Đề tài Thực trạng Hoàn thiện lập Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU I. THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 7 1. Tổng quan về tổng công ty đường sông miền Bắc 7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 7 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 12 1.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh 12 1.2.2. Sản phẩm, loại hàng hoá 13 1.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 13 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 15 1.3.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 15 1.3.2. Công tác quản lý 17 2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị 20 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 20 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 20 2.1.2. Mối quan hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy quản lý chung 23 2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 24 2.2.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán 24 2.2.2. Hệ thống tài khoản 24 2.2.3. Hệ thống chứng từ 25 2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính 28 2.2.5. Hệ thống sổ sách 28 2.3. Hạch toán kế toán tại Tổng công ty 32 3. Thực trạng lập Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tại Tổng công ty 32 3.1. Tổng quan về tình hình lập báo cáo 32 3.2. Báo cáo tài chính tổng hợp của Tông công ty 35 3.3. Báo cáo tài chính hợp nhất 44 II. HOÀN THIỆN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 55 1.Sự cần thiết phải hoàn thiện 55 2. Đánh giá thực trạng việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc 56 2.1. Những ưu điểm 57 2.2. Những tồn tại 58 3. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện kế toán 58 4. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện quản lý 59 5. Kết luận 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 62 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 64

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Hoàn thiện lập Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Mối quan hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy quản lý chung - Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. - Quan hệ với các cơ quan cấp trên theo hệ và ngành quản lý Nhà nước. - Quan hệ với phòng Kế hoạch đầu tư để xây dựng kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh, dự án đầu tư, cấp vốn theo tiến độ sản xuất, điều hoà nguồn vốn, thanh lý TSCĐ và quyết toán lập bảng tổng kết tài sản. - Quan hệ với phòng kinh doanh: Tham dự ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng. - Với phòng Tổ chức cán bộ - lao động: Tham gia xây dựng các phương án trả lương, trả thưởng, tuyển chọn và bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị. - Phối hợp với Văn phòng trong việc quyết toán chi tiêu của cơ quan Văn phòng. Đối với Công đoàn Tổng công ty: Hỗ trợ việc tổ chức hạch toán, sổ sách theo dõi, chi tiêu quyết toán với Công đoàn cấp trên và Công đoàn văn phòng. 2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.2.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán Các thông tin cơ bản về kế toán mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm : - Niên độ kế toán từ: 01/01/N – 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ, không có chuyển đổi đồng tiền khác. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: kế toán chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Đánh giá TSCĐ: Theo giá mua thực tế. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo quyết định 206/QĐ – BTC ngày 01/01/2004, Tổng công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền. - Phương pháp trích lập và hoàn nhập dự phòng: Chưa có trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng. 2.2.2. Hệ thống tài khoản Tổng công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo Quyết định số 1142TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của bộ tài chính. Bảng các tài khoản chủ yếu Tổng công ty sử dụng được trình bày ở phần phụ lục 2.2.3. Hệ thống chứng từ a. Hệ thống chứng từ Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế đó. * Đối với TSCĐ Bao gồm: Các bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ và thẻ TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ cùng với các tài liệu kỹ thuật có liên quan…Trong đó có các chứng từ kế toán TSCĐ bắt buộc liên quan đến tình hình tăng giảm TSCĐ. + Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01 – TSCĐ): Đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hình thành công việc xây dựng, mua sắm, được cấp phát … đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập cho từng TSCĐ, trong trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và cho cùng một đơn vị giao thì lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ. + Thẻ TSCĐ (mẫu số 02 – TSCĐ) + Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 – TSCĐ): Là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ, được sử dụng làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ do Ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của Trưởng ban thanh lý, Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. + Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 – TSCĐ) + Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ) * Đối với Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng tồn kho + Phiếu nhập kho (mẫu số 01 - VT) + Phiếu xuất kho (mẫu số 02 - VT) + Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05 – VT) + Thẻ kho (mẫu số 06 – VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT) + Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 08 – VT) * Đối với tiền lương và các khoản thanh toán với người lao động + Chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc...các chứng từ này là căn cứ để ghi sổ danh sách lao động. + Bảng chấm công (mẫu số 01 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán) phải lập riêng cho từng bộ phận và sử dụng theo tháng, là căn cứ để tổng hợp thời gian lao động trong doanh nghiệp. + Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL) được lập cho từng bộ phận phòng ban trong Tổng công ty tương ứng với bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền thưởng lập dựa trên các chứng từ ban đầu như: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành... + Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu số 03 – LĐTL) + Biên bản ngừng việc là cơ sở để tính lương và xử lý thiệt hại. Với các trường hợp nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp (y tế, hội đồng y khoa...) và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. + Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH (mẫu số 04 – LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05 – LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 06 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán) + Phiếu báo làm thêm giờ (mẫu số 07 – LĐTL) + Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08 - LĐTL) + Biên bản điều tra tai nạn lao động * Đối với bán hàng + Hoá đơn GTGT (mẫu số 01 GTKT – 3LL) + Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02 GTTT – 3LL) + Hoá đơn thu mua hàng (mẫu số 06 TMH – 3LL) + Hoá đơn dịch vụ thuê tài chính (mẫu số 05 TTC – LL) + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK – 3LL) + Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 04 HĐL – 3LL) + Hoá đơn bán lẻ (mẫu số 07 – MTT) + Bảng thanh toán hàng gửi đại lý (mẫu số 14 – BH) + Thẻ quầy hàng (mẫu số 15 – BH) * Tiền tệ + Phiếu thu (mẫu số 01 – TT) + Phiếu chi (mẫu số 02 – TT) + Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03 – TT) + Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04 – TT) + Biên lai thu tiền (mâũ số 05 – TT) + Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quý (mẫu số 06 – TT) + Bảng kiểm kê quỹ (mẫu số 07a, b – TT) + Giấy báo Nợ, Có của ngân hàng + Các chứng từ thanh toán khác... * Các chứng từ khác... b. Luân chuyển chứng từ Tại Tổng công ty việc luân chuyển chứng từ cũng được tuân theo những bước sau: - Lập chứng từ - Kiểm tra chứng từ: Khi kế toán nhận được chứng từ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của chứng từ (các yếu tố của chứng từ, chữ ký, số liệu) - Sử dụng và bảo quản chứng từ - Lưu trữ và huỷ chứng từ: Chứng từ được lưu trữ ngay tại phòng kế toán của Tổng công ty và do kế toán trưởng chịu trách nhiệm. Khi hết thời hạn lưu trữ, chứng từ được đem huỷ. 2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính Các báo cáo được dùng để mô tả hoạt động và thực trạng tài chính của Tổng công ty. Các nhà quản lý của Tổng công ty sử dụng các báo cáo để ra quyết định cho phù hợp. Báo cáo tài chính cũng là cơ sở để các nhà đầu tư và khách hàng quyết định đầu tư, ký kết hợp đồng với Tổng công ty. Đồng thời báo cáo tài chính còn là công cụ để các cơ quan chức năng kiểm soát kinh doanh và thu thuế đối với Tổng công ty. Báo cáo tài chính được Tổng công ty lập vào cuối tháng, quý và năm. Hiện nay, Tổng công ty sử dụng các loại báo cáo tài chính sau: - Báo cáo B01 – DN: “Bảng cân đối kế toán ”. - Báo cái B02 – DN: “Báo cáo kết quả kinh doanh ”. - Báo cáo B03 – DN: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ”. - Báo cáo B04- DN: “Thuyết minh báo cáo tài chính”. (Theo QĐ số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000, bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Báo cáo tài chính của Tổng công ty đường sông miền Bắc được nộp cho bốn cơ quan chính: - Bộ giao thông vận tải - Tổng cục thống kê - Chi cục thuế Thành phố Hà Nội - Bộ tài chính. 2.2.5. Hệ thống sổ sách Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Để thực hiện được hạch toán kế toán phải sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo quy định. Sổ kế toán có những tác dụng khác nhau trên nhiều lĩnh vực quản lý cũng như thực hiện nghiệp vụ kế toán. Đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức ghi sổ kế toán như: nhật ký chung, nhật ký - sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ. Tổng công ty đường sông Miền Bắc sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. Các loại sổ sách gồm có: Bảng cân đối tài khoản, sổ cái, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. a. Hệ thống sổ sách * Sổ cái Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đối tượng phản ánh. Sổ được đóng thành quyển và mở riêng cho từng đối tượng. Mỗi tài khoản được mở trên từng trang hoặc trên một số trang và mở cho từng tháng một. Cuối tháng kế toán viên khoá sổ, tổng hợp số phát sinh trong tháng, tính số dư cuối tháng và cộng luỹ kế từ đầu năm. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ghi sổ. Sổ Cái có kết cấu như sau: - Cột 1: ngày tháng ghi sổ - Cột 2, 3: số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ - Cột 4: nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Cột 5: số hiệu tài khoản đối ứng - Cột 6, 7: số tiền ghi Nợ, Có của tài khoản * Sổ kế toán chi tiết Là sổ phản thông tin chi tiết về một đối tượng mà trên sổ cái chưa phản ánh được. Các chứng từ gốc là căn cứ để ghi sổ. Tổng công ty sử dụng các loại sổ theo đúng mẫu quy định và gồm có: - Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá: Được mở chi tiết theo từng loại vật tư, sản phẩm, phản ánh số hiệu, ngày tháng chứng từ, nội dung kinh tế các nghiệp vụ phát sinh, tài khoản đối ứng, tình hình nhập, xuất, tồn. Đồng thời phản ánh tình hình vật liệu, sản phẩm, hàng hoá theo từng tháng. Căn cứ để ghi sổ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào các tài kiệu tổng hợp của các đơn vị thành viên để ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh. - Sổ giá thành sản phẩm, dịch vụ: Căn cứ vào các bảng tính giá thàng sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị thành viên và các chứng từ có liên quan được đối chiếu để ghi sổ. - Sổ chi tiết các tài khoản: TK 136, 138, 141, 142, 333, 334 ,335, 336, 411, 421, 811, 911. Các sổ này được mở theo từng tài khoản chi tiết, theo từng tháng. Kết cấu sổ gồm các cột: ngày tháng ghi sổ; số hiệu, ngày tháng chứng từ ghi sổ; nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tài khoản đối ứng; số phát sinh ghi Nợ, Có; số dư ghi Nợ, Có. - Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán: Dùng cho các tài khoản 131,331, phản ánh công nợ phải thu, phải trả bằng VNĐ. Kết cấu sổ tương tự như sổ chi tiết các tài khoản co thêm cột thời hạn chiết khấu và phương thức thanh toán. Căn cứ để ghi sổ là các hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi… - Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các phiếu thu, phiếu chi; ghi sổ tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng. b. Mở và khoá sổ kế toán Sổ được mở vào đầu niên độ, đủ số lượng, loại sổ theo nội dung, kết cấu của sổ. Các sổ được mở đã đăng ký với cơ quan thuế và tài chính. Khoá sổ được thực hiện vào ngày cuối cùng của niên độ tài chính; giữa các kỳ báo cáo và xác định kết quả (tháng, quý, 6 tháng) trong niên độ.Trước khi khoá sổ kế toán kiểm tra đối chiếu để xác định đúng các chỉ tiêu. c. Trình tự ghi sổ Hàng ngày nhân viên kế toán các phần hành kiểm tra các chứng từ gốc sau đó lập các bảng tổng hợp chứng từ gốc cho từng loại nghiệp vụ một. Bảng tổng hợp chứng từ kèm theo các chứng từ gốc sẽ được gửi cho kế toán tổng hợp. Căn cứ vào đó kế toán tổng hợp sẽ lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ có thể được lập cho từng chứng từ gốc hoặc cho một số chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế phát sinh trong tháng. Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong và được kế toán trưởng ký duyệt thì kế toán viên sẽ sử dụng để ghi vào sổ cái. Chứng từ gốc, sau khi lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và ghi sổ cái sẽ được chuyển đến kế toán các phần hành để ghi sổ chi tiết các tài khoản. Đến cuối tháng, kế toán viên các phần hành sẽ cộng số phát sinh sổ kế toán chi tiết, tính số dư cuối thang và cộng luỹ kế từ đầu năm, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp. Cuối tháng sẽ khoá sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, Có trong tháng và số dư của các tài khoản trên sổ cái, cộng số luỹ kế từ đầu năm. Kế toán tổng hợp căn cứ tổng số phát sinh và số dư trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Tổng số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng, số luỹ kế, số dư cuối tháng ghi Nợ, Có trên bảng cân đối tài khoản phải khớp nhau. Đối chiếu sổ cái, bảng cân đối tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết, tổng số dư Nợ, dư Có của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải khớp với số dư Nợ, Có của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng các số liệu trên, kế toán trưởng trực tiếp lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ có thể khái quát như sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán Tổng công ty Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Sổ đăng ký CTGS Báo cáo kế toán 2.3. Hạch toán kế toán tại Tổng công ty Tổng công ty tiến hành hạch toán các phần hành kế toán bao gồm: TSCĐ, tiền lương, công nợ, nguồn vốn, doanh thu và chi phí tính giá thành theo đúng quy định của luật, chế độ, chuẩn mực kế toán. 3. Thực trạng lập Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tại Tổng công ty 3.1. Tổng quan về tình hình lập báo cáo a. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Doanh thu và thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh Thuế và các khoản nộp Nhà nước Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán Các luồng tiền Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các chi tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Trên thực tế hiện nay, tại Tổng công ty báo cáo tài chính được lập để phục vụ nhu cầu quản lý của đơn vị và thực hiện trách nhiệm với cơ quan Nhà nước như: Bộ Tài Chính, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng khác. b.Thời hạn nộp báo cáo Tài chính - Báo cáo quý Tổng công ty được phép nộp báo cáo quý chậm nhất là 45 ngày, đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nộp báo cáo quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định là không được chậm quá 15 ngày. - Báo cáo năm Tổng công ty nộp báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày, đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nộp báo cáo năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định là không được chậm quá 40 ngày. Tổng công ty nộp báo cáo cho các đơn vị sau: Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Bộ GTVT. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty đóng trên địa bàn nào thì nộp cho cơ quan tài chính trực thuộc trên địa bàn. c. Các loại báo cáo của Tổng công ty Tổng công ty phải lập báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất. * Báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo nhưng chuyên đề chỉ đề cập đến 2 biểu mẫu đó là: Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Mẫu số B01-DN/HN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Mẫu số B02-DN/HN Nội dung,phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty thực hiện đúng theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 11 ”Hợp nhất kinh doanh”. * Báo cáo tài chính tổng hợp (Báo cáo riêng) Báo cáo tổng hợp được lập trước khi lập báo cáo hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị. Hệ thống báo cáo gồm 4 biểu mẫu báo cáo nhưng chuyên đề chỉ đề cập đến 2 biểu mẫu đó là: Bảng cân đối kế toán tổng hợp. Mẫu số B01-DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp. Mẫu số B02-DN Nội dung,phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty thực hiện đúng theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” 3.2. Báo cáo tài chính tổng hợp của Tông công ty Báo cáo tài chính tổng hợp được lập và trình bày theo đúng quy định. Chuyên đề chỉ trình bày 2 biểu mẫu trong hệ thống báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQKD của Tổng công ty. Thực chất báo cáo tổng hợp của Tổng công ty chình là báo cáo của bộ phận văn phòng Tổng công ty. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (Cuối quý, cuối năm). Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là: - Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước - Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích - Bảng cân đối tài khoản - Các tài liệu liên quan khác (Sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê…) Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Bảng được hcia làm 2 phần, kết cấu 1 bên: Phần tài sản và phần nguồn vốn. * Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn. - Về mặt kinh tế: Thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của đơn vị. - Về mặt pháp lý: Số liệu bên chỉ tiêu tài sản phản ánh toàn bộ số tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của Tổng công ty. * Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của đơn vị đến cuối kỳ hạch toán. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị. - Về mặt kinh tế: Thể hiện quy mô, nội dung và thực trạng tài chính của đơn vị - Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với Nhà nước, các tổ chức tín dụng… Một chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản nào thì căn cứ vào số dư của tài khoản đó để phản ánh. Số dư bên Nợ sẽ ghi vào bên tài sản và số dư bên Có sẽ ghi vào bên nguồn vốn, trừ một số trường hợp TK 129, TK 139, TK 159, TK 214, TK 229 có số dư Có nhưng được ghi đỏ bên tài sản (giảm trừ). BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2005 ĐVT: đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số đầu kỳ Số cuói kỳ 1 2 3 4 5 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 49429186643 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5746917276 1. Tiền 111 413910696 2. Các khoản tương đương tiền 112 5333006580 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 8033306397 37185370845 1. Phải thu khách hàng 131 70708338201 32512047639 2. Trả thước cho người bán 132 20000000 32512047639 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 1946992684 4. Phải thu nội bộ 134 1145514800 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 942468196 1581815722 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 2235757435 4358695527 1. Hàng mua đang đi đường 141 2235757435 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 153304953 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 207679764 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 2876230330 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hoá tồn kho 146 1121480480 7. Hàng gửi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động 150 1938584078 2138202995 1. Tạm ứng 151 1507619140 586993858 2. Chi phí trả trước 152 102270738 8121000 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 328694200 1263088137 4. Tài sản thiếu chờ sử lý 154 5. Các khoản cầm cố,kq, kc 155 280000000 V. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 28150870814 I. Tài sản cố định 210 20402360989 17175675538 1. Tài sản cố định hữu hình 211 20299932338 176400675538 - Nguyên giá 212 58343283096 29661471837 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (38043350758) (12020796299) 2. Tài sản cố định thuê TC 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 135000000 - Nguyên giá 218 300000000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 (165000000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 55863000 1. Đầu tư chứng khoán DH 221 2. Góp vốn liên doanh 222 41192000 3. Đầu tư dài hạn khác 228 55863000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 (102428651) IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 220000000 V. Chi phí trả trước DH 241 29300000 Tổng cộng tài sản 250 33174185923 77580057457 A. NỢ PHẢI TRẢI 300 18609595057 63139973593 I. Nợ ngắn hạn 310 9928777644 567156614667 1. Vay ngắn hạn 311 4199850214 9855494418 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 1329041138 29005974966 4. Người mua trả tiền trước 314 840544166 8425961844 5.Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước 315 283896120 495593263 6. Phải trả công nhân viên 316 1549037737 3006662148 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 113591316 1288280973 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1612816953 4637647055 II. Nợ dài hạn 320 8680817413 6252371160 1. Vay dài hạn 321 8680817413 51544071160 2. Nợ dài hạn khác 322 1098300000 3. Trái phiếu phát hành 323 III. Nợ khác 330 161987766 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược DH 333 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14564590866 14450083865 I. Nguồn vốn quỹ 410 14431926921 12711263521 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 13629399046 3261204124 2.Chên lệch đánh giá lại tài sản 412 3.Chên lệch tỷ giá 413 (686926) 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 547083605 161278214 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 207782754 35286058 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 229182051 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 92025000000 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 132663945 1738820344 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 2. Quỹ quản lý cấp trên 422 132663945 (1181179656) 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 423 78142731 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 424 1857000000 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 425 4. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 426 Tổng cộng nguồn vốn 430 33174185923 77580057458 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tài sản thuê ngoài Vật tư, hàng hoá nhận giữa hộ, gia công Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi Nợ khó đòi đã xử lý Ngoại tệ các loại Dự toán kinh phí còn lại Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có Lập ngày …tháng…năm Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước về thuế và các khoản khác. Báo cáo gồm 3 bộ phận: - Phần I: Lãi, lỗ Phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm kết quả hoạt sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. - Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác. - Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa. Căn cứ để lập Báo cáo KQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Sổ kế toán các tài khoản 133 và tài khoản 333 - Sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm Báo cáo kết quả kinh doanh riêng của Tổng công ty chính là báo cáo của bộ phận văn phòng tổng công ty. Dưới đây là báo cáo KQKD của Tổng công ty quý 4/2005. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Quý 4 năm 2005 Phần I – Lãi, Lỗ ĐVT: đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước 1 2 3 4 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 25436410668 25173472235 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 8148716 - Chiết khấu thương mại 04 - Giảm giá hàng bán 05 - Hàng bán bị trả lại 06 - Thuế TTĐB, XK, GTGT theo phương pháp trực tiếp 07 8148716 1. Doanh thu thuần 10 25436410668 21782923394 2. Giá vốn hàng bán 11 22760773615 3382400125 3. Lợi nhuận gộp 20 2675637053 31200293 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 36943544 310903512 5. Chi phí tài chính 22 230833201 304188323 -Chi phí lãi vay 23 230833201 127818701 6. Chi phí bán hàng 24 183632894 2515361067 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2008393724 459517138 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21-22)-(24+25) } 30 290320778 969511 9. Thu nhập khác 31 29686433 10. Chi phí khác 32 27900897 11. Lợi nhuận khác 40 1785536 969511 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 292106314 460486649 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 - - 14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 - - Lập ngày …tháng…năm Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 3.3. Báo cáo tài chính hợp nhất a. Bảng cân đối kế toán hợp nhất * Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các bảng cân đôí kế toán của công ty mẹ và của các công ty con trong Tổng công ty theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc: - Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất; - Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh thích hợp quy định sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục này và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty gồm: Khoản đầu tư vào các công ty con Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong Tổng công ty Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh * Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất Tổng công ty tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu theo đúng quy định. - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc Lấy phần dư Nợ TK 136 trên sổ Cái Tổng công ty trừ đi phần dư Có TK 411 trên sổ Cái đơn vị trực thuộc. Chỉ tiêu này sẽ đựoc bù trừ với chỉ tiêu “Nguồn vốn kinh doanh” trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc (phần do cấp trên cấp) - Phải trả, phải thu ở các đơn vị nội bộ Lấy số dư Có của TK 336 trừ đi dư Nợ TK 1368 trên Bảng cân đối kê stoán của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Kết quả chúng sẽ bù trừ cho nhau. - Nguồn vốn kinh doanh Lấy số dư Có TK 411 của Tổng công ty cộng với số dư Có TK 411 của các đơn vị trực thuộc (trừ vốn do cấp trên cấp) Các chỉ tiêu còn lại được tính bằng cách cộng số học tương ứng số liệu trên tất cả các BCĐKT của các đơn vị. Đối với Bảng cân đối kế toán riêng của từng đơn vị thì không phải bù trừ. - Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT: Các chỉ tiêu này phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng đang thuộc quyền quản lý hoặc sử dụng của đơn vị hoặc một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trên BCĐKT. Do các tài khoản ngoài bảng là các tài khoản ghi đơn, có số dư Nợ nên căn cứ trực tiếp vào số dư Nợ cuối kỳ trên sổ Cái để ghi trực tiếp vào các chỉ tiêu tương ứng. Dưới đây là Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty vào quý 4/2005. Bảng này được lập dựa trên kết quả tổng hợp của các Bảng cân đối kế toán của các đơn vị thành viên quý 4/2005. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 31 tháng 12 năm 2005 ĐVT: đồng TÀI SẢN Mã số TM Số đầu kỳ Số cuói kỳ 1 2 3 4 5 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 157141905321 199535185086 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 15788557855 14649034837 1. Tiền 111 2489531929 2877292776 2. Các khoản tương đương tiền 112 13299028626 11771742061 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 31500000 31000000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 31500000 31000000 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 110490431046 131655476061 1. Phải thu khách hàng 131 92490645391 111975183083 2. Trả thước cho người bán 132 6574613783 4150002331 3. Thuế GTGT được KT 133 400463942 429545806 4. Phải thu nội bộ 134 6989665402 864279683 - Vốn KD ở các đv TT 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 4090441426 6508831062 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (55398904) (50865904) IV. Hàng tồn kho 140 24720334564 40072747591 1. Hàng mua đang đi đường 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 12332067666 12756518076 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 650093632 1074136251 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 9892362300 15409768800 5. Thành phẩm tồn kho 145 60989409 213385991 6. Hàng hoá tồn kho 146 178421557 1022735250 7. Hàng gửi bán 147 391585223 8. Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho (*) 149 - V. Tài sản lưu động 150 6111082162 13126926597 1. Tạm ứng 151 3499886488 6867356978 2. Chi phí trả trước 152 1731448177 3816466243 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 1179747497 1770440798 4. Tài sản thiếu chờ sử lý 154 5. Các khoản cầm cố,kq, kc 155 V. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH V À ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 219957237648 237811034408 I. Tài sản cố định 210 178084687852 193843796339 1. Tài sản cố định hữu hình 211 177583761852 193210116956 - Nguyên giá 212 379038920938 403858065856 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (201485159086) (210647947900) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 335926000 314926000 - Nguyên giá 215 420926000 420926000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 ( 85000000) (106000000) 3. Tài sản cố định vô hình 217 165000000 318753383 - Nguyên giá 218 300000000 483753383 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 (135000000) (165000000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 3047681000 1. Đầu tư chứng khoán DH 221 2810600000 2809439000 2. Góp vốn lien doanh 222 41192000 234242000 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4000000 4000000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 38241622987 40595112453 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 26900000 249300000 V. Chi phí trả trước DH 241 48234809 75144616 Tổng cộng tài sản 250 377099142969 437346219494 A. NỢ PHẢI TRẢI 300 233033224541 287052391217 I. Nợ ngắn hạn 310 166115777214 197830232164 1. Vay ngắn hạn 311 51029763697 54320553335 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - 632880000 3. Phải trả cho người bán 313 50916060245 65812317083 4. Người mua trả tiền trước 314 19247952489 12582698716 5. Thuế, các khoản pnNN 315 1284245530 2822801184 6. Phải trả công nhân viên 316 16296030242 20988393983 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 6334248371 12871764053 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 21007376640 27798823810 II. Nợ dài hạn 320 64730445153 83754034278 1. Vay dài hạn 321 58427675686 75490186198 2. Nợ dài hạn khác 322 6302769467 8263848080 3. Trái phiếu phát hành 323 - III. Nợ khác 330 2187002174 5468124775 1. Chi phí phải trả 331 1733502174 5023624775 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 - 3. Nhận ký quỹ, ký cược DH 333 453500000 444500000 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 144065000921 150293828275 I. Nguồn vốn quỹ 410 141106000921 145073019807 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 108330904819 108845844465 2.Chên lệch đánh giá lại TS 412 - 3.Chên lệch tỷ giá 413 (686926) 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 1814926598 3541288836 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 455676276 456977030 6. Lợi nhuận chưa pp 416 (33186793752) (2165663244) 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 33691286980 (34395259646) II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 2959912507 5220808468 1. Quỹ khen thưởng, pl 421 1070207634 2981103595 2. Quỹ quản lý cấp trên 422 78142731 3. Nguồn KP sự nghiệp 423 2161562142 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 424 - - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 425 - 4. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 426 - Tổng cộng nguồn vốn 430 377699137969 437346219492 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tài sản thuê ngoài Vật tư, hàng hoá nhận giữa hộ, gia công Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi Nợ khó đòi đã xử lý Ngoại tệ các loại Dự toán kinh phí còn lại Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có Lập ngày …tháng…năm Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) b. Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất * Cơ sở lập báo cáo KQHĐKD hợp nhất Hợp nhất các báo cáo kết quả kinh doanh của Tông công ty và các đơn vị thành viên theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính ...theo nguyên tắc: Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Báo cáo KQKD hợp nhất; Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo KQKD hợp nhất thì phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên Báo cáo hợp nhất. * Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến hợp nhất Báo cáo KQKD: - Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ của Tổng công ty - Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh - Thuế thu nhập doanh nghiệp * Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Báo cáo KQKD hợp nhất Tổng công ty tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu theo đúng quy định Dưới đây là Báo cáo KQKD hợp nhất của Tổng công ty quý 4/2005. Cơ sở để lập Báo cáo KQKD hợp nhất là Báo cáo KQKD kỳ trước và Báo cáo KQKD của các đơn vị thành viên vào quý 4/2005. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT QUÝ 4/2005- PHẦN I: LÃI, LỖ Chỉ tiêu Mã số VTĐS 1 VTĐS2 VTĐS 3 VTĐS 4 VTSBTB VTSBNĐ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 65976804566 38309569250 23763155756 42496170264 7245288098 2973179519 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 +Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, XK, GTGT theo phương pháp trực tiếp 07 1. Doanh thu thuần (10=01-03 10 65976804566 30309569250 23763155756 42496170264 7245228098 2973179519 2. Giá vốn hàng bán 11 58673613955 32817744448 21150746625 38714535168 6466751696 1015827282 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 7303190611 5491824805 2612409131 3781635096 778476402 4062740 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 240800051 15777856 40399421 18245118 8253575 239328864 5. Chi phí tài chính - Lãi vay 22 23 1443309567 1443309567 479005117 479005117 756141410 756141410 240158226 240158226 8253575 171696070 239328864 6. Chi phí bán hàng 24 548862434 154503166 42594640 385392884 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5763708004 4799365791 2111365114 3096734792 633363625 385168274 8. Lợi nhuận thuần tứ kinh doanh 30 (211889343) 74788587 (214697972) 420392556 (21329718) 8410000 9. Thu nhập khác 31 1305808747 41165274 277490667 119470199 63874286 10. Chi phí khác 32 120328121 328190 101830236 800.000 11. Lợi nhuận khác 40 1185480626 40837084 277490667 17639963 63074286 8410000 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 973591283 115625671 62792695 438032519 41744568 403578274 13. Thuế TNDN phải nộp 51 14. Lợi nhuận sau thuế 60  Mã số CTVT2CKDDT C.HB C.V.T C.HN CTVTKT2 NMCK75 VP.TCT 01 2856902581 1187569001 13255222686 16977340918 1766909950 25173473235 03 8148716 04 05 06 07 8148716 10 2856902581 1187569001 13255222686 16977340918 1766909950 21782923394 11 2359972922 914219032 11503882234 14173795627 1518493156 3382400125 20 496929659 273349969 1751340452 2803545291 248416794 31200293 21 5262056 8697228 4923218 7681432 310903512 22 135913700 73694276 468640283 262046151 304188323 23 135913700 68094276 468640283 262046151 127818701 24 1981476 244203089 2515361067 25 385003897 287788848 1056399601 2235730939 4213713 459517138 30 8274118 (80817403) 231223786 313449633 969511 31 55710197 1019443397 35755024 32 44216965 878323717 3096629 40 11493232 141119680 32658395 969511 50 19767350 (80817403) 372343466 346108028 4213713 460486649 51 60 II. HOÀN THIỆN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 1.Sự cần thiết phải hoàn thiện Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng: Nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của đơn vị nhằm phục vụ trước hết là nhu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị; sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp, sự quan tâm của các nhà đầu tư muốn đầu tư vào doanh nghiệp…Những thông tin tren Báo cáo KQKD và Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình hoạt động của đơn vị. Do đó việc lập Báo cáo KQKD và Bảng cân đối kế toán phải được thực hiện một cách nghiêm túc vì nó đòi hỏi tính trung thực và hợp lý. Chế độ và chuẩn mực kèm theo đó là những thông tư huqướng dẫn khá rõ ràng, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế không phải là một điều đơn giản. Hiện nay, tại Tổng công ty việc lập 2 biểu mẫu báo cáo này được thực hiện đúng theo hướng dẫn quy định cả về mặt biểu mẫu và nội dung. Trên thực tế thì đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc lập 2 biểu mẫu báo cáo này do phát sinh những nghiệp vụ trên thực tế khó đưa vào những khoản mục hợp lý và hợp pháp. Đặc biệt những bút toán điều chỉnh để khi lập Báo cáo hợp nhất còn gặp nhiều khó khăn chưa sử lý được. Vì vậy, có những khoản mục điều chỉnh phức tạp đơn vị đã hợp lý hoá nó vào khoản mục khác. Xuất phát từ thực tế trên ở doanh nghiệp, việc lập báo cáo tài chính còn nhiều vướng mắc nên việc hoàn thiện lập báo cáo tài chính hết sức quan trọng nhằm cung cấp những thông tin chính xác cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và cho Nhà nước, các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị. 2. Đánh giá thực trạng việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc 2.1. Những ưu điểm * Về phương diện lập và trình bày Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Baó cáo tài chính - Trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Đơn vị - Phản ánh đúng bản chất các giao dịch kinh tế: Định khoản, ghi sổ đúng cả về nội dung và số học, ít có sai sót sảy ra do các nhân viên kế toán đều có năng lực , làm việc có trách nhiệm, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát của Kế toán trưởng và Tổng giám đốc Tổng công ty. - Các thông tin kế toán được trình bày khách quan. - Nguyên tắc thận trọng được tuân thủ nghiêm - Báo cáo tài chính được trình bày trên mọi khía cạnh trọng yếu Báo cáo tài chính được lập đúng nội dụng, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Tính nhất quán thể hiện ở: đơn vị tính, thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kế toán, sử dụng thước đo giá trị VNĐ để ghi sổ. Các Báo cáo đều có chữ ký và xác nhận của người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị: Với công ty thành viên có bút tích của người lập, kế toán trưởng, giám đốc; với Tổng công ty là người lập, kế toán trưởng, TGĐ. - Cơ sở dẫn liệu Số liệu lập Báo cáo là số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Các thông tin trên các sổ kế toán được ghi chép khá chính xác cả về nội dung và số học. Do sử dụng phần mềm kế toán máy nên lưu giữ thông tin được đảm bảo. Phần mềm dễ sử dụng và tiện ích nên việc kết xuất số liệu cho thông tin đầu ra đầy đủ và đáng tin cậy. Việc sử dụng chứng từ, bảo quản chứng từ, ghi sổ kế toán đều được thực hiện nghiêm túc, trung thực, cẩn thận nên thông tin sử dụng lên Báo cáo khá chính xác. * Về thời gian, kỳ lập và nộp Báo cáo Đơn vị lập Báo cáo theo đúng thời gian khki thông báo cho cơ quan thuế Các Báo cáo tài chính do các đơn vị thành viên gửi lên Tổng công ty thường đảm bảo về mặt thời gian do Tổng công ty quy định. Báo cáo của Tổng công ty lập và nộp đúng thời gian quy định của chế độ. Hàng quý, năm đều nộp đầy đủ lên cho các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. 2.2. Những tồn tại * Về phương diện lập và trình bày Việc lập Báo cáo mặc dù tuân thủ theo các yêu cầu tại chuẩn mực kế toán số 21 nhưng trong quá trình lập và lên Báo cáo vẫn có những sai sót sảy ra: - Sai về số học - Sai số do chủ quan: có những gian lận và sai sót sảy ra, thực chất là do điều chỉnh từ khâu ghi sổ, định khoản nghiệp vụ sai cả về nội dung và số học. - Có những nghiệp vụ sảy ra nhưng không được phản ánh luôn nên vi phạm nguyên tắc ghi nhận của doanh thu, chi phí. Do không phản ánh kịp thời các giao dịch kinh tế phát sinh nên vào các tháng sau phải tiến hành điều chỉnh nên có những sai sót sảy ra vì sử lý các điều chỉnh chưa chính xác. Trên thực tế, có những giao dịch rất khó hợp lý hoá trên sổ sách kế toán vì có những nghiệp vụ phát sinh vì lợi ích các nhân nên không được phản ánh trên tài liệu kế toán hoặc được phản ánh bằng cách hợp thức hoá ghi tăng chi phí. Về trình bày Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có những khoản mục rất rõ ràng, tuy nhiên vẫn có sai sót sảy ra do vào nhầm khoản mục hoặc không phân định rõ các khoản mục. Tính trung thực và hợp lý của Báo cáo được coi trọng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. * Về thời gian Đối với các công ty thành viên, mặc dù vẫn đảm bảo nộp Baoc cáo theo thời gian quy định của Tổng công ty nhưn vẫn chậm. Các báo cáo nộp cho Tổng côngty sát với thời gian quy định nên việc lập Báo cáo hợp nhất của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn: phải làm gấp nên khối lượng công việc khá nặng và cuối quý, cuối năm. * Về nội dung - Lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất: Đối với khoản mục không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Với những khoản mục phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh các chỉ tiêu không phải là đơn giản. Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến: Khoản đầu tư của Công ty mẹ và công ty con Lợi ích của cổ đông thiểu số Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng Tổng công ty Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh Đối với Tổng công ty, chỉ tiêu đựơc điều chỉnh là các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng Tổng công ty, còn các chỉ tiêu khác không được đề cập đến dưới tên khoản mục đó mà nó được đưa vào các khoản mục khác như: ghi tăng nguồn vốn… 3. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện kế toán Tổng công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên hàng ngày, ké toán khi nhập dữ liệu vào mày tính cần phải kiểm tra kỹ các chứng từ và xác định cho chính xác nội dung của chứng từ để phản ánh nghiệp vụ cho chính xác. Thường xuyên đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết để đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ kế toán. Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra, theo dõi cập nhật dữ liệu, thông tin ghi sổ. Phần mềm kế toán được kế toán theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán được ghi bằng tay. Tại Tổng công ty việc cập nhật số liệu do 2 người đảm nhiệm nên khối lượng công việc nhiều và thực tế là những nhân viên khác không nắm rõ và biết được chính xác về những nghiệp vụ ghi sổ vì không trực tiếp làm. DO vậy nên phân công công việc rõ ràng: ai chịu trách nhiệm phần hành nào thì nên cập nhật số liệu cho phần hành đó để tiện đôid chứng, kiểm tra với kế toán trưởng. Hiện nay, Tổng công ty đang chuẩn bị để chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ-công ty con nên có rất nhiều công việc phải làm. Trong khi đó, các đơn vị thành viên đã thực hiện xong cổ phần hoá nên trong thời điểm “giao thời” giữa lúc chuyển đổi việc lập Báo cáo hợp nhất gặp nhiều khó khăn hơn. Tổng công ty vẫn đang lập Báo cáo hợp nhất theo hướng dẫn cũ; thông tư 23 ra đời làm cho Tổng công ty gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong áp dụng thông tư 23. Do vậy, phần mềm kế toán của Tổng công ty phải điều chỉnh lại cho hợp lý. 4. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện quản lý - Tăng cường hướng dẫn và kiểm tra các nhân viên kế toán, Tổng công ty nên thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ cho các nhân viên theo định kỳ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên kế toán – tài chính - Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên của mình về chất lượng làm việc để nâng cao hiệu qủa công việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các Báo cáo tài chính - Tổng công ty nên có những quy định chặt chẽ hơn đối với các đơn vị thành viên về việc nộp Báo cáo lên cho Tổng công ty - Xử lý các khoản thanh toán nôộibộ một cách hợp lý, phải đảm bảo tính trung thực không nên thực hiện một cách tuỳ tiện. Nên chi trả theo đúng thời gian tiến độ nhằm đảm bảo lượng tiền tồn quỹ nhất điịnhcủa Tổng công ty nhưng vẫn duy trì được khả năng thanh toán của Tổng công ty với các đơn vị thành viên và các khoản phải thu của Tổng công ty từ các đơn vị thành viên đó. 5. Kết luận Tổng công ty đường sông miền Bắc mới trải qua quãng đường 10 năm hoạt động nhưng đã gặt hái được những thành công đáng kể trên chặng đường 10 năm qua của mình. Tổng công ty đã trở thành đơn vị mũi đầu và là đầu tàu trong lĩnh vực vận tải đường sông của Bộ GTVT. Mặc dù là một doanh nghiệp Nhà nước còn non trẻ nhưng Tổng công ty đã xác định rõ hướng đi cho hoạt động của mình. Điều đó được thể hiện rất rõ qua kết quả và tổ chức hoạt động của Tổng công ty những năm qua. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự hưỡng dẫn nhiệt tình của các cô, chú phòng kế toán-tài chính, em đã hoàn thành chuyên đề “hoàn thiện lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc”. Xuất phát từ thực tế trong việc lập Báo cáo tại Tổng công ty, em đã lựa chọn chuyên đề nhằm hoàn thiện Báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập trung thực, hợp lý thực hiện nghiêm túc những quy định của chế độ. Vì vậy, em rất mong được sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô và các cô chú tại cơ sở thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KH ẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - PGS.TS Đặng Thị Loan. Nhà xuất bản thống kê. 2. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – PGS.TS Nguyễn Thị Đông. Nhà xuất bản tài chính. 3. Luận văn tốt nghiệp các khóa – Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 4. Luật, các chuẩn mực về kế toán. 5. Tạp chí kinh tế và các tạp chí về kế toán. 6. Giáo trình quản trị kinh doanh - Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 7. Các tài liệu liên quan của Tổng công ty đường sông miền Bắc: Báo cáo công đoàn, Báo cáo của TGĐ, Tạp chí… PHỤ LỤC Hệ thống tài khoản sử dụng chủ yếu tại Tổng công ty đường sông miền Bắc TK 111 - Tiền mặt TK 311 - Vay ngắn hạn TK 112 - Tiền gửi ngân hàng TK 331 - Phải trả cho người bán TK 131 - Phải thu của khách hàng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngận sách TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ TK 138 - Phải thu khác TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 141 - Tạm ứng TK 336 - Phải trả nội bộ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu TK 338 - Phải trả, phải nộp khác TK 153 - Công cụ, dụng cụ TK 341 - Vay dài hạn TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh TK 342 - Nợ dài hạn dở dang TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh TK 155 - Thành phẩm TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TK 156 - Hàng hoá tài sản TK 157 - Hàng gửi bán TK 413 - Chênh lệch tỉ giá hối đoái TK 211 - TSCĐ hữu hình TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối TK 212 - TSCĐ thuê tài chính TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB TK 213 - TSCĐ vô hình TK 461 - Nguồn vốn KPXD sự nghiệp TK 214 - Hao mòn TSCĐ TK 001 - Tài sản thuê ngoài TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang TK 002 - Vật tư, hàng hoá nhận gia công, giữ hộ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn TK 511 - DT bán hàng bán hàng TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ TK 531 - Hàng bán bị trả lại TK 532 - Giảm giá hàng bán TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý TK 641- Chi phí bán hàng TK 007 - Ngoại tệ các loại TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 008 - Hạn mức kinh phí TK 711 - Thu nhập khác TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản TK 811 - Chi phí khác TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng Hoàn thiện lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc.DOC
Luận văn liên quan