Mục Lục
PHẦN I : BÁO CÁO CHUNG
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG
1. Đặc điểm tình tình của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long .
1.1. Giới thiệu về chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long – Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
1.2. Chức năng và nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long .
1.2.1. Chức năng của chi nhánh PJICO thăng long
1.2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh PIJICO Thăng Long
1.3 . Đội ngũ cán bộ công chức , viên chức và lao động
2 . Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1 . Thuận lợi
2.2. Khã kh¨n .
II . Tình hình thực hiện bảo hiểm thương mại ở chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
2.1. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở chi nhánh PJICO Thăng Long
2.2. Công tác bồi thường năm 2009 của chi nhánh
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009 .
III . Kiến Nghị .
PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn
2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
2.1. Đối tượng bảo hiểm
2.2. Phạm vi bảo hiểm.
2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
2.3.1. Giá trị bảo hiểm
2.3.2. Số tiền bảo hiểm
2. 4.Phí bảo hiểm hoả hoạn
2. 4.1. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hỏa hoạn
2.4.2. Phương pháp xác định phí bảo hiểm:
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
1. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh PJICO
2.1. Quy trình giám định
2.2 . Qui trình bồi thường
3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh PJICO giai đoạn 2007 - 2009
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG
1 . Phương hướng và mục tiêu hoặt động của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long trong những năm tới
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thườngtrong nghiệp vụ bảo hiểm họa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
2.1. Đối với nguồn nhân lực
2.2. Về mặt trang thiết bị
2.3. Về mặt thông tin
KẾT LUẬN
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác giám định và bồi thường tồn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm pjico Thăng Long giai đoạn 2007-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiÓm nªn viÖc triÓn khai c¸c nghiÖp vô b¶o hiÓm cña chi nh¸nh cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n
MÆt kh¸c do thu nhËp cña ngêi d©n lµ thÊp dÉn ®Õn nhu cÇu tham gia b¶o hiÓm cha cao. Nh÷ng ngêi cã thu nhËp kh¸ hä thêng ý thøc ®îc c¸c rñi ro, nguy c¬ x¶y rñi ro, hä thêng tham gia b¶o hiÓm ®Ó nh»m b¶o vÖ m×nh tríc nh÷ng rñi ro nµy
Bªn c¹nh ®ã, tr×nh ®é chuyªn m«n cña c¸n bé nh©n viªn trong c«ng ty còng lµ mét vÊn ®Ò næi cém. PhÇn lín hä ®· ®îc ®µo t¹o qua vÒ b¶o hiÓm, cã tuæi trÎ vµ sù n¨ng ®éng, thÝch øng nhanh ®îc víi thÞ trêng. Mét ®iÒu dÔ nhËn thÊy lµ kh«ng ph¶i ai còng xuÊt s¾c trong c«ng viÖc. T×nh tr¹ng c¸n bé b¶o hiÓm bÞ h¹n chÕ bëi kü n¨ng b¸n hµng, kh¶ n¨ng giao tiÕp vÒ ngo¹i ng÷, tr×nh ®é sö dông vi tÝnh, bÒ dµy kinh nghiÖm cßn kh¸ phæ biÕn vµ ®· ¶nh hëng nhÊt ®Þnh ®Õn hiÖu qu¶ kinh doanh cña chi nhánh
II . Tình hình thực hiện bảo hiểm thương mại ở chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở chi nhánh PJICO Thăng Long
Các sản phẩm bảo hiểm mà chi nhánh PJICO đang kinh doanh :
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển:
+ Bảo hiểm hàng xuất.
+ Bảo hiểm hàng nhập.
+ Bảo hiểm hàng vận chuyển trong nước.
- Bảo hiểm xe cơ giới:
+ Bảo hiểm bắt buộc TNDS của Chủ xe cơ giới
+ Bảo hiểm tự nguyện TNDS của Chủ xe cơ giới
+ Bảo hiểm TNDS của Chủ xe cơ giới đối với hàng hoá trên xe.
+ Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái, phụ xe.
+ Bảo hiểm vật chất xe.
- Bảo hiểm tàu thuỷ:
+ Bảo hiểm thân, vỏ tàu.
+ Bảo hiểm TNDS chủ tàu.
- Bảo hiểm tài sản , trách nhiệm
+ Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
+ Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
+ Gián đoạn kinh doanh
+ Trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm
+ Trách nhiệm nghề nghiệp
- Bảo hiểm kỹ thuật
+ Bảo hiểm kỹ thuật
+ Bảo hiểm xây dựng
- Bảo hiểm con người:
. Công tác bồi thường năm 2009 của chi nhánh
Bảng kết quả doanh thu , tỷ lệ bồi thường theo nhóm nghiệp vụ
Số TT
Nghiệp vụ
Doanh thu
Bồi thường
Tỷ lệ
1
Hàng hóa
142.189.531
2
Tàu biển
2.057.436.232
3
Tàu sông
130.976.155
4
Ô tô
13.064.349.154
6.830.495.654
52%
5
Xe máy
3.223.185.236
321.519.000
10%
6
Học sinh
2.037.527.600
1.360.801.850
67%
7
Con người
4.649.268.106
759.449.123
16%
8
Cháy
781.106.009
9
Xây lắp
2.479.907.505
53.991.000
2%
10
Trách nhiệm
706.425.551
Tông cộng
29.272.371.106
9.326.176.627
32%
(Nguồn : chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long )
Bảo hiểm ô tô : tổng thu ô tô đạt trên 13 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 44% doanh thu toàn chi nhánh . Đây là nghiệp vụ chủ lực và mũi nhọn của chi nhánh năm 2009 và những năm tiếp theo . Công tác quản lý khai thác , giám định bồi thường được cải thiện , tỷ lện bồi thường / doanh thu đạt 52% hơi cao so với chi tiêu đặt ra ( dưới 50%)
Bảo hiểm xe máy : doanh thu đạt trên 3,2 tỷ đồng không tăng trưởng so cùng kỳ năm 2008 , nguyên nhân do sức sụt giảm chung của cả thị trường Tỷ lện bồi thường đạt 10% đạt yêu cầu kinh doanh
Bảo hiểm học sinh , giáo viên : Đây là nghiệp vụ tập trung triển khai chủ yếu tại các phòng nghiệp vụ Hà Tây cũ , tuy cạnh trạnh gắt gao nhưng chất lượng phục vụ của PJICO rất tốt nên giữ vững được thị trường đã triển khai và có tăng trưởng 33% . Tuy nhiên tỷ lện bồi thường cao (67%)
Bảo hiểm con người : Năm 2009 chi nhánh triển khai thành công các nghiệp vụ bảo hiểm con người với đa dạng các đối tượng bảo hiểm , đặc biệt nghiệp vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mang lại doanh thu lớn ( trên 4 tỷ đồng ) và hiệu quả cao , tỷ lện bồi thường thấp ( 16%)
Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản , xây dựng lắp đặt , bảo hiểm kỹ thuật : Đây là nhóm nghiệp vụ có tăng trưởng cao so với năm 2008 ( trên 32 tỷ đồng )và chiếm 15% doanh thu toàn chi nhánh
Các nghiệp vụ về hàng hải : năm 2009 , lần đầu tiên chi nhánh triển khai nghiệp vụ tàu biển , đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng
Nghiêp vụ bảo hiểm hàng hóa tuy chi nhánh có triển khai nhưng hiêu quả còn chưa cao , đạt doanh thu gần hơn 142 triệu đồng , chủ yếu là các khách hàng nhỏ , giá trị bảo hiểm thấp .
2.2. Tình hình hoặt động kinh doanh của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
Kết quả hoặt động kinh doanh của chi nhánh PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu (tỷ đồng)
13.48
19.86
29.27
Chi phí(tỷ đồng)
4.45
7.25
9.32
Lợi nhuận(tỷ đồng)
9.03
12.61
19.95
Dự phòng(tỷ đồng)
5.3
7.9
13.1
III . Kiến Nghị
Chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long cần phải xây dựng một chiến lược khai thác phù hợp vì trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt hơn . Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường bảo hiểm hiện nay, các công ty bảo hiểm phải liên tục đổi mới phương thức hoạt động, tìm ra các biện pháp khắc phục hạn chế những mặt yếu và phát huy những mặt mạnh của mình. Vì thế nên khi xây dựng chiến lược khai thác chi nhánh phải xác định được vị trí, uy tín của mình trên thị trường, điều này có ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh của chi nhánh
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong quần chúng nhân dân, vì tuyên truyền quảng cáo là một trong những chiến lược maketing, là một hoạt động rất quan trọng trong công tác hỗ trợ cho khai thác và xúc tiến bán hàng, nhưng do hạn chế về chi phí quảng cáo của các chi nhánh nên công tác quảng cáo chưa được chú trọng lắm. Vì vậy chi nhánh cần tăng thêm chi phí cho lĩnh vực này để có thể thực hiện tốt chương trình quảng cáo lớn và ấn tượng. Các biển quảng cáo cần được về số lượng và lắp đặt tại các nơi đông dân cư như: nhà ga, bến cảng, trên đường phố ..
Tổ chức các hội thảo, hội thi khách hàng tìm hiểu về bảo hiểm, hợp tác với các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia giải đáp những thắc mắc về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Xây dựng và quản lý một hệ thống đại lý có hiệu quả. Có phương án đầu tư chiến lược vào các ngân hàng lớn trên địa bàn, biến họ thành đại lý bán sản phẩm bảo hiểm vì đây là nguồn thu phí rất lớn cho chi nhánh. Đồng thời mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Chi nhánh cũng phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của các đại lý có hiệu quả từ đó rút ra kinh nghiệm và có chiến lược cho phù hợp hơn.
Tăng cường việc giới thiệu khuyếch trương sản phẩm danh tiếng của chi nhánh, tăng cường bán bảo hiểm thông qua mạng Internet. Hình thức này mang lại lợi ích lớn cho các công ty và trên thế giới hiện nay nó là hình thức phổ biến vì :
● Có thể giới thiệu sản phẩm không bị giới han về thời gian, không gian, số lượng người được giới thiệu trong cùng một lúc.
● Mở ra kênh liên lạc trực tiếp với khách hàng qua mạng.
● Giảm chi phí trung gian, quản lý .
● Chi phí quảng cáo trên mạng không tốn kém chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/1 tháng so với 45-50 triệu đồng cho phút quảng cáo trên ti vi.
Đến nay công ty PJICO đã có trang Web (www.pjico.com.vn ) song thông tin với nội dung chưa được phong phú. Do vậy cần tăng cường những thông tin cần thiết như: những quy định về phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm, bồi thường…
● Trong khi làm khai thác phải đặc biệt chú ý đến công tác đánh giá mức độ rủi ro
Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý bằng cách phân chia khách hàng theo các tiêu thức khác nhau để tiện cho viêc khai thác và có chính sách ưu đãi hợp lý cho từng loại khách hàng .
Đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng.
PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
LỜI MỞ ĐẦU
Với việc mở cửa nền kinh tế chúng ta đã thực hiện được công cuộc cải cách nền kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, các ngành sản xuất ngày càng được mở rộng, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển. Nhưng thực tế không phải bao giờ chúng ta cũng có được thuận lợi, trái lại cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế cũng tạo ra nhiều vật liệu và hàng hoá hơn. Do đó công tác phòng chống hoả hoạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn, và khi mà hoả hoạn xảy ra thì cũng rất khó khăn để dập tắt ngọn lửa và khi đó không thể tránh khỏi tổn thất. Con người từ xưa đến nay đã tìm nhiều biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại do hoả hoạn gây ra như: lập đội cứu hoả, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy…..Tuy vậy thì tham gia bảo hiểm là hình thức hữư hiệu nhất khi hoả hoạn xảy ra
Ở nước ta, bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ khá mới mẻ được triển khai vào cuối năm 1989 nhưng cũng đã sớm chứng tỏ được tầm quan trọng, khi mà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Các doanh nghiệp phải tự hoạch toán, tự đầu tư nguồn vốn, và nguy cơ hoả hoạn cao, nhiều doanh nghiệp đã mua bảo hiểm để đảm bảo cho công việc sản xuất kinh doanh bền vững
Qua thời gian thực tập ở chi nhánh bảo hiểm PETROLIMEX Thăng Long (PJICO) được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong chi nhánh , em đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 ”
Đề tài được viết với mục đích tìm hiểu công tác giám định và bồi thường, phân tích những kết quả đạt được cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Với mục tiêu trên ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được trình bày như sau:
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
Chương 2: Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm hoả hoạn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hỏa hoạn, tuy nhiên theo luật phòng cháy và chữa cháy hiện nay, hỏa hoạn được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn, nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Các vụ cháy xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng không chỉ ở những nước kém phát triển mà cả ở những nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển như Anh, Pháp, Mỹ
Con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với cháy như các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy…Tuy nhiên, để đối phó với hậu quả do cháy gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là một trong các phương pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó khi tham gia bảo hiểm người được bảo hiểm còn có thể nhận các dịch vụ tư vấn về quản lí rủi ro, phòng cháy chữa cháy từ phía nhà bảo hiểm.
Ở Việt Nam hàng năm, các vụ cháy xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn cả người và tài sản. Có thể thấy rằng cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, mỗi loại tài sản khác nhau thì có khả năng xảy ra cháy khác nhau và tổn thất do cháy gây ra thường rất lớn, có khi mang tính thảm họa.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu tư, khai thác ngày một gia tăng, khối lượng hàng hóa, vật tư luân chuyển và tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng và phong phú. Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, bên cạnh việc tích cực phòng cháy, chữa cháy thì bảo hiểm cháy thực sự là một giá đỡ, cứu cánh, lựa chọn tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai ở Việt Nam từ cuối năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Luật kinh doanh bảo hiểm ( có hiệu lực từ ngày 01/4/2001) đã quy định bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, các sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng đa dạng và phong phú. Tổng doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ năm 2003 đạt gẩn 350 tỷ VNĐ, chiềm khoảng 9% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cùng kỳ, đến năm 2005 các con số tương ứng là 527 tỷ đồng và 9,51%.
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm họa hoạn
2.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm các tài sản là bất động sản và động sản ( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng, lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)
Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dỡ, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn…
2.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm hỏa hoạn, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.
Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi xảy ra hỏa hoạn.
Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra hỏa hoạn
2.2.1. Rủi ro có thể được bảo hiểm
Các đơn bảo hiểm hỏa hoạn đều có sự phân biệt giữa những rủi ro cơ bản, rủi ro phụ và những trường hợp loại trừ. Trong bảo hiểm hỏa hoạn, rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
A, Những rủi ro cơ bản:
Rủi ro cỏ bản bao gồm: cháy, sét và nổ.
+ Cháy:
Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn không định nghĩa rõ thế nào là cháy. Theo nghĩa thông thường, cháy được hiểu là phản ứng hóa học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người tài sản.
Hỏa hoạn sẽ được bảo hiểm nếu đủ các yếu tố sau:
Phải thực sự có phát lửa. những thiệt hại do cháy đơn thuần không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là, không được bảo hiểm.
Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò nung dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là nguồn lửa chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò nung dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là nguồn lửa chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. những tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại trong nguồn lửa chuyên dùng, hoặc ngay cả những thiệt hại gây ra cho tài sản được bảo hiểm do bị rơi vào nơi đun nấu bình thường cũng không được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu các nguồn lửa chuyên dùng này làm cháy một tài sản hay một vật nào đó và việc cháy từ vật này gây thiệt hại cho các tài sản được bảo hiểm thì sẽ phát sinh trách nhiệm của nhà bảo hiểm theo rủi ro này.
Việc phát sinh nguồn lửa này phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm, chứ không phải là do cố ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của họ. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm.
Hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. Cho dù có thể có yếu tố ngẫu nhiên nhưng những yếu tố nội tại, tự phát từ trong bản thân tài sản được bảo hiểm bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn đã loại trừ những thiệt hại do quá trình tự lên men, tự phát nhiệt của bản thân tài sản, hoặc tài sản phải trải qua bất kỳ quá trình nào liên quan tới việc sử dụng nhiệt. Chẳng hạn, thiệt hại của đồ gốm do nung nhiệt độ cao bị biến dạng hoặc mất màu, đều không được đảm bảo bởi rủi ro này
Tuy nhiên, nhà bảo hiểm chỉ loại trừ đối với những thiệt hại của tài sản tự phát cháy, chứ không loại trừ đối với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từ đám cháy. Ví dụ, một khi thức ăn gia súc bỗng nhiên bốc cháy, trước khi đội cứu hỏa kịp đến hiện trường, lửa đã lan và gió đã thổi lửa vào một kho chứa thóc bên cạnh. Loại trừ theo đơn bảo hiểm được áp dụng đối với kho thức ăn gia súc bởi vì nó tự động phát cháy nhưng kho chứa thóc vẫn nằm trong diện được tính bảo hiểm.
Khi có đủ các điều kiện trên và có thiệt hại về vật chất của đối tượng bảo hiểm thì những thiệt hại đó sẽ được bảo hiểm bồi thường cho dù đó là do cháy hay do nhiệt hoặc khói. Như vậy những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm do hỏa hoạn bao gồm những thiệt hại về vật chất do bị hủy hoại vì hỏa hoạn ( đương nhiên là loại trừ những thiệt hại về thân thể) thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra, thiệt hại do nước dùng để chữa cháy, thiệt hại do phá vỡ để ngăn chặn đám cháy lây lan, thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài sản và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa, thiệt hại do mất mát những tài sản được bảo hiểm xảy ra trong hỏa hoạn ( trừ việc đánh cắp do công ty bảo hiểm phát hiện ra)
Hỏa hoạn do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều được nhà bảo hiểm đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh việc loại trừ những thiệt hại của tài sản do tự phát hoặc chịu tác động của một qua trình xử lý nhiệt, bảo hiểm cũng loại trừ trường hợp hỏa hoạn do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên như cháy ngầm ở mỏ than hay giếng dầu và những thiệt hại gây nên do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đát đai dù là ngẫu nhiên. Những trường hợp loại trừ này, nếu người được bảo hiểm yêu cầu, vẫn có thể được bảo hiểm bởi những rủi ro phụ hoặc những điều khoản bố sung.
+ SÉT
Nhà bảo hiểm sẽ bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét, hoặc do sét gây ra hỏa hoạn. Như vậy khi sét đánh mà không phá hủy hoặc gây hỏa hoạn cho tài sản được bảo hiểm thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm.
Cần lưu ý khi tia sét phá hủy trực tiếp hoặc làm phát lửa gây hỏa hoạn đối với các thiết bị điện thì được bảo hiểm bồi thường. Nếu tia sét chỉ làm thay đổi dòng điện mà không gây ra hỏa hoạn dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện thì không được bồi thường theo rủi ro này.
+ NỔ
Nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn hoặc khí.
Các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm với điều kiện là nổ không phải do các nguyên nhân bị loại trừ. Như vậy, chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây ra hỏa hoạn. Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn ở các trường hợp nổ do nồi hơi hoặc hơi đốt được sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt( như thắp sáng sưởi ấm) loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
Trương hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ hỏa hoạn thì thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn thì thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì không được bồi thường.
b, Những rủi ro phụ
Bên cạnh những rủi ro chính còn có những rủi ro phụ, các rủi ro này không được bảo hiểm riêng mà chỉ có thể được bảo hiểm cùng với những rủi ro cơ bản ( hỏa hoạn, sét và nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt) và chỉ được bảo hiểm khi khách hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và phải dược ghi rõ trong giấy yêu cầu và giấy chứng nhận bảo hiểm. Rủi ro phụ bao gồm:
Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào.
Nhà bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại của tài sản được bảo hiểm do các phương tiện hay thiết bị rơi xuống và chuyển động với vận tốc âm thanh hoặc siêu âm thanh đều bị loại trừ
Gây rối, đình công, bãi công, sa thải
Hành động ác ý
Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn lan do hậu quả của động đất và núi lửa phun.
Đây là rủi ro mở rộng của rủi ro cơ bản. Trong rủi ro hỏa hoạn và rủi ro nổ (nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt), người bảo hiểm đã loại trừ thiết hại do động đất hoặc núi lửa phun. Để được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải mua bảo hiểm thêm rủi ro này.
Giông, bão, lụt.
Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước.
Va chạm bởi xe cộ hay động vật.
2.1.2.. Rủi ro loại trừ
Trong các nghiệp vụ bảo hiểm đều có những rủi ro loại trừ. Trên thực tế có những loại rủi ro không thể bảo hiểm được. Vì thế trong bảo hiểm hỏa hoạn, các loại trừ được áp dụng như sau:
Thiệt hại do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra
Những thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công,sa thải công nhân trừ khi rủi ro này được ghi nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy định tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh,xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự ( dù có tuyên chiến hay không tuyên chiến) Nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa,cách mạng, binh chiến, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền…
Những hành động khủng bố
Binh chiến, dấy binh,bạo loạn, khởi nghĩa cách mạng bạo động, đảo chính lực lượng quân sự, phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố hoặc nguyên nhân đẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm.
Những tổn thất (dù là tổn thất tài sản trực tiếp haychi phí có liên quan hay tổn thất có tính chất hậu quả) trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến.
Nguyên liệu vũ khí hạt nhân.
Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân.
Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện hay do bất kỳ nguyên nhân nào( kể cả sét)
Tuy nhiên, điểm loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc, khí cụ điện hoặc những bộ phận của thiết bị điện khác bị phá huỷ, hư hại do cháy phát sinh từ các máy móc, thiết bị nói trên.
+ Những thiệt hại gây ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm xảy ra do:
Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm.
Bất kỳ rủi ro nào phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn ( trừ khi có những điểm loại trừ khác)
+ Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc và đá quý, tiền (Giấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, tượng sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ trừ khi được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm
+ Tổn thất về người, động vật và thực vật sống
+ Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm thêo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải và dù có hay không bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
+ Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường.
2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
2.3.1. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là cơ sở để nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm.
-Đối với nhà cửa, vật kiến trúc, giá trị bảo hiểm được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó ( Giá trị xây dựng mới) trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Giá trị xây dựng mới có thể xác định dựa trên cơ sở thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu hoặc xác định giá trị mới cho từng phần như nền móng, sàn nhà, giường, trần, mái, trang trí nội thất.
+ Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác, giá trị bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt của loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất… hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng.
+ Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở, giá trị bảo hiểm được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm.
2.3.2. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giá trị tài sản được người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đó là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm.Vì thế xác định chính xác số tiền bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cơ sở xác định số tiền bảo hiểm có thể được xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa.
Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình: người được bảo hiểm tính trước và thông báo cho người bảo hiểm giá trị của số hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng…theo số dư thực tế của từng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm.Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình.Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa ( hay còn gọi là giá trị điều chỉnh): người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho người bảo hiểm giá trị của số lượng vật tư, hàng hóa tối đa có thể đạt vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính theo giá trị tối đa này, song chỉ tạm nộp một phần. Đầu mỗi tháng hoặc quý, người được bảo hiểm thông báo cho nhà bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng trong quý trước đó.Cuối thời hạn bảo hiểm trên cơ sở các giá trị được thông báo, nhà bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm.Nếu trong thời hạn bảo hiểm, xảy ra rủi ro thuộ phạm vi bảo hiểm và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả.Trong trường hợp này số tiền bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm.Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm xuất trình sổ sách kế toán để kiểm tra các số liệu được thông báo.
Nếu vật tư hàng hóa mua về để kinh doanh, nếu có thỏa thuận còn được bảo hiểm cả lãi kinh doanh. Lãi kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ lãi bình quân của người được bảo hiểm thu được đối với vật tư, hàng hóa trước khi xảy ra tổn thất.
Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp, đòi hỏi nhà bảo hiểm phải biết giá trị hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt chẽ số hàng háo đó trong suốt thời gian bảo hiểm. Những tài sản có giá trị lớn công ty bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm vì tính phức tạp và khó khăn.
Ngược lại, bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo dõi. Nếu một loại hàng hóa được bảo hiểm giá trị biến động trên thị trường thì việc áp dụng phương pháp này rất thuận tiện.
Phí bảo hiểm
. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến phí bảo hiểm họa hoạn
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến biếu phí và đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn đa dạng về chủng loại , giá trị và mực độ rủi ro . Bởi vậy không thể áp dụng một biểu phí cố định . Trên thực tế , một số yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến biểu phí :
Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh . Mỗi ngành nghề sử dụng một loại nguyên vật liệu , máy , móc , thiết bị , nguồn động lực riêng để sản xuất ra những sản phẩm khác nhau . Những yếu tố trên có độ bén và đọ chịu lửa khác nhau vì vậy nguy cơ tổn thất cũng khác nhau
Độ bền vững và kết cấu cảu nhà xưởng , vật kiến trức : việc đánh giá độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng , vật kiến trúc dựa trên các yếu tố : khung nhà tường nhà , sàn nhà , số lượng từng và độ cao của tòa nhà , mái nhà , trang trí nội thất bên trong . Tổng hợp kết quả phân loại của từng yếu tố được kết quả phân loại của nhà cửa , vật kiến trúc . Tùy theo các yếu tố kết hợp vật liệu xây dựng có thể chịu đựng được lâu dài hay không đối với sức nóng người ta chia làm ba loại ( theo độ chịu lửa )
+ Vật liệu nặng khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt như bê tong , cốt thép , đá , loại này được sử dụng để xây dựng công trình loại D
+ Vật liệu trung gian : là vật liệu nhiều chất hóa học trộn với vật liệu thiên nhiên , khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng , loại này được sử dụng để xâu dựng công trình loại N
+ Vật liệu nhẹ : loại này dễ bắt lửa và không có sức chịu lửa , loại nàu được sử dụng để xây dựng công trình loại L
Vị trí của tài sản : trường hợp những tài sản được bảo hiểm ở trong cùng một tòa nhà , kho tàng gần nhau và không có bức tường chống lửa giữa các tòa nhà , kho tàng . Khi xảy ra hỏa hoạn , hơi lửa hoặc hơi nóng sẽ được truyền lên qua các tầng nhà , qua các cầu thanh lên xuống , qua lỗ hổng hoặc qua các cửa sổ làm cho các tầng nhà có thể bị sâph kéo theo các thiệt hại bên trong . Đó là các yếu tố làm tăng thêm mức trầm trọng của rủi ro , ảnh hưởng đến phí bảo hiểm
Phòng cháy chữa cháy : đây là một yếu tố quan rọng ảnh hưởng đến việc tính phí . Công tác phòng cháy chữa cháy là một yếu tố để điều chỉnh phí bảo hiểm . Nếu công tác phòng cháy chữa cháy được trang bị tốt để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra thì phí bảo hiểm được tính thấp hơn
Vị trí nguồn nước gần hay xa nguồn nước , đội cứu hỏa , cũng ảnh hưởng đến một phần phí bảo hiểm
Phương pháp xác định phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm họa hoạn được tính theo công thức :
P = Sb ´ R
Trong đó: P - Phí bảo hiểm.
Sb - Số tiền bảo hiểm.
R - Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia làm hai bộ phận là tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phí phụ
R = R1 + R2
Trong đó: R1 - Tỷ lệ phí thuần
R2 - Tỷ lệ phí phụ
Có hai phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần : theo phân loại và theo
danh mục
+ Xác định tỷ lệ phí thuần theo phân loại : Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau cùng một loại , sau đó tính tỷ lệ phí mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại đó . Phương pháp này phù với với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau như nhà ở dân cư , các nhà thờ
+ Xác định tỷ lệ phí thuần theo danh mục : theo phương pháp này tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định theo ba bước :
Bước 1: Rà xét lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm cháy rồi phân loại tài sản theo các danh mục tài sản khách nhau.
Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí thích hợp trong bảng tỷ lệ có sẵn.
Bước 3: Điều chỉnh tỷ lệ phí đã chọn theo các yếu tố tăng giảm.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 – 2009
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu (tỷ đồng)
13.48
19.86
29.27
Chi phí(tỷ đồng)
4.45
7.25
9.32
Lợi nhuận(tỷ đồng)
9.03
12.61
19.95
Dự phòng(tỷ đồng)
5.3
7.9
13.1
(Nguồn : chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long )
Đối với năm 2007 doanh thu phí bảo hiểm đạt 13.4 tỷ đồng , chi phí bồi thường là 4.4 tỷ , lợi nhuận đạt 9 tỷ đồng
Năm 2008 các chỉ tiêu doanh thu , chi bồi thường bảo hiểm có sự thay đổi . Nhìn trên bảng số liệu ta thấy doanh thu năm 2008 đạt 19.86 tỷ đồng tăng 6.3 tỷ so với năm 2007 tuy nhiên chi phí cũng có tăng lên 7.2 tỷ đồng tăng 2.8 tỷ so với năm 2007 . Nhưng ta thấy lợi nhuận năm 2008 chỉ đạt 12,6 tỷ đồng tăng 3.6 tỷ đồng so với năm 2007 , điều này đòi hỏi chi nhánh phải có các chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh hơn . Cùng với sự tăng lên của lợi nhuận thì dự phòng nghiệp vụ cũng tăng lên so với năm 2007 điều này cũng là động lực giúp cho chi nhánh có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh trong năm 2009
Năm 2009 nhìn vào bảng số liệu có thể nói các chỉ tiêu đã được khắc phục đáng kể, với tổng doanh thu tăng lên mạnh đạt 29.27 tỷ , tổng chi phí cũng tăng lên nhưng với mức độ tăng chậm hơn so với mức độ tăng trưởng của tổng doanh thu, đạt 9.3 tỷ chỉ tăng 2.1 tỷ so với chi phí năm 2008 . Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ chi nhánh ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn, tính chính xác, chuyên nghiệp hơn.
II . Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm họa hoản tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 – 2009 .
1. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích lợi nhuận, nhưng để có được lợi nhuận thì công ty bảo hiểm không thể chỉ tính trong vài năm mà là theo cả cuộc đời của hợp đồng bảo hiểm. Quá trình hoạch toán của bảo hiểm là quá trình hoạch toán ngược, có nghĩa là tính đến chi phí trước khi tính doanh thu. Lợi nhuận được hình thành trên doanh thu và chi phí. Để thấy rõ kết quả đạt được của chi nhánh ta xem xét bảng sau:
Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO
giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
Số hợp đồng
Đơn vị
113
186
294
Doanh thu
Đồng
332.847.127
478.638.729
781.106.009
Chi phí
Tr.Đồng
183.000.000
205.000.000
335.000.000
Lợi nhuận
Đồng
149.847.127
273.638.729
446.106.009
Phân tích số liệu qua bảng trên, ta thấy số hợp đồng tăng theo chiều hướng thuận lợi. Cụ thể năm 2007 số hợp đồng là 113 hợp đồng bảo hiểm. Cho đến năm 2008 là 186 tăng 73 hợp đồng so với năm 2007. Năm 2009 số lượng hợp đồng mà chi nhánh khai thác tăng lên đáng kể , số hợp đồng tăng lên 108 hợp đồng so với năm 2008 , cụ thể là 294 hợp đồng. Đây là một điều đáng mừng khi mà trong điều kiện cạnh tranh gay gắt mà chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về hợp đồng một cách ổn định.
Doanh thu phí cũng biến động theo số hợp đồng tham gia bảo hiểm. Năm 2007 doanh thu phí bảo hiểm đạt 332 triệu đồng và tăng lên 478 triệu đồng vào năm 2008,. Đến năm 2009 doanh thu đạt 781 triệu đồng .
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chi phí của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn năm sau vẫn tăng hơn so với năm trước. Cụ thể là năm 2007, chi phí là 183 triệu . Năm 2008 cùng với sự tăng trưởng của số hợp đồng thì chi phí cho năm 2008 tăng 22 triệu đồng so với năm 2007 , cụ thể chi phí là 205 triệu đồng . Năm 2009 cùng với sự tưởng trưởng khá mạnh của số lượng hợp đồng thì chi phí cũng tăng lên khá mạnh , cụ thể chi phí là 335 triệu đồng tăng 130 triệu đồng so với năm 2008 và 153 triệu đồng so với năm 2007
Lợi nhuận được hình thành trên doanh thu và chi phí. Với sự tăng trưởng của chi phí và doanh thu như trên, tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm vẫn tăng cao. Năm 2007 lợi nhuận đạt 149 triệu đồng nhưng đến năm 2008, lợi nhuận đạt 273 triệu đồng tăng 124 triệu đồng so với năm 2007 . Năm 2009 thì xét theo doanh thu và chi phí bỏ ra thì đây được coi là 1 năm chi chi nhánh có lợi nhuận rất lớn , đạt 446 triệu đồng tăng 209 triệu đồng so với năm 2008 và 297 triệu đồng so với năm 2007
2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO
2.1. Quy trình giám định
Sơ đồ quá trình giám định nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
Trách nhiệm
Tiến trình
Mô tả
Nhận thông tin tổn thất
Giám định hiện trường và báo cáo nếú cần
Xử lý thông tin tổn thất
Lập báo cáo giám định hoặc báo cáo khác nếu cần
Hoàn chỉnh hồ sơ giám định để trình phương án giải quyết
Nhận báo cáo giám định
Thuê giám định
Báo Tái BH
Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ
Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ
Trưởng phòng chức năng/Lãnh đạo đơn vị
Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ
Trưởng phòng chức năng/Lãnh đạo đơn vị
Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ
Trưởng phòng chức năng/Lãnh đạo đơn vị
Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Hồ sơ giám định bao gồm chứng từ tài liệu chính như:
Báo cáo giám định cuối cùng
Tài liệu chứng nhận tham gia bảo hiểm của hạng mục bị thiệt hại
Tài liệu thể hiện tình trạng và giá trị của hạng mục bị thiệt hại ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất
Tài liệu xác nhận về diễn biến và nguyên nhân của tổn thất
Tài liệu xác định mức độ thiệt hại của hạng mục bị tổn thất
Tài liệu chứng minh hiện trạng và giá trị của hạng mục bị thiệt hại sau khi khắc phục tổn thất nếu có
Tài liệu và ảnh chụp khách có liên quan đến tổn thất nếu có.
2.2. Quy trình bồi thường
a) Sơ đồ quá trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn
Trách nhiệm
Tiến trình
Mô tả
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ
Trưởng phòng chức năng/Lãnh đạo đơn vị
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ Trưởng phòng chức năng/Cán bộ kế toán
Trưởng phòng kế toán
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ
Bồi thường viên/Người được giao nhiệm vụ
Tiếp nhận hồ sơ giám định và tài liệu liên quan đến khiếu nại
Lập tờ trình lãnh đạo đề xuất phương án giải quyết tổn thất
Xem xét trách nhiệm bảo hiểm
Trình duyệt phương án giải quyết
Hoàn chỉnh lưu trữ hồ sơ bồi thường
Thông báo phương án giải quyết
Thanh toán bồi thường
Tiến hành công tác sau bồi thường
Thông
báo tái BH
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Hồ sơ bồi thường bao gồm những chứng từ tài liệu sau:
Bản thanh toán tiền bồi thường
Công văn thông báo chấp thuận phương án bồi thường và phương thức thanh toán cho khách hàng
Công văn thông báo bồi thường
Tờ trình lãnh đạo
Hoá đơn chứng từ thanh toán
Bản đề nghị xác nhận nộp phí bảo hiểm
Hồ sơ giám định
3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009
Trong những năm gần đây cả nước có nhiều vụ hoả hoạn xảy ra. Khi có thông báo của khác hàng chi nhánh cử ngay cán bộ giám định xuống hiện trường giám định tổn thất và nguyên nhân rủi ro, giúp đỡ khách hàng sửa chữa, bảo quản tài sản và cùng với khách hàng hoàn thành hồ sơ bồi thường.
3.1. Công tác giám định:
Tình hình thực hiện công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm
vụ
2
0
0
Số vụ khiếu nại thực tế giải quyết
vụ
1
0
0
Số vụ khiếu nại mời chuyên viên chuyên ngành giám định
vụ
1
0
0
(Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn- PJICO)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, số vụ khiếu nại bồi thường trong những năm qua có thể nói là rất thấp . Năm 2007 có 2 vụ , năm 2008 và 2009 thì không có khiếu nại nào phát sinh . Có được kết quả như trên là do công tác đề phòng tổn thất chi nhánh hạn chế và đề phòng rất hiệu quả
3.2 . Công tác bồi thường
Tình hình thực hiện công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
Doanh thu phí
Đồng
332.847.127
478.638.729
781.106.009
Số tiền bồi thường
Đồng
53.500.000
0
0
Tỷ lệ bồi thường
%
16,07
0
0
Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm
vụ
2
0
0
Số vụ khiếu nại thực tế giải quyết
vụ
1
0
0
)
- Năm 2007: số vụ khiếu nại phát sinh trong năm là 2 vụ , số vụ khiếu nại thực tế giải quyết là 1 vụ , 1 vụ còn lại là chi nhánh giám định và thấy rằng vụ hỏa hoạn này không thuộc phạm vi bảo hiểm của chi nhánh và ko giải quyết . Số tiền bồi thường năm 2007 là 53.500.000 đồng chiếm tỷ lệ 16,07% trong tổng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm họa hoản
- Năm 2008 và năm 2009 số vụ khiếu nại phát sinh trong năm không có vụ nào xảy ra , sở dĩ đạt được kết quả như vậy là vì công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện rất tốt, hạn chế được số vụ hoản hoạn.
Tóm lại, công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự triển khai rất tốt , công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được chi nhánh rất chú trọng do đó nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn đạt được kết quả ngoài mong đợi là không có vụ nào xảy ra trong năm 2008 và năm 2009 .
4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009
Hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
Số vụ khiếu nại phát sinh trong năm
vụ
2
0
0
Số vụ khiếu nại thực tế giải quyết
vụ
1
0
0
Doanh thu phí
đồng
332.847.127
478.638.729
781.106.009
Số tiền bồi thường
đồng
53.500.000
0
0
Tỷ lệ bồi thường
%
50%
0
0
Số vụ khiếu nại mời chuyên viên chuyên ngành giám định
vụ
1
0
0
(Chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long )
Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác giám định và bồi thường tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn của chi nhánh đạt hiểu quả rất tốt . Tỷ lệ giải quyết bồi thường năm 2007 là 50% , còn năm 2008 và 2009 là 0%,
Số tiền bồi thường cho các vụ tổn thất không có biến động nhiều do chi nhánh đã chú trọng tới việc đề phòng và hạn chế tổn thất rút từ kinh nghiệm thực tế là năm 2007 chi nhánh đã phải bồi thường một khoản tiền khá lớn cho 1 vụ hỏa hoạn là 53.500.000 đồng . Từ đó các năm 2008 và 2009 chi nhánh đã chú trọng tới việc đề phòng hạn chế tổn thất nên trong năm 2008 và 2009 không có vụ hỏa hoạn nào xảy ra .
Công tác giám định và bồi thường là khâu vô cùng quan trọng của quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn, ở nghiệp vụ này khi tổn thất xảy ra thường rất lớn. Vì vậy, chi nhánh cũng cần nên nghiên cứu tìm hiểu ra điểm yếu của mình để đưa ra các giải pháp kịp thời góp phần giữ vững vị thế của chi nhánh trên thị trường bảo hiểm hoả hoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG
1 . Phương hướng và mục tiêu hoặt động của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long trong những năm tới
Năm 2010 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn là năm thuận lợi và là cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng . Chi nhánh xác định mục tiêu phấn đấu trong toàn chi nhánh năm 2010 cụ thể :
Mục tiêu :
Doanh thu tăng trưởng 50% , kế hoạch đặt ra là 50 tỷ đồng
Hiệu quả qui ước đạt 2 tỷ đồng
Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng / người/tháng
Đối với từng nghiệp vụ kinh doanh, phải phát huy các thế mạnh của đơn vị mình và không ngừng khắc phục các tồn tại để có thể hoàn thành và vượt mức so với kế hoach đã đề ra.
Để đạt được mục tiêu trên thì các thành viên trong đơn vị phải nỗ lực làm việc, đòi hỏi tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn, ngoài ra còn đòi hỏi độ chính xác phải cao hơn.
Ngoài ra mỗi một thành viên trong đơn vị cố gắng xây dựng hệ thống đại lý cho riêng mình nhằm mục đích thuận lợi cho công tác bán hàng, tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian.
Thực hiện chiến lược đến năm 2012 , năm 2010 chi nhánh mở thêm bốn văn phòng mới tại Quận trong nội thành Hà Nội với nguồn nhân lực 3 cán bộ/phòng
Để đạt được mục tiêu kế hoach đặt ra, năm 2010 và các năm tiếp theo chi nhánh cũng phải nâng cao hơn chất lượng khai thác của các khai thác viên. Ngoài ra còn phải có những chính sách lao động phù hợp hơn, sao cho các thành viên có cảm giác văn phòng như là một ngôi nhà chung từ đó giúp họ cảm thấy thân thiện hơn, khích lệ họ làm việc hăng hái hơn .
Giải pháp nhằm nưng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ hỏa hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long
2.1. Đối với nguồn nhân lực
Ngày nay, khi thị trường ngày càng mở rộng, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang có rất nhiều tiềm năng mở rộng, thì càng đòi hỏi cán bộ tham gia công tác giám định và bồi thường tổn thất phải có trình độ hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ cũng như quá trình sản xuất của máy móc tiên tiến. Chính vì vậy, chi nhánh nên nâng cao trình độ chuyên môn và tác phong làm việc cho cán bộ tham gia công tác này. Đối với những cán bộ giỏi, chi nhánh nên có những chế độ đãi ngộ hợp lý như khen thưởng, thăng chức, có như vậy mới khuyến khích được nhân tài đồng thời tránh được tình trạng cán bộ khi đã có kinh nghiệm lại chuyển sang công ty cạnh tranh làm việc. Ngược lại, đối với những cán bộ làm việc không có trách nhiệm để xảy ra việc bồi thường không hợp lý do những quyết định chủ quan không dựa trên cơ sở khoa học của họ cũng như do không đánh giá rủi ro rõ ràng, hay cấu kết với khách hàng thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm, chi nhánh cần có những hình thức kỷ luật thích đáng như cảnh cáo hoặc ở mức độ cao thì có thể bắt bồi thường thiệt hại cho chi nhánh và sa thải.
Chi nhánh nên tiến hành tuyển dụng thêm cán bộ thực hiện công tác giám định và bồi thường tổn thất không những chỉ đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn mà còn với các nghiệp vụ khác. Khi tuyển dụng mới các giám định viên, nên chú trọng đến việc tuyển dụng những người tốt nghiệp chính quy chuyên ngành bảo hiểm hay chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật. Như vậy công tác bồi dưỡng cán bộ sau này sẽ đơn giản hơn vì họ đã có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ này. Đồng thời khi tuyển dụng nên ưu tiên những người đã có kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên chú trọng thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, năng lực và trình độ.
Ngoài ra, tất cả các cán bộ, đại lý đảm nhận khâu khai thác, đánh giá rủi ro, đề đặc biệt là cán bộ làm công tác giám định bồi thường cần được đào tạo và thường xuyên đào tạo lại bằng cách chi nhánh có thể mời các chuyên gia về giới thiệu, bổ sung các kiến thức hoả hoạn .
2.2. Về mặt trang thiết bị
Có thể thấy, một trong những hạn chế hiệu quả của công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là do khan hiếm các thiết bị để phục vụ công tác này. Hiện nay chi nhánh chỉ mới có thể trang bị những thiết bị như máy ảnh, máy quay phim mà chưa thể đáp ứng những dụng cụ tiên tiến nhưng lại rất cần thiết cho quá trình giám định và bồi thường tổn thất như: máy đo độ ẩm, máy đo độ rung, máy đo phóng xạ…. Vì thế nếu như chi nhánh có thể dành ra một nguồn kinh phí để mua sắm các thiết bị này thì chắc chắn hiệu quả của công tác này cũng như công tác đánh giá rủi ro sẽ được nâng lên rất nhiều.
2.3. Về mặt thông tin
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một đòi hỏi thiết yếu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Trong kinh doanh bảo hiểm nhu cầu trao đổi và khai thác thông tin giữa các nhà bảo hiểm với các đối tác, khách hàng, giữa các phòng ban với nhau, giữa các nghiệp vụ trong chi nhánh là vô cùng lớn. Chi nhánh luôn luôn phải nắm bắt được những thông tin mới nhất về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh và về tình hình thị trường để có những phương hướng xử lý kịp thời. Vì thế, việc hiện đại hoá công nghệ thông tin phục vụ công tác đề phòng, hạn chế tổn thất và công tác giám định bồi thường lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
KẾT LUẬN
Khi mà nền kinh tế phát triển ngày càng chóng mặt, hội nhập kinh tế thế giới như một xu thế tất yếu của thời đại. Với việc Việt Nam gia nhập vào WTO thì những cơ hội cũng như thách thức đối với các công ty bảo hiểm cả nước nói chung và với chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long nói riêng ngày càng lớn. Việc thích nghi để tồn tại với những thách thức đó đang là vấn đề cần quan tâm rất lớn của chi nhánh . Cùng với sự ra đời của luật kinh doanh bảo hiểm thì hành lang pháp lí đối với chi nhánh ngày càng vững vàng , do đó hoạt động của chi nhánh cũng được đảm bảo hơn.
Chính vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác giám định và bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long đang là vấn đề cấp thiết. Đòi hỏi chi nhánh cần có sự cải cách, xây dựng hệ thống mạng lưới đại lý, nhân sự để chi nhánh PJICO Thăng Long trở thành nhà bảo hiểm có chất lượng dịch vụ bảo hiểm tốt nhất, đồng đều và ổn định trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hoạch định và thực hiện chiến lược đầu tư một cách bài bản và khoa học để bảo hiểm hoả hoản trở thành một trong những nghiệp vụ đem lại những lợi ích chủ yếu cho chi nhánh trong thời gian tới, khi mà thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, phát triển nhanh, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hình bảo hiểm mới. Điều này khiến cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời mở ra cơ hội lớn hơn nếu biết cách tiếp cận và thích ứng với nó.
Mục Lục
PHẦN I : BÁO CÁO CHUNG
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG……………………………………………………..
Đặc điểm tình tình của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long…………………………………………………………….
Giới thiệu về chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long – Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)……………
1.2. Chức năng và nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long…………………………………….
1.2.1. Chức năng của chi nhánh PJICO thăng long…………………
1.2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh PIJICO Thăng Long………………
1.3 . Đội ngũ cán bộ công chức , viên chức và lao động………………
2 . Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1 . Thuận lợi……………………………………………………
2.2. Khã kh¨n …………………………………………………….
II . Tình hình thực hiện bảo hiểm thương mại ở chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long................................................................
2.1. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở chi nhánh PJICO Thăng Long………………………………………………………………
2.2. Công tác bồi thường năm 2009 của chi nhánh…………………..
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long giai đoạn 2007-2009 . ……………………………
III . Kiến Nghị ………………………………………………………….
PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2007-2009………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác giám định và bồi thường tồn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại chi nhánh bảo hiểm pjico thăng long giai đoạn 2007-2009.doc