Đề tài Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài: -Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài. Thực tế đã cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, một quốc gia tiến hành ĐTTT ra nước ngoài càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào một thị trường nhất định và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước -Riêng ở Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của các doanh nghiệp (DN) , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Trong 20 năm qua (1988 - 2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam sẽ ngày càng tăng, dự kiến năm 2008, con số này sẽ lên đến 500 triệu. -Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều FDI từ nước ngoài vào ,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO,thế nhưng tình hình đầu tư trực tiếp (ĐTTT)ra nước ngoài của Việt Nam bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn chưa thật sự ở thế đối trọng với nguồn FDI thu vào ,vậy nguyên nhân từ đâu?. Thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế cuả một số dự án trọng điểm về đầu tư ra nước ngoài như các dự án đầu tư về dầu khí cuả tập đoàn dầu khí Việt Nam, dự án đầu tư sang Lào và Campuchia cuả tổng công ty viễn thông quân đội Viettel ,và một số tài liệu nghiên cưú đã được đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành,nhóm nghiên cưú đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay và đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp”với mục tiêu tìm ra nguyên nhân chính của tình trạng này ,đồng thời có thể đề xuất ra các giải pháp khắc phục. -Mục đích của bài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng ,bởi vì tất cả những cái đó chỉ là số liệu của quá khứ,cái mà nhà đầu tư muốn hướng đến là tương lai vì vậy thông qua bài nghiên cứu các nhà đầu tư sẽ nắm được kinh nghiệm đầu tư của các nước Châu Á, tổng quát về các thị trường đầu tư chủ lực để các nhà đầu tư tham khảo,thuận lợị và khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài để các nhà đầu tư phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu của mình và rút kinh nghiệm của các nhà đầu tư trước đây. -Hơn nữa ,thông qua vấn đề nghiên cứu này ,chúng tôi muốn các bạn trẻ ,tương lai sẽ là những doanh nghiệp thành công ,là trụ cột của nước nhà có cái nhìn phác hoạ về một bức tranh đầu tư ra nước ngoài và sẽ nhận ra cơ hội to lớn trong lĩnh vực này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Xem xét và đánh giá về thực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Tìm ra những thuận lợi và hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài hiện nay. Đưa ra những giải pháp,những kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chế kể trên và thúc đẩy việc đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Đề xuất những hướng phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong tương lai 3.Phương pháp nghiên cứu : Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, phương pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp phân tích điểm yếu, điểm mạnh,cơ hội và thách thức (SWOT) 4.Nội dung nghiên cứu : Tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Cần phải cải thiện những chính sách của Nhà nước và tạo những điều kiện gì để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Những hướng phát triển mới của việc đầu tư ra nước ngoài trong tương lai cho các nhà đầu tư Việt Nam là gì. 5. Đóng góp cuả đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng về khoa học cũng như trong thực tiễn, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt nam hiện nay. Về mặt khoa học,đề tài này góp phần phát hiện ra những điểm cần bổ sung trong các chính sách về đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư. Về thực tiễn,đề tài góp phần giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu tư có cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư, tìm ra những chiến lược đầu tư hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp

pdf69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhẹ, vì chúng góp phần trực tiếp động viên tinh thần và nâng cao bản lĩnh, hiệu quả kinh doanh, củng cố tinh thần gắn bó với cội nguồn dân tộc của các doanh nhân - những đứa con xa xứ. Các chương trình phòng chống tội phạm quốc tế có tổ chức, các kênh phát thanh và truyền hình, băng nhạc, các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài, các tạp chí, báo hàng ngày và các chuyến thăm hỏi của lãnh đạo nhà nước tới các cộng động doanh nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài... cần ngày càng được tổ chức đa dạng, thường xuyên và thiết thực hơn... tất cả vì cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh, tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, văn minh, hiện đại. 3.2.2. Về phía nhà đầu tư: 47 -Các DN có ý định mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ra nước ngoài cần có sự chuẩn bị kỹ từ khâu nghiên cứu thị trường, chính sách pháp luật, tập quán, thói quen tiêu dùng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là tìm hiểu nghiên cứu kỹ chính sách thuế, phí; các quy định xuất nhập khẩu ở nước sở tại để lựa chọn các cơ hội đầu tư phù hợp vơí mình, tránh bị dây dưa, tranh chấp kiện tụng ở các thị trường nước ngoài. Nắm vững những qui định, điều luật của quốc gia, tổ chức kinh tế thế giới để có biện pháp đối phó với những vụ kiện mà lúc nào cũng có thể xảy ra. - Mặt khác, trong khâu chuẩn bị, lập dự án đầu tư cần có sự chuẩn bị, tính toán một cách cụ thể chi tiết; đáp ứng đầy đủ các thủ tục, yêu cầu theo quy định. Đồng thời, đối với các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài, các DN cần thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ cho cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài; xem khâu nào vướng mắc, vướng mắc ở đâu để Nhà nước xem xét có sự điều chỉnh các chính sách, quy định cho phù hợp với các yêu cầu thực tiễn. Như vậy Nhà nước sẽ có điều kiện quản lý theo sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN. Về phần mình, DN phải thực hiện đầy đủ các thủ tục trên mới có thể đẩy nhanh các khâu cấp phép đầu tư, thực hiện dự án đầu tư một cách hiệu quả. -Muốn đầu tư ra nước ngoài, DN phải cần lập được dự án có tính khả thi cao, đảm bảo tính toán, cân đối hợp lý khả năng tài chính, tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm phục vụ sản xuất, nghiên cứu, đào tạo tiến kịp các nước trong khu vực, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài ở trong và ngoài nước. - Liên hệ chặt chẽ với các Đại sứ quán, Cơ quan Thương vụ của Việt Nam và cộng đồng ngươì Việt Nam ở nước ngoài để xin cung cấp thông tin và tư vấn trước khi quyết định đầu tư trực tiếp tại một nước để đầu tư vào lĩnh vực và sản phẩm phù hợp. -Hình thành những tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh. Việc hình thành, duy trì và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn trong một quốc gia là một điều hết sức cần thiết bởi sự phát triển của chúng là động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ trương của Đảng thể hiện qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khóa IX là xây dựng hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh dựa trên cơ sở các tổng công ty nhà nước -Các doanh nghiệp VN tăng cường khả năng cạnh tranh nội địa tạo đà cho đầu tư ra nước ngoài. Cần định hướng và xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển lâu dài trên cơ sở đánh giá chính xác thị trường mục tiêu và duy trì uy tín, thương hiệu của công ty trên thị 48 trường. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần phải nâng cao năng lực, xây dựng những hệ thống sản xuất mang chuẩn mực quốc tế. Sẵn sàng cạnh tranh, nắm bắt thời cơ và chủ động đối phó với thách thức. Một chiến lược con người đúng đắn sẽ khiến cho công ty mạnh hơn trong cạnh tranh trong nước và tạo đà cho đầu tư ra nước ngoài nhờ vào sức sáng tạo con người. -Tạo ra mối liên kết giữa ngân hàng và công ty. Thực tiễn đầu tư ra nước ngoài ở các doanh nghiệp châu Á cho thấy việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài ở giai đoạn đầu đòi hỏi vốn lớn kéo dài (do phải xây dựng nhà xưởng, chi phí nhân công ban đầu…), nhưng doanh nghiệp không thể huy động động đủ vốn của ḿình vào dự án hết được. Chính điều này dẫn đến các dự án trì hoăn kéo dài dẫn đến lỗ vốn hay tuột mất cơ hội kinh doanh. V́ì vậy trong điều kiện chưa có thị trường vốn hiệu quả th́ì ngân hàng được coi là cứu cánh duy nhất. Một sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp được xem là nhân tố không thể thiếu để thúc đẩy đầu tư phát triển. Về lâu dài, mối liên hệ giữa doanh nghiệp - ngân hàng cần phải được nâng cao lên thành các tập đoàn kinh tế tài chính vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trong việc thực hiện các dự án đầu tư trên thị trường thế giới. Các công ty kiểu Chaebol của Hàn Quốc và Keiretsu của Nhật Bản luôn có ngân hàng là thành viên của tập đoàn. Chính nhờ cơ chế này mà tập đoàn tự điều hoà các nguồn vốn của ḿình một cách hợp lý và hiệu quả, tránh bị rơi vào khủng hoảng do thiếu hụt vốn. Xa hơn, là từ các mối liên kết này, chúng ta h́ình thành các tổ hợp nhiều công ty - nhiều ngân hàng, bởi một doanh nghiệp - một ngân hàng vẫn luôn chứa đựng hạn chế nhất định về vốn. -Xây dựng chiến lược marketing nước ngoài để đầu tư hiệu quả. Đầu tư ra nước ngoài là hình thức xâm nhập thị trường ở bậc cao. Thông thường các công ty xuyên quốc gia thường thực hiện xuất khẩu sản phẩm, marketing sản phẩm tại thị trường nước ngoài trước cho thị trường quen với sản phẩm của ḿình rồi mới tiến hành đầu tư hay nếu có tiềm lực hơn th́ì vừa đầu tư vừa tiến hành marketing sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Marketing nước ngoài là chiến lược hoàn toàn phù hợp với mục đích ngắn hạn của các doanh nghiệp VN , tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp này tiến đến đầu tư ra nước ngoài. Chẳng hạn gần đây, thông qua Hội chợ thương mại VN 2004 được tổ chức tại Trung tâm hội chợ quốc tế Phnom Penh (Campuchia), một số doanh nghiệp lớn của VN đă mở văn phòng đại diện tại thủ đô Phnom Penh như Trung Nguyên, Biti’s, Vinamilk, Vifon, Miliket… chuẩn bị cho chiến dịch mở rộng thị trường. 49 KẾT LUẬN Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, ĐTNN tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Trong phạm vi một đề tài nghiên cưú với kết cấu 3 chương, nhóm nghiên cứu đã cố gắng làm rõ những cơ sở lý luận cuả hoạt động đầu tư ra nước ngoài, những kết quả đã đạt được cuả hoạt động này trong vòng 20 năm qua,bao gồm cả những thành công và các mặt còn hạn chế.Từ bức tranh toàn cảnh đó, trên cơ sở dự báo tình hình phát triển cuả hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhóm mạnh dạn đề xuất 2 nhóm giải pháp cho Nhà nước và cho các doanh nghiệp mang tính khả thi và thực tiễn cao nhằm góp phần định hướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài đạt được kết quả cao hơn nưã trong thời gian tới. Tuy nhiên theo chúng tôi, để thực sự góp phần tạo một diện mạo mới cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp và Nhà nước ta nên mạnh dạn đầu tư sang các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ,EU,Nhật,... những thị trường mà cho đến giờ chúng ta vẫn còn rất e dè trong việc rót vốn vào đầu tư.Thông qua hướng phát triển mới này chúng ta sẽ học hỏi thêm từ nước bạn về kỹ thuật, công nghệ và những kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào việc phát triển kinh tế nước nhà, thêm vào đó là khẳng định vị thế cuả Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng những giải pháp, đề xuất sẽ có những đóng góp nhất định vào việc tìm ra một hướng phát triển bền vững cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, góp phần phát triển nhanh và mạnh hơn nưã kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Dù có nhiều cố gắng nhưng do đề tài được thực hiện với thời gian hạn chế, kiến thức chuyên môn về đầu tư có hạn nên chắc chắn những khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức là khó tránh khỏi. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong quý thầy cô đóng góp cho đề tài những ý kiến quý báu để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn và những giải pháp mang tính khả thi có thể áp dụng hưũ ích trong thực tiễn. 50 TÀI LIỆU THAM KHÀO: 1. Sách, luận văn: 1.1 Trần Thị Châu; Phạm Tấn Đạt; Phan Thành Nhân- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài cuả các nước đang phát triển ở Châu Á và bước chuẩn bị cho Việt Nam-Trường Đại học kinh tế TP.HCM 2003 1.2 Nguyễn Hưũ Huy Nhựt-Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài cuả Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế-Luận văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế TP.HCM 2004 1.3 Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài cuả doanh nghiệp tổ chức kinh tế Việt Nam-Nhà xuất bản Lao Động 2002. 2. Báo, tạp chí: 2.1 Thu Hương- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đầu tư ra nước ngoài- Báo Công nghiệp- 3/2006 2.2 Nguyễn Minh Phong-Tăng tốc đầu tư ra nước ngoài cuả doanh nghiệp –Tạp chí tài chính -3/2007 2.3 Bùi Thiên Sơn- Khi đầu tư ra nước ngoài Doanh Nghiệp Việt Nam nên lựa chọn thị trường nào – Tạp chí nghiên cưú tài chính kế toán-3/2007 2.4 Lê Xuân- Phản đối làn sóng đầu tư ra nước ngoài- Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương -8/2004 3.Website: 3.1 Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư) 3.2 Bộ ngoại giao Việt Nam 3.3 Bộ tài chính Việt Nam 3.4 Bộ kế hoạch và đầu tư 3.5 Báo Công nghiệp 3.6 Website tài chính Việt Nam 3.7 Thời báo kinh tế Việt Nam 3.8 Tổ chức thương mại thế giơí 51 PHỤ LỤC 1)LUẬT XÚC TIẾN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ CAMPUCHIA(Bản dịch sơ bộ của sinh viên) LUẬT XÚC TIẾN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chương 1: Điều khoản chung: Chính phủ cộng hoà dân chủ nhân dân Lào khuyến khích người nước ngoài ,cá nhân hay tổ chức hợp pháp đầu tư vào cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ( viết tắt là Lào PDR) hướng tới mục đích cơ bản cùng đem lại lợi nhụân và tuân thủ đúng luật pháp của cộng hoà dân chủ nhân dân Lào .Những người như trên sẽ được xem như là người đầu tư nước ngoài. Điều 2: Những nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trong tất cả những lĩnh vực kinh tế mà luật pháp cho phép như :nông lâm nghiệp ,sản xuất ,năng lượng ,khai khoáng,thủ công,viễn thông,giao thông,xây dựng ,du lịch ,thương mại,dịch vụ ,và những ngành khác Các nhà đầu tư không được đầu tư và điều hành xí nghiệp làm xâm hại đến an ninh quốc gia ,môi trường ,sức khoẻ cộng đồng và văn hóa dân tộc điều này là vi phạm pháp luật của cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Điều 3: Của cải và người đầu tư nước ngoài tại cộng hoà dân chủ nhân dân Lào sẽ được bảo vệ đầy đử bởi những quy định và luật pháp của CHDCND Lào.Những tài sản và sự đầu tư sẽ không bị trưng dụng ,sung công và quốc hữu hoá ngoại trừ dùng cho mục đích công ,hoặc vào lúc đến kỳ hạn trả nợ ,bồi thường chính đáng và hiệu quả . Chương 2: Các hình thức đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Lào theo 2 hình thức : 1.Liên doanh với 1 hoặc nhiều nhà đầu tư nội địa của Lào hoặc 2.theo hình thức sở hữu toàn bộ xí nghiệp. Điều5: Công ty liên doanh là hình thức đầu tư được thành lập và đăng ký phù hợp với luật pháp của CHDCND Lào , trong đó 1 hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng liên kết để điều hành công ty cùng với một hay nhiều nhà đầu tư trong nước . 52 Các hoạt động và sự quản lý tổ chức của công ty liên doanh và mối quan hệ giữa các bêb sẽ được quy định bởi hợp đồng giữa các bên và các điều khoản cùa Hiệp Hội các liên doanh phù hợp với luật và quy định của nước CHDCND Lào. Điều 6: Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp ít nhất là 30% cổ phần trong toàn bộ cổ phần của công ty liên doanh.Sự đóng góp của 1 hay nhiều bên đầu tư nước ngoài của liên doanh sẽ được qui đổi cho phù hợp với ty giá hối đoái hiện hành của Lào và đang phổ biến vào ngày trả cổ tức được định ra bởi ngân hàng nhà nước Lào . Điều 7: Các xí nghiệp sở hữu nước ngoài toàn bộ là sự đầu tư nước ngoài được đăng ký phù hợp với quy định của PL Lào do 1 hay nhiều thành viên nhà đẩu tư nước ngoài sở hữu mà không có sự tham gia của nhà đầu tư nội địa.Công ty được thành lập ở Lào có thể là công ty mới ,chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty nước ngoài . Điều 8: Các dự án đầu tư nước ngoài là chi nhánh tại Lào hay văn phòng đại diện của công ty nước ngoài sẽ có các điều khoản của Hiệp Hội quy định phù hợp với luật và quy định của nước CHDCND Lào và phù hợp với sự tán thành của Uỷ Ban Quản Lý Đầu Tư Nước Ngoài của nước CHDCND Lào. Điều 9:Sự thành lập và đăng ký đầu tư nước ngoài phải tuân theo nghị định của CHDCND Lào. Chương 3:Lợi ích,quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài. Điều10: Chính phủ nước CHDCND Lào sẽ bảo vệ việc đầu tư nước ngoài và của cải của nhà đầu tư nước ngoàiphù hợp với luật và quy định của nước CHDCND Lào.Nhà đầu tư nước ngoài có thểthuê đất trong lãnh thổ Lào và chuyển lợi nhuận từ bất đông sản thê theo hợp đồng và họ có thể sở hữu sự cải tiến trên đất hay nhửng tài sản động khác và chuyển những lợi nhuận thu được khác đó. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tự do điều hành xí nghiệp của họ trong giới hạn của luật và những quy định của nước CHDCND Lào.Chính phủ sẽ không cản trở hoạt đông kinh doanh của những xí nghiệp trên. Điều11: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ ưu tiên cho công dân Lào trong việc tuyển dụng và thuê mướn nhân viên của mình.Tuy nhiên,công ty cũng có quyền thuê những chuyên gia những 53 chuyên gia nhân sự có kỹ năng khi cần thiết với sự tán thành của cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước CHDCND Lào . Nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ nâng cao kỹ năng cho nhân viên là công dân Lào của họ về kỹ thuật khi đào tạo trong lãnh thổ Lào hay ở nước ngoài . Điều 12: Chính phủ nước CHDCND Lào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh ,di chuyển,định cư và xuất cảnh khỏi lãnh thổ của Lào cho nhà đầu tư nước ngoài ,nhân viên nước ngoài của họ ,và thân nhân của nhà đầu tư cũng như của nhân viên nước ngoài đó.Tất cả các đối tượng trên phải tuân theo luật và quy định của nước CHDCND Lào khi họ ở trên lãnh thổ của Lào Nhà đầu tư nước ngoài và nhân sự người nước ngoài của họ làm việc trong nước CHDCND Lào sẽ phải đóng thuế thu nhập cho chính phủ ở mức sàn là mười phần trăm(10%) thu nhập của họ kiếm đuợc trên nước CHDCND Lào . Điều 13: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản bằng đồng bản tệ của Lào hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi khác với ngân hàng Lào hoặc ngân hàng nứơc ngoài khác được thành lập ở nước CHDCND Lào . Điều 14: Trong quá trình hoạt động ,nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng hệ thống kế toán tài chính của nước CHDCND Lào .Tài khoản kế toán của họ sẽ được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan tài chính có thẩm quyền của nhà nước phù hợp với quy định kế toán hiện hành . Điều 15: Phù hợp với luật pháp và quy định của chính phủ về việc quản lý ngoại hối và kim loại quý ,nhà đầu tư nước ngoài có thể mang về quốc gia mình hoặc quốc gia thứ ba khác vốn và những khoản kiếm được từ hoạt đông đầu tư nước ngoài của mình thông qua ngân hàng Lào hoặc ngân hàng nước ngoài khác thành lập tại Lào với tỷ giá hối đoái hiện hành vào ngày hồi hương ,được quy định bởi ngân hàng của nước CHDCND Lào . Các nhân sự người nước ngoài của dự án đầu tư nước ngoài cũng có thể mang về nước mình những khoản kiếm được sau khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân và tất cả các bổn phận thuế khác. Điều 16: 54 Đối tượng đầu tư nước ngoài tuân theo luật này sẽ phải trả thuế thu nhập từ lợi nhuận hàng năm tại mức sàn đồng bộ là hai mươi phần trăm (20%) .,được tính toán phù hợp với điều khoản của luật và những quy định hiện hành của chính phủ nước CHDCND Lào. Những khoản thuế ,khoản phải nộp,phí khác sẽ phải đóng phù hợp với luật và những quy định hiện hành của chính phủ nước CHDCND Lào. Điều 17: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải trả thuế nhập khẩu trang thiết bị,phương tiện sản xuất ,phụ tùng thay thế và vật liệu khác sử dụng trong quá trình hoạt đông của dự án đầu tư nươc ngoài hoặc trong các xí nghiệp sản xuất tại mức sàn đồng bộ một phần trăm(1%) giá trị nhập khẩu .Vật liệu thô và thành phần trung gian nhập khẩu cho mục đích chế biến và sau đó tái xuất sẽ được miễn thuế nhập khẩu như trên.Tất cả thành phẩm xuất khẩu cũng được miễn thuế xuất khẩu. Vật liệu thô và thành phần trung gian nhập khẩu cho mục đích đạt được sự thay thế nhập khẩu sẽ có đủ điều kiện để được giảm thuế đăc biệt phù hợp với chính sách khuyến khích của chính phủ. Điều 18: Trong những trường hợp rất đặc biệt và được quyết định bởi chính phủ nước CHDCND Lào ,nhà đầu tư nước ngoài có thể được cấp những lợi ích và đặc quyền đặc biệt có thể bao gồm việc giảm thuế hoặc được miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức được quy định tại điều 16 và /hoặc được giảm hoặc miễn trừ mức thuế nhập khẩu được quy định tại điều 17 ,bởi vì quy mô đầu tư của họ và những tác động tích cực mong đợi mà các nhà đầu tư mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào. Trong trường hợp thành lập một hay nhiều khu vực tự do hay Khu vực xúc tiến đầu tư,chính phủ sẽ ban hành những khu vực đạc biệt hoặc những quy định chung hoặc nghị quyết. Điều 19:Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập hàng năm ,nhà đầu tư nước ngoài sẽ cống hiến một phấn lợi nhuận mỗi năm cho sự cần thiết của các quỹ dự trữ khác nhau cho sự điều hành và phát triển của xí nghiệp để tiếp tục cải thiện hiệu quả của xí nghiệp ,phù hợp với chính sách và điều lệ của Hiệp hội các xí nghiệp. Điều 20:đầu tư nước ngoài dồng ý với các luậat này sẽ được hoạt động mọi lúc phù hợp với luật và quy định của nước CHDCND Lào .Đặc biệt ,nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải 55 có tất cả những biện pháp cần thiết và thích hợp để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của họ ,nhà máy và các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên và sức hoẻ và sự an toàn của công nhân và công cộng ,và công trình đầu tư của họ sẽ đóng góp cho chương trình bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho công nhân của họ phù hợp với chính sách và luật và quy định của nước CHDCND Lào . Điều 21:Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các bên nước ngoài với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với các bên của Lào ,người tranh chấp trước tiên nên tìm giải quyết sự khác biệt thông qua tư vấn hoặc hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thất bại ,họ sẽ đệ trình sự tranh chấp lên cơ quan hoà giải kinh tế có thẩm quyền của nước CHDCND Lào hoặc các cơ quan khác cùa nước CHDCNN Lào để giải quyết tranh chấp hoặc thông qua quốc gia nước ngoài hay tổ chức quốc tế thích hợp mà các bên tranh chấp đồng ý. Chương 4:Quản lý các tổ chức đầu tư nước ngoài: Điều22: Chính phủ CHDCND Lào đã thành lập một tổ chức xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài trong nước được gọi là uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài ( Foreign Investment Management Committee –FIMC). FIMC chịu trách nhiệm về việc thi hành luật này và bảo vệ và xúc tiến đầuu tư nước ngoài tại CHDCND Lào Điều 23: Tất cả các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Lào sẽ được hỗ trợ ,cấp phép thông qua "dịch vụ một bước" của FIMC được diễn ra như là điểm trung tâm trọng yếu cho tất cả sự tương tác của chính phủvới các nhà đầu tư với sự cộng tác của các bộ có liên quan và chính quyền địa phương trọng yếu. Điều 24: Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Lào được xem là hợp pháp cho đến khi nhận đươc giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài được cấp bởi FMC. Điều25: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải xin được giấy phép đầu tư và đệ trình cho FMC một bản đơn và những tài liệu hỗ trợ bắt bụôc bởi pháp luật . FMC có thể cấp sự đồng ý cơ bản sơ bộ cho các dự án đầu tư nước ngoài được xúc tiến đặc biệt bởi chính phủ . 56 LUẬT ĐẦU TƯ CỦA CAMPUCHIA CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐầU TƯ CỦA CAMPUCHIA. Luật đầu tư Campuchia ban hành năm 1994 đã đưa ra một chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Nghị định tháng 08 năm 1999 hạn chế bớt một vài lĩnh vực trong đầu tư nước ngoài như phát hành, in ấn, các hoạt động truyền thông, trong các ngành này nhà đầu tư nước ngoài không được có quá 49% cổ phần và phảI có sự tham gia góp vốn của các nhà đầu tư trong nước đốI với các lĩnh vực như: khai thác đá quý, sản xuất gạch, chế biến gạo, chế biến gỗ, đá xẻ và dệt lụa. Gần đây chính phũ Campuchia đã ban hành thêm quy định hạn chế quyền sở hữu các bệnh viện, cơ sở y tế của nước ngoài và cấm sử dụng lao động nước ngoài cho các công việc mà các bác sĩ trong nước theo Bộ Y tế cho là có thể đảm đương được. Mặc dù người nước ngoài sống ở Campuchia tỏ ra không an tâm với quyết định trên nhưng chính phủ vẫn đang xem xét. Trong khi ở ột số lĩnh vực khác được thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và có cơ chế khuyến khích đầu tư theo từng loại dự án. Việc thảo luận lấy ý kiến về bổ sung thay đổi luật đầu rư đả tiến hành được gần 2 năm như 1 phần của chương trình cảI cách tài chính. Vấn đề cơ bản là bộ luật mới làm sao giảI quyết được giữa mâu thuẫn giữa việc tăng đầu tư và nguồn thu của chính phủ. Điều 44 của hiến pháp Campuchia quy định chỉ có những tổ chức hợp pháp của người người Kmer và người Kmer mới có quyền sở hữu đất đai, ngoài ra hầu như không có sự phân biệt đốI xử đốI với những nhà đầu tư nước ngoài ở bất kỳ thời điểm đầu tư nào. Tuy vậy một vài doanh nghiệp vẫn phàn nàn họ vẫn bất lợi so với các doanh nghiệp Campuchia hoặc là các doanh nghiệp đốI thủ nước ngoài khác, các doanh nghiệp mà thường hốI lộ, trốn thuế, bóc lột người lao động nghèo, có vị trí thuận lợi, chất lượng sản phẩm .v.v. để hạ giá thành. Việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước thường không minh bạch, công khai. Trong một số trường hợp dân chúng chỉ biết rằng các doanh nghịêp nhà nước đã được bán sau khi chính phủ thông báo chủ sở hữu mới.. 57 Luật đầu tư của Campuchia quy định các quyền lợI của nhà đầu tư như sau:  Các nhà đầu tư được đốI xử bình đẳng ngoại trừ quyền sở hữu đất.  Cam kết không tiến hành chính sách quốc hữu hoá có ảnh hưởng tới tài sản của các nhà đầu tư.  Không áp đặt, quy định giá sản phẩm, dịch vụ của các nhà đầu tư mà đã được chính phủ phê duyệt.  Cho phép các nhà đầu tư mua ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng và chuyển ra nước ngoài cho các mục đích: trả tiền hàng nhập khẩu, trả nợ, trả tiền bản quyền, phí quản lý, chuyển lợI nhuận, rút vốn. Chính sách chuyển nhượng Không hạn chế việc chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư. Luật ngoại hốI hốI cho phép Ngân Hàng quốc Gia Campuchia kiểm soát và điều chỉnh thị trường ngoại hốI trong trường hợp khủng khoảng; nhưng không chỉ rõ rằng trong trường hợp nào thì được gọI là khủng khoảng. Đại sự quán Mỹ cũng không chắc trong trường nào thì các nhà đầu tư bị bị cản trở đốI với việc mua ngoại tệ hoặc chuyển tiền ra nước ngoài. Thu hồi và bồi thường Điều 44 của hiến pháp Campuchia quy định hạn chế quyền sở hữu đất đai đối với người Campuchia sống ở nước ngoài và "nhà nước có quyền thu hốI đất đai từ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để phục vụ cho lợI ích công cộng và sẽ giảI quyết bồi thường thỏa đáng, công bằng trước khi thu hồI”. Điều 58 hiếp pháp quy định “ Việc kiểm soát và sử dụng tài sản nhà nước được quy định bởI luật pháp”. Theo luật đất đai thì toàn bộ đất đai được coi là tài sản của nhà nước. Luật đầu tư quy định “chính phủ không được tiến hành các chính sách quốc hữu hoá mà ảnh hưởng tới tài sản của các nhà đầu tư". Nghị định gần đây của chính phủ đã hủy bỏ chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng, chuyển nhượng đất ở khu công nghiệp mới Koh Kong mà không bồI thường vì đây là đất công. Hiện nay chưa xảy ra tranh chấp của công dân Mỹ liên quan đến việc thu hồI đất đai. Chính phủ đang nghiên cứu việc bồI thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại do súng đạn và cướp bóc của binh lính trong cuộc chính biến năm 1997.. GiảI quyết tranh chấp. 58 Hệ thống luật pháp Campuchia trước năm 1975 được xây dựng theo mô hình của Pháp, 1979-1991 theo mô hình cộng sản, Trong gia đoạn 1991-1993 hệ thống luật pháp do chính phủ chuyển tiếp của Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC) xây dựng và được chính phủ Hoàng Gia Campuchia thông qua năm 1993. Tuy vậy hệ thống luật pháp vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều khe hở trong một số lĩnh vực quan trọng như phá sản, tranh chấp thương mại, quyền sở hữu trí tuệ. Hệ thống luật pháp Campuchia theo truyền thống vẫn thường thiên về điều đình hoà giảI đốI với các tranh chấp. Mặc dù cũng có kế hoạch thành lập 1 diễn đàn thương mại, hoà giảI thương mại và các trọng tài kinh tế nhưng toà án hiện nay chỉ đóng vai như là 1 diễn đàn về luật pháp để giảI quyết tranh chấp thương mại. Trong 1 số ít trường hợp thì các bộ ngành đóng vai trò trọng tài nhưng thẩm quyền của họ bị hạn chế. Hệ thống toà án Campuchia rất kém. Các quan toà thường được đào tạo ngắn ngày trong nước hoặc được đào tạo theo hệ thống luật pháp khác nên có ít cơ hội tiếp cận luật hiện hành của Campuchia. Các quan tòa thiếu kinh nghiệm, toà án thiếu nhân lực. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thường báo cáo các vấn đề xử lý không thỏa đáng, hốI lộ trắng trợn xẩy ra thường xuyên. Các quan toà Campuchia nhận lương ở mức tốI thiểu (20USD/tháng) với mức lương này thì không đủ để trang trải cho cuộc sống của họ. Hiện nay tệ nạm tham nhũng trong hệ thống Toà án của Campuchia đang là vấn đề rất bức xúc. Campuchia không có luật giảI quyết tranh chấp thương mại, tuy vậy vào năm 2001 Campuchia đã thông qua luật thi hành hiệp định New York về sự thừa nhận và thi hành các hình phạt phân xử nước ngoài mà Campuchia đã ký năm 1960. Bất chấp việc thi hành các hình phạt trong nước hay nước ngoài, khả năng của các toà án Campuchia thi hành án vẫn đang hạn chế. Chính sách khuyến khích Luật đầu tư hiện nay đã đưa ra hàng loạt chính sách khuyến khích đầu tư. Những khuyến khích đầu tư được CDC ban bố và tạo ra như một điểm dừng chân thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Tuy vậy luật này hiện vẫn đang được xem xét và sửa đổi một vài chi tiết để cân đối với nguồn thu của chính phủ Luật đầu tư và các nghị định đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư sau : 59  Thuế suất 9% thấp hơn so với mức thuế lợi tức 20% của các doanh nghiệp không được CDC khuyến kích. Các công ty khai thác nguồn tự nhiên như khai thác gỗ xây dựng , dầu mỏ, vàng, đá quý chịu mức thuế lợI tức tập đoàn 30%.  Miễn thuế lợi tức lên tới 8 năm phụ thuộc vào từng loại dự án.  Cho phép khấu trừ rủI ro thiện hại cho 5 năm kế tiếp.  Không đánh thuế tiền lãi cổ tức, lợI nhuận và quá trình đầu tư  Miễn thuế chuyển lợI nhuận về nước.  Miễn 100% cho các khoản thuế nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc và các thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu thô, bán thành phẩm và các nguyên liệu đóng gói cho hầu hết các dự án trong giai đoạn xây dựng và năm hoạt động đầu tiên. Thời gian miễn thuế xuất nhập khẩu trên các mặt hàng trên có thể được kéo dài cho các dự án xuất khẩu đá quý với mức tối thiểu 80% sản phẩm được xuất khẩu và các dự án được đặt ở các vùng đặc biệt. Mặc dù chính phủ Campuchia chưa thông qua bộ luật cho phép tạo các vùng kinh tế mở.  Cho phép sử dụng nhân công nước ngoài nếu lao động địa phương không đáp ứng được đòi hỏI của công việc Danh sách những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư đưa ra mà không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư gồm: sản xuất cây trồng, vật nuôi, hảI sản, sản xuất thiết bị giao thông, đường cao tốc, đường phố, khai thác mỏ, quặng, dấu, khí đốt, các sản phẩm hàng tiêu dùng, xây dựng khách sạn (Từ 3 sao trở lên), Những phương tiện cho y học và giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, các trung tâm đào tạo hướng nghiệp, cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực du lịch và văn hoá, các hoạt động sản xuất và khai thác để bảo vệ môi trường. Quyền thành lập và sở hữu doanh nghiệp Luật Campuchia không hạn chế các đơn vị trong nước cũng như nước ngoài thành lập và sở hữu các doanh nghiệp cho dù nó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên hiến pháp quy định người Khơ-mer hay các đơn vị thuộc Khơ-mer có quyền sở hữu đất. Cũng cần có sự ưu tiên cho một số lĩnh vực đầu tư trong nước nhưng phảI phụ thuộc vào từng loại dự án đầu tư. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản 60 Động sản và bất động sản: Luật đất đai sửa đổi đã được thông qua năm 2001, quy định về việc đảm bảo an toàn bất động sản và thành lập hệ thống hồ sơ các tài sản có chủ quyền được bảo vệ. Thực tế ở Campuchia hệ thống này không đầy đủ và phần lớn những người sở hữu tài sản thiếu cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sở hữu của họ. Thậm chí trong một vài trường hợp quyền sở hữu đất đã có trong hệ thống danh sách nhưng để thừa nhận nó là cả một vấn đề khi mà trước tòa các quan toà vẫn yêu cầu cung cấp thêm các chứng cứ để chứng minh quyền sở hữu đất đai. Cũng có hoạt động thế chấp tài sản ở Campuchia nhưng rất hiếm vì sự thi hành pháp luật ở đây là không chắc chắn. Mặc dù người nước ngoài bị cấm sở hữu đất nhưng theo luật mới thì họ có thể thuê đất trong vòng 39 năm. Người nước ngoài có thể chuyển nhượng các công trình xây dựng hay đất thuê. Quyền sở hữu đất đai được cấp trước năm 1979 thì không còn giá trị nữa. Quyền sở hữu trí tuệ (IPR): Campuchia chưa là thành viên của WTO, chính sách về quyền sở hữu trí tuệ đang bắt đầu hình thành và còn ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn của WTO. Hiệp định thương mại Mỹ - Campuchia năm 1996 gồm cả những điều khoản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và đồng ý cho chính phủ Campuchia hoàn thiện chúng theo từng bước nhưng Campuchia vẫn chưa thực hiện được đúng theo thỏa thuận. Bảo vệ IPR dựa trên điều 47 và 48 luật hình sự của UNTAC 1992 và Prakas Bộ Thương Mại số 368 có từ ngày 15 tháng 12 năm 1997 được xem như những văn bản chuẩn mực của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Campuchia đã trở thành thành vĩên của WIPO năm 1995 theo hiệp định Pari tháng 9 năm 1998 và có nguyện vọng gia nhập hiệp định Bern và UPOV và hiệp ước hợp tác tri thức. Chính phủ Campuchia đã ban hành luật về nhãn hiệu thương mại, luật bản quyền và luật công nhận bằng sáng chế với sự hỗ trợ của WIPO. Nội dung cơ bản của bộ luật này như sau. Nhãn hiệu thương mại: vào tháng 2 năm 2002 Quốc hội Campuchia đã thông qua luật nhãn hiệu thương mại theo những thoả ước, thoả thuận về xu hướng quan hệ thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Bộ luật quy định những hình phạt từ tù giam đến phạt tiền đốI với vi phạm nhãn hiệu thương mại, quy trình chi tiết về đăng ký nhãn hiệu thương mại. Trước khi luật nhãn hiệu thương mại có hiệu lực ở Campuchia, chủ nhân của các nhãn hiệu thương mại không được đền bù khi bị xâm phạm nhãn hiệu. Một số lời phàn nàn chỉ được gửi tới Bộ Thương Mại nơi chịu trách nhiệm về việc đăng ký nhãn hiệu thương mại 61 nhưng lại không có thẩm quyền rõ ràng để chỉ đạo giải quyết. Cho tới năm 1998 Bộ Thương Mại mới có các biện pháp và hành động hữu hiệu để xử lý các vi phạm nhãn hiệu thương mại, Bộ đã ra lệnh cho các công ty trong nước chấm dứt việc sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ như Pizza Hut, Nike, Scotties, Marboro và Pringle. Từ năm 1991 Bộ Thương Mại đã duy trì được một quy trình đăng ký nhãn hiệu thương mại hữu hiệu và đã cho đăng ký được hơn 10.000 nhãn hiệu theo nghị định 1991 và đã chứng tỏ được sự hợp tác trong việc ngăn chặn các cá nhân lạm dụng việc đăng ký các nhãn hiệu thương mại tại Campuchia. Bản quyền: Trách nhiệm về bản quyền không được phốI hợp giữa Bộ Văn Hoá, nơi quản lý việc ghi CDs, xuất bản và Bộ Thông Tin nơi chịu trách nhiệm về nội dung ấn phẩm. Bộ Văn Hoá đã chuẩn bị phác thảo một bộ luật về bản quyền vào năm 1998. Bản phác thảo ấy hiện giờ vẫn đang được hội đồng luật gia Campuchia xem xét trước khi đưa ra hội đồng chính phủ và hy vọng sẽ được thông qua vào cuốI năm 2002. Tuy nhiên vào năm 2001 thủ tướng Hun Sen đã ký một nghị định trừng phạt việc sao chép VCDs trái phép. Mặc dù Campuchia không phảI là trung tâm sản xuất hay xuất khẩu VCDs, video ... tái bản nhưng những sản phẩm này vẫn có mặt rộng khắp Campuchia. Kiểu dáng công nghiệp và bằng sáng chế: Những vi phạm về kiểu dáng công nghiệp hay bằng sáng chế ở Campuchia về phương diện thương mại là chưa đáng kể. Với sự giúp đỡ của WIPO, Bộ Công Nghiệp (MOI) đã vạch ra một đề án cho quy định toàn diện về bảo vệ kiểu dáng công nghiệp và bằng sáng chế tháng 4 năm 1999. Chính phủ vẫn chưa xem xét đề án của Hội Đồng Bộ Trưởng và Quốc hội. Campuchia chưa ban hành các pháp chế trong lĩnh vực tín hiệu vệ tinh, các thiết kế bán dẫn, bí mật thương mại mặc dù nó cũng được đề cập đến trong WIPO vào tháng 3 năm 1999. Thi hành quyền sở hữu trí tuệ(IPR): Ngoại trừ những hoạt động thực hiện đốI với việc bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên, chính phủ Campuchia cũng nêu ra vài yêu cầu thực hiện những giao ước bảo vệ IPR trong thoả thuận thương mại Mỹ Campuchia . Giữa năm 2001 cảnh sát Campuchia đã không bắt một cơ sở tư nhân sản xuất và bán băng hình karaoke sao chép lậu. Gần đây cảnh sát đã bất ngờ khám xét một hãng sao chép VCDs lậu và bắt phạt 700.000 USD đốI với hành vi xâm phạm bản quyền. Gần đây Bộ Văn Hoá đã lập nên một chương trình để phát hiện VCDs giả mạo và sẽ tung ra thị trường vào giữa 62 năm 2002. Khi pháp chế IPR được đưa vào thi hành thì việc thi hành các nghĩa vụ theo thoả thuận thương mại Mỹ Campuchia sẽ là hiệu lệnh quan trọng cho chính phủ và hệ thống toà án. Theo chế độ hiện hành thì không có sự phân biệt cho các nhà đầu tư vào Campuchia. Nhưng các nhà đầu tư thường phàn nàn về những quyết định của các cơ quan quản lý Campuchia là mâu thuẫn với nhau, bất hợp lý và thốI nát. Chính phủ Campuchia vẫn đang trên quá trình phác thảo những quy định và điều lệ thiết lập nên khung cho nền kinh tế thị trường. Luật thương mại sẽ được dựa trên mô hình thời Anglo-Saxon như vậy để phân biệt luật của Campuchia với các nước ASEAN. Hiện nay Campuchia vẫn chưa có quy định về chống độc quyền. Hệ thống thuế cũng đang cần xem xét, những khoản thuế hiện nay bao gồm thuế lợI tức (0-20%), thuế chiếm giữ tài sản (luôn là 15%), thuế thu nhập tiền lương hoặc cá nhân (5- 20%), thuế giá trị gia tăng (10%), và một số khoản thuế môn bài đánh trên một số mặt hàng cố định (mức thuế thay đổi), thuế thu nhập tốI thiểu (1%), một số mặt hàng nhập khẩu được miễn thuế nhưng vẫn phảI trả 1% thuế lợI nhuận gia tăng, các loại thuế xuất khẩu và nhập khẩu nhưng ở mức khác nhau. Hiến pháp Campuchia và bộ luật lao động năm 1997 phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế và cho phép Bộ Lao Động Xã Hội, Đào Tạo Nghề, và Giáo Dục Thanh Niên quy định các chuẩn mực sức khoẻ, an toàn lao động. Quốc hội đã thông qua một điều luật kết hợp với điều được sửa đổi về ngành dược tháng 6 năm 1996 và trao quyền quản lý cho Bộ Y Tế. Vào tháng 5 năm 2000, quốc hội đã thông qua luật về chất lượng hàng hoá và dịch vụ gồm an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm. Quyền quản lý an toàn thực phẩm và sản phẩm thuộc Camcontrol - Bộ Thương Mại. Các ngân hàng và các cơ quan tài chính dưới quyền kiểm soát của ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC), NBC đang cảI thiện năng lực để thực hiện đúng vai trò của nó với giúp đỡ của IMF. Vào tháng 11 năm 1999, Campuchia đã thông qua một điều luật mới về ngân hàng và tài chính. Luật này do NBC biên soạn. Vào tháng 7 năm 2000 Campuchia đã ban hành một điều luật bảo hiểm quy định thẩm quyền cho Bộ Kinh Tế Và Tài Chính đốI với vần đề bảo hiểm công nghiệp. Tham nhũng 63 Các nhà kinh doanh trong nước cùng như nước ngoài đều nhận thấy việc tham nhũng, đặc biệt là trong các cơ quan toà án xem như là mốI ngăn cản lớn nhất cho việc đầu tư vào Campuchia. Tiền lương hành chính của các viên chức lao động chỉ từ 15 tới 30 USD 1 tháng , các viên chức cấp cao là 300 USD 1 tháng. Mức lương này không thể đủ cho các chi phí sinh hoạt chính vì thế dẫn tới nạn tham nhũng và tranh giành quyền lợi. Các hoạt động tham nhũng rộng khắp Campuchia đến mức các quan chức không cần che giấu tài sản bất minh của họ. Luật lệ Campuchia và việc áp dụng chúng chưa có hiệu quả đề giảI quyết tận gốc vấn đề tham nhũng. Giai đoạn 1991-1993 đã có luật chống tham ô, hốI lộ nhưng nó chưa bao giờ có hiệu lực. Sau sự nhất trí của Quốc hội về dự thảo luật chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia đã thất bại, chính phủ đã cam kết sửa lại dự thảo với sự hợp tác của các địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ. Dự thảo chỉ áp dụng cho các hoạt động chống tham nhũng ở Campuchia và gồm những điều khoản cho sự thiết lập một uỷ ban chống tham nhũng, kê khai tài sản và các hình phạt hình sự cho các hành vi hốI lộ hoặc nhận hốI lộ. Campuchia đang chịu áp lực mạnh mẽ từ các nhà tài trợ để đưa ra sự quản lý một cách triệt để và đặc biệt là hoạt động chống tham nhũng. Trong phác thảo kế hoạch hành động quản lý triệt để mà chính phủ đã trình bày tháng 5 năm 2000, Campuchia đã nêu ra ý định thông qua luật chống tham nhũng vào cuốI năm 2001. Tuy nhiên đến đầu năm 2002 vẫn chưa có tiến trình nào được thực hiện. Thoả thuận đầu tư song phương Campuchia đã ký thỏa thuận đầu tư với Malaysia, Thái lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Nam Triều Tiên, Đức, Singapo, Trung Quốc, Philipin và Cuba. Thỏa thuận đưa ra chia sẻ giữa các quốc gia với các nhà đầu tư gồm lợI nhuận thu được từ hội viên trong hiệp định thuế quan trong tương lai hay các vùng thương mại tự do và thoả thuận về những liên quan tới hệ thống thuế. Những thỏa thuận cũng loại trừ sự thu hồi trừ khi giành cho mục đích hợp pháp hay mục đích công cộng. Chúng cũng đảm bảo quá trình hoàn vốn vế nước, giảI quyết tranh chấp đầu tư qua phân xử. Những khu thương mại nước ngoài và cảng tự do 64 Chính phủ Campuchia dự kiến thành lập hai khu thương mại nước ngoài ở biên giới Thái lan, một khu đặt tại Koh Kong ở phía nam, khu còn lại đặt tại Poipet ở phía tây bắc. Đã từng có kế hoạch xây dưng khu thương mại tại cảng Sihanokville nhưng không thành công vì vị trí cơ sở hạ tầng không phù hợp, giá năng lượng cao đã không khuyến khích được các nhà đầu tư. Dự án tại Koh Kong sẽ được thực hiện trước, việc quy hoạch và giảI phóng mặt bằng đã được tiến hành. Việc phát triển khu công nghiệp này sẽ được Thái lan ủng hộ vì hàng hoá sẽ được xuất qua cảng cùa Thai lan. Những con đường và cầu từ quốc lộ tới khu này đang được xây dựng.. 2) Các văn bn pháp lut v đu t ra nc ngoài và nh hng ca nó đi vi hot đng đu t ra nc ngoài ca Vit Nam: - Nghị định số 22/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1999 về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam - Thông tư số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 8 năm 2001 hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. - Quyết định 116/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí - Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối - Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối - Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối - Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19 tháng 1 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam - Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 65 - Thông tư số 09/2000/TT-BCA(A18) ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam - Thông tư số 04/2000/TT-BNG ngày 08 tháng 11 năm 2000 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam - Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005. - Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nghị định 121/2007/NĐ-CP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu khí  Cụ thể, các hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam : Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước. 66 Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua, đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD. Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn 67 bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao. Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu khí. Theo đó, Chính phủ sẽ chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 3000 tỉ đồng trở lên. Các dự án không thuộc phạm vi qui định trên sẽ do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định. Nghị định cũng qui định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương qui định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt 68 Nam, trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hoặc đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3) Trung Quốc: Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Quyết sách phát triển mới của Trung Quốc Sau một thời kỳ tăng trưởng cao và liên tục, Trung Quốc đang bắt đầu chịu áp lực của việc thiếu tài nguyên và dư thừa sức sản xuất. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài đang được coi là quyết sách phát triển của chính phủ. Hiện đã có hơn 2.000 doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài với số vốn hơn 33,4 tỷ USD. Các công ty Trung Quốc đã có mặt ở 139 nước và khu vực. Năm 1998, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi chiến lược đưa các doanh nghiệp nước này đầu tư ra nước ngoài, nhằm mục tiêu tận dụng “hai thị trường, hai nguồn tài nguyên” ở trong và ngoài nước, đảm bảo nền kinh tế đất nước phát triển bền vững. Chiến lược này đã nhanh chóng đưa hàng nghìn doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài với số vốn đầu tư tăng từ 13 tỷ USD năm 2001 lên hơn 33 tỷ USD vào đầu năm nay. Các Công ty, tập đoàn kinh tế của nước này không ngừng lớn mạnh, đã tích lũy vốn, kinh nghiệm để có thể “mang chuông đi đánh xứ người” và cần không gian rộng lớn hơn để phát triển. Để giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thành công, Chính phủ Trung Quốc đã và đang điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp này. Việc Trung Quốc điều tiết kinh tế vĩ mô, giữ cho kinh tế trong nước ổn định, lành mạnh cũng là sự hỗ trợ quan trọng cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Việc các DN Trung Quốc mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với lượng vốn không nhỏ một phần là nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ 69 Trung Quốc, mặt khác là các DN cũng nhận được sự hậu thuẫn của các tổ chức tài chính- ngân hàng trong nước. Chẳng hạn, tính đến nay, Ngân hàng Export -Import of China đã cho vay tổng cộng gần 300 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ USD) gồm các khoản vay và bảo lãnh tín dụng cho các DN có dự án đầu tư ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất khuyến khích đầu tư ra nước ngoài Trung Quốc sắp ban hành điều luật mới cho phép các nhà đầu tư trong nước được đầu tư ra nước ngoài với hạn ngạch lớn hơn nhằm giảm bớt dự trữ ngoại tệ. Ủy ban điều phối ngân hàng Trung Quốc cho biết điều luật mới nâng hạn ngạch mà các tập đoàn đầu tư trong nước được chi tiêu ở nước ngoài lên 18,5 tỉ USD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Luận văn liên quan