MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và công tác xúc tiến đầu tư. 3
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1.1Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1.2 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút dòng vốn FDI 5
1.1.3 Xu thế vận động của dòng vốn FDI 5
1.1.4 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. 6
1.2 Công tác xúc tiến đầu tư . 6
1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư . 6
1.2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư . 7
1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư . 10
1.2.4 Vai trò của xúc tiến đầu tư . 10
1.2.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư . 12
1.3 Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của các nước. 15
Chương II: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại thủ đô Hà Nội. 17
1.1 Một vài nét về thủ đô Hà Nội. 17
1.2 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong những năm qua. 19
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tác xúc tiến đầu tư . 19
1.2.2 Thực trạng của hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hà Nội. 22
1.2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội thời gian qua. 28
1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư . 32
1.3 Kết quả của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 34
1.3.1 Đầu tư nước ngoài phân theo dự án và tổng vốn đầu tư . 38
1.3.2 Phân theo quốc gia đầu tư . 41
1.3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành. 43
1.3.4 Phân theo hình thức đầu tư . 44
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 46
1.1 Chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia giai đoạn 2008-2010. 46
1.2 Quan điểm, định hướng trong công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội. 47
1.3 Tiềm năng, thế mạnh và những điểm yếu của Hà Nội trong hoạt động xúc tiến đầu tư 48
1.4 Giải pháp cụ thể. 51
1.4.1 Xây dựng hệ thống kinh tế-xã hội, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư , xây dựng hoàn thiện cơ sỏ hạ tầng. 51
1.4.2 Công tác xây dựng hình ảnh về Hà Nội 52
1.4.3 Về tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. 53
1.4.4 Công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư . 54
1.4.5 Về danh mục dự án kêu gọi đầu tư . 54
1.4.6 Cơ chế phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư . 55
1.4.7 Bố trí nguồn lực cho công tác đầu tư . 56
1.4.8 Cải thiện cơ chế, kỹ thuật xúc tiến đầu tư . 57
1.5 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. 57
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
XTĐT: Xúc tiến đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt động và phát triển trên cơ sở hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hội nhập đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của mỗi quốc gia những cơ hội phát triển song cũng đặt ra không ít thách thức nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Trong hội nhập kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ to lớn. Nó là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội theo chiều hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của rất nhiều yếu tố như cơ chế thị trường, ảnh hưởng của môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư , tình hình biến động kinh tế của khu vực và trên thế giới và đặc biệt là hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư . Có thể nói công tác xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hà Nội là thủ đô, trái tim của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và khoa học của cả nước. Tuy nhiên trải qua hơn nửa thế kỷ bị chiến tranh tàn phá hiện nay Hà Nội vẫn là một trong những thủ đô lạc hậu nhất trên thê giới đặc biệt là về kinh tế. Do vậy việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực sẵn có Hà Nội phải có kế hoạch, chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm góp phần phát triển thủ đô mà trên hết là nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư .
Với thực tế khách quan đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội” làm chuyên đề thực tập.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi tới thầy TS Phạm Văn Hùng, thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em. Lời cảm ơn thứ hai em xin gủi tới các cô, các chú, các anh, các chị tại phòng Đầu tư nước ngoài nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những số liệu cần thiết để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4911 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu tư thực hiện năm 2010 của khối đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 830 triệu USD tăng 27,6% với năm 2009, nộp ngân sách đạt 400 triệu USD tăng thêm 6% so với năm 2009.
Để đạt được những mục tiêu trên Hà Nội cần tích cực lồng ghép các hoạt động chính trị, đối ngoại với xúc tiến đầu tư, thương mại để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và xúc tiến để đảm bảo mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thực hiện nhất quán, ổn định lâu dài các chính sách thu hút đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương cần coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ cấu thành không thể tách rời trong nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ và phát huy sức mạnh của toàn bộ các thành phần kinh tế.
Đề cao phát triển bền vững trong thu hút đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt nhưng không phải bằng mọi giá cần bám sát quy hoạch, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Xúc tiến đầu tư cần tập trung vào các đối tác là các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng lớn về tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nhất là các nước Châu Âu và Châu Mỹ và các tập đoàn kinh tế lớn mạnh, xúc tiến đầu tư theo danh mục cụ thể.
1.3 Tiềm năng, thế mạnh và những điểm yếu của Hà Nội trong hoạt động xúc tiến đầu tư
a) Tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lịch sử văn hóa lâu đời, có nhiều truyền thống tốt đẹp. Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội, khoa học kinh tế của cả nước. Sự phát triển của Hà Nội có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận cũng như sự phát triển chung của kinh tế cả nước. Do vậy Hà Nội được đầu tư rất nhiều để nâng cấp hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng cơ sơ vật chất nhằm làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có sự ổn định về chính trị, an ninh trật tự xã hội rất cao. Điều này mang lại tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Hà Nội. Sự ổn định về chính trị là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư khi quyết định địa điểm đầu tư. Mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận nên sự ổn định của chính trị sẽ đảm bảo cho lợi nhuận của họ được đảm bảo. Để trở thành một thành phố công nghiệp, một thủ đô văn minh hiện đại có thể sánh vai với các thủ đô khác trên thế giới trong những năm qua chính quyền Hà Nội đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát huy tối đa các tiềm năng nội lực và khai thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài như nguồn vốn FDI…nhằm thực hiện việc tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế lên 2,5 lần trong năm 2010 này. Quy hoạch tổng thể đã được chính phủ thông qua, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành dần dần được hoàn thiện làm cho các chủ đầu tư nước ngoài thay đổi ý định khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư hay ngành nghề đầu tư.
Từng bước thực hiện cải cách hành chính trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài đã rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư nhanh; thủ tục xem xét, thẩm định dự án đầu tư gọn nhẹ không gây phiền hà cho nhà đầu tư; trợ giúp công tác giải ngân cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để thực hiện dự án bằng nhiều phương thức: chuyển nhượng vốn giữa các đối tác Việt Nam và nước ngoài hoặc cho đối tác thứ ba. Kết quả cho thấy các dự án đầu tư vào Hà Nội đã tăng nhanh chóng qua các năm. Với hơn 600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gần 1500 văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Hà Nội đã tạo điều kiện thu hút, tạo việc làm cho hơn 26000 lao động, từng bước biến đổi lực lượng lao động từ chỗ ngỡ ngàng đến trở thành lực lượng lao động có trình độ tri thức, nắm bắt được khoa học kỹ thuật, có tác phong công nghiệp hiện đại đặc biệt là đội ngũ chất xám với hơn 3000 người đang làm việc cho các văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài
b) Hạn chế
Bên cạnh những thế mạnh trên thì Hà Nội vẫn còn tồn tại những điểm yếu gây cản trở trong công tác xúc tiến đầu tư thu hút nguồn vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài.
Các nhân tố sản xuất trên địa bàn Hà Nội còn có giá tương đối cao, gây khó khăn cho quá trình tái sản xuất và mở rộng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà tiêu biểu nhất là giá đất, giá nhân công, giá dịch vụ điện nước. Sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội đã góp phần làm tăng quỹ đất cho Hà Nội nhưng trong tương lai quỹ đất dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nhất là đối với các dự án có quy mô lớn cần nhiều diện tích đất đai. Ngành công nghiệp phụ trợ ở Hà Nội vẫn chưa phát triển gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài thường phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất từ đó làm tăng chi phí cho người tiêu dùng vô hình gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng đã được thành phố quan tâm nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết được bài toán về vấn đề ùn tắc điều này gay khó khăn trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Các cơ chế, chính sách điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được quan tâm xây dựng và bước đầu hình thành môi trường đầu tư tương đối thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài song vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế thị trường có thể tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được giải quyết triệt để như gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn hàng giả, hàng nhái. Trên phạm vi toàn quốc cũng như Hà Nội cơ chế thị trường vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng, hoặc sơ sài hoặc bị biến dạng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng.
Những bất cập về thủ tục hành chính, cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô trước hết là sự phân định nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban liên quan trong các cơ quan xúc tiến đầu tư còn chưa rõ ràng nên hiệu quả hoạt động còn chưa được phát huy tối đa. Sự chồng chéo trong hoạt động và lãng phí cùng xuất phát từ cơ cấu tổ chức này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư còn lỏng lẻo. Mạnh địa phương nào địa phương ấy làm không có sự chỉ đạo thống nhất của một cơ quan thống nhất nên trong chiến lược xúc tiến đầu tư của các địa phương có sự chồng chéo trùng lặp gây ra hiệu quả không tốt cho công tác xúc tiến đầu tư. Chính sách thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan Việt Nam thường lạc hậu, chậm thay đổi, không phù hợp với thông lệ quốc tế, không khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm nhập khẩu
Các doanh nghiệp trong nước nhìn chung có quy mô, nguồn vốn kinh doanh nhỏ, năng lực công nghệ và sản xuất các sản phẩm chuyên sâu thấp so với nước ngoài nên ít có cơ hội hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Hà Nội.
Khu vực kinh tế tư nhân với tư cách là đối tác chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thực sụ được đối xử bình đẳng như đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhất là trong việc vay vốn, cung cấp thông tin, vận động đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển các quan hệ hợp tác liên doanh đối với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trong nước đều vấp phải sự hạc hậu về trang thiết bị công nghệ.
Với nguồn tài chính eo hẹp trích từ ngân sách hàng năm khiến cho hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện một cách rời rạc không có sự phối hợp, liên kết. Chưa có một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự liên kết nhịp nhàng cũng như sự liên tục giữa các hoạt động xúc tiến của mỗi cơ quan ở từng địa phương thì đương nhiên cũng khó có được sự phối hợp giữa các cơ quan địa phương và trung ương.
Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của thành phố chưa thực sự có kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trong thời gian tới thành phố cần có những khóa học đào tạo cho các cán bộ làm công tác xúc tiến để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
1.4 Giải pháp cụ thể
1.4.1 Xây dựng hệ thống kinh tế-xã hội, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sỏ hạ tầng.
Hà Nội cần rà soát, xây dựng co chế, chính sách tuân thủ với thông lệ quốc tế nhất là cơ chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện huy động vốn từ các thành phần kinh tế. Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nền kinh tế của chúng ta hội nhập sâu hơn trong nền kinh tế thế giới, các quy định của chúng ta cũng phải cải thiện để phù hợp với những quy định của quốc tế. Hà Nội cần xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư cho các lĩnh vực, địa bàn ưu tiên nhất là các huyện sau khi Hà Nội mở rộng để góp phần phát triển cân đối giữa các khu vực. Nghiên cứu triển khai xây dựng cơ chế chính sách để triển khai xây dựng các khu tái định cư, tạo quỹ nhà phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn Hà Nội. Tổ chức triển khai đưa các cơ chế chính sách vào đời sống và quán triệt thực hiện.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế xã hội hóa thu hút vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế không riêng gì đầu tư nước ngoài. Chú trọng xã hội hóa trong các lĩnh vực dịch vụ đô thị, y tế, giáo dục đào tạo, thể thao.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư như Đề án 30 giúp nhà đầu tư triển khai chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư nhanh chóng và hiệu quả, giảm chi phí trung gian trong đầu tư và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Tăng cường đối thoại nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn giúp các nhà đầu tư co tâm lý an tâm về dự án và sản xuất kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch cơ chế chính sách phát triển nhanh các ngành công nghiệp phụ trợ. Từng bước cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ngoài thành nhằm chuyển hướng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội các khu vực này nhằm phát triển kinh tế đều khắp giữa các vùng.
Thành phố chủ động đáp ứng vốn ngân sách hoặc vốn vay ưu đãi giao cho doanh nghiệp đủ năng lực xây dựng hạ tầng một số khu công nghiệp tập trung quy mô lớn để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy hoạch mới nhất hiện nay trên địa bàn thành phố mới có 1 khu công nghệ cao là khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, có 28 khu công nghiệp tập trung, 49 cụm công nghiệp nhỏ và vừa và trên 177 điểm công nghiệp, tiều thủ công nghiệp và các làng nghề khác.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Rà soát điều chỉnh và xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển ngành phù hợp với yêu cầu thực tế từng giai đoạn phát triển. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến đầu tư giai đoạn 5 năm và hàng năm làm định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
1.4.2 Công tác xây dựng hình ảnh về Hà Nội
Xây dựng hình ảnh Hà Nội vị thế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong khu vực và trên thị trường thế giới nâng cao qua từng năm. Trong hai thập kỳ vừa qua đất nước ta đã trải qua rất nhiều sự kiện có ảnh hưởng tích cực đối với cái nhìn của bạn bè thế giới về Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng: Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, là thành viên của các tổ chức trong khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, WTO, là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Tận dụng những lợi thế trên công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư của thành phố như là một điểm an toàn, hấp dẫn có tính cạnh tranh cao đối với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài. Công tác xây dựng hình ảnh về Hà Nội được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế-xã hội, giới thiệu tiềm năng, tuyên truyền quảng bá, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, định hướng phát triển chủ trương và chính sách pháp luật, tiềm năng và cơ hội đầu tư; quảng bá các dự án kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là các dịp lễ hội, các hội chợ lớn trong nước và quốc tế. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội.
- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu về môi trường đầu tư và kết quả đầu tư trên địa bàn thành phố, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các vùng có tiềm năng về vốn và công nghệ. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà thành phố có lợi thế, có khả năng cạnh tranh, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học không gây ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu phục vụ cho các hoạt động xúc tiến đầu tư như: xây dựng tờ rơi, sách hướng dẫn, tài liệu bằng các chương trình vi tính, băng đĩa, để giới thiệu về pháp luật chính sách, môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư của Hà Nội. Để góp phần cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn đầy đủ và kịp thời về một Hà Nội thân thiện, một môi trường đầu tư hấp dẫn với các ưu đãi khu quyết định đầu tư vào Hà Nội.
- Tăng cường hợp tác và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước để tuyên truyền về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Hà Nội đang triển khai hoàn hơn nữa thiện trang thông tin điện tử giành riêng cho công tác xúc tiến đầu tư, với mục đích tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội tới các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và các nhà đầu tư trong nước nói chung.
1.4.3 Về tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.
Hà Nội, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài hiện đang từng bước phát triển và ngày càng hoàn thiện hướng mạnh vào việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài thông qua việc tổ chức các đoàn công tác, các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian tới của thành phố cần thể hiện tính chủ động trong việc hướng tới các đối tác quan trọng như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, các nước phát triển trong ASEAN. Những năm trước đây do hạn chế về kinh phí cũng như năng lực công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài chỉ thực hiện trong khuôn khổ các dự án hợp tác, nội dung xúc tiến đầu tư nước ngoài chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền vận động, giới thiệu chung về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng như danh mục kêu gọi dự án đầu tư. Những năm gần đây do xu thế hội nhập và nhận thấy vai trò quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài bắt đầu diễn ra mạnh mẽ và ngày àng có chất lượng cao. Nội dung xúc tiến đầu tư ở nước ngoài bắt đầu hướng vào lĩnh vực, ngành nghề và đối tác cụ thể. Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong công tác xúc tiến đầu tư.
1.4.4 Công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư
Cho đến thời điểm hiện tại công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư vẫn là khâu yếu nhất của công tác xúc tiến đầu tư. Nhìn chung hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh về môi trường và cơ hội đầu tư trong khi đó lại thiếu những nghiên cứu có tính hệ thống và những thông tin được cập nhật thường xuyên như:
- Tình hình và xu hướng đầu tư nước ngoài trên Thế giới
- Pháp luật và chính sách cũng như xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nước, các vùng lãnh thổ đang cạnh tranh th hút đầu tư nước ngoài với nước ta.
- Những thay đổi trong khung pháp luật, chính sách cũng như những kinh nghiệm xúc tiến đầu tư thành công của các nước và vùng lãnh thổ đang cạnh tranh thu hút đầu tư nươc ngoài đối với nước ta.
Công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn tiếp cận thị trường nước ngoài cũng như thực hiện các biện pháp mang tính minh bạch trong thu hút đâu tư
1.4.5 Về danh mục dự án kêu gọi đầu tư
Hiện tại danh mục dự án kêu gọi đầu tư của thành phố còn thiếu tính cụ thể, không cập nhật được thường xuyên, thiếu các tài liệu hướng dẫn về dự án kêu gọi đầu tư của thành phố. Nếu có các tài liệu thì cũng rất sơ sài, chung chung, thiếu các thông số kỹ thuật cơ bản và chuyên ngành. Các dự án kêu gọi đầu tư của thành phố được xây dựng chủ yếu dựa trên đặc điểm, tính chất và nhu cầu thu hút đầu tư mà chư tính đến nhu cầu và khả năng của các nhà đầu tư. Hiệu quả của các danh mục dự án đầu tư chưa cao, chưa phát huy hết vai trò trong việc định hướng thu hút đầu tư. Vì vậy Hà Nội cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực như:
- Xây dựng hệ thống danh mục dự án đầu tư của thành phố có tính định hướng và quy hoạch hợp lý.
- Sàng lọc và cập nhật thường xuyên những dự án đã có chủ đầu tư.
- Xây dựng danh mục cũng nên lưu ý và hướng đến nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Cần có mối liên hệ về việc xây dựng danh mục dự án lớn với các địa phương để tránh tình trạng các địa phương gần nhau cùng kêu gọi một dự án đầu tư như sân bay, bến cảng, kho bãi…hay các quy hoạch ngành, vùng.
- Định hướng công bố công khai các dự án kêu gọi đầu tư lên trang thông tin điện tử của thành phố, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài và trong nước quan tâm dễ dàng và tìm hiểu khai thác thông tin phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư
1.4.6 Cơ chế phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội cần tập trung và đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp công tác xúc tiến đầu tư giữa các địa phương và cơ quan Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội cần có chế độ báo cáo định kỳ, cung cấp thông tin về công tác xúc tiến đầu tư các Bộ có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội. Hơn nữa Hà Nội cũng cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác từ các Bộ, ngành liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó Hà Nội cũng cần phối hợp công tác xúc tiến đầu tư với các tỉnh thành khác trong cả nước. Có sự trao đổi thông tin qua lại giữa các tỉnh thành sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt cho công tác xúc tiến đầu tư để nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hà Nội cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng nhằm phát huy và kết hợp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mỗi địa phương và cả vùng để tăng cường thu hút đầu tư. Triển khai thực hiện thông báo hợp tác với các địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thúc đẩy doanh nghiệp liên doanh, liên kết, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Hợp tác với các tỉnh, thành phố trong việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phân bố các ngành sản xuất, khu công nghiệp, xử lý nước thải giải quyết ô nhiễm môi trường. Phối hợp nghiên cứu, lựa chọn đối tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào Hà Nội, thúc đẩy các nhà đầu tư của Hà Nội tại các tỉnh thành và đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp để tránh tình trạng cạnh tranh không cần thiết trong thu hút đầu tư giữa Hà Nội và các địa phương khac dẫn đến trùng lặp, lãng phí và kém hiệu quả.
Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, tổ chức có uy tín trên thế giới tổ chức nghiên cứu thực trạng, xu hướng đầu tư của các tổ chức, công ty, nhà đầu tư lớn, đồng thời nghiên cứu môi trường đầu tư, định hướng thu hút đầu tư của một số các quốc gia lớn đã đầu tư rất nhiều vào Hà Nội như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…Trên cơ sở đó có thể đưa những định hướng ngành, lĩnh vực, dự án tập trung kêu gọi đầu tư.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm xác định một tầm nhìn dài han về nội dung, hình thức, biện pháp và bố trí nguồn lực nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện thống nhất công tác xúc tiến đầu tư từ trung ương tới địa phương.
1.4.7 Bố trí nguồn lực cho công tác đầu tư
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, bên cạnh việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư vào từng vùng, từng ngành cụ thể cần đảm bảo điều kiện tài chính để triển khai công tác này. Hiện nay, nguồn vốn thực hiện xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư được bố trí từ ngân sách hàng năm của thành phố. Tuy nhiên để chủ động thực hiện các cam kết, quy định chung của quốc tế những năm tới đây kinh phí phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư cần được đan dạng hóa, huy động từ nhiều nguồn khác nhau như các doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh nguồn lực tài chính thì nguồn lực con người cung vô cung quan trọng. Nhân lực là yếu tố quan trọng của mọi công cuộc đầu tư. Hà Nội cần chú trọng hơn nữa cho công tác xúc tiến đầu tư của thành phố như vai trò của một đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của đất nước là thủ đô của Việt Nam. Hà Nội cần tập trung vào xây dựng nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp chủ động cần đưa chất lượng lên hàng đầu.
1.4.8 Cải thiện cơ chế, kỹ thuật xúc tiến đầu tư
Có rất nhiều kỹ thuật xúc tiến đầu tư khác nhau nhưng có thể phân làm 3 dạng chính như sau:
- Kỹ thuật tạo dựng hình ảnh: đây là kỹ thuật nhằm xây dựng hình ảnh và thay đổi những ấn tượng đầu tư vào quốc gia
- Kỹ thuật vận động các nhà đầu tư tiềm năng: đây là những kỹ thuật tập trung xúc tiến đầu tư trực tiếp
- Dịch vụ đầu tư: đây là những kỹ thuật nhằm nâng cấp dịch vụ dành cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Trung tâm xúc tiến đầu tư của thành phố nhìn chung sẽ đảm nhiệm cả 3 hoạt động này. Tuy nhiên cần xác định khâu nào là quan trọng là ưu tiên hơn cả để áp dụng phù hợp cho từng thời kỳ. Mức độ ưu tiên của từng kỹ thuật phụ thuộc vào các yêu cầu đầu tư, nguồn lực, chính sách và điều kiện thực tế của thành phố. Vì vậy trung tâm xúc tiến đầu tư cần nghiên cứu kỹ tình hình thực tế một cách kỹ lưỡng và chính xác để áp dụng kỹ thuật xúc tiến phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Xúc tiến đầi tư đến từng thị trường, từng tập đoàn, doanh nghiệp. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục tổ chức, tham gia diễn đàn , hội thảo xúc tiến đầu tư tại những vùng, quốc gia vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ và trình độ quản lý; chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án từng tập đoàn, công ty nhà đầu tư tiềm năng. Ưu tiên hàng đầu là thu hút đầu tư và công nghệ từ các nước có thị trường vốn đầu tư lớn, từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn. Hướng mạnh vào một số ngàng hàng, lĩnh vực quan trọng đòi hỏi vốn đầu tư lớn như: công nghiệp, điện tử viến thông, cơ khí, hạ tầng đô thị…
Chú trọng kết hợp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới với tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình triển khai dự án. Quan tâm động viên, khuyến khích các nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư trên địa bàn giới thiệu cho nhau về môi trường đầu tư của thành phố.
1.5 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp) với tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là 5-6 tỷ USD trong đó vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 3 tỷ USD trên chiếm 17-20% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn. Thời gian tới Hà Nội tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phát triển các ngành công nghiệp điện tử - tin học - thiết bị điện, cơ - kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang & thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc, gia cầm;
- Các khu công nghiệp với phí thuê hạ tầng vừa phải dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài;
- Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp nhất là cho sinh viên;
- Cải tạo và phát triển các khu tập thể cũ thành các khu đô thị mới, hiện đại với hạ tầng hoàn chỉnh;
- Phát triển trung tâm thương mại - tài chính kết hợp với thu hút các công ty tư vấn, quỹ đầu tư tài chính vào khu đô thị mới như Tây Hồ Tây;
- Đầu tư phát triển các khu đô thị mới Bắc sông Hồng;
- Phát triển trung tâm văn phòng - thương mại - triển lãm, trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển tại Bắc sông Hồng;
- Đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội và khu công nghệ thông tin - phần mềm tại Hòa Lạc;
- Phát triển khu công viên giải trí tại Cổ Loa, Sóc Sơn;
Trong những giai đoạn tiếp theo thành phố sẽ giành khoảng 65-70% tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển sản xuất nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo sự phát triển đột phá của thủ đô. Quan điểm chung về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô trong giai đoạn tới là: không đặt trọng tâm vào số lượng vốn đăng ký hàng năm mà cần chú trọng thu hút công nghệ hiện đại, tạo việc làm với thu nhập cao, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tăng cường xuất khẩu…nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng và nâng cao giá trị tăng thêm (của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) cho kinh tế thủ đô. Các dự án kêu gọi tập trung vào các lĩnh vực:
- Phát triển công nghiệp một cách chọc lọc, đột phá vào ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, ưu tiên một số sản phẩm mũi nhọn thuộc các ngành điện, điện tử, tin học; công nghệ phần mềm; cơ khí ; dệt may; chế biến thực phẩm hay vật liệu mới. Đặc biệt ưu tiên phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, các cơ sở nghiên cứu, tạo lập thị trường khoa học công nghệ, công nghệ ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh và quản lý.
- Phát triển các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao bao gồm: du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, tư vấn, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, hàng không, bưu chính viến thông, kiểm toán, pháp luật, dịch vụ đối ngoại…
- Các dự án phát triển các khu đô thị mới; đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, hệ thống vận tải hành khách công cộng, hệ thống vận tải đường sắt đô thị (đi ngầm và trên không); hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viến thông; các hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải, môi trường; xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, khu vui chơi giải trí.
Định hướng một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức. Các cấp, các ngành của thành phố cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế của thủ đô. Coi trọng thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển, coi đây là giải pháp cơ bản để thúc đẩy đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sỏ đó xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu, định hướng chung của thành phố. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phấn kinh tế phải được nhà nước tạo mọi điều kiện, hướng dẫn thực hiện các quy định, khung khổ pháp luật nhà nước và thành phố.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư và quản lý FDI. Từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố từ cơ chế, chính sách, bộ máy cho đến cán bộ, chuyên viên. Tập trung nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác xúc tiến đầu tư; quan tâm bổ sung biên chế để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Mỗi đoàn công tác đi nước ngoài của thành phố không phân biệt đoàn chính trị, ngoại giao, kinh tế hay học tập đều có nhiệm vụ quảng bá tiềm năng, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào thành phố.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Đẩy mạnh cải cách hành chính, phấn đấu đi đầu cả nước trong minh bạch, công khai quy trình, thủ tục hành chính, cơ chế chính sách. Đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin cơ bản của thành phố cho các nhà đầu tư, cá nhân có nhu cầu. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục cải tiến quy trình thâm định dự án theo hướng mở rộng diện tích đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định cấp phép đầu tư, chọn lựa kỹ các chủ đầu tư để đảm bảo các dự án có thể triển khai và mạng lại hiệu quả chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Ưu tiên giải quyết dứt điểm việc hoàn trả kinh phí xây dựng các công trình ngoài hàng rào của các doanh nghiệp có vốn FDI. Thực hiện kiên quyết việc giải thể trước thời hạn những dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời tạo điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp nươc ngoài hoặc Việt Nam có tiềm lực tài chính mua lại các dự án được cấp giấy phép đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện được vì không có khả năng tài chính hay hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
- Thí điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực
Thành phố chỉ đạo nghiên cứu cho phép áp dụng cơ chế thí điểm thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực: phát triển khu đô thị mới (Tây Hồ Tây, Bắc Sông Hồng), xây dựng nhà để bán và cho thuê, phát triển dịch vụ chất lượng cao như thương mại, tín dụng, bảo hiểm, viễn thông hay quảng cáo đảm bảo phù hợp với các cam kết song phương và đa phương. Kêu gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư các công trình xã hội như bệnh viện quốc tế chất lượng cao, trường quốc tế, trường công nhân kỹ thuật.
Mở rộng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn FDI và đa dạng hóa các hành thức đầu tư như: cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn FDI, công ty hợp danh; nghiên cứu trình chính phủ cho phép áp dụn hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, mô hình công ty mẹ con, đầu tư gián tiếp nước ngoài để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
- Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư ở Hà Nội trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm nhiều của thành phố. Từ năm 2001 thành phố đã giành ra một khoản kinh phí tương đối để cho công tác xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên hình thức xúc tiến đầu tư chủ yếu vẫn là tổ chức các buổi hội thảo, các đoàn đi nước ngoài để giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố. Hiệu quả của hoạt động này chưa cao đôi khi lại tốn kém. Do vậy trong thời gian tới để nâng cao dòng vốn đầu tư nước ngoài công tác xúc tiến đầu tư của thành phố cần đi trước một bước, hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư cụ thể:
+ Tiếp xúc trực tiếp giữa thành phố với các tập đoàn có tiềm lực mạnh về công nghệ và vốn để xúc tiến các dự án quan trọng đã được định hướng;
+ Cung cấp đầy đủ các thông tin về các dự án có tính khả thi cao cho các nhà đầu tư nước ngoài;
+ Hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước để cung cấp về môi trường đầu tư cũng như các thủ tục pháp lý, các hình thức ưu đãi của thành phố;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến đầu tư;
+ Tăng cường các buổi hội thảo trao đổi giữa các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài về kết quả thành công cũng như thất bại của các dự án đã thực hiện để có bài học cho các nhà đầu tư;
+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Bởi đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng, một đội ngũ am hiểu về luật pháp, chính sách nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư là một yêu cầu bắt buộc đối với công tác xúc tiến đầu tư. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư phải có cái nhìn tổng quan, biết tổng hợp và hiểu biết về các nhà đầu tư tiểm năng;
+ Thành phố nên định kỳ xây dựng danh mục các dự án đầu tư nước ngoài với các thông tin được cập nhật định hướng vào các ngành, các lĩnh vực được ưu tiên.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch
Cải tiến và nâng cao chất lượng quy hoạch là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quy hoạch là sự bố trí về địa lý, không gian lãnh thổ của từng vị trí trong một quốc gia, một địa phương trong một thời gian nhất định. Quy hoạch là bản đồ chỉ dẫn giúp cho các nhà đầu tư đi đúng đường khi quyết định đầu tư. Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước và phải được chú trọng hơn nữa. Đi đôi với việc lập quy hoạch cần xây dựng cơ chế và kế hoạch để hiện thực hóa quy hoạch đó. Căn cứ để lập quy hoạch là dựa trên quy hoạch tổng thể của đất nước, của vùng và quy hoạch ngành.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính vẫn là điều đáng lo ngại của mỗi nhà đầu tư khi đầu tư ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Trước đây thủ tục hành chính đầu tư của chúng ta vô cùng phiền hà, gây cản trở rất nhiều cho các nhà đầu tư, điều này làm hạn chế vốn đầu tư chảy vào nước ta cũng như Hà Nội. Hiện nay chúng ta đã từng bước cải cách thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện tốt mô hình một cửa trong thủ tục đầu tư. Đề án 30 của Chính phủ là một tín hiệu đáng mừng trong cải cách thủ tục hành chính. Thời gian tới chúng ta cần có gắng giảm gọn nhẹ thủ tục hành chính đầu tư hơn nữa để góp phần thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Hà Nội.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị là bộ mặt của thành phố, nó là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Một thành phố với cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại sẽ tiết kiêm rất nhiều chi phí trong khâu vận chuyển làm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Một thành phố với hạ tầng giao thông lộn xộn thường xuyên xảy ra ùn tắc gây khó khăn trogn quá trình vận chuyền nguyên vật liệu cũng như sản phẩm làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Những năm gần đây được sự quan tâm của UBND thành phố hạ tầng giao thông của Hà Nội có sự cải thiện rõ rệt, rất nhiều dự án đường vành đai được thực hiện nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Chất lượng đường giao thông cũng được nâng cấp
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến động, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt về đầu tư và thu hút đầu tư. Trước bối cảnh đó vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng giữ một vai trò hết sức quan trọng, là đòn bẩy, là chất xúc tác cho phát triển thương mại và phát triển đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xá hội đất nước.
Hà Nội trong thời gian qua đã chứng minh là địa phương có GDP/người cao nhất cả nước. Để đạt được kết quả này thì công tác xúc tiến đầu tư đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội. Nhận thấy vai trò to lớn của công tác xúc tiến đầu tư đối với sự phát triển thì trong bản kế hoạch dài hạn Hà Nội đã đưa ra những quan điểm và định hướng rõ ràng để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư và mối quan hệ giữa Hà Nội với các địa phương và Bộ, ngành trên cả nước về công tác xúc tiến đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội. Thông qua những quan điểm, định hướng trên nhận thấy rằng chính quyền thành phố Hà Nội đã coi trọng công tác xúc tiến đầu tư như là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy TS Phạm Văn Hùng, phó chủ nhiệm khoa Đầu tư. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các cô, các chú, các anh, các chị tại phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cung cấp những thông tin, số liệu bổ sung vào chuyên đề của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Kinh tế đầu tư của PGT.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Giáo trình: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ của TS Đinh Đào Ánh Thủy
Giáo trình: Các văn bản pháp luật về đầu tư
Trang web: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Cục đầu tư nước ngoài
Tạp chí kinh tế và dự báo
Báo cáo tổng kết công tác xúc tiến đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư 10/10/2008
Báo cáo tổng kết công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội năm 2006, 2007, 2008 và 2009
Báo cáo chương trình xúc tiến đầu tư tại Hội nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 4/2009
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2010
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội năm 2010
\
PHỤ LỤC DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
LIST OF PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT
IN HANOI – PERIOD 2006-2010
Danh mục Dự án kêu gọi đầu tư vào Hà Nội – giai đoạn 2006-2010
TT
Name of Project / Tên Dự án
Code
Mã DA
1
Hanoi hi-tech Agricultural Park
Xây dựng công viên nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội
ĐT06-01
2
Western Hanoi Eco-Agricultural Area
Xây dựng khu nông nghiệp sinh thái phía Tây Thành phố Hà nội
ĐT06-02
3
Bac Ha Eco-Tourism Area with Garden House
Xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp nhà vườn Bắc Hà
ĐT06-03
4
Tam Thien Mau Hi-tech Agricultural Application Area
Xây dựng khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại XN Tam Thiên Mẫu
ĐT06-04
5
Soc Son forestry and cultural tourism area.
Khu Du lịch văn hoá sinh thái Sóc Sơn
ĐT06-05
6
The Hanoi software Area
Xây dựng Khu công nghệ phần mềm Hà nội (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc)
ĐT06-06
7
Information Technology Industrial Park
Xây dựng Khu Công nghiệp CNTT (tại Khu Công nghệ Hà nội)
ĐT06-07
8
Sai Dong A hi-tech Industrial zone
Xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao Sài Đồng A
ĐT06-08
9
Hanoi Technology Park
Khu công nghệ Hà nội
ĐT06-9
10
Flower Planting and Technology Transfer
Sản xuất hoa công nghệ cao, chuyển giao công nghệ sản xuất hoa XK
ĐT06-10
11
Cow breeding farm and slaughter house
Trung tâm chăn nuôi và giết mổ bò
ĐT06-11
12
High Quality Pig Breeding Center
Trung tâm nuôi lợn giống thịt siêu nạc
ĐT06-12
13
Fresh Vegetables Production Factory
Nhà máy SX rau quả an toàn xuất khẩu
ĐT06-13
14
Production of industrial moulds
Sản xuất khuôn mẫu cho công nghiệp
ĐT06-14
15
Manufacturing car's spare parts
Sản xuất phụ tùng xe ôtô
ĐT06-15
16
Fabricating chips and wafer for telecommunication equipments
Sản xuất chip và wafe cho thiết bị viễn thông
ĐT06-16
17
Manufacturing high pressure pipes
Sản xuất thiết bị ống dẫn cao áp cho ôtô
ĐT06-17
18
Manufacturing Car’s gaskets
Sản xuất gioăng đệm cho ôtô
ĐT06-18
19
Aluminum powder and billet production
Nhà máy SX phoi và bột nhôm
ĐT06-19
20
Manufacturing Fire fighting equipments
Xây dựng nhà máy sx thiết bị phòng cháy chữa cháy
ĐT06-20
21
Fibreglass Productions
Công ty sản xuất sợi thuỷ tinh
ĐT06-21
22
Stationary productions
Sản xuất văn phòng phẩm
ĐT06-22
23
Manufacturing Mechanical and Consumer Goods
Sản xuất SP cơ khí, hàng tiêu dùng
ĐT06-23
24
Producting Household appliance productions
Sản xuất thiết bị gia dụng
ĐT06-24
25
Manufacturing Handicraft and fine-art wares productions
Sản xuất hàng thủ công Mỹ nghệ
ĐT06-25
26
Producting Cosmetic productions
Sản xuất Mỹ phẩm
ĐT06-26
27
Manufacturing and processing wooden products for export
Chế biến đồ gỗ xuất khẩu
ĐT06-27
28
Manufacturing Consumer Goods; Processing Agricultural and Foodstuff Products / Sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông sản thực phẩm
ĐT06-28
29
Dong A Production and Service Center
Trung tâm sản xuất và dịch vụ thương mại Đông Á
ĐT06-29
30
Development of Tay Tuu Flower Planting Area
Phát triển vùng hoa Tây Tựu
ĐT06-30
31
Investment for Production Lines of Non-Carbon Required Paper
Dây truyền sản xuất giấy phi cacbon, Công suất 5000 tấn/năm
ĐT06-31
32
Thanh Tri foodstuff processing Factory
Nhà máy chế biến thực phẩm Thanh trì
ĐT06-32
33
The Commercial and Parking Centre
Trung tâm Thương mại và bãi để xe của TP tại Quận Long Biên
ĐT06-33
34
Five star Hotel at Quang An Peninsula
Khách sạn 5 sao tại bán đảo Quảng An
ĐT06-34
35
Hotel 5 star and Office for lease at Young Park
Khách sạn Quốc tế 5 sao- Văn phòng cho thuê tại Công viên Tuổi trẻ
ĐT06-35
36
Hotel (3-5 star) at Nam Hong commune, Dong Anh District
Khách sạn 3-5 sao tại xã Nam Hồng, Huyện Đông Anh
ĐT06-36
37
Five star Hotel at Phung Khoang new urban area
Khách sạn quốc tế 5 sao tại khu đô thị mới Phùng Khoang
ĐT06-37
38
Hotel (3-5 star) at Linh Dam general service area
Khách sạn 3-5 sao khu dịch vụ tổng hợp Linh Đàm
ĐT06-38
39
Hotel (3-5 star) at Linh Dam lake peninsula
Khách sạn 3-5 sao tại bán đảo Hồ Linh Đàm
ĐT06-39
40
Hotel (5 star) at Tay Ho Tay new urban area
Khách sạn 5 sao tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây
ĐT06-40
41
Completing Lang Ha- Thanh Xuan street (section from Khuat Duy Tien to Phung Khoang)
Hoàn chỉnh tuyến phố Láng Hạ-Thanh Xuân kéo dài (đoạn từ Khuất Duy Tiến đến Phùng Khoang)
ĐT06-41
42
General Service and Business Centre at No 5 Le Duan
Trung tâm Thương mại và dịch vụ tổng hợp tại số 5 Lê Duẩn
ĐT06-42
43
South Van Tri Urban Area
Khu đô thị Nam Vân Trì
ĐT06-43
44
International Business-Service-Exhibition Centre
Trung tâm Thương mại- dịch vụ-triển lãm quốc tế
ĐT06-44
45
Hi-Tech Research,Development and Training Centre in North of Red River
Trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D), công nghệ cao và đào tạo Bắc sông Hồng
ĐT06-45
46
Tam Xa Urban Area
Khu đô thị bãi Tầm Xá
ĐT06-46
47
Embankment and Exploitation of yards in both side of Red River
Kè bờ và khai thác khu bãi hai bờ sông Hồng
ĐT06-47
48
Business and Office Center at 11B Cat Linh
Trung tâm Thương mại - Văn phòng tại số 11B Cát Linh
ĐT06-48
49
Improvement old collective housing areas in inner of Hanoi (Project 1)
DA1 cải tạo khu nhà cũ trong nội thành
ĐT06-49
50
Improvement old collective housing areas in inner of Hanoi (Project 2)
DA2 cải tạo khu nhà cũ trong nội thành
ĐT06-50
51
Improvement and Rehabilitating of Kim Lien B Collective Housing Area
Cải tạo chỉnh trang khu B Kim Liên
ĐT06-51
52
High Building Apartment Group belong to Thinh Liet new Urban Area
Cụm nhà chung cư cao tầng thuộc Dự án ĐTXD Khu ĐTM Thịnh Liệt
ĐT06-52
53
High-Grade Apartment and Office Area for lease of LICOGI 13 Company
Khu VP & căn hộ cao cấp cho thuê LICOGI 13
ĐT06-53
54
Thach Ban New urban Area
Khu đô thị mới Thạch Bàn
ĐT06-54
55
Apartment and Business Area
Khu Thương mại và nhà ở
ĐT06-55
56
Thang Long Entertainment Area
Khu vui chơi giải trí Thăng Long
ĐT06-56
57
Apartment andOffice High-rise Building
Toà Văn phòng và nhà ở cao cấp cho thuê
ĐT06-57
58
Garden Village and Tourist Area
Xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp nhà vườn
ĐT06-58
59
Construct the tech-job training area and Office area for lease
Xây dựng cơ sở đào tạo nghề kĩ thuật và văn phòng cho thuê
ĐT06-59
60
YEN SO LAKE PARK
Công viên Hồ Yên Sở
ĐT06-60
61
THACH BAN-CU KHOI PARK
Công viên Thạch Bàn - Cự Khối
ĐT06-61
62
Construct car garages
Xây dựng garage ôtô để xe
ĐT06-62
63
School of Vocational and Japanese LanguageTraining
Trường dạy nghề và tiếng Nhật
ĐT06-63
65
Trường Trung cấp kinh doanh dành cho nông dân
ĐT06-60
64
Banking Operation Training Center
Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng
ĐT06-64
65
Municipal Waste treament Plant
Nhà máy xử lý rác đô thị
ĐT06-65
66
General Hospital
Bệnh viên đa khoa
ĐT06-66
67
Upgrade for first-aid recuperation department of Đong Đa Hospital
Nâng cấp khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đống Đa
ĐT06-67
68
Support Health’s Equipments of Hanoi Cancer Hospital
Hỗ trợ trang thiết bị y tế Bệnh viện U bướu
ĐT06-68
69
Upgrade Qualities of Health Care in Soc Son District
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại Huyện Sóc Sơn
ĐT06-69
70
Travel Tourist Services
Dịch vụ lữ hành
ĐT06-70
71
Tourist Services on Red river
Du lịch dịch vụ trên Sông Hồng
ĐT06-71
(Nguồn:Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
KẾ HOẠCH PHÂN BỔ KINH PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2010
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TT
Nội dung
Đơn vịĐề xuất
TỔNG
3,873.00
I
Xây dựng quy chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước
46.00
1
Rà soát, điều chỉnh Chương trình XTĐT của thành phố HN, định hướng 2015
31.00
1.1
Hội thảo, hội nghị rà soát, đánh giá đóng góp ý kiến
20.00
1.2
Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư của thành phố giai đoạn 2010-2015
5.00
1.3
Văn phòng phẩm
3.00
1.4
In ấn photo tài liệu
3.00
2
Xây dựng quy định về quy trình lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn TP
15.00
2.1
Hội thảo đóng góp ý kiến
6.00
2.2
Hợp đồng viết chuyên đề
6.00
2.3
Văn phòng phẩm
2.00
2.4
Pho tô, in ấn tài liệu
1.00
II
Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư
1,046.00
1
In ấn phẩm XTĐT: Sách, tờ rơi, bản đồ, đĩa CD, biểu trưng….
740.00
1.1
Khảo sát, thu thập thông tin, hình ảnh, tư liệu, tài liệu, biên tập, biên dịch (nhiều thứ tiếng) cho các ấn phẩm XTĐT
100.00
1.2
Sách Hà Nội tiềm năng và cơ hội đầu tư 2010
250.00
1.3
Tờ rơi cung cấp thông tin, bản đồ các loại…
200.00
1.4
Sản xuất đĩa CD-Rom về xúc tiến đầu tư
150.00
1.5
In biểu trưng giới thiệu
40.00
2
Xây dựng đề án cẩm nang các thủ tục liên quan đến đầu tư tại Hà Nội
15.00
3
Hoàn thiện, cập nhật, duy trì trang web HIPC nằm trong trang web HAPI
291.00
3.1
Duy trì hoạt động web tại máy chủ trên internet(12 tháng x 4,5 tr/tháng)
54.00
3.2
Chi phí Quản trị website (bảo dưỡng, bào trì, chống hacker, hỗ trợ cập nhật thông tin, và các dịch vụ liên quan khác…)(12 tháng x 2 tr/tháng)
24.00
3.3
Xây dựng quy chế quản lý Web
3.00
3.4
Thu thập thông tin và xây dựng Cơ sở Dữ liệu cho website:
210.00
3.4.1
- Các thông tin về Hà Nội (môi trường sống, môi trường đầu tư,….)
60.00
3.4.2
- Các thông tin về Đầu tư (thủ tục, ưu đãi…)
60.00
3.4.3
- Các thông tin về Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong và ngoài nước
30.00
3.4.4
- Các thông tin về Pháp lý
30.00
3.4.5
- Thu thập các Tin tức, Sự kiện của TP
30.00
3.5
Dịch nội dung
III
Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
1,780.00
1
Tổ chức Hội nghị Quốc tế về xúc tiến đầu tư tại Hà Nội
150.00
2
Tập huấn kiến thức cơ bản về nghiệp vụ XTĐT
50.00
3
Hội thảo giới thiệu chính sách mới cho các nhà đầu tư.
30.00
4
Khảo sát, tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư tại Nước ngoài
1,550.00
4.1
Đoàn đi khảo sát xúc tiến đầu tư tại Châu Âu
500.00
4.2
Đoàn đi khảo sát xúc tiến đầu tư tại Châu Á
400.00
4.3
Đoàn đi khảo sát xúc tiến đầu tư tại Mỹ
500.00
4.4
Tham gia đoàn XTĐT với các Bộ/ngành TW
150.00
IV
Lập danh mục dự án thu hút, kêu gọi đầu tư
322.00
1
Hội thảo thu thập thông tin, rà soát dự án thu hút, kêu gọi đầu tư
20.00
2
Hợp đồng rà soát thông số quy hoạch xây dựng theo từng địa bàn phục vụ lập danh mục dự án thu hút, kêu gọi đầu tư
43.50
3
Hợp đồng rà soát thông số quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất theo từng địa bàn phục vụ lập danh mục dự án thu hút, kêu gọi đầu tư
43.50
4
Biên tập, rà soát, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo địa bàn 29 quận , huyện và một số sở, ngành; Báo cáo tổng hợp về lập danh mục dự án thu hút, kêu gọi đầu tư.
50.00
5
Hợp đồng viết đề cương dự án thu hút, kêu gọi đầu tư (theo quyết định của UBND TP)
50.00
6
Họp báo công bố rộng rãi danh mục dự án thu hút, kêu gọi đầu tư
15.00
7
Đăng báo, truyền hình
100.00
V
Phát triển hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài
490.00
1
Khảo sát, trao đổi, hợp tác quốc tế XTĐT
200.00
2
Tổ chức ký kết hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
50.00
3
Khảo sát, trao đổi hợp tác XTĐT trong nước
240.00
3.1
Công tác phí
220.00
3.1.1
Tổ chức đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương
150.00
3.1.2
Tham gia các Hội nghị XTĐT, XTTM, D/Lịch và các hoạt động khác của thành phố
70.00
3.2
Xây dựng chuyên đề, viết báo cáo hợp tác năm 2010 (phục vụ khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, tham gia Hội nghị tại Lào cai…)
20.00
VI
Chi điều hành xúc tiến đầu tư chung của Thành phố và chi khác
189.00
1
Quản lý điều hành chương trình XTĐT của TP
189.00
1.1
Quản lý điều hành chương trình
115.00
1.1.1
Văn phòng phẩm (mực in, giấy…)
10.00
1.1.2
Thông tin liên lạc, cước gủi tài liệu
5.00
1.1.3
Hội thảo triển khai, kiểm tra quý, tổng kết năm
18.00
1.1.4
Quản lý điều hành chương trình: 18 ng x 100.000 x 12 tháng
22.00
1.1.5
Thuê phương tiện khảo sát thực trạng các huyện ngoại thành Hà Nội
50.00
1.1.6
Chi tiếp khách nước ngoài (nước khoáng, hoa, quả): 250 cuộc * 15 người/cuộc *25.000đ
10.00
1.2
Tham gia Hội nghị hợp tác 5 tỉnh/thành Việt - Trung trong khuôn khổ Chương trình hợp tác "2 vành đai, 1 hành lang" tổ chức tại Lào Cai
30.00
1.3
Tổng hợp xúc tiến đầu tư 2010 và xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2011 của Thành phố
44.00
1.3.1
Họp với Bộ KHĐT, các Sở, ban ngành (đại biểu: 50.000đ x 3 buổi x 20 người, thuê hội trường…)
14.00
1.3.2
Hợp đồng thuê viết chuyên đề
21.00
-
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện, phương hướng kế hoạch thực hiện chương trình XTĐT năm 2010: quý I, 6 tháng đầu năm, 9 tháng
9.00
-
Khảo cứu, rà soát các cơ chế kêu gọi đầu tư vào Hà Nội, Đánh giá tình hình thực hiện KH xúc tiến đầu tư năm 2009
3.00
-
Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Hà Nội năm 2011
3.00
-
Tổng hợp, rà soát nhu cầu xúc tiến đầu tư của các sở, ngành, quận, huyện năm 2011
3.00
-
Báo cáo tổng hợp KH 2011 (có Danh mục và các Phụ lục)
3.00
1.3.3
In ấn, phô tô
5.00
1.3.4
Văn phòng phẩm
2.00
1.3.5
Cước thông tin liên lạc
2.00
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội trong những năm qua.doc