Mặc dù, có sự phát triển ngày một mạnh mẽ, vai trò đối với nền kinh tế ngày một tăng; nhưng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ Việt Nam hiện đang đứng trước những cơ hội rất to lớn và cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ.Vấn đề điều kiện lao động chưa đảm bảo còn phổ biến ở các doanh nghiệp này, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác thanh kiểm tra, ban hành những nội quy, quy định mới và chặt chẽ hơn nhằm buộc các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người lao động phải tuân theo nhằm hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe của người lao động, và đưa ra những biện pháp pháp hữu hiệu và có tính khả thi để khắc phục những sai sót.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Tam Mao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ở nước ta, có vai trò tích cực và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và và rất nhỏ Việt Nam thể hiện ở sự phát triển trong những năm qua về số lượng, tỷ trọng trong sản xuất, tính đa dạng về lĩnh vực. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, số lượng các công ty, doanh nghiệp ngày càng được thành lập nhiều hơn, thu hút một lực lượng lớn người lao động tham gia và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò và sự phát triển ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thì việc đảm bảo các điều kiện lao động tại các doanh nghiệp này còn rất hạn chế và đáng lo ngại là một trong những vấn đề cần được quan tâm.
Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp này thường sử dụng mặt bằng làm việc là nơi ở của gia đình mình, hoặc thuê các mặt bằng có diện tích nhỏ để làm nơi sản xuất, trang thiết bị, máy móc còn hạn chế, công tác tổ chức nơi làm việc thiếu khoa học…Vì vậy điều kiện lao động thường không được đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước về các tiêu chí an toàn, vệ sinh lao động, môi trường tại nơi làm việc. Từ việc điều kiện lao động không đảm bảo dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xãy ra với người lao động như: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng.
Xuất phát từ những đặc điểm thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ như trên, cũng như muốn tìm hiểu rõ hơn về điều kiện lao động trong các doanh nghiệp này em xin chọn đề tài: “THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ TAM MAO” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm nêu lên thực trạng về điều kiện lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cơ khí Tam Mao, làm rõ nguyên nhân thực trạng và đưa ra những giải pháp cần thiết để cải thiện điều kiện lao động nhằm tăng năng suất hiệu quả lao động cũng như bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Kết cấu của đề tài này gồm:
PHẦN : MỞ ĐẦU
PHẦN : NỘI DUNG
- Chương I: Cơ sở lý luận chung về điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
- Chương II: Thực trạng điều kiện lao động tại Công ty TNHH Cơ Khí Tam Mao.
- Chương III: Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH Cơ Khí Tam Mao.
PHẦN : KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ RẤT NHỎ.
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam:
Là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( Tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm ( Tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ở Việt nam:
Theo NĐ 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009; Doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ được định nghĩa như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 50 người
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
từ trên 50 người đến 100 người
2. Khái niệm điều kiện lao động
2.1. Khái niệm điều kiện lao động
Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Ðể có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm:
Các yếu tố của lao động:
- Máy, thiết bị, công cụ;
- Nhà xưởng;
- Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu;
- Ðối tượng lao động;
- Người lao động;
Các yếu tố liên quan đến lao động:
- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc.
- Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.
2.2. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động
Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm:
Các bộ phận truyền động, chuyển động.
Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết;
Nguồn nhiệt.
Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ;
Nguồn điện.
Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
Vật rơi, đổ, sập.
Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng....
Vật văng bắn.
Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn....
Nổ.
Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.
Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy hoại các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.
Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.
Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ....
2.3. Các yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Ðó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.
II. CÁC NỘI DUNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
1. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động nhẹ nhàng, thoải mái, những công việc loại này thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
2. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và những tiêu chuẩn sinh lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể của người lao động.
3. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3
Điều kiện lao động ở mức nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu chuẩn vượt cho phép ở mức độ không đáng kể, khả năng làm việc của người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trình lao động, được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động cũng như trước mắt không bị ảnh hưởng đáng kể.
4. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4
Điều kiện lao động ở mức nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác động của các yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi ( độc hại và nguy hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của trạng thái tiền bệnh lý và tới hạn ở những người thực sự khỏe mạnh, khả năng làm việc của người lao động bị ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khỏe giảm sút những công việc này không thích hợp với những người sức khỏe yếu hoặc mắc bệnh.
5. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5
Điều kiện lao động ở mức nặng nhọc loại 5 đó là những trường hợp khi người lao động làm việc trong điều kiện rất không thuận lợi xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiếu lần, cường độ lao động lớn, hoạt động tinh thần tâm lý căng thẳng… Phản ứng đặc trưng của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý, sau lao động cần có thời gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động sinh ra, ở những công việc loại này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
6. Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6
Điều kiện lao động ở mức nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến hành trong những điều kiện rất nặng nhọc, độc hại. Các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở xấp xỉ ngưỡng chịu đựng tối đa cho phép của cơ thể; thời gian làm việc quá dài. Ở những công việc loại này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể chuyển sang trạng thái bệnh lý và mất đi khả năng bảo vệ.
Qua các nhóm điều kiện lao động ta thấy các nhân tố trên đều có tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. Mỗi một nhân tố khác nhau có mức độ tác động ảnh hưởng khác nhau. Trong bản thân từng nhân tố cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng đồng thời sự kết hợp giữa các nhân tố cũng dẫn đến những tác động khác nhau, đến sức khỏe, khả năng làm việc và hoạt động sống của con người. Tác động của các nhân tố điều kiện lao động làm hai loại:
Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩa rất quan trong tổ chức lao động khoa học. Điều kiện lao đông thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả quá trình lao động. Cải thiện các điều kiện lao động còn nâng cao sự hứng thú trong lao động, tạo điều kiện cho giáo dục tinh thần lao động. Cải thiện các điều kiện lao động là một nhân tố nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ TAM MAO
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Tên đầy đủ: Công ty TNHH CƠ KHÍ TAM MAO
Tên viết tắt: TAM MAO CO., Ltd
Loại hình Doanh Nghiệp: Công ty TNHH
Địa chỉ: 96C Tô Ngọc Vân, Khu Phố 7, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Thanh Đoài
Giấy phép kinh doanh: 0309849046 Ngày cấp: 17/10/2011
Mã số thuế: 0309849046
Ngày hoạt động: 12/03/2010
Ngành nghề KD: - Gia công các mặt hàng cơ khí.
Sản xuất phụ kiện nghành gỗ, xây dựng.
Báo cáo,quyết toán hoàn thuế.
Số vốn kinh doanh: 5,000,000,000 đồng
Số nhân viên: Dưới 20 lao động
Sơ đồ tổ chức công ty:
Giám đốc
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
II. THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TAM MAO
1. Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Hiện nay thực trạng chung chế độ làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ còn nhiều bất cập. Đối với Công ty cơ khí Tam Mao vẫn áp dụng ngày làm 8 tiếng/ngày như bộ luật lao động, tính một ngày công theo thảo thuận ban đầu trước khi vào làm việc của người lao. Những ngày lễ, tết cũng được nghỉ theo quy định.
Tuy nhiên là một công ty nhỏ và rất nhỏ ngành nghề bên lĩnh vực cơ khí tùy thuộc vào đơn đặt hàng nên việc áp dụng chế độ làm việc còn rất nhiều bất hợp lý, thời gian làm việc nhiều thời điểm có thể kéo dài từ 9 đến 10 tiếng/ ngày.Thời gian tăng ca cũng không có kế hoạch mà chủ yếu là dựa vào tiến độ sản xuất, khi có hàng gấp thì tăng ca có thể lên đến 22 giờ đêm.
Các ngày nghỉ lễ tết theo quy định của luật lao động chưa được đảm bảo, do tính chất thuê người lao động chủ yếu là thời vụ không có gắn bó lâu dài cho nên chế độ nghỉ nghơi còn mang tùy vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực trạng chế độ làm việc, nghỉ ngơi như hiện nay tại Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ nói chung, cũng như đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho Người lao động làm việc có hiệu quả các nhà quản lý cần có chính sách kế hoạch sản xuất hợp lý, thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi đúng như quy định của bộ luật lao động đã được ban hành.
2. Tổ chức lao động và phân công lao động
Hiện nay việc tổ chức lao động tại Công ty chưa khoa học và phân công lao động chưa hợp lý, nên ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất lao động. Hầu hết Người lao động làm việc chủ yếu là do kinh nghiệm không có chứng chỉ nghề hay quen biết vào làm do vậy việc tổ chức lao động không có kế hoạch ai làm được công đoạn nào thì vẫn bố trí vào làm không cần có tay nghề.
Việc bố trí lao động còn phụ thuộc vào tính chất công việc, hay nhiệm vụ sản xuất. Thợ hàn cũng có thể đứng máy tiện và ngược lại.
3. Điều kiện nhà xưởng môi trường làm việc
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ hoạt động theo quy mô tại gia đình, nên không gian thường chật hẹp, bố trí nơi làm việc, bố trí máy móc thiết bị không phù hợp, tạo cho người lao động khó khăn trong quá trình thao tác, di chuyển trong khi thực hiện công việc. Việc bố trí khuôn viên, cây cảnh trong, hoặc trang trí cảnh quan tại nơi làm việc gần như không có. Điều kiện nhiệt độ tại nơi làm việc nóng bức, do chưa đảm bảo về không gian, thiếu các hệ thống làm mát, như quạt gió, quạt hút hơi nóng từ bên trong xưởng ra ngoài, điều kiện tiếng ồn lớn, nhiều bụi bặm trong môi trường làm việc…Vì mục tiêu lợi nhuận nên người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ không quan tâm đến tính thẩm mỹ và môi trường lao động trong quá trình lao động sản xuất.
Điều kiện nhà xưởng máy móc cũng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện lao động và việc tổ chức phân công lao động, hiện nay Công ty có một nhà xưởng rộng hơn 200m2 với một hệ thống máy móc hiện đại, vừa đã qua sử dụng và mua mới hoàn toàn cùng các thiết bị máy móc hổ trợ như: máy cắt, máy hàn, máy mài, máy khoan… đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất. Đây cũng là điều kiện tốt để Người lao động làm việc phát huy hết năng lực sở trường của mình năng cũng như mong muốn có sự hỗ trợ cần thiết trong khi sản xuất những công đoạn phức tạp.
Mặc dù Công ty có sự đầu tư về cơ sở vật chất tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng theo như quy định an toàn lao động. Việc nhà xưởng không đáp ứng được việc bố trí máy móc do không gian chật hẹp, hay sắp xếp không khoa học là điều không tránh khỏi nên Người lao động rất khó khăn trong khi sản xuất nên có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất cao đặc biệt là trong lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh.
Hệ thống đường điện do tự Công ty thiết kế và lắp đặt không có kiểm định, cách bố trí còn chồng chéo hay như: máy hàn, máy cắt, máy mài…đôi khi cả máy tiện, máy dập khung cũng có thể dùng chung một đường điện, mặc dù công ty bố trí các bình chứa cháy sẵn ở những nơi dễ cháy nhất nhưng vẫn chưa đảm bảo cho nên việc cháy nổ chậm điện có thể xảy ra lúc nào không biết.
Hệ thống nhà xưởng Công ty chưa đáp ứng được, cách bố trí việc đi lại trong khi sản xuất vẫn chưa đúng như quy định. Mà chỉ mang tính chủ quan của nhà quản lý, việc thiết kế nhà xưởng xây dựng một kết cấu nhà xưởng mỏng, nhẹ, tiết kiệm, không gian tới mức tối đa. Cho nên nhiệt độ làm việc trong xưởng không đảm bảo, ngoài nhiệt độ do người, do công nghệ toả ra còn có một lượng bức xạ mặt trời tương đối lớn truyền vào nhà, nhà xưởng lại không có hoặc có thông gió chống nóng nhưng không hợp lý hoặc chưa được quan tâm đầy đủ. Vì vậy nhiệt độ không khí trong nhà xưởng thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài., việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho Người lao động đang làm việc.
Trong sản xuất, chiếu sáng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động và an toàn lao động. Chiếu sáng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện lao động thuận lợi, chiếu sáng không đạt yêu cầu gây khó khăn trong khi tiến hành công việc, dẫn tới giảm năng suất lao động và có thể là nguyên nhân các tai nạn và các bệnh về mắt. Mặc dù Công ty Tam Mao đã bố trí hệ thống chiếu sáng đầy đủ tuy nhiên việc bố trí bóng đèn sai quy cách, thiếu độ sáng. Điều này khiến cho công nhân hoa mắt, chóng mặt… không thể làm việc có hiệu quả. Việc mắc rất nhiều đèn trên trần nhưng chỉ tập trung rọi lối đi là chính, trong khi nơi bàn làm việc của công nhân cần tập trung ánh sáng lại là nơi thiếu ánh sáng nhất. Công nhân đứng máy đều có hiện tượng nhức mắt, chóng mặt thường xuyên dẫn tới công nhân hoa mắt tiện sai, hàn sai,…
Hệ thống hút bụi, hút khí và xử lý khí bụi chưa có, trong xưởng chỉ bố trí bốn năm chiếc quạt công nghiệp, hệ thống giảm tiếng ồn giảm rung cũng không có, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến Người lao động. Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh trên đường tiêu hoá...và tiếng ồn và rung động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người lao động.
Công nhân không những tiếp xúc phần lớn điều kiện làm việc tại nơi làm việc mà họ còn phải chịu tác động của môi trường bên ngoài có nhiều bụi trên đường đi, đặc biệt là ở những thành phố hoặc những nơi có tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, làm cầu cống, đường sá, vận chuyển vật liệu cho các công trình...là nguồn phát sinh ra bụi rất lớn. Điều này không chỉ riêng Công ty Tam Mao chịu ảnh hưởng mà hầu hết các doanh nhiệp nhỏ và rất nhỏ ở các thành phố trung tâm kinh tế lớn ở nước ta.
4. Điều kiện an toàn lao động
Công ty cũng trang bị cho Người lao động các bảo hộ lao động cần thiết như: Găng tay, khẩu trang, nón bảo hiểm, giày, kiếng…Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với độ an toàn cao nhất. Do thiếu quan tâm, hay ít nhắc nhở nên nhiều lao động khi làm việc vẫn không sử dụng bảo hộ lao động.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ mà không chỉ Công ty Tam Mao nói riêng là chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn lao động, người lao động không được tập huấn an toàn lao động theo định kỳ của luật pháp quy định. Không trang bị bảo hộ lao động, hoặc có trang bị nhưng không đầy đủ. Trong những năm gần đây chúng ta thấy rằng có rất nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra rất đáng tiếc, gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn, mà lỗi là do người sử dụng lao động không quan tâm đến vấn đề an toàn lao động.
5. Điều kiện tâm sinh lý lao động
Ngày nay nhận thức của người lao động có sự thay đổi. Trước kia người ta coi trọng thu nhập cao, kiếm ra nhiều tiền hơn là tính chất công việc và môi trường làm việc, nhưng quan điểm này dần dần nhường chổ cho việc người lao động quan tâm hơn đến tính chất công việc, môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, có sự thoải mái trong môi trường làm việc trong quá trình lao động hay không.
Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Công ty Tam Mao và các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thì người sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tâm sinh lý nhu cầu ngày càng cao trong quá trình lao động. Nhưng nhu cầu về tác phong tư thế, phương pháp làm việc trong doanh nghiệp chưa khoa học mà chủ yếu là mang tính tự do, tạo cho người lao động luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng không thoải mái.
6. Điều kiện tâm lý xã hội
Công ty đang thiếu các quy trình, quy định, nội quy lao động, hoặc là có nhưng còn rất sơ sài.Thường vi phạm về chế độ làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động như: làm tăng ca quá quy định của luật lao động, không được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của lật lao động. Không có quy định về khen thưởng và kỷ luật rỏ rằng dẫn đến tình trạng người lao động làm việc tốt cũng không được khen thưởng, khích lệ hoặc là khen thưởng không đúng đối tượng, tùy theo cách cảm nhận của quản lý, từ đó làm cho tập thể lao động có mâu thuẫn lẫn nhau, tạo bầu không khí nặng nề trong tổ chức.
Như vậy, nhìn chung môi trường làm việc tại Công ty Tam Mao vẫn còn những bất cập nhất định và có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động cũng như năng suất lao động của họ.
Điều kiện làm việc của người lao động được đánh giá qua độ bụi, độ ồn, khí độc… của môi trường xung quanh hoạt động sản xuất của họ. Việc cảm nhận của người công nhân về mức độ các ô nhiễm môi trường không chỉ là một trong những căn cứ để có thể xem xét sự an toàn trong lao động như thế nào mà còn khắc hoạ rất rõ nét “bức tranh” về môi trường, nhà xưởng làm việc của doanh nghiệp một cách chân thực, công khai..
Thực trạng trên về môi trường làm việc của lao động tại Công ty TNHH cơ khí Tam Mao và trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ khác là đáng quan tâm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nếu chúng ta không khắc phục tình trạng này thì khó có thể phát triển kinh tế bền vững. Nhưng chỉ có thể giải quyết được vấn đề cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên.
III. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân từ quản lý Nhà nước
Hiện nay hệ thống pháp luật về các quy định về điều kiện An Toàn Vệ Sinh Lao Động (ATVSLĐ) được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước là khá đầy đủ. Nhưng việc thi hành có nhiều bất cập.
Đó là sự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề điều kiện vệ sinh lao động chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Họ cho rằng vấn đề này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Họ đâu có biết những hậu quả của tình trạng điều kiện vệ sinh lao động không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà còn làm cho môi trường kinh doanh của địa phương xấu đi, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu đi.
Tình trạng buông lỏng quản lý những quy định này ở các địa phương cũng là nguyên nhân.
Việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của các cơ quan chức năng từ sở Lao động và Thương binh xã hội, sở Y tế, Liên đoàn lao động thiếu đồng bộ, không có sự phân công phân cấp rõ ràng.
Đội ngũ cán bộ thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về pháp luật ATVSLĐ còn nhiều hạn chế.
Việc xử lý các vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm minh và kịp thời làm giảm hiệu lực thực thi pháp luật.
2. Nguyên nhân từ bên trong Công ty.
Do đặc điểm Công ty nhỏ và rất nhỏ, nên điều kiện sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp cho nên kinh phí triển khai thực hiện công tác vệ ATVSLĐ quá ít dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao... Mặt bằng sản xuất của Công ty chật hẹp, nhà xưởng máy móc thiết bị xuống cấp, lạc hậu, điều kiện lao động không đảm bảo yêu cầu ATVSLĐ, trong khi đó sức ép về vốn đầu tư mặt bằng, cải tạo nơi làm việc, thay thế thiết bị, công nghệ, giá thành sản phẩm... đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về điều kiện ATVSLĐ.
Do tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trong Công ty rất thấp, thiếu vốn để đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trong doanh nghiệp này còn hạn chế về trình độ quản lý, kỹ năng nghề nghiệp, thiếu sự hiểu biết khoa học về ATVSLĐ, chủ quan, làm tắt, làm ẩu. Công ty chưa có cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ cũng như không có các hoạt động y tế, khám phòng bệnh nghề nghiệp, sức khỏe.
Quy mô Công ty nhỏ nên không có bộ phận chuyên môn hay chưa sẵn sàng tham gia huấn luyện về công tác điều kiện an toàn vệ sinh lao động.
3. Nguyên nhân từ Người lao động
Do những khó khăn về việc làm, kinh tế nên họ sẵn sàng làm việc trong bất cứ môi trường làm việc nào miễn là có thu nhập, họ sẵn sàng chấp nhận trả giá để kiếm tiền lo cho bản thân và gia đình.
Nhận thức của người lao động về sự nguy hiểm và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của môi trường làm việc tồi còn nhiều hạn chế, mặt khác sự thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân, mà việc thiếu thông tin này có thể do các doanh nghiệp không thông báo chính xác về điều kiện làm việc cũng như các cơ quan chức năng không thông báo.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TAM MAO
1. Về mặt quản lý nhà nước
Thanh tra lao động từ cấp trên đến cấp cơ sở cần tiến hành việc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện vệ sinh an toàn lao động, cấp phát vật dụng bảo hộ lao động (BHLĐ) cho người lao động trong c(trong đó, chú trọng hình thức kiểm tra đột xuất, không báo trước). Từ đó, có khen thưởng, tuyên dương những doanh nghiệp thực hiện tốt, xử phạt nghiêm những doanh nghiệp không làm tốt và vi phạm nhiều lần vấn đề nêu trên. Vì thế, nhất thiết phải có chế tài xử phạt một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình chung; việc xử phạt cần thể hiện rõ tính răn đe. Cần có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, việc đền bù thiệt hại cho người lao động (sức khoẻ, tính mạng, thu nhập…) khi môi trường, điều kiện làm việc không tốt của doanh nghiệp gây ra vừa đảm bảo những quy định chung, vừa mang tính đặc thù vốn có của doanh nghiệp.
Cán bộ thanh tra lao động, cán bộ công đoàn chuyên trách cần thường xuyên nắm bắt tình hình môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại doanh nghiệp mình phụ trách và có đề xuất kịp thời với chủ doanh nghiệp, nhằm thực hiện đúng, đủ quy định mà Nhà nước đã ban hành về vấn đề này.
Các cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thuộc các lĩnh vực. Thanh tra Sở lao động phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thực hiện các quy định về điều kiện lao động, vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp. Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm, tránh trường hợp biết nhưng làm ngơ, bỏ qua không xử lý.
Cần chú trọng công tác tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động; nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý nhằm cải tiến thiết bị, cơ giới hóa, xử lý bụi độc; làm tốt công tác đăng ký sử dụng, kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất thực hiện các quy định về ATVSLĐ của Nhà nước.
Bên cạnh các quy định, công văn hướng dẫn thì các địa phương phải tăng cường công tác truyền thông, phổ biến hướng dẫn, mở các lớp đào tạo về công tác vệ sinh, an toàn lao động, môi trường trong sản xuất, pháp luật an toàn bảo hộ lao động, quy trình quy phạm bảo hộ lao động, luật lao động nhằm tăng khả năng nhận thức cho người lao động. Trong năm 2012, cục ATVSLĐ sẽ xây dựng, phát hành thêm các tài liệu, ấn phẩm mẫu về ATVSLĐ, thực hiện 10 đầu phim, phóng sự, chuyên đề về an toàn lao động (ATLĐ), biên dịch từ 3-5 tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó,cục sẽ tiếp tục đổi mới các hoạt động của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền qua internet, thực hiện khảo sát tình hình thực tế và mở rộng các các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thông tin tuyên truyền.
2. Về phía công ty
Công ty cần chấp hành đúng các quy định pháp luật về lao động có liên quan đến điều kiện làm việc, đời sống vật chất, sức khỏe tinh thần của người lao động. Tích cực tham gia ý kiến xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Thường xuyên cải thiện môi trường làm việc tại xưởng sản xuất, tổ chức sắp xếp, bố trí thời gian và không gian làm việc một cách khoa học, đảm bảo tốt các điều kiện về nghỉ nghơi, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
Hiện nay Công ty đang sử dụng một số máy móc thiết bị cũ do vậy cần thay thế và sử dụng các loại máy móc thiết bị tiên tiến, giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung của các loại máy móc, thiết bị.
Tổ chức cho người lao động nhưng buổi tập huấn về An toàn vệ sinh lao động, giúp người lao động nâng cao nhận thức hiểu biết để trách được những nguy hiểm từ các bệnh nghề nghiệp mang lại.
Công ty cần xây dựng bộ phận chức năng về công tác an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp mình để kiểm tra xử lý và hướng dẫn người lao động, trách xảy ra các tai nạn đáng tiếc cho người lao động.
Quản lý Công ty phải nhận thức đúng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình trong việc nâng cao chất lượng lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc đối với người lao động cũng như đối với môi trường xung quanh.
Công ty và Ban quản lý doanh nghiệp nên thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của người lao động tại doanh nghiệp mình về điều kiện làm việc để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của Công ty tạo môi trường thuận lợi, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động tại.
3. Về phía người lao động
Người lao cần nâng cao nhận thức, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.
Thực hiện nghiêm túc và góp ý kiến cho Công ty về nội quy lao động, thoả ước lao động để thực hiện tốt các quy trình an toàn trong sản xuất, để bảo vệ chính bản thân mình và tạo năng suất lao động động cao cho Công ty.
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, đây chính là kết quả của quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội phát triển, tuy nhiên đi kèm theo đó là không ít những khó khăn, thách thức. Nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải biết phát huy một cách hiệu quả mọi nguồn lực của mình.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng ngày, từng giờ số lượng doanh nghiệp nói chung, cũng như số doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ nói riêng đang được thành lập ngày càng nhiều, nó thể hiện sự phát triển nền kinh tế năng động của đất nước. Tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Mặc dù, có sự phát triển ngày một mạnh mẽ, vai trò đối với nền kinh tế ngày một tăng; nhưng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ Việt Nam hiện đang đứng trước những cơ hội rất to lớn và cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ.Vấn đề điều kiện lao động chưa đảm bảo còn phổ biến ở các doanh nghiệp này, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác thanh kiểm tra, ban hành những nội quy, quy định mới và chặt chẽ hơn nhằm buộc các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người lao động phải tuân theo nhằm hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe của người lao động, và đưa ra những biện pháp pháp hữu hiệu và có tính khả thi để khắc phục những sai sót. Cương quyết xử lý kịp thời những vi phạm để giáo dục và ngăn ngừa những tình trạng tiếp theo.
Việc cải thiện điều kiện lao động là biện pháp tích cực, hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe của người lao động và là biện pháp nâng cao năng suất lao động. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.Có thể còn nhiều thiếu sót cũng như những phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân và các giải pháp tôi đưa ra trong chuyên đề chuyên sâu này chưa thực sự tốt nhất cho công tác cải thiện điều kiện lao động nhưng tôi tin tưởng rằng những lý giải của thực trạng cũng như giải pháp cơ bản này sẽ được áp dụng vào quá trình củng cố xây dựng và hoàn thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH Cơ Khí Tam Mao nói riêng và các doanh nghiêp khác nói chung; góp phần vào công cuộc phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trong nền kinh tế phát triển năng động như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Thân, (2000), Giáo trình Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê.
Tư liệu sưu tập về doanh nghiệp năm 2002 của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (CVSC),(Nguồn: Tạp chí Cộng sản ).
PGS.TS Nguyễn Tiệp – ĐHLĐXH, (2007), Giáo trình Tổ chức Lao động, Nhà xuất bản LĐXH, Hà Nội.
TS. Lê Thanh Hà – ĐHLĐXH,(2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản LĐXH, Hà Nội.
Thông báo số 2772/TB-BLĐTBXH (ngày 12/08/2010) về "Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) 6 tháng đầu năm 2010".
Tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ; Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh.
Cẩm nang hành động để cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động tại gia đình Tsuyoshi Kawakami Sara Arphorn Yuka Ujita. Người dịch: Hà Thị Minh Đức. Hiệu đính: Vũ Như Văn; Nguyễn Văn Thêu; Mai Quỳnh Anh.
Từ trang :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ TAM MAO.doc