm thấy trên 20 nhãn hiệu khác nhau, nhưng theo số liệu nghiên cứu thị trường của Taylor Nelson Sofrees –TNS năm 2004 thì Vinacafé chiếm 50,4%, Nescafé 33,2%, các nhãn hiệu khác 16,4%. Bình quân mỗi nhãn hiệu nhỏ chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần cà phê hòa tan 3 trong 1. Công ty thái hòa hiện nay ngoài trực tiếp sản xuất một lượng nhỏ loại cà phê này đồng thời mua lại sản phẩm của các nhà sản xuất cà phê hòa tan có uy tín trong nước khác như Nesle , Vinacafe để cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Nhưng trong tương lai khi nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Hà (Lâm Đồng) đi vào hoạt động doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường trong nước cũng như quốc tế các sản cà phê hòa tan có chất lượng , phong phú về hương vị đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng . - Cà phê xay ( ground cofee) Là loại cà phê nhân được tiến hành rang , xay tẩm ươp hương vị để tạo ra nhiều các sản phẩm khác nhau, phong cách khác nhau như cà phê chồn, cà phê capuchino...Công ty thái hòa hiện nay đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm này. - Cà phê rang xay là sản phẩm đã qua chế biến có thể đưa trực tiếp vào tiêu dùng vì vậy sẽ thu được giá trị gia tăng cao hơn so với xuất sản phẩm cà phê nhân, mặt khác sản phẩm này cũng được thị trường trong nước ưa chuộng vì vậy doanh nghiệp đã có bắt đầu chú trọng đến sản phẩm này. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản phẩm xuất khẩu của công ty, chủng loại sản phẩm chưa nhiều. Với mục tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu, trên nền tảng chất lượng xây dựng thương hiệu cà phê Thái hòa, trong những năm qua công ty đã xây dựng được các thương hiệu cà phê như :Cà phê Buôn mê Thuột, Cà phê Đà Lạt, Cà phê Phủ Qùy, Cà phê Sơn La, Cà phê Khe Sanh, Cà phê Điện Biên Các thương hiệu trên ngoài các thương hiệu cà phê nổi tiếng đã được nhiều người biết đến như cà phê Buôn Mê Thuột , cà phê Phủ Quỳ _( loại cà phê xưa kia đã trong giai đoạn pháp thuộc đã từng xuất bán và rất được ưa chuộng ở Paris) được khách hàng rất ưa chuộng, các sản phẩm cà phê còn lại đều đạt chất lượng tốt được bạn hàng đánh giá cao. 3. Quy trình và phương thức xuất khẩu của công ty. a. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Như các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài , doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu và điều kiện riêng doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu theo một trong ba hình thức: tự tiến hành, thuê dịch vụ nghiên cứu, kết hợp tiến hành và thuê dịch vụ. Về mặt thực tiễn dù chọn hình thức nào doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nắm được hai vấn đề, đó là kỹ năng quản trị dự án nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và các nội dung cũng như kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu phổ biến thường dùng. - Bước 1: Xây dựng bản mô tả yêu cầu thông tin có liên quan đến chương trình xuất khẩu Tham gia vào chương trình xuất khẩu của doanh nghiệp có nhiều bộ phận khác nhau dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhu cầu thông tin của các bộ phận này khác nhau, ví dụ nhóm thiết kế sản phẩm cần thông tin về đặc điểm , sở thích, lối sống... của khách hàng trong khi phòng tài chính cần thông tin về hệ thống và phương thức thanh toán ở thị trường xuất khẩu mục tiêu. Do đó, đầu tiên bộ phận phụ trách nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần tập hợp tất cả các yêu cầu thông tin từ các phòng ban và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án xuất khẩu của doanh nghiệp để xây dựng bản mô tả nhu cầu thông tin xuất khẩu chung của doanh nghiệp. - Bước 2: Chuyển đổi nhu cầu thông tin thành vấn đề nghiên cứu. Trong giai đoạn này nhà nhập khẩu căn cứ vào sản phẩm, thị trường mà mình muốn thâm nhập và vào mục tiêu của mình mà quyết định các nội dung, đặc điểm cần nghiên cứu ở thị trường Nói chung thì khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu cần nắm bắt được các thông tin như Tình hình cung của thị trường Phân tích tình hình cầu Phân tích những điều kiện của thị trường - Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu Thiết kế chương trình nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu: Trong giai đoạn này, bộ phận nghiên cứu thị trương cần thu thập các thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau, có thể là thông tin sơ cấp hoặc các thông tin thứ cấp. Ở cuối giai đoạn này các thông tin được phân tích tổng hợp và đưa ra những kết luận phù hợp có tham gia thị trường mới hay không, tham gia ở mức độ nào, các đối tác nào sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Đây là những công việc cần tiến hành khi phát triển một thị trường mới,để phát triển một sản phẩm mới hay mở rộng thị thị phần của doanh nghiệp, như đã trình bày nó khá phức tạp và đòi hỏi chi phí nhân lực và tài chính. Do vậy doanh nghiệp có thể quyết định tự tiến hành hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu, ngoài những đợt nghiên cứu chính thức có chương trình cụ thể này doanh nghiệp muốn thành công cần phải liên tục cập nhật thông tin về thị trường, khách hàng thông qua các hoạt động điều tra khảo sát của các tổ chức nhà nước, các đánh giá của các chuyên gia ...để có những quyết định đúng đắn, phù hợp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. b. Chào hàng Chào hàng của người bán( nhà xuất khẩu) là lời mời gọi mua hàng đưa ra từ người bán tới người mua( nhà nhập khẩu) Nhà xuất khẩu sau khi xem xét tìm hiểu đối tác sẽ đưa ra lời đề nghị kí kết hợp đồng. Chào hàng có thể được xem như là một hình thức thông tin giới thiệu với đối tác về công ty, về sản phẩm của mình ( trường hợp chào hàng không cam kết ) hoặc một cam kết chính thức cho việc kí hợp đồng( chào hàng chính thức). Trong chào hàng người ta nêu rõ : tên hàng, quy cách, phẩm chất số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán , bao bì kí mã hiệu...trường hợp hai bên có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì thì chào hàng có khi nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng , quy cách, phẩm chất, số lượng, giá, thời hạn giao hàng những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng trước đó hoặc theo điều kiện giao hàng chung giữa hai bên c. Đàm phán kí kết hợp đồng Đây là giai đoạn quan trong trong việc quyết định giao dịch có thành công hay không. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua thư từ thỏa thuận về các điều kiện và điều khoản của hợp đồng xuất khẩu. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa phức tạp ví dụ như hàng hóa là các thiết bị kỹ thuật , máy móc gồm nhiều điều khoản có thể do một trong hai bên chính thức soạn thảo hoặc sẽ là được hình thành qua quá trình thư từ trao đổi giữa hai bên trong quá trình đàm phán. Nhưng một hợp đồng thường phải bao gồm những điều khoản chủ yếu sau : Điều khoản xác định đối tượng mua bán như tên hàng , số lượng, chất lượng hàng hóa Điều khoản về giá cả Điều khoản giao hàng: quy định địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng Điều khoản về thanh toán: đông tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán Điều khoản về bao bì và kí mã hiệu hàng hóa Điều khoản khiếu nại Điều khoản về bất khả kháng Ngoài ra còn tùy từng hợp đồng còn có thêm những điều khoản về bảo hiểm, bảo hành... Sơ đổ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồng xuất khẩu Kí hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra L/C Xin giấy phép xuất khẩu Làm thủ tục thanh toán Giao hàng lên tàu Mua bảo hiểm Chuẩn bị hàng hóa Kiểm nghiệm hàng hóa Thuê tàu Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiếu nại Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu d. Thực hiện hợp đồng Sau khi kí hợp đông cần xác định rõ trách nhiệm, nộidung trình tự công việc phải làm và cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Đồng thời phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước như sơ đồ trên f. Giải quyết tranh chấp nếu có Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể nảy sinh các vấn đề tranh chấp có thề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hay sau đó trong quá trình thanh toán, bảo hành...Về nguyên tắc, để giải quyết những tranh chấp phát sinh đó được thực hiện theo những quy đinh trong hợp đồng. 4. Kim ngạch xuất khẩu của công ty Thái Hòa là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến, và xuất khẩu cà phê. Tổng sản lượng xuất khẩu của Thái Hòa có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây và góp phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân. Bảng 2: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu Năm Sản lượng ( tấn) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) Kim ngạch ( triệu USD) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) 2005 29.675,26 - - 42,03 - - 2006 38.009,33 8.334,07 28,18 53,2 11,17 26,58 2007 53.003,07 14.993,74 28,29 79,98 26,78 50,34 2008 54.000 996,93 1,88 81,4 1,42 11,78 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty đều tăng trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2007 với 28,29% tương ứng với 14.993,74 triệu tấn, tiếp đến là năm 2006 tăng 28,18% tương đương 8.334,07 tấn do cà phê trong năm này doanh nghiệp bội thu và nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới tăng, tuy nhiên ngay sau đó năm 2008 sản lượng có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng 1,88% tương ứng 996 tấn, điều này được lý giải là do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo sự suy giảm trong lượng cà phê tiêu thụ, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên trong năm 2008 không thuận lợi do vậy tuy diện tích trồng có tăng nhưng sản lượng lại tăng không đáng kể. Biểu đồ 1: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu Tấn Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Năm có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất là năm 2008 với 54000 tấn kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng là lớn nhất với 81,4 triệu USD song tốc độ tăng của năm này chỉ hơn năm 2007 1,88% về sản lượng và 11,78% về kim ngạch. Năm 2006 do thời tiết thuận lợi nên sản lượng tăng cao làm tổng kim ngạch tăng 11,17 triệu USD tương ứng 26,58%. Nhưng trong 4 năm trở lại đây, năm 2007 là năm khởi sắc hơn cả, kim ngạch tăng 50,34% tương đương 26,78 triệu đô, lí do là năm 2007 giá cà phê xuất khẩu tăng đột biến khiến cho các nhà kinh doanh cà phê đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Dưới đây là tình hình xuất khẩu cụ thể của từng mặt hàng: Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hai loại sản phẩm cà phê nhân và cà phê thành phẩm. Năm Cà phê nhân ( triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Cà phê thành phẩm ( triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 41,26 - 0,77 - 2006 52,16 126,4 1,04 135,1 2007 78,37 150,3 1,61 154,8 2008 79,39 101,3 2,01 124,8 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân luôn chiếm một tỷ lệ lớn song tỷ lệ này có xu hướng giảm đi do sự tăng lên của kim ngạch cà phê thành phẩm. Điều này l phù hợp với xu hướng phát triển sản phẩm xuất khẩu hiện nay, tập trung vào chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Cà phê nhân và cà phê thành phẩm đều có kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Nhưng nhận thấy rõ, tốc độ tăng của kim ngạch cà phê nhân không nhanh bằng cà phê thành phẩm. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch cà phê nhân là 26,4% trong khi của cà phê thành phẩm là 35,1%, con số tương ứng trong năm 2008 là 1,3% và 24,8%, nguyên nhân là do giá trị của cà phê thành phẩm luôn cao hơn cà phê nhân, thông thường cao gấp khoảng 4 lần. Biểu đồ 2: Cơ cấu trong kim ngạch xuất khẩu của 2 loại cà phê: cà phê thành phẩm và phê nhân ( đơn vị: %) Tỉ lệ gia tăng của cà phê thành phầm là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bởi lẽ cà phê xuất khẩu Việt Nam đang chủ yếu là cà phê thô có giá trị thấp. Việc xuất khẩu được nhiều cà phê thành phẩm đã chứng tỏ công nghệ và chất lượng cà phê của công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Trong tương lai, công ty sẽ chú trọng và nỗ lực hơn nữa để đưa cà phê thành phẩm với khối lượng lớn ra thị trường thế giới. II. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty. 1. Thuận lợi Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa là một công ty lớn, có nguồn tài chính khá mạnh. Do là doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển cây cà phê chè Arabica công ty đã trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm cà phê Arabica lớn nhất Vịêt nam, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu với giá bán cao Thứ nhất, Với thuận lợi là mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng chế biến đến xuất khẩu công ty có thể chủ động tạo nguồn nguyên liệu cao ngay từ đầu do kiểm soát được việc được trồng chăm sóc thu hái sản phẩm cà phê kết hợp với việc đầu tư công nghệ chế biến tốt nên chất lượng sản phẩm xuất khẩu luôn đạt chất lượng cao đáp ứng với tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như những đòi hỏi của khách hàng. Công ty gần đây đã áp dụng TCVN 4193-2005 về cà phê nhân xuất khẩu, tiêu chuẩn với những tiêu chí đánh giá chất lượng hòan toàn phù hợp với những tiêu chuẩn của thế giới. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm . Sự luôn đi đầu về công nghệ là một nhân tố biến Thái Hòa được xem như nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam trên thị trường thế giới. Công ty luôn chú trong đầu tư cho công nghệ mới với chi phí lớn chiếm tơi 70% tổng chi phí trong tài sản cố định, quan điểm của công ty là “ đông bộ, hiện đại và hiệu quả” Hầu hết các nhà máy của công ty đều được trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu, áp dụng những công nghệ chế biến tôt nhất đưa ra những sản phẩm cà phê có chất lượng cao để xuất khẩu vì vậy luôn được sự tín nhiệm của bạn hàng giữ được các mối quan hệ làm ăn lâu dài đồng thời tạo uy tín để phát triển các mối quan hệ mới. Thứ hai, Đội ngũ tham gia nhân viên của công ty tuổi đời hầu hết còn trẻ, năng động có kiến thức chuyên môn vững chắc về xuất khẩu cũng như trình độ ngoại ngữ.Vì vậy có thể nói công ty đã có một đội ngũ nhân lực chất lượng , hơn nữa công ty rất chú trọng đến công tác phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực vì mục tiêu lâu dài, công ty đã cử nhân viên tham gia các chương trình tập huấn, các khóa học đào tạo nghiệp vụ do Vicafa tổ chức như đợt tập huấn để tham gia thị trường giao dịch cà phê, về kinh doanh thương mại điện tử, website, email… Điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu của công ty nói riêng. Thứ ba, công ty đã rất nhanh chóng thích ứng với phương thức giao dịch kinh doanh mới đó là tham gia thành công vào hai thị trường giao dịch cà phê lớn là thị trường giao dịch London và thị trường giao dịch NewYork nhờ đó đã mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng cũng như tạo uy tín tốt với khách hàng. Thứ tư, Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã tập trung vào những thị trường lớn,những thị trường công ty xuất khẩu chủ yếu như Hoa kỳ, Châu Âu… đều là những thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm cà phê hàng đầu thế giới do đó nguồn cung là khá ổn định. Mặt khác, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng rất cao là một đòi hỏi mà công ty muốn tiêu thụ được sản phẩm vào những thị trường này phải có chất lượng sản phẩm tốt . Như vậy phần nào công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường cà phê thế giới. 2. Khó khăn và nguyên nhân Thứ nhất, Công ty có vị thế tương đối lớn trong ngành xuất khẩu cà phê là môt trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam. Thị trường là khá rông lớn tuy nhiên chiến lược nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được sâu sát. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng còn rất hạn chế chủ yếu mang tính thụ động tiếp nhận và thực hiện những đơn đặt hàng từ phía khách hàng . Nguyên nhân của tình trạng đó là do không có bộ phận phòng ban chuyên về marketing phát triển thị trường mà việc này vẫn còn kiêm nhiệm của bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu điều đó làm giảm hiệu quả của hoạt động nay. Ngoài ra còn một lý do nữa là sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là cà phê nhân, nguyên liệu để chế biến cà phê tiêu dùng do vậy do vậy doanh nghiệp đóng vai trò như nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà chế biến ở đây là các nhà rang xay trên thế giới và các nhà đầu cơ cà phê. Thứ hai, Doanh nghiệp là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn tham gia thử nghiệm vào thị trường mua bán kỳ hạn London và NewYork. Đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi cao về hiểu biết nghiệp vụ giao dịch trên thị trường kỳ hạn do những hạn chế nên chưa tận dụng được hết những công cụ về phòng ngừa rủi ro của thị trường này để bảo hiểm cho hoạt động giao dịch của mình. Doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ được lợi ích của việc tham gia các nghiệp vụ thị trường. Thứ ba, trong thời gian qua cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn chưa hợp lý, công ty quá chú trọng đến xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân mà chưa quan tâm đến đầu tư cho chế biến để có thể tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê tiêu dùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Đối với một số ít sản phẩm cà phê tiêu dùng công ty cũng chưa định vị được sản phẩm của mình một cách rõ ràng vì vậy không tạo nên được thương hiệu cho sản phẩm cà phê tiêu dùng của công ty tại các thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu tiềm lực về vốn là không lớn hơn nữa việc thiết lập được mối quan với khách hàng hệ tạo đầu ra cho sản phẩm cà phê tiêu dùng là rất hạn chế buộc doanh nghiệp phải chọn giải pháp chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy đối với sản phẩm cà phê tiêu dùng chưa có sự đầu tư thích đáng. Thứ tư, hiện nay công ty là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam, có nhiều mối quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài tuy nhiên hệ thống Website để thông tin giới thiệu về công ty về sản phẩm của công ty lại chưa hoạt động điều này gây trở ngại lớn khi các bạn hàng nước ngoài muốn tìm hiểu về thông tin về công ty cũng như thiết lập các đơn hàng qua thông qua hệ thống website này. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI I. Một số định hướng về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. Mặc dù chiến lược phát triển đa ngành nhưng mặt hàng cà phê vẫn là chủ lực đối với công ty.Trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thời gian đầu công ty tập trung xuất khẩu cà phê nhân cho các hãng nhập khẩu. Khi chất lượng được đảm bảo , uy tín được nâng cao tiến hành xuất khẩu trực tiếp với các hãng chế biến. Khi đã có vị thế nhất định trên thị trường với thị phần cao nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê đã qua tinh chế, các sản phẩm được pha trộn từ cà phê tới người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sẽ không ngừng đâu tư mở rộng sản xuất và đâu tư thêm công nghệ để tăng sản lượng sản xuất trong những năm sắp tới Bảng 4: Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới Chỉ tiêu 2007 2010 Số lượng nhà máy chế biến 07 10 Chế biến ướt 200.000 350.000tấn/ năm Chế biến khô 100.000 300.000tấn/năm Cà phê tiêu dùng 1.000 5.000 tấn /năm (nguồn: Định hướng phát triển của công ty Thái Hòa ) II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong thời gian tới 1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm Công ty cần có kế hoạch thu mua và dự trữ hợp lý để thiết lập mối quan hệ với các nhà chế biến cà phê. Đảm bảo được hai yếu tố này công ty hoàn toàn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các hãng chế biến. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận giảm sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu nước ngòai. Về lâu dài khi uy tín và năng lực kinh doanh tăng lên công ty hoàn toàn có thể tiến hành liên doanh với nước ngoài trong khâu chế biến cà phê để xuất khẩu. Trong thời gian tới cần đảm bảo tốt chất lượng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng 4193:2005 cho toàn bộ sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của công ty qua đó đảm bảo xuất khẩu với giá thành cao. Đối với sản phẩm cà phê tiêu dung: cà phê hòa tan, và cà phê 3 in 1 của công ty cần có chiến lược định vị thị trường cho sản phẩm một cách rõ rang từ đó xác định thị trường tiêu thụ chủ lực để tập trung. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng cà phê càng trở nên phổ biến đặc biêt là ở những nước đang phát triển, cà phê đã trở thành một thức uống hàn ngày không thể thiếu được đối với một bộ phận không ít người trong đó đông đảo là những người trẻ tuổi vì vậy công ty có thể đa dạng hóa sản phẩm cà phê hòa tan của mình theo hướng tạo ra nhiều hương vị khác nhau từ các loại hoa quả, giảm nồng độ cà phê. Bước đầu sẽ hướng vào các thị trường trong khu vực và một số nước khác như Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản… Đưa ra một số sản phẩm mới như cà phê nước với sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau thích hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau. 2. Giải pháp nghiên cứu thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu Đối với công ty do nguồn lực tài chính còn hạn chế nên sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn( nghiên cứu tài liệu ) để nghiên cứu thị trường. Phương pháp này ít tốn kém phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Mặc dù độ tin cậy của phương pháp này không cao bằng hình thức nghiên cứu tại hiện trường nhưng điều quan trọng là phải xác định tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và xác định rõ các nguồn thông tin cần thiết, có sự tổng hợp sàng lọc.Các thông tin cần thiết như tổng mức cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới , mức tiêu thụ cầu từng thị trường , mức tiêu thụ bình quân đầu người trên các thị trường ...và quan trọng hơn là các thông tin về giá cả trên các thị trường 3. Giải pháp nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thị trường hiện nay vì hoạt động này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Một thực tế nữa là lây nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận chuyển cấp vận đơn chưa xếp hàng, do đó nhà XK không thanh toán được tiền hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Vì vậy, Cần Sử Dụng Điều Kiện FCA (free carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi xuất khẩu sẽ đảm bảo lợi ích cho công ty hơn. Đối với hợp đồng mua bán FCA, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ, khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container hoặc các trạm giao hàng lẻ, nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi container được xếp lên tàu,không bị ứ đọng vốn 4. Giải pháp quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu Trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải hết sức quan tâm đến vấn đề phòng tránh rủi ro. - Rủi ro về tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi không lường trước được đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, thị trường tài chính đang có những biến động lớn do tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tỷ gía là rất cần thiết. Rủi ro về tỷ giá hối đoái được xếp vào nhóm các rủi ro thị trường , tức những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không thể ngăn cho nó không cho nó xảy ra. Để quản trị rủi ro tỷ giá có thể sử dụng biện pháp sau: Thứ nhất là tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá cần có những hiểu biết cơ bản về tỷ gía hối đoái cộng thêm việc theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường. Thứ hai là sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong đó, quan trọng là sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh: các hợp đồng điển hình và là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro tỷ gía như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn 5. Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Thương mại điện tử đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên có những ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của mình Trước tiên phải đảm bảo hoạt động của Website giới thiệu về công ty về sản phẩm để các đối tác nước ngoài có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu giao dịch, cũng như kịp thời phản hồi những ý kiến từ phía khách hàng. Đặt đường liên kết đến với Website của các tổ chức về xuất khẩu cà phê khác như của hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, các website có chuyên trang giới thiệu về cà phê như Agroviet.gov.vn.... 6. Giải pháp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch Xuất khẩu qua sàn giao dịch đã trở nên hình thức giao dịch chính trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Vì vậy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để tham gia tốt vào thị trường giao dịch này để khai thác hết những lợi ích của hình thức giao dịch này mang lại. Vấn đề đầu tiên là phải đào tạo nâng cao kiến thức doanh nghiệp về các nghiệp vụ của các thị trường này. Trong thời gian qua doanh nghiệp đã tham gía vào sàn giao dịch hàng hóa ở NewYork nhưng nhìn chung mới chỉ ứng dụng ở mức độ dựa trên thông tin về giá cả ở các thị trường đó làm căn cứ xác định giá hợp đồng xuất khẩu, và tìm kiếm khách hàng. Thế nhưng những công cụ rủi ro của sàn giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp vẫn chưa được doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần làm quen với một số nghiệp vụ bảo hiểm cho hợp đồng giao dịch cho mình như sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc nghiệp vụ tự bảo hiểm ( hedging) Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại với các bạn hàng quốc tế, đồng thời xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh và có chiến dịch quảng bá sản phẩm hợp lý. Làm được những điều này, doanh nghiệp sẽ gặt hái được những thành công lớn trong tương lai. LỜI KẾT LUẬN Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Trong khi thị trường trong nước chưa đủ lớn, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước chưa cao, việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trương nước ngoài đang là xu hướng chung của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất đồ nông sản. Với vai trò là một công ty chế biến và xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam, Thái Hòa đã có những chiến lược, những giải pháp đúng đắn nhằm đưa sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế, qua đó khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam đối với tất cả bạn bè trên thế giới. Trong những năm phát triển tiếp theo, tổng công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa sẽ tập trung vào việc chế biến, nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu, tăng thêm giá trị cho cà phê Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ấn phẩm 10 năm cà phê Thái Hòa của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái hòa và các số liệu báo cáo của công ty: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình phát triển kinh doanh, định hướng trong thời gian tới.... 2. Bộ Công Thương- Tạp chí Thương mại 3. PGS, TS Võ Thanh Thu 2005 , “ Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- Tạp chí kinh tế đối ngoại 5. Đỗ Hữu Vinh , “Marketing xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê 6. Website : www.ICO.com - website của tổ chức cà phê thế giới www.vicofa.gov.vn - Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam www.Agroviet.gov.vn - Website chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam Và các báo điện tử khác như Vietnamnet, Vneconomy, Diễn đàn doanh nghiệp, Vov,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa.doc
Luận văn liên quan