MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế là một hoạt động chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Một đất nước có nền kinh tế phát triển thì văn hóa xã hội mới phát triển. Chính sách mở cửa đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thị trường nhộn nhịp. Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa phong phú, đa dạng. Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, kinh doanh phải có lãi, nếu không sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Một trong số những điều quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là phải tổ chức tốt các nghiệp vụ kế toán về thanh toán, phân tích tình hình và khả năng thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp để từ đó nắm và làm chủ được tình hình tài chính của mình, thông qua đó có những biện pháp tích cực xử lý tốt tình hình công nợ. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên theo dõi nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc hoạt động sản xuất kinh có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp. Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm thường tồn tại các hình thức mua bán chịu giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do đó việc xác định thời hạn thanh toán và quá trình thu nợ các khoản phải thu là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp mà không gây ứ động vốn cũng như thiếu vốn hoạt động.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, cùng với cơ sở lý luận được thầy cô trang bị ở trường và những kiến thực tế học hỏi tại Công ty Cổ Phần LICOGI 14 em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo “ Thực trạng công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ Phần LICOGI 14”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thanh toán công ty cổ phần LICOGI 14.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu tình hình chung về công ty cổ phần LICOGI 14.
+ Tìm hiểu thực trạng kế thanh toán và phân tích tình khả năng thanh toán của công ty cổ phần LICOGI 14.
+ Phân tích và đánh giá được thực trạng công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ phần LICOGI 14.
+ Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thanh toán tại công ty cổ phần LICOGI 14.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác kế toán thanh toán tại Công ty cổ phần LICOGI 14.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ phần LICOGI 14
- Kế toán thanh toán với khách hàng.
- Kế toán thanh toán với người bán.
3.2.2. Về không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần LICOGI 14 - Số 2068 Đại Lộ Hùng Vương - Phường Nông Trang - Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
3.2.3. Về thời gian: tập hợp các số liệu về công tác kế toán từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2011 và số liệu kế toán thanh toán tập trung vào tháng 10 năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán thanh toán với công tác kế toán trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế hiện nay.
4.2 Phương pháp thống kê kinh tế.
Thu nhập thông tin số liệu vê quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán thanh toán nói riêng trong thời gian qua.
4.3 Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được định hướng đúng đắn trong quá trình hoàn hiện báo cáo.
4.4.Phương pháp kế toán.
4.4.1 Phương pháp chứng từ kế toán.
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được để phản ánh các hoạt động ( nghiệp vụ ) kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian vầ địa điểm phát sinh hoạt động ddoss vào bản chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán, công tác quản lý.
4.4.2 Phương pháp tài khoản
Phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán ( từ đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể) ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệ thống về các hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo, quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị và để lập được báo cáo kế toán định kỳ.
4.4.3 Phương pháp tính giá.
Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của tài sản theo những nguyên tác nhất định.
4.4.4 Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, bảng biểu, sơ đồ và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về công ty cổ phần LICOGI 14.
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán thanh toán với khách hang tại Công ty cổ phần LICOGI 14.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với khách hàng tại công ty cổ phần LICOGI 14.
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8218 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ Phần LICOGI 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận theo hóa đơn bán hàng xuất kho cho khách hàng.
+ Khoản trả trước cho người bán được hạch toán căn cứ vào phiếu chi, chứng từ ngân hàng, hợp đồng kinh tế.
+ Nguyên tắc xác định phải trả cho người bán dựa theo Hợp đồng, phiếu nhập kho và ghi nhận theo Hóa đơn mua hàng của bên mua.
+ Khoản người mua phải trả được ghi nhận vào hợp đồng, phiếu thu, chứng từ ngân hàng.
– Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế thu nhập hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.Công ty áp dụng mức thuế suất 25% trên lợi nhuận chịu thuế.
– Hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Do áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán nên các dữ liệu được lưu trong máy tính, khi có yêu cầu các báo cáo, sổ sách được in ra giấy và lưu trữ theo quy định hiện hành. Hệ thống tài khoản kế toán tại công ty cũng được mở chi tiết cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh.
– Hệ thống báo cáo được lập phù hợp với quy định hiện hành về nội dung, hình thức và thời gian. Cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu và lập các báo cáo sau:
+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN
1.7.2.3 Hình thức kế toán sử dụng
Công ty Cổ phần Licogi áp dụng hình thức kế toán máy vi tính xây dựng dựa trên hình thức Nhật ký chung. Đây là một hình thức kế toán hiện đại, mang lại nhiều lợi ích và đang dần được phổ biến trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Sơ đồ 1.4.Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ hạch toán chi tiết
Nhật ký chuyên dùng
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
* Giải thích sơ đồ
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.5.: Quy trình kế toán theo hình thức kế toán máy
Với hình thức kế toán máy, căn cứ vào các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm cài trên máy vi tính. Tùy thuộc vào tính chất của nghiệp vụ phát sinh, kế toán vào phân hệ tương ứng được thiết lập trong phần mềm để nhập liệu. Chương trình được thiết lập sẵn theo quy định hiện hành về kế toán sẽ tự động vào sổ đối với các dữ liệu được nhập.
Cuối tháng hoặc định kỳ báo cáo, kế toán viên tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu và tiến hành kết xuất các báo cáo, sổ cái, sổ chi tiết … Phần mềm kế toán thường có thể xuất ra đầy đủ các loại sổ thuộc các hình thức kế toán. Doanh nghiệp sẽ chọn loại sổ sách thuộc một hình thức nhất định để sử dụng. Hiện tại, công ty Cổ phần Licogi 14 kết xuất các loại sổ sách theo hình thức Nhật ký chung.
Để đảm bảo việc tổ chức kế toán phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán CIC. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán nhật ký chung.
Hình 1.1 Giao diện của phần miền kế toán CIC
Đặc trưng cơ bản nhất của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế của nghiệp vụ và phù hợp với các chuẩn mực, hệ thống kế toán, các quy định pháp lý có liên quan. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14
2.1 Thực trạng kế toán thanh toán với khách hàng tại công ty Licogi 14
2.1.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131 - Các khoản phải thu khách hàng
Các khoản phải thu của khách hàng kế toán thanh toán của công ty theo dõi chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, theo khoản nợ và tùng lần thanh toán.
Cụ thể ở công ty những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư Nợ lớn thì định kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản. Phân loại nợ: nợ đúng hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi có thể trích lập dự phòng hoặc có những biện pháp đối với khoản nợ không đòi được.
Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ lao vụ sản phẩm theo sự thỏa thuận giữa công ty và khách hàng nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu công ty giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao.
Khoản phải thu về phí chờ quyết toán của từng công trình phải được theo dõi chi tiết theo từng công trình xây dựng, khoản phí này là căn cứ để tính số trích trước về chi phí bảo hành công trình xây dựng vào chi phí bán hàng.
2.1.2 Chứng từ, sổ sách kế toán
Chứng từ
- Hóa đơn Giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu giao hàng, phiếu xuất kho, phiếu báo giá
- Bảng kê đối chiếu công nợ phải thu khách hàng
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra
………..
Sổ sách kế toán
- Sổ cái TK 131
- Sổ chi tiết TK 131
- Sổ nhật ký chung
………………..
2.1.3 Phương pháp hạch toán
Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ gốc tiến hành vào sổ chi tiết TK 131 được mở riêng cho từng khách hàng. Cuối kỳ kế toán so sánh số liệu trên sổ chi tiết và nhật ký chung tiến hành vào sổ cái.
Sổ chi tiết phải thu khách hàng được mở cho tất cả các khách hàng, thường xuyên hay không thương xuyên.
Tất cả trường hợp bán chịu, khách hàng ứng tiền trước hay thu tiền ngay đều được hạch toán qua TK 131.
Kế toán thực hiện mã hóa khách hàng để hạch toán chi tiết ví dụ như sau:
Phải thu khách hàng xăng dầu: XDTM
Phải thu khách hàng xây lắp: T001
Phải thu khách hàng dự án Minh Phương: DAMP
Phải thu khách hàng bán lẻ betông thương phẩm: BTTP
Ví dụ 2.1 : Ngày 06 tháng 10 năm 2010 công ty hoàn thành khối lượng xây lắp khối lượng xây lắp hoàn thành Nhà ở chung cư sinh viên 9 tầng A. Công ty tiến hành lập hóa đơn thanh toán với Ban quản lý chung cư sinh viên – Sở xây dựng tỉnh Phú Thọ.
Ví Dụ 2.2: Ngày 26 tháng 10 năm 2010 bà Hoàng Thi Thu An – Công ty Duyệt nộp tiền góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng ký thuật khu nhà ở và dịch vụ thương mại Minh Phương. Tổng số tiền là 316.800.000 đồng
Quy trình nhập liệu trên máy tính:
Để hạch toán nghiệp vụ trên phần mềm, khi nhận được hóa đơn chứng từ gốc kế toán tiến hành cập nhật theo trình tự sau: Trong giao diện chính của phần mềm , vào phân hệ Chứng từ Chứng từ kế toán Nhập số liệu Lưu lại số liệu được tự động cập nhập vào sổ chi tiết TK 131, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 131.
CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14
CHI NHÁNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN
LICOGI 14.2
PHIẾU THÔNG BÁO THU TIỀN
GÓP VỐN ĐÂU TƯ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU NHÀ Ở VÀ DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI MINH PHƯƠNG
Số:1410B/TB-DA
Kính gửi: Phòng Tài chính- Kế toán Công ty Cổ Phần LICOGI 14
Đề nghị Phòng Tài chính – Kế toán thu tiền góp vốn đầu tư Xây dựng hạ tằng Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Minh Phương cụ thể như sau:
1.Hợp đồng góp vốn đầu tư số: 1410B/HĐGVĐT 10 tháng 10 năm 2010
Giữa một bên là: Công ty Cổ Phần LICOGI 14
Và một bên là Ông (Bà): HOÀNG THỊ THU AN
Địa chỉ: Sóc Sơn – Hà Nội
2. Giá trị góp vốn đầu tư:
- Tổng số tiền góp vốn theo hợp đồng: 633.600.000 đồng.
( Bằng chữ: Sáu trăm ba mươi ba triệu sáu trăm nghìn đồng./)
Số góp vốn đợt 1 Lần này bằng 50% tương ứng với số tiền là: 316.800.000 đồng.
(Bằng chữ: Ba trăm mười sáu triệu tám trăm nghìn đồng)
Ngày 26 tháng 11 năm 2010
CHI NHÁNH ĐT&XD CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14.2 TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY DUYỆT
( Ký, họ tên và đóng dấu) (Ký, họ tên và đóng dấu)
HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3L
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu:QQ/2010B
Liên2: (Giao cho khách hàng) Số: 06970
Ngày 06 tháng 10 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần LiCOGI 14……………………................
Địa chỉ: 2068- Đại lộ Hùng Vương - TP Việt Trì - Phú Thọ…………….
Số TK : 102 010 000 252 216 -Phòng giao dịch Gia Cẩm- Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: ………………………………MS: 4600237174
Họ và tên người mua hàng:
Đơn vị: Ban QLDA chung cư sinh viên- Sở XD tỉnh Phú Thọ
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành – Tân Dân - Tp Việt Trì - Phú Thọ
Số TK:
Hình thức thanh toán: …Chuyển khoản MS: 2600106256
STT
Tên hàng hoá.
dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1×2
1
Khối lượng xây lắp hoàn thành
Đồng
5.019.834.550
Cộng tiền hàng: 5.019.834.550
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 501.983.450
Tổng cộng tiền thanh toán:5.521.818.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm tỷ, năm trăm hai mươi mốt triệu, tám trăm mười tám nghìn đồng./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký. ghi rõ họ tên) (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký.đóng dấu. họ tên)
Hình 2.1.1: Giao diện phần miền kế toán CIC
Hình 2.1.2 Giao diện chứng từ kế toán phản ánh doanh thu
Hình 2.1.3 Giao diện chứng từ kế toán phản ánh Thuế VAT
Hình 2.1.4 Giao diện phiếu thu
Hình 2.1.5. Giao diện sổ chi tiết tài khoản 131
Hình 2.1.6. Giao diện sổ cái tài khoản 131
Biểu 2.1. Sổ cái tài khoản 131
Đơn vị: Công ty cổ phần Licogi 14 Mẫu S03b-DN
Địa chỉ:2068 ĐL Hùng Vương (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
P.Nông Trang, TP Việt Trì ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI ( Trích)
Tài khoản : 131 – Phải thu của khách hàng
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
Chứng Từ
Diễn giải
TK
Đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Số cuối
Ngày, tháng
Số hiệu
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
22.930.696.220
25.734.644
…..
……
………
06/10
HĐ06970
Ban QLDA chung cư sinh viên- Sở XD tỉnh Phú Thọ TTXLHT thi công chưng cư SV nhà 9 tầng A(HĐ 06970)
511
5.019.834.550
……
….
……
26/10
DA1410B
Hoàng Thị Thu An – Nộp tiền góp vốn XDHTKT dự án Minh Phương theo HĐ ngày 10/10/2010
1113
316.800.000
…..
……
……
Cộng phát sinh tháng 12
61.312.762.091
49.554.133.028
2.803.948.193
Lũy kế từ đầu năm đến tháng 12
187.751.421
188.057.110.545
Cộng phát sinh trong kỳ
71.256.918.898
76.335.242.479
22.930.696.220
25.734.664.413
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
2.2. Kế toán thanh toán với người bán
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 331 - Các khoản phải trả để theo dõi các khoản nợ phải trả, tình hình thanh toán các khoản nợ của đơn vị với người bán, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người cho vay người nhận thầu và các khoản phải trả khác do tạm giữ, tạm thu các quỹ tài chính phát sinh trong đơn vị. Đối với tài khoản phải trả người bán kế toán thanh toán của công ty theo dõi chi tiết từng đối tượng khách hàng.
2.2.2. Chứng từ, sổ sách kế toán.
Chứng từ
-Hóa đơn VAT, hóa đơn bán hàng.
- Giấy báo Nợ của Ngân hàng ( séc tiền mặt, séc chuyển khoản, ủy nhiệm chi, lệnh chi..)
- Biên bản đối chiếu công nợ
- Biên bản bù trừ công nợ
- Phiếu nhập kho, phiếu bảo hành…
- Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào.
……………………..
Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết TK 331
- Sổ cái TK 331
- Sổ nhật ký chung
2.2.3. Phương pháp hạch toán
Nhà cung cấp của công ty tương đối nhiều vì đặc điểm riêng của công ty là khối lượng công trình nhiều. Kế toán thanh toán phải theo dõi tình hình thanh toán với người bán theo tường đối tượng và từng công trình xây dựng. Tùy theo từng đối tượng mà công ty có chính sách thanh toán khác nhau, thường thì bù trừ công nợ, chuyển khoản, phương phức phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế.
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán với người bán kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc tiến hành ghi sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp, đồng thời vào sổ nhật ký chung. Cuối kỳ kế toán so sánh số liệu trên sổ chi tiết để tiến hành vào sổ cái TK 331.
Kế toán thực hiện mã hóa người bán để hạch toán chi tiết ví dụ như sau:
Phải trả dự án đầu tư Thủy điển Bảo Nhai: DA-BN
Phải trả cho người bán dự án Minh Phương: DA-MP
Phải trả dự án nhà ở chung cư Sinh Viên Minh Phương: DA-SV
Phải trả dự án nhà ở chung cư sinh viên Minh Phương nhà 9 tầng B
Phải trả khách hàng Xăng Dầu.
Ví Dụ 2.3: Ngày 03/10/2010 Nhập kho Minh Phương nguyên vật liệu phục vụ cho công trình Minh Phương. Theo hóa đơn số 8651 ngày 07/03/2011 của Công ty cổ phần Tùng Ngọc. Thuế VAT là 10%.
Tổng giá mua chưa thuế: 58.087.272
+ Cát bêtông: 506 M3 đơn giá 110.000 đồng/m3.
+ Cát xây: 10M3 đơn giá 95.454 đồng/m3.
+ Sỏi 1x2: 9M3 đơn giá 163.636 đồng/m3.
Quy trình ghi sổ :
Người mua hàng xuất trình giấy đề nghị nhập kho và hóa đơn giá trị gia tăng do bên bán lập → sau khi được bộ phận kiểm tra chất lượng xác nhận, kế toán vật tư lập phiếu nhập kho và tiến hành nhập kho hàng hóa(sau khi được ký duyệt), kế toán thanh toán nhập dữ liệu vào phần mềm.Ngày 03/11/2010: Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho hàng hóa, kế toán thanh toán tiến hành ghi sổ chi tiết phải trả người bán. Công ty đã chưa thanh toán với người mua.
HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3L
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu:QQ/2010B
Liên 2: (Giao cho khách hàng) Số: 83651
Ngày 03 tháng 11 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần vật liệu XD Sông Đáy
Địa chỉ: Hà Nội
Số TK : 102010000442903 NHCT Thành phố Hà Nội.....................................
Điện thoại: ………………………………MS: 4600237174
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Đức Thắng
Đơn vị: Công ty Cổ phần Licogi 14
Địa chỉ: 2068 - Đại lộ Hùng Vương - Tp Việt Trì - Phú Thọ
Số TK:102 010 000 252 216 -Phòng giao dịch Gia Cẩm- Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ
Hình thức thanh toán: …Chuyển khoản MS: 2600106234
STT
Tên hàng hoá.
dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1×2
1
Cát bê tông
m3
506,0
110.000
55.660.000
2
Cát xây
m3
10,0
95.454
954.545
3
Sỏi (1× 2)
m3
09,0
163.636
1.472.727
Cộng tiền hàng: 58.087.272
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 5.808.728
Tổng cộng tiền thanh toán: 63.896.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi ba triệu, tám trăm chín mươi sáu nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký. ghi rõ họ tên) (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký.đóng dấu. họ tên)
Quy trình nhập liệu trên sổ chi tiết:
Để hạch toán nghiệp vụ trên phần mềm, khi nhận được hóa chứng từ gốc kế toán tiến hành cập nhật theo trình tự sau: Trong giao diện chính của phần mềm , vào phân hệ Chứng từ Phiếu nhập kho Nhập số liệu Lưu lại số liệu được tự động cập nhập vào sổ chi tiết TK 331, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 331.
Hình 2.2.1 Giao diện phần miềm kế toán CIC
Hình 2.2.2. Giao diện phiếu nhập kho
Hình 2.2.3. Giao diện sổ chi tiết tài khoản331
Hình 2.2.4. Giao diện sổ cái tài khoản 331
Biểu 2.2.1. Sổ cái tài khoản 331
Đơn vị: Công ty cổ phần Licogi 14 Mẫu S03b-DN
Địa chỉ:2068 ĐL Hùng Vương (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
P.Nông Trang, TP Việt Trì ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI ( Trích)
Tài khoản :331- Phải trả người bán
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
Chứng Từ
Diễn giải
TK
Đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Ngày, tháng
Số hiệu
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
4.139.189.451
28.537.914
…..
……
………..
03/10
PN21
Công ty Cổ phần vật liệu XD Sông Đáy-HN Mua nguyên liệu khác- HDD8361 ngày 03/10/2010- CT Minh Phương
1524
58.087.272
25.257.004.907
03/10
PN21
Công ty Cổ phần vật liệu XD Sông Đáy-HN Mua nguyên liệu khác- Thuế VAT
1331
5.808.728
25.626.813.635
……
…..
……
Cộng phát sinh tháng 12 năm
15.305.245.959
21.654.363.342
28.139.936.279
Lũy kế từ đầu năm đến tháng 12
120.382.149.286
120.565.318.533
Cộng phát sinh trong kỳ
36.702.759.920
40.444.235.736
1.778.279.958
29.918.216.237
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.2.2. Sổ Nhật Ký Chung
Đơn vị: Công ty cổ phần Licogi 14 Mẫu S03a-DN
Địa chỉ:2068 ĐL Hùng Vương (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
P.Nông Trang, TP Việt Trì ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
NHẬT KÝ CHUNG ( Trích)
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số phát sinh
Ngày
Số Hiệu
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
36.450.000
36.450.000
......
....
....................
03/10
PN21
Công ty Cổ phần vật liệu XD Sông Đáy-HN
331
63.896.000
Mua nguyên liệu khác- HDD8361 ngày 03/10/2010- CT Minh Phương
1524
58.087.272
Thuế VAT
1331
5.808.728
……
….
……
06/10
HĐ06970
Ban QLDA chung cư sinh viên- Sở XD tỉnh Phú Thọ TTXLHT thi công chưng cư SV nhà 9 tầng A(HĐ 06970)
131
5.019.834.550
Doanh thu khối lượng xây lắp
511
5.019.834.550
......
......
...................
Cộng chuyển sang trang sau
101.234.659.550
101.234.659.550
2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty LICOGI 14
Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ nần dây dư, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng phải huy động thêm nguồn vốn để đảm bảo đủ vốn đầu tư cho các dụ án kinh tế. Công ty LICOGI 14 cũng nằm trong quy luật chung đó hiện tại công ty đang tham gia những dự án xây dựng lớn như Công trình thủy điện Bắc Hà- Lào Cai, Khu đô thị Minh Phương- Việt Trì…với số vốn đầu tư lớn. Khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua các chỉ số thanh toán sau đây:
Bảng 2.3.1 Tình hình tài chính của công ty năm 2008- 2009
Số TT
Khoản mục
Năm 2009
Năm 2008
I
Tài sản ngắn hạn
189.476.975.207
146.552.834.279
Tiền và các khoản tương đương tiền
15.801.612.732
6.642.473.317
Các khoản tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn
17.696.632.481
21.708.926.426
Hàng tồn kho
149.274.015.709
109.995.283.305
Tài ngắn hạn khác
6.704.714.285
8.206.151.231
II
Tài sản dài hạn
34.727.680.647
34.684.595.747
Tài sản cố định
29.191.680.647
29.148.595.747
Các khoản phải thu dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
5.036.000.000
5.036.000.000
Tài sản dài hạn khác
500.000.000
500.000.000
Tổng tài sản
224.204.655.854
181.237.430.026
Nguồn vốn
I
Các khoản nợ ngắn hạn
180.111.906.333
138.552.865.136
Các khoản vay ngắn hạn
30.585.524.938
40.256.801.513
Phải trả người bán
30.126.545.342
19.058.384.756
Người mua trả tiền trước
110.946.534.185
71.047.015.494
Chi phí phải trả
1.261.056.033
2.199.237.536
Nợ ngắn hạn khác
7.192.245.835
5.991.425.837
II
Các khoản nợ dài hạn
11.087.436.120
10.315.391.038
Phải trả dài hạn
10.986.592.357
10.133.082.986
Dự phòng trợ cấp mất việc
100.843.763
182.308.052
III
Vốn chủ sở hữu
33.005.313.401
32.369.173.852
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
28.800.000.000
28.800.000.000
Thặng dư cổ phần
840.689.000
840.689.000
Các quỹ
1.417.187.793
1.450.787.793
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1.947.436.609
1.277.697.060
Tổng nguồn vốn
224.204.655.854
181.237.430.026
Bảng 2.3.2. Bảng cân đối kế toán năm 2010
STT
Nội dung
Số dư cuối năm
Số dư đầu năm
I
Tài sản ngắn hạn
247.242.917.112
188.660.763.905
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
18.185.296.328
15.801.612.732
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
26.840.215.391
17.696.632.481
4
Hàng tồn kho
196.734.035.223
148.457.804.407
5
Tài sản khác
5.483.370.170
6.704.714.285
II
Tài sản dài hạn
37.591.490.012
34.727.680.647
1
Các khoản phải thu dài hạn
2
* Tài sản cố định hữu hình
27.982.603.107
28.450.283.735
* Tài sản cố định vô hình
204.685.000
219.745.000
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2.904.201.905
521.651.912
4
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
6.000.000.000
5.036.000.000
5
Tài sản dài hạn khác
500.000.000
500.000.000
Tổng cộng tài sản (= I + II )
284.834.407.124
223.388.444.552
III
Nợ phải trả
250.909.526.292
191.420.520.067
1
Nợ ngắn hạn
247.340.216.495
180.333.083.947
2
Nợ dài hạn
3.569.309.797
11.087.436.120
IV
Vốn chủ sở hữu
33.924.880.832
31.967.924.485
1
Vốn chủ sở hữu
33.924.880.832
31.967.924.485
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
28.800.000.000
28.800.000.000
- Thặng dư vốn cổ phần
840.689.000
840.689.000
- Các quỹ
2.728.541.867
1.196.010.179
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1.555.649.965
1.131.225.306
- Nguồn vốn đầu tư XDCB
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
102.096.614
221.177.614
- Quỹ khen thưởng phúc lợi
102.096.614
221.177.614
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Tổng cộng nguồn vốn (= III + IV)
284.834.407.124
223.388.444.552
Bảng 2.3.3: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán của công ty năm 2008-2010
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch2009-2008
Năm 2010
Chênh lệch2010-2009
1
Hệ số thanh toán hiện hành
Lần
1.217
1.167
-0.050
1.135
-0.032
2
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1.058
1.046
-0.012
1.000
-0.047
3
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0.048
0.088
0.040
0.074
-0.014
4
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả.
-
0.146
0.092
-0.053
0.107
0.015
5
Tỷ lệ các khoản phải trả so vớicác khoản phải thu.
-
6.857
10.817
3.959
9.348
-1.469
6
Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng
0,927
0.898
-0.029
1.205
0.307
7
Thời gian vòng quay các khoản phải thu
Ngày
388.435
400.841
12.406
298.700
-102.141
8
Số vòng quay các khoản phải trả
Vòng
1.025
1.225
0.200
1.024
-0.201
9
Thời gian một vòng quay các khoản phải trả
Ngày
351.199
293.870
-57.329
351.701
57.831
Hệ số thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành
=
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Hệ số thanh toán hiện hành phản ánh với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty hay không. Vì vậy tỷ lệ này tính ra phải lớn hơn 1, trị số này càng cao thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty và ngược lại. Trong ba năm từ 2008 đến 2010 của công ty hệ số thanh toán hiện hành đều lớn hơn một nhưng chỉ số này lại giảm theo các năm, năm 2009 hệ số thanh toán hiện hành giảm so với năm 2008 là 0.05 lần, năm 2010 hệ số thanh toán hiện hành giảm so với năm 2009 là 0.032 lần. Giai đoạn 2008-2010 là thơi gian khó khăn với bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia nên kinh tế vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế giới công ty phải đảm bảo vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nên giải pháp là giảm các khoản nợ phải trả , hơn nữa bước sang năm 2010 công ty đẩy mạnh đầu tư vào khu đô thị Minh Phương – thành phố Việt Trì vì vậy tỷ trọng người mua trả tiền trước trong Nợ ngắn hạn của công ty rất lớn chiếm 74.87% (Bảng 2.3.2).
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số thanh toán
Nợ ngắn hạn
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho biết với giá trị thuần của tài sản lưu động của công ty có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, hệ số thanh toán nhanh phải lớn hơn một. Xét về mặt chung thì hệ số thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn một công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng cũng như hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cũng giảm, năm 2009 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm so với năm 2008 là 0.12 lần, năm 2010 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm so với năm 2009 là 0.047 lần. Nguyên nhân là số nợ ngắn hạn của công ty tăng rất nhanh năm 2008 là 138.552.865.135đồng, năm 2009 là 180.333.083.947đồng, năm 2010 là 247.340.216.495đồng
Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết với số vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt hiện có, công ty bảo đảm thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh của công năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0.04 lần tuy nhiên năm 2010 hệ số thanh toán lại giảm so với năm 2009 là 0.014 lần. Trong ba năm 2008-2009 hệ số thanh toán năm 2009 là cao nhất là vì năm 2009 có tỷ trọng tiền và các khoản tiền là 7.07% tương ứng với 15.801.612.732đồng trong khi năm 2008 là 6.642.473.371đồng tương ứng với 3.66%, năm 2010 là 18.185.296.328đồng tương ứng với 6.36%. Hệ số thanh toán nhanh của công ty không cao có nghĩa là công ty chỉ có 4.8% năm 2008, 8.8% năm 2009 và 4% năm 2010 tiền và các khoản đâu tư ngắn hạn để thanh khoản cho một đơn vị nợ đến hạn. Công ty phải quản lý chặt chẽ tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn một cách cẩn thận tránh hiện tượng thất thoát sẽ gây khó khăn cho công ty trong khoản thanh toán công nợ.
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải thu
Tổng nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả phản ánh các khoản công ty bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả của 3 năm đều nhỏ hơn một. Điều này có nghĩa là số vốn công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đặc biệt đi chiếm dụng.
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu
=
Tổng số nợ phải trả
Tổng số nợ phải thu
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng. Trị số của tỷ lệ này rất cao và lớn hơn rất nhiều so với một, có nghĩa là số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng.
Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu
=
Tổng số tiền hàng bán chịu
Nợ phải thu bình quân
Nợ phải thu bình quân
=
Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ
2
Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 0.927 vòng, năm 2009 là 0.898 vòng, năm 2010 là 1.205 vòng. Trong ba thì năm 2009 số vòng quay các khoản phải thu là thấp nhất. Vì trong cơ cấu tài sản của năm 2009 thì tỷ trọng các khoản phải thu của công ty là 7.92% tương ứng với 17.696.632.481đồng, năm 2008 là 11,98% tương ứng với 21.708.926.426đồng, năm 2010 là 9.42% tương ứng với 26.840.215.391 đồng (Bảng 1.2)
Thơi gian một vòng quay các khoản phải thu
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu quay được một vòng mất bao nhiêu ngày. Thời gian quay vòng các khoản phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Thời gian kỳ phân tích thường là 360 ngày. Thời gian vòng quay các khoản phải thu của năm 2008 là 388.435 ngày, năm 2009 là 400.841 ngày, năm 2010 là 298,7 ngày. Năm 2009 có thời gian vòng quay các khoản phải thu lớn vì số vòng quay các khoản phải thu thấp.
Số vòng quay các khoản phải trả
Số vòng quay các khoản phải trả
=
Tổng số tiền hàng mua chịu
Số dư nợ bình quân các khoản phải trả
Số dư nợ bình quân các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
2
Số vòng quay các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả được mấy vòng. Nếu số số vòng luân chuyển của các khoản phải trả lớn chứng tỏ công ty thanh toán kịp thời và ít bị chiếm dụng vốn có thể được hưởng chiết khấu thanh toán. Số vòng quay các khoản phải trả của năm 2008 là 1.025 vòng, năm 2010 là 1.225 vòng, năm 2010 là 1.024 vòng, năm 2009 vòng quay các khoản phải trả là cao nhất.
Thời gian một vòng quay các khoản phải trả
Thời gian một vòng quay các khoản phải trả
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng các khoản phải trả
Thời gian một vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Thời gian một vòng quay các khoản phải trả của năm 2008 là 351.199 ngày, năm 2009 là 293.87 ngày, năm 2010 là 351.7 ngày. Thời gian vòng quay các khoản phải trả ngắn nhất vì số vòng quay các khoản phải trả của năm 2009 là nhanh nhất.
Qua các chỉ số thanh toán có thể thấy được khả năng thanh toán của ba năm gần đây nhất của công ty. Khi so sánh thời gian vòng quay các khoản phải thu và các khoản phải trả thì vòng quay các khoản phải thu có vòng quay ít hơn vòng quay các khoản phải trả. Tỷ trọng các khoản phải trả nhiều hơn các khoản phải thu nhưng điều này phù hợp với đặc điểm công ty vì thời gian hoàn thành một công trình xây dựng để có doanh thu khá dài và yêu cầu số vốn đầu tư lớn công ty phải huy động thêm vốn ở ngoài công ty. Công ty khắc phục điều này bằng cách mở rộng thị trường và kinh doanh một số mặt hàng ví dụ như kinh doanh xăng dầu vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh trong công vừa phục vụ như cầu thị trường. Vì thế tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả rất khả quan công ty không bị mắc vào tình trạng công nợ dây dưa hay bị ứ động vốn kinh doanh. Để thấy dõ hơn điều đó ở bảng phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả của năm 2010:
Bảng 2.3.4: Phân tích các khoản phải thu phải trả năm 2010
Chi tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ Trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
Tỷ lệ
I. Các khoản phải thu
20.738.437.833
100
27.302.568.364
100
6.564.130.531
132%
1. Phải thu của khách hàng
14.609.190.473
70,44
23.394.573.433
85,69
8.785.382.960
160%
2. Trả trước cho người bán
3.085.852.478
14,88
3.445.641.958
12,62
359.789.480
112%
3. Thuế GTGT được khấu trừ
3.041.805.352
14,67
462.352.973
1,69
-2.579.452.379
15%
4.Phải thu nội bộ
-
-
-
-
0
-
5.Phải thu khác
1.589.530
0,01
-
-
-1.589.530
-
6. Tạm ứng
-
-
-
-
0
-
II. Các khoản phải trả
190.999.601.964
100
250.522.921.259
100
59.523.319.295
131%
1. Vay ngắn hạn
30.585.524.938
16,01
21.890.537.766
8,74
-8.694.987.172
72%
2. Phải trả cho người bán
30.126.545.342
15,77
31.582.619.667
12,61
1.456.074.325
105%
3. Người mua trả tiền trả trước
110.946.534.185
58,09
187.559.699.813
74,87
76.613.165.628
169%
4. Thuế & các khoản phải nộp
1.162.159.307
0,61
72.773.005
0,03
-1.089.386.302
6%
5.Phải trả phải trả, phải nộp khác
7.192.245.835
3,77
5.994.291.008
2,39
-1.197.954.827
83%
7. Vay dài hạn
10.986.592.357
5,75
3.423.000.000
1,37
-7.563.592.357
31%
Với sự biến động các khoản phải thu và các khoản phải trả đầu năm và cuối năm 2010:
- Các khoản phải thu đầu năm là 20.738.437.833 đồng, cuối năm là 27.302.568.364 đồng trong đó:
Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 70.44% là đầu năm, 85.69% là cuối năm tăng 8.785.382.960 đồng.
Trả trước cho người bán giảm 359.789.480 đồng bằng 112% so với đầu kỳ.
Thuế GTGT được khấu trừ đầu năm là 3.041.805.352 đồng cuối năm là 462.352.972 đồng.
- Các khoản phải trả: đầu năm 2010 là 190.999.601.964 đồng , cuối năm là 250.522.921.259 đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là người mua trả tiền trước đầu năm chiếm tỷ trọng là 58.09%, cuối năm là 74.87% tằng 76.613.165.628 đông đạt 169%. Sau đó đến vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 16.01% đầu năm, cuối năm 8.74% và phải trả người bán chiếm tỷ trọng đầu năm là 15.77% , cuối năm là 12.61%.
Có thể thấy tình hình tài chính của công ty rất khả quan trong 2010 vì tỷ trọng của vay ngắn hạn giảm đi rất nhiều và tỷ trọng vay dài hạn không cao. Tỷ trọng cao nhất là người mua trả tiền trước nhưng đó không phải là điều lo ngại vì công ty đang áp dụng những chính sách để đẩy mạnh việc thi công các công trình hoàn thành giao cho người mua, mặt khác năm 2010 là năm đánh dấu bước đầu tiên công ty thực hiện nhiệm vụ phương hướng hoạt động của mình nên thời gian thu hồi vốn sẽ chậm.
2.4 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần LICOGI 14
Với chức năng chính là xây dựng công trình đáp ứng nhu cầu cơ sở hà tầng của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận công ty luôn hoàn thành kế hoạch kinh tế và nghĩa vụ với Nhà nước công tác kế toán được thực hiện đúng niên độ kế toán cảu nhà nước cũng như các yêu cầu và nguyên tắc chung của công ty đề ra cho kế toán. Mặc dù đứng trước những khắc nghiệt của cơ chế thị trường hiện nay công ty rất nhạy bén trong công tác quản lý và đang tìm những bước đi mới cho mình. Công ty áp dụng nhiều chính sách để năng cao uy tín với các chủ đầu tư về chất lượng công trình đó có việc thực hiện tốt công tác quản lý nói chung và công tác kế toán thanh toán nói riêng.
Qua thời gian thực tập giáo trình tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cổ phần LICOGI 14. Công tác kế toán nói chung, công tác kế toán thanh toán kế toán nói riêng, có những mặt nổi bật sau;
2.4.1 Ưu điểm
- VÒ tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n
Bé m¸y kÕ to¸n cña c«ng ty ®îc tæ chøc theo m« h×nh tập trung, mét bé m¸y qu¶n lý gän nhÑ vµ thèng nhÊt. Theo mô hình kế toán tập chung, các đơn vị phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà các kế toán đội thi công công trình chỉ tập hợp chứng từ, bảng kê gửi về phòng tài chính kế toán. Kế toán thanh toán tại phòng kế toán tài chính thực hiên toàn bộ quá trình thu nhận, xử lý, ghi chép theo dõi tình thanh toán trên hệ thống sổ sách, báo cáo phân tích và tổng hợp, tạo nên sự thống nhất, kịp thời trong cung cấp các thông tin về tình hình thanh toán cho ban lãnh đạo.
- Đội ngũ kế toán viên: Công ty có đội ngũ kế toán có tr×nh ®é nghiÖp vô cao, nhiệt tình, năng động c«ng t¸c ë c«ng ty l©u n¨m nªn cã nhiÒu kinh nghiÖm trong c«ng t¸c kế toán. Họ luôn thực hiện tốt công việc được giao, điều đó góp phần vào việc đem lại hiệu quả cao cho bộ máy quản lý và hiệu quả kinh tế toàn Công ty. Công tác kế toán của Công ty ®îc ph©n c«ng theo c¸c phÇn hµnh kÕ to¸n t¹o ®iÒu kiÖn cho kÕ to¸n viªn chuyªn m«n ho¸ trong c«ng viÖc, tÝch luü kinh nghiÖm, gi¶i quyÕt c¸c c«ng viÖc thuéc phÇn hµnh cña m×nh mét c¸ch nhanh chãng. H¬n n÷a, gi÷a c¸c kÕ to¸n viªn lu«n cã quan hÖ t¸c nghiÖp trong c«ng viÖc nªn viÖc cung cÊp, trao ®æi th«ng tin gi÷a c¸c phÇn hµnh rÊt nhanh chãng, kÞp thêi t¹o ®iÒu kiÖn cung cÊp sè liÖu, c¸c b¸o c¸o cho ban l·nh ®¹o c«ng ty khi cÇn thiÕt.
Công ty áp dụng thống nhất hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo theo QĐ số 15/2006 của BTC ban hành ngày 20/03/2006 và thường xuyên cập nhập chấp hành đầy đủ các thông tư, quyết định mới của cơ quan nhà nước.
- Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ: Công ty đã sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc theo quy định và thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình luân chuyển chứng từ, tạo điều kiệm cho công tác hạch toán ban đầu được chính xác và công tác hạch toán sau này được thuận lợi. Việc tổ chức, bảo quản, lưu trữ chứng từ khoa học, đầy đủ dễ kiểm tra kiểm soát tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời chính xác.
- Về hệ thống tài khoản: Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản và danh mục từ điển thanh toán với khách hàng, người mua và thanh toán với nhà nước chi tiết củ thể phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý công nợ của công của công ty, tạo điều kiện vừa theo dõi tổng hợp, vừa theo dõi chi tiết các đối tượng hạch toán một cách chính xác trên kê toán máy và ghi chép, giúp cho kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn giản, rõ rang mang tính thiết thực, giảm nhẹ phàn việc kế toán chánh sự chồng chéo việc ghi chép kế toán
- Về hình thức kế toán sử dụng: Công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy vi tính ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Hình thức ghi sổ nhật ký chung hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Mặt khác kế toán trên phần mền máy vi tính giúp giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán đưa ra các sổ sách, báo cáo nhanh chóng, chính xác chi tiết theo từng đối tượng quản lý, đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Về hạch toán kế toán thanh toán: Công tác hạch toán kế toán thanh toán luôn được hoàn thành. Công ty đã mở sổ chi tiết để theo dõi công nợ từng đôi tượng khách hàng, người mua và thanh toán với nhà nước theo từng công trình hạng mục công trình và theo các khoản phải thanh toán với nhà nước. Theo dõi chi tiết như vậy giúp cho việc hạch toán tổng hợp một cách nhanh chóng kịp thời kế toán có thể cung cấp cho người quản lý những thông tin chính xác về tình hình công nợ của công ty. Người quản lý có thể nắm bắt tình hình tài chính của công ty và đưa ra các hạch định chiến lược cho công ty. Công ty đã theo dõi công nợ phải thu, cũng như phải trả khách hàng một cách khao học. Có sự phối hợp và đối chiếu công nợ thường xuyên và lien tục, do đó công nợ của công ty được phản ánh với được phản ánh với những số liệu chính xác và đầy đủ đã làm hài long các khách hàng của công ty.
2.4.2 Nhược điểm
Trong những năm qua mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hoàn hiện và năng cao hiệu quả công tác kế toán tuy nhiên do sự biến động nhanh của thị trường yêu cầu công ty luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế vì vậy công tác kế toán tại công ty không thể tránh được những điểm hạn chế.
-Về mặt công tác quản lý và kế toán thanh toán: Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung nên kế toán đội báo cáo số liệu kế toán trên công ty tổng hợp và vào sổ sách kê toán, do công ty thi công các công trình ở xa nên việc kế toán đội báo cáo số liệu về công ty còn chậm chễ gây ra việc tổng hợp của kế toán công ty không kịp thời.
- Về phân công lao động kế toán: Về đội ngũ kế toán còn hạn chế về mặt số lượng nên cán bộ phải đảm nhiệm nhiều phần việc khác nhau, điều này dẫn đến tình trạng một số phần việc còn làm tắt như vậy là phản ánh chưa đúng với yêu cầu của công tác kế toán. Hơn nữa, trong quá trình công tác có những kế toán viên nghỉ chế độ một thời gian, người làm thay thế sẽ phải tìm hiểu lại từ đầu về phần hành đó. Điều đó có thể làm cho áp lực công việc dồn lên vì chưa thành thạo việc, luân chuyển công việc đôi khi gây sai sót.
- Về việc luân chuyển chứng từ: Công ty hoạt động trên địa bàn cách xa nhau mà công tác kế toán tập chung ở một nơi nên việc kiểm tra là rất khó khăn, thông tin được cập nhập hàng ngày chưa đầy đủ vì vậy việc luân chuyển còn chậm chễ. Nhiều chứng từ ở các phân xưởng, công trường được luân chuyển dồn dập vào cuối niên độ hoặc cuối quý một cách không hợp lý. Trong công tác kế toán thanh toán ở công ty theo dõi chi tiết từng công trình và từng đối tượng giúp cho việc theo dõi hạch toán dễ dàng nhưng đôi khi làm cho số lượng sổ sách kế toán nhiều công ty sẽ gặp khó khăn trong việc lưu trữ số liệu.
- Về phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm là khối lượng ghi sổ nhiều, không thích hợp với những doanh nghiệp có sử dụng hàng tồn kho mà giá trị đơn vị nhỏ thường xuyên xuất dùng. Ngày nay việc áp dụng kế toán máy đã được đưa vào thay thế các hình thức thủ công. Thế nhưng chứng từ của các đội sản xuất tập hợp chuyển về phòng kế toán không kịp thời, do vậy kế toán nhập chứng từ vào máy chậm. Nên vào những ngày cuối kỳ kinh doanh, công việc rất bận rộn dẫn tới đôi khi kế toán Công ty không đáp ứng được yêu cầu của các ban ngành liên quan.
- Về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán máy giúp cho công việc kế toán viên gọn nhẹ và nhanh chóng chính xác hơn rất nhiều nhưng nhược điểm của hình thức này là dùng trên máy tính có những sự có sảy ra bấy ngờ làm mất toàn bộ dữ liệu trong máy. Hạn chế chính của công ty là kỹ thuật về đảm bảo an toàn cho hệ thống máy và việc chiết suất dữ liệu ra đĩa miền là chưa có. Khi máy tính bị lỗi mất hết dữ liệu kế toán viên mất một thời gian nhất định để phục hồi lại dữ liệu làm ứ động công việc trong thời gian đó làm mất tính chính xác trong thông tin kế toán.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Với chặng đường gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần LICOGI 14 đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty luôn đạt được doanh thu cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, giải quyết được việc làm cho hơn 600 lao động, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Công ty tạo dựng một diện mạo vững vàng, một thương hiệu mạnh, uy tín của công ty được tạo dựng từ chất lượng các hợp đồng. Tên tuổi của công ty gắn liền với các công trình như khu đô thị Minh Phương – Việt Trì, khu đô thị mới thị xã Phú Thọ, Công trình thủy điện Bắc Hà – Lào Cai. Khu nhà ở Thanh Mai – Hà Nội. Đại hội đảng bộ công ty thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định những nội dung cốt lỗi trong định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty là: Mở rộng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh bất động sản, chủ yếu trên địa bàn hai tỉnh Phú Thọ và Lào Cai Tiếp tục đầu tư thủy điện Bắc Hà và Bảo Nhai; đẩy mạnh khinh doanh thương mại đối với mặt hàng xăng dầu ở Lao Cai; mở rộng thi công xây lắp các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi công trình công nghiệp và dân dụng để tăng giá trị tổng sản lượng. Theo phương hướng đã đề ra công nhiệm kỳ năm năm trong năm 2010 Công ty Cổ phần LICOGI 14 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra và từng bước tạo đà phát triển cho năm 2011 như đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Minh Phương để sớm hoàn thành tổng khối lượng đầu tư, xúc tiến các khu đô thị mới ở Lào Cai và thị xã Phú Thọ để giá trị sản lượng năm 2011 tăng 16,3% ,mở rộng thị trường với mặt hàng xăng dầu góp phần làm doanh thu của công ty tăng 16% từ đó lợi nhuận trước thuế năm kế hoạch tăng 4,5%.
Một số chỉ tiêu kế hoạch chính: Bảng 3.1. Kế hoạch tài chính năm 2011
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Thực hiện năm 2010
Kế hoạch năm 2011
So sánh tỷ lệ gia tăng(2010/2011)
1
Giá trị sản lượng
171.991.000.000
200.000.000.000
16,3%
2
Doanh thu
125.076.481.000
145.000.000.000
16%
3
Lợi nhuận trước thuế
4.020.094.111
4.200.000.000
4.5%
4
Nộp NSNN
9.994.000.000
7.500.000.000
-25%
5
Cổ tức (%/năm)
5.4%
10%
85,2%
( Nguồn phòng tài chính kế toán)
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán tại công ty cổ phần LICOGI 14
Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Sự thành đạt của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với hai vấn đề then chốt: Việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, số tiền lương mà mỗi cán bộ công nhân viên nhận được. Để đạt được hai vấn đề then chốt trên, mỗi doanh nghiệp phải có chính sách quản lý kinh tế tốt, thay đổi cơ chế quản lý đã không còn phù hợp, coi trọng tư duy thực tế. Để quản lý một cách hiểu quả và tốt nhất với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân nói chung đều cần phải sử các công cụ khác nhau trong đó có kế toán. Bên cạnh các đó công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán còn góp phần năng cao phần lành mạnh hóa công tác tài chính của một doanh nghiệp. Đối với cơ quan quản lý cấp trên việc hoàn thành còn tạo cho họ những thông tin số liệu chính xác phản ánh trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế công ty cần phải không ngừng hoàn thiện bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán thanh toán. Sau thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty:
Phương hướng khắc phục
Việc hoàn thiện công tác kế toán thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán tài chính, lấy các nghị định thông tư hướng dẫn thi hành làm trọng tâm từ đó xây dựng hệ thống kế toán cho công ty tránh các trường hợp trái pháp luật.
Hoàn hiện công tác kế toán thanh toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng của kế toán và yêu cầu của ban quản lý
Việc hoàn thiện công tác thanh toán phải hướng tới việc tối đa những tiện ích mà máy vi tính và phần miền kế toán máy đem lại để năng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc.
Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thêm thông tin kịp thời chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý.
Hoàn thiện dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học.
Giải pháp khắc phục
- Về bộ máy kế toán: Công ty có thế tổ chức cho nhân viên kế toán tham gia những lớp tập huấn tạo điều kiện cho kế toán viên được học tập nâng cao trình độ. Mỗi kế toán viên ngoài việc hiểu và làm tốt các phần hành kế toán được giao nên tìm hiểu học hỏi các phần hành kế toán khác từ đó giúp cho các kế toán viên có thể trao đổi kinh nghiệm công việc từ đó tự hoàn thiện phần hành kế toán của mình. Kinh tế thị trường luôn thay đổi bộ tài chính thường xuyên có những thay đổi thể hiện trong các thông tư, chuẩn mực kế toán. Do đó công ty trang bị cho kế toán những tài liệu này để hạch toán cho phù hợp.
Công ty nên có tuyển chọn lao động là người có trình độ chuyên môn phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, có sức khỏe để có thể đạt được nâng suất lao động cao hơn. Công ty cần chú trọng đến việc đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực trong công ty nhằm đáp ứng hay bù đắp những vị trí thiếu vắng hay bỏ trống trong công ty.
- Về hình thức kế toán: Phòng kế toán quản lý tính bí mật của hệ thống kế toán để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu kế toán, cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi kế toán viên về quyền hạn và phần hành trong việc ghi chép sổ sách. Mỗi kế toán viên được phân công làm một phần hành nhất định và có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác bí mật của dữ liệu tránh trường hợp bị sửa chữa của người người không có quyền hành. Riêng kế toán trưởng và kế toán tổng hợp có thể vào bất cứ phần hành nào trong phần miền kế toán để lấy số liệu kiểm tra. Việc xác định rõ trách nhiệm sẽ giúp công ty quản lý một cách dễ dàng hơn về công tác kế toán thanh toán, khi sảy ra gian lận sai sót có thể phần nào đó tìm ra nguyên nhân. Nâng cao trình độ chuyên môn về tin học của kế toán viên khắc phục nhược điểm của hình thức kế toán máy tránh được sự cố mất dữ liệu kế toán. Đồng thời công ty có thể trang bị những thiết bị đảm bảo cho hệ thống máy tính trách những sự cố bất ngờ như sụt điện.
- Về việc luân chuyển chứng từ: Kế toán đội ở các công trường phải báo cáo thường xuyên thông tin về công ty để kế toán công ty tập hợp chi phí giúp nhà quản lý có những báo cáo tài chính chính xác. Do các công trình ở xa công ty nên các kế toán thường làm không đúng quy trình luân chuyển của chứng từ vì thế để đảm báo tính quản lý kế toán phải làm đúng các thủ tục của quy trình luân chuyển chứng từ.
- Về công tác kế toán thanh toán:
Nhiệm vụ kế toán thanh toán với khách hàng:
- Cung cấp thông tin chính xác cho ban quản lý về tình số tiền phải thu của khách hàng. Phát hiện kịp thời những khách hàng nợ quá hạn lập dự phòng nợ khó đòi và thông báo cho ban quản lý để có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh vồng quay vốn lưu động.
- Đặc điểm công ty xây dựng số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng ở các dự án đầu tư dưới hình thức góp vốn đầu tư chiếm tỷ trọng. Kế toán thanh toán phải quản lý chặt chẽ số vốn góp tránh tình trạng thất thoát vốn. Theo dõi chi tiết từng đối tượng khách hàng để theo dõi số vốn góp theo từng lần của khách hàng, những khách hàng quá thời hạn góp vốn công ty phải yêu cầu góp vốn đầu tư tiếp để đảm bảo đủ số vốn đầu tư cho các dự án.
- Tư vấn những cho ban quản lý về những chính sách thu hút vốn đầu tư của khách hàng.
Nhiệm vụ kế toán thanh toán với người bán
- Theo dõi những công nợ của công ty thanh toán đúng thời hạn cho người bán.
- Tư vấn cho ban quản lý những nhà cung cấp uy tín chất lượng giá thành hợp lý để tiết kiệm được chi phí quản lý.
Ý nghĩa của giải pháp khắc phục
Khi công ty áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp cho bộ phận kế toán hoạt động hiểu quả hơn, giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý. Thông tin kế toán sẽ đáp ứng được nhu cầu quản lý của ban quản lý. Khi bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí nhân lực. Đặc biệt khi xảy ra sai sót gian lận trong quá trình hoạt động của bộn phận kế toán ban quản lý có thể tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm của người gây ra gian lận sai sót đó trách được những thiệt hại nghiêm trọng cho công ty.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần LICOGI 14 đã giúp em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế bổ ích về công tác kế toán thanh toán. Đồng thời em cũng nhận thấy rằng kế toán thanh toán các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần LICOGI 14 nói riêng, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý.
Với những lý luận học ở trường và hiểu biết của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong phòng tài chính kế toán của công ty. Em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác kế toán thanh toán tại công ty. Em xin mạng dạn trình bày một số ý kiến với nguyện vọng học hỏi thêm công tác kế toán thanh toán ở công ty.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn có hạn, thời gian thực tập ngắn bài viết mới chỉ đề cập những ý kiến bước đầu nên không trách khởi những tồn tại thiếu sót. Em mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng toàn bộ cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần LICOGI 14 để bài viết em hoàn thiện hơn.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo Nguyễn Thu Hiền và các thầy cô trong khoa kinh tế & quản trị kinh doanh cùng tập thể cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần LICOGI 14 đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân trọng cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 27 tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hương
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHỎA
Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 2- Bộ tài chính.
Giáo trình Kế toán tài chính – Nhà xuất bản tài chính- Học viện tài chính.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh- Nhà xuất bản thống kê-2004.
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- Nhà xuất bản tài chính- Học viện tài chính.
Web: www.licogi14.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác kế toán thanh toán tại Công ty Cổ Phần LICOGI 14.doc